Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

tóm tắt Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép xương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.61 KB, 2 trang )

THÔNG TIN TÓM TẮT VỀ NHỮNG KẾT LUẬN MỚI
CỦA LUẬN ÁN TIẾN SĨ
Tên đề tài: “Nghiên cứu điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép
xương”
Chuyên ngành: Răng- Hàm- Mặt Mã số: 62720601
Nghiên cứu sinh: Đàm Văn Việt
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trịnh Đình Hải
Cơ sở đào tạo: Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt – Trường Đại học Y Hà Nội
Những kết luận mới của luận án:
- Xác định được đặc điểm dịch tễ học lâm sàng bệnh nhân mất răng hàm trên từng phần: Nguyên
nhân mất răng phía trước chủ yếu là do chấn thương, chiếm 40,8%. Ở nhóm răng phía sau thì
nguyên nhân mất răng chủ yếu là bệnh viêm quanh răng với 70,1%.
- Mô tả được đặc điểm kích thước xương ở những vị trí cấy ghép: Chiều rộng xương nhỏ hơn 6 mm
phổ biến, chiếm 56,3%, trong đó tập trung nhiều ở phía trước. Chiều rộng xương lớn hơn 9 mm
chiếm 25,4%, chỉ gặp ở vùng răng sau, chiều cao xương lớn hơn hoặc bằng 10 mm chiếm
60,3%, chủ yếu gặp ở vùng mất răng phía trước. Chiều cao từ 5 đến dưới 10 mm chiếm 39,7%,
chủ yếu gặp ở vùng mất răng phía sau.
- Mô tả được đặc điểm độ đặc xương ở những vị trí cấy ghép: Độ đặc xương hàm vùng cấy ghép
phổ biến nhất là loại D3 (chiếm tỉ lệ 54%). Vùng mất răng phía trước thì xương loại D2 chiếm
cao nhất với 69,4%, vùng phía sau thì xương loại D3 chiếm cao nhất với 68,8%. Xương loại D4
chỉ gặp ở vùng răng sau với 9,5%
- Xác định được kết quả điều trị mất răng hàm trên từng phần bằng kỹ thuật implant có ghép
xương:
+ Tỉ lệ thành công chung trong nghiên cứu của chúng tôi là 97,6%.
+ Khả năng khôi phục chức năng ăn nhai ở mức tốt tăng dần từ 77,2% đến 94,6% tỉ lệ thuận với
thời gian theo dõi.
+ Khả năng khôi phục chức năng thẩm mỹ ở mức tốt tăng dần từ 73,2% đến 80% tỉ lệ thuận với
thời gian theo dõi.
- Xác định được ảnh hưởng của một số yếu tố đến nhú lợi quanh implant.
+ Kích thước nhú lợi độ 3 (mức đầy đủ) có xu hướng tăng dần từ 14,4% đến 70% theo thời
gian 6 tháng đến 36 tháng sau phục hình. Ở thời điểm sau phục hình 12 tháng số nhú lợi đầy


đủ cao gấp 2,66 lần so với thời điểm 6 tháng, ở thời điểm 24 tháng số nhú lợi đầy đủ cao gấp
7,25 lần so với thời điểm 6 tháng.
+ Nhóm đối tượng có dạng sinh học mô mềm dày thì khả năng nhú lợi đầy đủ cao gấp 15,57 lần
so với nhóm đối tượng có dạng sinh học mô mềm mỏng.
+ Nhóm đối tượng có chiều cao của niêm mạc sừng hóa lớn hơn 2 mm thì khả năng nhú lợi đầy
đủ cao gấp 18,1 lần so với nhóm đối tượng có chiều cao niêm mạc sừng hóa nhỏ hơn hoặc bằng 2
mm.
+ Vị trí cấy ghép có độ rộng của niêm mạc sừng hóa lớn hơn 3 mm thì khả năng nhú lợi đầy đủ
cao gấp 0,49 lần so với độ rộng của niêm mạc sừng hóa nhỏ hơn hoặc bằng 3 mm.
+ Mức độ tiêu xương càng ít thì kích thước nhú lợi càng cao.
Người hướng dẫn
PGS.TS. Trịnh Đình Hải
Nghiên cứu sinh
Đàm Văn Việt
SUMMARY OF NEW FINDINGS AND CONCLUSIONS OF
DOCTORAL THESIS
Thesis: “Research on treatment of partial edentulous maxillae by dental implant with bone
grafting technique”
Speciality: Odonto-stomatology Code: 62720601
Ph.D. student: Dam Van Viet
Scientific instructor: Ass.Prof. PhD Trinh Dinh Hai
Institution: School of Odonto-Stomatology – Ha Noi Medical University
New findings and conclusions of the thesis:
– Identified the clinical epidemiologic characteristics of patient with partial edentulous
maxillae: The most popular reason of anterior teeth loss is trauma,with 40,8%. For the
posterior teeth, 70.1% of the teeth loss was from periodontitis.
– Described the clinical characteristics of avulsed tooth: 63,2% cases with one avulsed tooth,
87% of all cases occur in central incisor, the average extraalveolar dry time is 167,5±116,9
minutes.
– Described characteristics of bone size at implant sites: The bone width below 6mm is

majority at 56.3, mainly in anterior edentulous jaw. The bone width above 9mm is only
seen in posterior edentulous sites at 25,4%. The bone height ≥ 10mm is at 60,3%, mainly in
anterior edentulous area. The bone height from 5 to 10mm is at 39,7%, mostly seen in
posterior area.
– Described characteristics of bone density of implant sites: the most common type was D3
bone with 54%. D2 bone was more popular in the front edentulous area(69.4%) while in the
back one it was D3 bone (68.8%). D4 bone was just seen in the posterior area with 9.5%.
– Identified the results of implant treatment with bone grafting techniques:
+ General successful percentage in our research is 97.6%.
+ The recovery abilities of masticatory function at a good level increase from 77.2% to
96.6% proportional over time of the follow-up period.
+ The recovery abilities of aesthetic function at a good level increase from 73.2% to 80%
proportional over time of the follow-up period.
– Identified the impact of some factors to peri-implant papillae:
+ The size of papillae at 3
rd
degree (full size) tends to increase gradually from 14,4% to 70%
during the first 6 months and 36 months after the restoration. After 12 months from the
restoration, the numbers of full papillae are 2.66 times higher than the number at the point
of after 6months. After 24 months, it is 7.25 times higher than it was after 6 months.
+ Control group with the thick biological soft tissue: The numbers of full size papillae is
equals 15.57 times in comparison with this in the study group with the thin biological
soft tissue.
+ The control group with the more-than-2mm height of keratinized mucosa : the ability of
full size papillae is 18.1 times higher than in the one with equal-or-less –than 2mm
height of keratinized mucosa.
+ In the implant site where the width of keratinized mucosa is greater than 3mm, the
ability of full size papillae is 0.49 times higher than the places where the width of
keratinized mucosa is equal or less than 3mm.
+ The less the volume of resorped bone is, the higher the papillae size will be.

Scientific instructor
Ass.Prof. PhD. Trinh Dinh Hai
Ph.D. student
Dam Van Viet

×