Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

luận văn quản trị kinh doanh Công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (340.86 KB, 51 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
MỤC LỤC
Tồn kho 21
Kg 21
M3 21
Kg 21
Thực xuất 28
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
1
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ
Bảng 01: Nguồn vốn của công ty trong những năm vừa qua 13
Bảng 02: Doanh thu của Công ty trong những năm vừa qua 16
Bảng 03: Chi phí của Công ty trong những năm vừa qua 17
Bảng 04: Lợi nhuận của Công ty trong những năm vừa qua 18
Bảng 05: Tỉ suất lợi nhuận của công ty 18
Bảng 06: Bảng dự tính kế hoạch mua một số loại vật tư 21
Bảng 07: Bảng tổng hợp chỉ tiêu chất lượng nguyên vật liệu 22
Bảng 08 : Tổng hợp cấp phát nguyên vật liệu theo định mức 28
Bảng 09: Chi phí nguyên vật liệu của công ty giai đoạn 2006-2010 29
Bảng 10: Bảng báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch mua nguyên vật liệu 30
Bảng 11: Tình hình dự trữ nguyên vật liệu trong quý Iv năm 2009 31
Bảng 12: Đánh giá tình hình cấp phát và sử dụng nguyên vật liệu 31
Biểu mẫu 01: Lựa chọn, đánh giá đối tác cung ứng nguyên vật liệu 23
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty 8
LỜI MỞ ĐẦU
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
2
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Hiện nay, khi mà kinh tế Việt Nam đang từng bước hội nhập với kinh tế thế
giới, cơ hội phát triển đến với các doanh nghiệp ngày càng nhiều. Tuy vậy, những


thách thức và nguy cơ không hề ít đi mà càng ngày càng nhiều hơn. Vì vậy, mỗi
doanh nghiệp phải có những phương pháp, đường lối cụ thể để đối phó với những
khó khăn và tận dụng triệt để các cơ hội đó.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu là một yếu tố vô
cùng quan trọng, có tầm ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Việc quản lý nguyên vật liệu một cách khoa học, hợp lý không
chỉ giúp cho công việc sản xuất được kịp thời, đúng tiến độ mà còn giúp doanh
nghiệp giảm thiểu được những chi phí không cần thiết, đảm bảo chất lượng sản
phẩm theo yêu cầu, tiết kiệm tối đa nguồn lực mà vẫn tạo được lợi nhuận lớn nhất.
Là một công ty chuyên về đóng mới và sửa chữa tàu thủy và các phương
tiện thủy thì nguyên vật liệu càng đóng vai trò quan trọng với hoạt động sản xuất
kinh doanh của Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào. Hiểu rõ được
tầm quan trọng của nguyên vật liệu, công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông
Đào có những quan tâm đặc biệt về công tác cung ứng nguyên vật liệu nhằm nâng
cao chất lượng sản phẩm, đưa ra mức giá hợp lý cho sản phẩm, tạo uy tín, nâng
cao khả năng cạnh tranh cho công ty. Tuy vậy, không thể nói công tác cung ứng
nguyên vật liệu tại công ty đã trở nên hoàn thiện. Do một vài những yêu tố chủ
quan và khách quan tác động mà hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại công ty
vẫn còn những hạn chế nhất định. Và việc phát hiện ra rồi đưa ra những giải pháp
khắc phục các hạn chế đó là một công việc vô cùng cần thiết để nâng cao khả
năng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Chính vì vậy, sau một thời gian
thực tập tại Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào em quyết định chọn
đề tài: “ Công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại Công ty cổ phần công
nghiệp tàu thủy sông Đào” làm bài báo cáo chuyên đề thực tập của mình.
Bài báo cáo của em sẽ được trình bày thành 3 phần chính:
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
3
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Phần1: Giới thiệu về công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào
Phần 2: Thực trạng công tác quản trị cung ứng nguyên vật liệu tại

công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào
Phần 3: Một số kiến nghị nhằm nâng cao công tác quản trị cung ứng
nguyên vật liệu tại công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
4
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG
NGHIỆP TÀU THỦY SÔNG ĐÀO
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
1.1 Giới thiệu chung về công ty
Tên công ty : Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào
Giám đốc: Ông Ngô Văn Tĩnh
Loại hình doanh nghiệp: Công ty cổ phần
Địa chỉ: Xã Tân Thành – Huyện Vụ Bản- Tỉnh Nam Định
Điện thoại: (0350) 3836057
Fax: (0350) 3849324
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào là đơn vị thuộc Tổng công
ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam được thành lập từ năm 1968,tiền thân là xưởng
sửa chữa tàu thuyền thuộc Sở thủy sản Nam Định. Nhiệm vụ chủ yếu của công ty
là sửa chữa và đóng mới các loại tàu thuyền vỏ thép, vỏ gỗ phục vụ cho khai thác
cá biển.
1.2 Quá trình phát triển của công ty
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào được thành lập năm 1968,
với tiền thân là xưởng sửa chữa tàu thuyền Nam Hà. Với lịch sử hơn 40 năm xây
dựng và phát triển, công ty đã đạt được những thành quả nhất định. 3/2/2000 công
ty đã được tặng danh hiệu Đơn vị Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới và cũng là
công ty thực hiện cổ phần hóa sớm nhất của tỉnh Nam Định. Chặng đường hơn 40
ăm xây dựng và phát triển của công ty có thể chia làm 4 giai đoạn chính sau đây :
1.2.1 Giai đoạn 1: 1968 – 1977
Đây là giai đoạn đầu đi vào hoạt động của xưởng sửa chữa tàu thuyền.

Ngày đầu thành lập, cả đơn vị chỉ có 45 cán bộ công nhân viên với 1 máy phát
điện và một máy tiện T616. Sau đó nhân sự và thiết bị mới được bổ sung đảm
đương nhiệm vụ đóng mới và sửa chữa các phương tiện thủy phục vụ đánh bắt
thủy, hải sản
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
5
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Do ảnh hưởng của cuộc chiến tranh chống Mỹ, Xưởng đã 6 lần phải sơ tán
về các huyện Lý Nhân, Trực Ninh, Nghĩa Hưng, Nam Trực và cuối cùng là Vụ
bản như hiên nay. Hàng trăm phương tiện được đóng mới trong thời gian này, đa
phần là tàu thuyền vỏ gỗ lắp máy từ 12CV đến 30CV.
Từ 1976 Xí nghiệp được tham gia đề tài nghiên cứu đóng tàu bằng vật liệu
xi măng lưới thép, tàu vỏ gỗ đã góp phần quan trọng khôi phục kinh tế tỉnh Nam
Định và miền Bắc sau chiến tranh.
1.2.2 Giai đoạn 2: 1978 – 1985
Đây là giai đoạn hoạt động của Xí nghiệp trong hoàn cảnh đất nước đã
thống nhất và bước vào khôi phục kinh tế sau chiến tranh
Tháng 7/1977 Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Hà quyết định thành lập Xí
nghiệp tàu thuyền Nam Hà trên cơ sở xưởng tàu thuyền. Số cán bộ, công nhân đã
có 400 người. Sản phẩm của Xí nghiệp được mở rộng, ngoài việc đóng mới những
tàu thuyền xi măng lưới thép 55 CV, còn đóng những tàu cá vỏ thép lắp máy 90
CV và xi măng lưới thép lắp máy 135 CV.
Những năm 1977-1979 là thời kỳ phát triển của xí nghiệp. Hàng trăm tàu
vỏ gỗ, vỏ xi măng lưới thép đã xuất xưởng. Thời gian này xí nghiệp đã vinh dự
được đón Tổng bí thư Lê Duẩn, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và nhiều đồng chí
lãnh đạo của trung ương, ngành và địa phương đến thăm.
Từ 1980 – 1985 là thời kỳ khó khăn của Xí nghiếp trong khó khăn chung
của nền kinh tế cả nước do chưa thoát khỏi sự rang buộc của nền kinh tế bao cấp,
Xí nghiệp chưa được quyền tự chủ kinh doanh. Nội bộ Xí nghiệp mất đoàn kết,
nhiều lúc tưởng như phải giải thể, đời sống cán bộ công nhân viên vô cùng khó

khăn. Xí nghiệp phải mở nhiều loại hình dịch vụ để khắc phục tình trạng khó khăn
chờ cơ hội đi lên.
1.2.3 Giai đoạn 3: 1986 – 2002
Đây là thời kỳ các doanh nghiệp được Bộ chính trị cho phép tự chủ kinh
doanh, giúp cho Xí nghiệp mở mang quy mô sản xuất, tự chịu trách nhiệm về hoạt
động của mình trên thị trường. Đây cũng là gai đoạn Xí nghiệp mở rộng và nâng
cấp thành Nhà máy đóng tàu sông Đào.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
6
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Để vươn ra thị trường, từ năm 1992, đơn vị đã xây dựng hệ thống đường
triền, đầu tư nhà xưởng, mua sắm thiết bị, tạo cơ sở vật chất và nguồn nhân lực có
tay nghề cao để có thế đóng mới những con tàu có trọng tải lớn hơn mà thị trường
yêu cầu.
Năm 1997, 1998 Nhà máy thực hiện chương trình tàu đánh cá xa bờ của Sở
thủy sản Nam Định và tàu kiểm tra, bảo vệ nguồn lợi thủy sản của Bộ thủy sản
nên sản xuất phát triển, đời sống cán bộ công nhân viên được cải thiện. Chính vì
vậy, năm 1999 nhà máy đã được Ban đổi mới doanh nghiệp tỉnh nam Định chọn
là 1 trong 5 đơn vị đầu tiến hành cổ phần hóa. Ngày 17/1/2000. Công ty cổ phần
đóng tàu tàu sông Đào ra đời sau Đại hội cổ đông đầu tiên đánh dấu thời kỳ thay
đổi quan hệ sản xuất của công ty.
1.2.4 Giai đoạn 4: 2003 – nay:
Đây là giai đoạn hội nhập và phát triển.
Từ tháng 5/2003 đơn vị là thành viên của Vinashin và đổi tên là Công ty cổ
phần công nghiệp tàu thủy sông Đào, ngành nghề kinh doanh của Công ty là đóng
mới và sửa chữa các loại tàu, phương tiện nổi theo đặt hang của mọi thành phần
kinh tế trong cả nước.
Được sự giúp đỡ của Tập đoàn Vinashin và tỉnh Nam Định tạo điều kiện.
Công ty đã thực hiện dự án đầu tư nâng cấp và mở rộng nhà máy với tổng số vốn
đầu tư gần 200 tỷ đồng. Mặt bằng nhà máy từ 2,6 ha nay đã mở rống lên 9 ha. Hệ

thống triền đà 3000T, nhà phân xưởng vỏ 3000 m
2,
, hệ thống nhà kho, nhà bảo
vệ,nhà xe, cầu cảng 3000T … đã hoàn chỉnh cùng với các thiết bị như cẩu 60T, xe
cầu tự hành, máy cắt CNC, máy hàn bán tự động…
1.3 Đặc điểm kinh tế của công ty
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần. Nhiệm vụ chính của công ty là sản xuất, sửa chữa những con tàu
lớn và nhỏ phục vụ cho hoạt dộng khai thác, tuần tra và bảo tồn thủy sản. Công ty
có phạm vi hoạt động tương đối rộng, sẵn sàng nhận đơn đặt hang của các đơn vị,
tổ chức, các nhân có nhu cầu trên cả nước. Công ty đã từng tham gia đóng mới
những con tàu lớn như: Tàu vận tải 5200 Dwt, Tàu hải quan 1434, Tàu thả phao
V68…
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
7
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
2. Tổ chức bộ máy của công ty
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào hoạt động dưới hình thức
công ty cổ phần.Đại hội cổ đông bầu HĐQT để lãnh đạo công ty, bầu Ban kiểm
soát để kiểm soát các hoạt động của công ty. HĐQT bầu ra Chủ tịch HĐQT kiêm
giám đốc điều hành công ty, giúp việc cho giám đốc có 2 phó giám đốc.
Sơ đồ 01: Tổ chức bộ máy quản lý của công ty











Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban, bộ phận trong công ty như sau:
2.1 Hội đồng quản trị
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
8
Hội đồng cổ đông
cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Ban quản
lý dự án

Phòng kế
toán
Phòng kĩ
thuật
s¶n xuÊt
Các phân
xưởng
Phòng hành
chính bảo vệ
P.quản lý chất
lượng
Phân
xưởng vỏ
thép 1
Phân
xưởng vỏ
thép 2

Phân
xưởng cơ
khí
Chủ tịch HĐQT kiêm
giám đốc Công ty
Phòng tổ
chức
Ủy viên HĐQT kiêm
kế toán trưởng
Ủy viên HĐQT kiêm
Phó giám đốc Công ty
Ủy viên HĐQT kiêm
Phó giám đốc Công ty
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
HĐQT do đại hội cổ đông bầu ra bằng phương pháp bỏ phiếu kín, là cơ
quan cao nhất của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để ra các quyết định
có liên quan đến lợi ích của công ty phù hợp với luật pháp và quy định của công
ty. Chịu trách nhiệm trước đại hội cổ đông và báo cáo với đại hội cổ đông về: tình
hình sản xuất kinh doanh, kết quả năm tài chính, nhiệm vụ và kế hoạch sản xuất
kinh doanh kỳ tới, phương án sản xuất kinh doanh, huy động vốn, xây dựng chỉ
tiêu tuyển dụng, dự kiến phân phối lợi nhuận, chia lãi cổ phần…
2.2 Chủ tịch hội đồng quản trị
Chủ tịch HHĐQT là người đại diện hợp pháp của công ty trước cơ quan
nhà nước và pháp luật. Chịu trách nhiệm lập chương trình công tác và phân công
các thành viên HĐQT phụ trách công việc và kiểm tra giám sát hoạt động của
công ty theo lĩnh vực của mình.
2.3 Giám đốc điều hành
Là người điều hành mọi hoạt động của công ty theo pháp luật, điều lệ của công
ty. Giám đốc là người đại diện hợp pháp của công ty và chịu trách nhiệm trước HĐQT và
đại hội cổ đông, trước pháp luật. Giám đốc có nhiệm vụ trình HĐQT các: Kế hoạch sản

xuất kinh doanh; kế hoạch tài chính; các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả kinh doanh;
các quy chế tuyển dụng và vấn đề quản lý lao động… Trợ giúp giám đốc có 2 phó giám
đốc và 1 kế toán trưởng do giám đốc đề nghị và HĐQT đề cử.
2.4 Ban kiểm soát
Ban kiểm soát công ty có 3 người, trong đó có 1 người của Nhà nước tham
gia, trực tiếp làm trưởng ban kiểm soát, 2 người của công ty do đại hội cổ đông
bầu và bãi nhiệm.
Ban kiểm soát kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh và tài chính
của công ty. Giám sát HĐQT và giám đốc trong việc chấp hành điều lệ công ty.
Giám sát việc thanh lý tài sản, hoàn trả vốn hoặc tài sản cho các chủ nợ, cổ đông
khi công ty giải thể, phá sản, nhượng bán. Báo cáo trước đại hội về công việc
kiểm soát các mặt hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty…
2.5 Phòng tổ chức hành chính bảo vệ
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
9
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức bộ máy phụ trách tuyển chọn lao
động,giải quyết các chế độ chính sách lao động, tham mưu cho giám đốc và tổ
chức thực hiện các quy định của Nhà nước đối với người lao động. Tập hợp tính
lương cho cán bộ công nhân viên hàng tháng đúng chế độ và quy định. Xây dựng
kế hoạch bảo vệ an ninh toàn công ty. Đảm bảo giữ an ninh trật tự trong công ty
2.6 Phòng kế toán tài chính
Chịu trách nhiệm về công tác tài chính kế toán ở đơn vị, phản ánh ghi chép
đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. Thu thập,
phân loại, xử lý, tổng hợp số liệu, cung cấp thôn tin cần thiết về hoạt động kinh
doanh cho giám đốc. Có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc về tình hình tài
chính và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Hàng năm có trách nhiệm lập
và dự toán giá thành theo từng đơn đặt hàng. Làm hợp đồng với khách hàng…
2.7 Phòng kỹ thuật sản xuất
Bộ phận kỹ thuật: Có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác kỹ

thuật, chịu trách nhiệm về chỉ tiêu kỹ thuật và chất lượng sản phẩm lập kế hoạch
tiến độ thi công từ khi phóng dạng tàu đến khi bàn giao sản phẩm…
Bộ phận vật tư: Căn cứ vào các kế hoạch sản xuất kinh doanh các sản phẩm
trong kế hoạch, căn cứ chỉ tiêu định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng kế hoạch cung
ứng vật tư. Hàng quý, kế toán kho, kế toán theo dõi và thu kho phải đối chiếu số
liệu để kịp thời phát hiện những vật tư thừa thiếu so với sổ sách để kịp thời xử lý.
2.8 Ban quản lý dự án
Có trách nhiệm quản lý quản lý các dự án đầu tư được duyệt, thực hiện mọi
quy định theo quy chế quản lý đầu tư. Thực hiện xây dựng theo đúng yêu cầu thiết
kế trong phạm vi kinh phí được duyệt, giám sát thi công, bảo đảm chất lượng công
trình thi công. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về chất lượng, thời gian sử dụng
công trình.
2.9 Các phân xưởng
Quản đốc các phân xưởng phải là người trực tiếp giúp giám đốc điều hành
mọi công viêc tại phân xưởng của mình. Bảo đảm an toàn lao đông cho công nhân.
Theo dõi, giám sát, kiểm tra các quy trình công nghệ sản xuất của từng tổ đội.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
10
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
• Các bộ phận trong công ty tuy có những chức năng, nhiệm vụ khác
nhau nhưng có mối quan hệ khăng khít với nhau, bộ phận này hỗ trợ, tạo điều kiện
cho bộ phận kia làm việc có hiệu quả và ngược lại. Nếu một khâu gặp sự cố hay bị
gián đoạn sẽ dẫn đến sản xuất bị đình trệ, chậm tiến độ hay chất lượng sản phẩm
không đạt yêu cầu
3. Đặc điểm chủ yếu ảnh hưởng tới công tác nguyên
vật liệu của công ty
Có nhiều yếu tố bên trong hay bên ngoài ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp
tới công tác cung ứng nguyên vật liệu của công ty. Những yếu tố chủ quan có thể
kể đến như: sản phẩm, công nghệ sản xuất, nguồn vốn, lao động… Những yếu tố
khách quan như: khách hàng, thị trường, các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà

nước… Sau đây là một số yếu tố chủ yếu có tầm ảnh hưởng quan trọng đến công
tác nguyên vật liệu tại công ty:
3.1 Sản phẩm
Đối với các doanh nghiệp sản xuất thì nguyên vật liệu chính là thành yếu tố
chủ yếu, là thành phần quyết định đến việc sản xuất sản phẩm. Nguyên vật liệu
quyết định trực tiếp đến chất lượng sản phẩm, tiến độ sản xuất sản phẩm và là một
trong những yếu tố chính quyết định đến giá trị sản phẩm. Ngược lại, sản phẩm
của công ty cũng quyết định đến chủng loại, chất lượng của nguyên vật liệu của
công ty.
Lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh chính của công ty là đóng mới và
sửa chữa tàu biển và phương tiện thủy. Sản phẩm chủ yếu của công ty cổ phần
công nghiệp tàu thủy sông Đào là các loại tàu đánh cá, tàu kiểm tra bảo vệ nguồn
lợi, tàu tuần tra biên phòng, tàu vận tải, tàu dịch vụ…với đủ các loại tàu vỏ thép,
vỏ xi măng, cốt thép.Do vậy, nguyên vật liệu chính của công ty là sắt thép tấm các
loại và các loại vật liệu xây dựng như: thép thanh, thép cuộn, thép hình, gỗ các
loại với nhu cầu nguyên vật liệu cũng khác nhau. Vì thế, nguyên vật liệu mà
công ty dung là rất phong phú và đa dạng.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
11
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Đóng tàu là một ngành công nghiệp công nghệ cao, đòi hỏi khắt khe về
công nghệ và nguyên vật liệu. Hiện nay, do điều kiện kinh tế và cơ sở vật chất của
nền kinh tế Việt Nam còn kém phát triển, đặc biệt là về công nghệ và công nghiệp
nặng như sắt, thép, chế tạo máy móc Vì thế mà đối với ngành đóng tàu thì công
nghệ và nguyên vật liệu đều là hoàn toàn nhập từ nước ngoài về. Các doanh
nghiệp đóng tàu chỉ phụ trách khâu gia công và lắp ráp để tạo nên sản phẩm theo
đơn đặt hàng của khách hàng. Điều này có lợi là giúp cho nguyên vật liệu nhập về
công ty luôn đảm bảo về chất lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, nó lại có một nhược điểm khá lớn đó là chi phí khi mua nguyên vật
liệu sẽ lơn thêm do những chi phí đi kèm với hoạt động nhập khẩu như là thuế, chi

phí vận chuyển, hao mòn trên đường vận chuyển…
Ngoài ra, do sản phẩm phẩm của công ty có đặc điểm là có giá trị cao, thời
gian sản xuất kéo dài nên việc dự trữ nguyên vật liệu gặp rất nhiều khó khăn về
nguồn vốn và chi phí bảo quản. Bởi vậy, công ty chỉ tiến hành lập kế hoạch cung
ứng nguyên vật liệu khi đã ký kết hợp đồng với phái đối tác và nguyên vật liệu có
thể do công ty tiến hành thu mua hoặc do bên phía đối tác cung cấp theo tiến độ
sản xuất mà công ty cung cấp nếu bên đối tác có nhu cầu.
Một số sản phẩm tiêu biểu của công ty phải kể đến như:
Tàu đánh cả vỏ xi măng lưới thép 135 mã lực được công ty đóng mới trong
thời kỳ chống Mỹ cứu nước
Tàu Hải quan HQ 1434
Du thuyền Nàng tiên cá trên Hồ Tây- Hà Nội
Tàu thả phao V68 Cục đường sông Việt Nam
Tàu dịch vụ hậu cần tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đoàn Sà lan đóng cho Công ty hàng hải Vinashin
Tàu vận tải 3200 DWT
3.2 Nguồn vốn
Nguồn vốn là yếu tố quyết định đến quy mô sản xuất và sự phát triển của
Công ty, quyết định đến chính sách nguyên vật liệu của công ty. Đặc biệt, với
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
12
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào, với ngành nghề sản xuất là đóng
mới và sửa chữa tàu thì lượng vốn cần có là rất lớn. Ngoài nguồn vốn góp từ các
cổ đông thì công ty còn được sự hỗ trợ từ nhà nước và công ty mẹ. Sau đây là
nguồn vốn của công ty trong những năm gần đây:
Bảng 01: Nguồn vốn của công ty trong những năm vừa qua
Đơn vị: 1000đ
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tổng nguồn vốn 56.000.000 124.000.000 173.000.000 119.000.000 104.000.000

Chênh lệch 68.000.000 49.000.000 (54.000.000) (15.000.000)
Gia tăng 121% 39% (31%) (13%)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Qua bảng số liệu nguồn vốn trong 5 năm gần đây thì năm 2007 là năm
công ty có sự thay đổi đột biến về tổng nguồn vốn, tăng thêm 121% so với năm
2006, từ 56.000.000.000 đồng lên 124.000.000.000 đồng. Có thể nói đây là giai
đoạn phát triển mạnh mẽ nhất của công ty trong 5 năm gần đây. Sang năm 2008,
tuy tỉ lệ gia tăng có giảm đi nhưng vẫn duy trì ở mức cao, tăng thêm 39% so với
năm 2007 nâng tổng nguồn vốn lên 173.000.000.000 đồng. Tuy nhiên, sang năm
2009, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nên hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty cũng chịu nhiều ảnh hưởng xấu. Điều này thể hiện rõ nét
qua nguồn vốn của công ty, từ mức gia tăng 39% năm 2008, sang năm 2009, tổng
nguồn vốn của công ty không những không tăng lên mà còn giảm đi 31% so với
năm 2008 xuống còn 119.000.000.000 đồng. Xu hướng này tiếp tục diễn ra trong
năm 2010. Trong năm này, do tiếp tục chịu ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng kinh
tế và đặc biệt là những sai phạm từ tập đoàn Vinashin dẫn đến những ảnh hưởng
không nhỏ đối với công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào-một thành viên
của tập đoàn Vinashin. Trong thời gian này tổng nguồn vốn của công ty lại tiếp
tục giảm đi 13% so với năm 2009 và chỉ còn 104.000.000.000 đồng. Mặc dù vậy,
ta có thể thấy một tín hiệu tích cực, đó là tỉ lệ % giảm đi có xu hướng giảm xuống.
Điều này tạo nên tín hiệu lạc quan về giá trị tổng nguồn vốn của công ty trong thời
gian tới đây.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
13
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
3.3 Thị trường
Thị trường là nơi công ty tiến hành hoạt động trao đổi nhằm phục vụ sản
xuất kinh doanh, là nơi doanh nghiệp tiến hành thu mua nguyên vật liệu và các
thiết bị cần thiết để sản xuất. Nói chính xác, thị trường là nơi thể hiện rõ nhất khả
năng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là nơi để doanh nghiệp chứng tỏ khả

năng cạnh tranh của mình.
Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy có thị trường rộng lớn trên phạm vi
cả nước. Ngoài ra, công ty đang tiến hành nghiên cứu phát triển, mở rộng sản xuất
nhằm mở rộng thị trường hơn nữa ra phạm vi khu vực để tiến tới trên toàn thế
giới. Ngoài ra, thị trường cũng là nơi cung cấp nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
cho công ty. Ngoài việc hợp tác lâu dài với những đối tác có uy tín, tạo quan hệ
bạn hàng lâu dài thì hàng năm công ty vẫn không ngừng tổ chức nghiên cứu, tìm
kiếm thị trường mới để nâng cao chất lượng công tác mua hàng, giảm thiểu chi
phí mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ công việc. Đặc điểm nguyên vật liệu
của công ty là nhập khẩu 100%, vì thế mà thị trường thu mua nguyên vật liệu của
công ty là các nhà cung cấp trên phạm vi khu vực, ở các nước có ngành công
nghiệp tàu thủy phát triển. Điều này có thuận lợi là chất lượng nguyên vật liệu
được đảm bảo, đúng yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên, nó lại có khó khăn về thời gian
vận chuyển nên lượng mua cho một lần là tương đối lớn. Đòi hỏi lượng vốn lớn,
kho bãi phải rộng và có điều kiện bảo quản tốt nhằm tránh gây hao hụt cho
nguyên vật liệu.
3.4 Khách hàng
Yêu cầu của khách hàng đối với sản phẩm của công ty là rất lớn. Không
những yêu cầu về giá thành hợp lý mà khách hàng còn đòi hỏi chất lượng phải
đảm bảo, phù hợp với yêu cầu của họ. Muốn như vậy thì khâu lựa chọn nguyên
vật liệu phải được đặc biệt chú trọng để làm sao mua được nguyên vật liệu đảm
bảo chất lượng, giá cả hợp lý và kịp tiến độ sản xuất.
Tuy nhiên, khách hàng khi đặt hàng tại công ty không hoàn toàn bắt buộc
phải sử dụng nguyên vật liệu do công ty mua để sản xuất sản phẩm. Khách hàng
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
14
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
có thể tự mình lựa chọn nguyên vật liệu, lựa chọn nhà cung cấp sau đó vận chuyển
đến kho của công ty để công ty tiến hành sản xuất. Tuy nhiên, khách hàng sẽ phải
mua sắm và vận chuyển nguyên vật liệu theo kế hoạch của công ty nhằm đảm bảo

cho hoạt động sản xuất. Như vậy, khách hàng vừa có thể yên tâm về chất lượng
của nguyên vật liệu, vừa giúp công ty giảm thiểu được chi phí sản xuất ban đầu để
phục vụ cho những dự án, hợp đồng khác.
3.5 Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của nhà nước
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp được phép tự do hoạt động
kinh doanh và thực hiện các hoạt động giao dịch mua bán trong phạm vi cho phép
của pháp luật. Các hoạt động kinh tế sẽ được diễn ra và điều chỉnh theo quy luật của
thị trường. Các doanh nghiệp tham gia thị trường sẽ hoạt động và tuân thủ theo các
quy luật đó. Tuy nhiên, nếu để nền kinh tế hoạt động một các tự do và tự phát sẽ
phát sinh những ảnh hưởng xấu, gây nguy hại đến nền kinh tế, ví dụ như: độc
quyền, lạm phát, cạnh tranh thiếu công bằng… Bởi vậy, để nền kinh tế được hoạt
động ổn định và phát triển thì vai trò của quản lý nhà nước là vô cùng quan trọng.
Nhà nước tham gia điều tiết, quản lý giúp cho nền kinh tế được hoạt động ổn định,
sẵn sàng can thiệp khi có hiện tượng kinh tế bất thường xảy ra. Là một doanh
nghiệp hoạt động trên thị trường, công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào
cũng chịu ảnh hưởng và phải tuân theo các chính sách kinh tế của nhà nước.
Do đặc điểm là 100% nguyên vật liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh
doanh của công ty là nhập khẩu, vì thế hoạt động cung ứng nguyên vật liệu cũng
chịu nhiều ảnh hưởng từ các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước. Có thể kể đến
như là chính sách hội nhập, chính sách xuất nhập khẩu và thuế xuất nhập khẩu…
Trong những năm gần đây khi mà Việt Nam gia nhập WTO, mở của thị trường
trong nước và cánh cổng ra thị trường thế giới thì thị trường nguyên vật liệu của
công ty được mở rộng hơn, có nhiều lựa chọn hơn và chi phí mua nguyên vật liệu
cũng được giảm đi đáng kể nhờ việc có nhiều lựa chọn hơn và việc Việt Nam thực
hiện cam kết khi gia nhập WTO.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
15
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG ỨNG
NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG

NGHIỆP TÀU THỦY SÔNG ĐÀO
I. Tổng quan kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
1. Doanh thu của Công ty
Bảng 02: Doanh thu của Công ty trong những năm vừa qua
Đơn vị: 1000 vnđ
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Doanh thu 47.000.000 100.000.000 150.000.000 130.000.000 30.500.000
Tăng trưởng 113% 50% (13%) (76%)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Theo bảng số liệu trên ta có thể nhận thấy có những biến đông lớn trong
doanh thu của công ty trong những năm vừa qua. Cụ thể, trong năm 2006, doanh
thu của công ty là 47.000.000.000 đồng, con số này năm 2007 là 100.000.000.000
đồng, đạt mức tăng trưởng là 113%. Đây là một con số ấn tượng, thể hiện sự phát
triển vượt bậc của công ty trong năm đó. Sang năm 2008, mặc dù mức tăng trưởng
của doanh thu của công tu chỉ cò 50% đưa doanh thu của công ty lên thành
150.000.000.000 đồng. Đây cũng vẫn là một con số ấn tượng, thể hiện tiềm năng
phát triển to lớn của công ty. Mặc dù vậy, đúng trong giai đoạn này thì cuộc
khủng hoảng kinh tế lại diễn ra trên phạm vi toàn thế giới và Việt Nam cũng
không tránh khỏi những ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng đó. Bởi vậy, doanh thu
của công ty năm 2009 đã có sự thay đổi đột ngột, từ mức tăng trưởng 50% năm
2008, sang năm này, doanh thu của công ty chỉ còn 130.000.000.000 đồng, ít hơn
năm 2008 20.000.000.000 đồng, và mức tăng trưởng lúc này là -13%. Không ngừng
lại ở đó, cuộc khủng hoảng kinh tế và đặc biệt là những vấn đề phát sinh trong nội
bộ ngành đã tiếp tục ảnh hưởng không nhỏ tới công ty trong năm 2010. Trong năm
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
16
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
này doanh thu của công ty tiếp tục giảm xuống còn 30.500.000.000 đồng, mức tăng
trưởng là -76%, một con số đáng báo động về tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty. Rõ rang, với những con số trên, ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng

công ty đang gặp những khó khăn nghiêm trọng và rất cần những biện pháp nhằm
giải quyết những vấn đề đó, đưa công ty trở lại hoạt động bình thường.
2. Chi phí của Công ty
Bảng 03: Chi phí của Công ty trong những năm vừa qua
Đơn vị: 1000 vnđ
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Chi phí 1.500.000 3.500.000 9.000.000 12.500.000 10.500.000
Tăng trưởng 133% 157% 39% (16%)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Chi phí cũng là một trong những yếu tố gắn liền với hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh một phần nào các hoạt động của công
ty trong kỳ kinh doanh. Trên thực tế, trong giai đoạn 2006-20101, cũng giống như
doah thu, chi phí của công ty có những thay đổi theo chiều hướng trái ngược
nhưng vẫn theo xu hướng chung của thị trường trong nước và quốc tế. Năm 2007,
chi phí của công ty đạt mức tăng thêm 133%, từ 1.500.000.000 đồng năm 2006
lên 3.500.000.000 đồng năm 2007. Sang năm 2008, chi phí công ty tiếp tục tăng
cao với khi tăng thêm 157% so với năm 2007, lên thành 9.000.000.000 đồng. Kết
quả này là do sự tăng trưởng về kinh doanh, doanh thu, và lợi nhuận của công ty.
Sang năm 2009, chi phí của công ty tiếp tục tăng thêm 39% lên mức
12.500.000.000 đồng, ta thấy xu hướng thay đổi của chi phí có chút thay đổi nhỏ
khi tỉ lê tăng trưởng đã bắt đầu giảm. Đặc biệt, sự thay đổi rõ nét nhất thể hiên ở
năm 2010 khi tỉ lệ tăng trưởng là -16%. Sự giảm chi phí này của công ty không
phải là do công ty đã tiến hành đổi mới mà là do ảnh hưởng từ sự đi xuống của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặc dù chi phí vẫn ở mức cao 10.500.000.000
đồng nhưng trong đó có phân nửa là do lãi vay tạo nên.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
17
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
3. Lợi nhuận
Bảng 04: Lợi nhuận của Công ty trong những năm vừa qua

Đơn vị: 1000 vnđ
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Lợi nhuận 190.000 750.000 810.000 96.000 15.000
Tăng trưởng 295% 8% (88%) (84%)
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Lợi nhuận là yếu tố quyết định trong hiệu quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Lợi nhuận giúp tăng giá trị tài sản, nguồn vốn của công ty, là tiền
đề để doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh trong tương lai. Qua bảng lợi
nhuận của Công ty chúng ta có thể thấy, 2007 là năm mà công ty có sự tăng
trưởng đột biến về lợi nhuận khi tăng thêm 295% so với năm 2006, từ
190.000.000 đồng lên 750.000.000 đồng. Sang năm 2008, lợi nhuận của công ty
tiếp tục tăng 8% lên 810.000.000 đồng. Tuy nhiên, từ năm 2009, lợi nhuận của
công ty bắt đầu giảm mạnh với mức tăng trưởng âm. Năm 2009 là -88% khiến lợi
nhunaaj chỉ còn 96.0000.000 đồng. Xu hướng này tiếp tục duy trì đến 2010 khi tỉ
lệ tăng trưởng là -84% xuống còn 15.000.000 đồng. Có thể nói, sự tác động của
nền kinh tế đã khiến cho hoạt động kinh doanh của công ty chịu những ảnh hưởng
nghiêm trọng, tình hình kinh doanh sa sút.
4. Tỉ suất lợi nhuận
Bảng 05: Tỉ suất lợi nhuận của công ty
Đơn vị: %
Năm 2006 2007 2008 2009 2010
Tỉ suất LN/DT 0,425 0,750 0,540 0,074 0,049
Tỉ suất LN/TNV 0,339 0,605 0,468 0,081 0,014
Nguồn: Phòng kế toán Công ty CPCN tàu thủy sông Đào
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
18
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Qua bảng trên ta thấy:
Tỉ suất Lợi nhuận/ Doanh thu của công ty chỉ có xu hướng tăng trong năm
2007, từ 0,425% năm 2006 lên 0,750% năm 2007. Sang năm 2008, tỉ suất này bắt

đầu giảm xuống khi chỉ còn 0,540%. Tuy nhiên, mức giảm đáng lể nhất phải là
năm 2009, trong năm này tỉ suất LN/DT chỉ còn 0,074%, giảm 0,466% so với năm
2008. Sang năm 2010, tỉ suất này tiếp tục giảm xuống chỉ còn 0,049%. Điều này
chứng tỏ công tác kiểm soát các yếu tố đầu vào chưa được tốt, gây nên chi phí sản
xuất cao. Tuy nhiên điều này cũng một phần là do đặc điểm sản phẩm của công ty,
vì nó có giá trị lớn nên mức đầu tư cho 1 sản phẩm là rất cao.
Tỉ suất Lợi nhuận/ Tổng nguồn vốn của công ty cũng có xu hướng tương tự
như tỉ suất LN/ DT. Trong năm 2007, tỉ suất này là cao nhất ở mức 0,605%, đây là
năm phát triển mạnh nhất của công ty trong giai đoa 2006-2010. Đặc biệt là trong
2 năm 2009 và 2010, tỉ suất LN/ TNV chỉ còn lần lượt là 0,081% và 0,014%. Điều
này chứng tỏ hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty đi xuống một cách nghiêm
trọng, cần phải có biện pháp khắc phục tình trạng này gấp để công ty tiếp tục tồn
tại và phát triển hơn nữa.
II. Thực trạng tình hình cung ứng nguyên vật liệu tại công ty cổ phần
công nghiệp tàu thủy sông đào
1. Lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu
Lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu là khâu mở đầu và có vai trò rất
quan trọng trong hoạt động cung ứng nguyên vật liệu. Kế hoạch được tính toán,
cân nhắc một cách cẩn thận, hợp lý sẽ giúp cho việc sản xuất được đúng tiến độ,
chất lượng sản phẩm được đảm bảo và giảm thiểu được tối đa chi phí cho công ty.
Nhận thức được điều này nên công ty đã chú trọng đến công tác lập kế hoạch và
đã đạt được những kết quả nhất định. Sau đây là các bước trong tiến trình lập kế
hoạch thu mua nguyên vật liệu được công ty áp dụng:
1.1 Xác định cơ cấu, chủng loại nguyên vật liệu
Xác định cơ cấu, chủng loại nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất sản phẩm
là bước đầu tiên cho việc lập kế hoạch thu mua nguyên vật liệu của công ty. Đối
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
19
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
với mỗi loại sản phẩm khác nhau thì cơ cấu và chủng loại nguyên vật liệu cũng có

sự thay đổi nhất định. Thông thường, các loại nguyên vật liệu mà công ty dùng để
sản xuất có thể kể đến như:
Nguyên vật liệu chính: thép tấm, thép cây, thép hình, gỗ ván, gỗ mảnh, gỗ
khối…
Nguyên vật liệu phụ:Que hàn, ốc vít, đinh vít, sơn màu các loại
Đối với mỗi sản phẩm khác nhau thì nhu cầu về mỗi loại nguyên vật liệu lại
khác nhau. Loại nguyên vật liệu được dùng chủ yếu trong đóng tàu là thép các loại.
Nó chiếm tỉ trọng lớn trong việc cấu thành sản phẩm. Tuy nhiên, do sự tương đồng
từ các sản phẩm của công ty nên về cơ bản thì chủng loại nguyên vật liệu dùng
trong việc sản suất các sản phẩm là tương đối giống nhau. Vì vậy , lượng nguyên
vật liệu nhập về trong 1 lần có thể dùng cho việc sản xuất các sản phẩm khác.
1.2 Số lượng, chất lượng nguyên vật liệu
1.2.1 Số lượng
Sau khi xác định được chủng loại và cơ cấu nguyên vật liệu cần thiết cho
việc sản xuất sản phẩm thì công ty tiến hành xác định số lượng nguyên vật liệu
cần thiết để hoàn thành sản phẩm đó. Số lượng nguyên vật liệu cần thiết của công
ty sẽ được xác định dựa trên cơ sỏ tính toán định mức sử dụng nguyên vật liệu do
phòng Kỹ thuật sản xuất tính toán.
• Định mức tiêu dùng nguyên vật liệu của doanh nghiệp
Định mức tiêu dung vật tư của doanh nghiệp là lượng nguyên vật liệu lớn
nhất cho phép để hoàn thành một đơn vị sản phẩm trong điều kiện tổ chức và kỹ
thuật trong kỳ kế hoạch. Vì vậy, việc xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật
liệu đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động cung ứng nguyên vật liệu tại
công ty.
Do Nguyên vật liệu của công ty là rất phong phú, đa dạng nên việc xây dựng
định mức tiêu dùng nguyên vật liệu là rất phức tạp và và trải qua nhiều công đoạn
và thủ tục. Thông qua xây dựng định mức tiêu dùng nguyên vật liệu mà công ty có
thể sự trù được chi phí nguyên vật liệu, thành phần chính cấu thành nên chi phí sản
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
20

Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
xuất sản phẩm của công ty.
Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu của công ty là do phòng Kỹ thuật
sản xuất đảm nhiệm. Việc xây dựng định mức nguyên vật liệu của công ty dựa
trên các yếu tố, đơn hàng của khách hàng, bản vẽ thiết kế sản phẩm, bản vẽ kỹ
thuật. Định mức nguyên vật liệu phải được xây dựng làm sao đảm bảo chi phí
nguyên vật liệu nằm trong mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo tiên độ công việc
và chất lượng sản phẩm.
Sau đây là bảng dự tính số lượng nguyên vật liệu cần mua để sản xuất sản
phẩm Tàu đánh cá xa bờ:
Bảng 06: Bảng dự tính kế hoạch mua một số loại vật tư
STT NVL Đv Nhu cầu Tồn kho Kế hoạch mua
1 Thép tấm Kg 7000 600 6400
2 Thép cây Kg 5000 300 4700
3 Thép hình Kg 4600 850 3750
4 Gỗ mảnh M
3
2000 350 1650
5
Que hàn VĐ 3
Kg 3600 270 3330
6 ….
Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất Công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Dựa trên cơ sở tính toán nhu cầu tối thiểu, thực tế sử dụng nguyên vật liệu
ở kỳ sản xuất trước và nguyên vật liệu tồn kho đầu kỳ sản xuất, bộ phận Kỹ thuật
sản xuất xây dựng nên bảng nhu cầu nguyên vật liệu như trên. Kết quả tính toán
này của công ty đã bao gồm nhu cầu cần thiết để sản xuất sản phẩm cùng với số
lượng dự trữ dự phòng và dự trữ bảo hiểm nhằm đảm bảo sản xuất được liên tục
bất chấp các sự cố xảy ra.
1.2.2 Chất lượng

Hiện nay, công ty đang áp dụng hệ thống đánh giá chất lượng ISO 9001-
2000 cho quy trình sản xuất và chất lượng sản phẩm của mình. Vì vậy, nguyên vật
liệu được công ty nhập về cũng phải đảm bảo được các yêu cầu chỉ tiêu kỹ thuật
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
21
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
của từng loại nguyên vật liệu. Đối với các nguyên vật liệu công ty nhập về phải
đảm bảo các yêu cầu sau:
Bảng 07: Bảng tổng hợp chỉ tiêu chất lượng nguyên vật liệu
STT Nguyên vật liệu Ký hiệu Khối
lượng
riêng
Giới hạn
chảy
Giới hạn
bền kéo
Nhiệt độ
nóng chảy
1 Thép cán đóng tàu P42 7,85 225 410
2 Inox SUS304 7,85 205 520 1510
3 Thép rèn không rỉ SUSF304L 7,85 175 480
4 Thép đúc hợp kim SCA45 7,85 245 440
5 Thép đúc cacbon SC42 7,85 205 410
6 Gỗ thông 0,78
7 Gỗ hồng sắc 0,8
8 …… …… … …… …… …….
Nguồn: Phòng kỹ thuật sản xuất công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Các chỉ số kỹ thuật này của nguyên vật liệu sẽ được nhân viên do phòng kỹ
thuật sản xuất cử đi kiểm tra và xác nhận trước khi quyết định mua nguyên vật
liệu đó.

1.3 Xác định thời gian, tiến độ thu mua nguyên vật liệu
Do đa phần nguyên vật liệu của công ty là phải nhập về từ đối tác nước nên
thời gian thu mua nguyên vật liệu của công ty là khá lâu. Vì thế để đảm bảo tiến
độ cho việc sản xuất thì nguyên vật liệu nhập về đó không thể chia làm nhiều lần
nhập như một số loại nguyên vật liệu nhập trong nước.
Để đảm bảo cho sản xuất thì ngay sau khi ký kết hợp đồng, công ty sẽ bắt
đầu luôn việc thu mua nguyên vật liệu. Công việc lập kế hoạch sẽ được tiến hành
song song với việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp thích hợp, đảm bảo khi
việc xác định chủng loại, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu hoàn thành thì công
ty cũng đã xác định được những đối tác có thể cung ứng và đưa ra lựa chọn phù
hợp nhất.
1.4 Lựa chọn nhà cung cấp
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
22
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
Thị trường là nơi công ty tiến hành mua các nguyên vật liệu phục vụ cho
hoạt động sản xuất. Đặc điểm của thị trường nguyên vật liệu tại Việt Nam hiện
nay là vô cùng phong phú và đa dạng với sự có mặt của nhiều nhà cung cấp. Vì
vậy nhiệm vụ lựa chọn những nhà cung cấp có uy tín là một công việc khó khăn
và vô cùng quan trọng đối với hoạt động mua sắm nguyên vật liệu của công ty.
Đối với Công ty cổ phần công nghiệp tàu thủy sông Đào, trong thực tế, khi
tiến hành mua sắm nguyên vật liệu, công ty tiến hành các bước sau:
Đối với mỗi loại vật tư công ty tiến hành lựa chọn 2 đến 3 nhà cung cấp
thỏa mãn các tiêu chí về giá cả, khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty, chất lượng
nguyên vật liệu, thời gian và địa điểm giao, nhận nguyên vật liệu.
Sau đó công ty tiến hành đánh giá, lựa chọn nhà cung cấp cuối cung.
Thường thì công ty tiến hành lựa chọn thông qua hình thức so sánh, cho điểm các
nhà cung ứng đó ( thang điểm từ 1 đến 10) theo các tiêu chí đã nêu ở trên. Nội
dung đánh giá như sau:
Biểu mẫu 01: Lựa chọn, đánh giá đối tác cung ứng nguyên vật liệu

Chỉ tiêu đánh giá Nhà cung cấp A Nhà cung cấp B Nhà cung cấp C
Chất lượng NVL …… …… ……
Khả năng cung ứng …… …… ……
Giá cả …… …… ……
Thời gian thu mua …… …… ……
Uy tín …… …… ……
Chất lượng dịch vụ …… …… ……
Nguồn: Phòng kế toán công ty CPCN tàu thủy sông Đào
Nhà cung ứng được chọn là nhà cung ứng đáp ứng đầy đủ nhất cacr chỉ tiêu
trên và có số điểm được đánh giá là cao nhất.
1.5 Chuẩn bị kho bãi nhập nguyên vật liệu
Hiện nay, công ty có tổng công 3 kho với tổng diện tích lên tới gần 2000
m
2
. Các kho được bố trí trên ngay cạnh đường chính gần khu vực sản xuất bên
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
23
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
trong công ty, tiện cho việc xuất và nhập nguyên liệu. Các kho được sắp xếp gần
với xưởng sản xuất nên việc sản xuất được diễn ra một cách nhanh gọn và thuận
tiện.
Với mỗi kho khác nhau lại chuyên dùng để dự trữ 1 loại vật liệu khác nhau.
Vị dụ như: Kho KA01 chuyên dùng để dự trữ thép tấm, thép hình, thép tròn…
Kho KB02 chuyên dùng để dự thữ sơn, que hàn, bu long, ốc vít…
Kho KA025 chuyên dùng để dự trữ máy móc thủy, chân vịt, thiết bị
định vị…
Bên trong mỗi kho được sắp xếp các kệ đỡ để ngăn cách nguyê n vật liệu
tiếp xúc trực tiếp với mặt đất tránh gây ra những hao phí nguyên vật liệu khi dự trữ.
Giữa các kệ có một khoảng cách đủ rộng để thuận tiện cho việc xuất kho nguyên
vật liệu.

Hiện nay, công ty đã và đang tiếp tục tiến hành cải tạo, nân cấp hệ thống
kho bãi để thực hiện tôt hơn nữa công tác dự trữ nguyên vật liệu.
2. Cung ứng nguyên vật liệu phục vụ sản xuất
2.1 Tiến hành thua mua, vận chuyển nguyên vật liệu
Sau khi đã lựa chọn được nhà cung ứng đáp ứng tốt nhất các yêu cầu của
công ty thì công ty tổ chức tiến hành mua sắm nguyên vật liệu.
2.1.1 Đàm phán, ký kết hợp đồng
Bộ phận phụ trách việc đàm phán, ký kết hợp đồng là bộ phận vật tư của
phòng kỹ thuật sản xuất. Đại diện cho bộ phận đi đàm phán có 1 người là trưởng
đoàn, 1 thư ký phụ trách ghi chép và các thành viên trong đoàn đàm phán tùy theo
quết định của trưởng đoàn ( thông thường là 2 hoặc 3 người ).
Các bên tham gia đàm phán là đại diện do công ty cử đến và đại diện của
đơn vị cung cấp nguyên vật liệu. Việc tiến hành đàm phán sẽ được các bên tiến
hành hẹn trước thời gian và địa điểm.
Nội dung đàm phán đề cập đến các nội dung trong hợp đồng như: chủng
loại nguyên vật liệu, số lượng, chất lượng nguyên vật liệu, giá cả, thời gian giao
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
24
Chuyên đề thực tập GVHD: ThS. Đặng Ngọc Sự
hàng… Nếu chưa đạt được thống nhất trong lần đàm phán đầu tiên thì các bên có
thể hẹn trước thời gian và địa điểm cho lần đàm phán sau.
Sau khi đàm phán đã hoàn thành thì các bên tham gia tiến hành ký kết hợp
đồng mua hàng. Hình thức hợp đồng mà công ty áp dụng là hợp đồng văn bản
theo quy định hiện hành của nhà nước. Trong hợp đồng có ghi đầy đủ các thông
tin đã được thống nhất trong quá trình đàm phán như: chủng loại, số lượng, chất
lượng nguyên vật liệu, thời gian giao hàng… ngoài ra còn có các điều kiện giao
kèo, ràng buộc giữa các bên khi thực hiện hợp đồng.
2.1.2 Thanh toán
Có 2 hình thức thanh toán được công ty áp dụng đó là trả bằng tiền mặt và
chuyển khoản . Đối với những hợp đồng mua hàng nhỏ, có giá trị dưới 20tr công ty

thường dùng phương pháp thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt. Còn đối với những hợp
có giá trị lớn, thời gian thực hiện kéo dài thì công ty thanh toán thông qua ngân hàng
bằng hình thức chuyển khoản theo các giai đoạn mua nguyên vật liệu.
2.1.3 Vận chuyển nguyên vật liệu về kho
Vận chuyển nguyên vật liệu về kho là công việc tốn khá nhiều thời gian vf
chi phí trong chu kỳ sản xuất sản phẩm của công ty. Do nguyên vật liệu của công
ty được nhập ở nước ngoài về với số lượng lớn nên phương tiện vận chuyển chủ
yếu là tàu thủy có trọng tải lớn. Phương tiện và quá trình vận chuyển về Việt Nam
sẽ do phía đối tác phụ trách.
Nơi giao hàng của công ty là cảng Hải phòng, cảng biển lớn nhất miền Bắc.
Tại đây, khi nguyên vật liệu được vận chuyển đến thì công ty sẽ cử đại diện đến
phụ trách kiểm kê và tiếp nhận nguyên vật liệu. Nguyên vật liệu sau khi được tiếp
nhận sẽ được lưu trữ, bảo quản trong kho gần cảng mà công ty đã thuê trước đó để
được vận chuyển về kho của công ty.
Phương tiện vận chuyển mà công ty lựa chọn để vận chuyển nguyên vật
liệu từ cảng về công ty là bằng đường thủy hoặc đường bộ. Do vị trí địa lý từ Hải
Phòng về Nam định là khá gần và điều kiện vận tỉa tương đối thuận tiện nên tương
đối thuận tiện cho việc vận chuyển.
SVTH: Mai Huyền Khanh Lớp: QTKD Tổng hợp 49B
25

×