Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TẬP TRUYỆN NGẮN “ BÓNG ĐÈ ” CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.22 KB, 10 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
TIỂU LUẬN GIỮA KỲ
MÔN: LÝ LUẬN VĂN HỌC
ĐỀ TÀI : HÌNH ẢNH NGƯỜI PHỤ NỮ TRONG TẬP TRUYỆN
NGẮN “ BÓNG ĐÈ ” CỦA ĐỖ HOÀNG DIỆU
Sinh viên : Lê Thị Thu Hảo
Lớp : K51-Văn CLC
Hà Nội, 16-11-2006
1
Hình ảnh người phụ nữ trong tập truyện ngắn “ Bóng Đè “ Của
Đỗ Hoàng Diệu
Người phụ nữ là một đề tài quen thuộc, một hình ảnh không xa lạ gì
đối với văn chương. Từ những tác phẩm văn chương cổ xưa như ca dao
đến văn học trung đại rồi văn học hiện đại, hình ảnh ấy vẫn được nhắc
đến, được xây dựng và luôn luôn được bạn đọc, dư luận xã hội cảm thông,
chia sẻ, lên tiếng ủng hộ. Vậy có ai đã từng đặt ra câu hỏi trong xã hội
ngày nay, cụ thể là trong văn học đương đại, hình ảnh người phụ nữ như
thế nào? Đến với tập truyện ngắn “Bóng đè” của Đỗ Hoàng Diệu, ta có
thể tìm thấy một cách nhìn, một cách viết đầy ám ảnh về người phụ nữ
đương đại.
Tập truyện ngắn “Bóng đè” của nhà văn Đỗ Hoàng Diệu được nhà
xuất bản Đà Nẵng xuất bản năm 2005 với tám truyện ngắn. Đây là tập
truyện được xã hội rất quan tâm với nhiều điều tiếng khen chê ở nhiều góc
độ khác nhau. Nhưng ở đây, ta chỉ quan tâm đến hình ảnh người phụ nữ
đương đại dưới cách nhìn của Đỗ Hoàng Diệu. Trong tập truyện với tám
truyện ngắn ấy, có không dưới năm truyện có nhân vật trung tâm là người
phụ nữ. Tất cả họ đều rất trẻ, có khi vẫn còn là những cô gái, với những
nét đẹp rất riêng, đầy nữ tính. Trong truyện ngắn mở đầu tập truyện -


“Bóng đè”, hình ảnh người phụ nữ là một người vợ trẻ, mới lấy chồng. Và
đặc biệt, người phụ nữ ấy có một nét đẹp ấn tượng và cũng đầy biểu
tượng, đó là đôi bàn tay mà ngay mở đầu câu chuyện, nhà văn đã nhắc tới
dưới hình thức tự truyện của nhân vật: “Tôi có bàn tay nhỏ nhắn và mềm
mại hiếm thấy. Bàn tay không thay đổi theo mùa hay béo gầy cơ thể. Thụ
(nhân vật người chồng) bảo bàn tay tôi không tuổi tác trọng lượng (…)
Bàn tay thể hiện tâm hồn con người, dù em mập đến mấy ngón tay em vẫn
chỉ là cọng cỏ chao lượn dưới gió xuân”.
Những câu văn miêu tả hình ảnh bàn tay thật đẹp. Nó cho ta thấy
một vẻ đẹp khá đặc biệt, hơn thế đẹp đến lạ kỳ của đôi bàn tay, “nhỏ nhắn
2
và mềm mại hiếm thấy”. Theo cách nói của nhà văn “bàn tay thể hiện tâm
hồn con người”, ta có cảm nhận chủ nhân của đôi bàn tay ấy cũng có một
tâm hồn đẹp”. Nhưng những câu văn tiếp sau, vẫn miêu tả đôi bàn tay, lại
cho ta dự cảm về một điều gì thần bí, đáng sợ: “Tôi chìa bàn tay ra trước
nắng, như nhìn bàn tay một kẻ khác. Giông gió, bão lũ, hạn hán, tôi có thể
chết đi rồi mà bàn tay vẫn nguyên vẹn với năm ngón ngắn dài, làn da
mỏng tanh không trọng lượng. Chỉ có tôi hiểu vì sao bàn tay tôi tách rời
ra khỏi thể xác mình”. Hình ảnh bàn tay ấy không chỉ còn là vẻ đẹp xác
thể bề ngoài mà còn là vẻ đẹp của tâm hồn bên trong, thể hiện cái khát
khao sống, sức sống mãnh liệt của nhân vật. Chỉ đôi bàn tay ấy đã đủ gây
cho ta cảm nhận về một người phụ nữ đẹp.
Nếu trong “Bóng đè”, người phụ nữ toát ra cái đẹp từ đôi bàn tay thì
trong “Hoa máu”, cái đẹp của người phụ nữ lại được thể hiện qua hình
ảnh cô gái dân tộc - H’Linh với những nét đẹp chi tiết mà toàn thể. Dưới
cái nhìn của nhân vật Nam, người yêu H’Linh, hình ảnh cô hiện lên: “Mái
tóc đen tràn phủ bờ vai. Đôi mắt to tròn (…) Hàm răng trắng bóng sin sít
lấp lánh cùng nụ cười”. Với Nam, đó là “một cô gái đẹp như tiên giáng
thế”. Vẻ đẹp ấy có thể nói là toàn diện, toát lên một sự trong sáng, ngây
thơ. Không chỉ dưới con mắt của Nam mà ngay cả mẹ Nam - một người

không ưa gì H’Linh, ngăn cản tình yêu của Nam và H’Linh mà cũng “giật
mình” trước vẻ đẹp của cô:
“…Cô gái chạy tót lên bờ bằng bước chân loài hẵng tơ, Bà giật
mình. Nó đẹp thấy. Hà Nội, bà thấy nhiều người mẫu, diễn viên nổi tiếng,
nhưng chưa ai đẹp thế. Hoang sơ, rực nhưng trầm, khó tả”. Cái đẹp người
phụ nữ ở H’linh là cái đẹp của một người con gái dân tộc, cái đẹp được
đượm hương rừng núi, một cái đẹp hiếm thấy, khó tìm. Đọc hai tác phẩm,
hai nhân vật khác nhau với những vẻ đẹp khác nhau, biểu hiện khác nhau
nhưng cũng cho ta thấy phần nào cách nhìn của Đỗ Hoàng Diệu. Trong
con mắt nhà văn, những người phụ nữ đều có vẻ đẹp riêng. Và có thể nói,
đó cũng là tiếng nói trân trọng, ngợi ca người phụ nữ của nhà văn. Đây là
3
sự kế tiếp trong hình ảnh người phụ nữ Việt Nam từ xa xưa của Đỗ Hoàng
Diệu. Tất cả đều là những người phụ nữ đẹp, đáng trân trọng.
Cùng với vẻ đẹp, số phận của người phụ nữ trong văn Đỗ Hoàng
Diệu cũng có những nét tương đồng với hình ảnh người phụ nữ trong văn
chương thời xưa. Những người phụ nữ trong tập truyện “Bóng đè” của Đỗ
Hoàng Diệu đều có những nỗi bất hạnh. Nhưng điều đặc biệt, khác xưa,
tính thời đại trong hình ảnh người phụ nữ của Đỗ Hoàng Diệu, là những
nỗi bất hạnh đó đều rất riêng tư, rất thầm kín và cũng rất khó giãi bày.
Trong truyện ngắn mang tên cả tập truyện - “Bóng đè”, người phụ nữ bị
đeo đuổi bởi một thứ “tội tổ tông”. Người phụ nữ ấy là con dâu trưởng
của một gia đình khắt khe mà một năm có tới mười bảy đám giỗ. Nhưng
đó chưa phải là nỗi bất hạnh mà nỗi bất hạnh của người phụ nữ ấy là cái
hiện tượng “Bóng đè” đến với cô những ngày về quê làm giỗ. Một điều kỳ
bí trong hiện tượng này là cái được gọi là “Bóng đè” kia với cô là “thật”
nhưng với mọi người nó lại là “giả”. Không ai thấy, không ai hiểu, chỉ
một mình cô biết, một mình cô chịu đựng, nhưng lại không thể làm gì để
tự giải thoát mình.
“Bóng đè” là một hiện tượng, một thuật ngữ có thực trong đời sống.

Nhưng trong truyện ngắn này, Đỗ Hoàng Diệu lại sử dụng hiện tượng này
như một điều thần bí, kỳ lạ để phản ánh nỗi khổ của người phụ nữ, cái
đáng thương của họ. Họ đâu có tội tình gì khi sống thực với bản năng của
mình, khi mang trong mình cái khát khao sống rất đời thường là yêu và
được yêu. Chính họ cũng không mong muốn bất hạnh ấy xảy ra với mình.
Trong hiện tượng ấy, họ là người bị động, là nạn nhân, phải hứng chịu để
rồi khi nghĩ lại họ thấy ghê tởm, đau khổ, dằn vặt, chán gét bản thân
mình. Vậy mà tất cả mọi người xung quanh đều không biết, không hiểu và
đều trút cho họ những cái nhìn lạnh nhạt, đầy khinh bỉ, kể cả người chồng
và càng bất hạnh hơn khi họ có nỗi khổ mà không thể chia sẻ cùng ai, để
rồi cứ tự dằn vặt mình bởi “thứ tội tổ tông” đáng sợ.
4
Nếu như bất hạnh của người phụ nữ trong “Bóng đè” còn là một cái
gì bí ẩn, mơ hồ thì trong “Dòng sông hủi”, nỗi bất hạnh ấy đã rõ ràng hơn.
Truyện kể về một người phụ nữ lấy chồng chưa lâu, người chồng “hành
nghề kỳ quặc: kiểm tra trí nhớ của con người”. Để rồi chỉ sau một thời
gian ngắn lấy nhau, người vợ trở thành đối tượng để điều tra , nghi vấn
của người chồng. Người vợ ấy không còn một chút quyền tự do cá nhân
và trở thành vật sở hữu của riêng người chồng. Khi cô sa ngã, phạm sai
lầm và bị chồng phát hiện, cô đã bỏ đi đến nơi ở của những người Thượng
- những người bị bệnh hủi. Ở đó, cô lại tìm được niềm vui, niềm hạnh
phúc. Nỗi bất hạnh của người phụ nữ trong “Dòng sông hủi” là do chính
người chồng gây nên, một người chồng kỳ quặc mà có thể gọi là mắc
chứng “bệnh nghề nghiệp”. Người chồng ấy không còn coi vợ mình là con
người, không còn chút tôn trọng đối với vợ.
Những người phụ nữ trong tập truyện ngắn này của Đỗ Hoàng Diệu
đều lâm vào nỗi khổ khó giải thoát, những nỗi khổ rất riêng tư và rất khó
nói, không phải những nỗi khổ dễ dàng được thấu hiểu, cảm thông của
nàng Kiều trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, cũng không phải nỗi khổ
có thể làm minh bạch, để được giải oan như trong “Chuyện người con gái

Nam Xương” của Nguyễn Dữ… Tất cả đều âm ỉ mà đau đớn. Họ chỉ có
duy nhất một thứ để xoa dịu , để chống chọi với bất hạnh. Đó là sức
sống, là khát khao sống, khát khao yêu mãnh liệt.
Người phụ nữ trong truyện ngắn “Bóng đè” có một sức sống mãnh
liệt được thể hiện trong tình yêu, trong sự quật cường. Mặc dù phải gánh
chịu một hiện tượng đáng kinh sợ, cô vẫn sống, khẳng định bản lĩnh sống
của mình. Khi biết mình có thai và tự hiểu cái thai ấy “không phải của
Thụ (chồng cô), không của bất kỳ người đàn ông nào”, cô vẫn “yêu
thương vô hạn”, “yêu thương tràn lấp tâm hồn đến chẳng nói thành lời”.
Có lẽ đó là bản năng của người phụ nữ, của người mẹ. Dù đứa con ấy là
của ai, kì quái như thế nào thì vẫn là giọt máu đích thực của người
mẹ.Tình yêu thương với con, đó là một lẽ tự nhiên mà không cần phải giải
5

×