Tải bản đầy đủ (.doc) (61 trang)

luận văn quản trị kinh doanh GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN THẺ THANH TOÁN TẠI NGÂN HÀNG ĐÔNG Á - CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN LINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (377.45 KB, 61 trang )

Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THẺ THANH TOÁN
1.1. Những vấn đề chung về thẻ thanh toán
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của thẻ thanh toán
1.1.1.1. Trên thế giới:
Qua mỗi một thời kỳ phát triển của lịch sử nhân loại đều có một hình thức
tiền tệ tương ứng. Khi xã hội chưa phát triển thì người ta dùng hình thức tiền tệ giản
đơn như vỏ sò,vỏ hến hoặc dùng các vật giá trị để trao đổi. Phát triển thêm chút nữa
là dùng vàng,bạc,tiền giấy làm phương tiện lưu thông và cất trữ. Cho đến ngày nay
thì bên cạnh các phương tiện thanh toán trên còn phát triển thêm nhiều phương tiện
thanh toán đa dạng về hình thức và chủng loại. Trong đó,thẻ ATM- tiền điện tử là
phương tiện thanh toán hiện đại nhất hiện nay,gắn liền với ứng dụng công nghệ
thông tin trong hệ thống nân hàng.
Là một dịch vụ tương đối mới mẻ nhưng lịch sử hình thành và phát triển
trong mấy thập kỷ qua.
Vào đầu những năm 40,một số cơ sở tư nhân lớn mở rộng dịch vụ bán chịu
cho khách hàng và cho phép họ trả tiền hàng hóa dịch vụ và tài khoản của mình.
Nhiều cơ sở cung ứng hàng hóa dịch vụ cũng muốn thực hiện dịch vụ này nhưng họ
nhận thấy không đủ khả năng. Điều đó tạo cơ hội cho các tổ chức tài chính và ngân
hàng vào cuộc.
Hình thức sơ khai của thẻ là Charg-it, một hệ thống mua bán chịu do John
Biggins sáng lập ra năm 1946. Hệ thống này cho phép khách hàng trả tiền cho các
giao dịch mua bán lẻ tại địa phương. Các cơ sở chấp nhận thẻ nộp biên lai bán hàng
vào nhà băng của Biggins,nhà băng sẽ trả tiền cho họ và thu lại từ khách hàng đã sử
dụng Charg-it.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 1
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Hệ thống mua bán chịu này cũng mở đường cho thẻ tín dụng ra đời do ngân
hàng Franklin National Bank ở Long Island NewYork phát hành lần đầu tien năm
1951. Tại đây các khách hàng đệ đơn xin vay và được thẩm định khả năng thanh
toán. Các khách hàng có đủ tiêu chuẩn sẽ được duyệt cấp thẻ. Thẻ này dùng cho các


thương vụ bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Khi thanh toán,cơ sở cung ứng hàng hóa dịch
vụ sẽ ghi các thông tin về khách hàng trên thẻ vào hóa đơn bán hàng. Sau đó nhà
phát hành thẻ thanh toán lại cho cơ sở cung ứng hàng hóa dịch vụ có chiết khấu một
tỷ lệ nhất định để bù đắp những chi phí của khoản vay.
Trong những năm sau đó ngày càng nhiều các tổ chức tham gia vào thị
trường thẻ ngân hàng. Vào năm 1959,một số ngân hàng phát hành thẻ tín dụng đã
cung ứng thêm một dịch vụ mới đó là thẻ tín dụng tuần hoàn. Với dịch vụ này,các
chủ thẻ có thể duy trì số dư trên tài khoản vay bằng một hạn mức tín dụng nếu họ
hoàn thành việc thanh toán hàng tháng. Khi đó số tiền thanh toán hàng tháng của
chủ thẻ sẽ được cộng thêm một khoản phí tính từ những khoản vay của chủ thẻ.
Vào năm 1960,Bank of America giới thiệu sản phẩm thẻ đầu tiên của mình-
BANKAMERICARD. Thẻ BANKAMERICARD phát triển rộng khắp vào những
năm tiếp theo và đạt được rất nhiều thành công. Những thành công của
BANKAMERICARD đã thúc đẩy các nhà phát hành thẻ khác trên khắp nước Mỹ
bắt đầu tìm kiếm phương thức cạnh tranh với loại thẻ này.
Năm 1966,14 ngân hàng hàng đàu của Mỹ liên kết với nhau thành tổ chức
Interbank- một tổ chức mới với chức năng là đầu mối trao đổi các thông tin về giao
dịch thẻ.
Năm 1967, 4 ngân hàng bang California đổi tên của họ từ California
Bankcard Association thành Western State Bankcard Association (WSBA). WSBA
mowrroongj mạng lưới thành viên với các tổ chức tài chính khác ở phía Tây nước
Mỹ. Sản phẩm thẻ của tổ chức WSBA là MASTERCHARGE. Tổ chức WSBA
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 2
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
cũng cấp phép cho tổ chức Interbank sử dụng tên và thương hiệu của
MASTERCHARGE.
Năm 1977,tổ chức thẻ BANKAMERICARD đổi tên thành VISA
International.
Năm 1979, MASTERCHARGE đổi tên thành MASTERCARD.
Sau đó ngày càng có nhiều các tổ chức tài chính của các nước tham gia vào

chương trình thẻ ngân hàng.
Ngoài các sản phẩm thẻ trên ra còn một số sản phẩm thẻ khác được hinh
thành như American Express (1958), Dinner Club (1950), JCB (1961).
1.1.1.2. Tại Việt Nam:
Thẻ thanh toán du nhập vào Việt Nam vào những năm 1990 nhờ vào hợp
đồng làm đại lý chi trả thẻ Visa giữa ngân hàng Pháp BFCE và Ngân hàng Ngoại
thương VN. Sự liên kết này chủ yếu nhằm phục vụ cho lượng khách du lịch quốc tế
đang đến Việt Nam ngày càng nhiều. Sau Ngân hàng ngoại thương,Sài Gòn Thương
Tín cũng liên kết với trung tâm thanh toán thẻ Visa để làm đại lý thanh toán. Có lẽ
chính sách mở cửa thông thoáng đã đem lại cho VN một bộ mặt kinh tế - xã hội
nhiều triển vọng. Các dự án đầu tư nước ngoài tăng từ số lượng đến quy mô ,các
định chế tài chính lớn đã chú ý đến VN và đi theo những tập đoàn này là các dịch
vụ song hành trong đó thẻ thanh toán là không thể thiếu được.
Năm 1995 cùng với Ngân hàng Ngoại thương TP.HCM,Ngân hàng Thương
mại Cổ phần Á Châu,Ngân hàng liên doanh First-Vina-Bank và Ngân hàng TMCP
Eximbank được Thống đốc NHNN VN cho phép chính thức gia nhập tổ chức thẻ
quốc tế Mastercard.
Năm 1996 Ngân hàng Ngoại Thương chính thức là thành viên của tổ chức
Visa International. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu,Ngân hàng Công thương VN
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 3
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
cũng lần lượt là thành viên chính thức của tổ chức Visa Card,trong đó Ngân hàng
Ngoại thương và Á Châu thực hiện thanh toán trực tiếp với tổ chức này. Cũng trong
năm này ngân hàng Vietcombank phát hành thí điểm thẻ ngân hàng đầu tiên,đồng
thời Hội các ngân hàng thanh toán thẻ VN cũng được thành lập với bốn thành viên
sáng lập gồm Vietcombank,Ngân hàng thương mại Cổ phần Á Châu,Ngân hàng
TMCP Xuất nhập khẩu (Eximbank) và First Vinabank. Hành lang pháp lý cho hoạt
động thẻ lúc ấy chỉ là quyết định số 74 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ký ban
hành ngày 10/03/1993, qui định “thể lệ tạm thời về phát hành và sử dụng thẻ thanh
toán”. Việc ứng dụng thẻ ở VN vào thời điểm đó còn bị giới hạn rất nhiều về cơ sở

pháp lý,điều kiện kinh tế,hạ tầng kỹ thuật… Trên cơ sở thỏa thuận của
NHNN,NHTM thí điểm phát hành thẻ tự xây dựng qui chế,hợp đồng phát hành và
sử dụng thẻ,tức tính pháp lý chỉ dùng ở mức điều chỉnh “nội bộ” giữa ngân hàng
phát hành và chủ thẻ.
Thị trường thẻ năm 2006,2007 trở nên sôi động hơn vì VN đã bước vào sân
chơi rộng là WTO, thị trường tài chính VN càng cạnh tranh quyết liệt hơn khi có
thêm nhiều ngân hàng nước ngoài đầu tư vào đây và dịch vụ thẻ tin dụng,thẻ ATM
là một loại vũ khí đắc lực để ngân hàng thâm nhập thị trường. Hàng loạt sản phẩm
thẻ thanh toán ra đời,mở ra một cuộc “so tài” phát hành thẻ giữa các ngân hàng
trong nước.
1.1.2. Tổng quan về thẻ thanh toán
1.1.2.1. Khái niệm về thẻ
Đối với thẻ thanh toán có nhiều khái niệm để diễn đạt nó,mỗi một cách diễn
đạt nhằm làm nổi bật một nội dung nào đó. Sau đây là một số khái niệm về thẻ
thanh toán:
- Thẻ thanh toán (thẻ chi trả) là một phương tiện thanh toán tiền mua hàng
hóa,dịch vụ hoặc có thể được dùng để rút tiền mặt tại các Ngân hàng đại lý hoặc các
máy rút tiền tự động.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 4
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
- Thẻ thanh toán là một loại thẻ giao dịch tài chính được phát hành bởi Ngân
hàng, các Tổ chức tài chính hay các công ty.
- Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt mà
người chủ thẻ có thẻ sử dụng để rút tiền mặt hoặc thanh toán tiền mua hàng
hóa,dịch vụ tại các điểm chấp nhận thanh toán bằng thẻ.
- Thẻ thanh toán là phương thức ghi sổ những số tiền cần thanh toán thông
qua máy đọc thẻ phối hợp với hệ thống mạng máy tính kết nối giữa Ngân hàng/Tổ
chức tài chính với các điểm thanh toán (Merchant). Nó cho phép thực hiện thanh
toán nhanh chóng,thuận lợi và an toàn đối với các thành phần tham gia thanh toán.
Tóm lại: các cách diễn đạt trên đều phản ánh lên đây là một phương thức thanh

toán mà người sử dụng thẻ có thể dùng thẻ để thanh toán tiền mua hàng hóa dịch
vụ hay rút tiền mặt tự động thông qua máy đọc thẻ hay các máy rút tiền tự động.
1.1.2.2. Đặc điểm cấu tạo thẻ
Cấu tạo chung của các loại thẻ,dù là do ngân hàng nào phát hành cũng đều
được làm bằng plastic,có 3 lớp ép sát,lõi thẻ được làm bằng nhựa trắng cứng nằm
giữa hai lớp tráng mỏng. Thẻ có kích thước chung theo tiêu chuẩn quốc tế là
5.50cm x 8.50cm. Trên thẻ phải có đủ các thông tin sau:
Mặt trước : logo của ngân hàng ;Tên thẻ;Số thẻ ;thời gian sử dụng Thẻ;Tên của chủ
Thẻ; logo của các đơn vị liên kết
Mặt sau: Số điện thoại dịch vụ KH; Chữ ký của KH, logo của NH.
1.1.2.3. Phân loại thẻ
Tùy theo tính chất,chức năng của các loại thẻ mà người ta phân chia các loại thẻ ra
làm nhiều loại
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 5
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
a.Theo đặc tính kỹ thuật
- Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): dựa trên công nghệ khắc chữ nổi,tấm thẻ
đầu tiên được sản xuất theo công nghệ này. Hiện nay người ta không còn sử dụng
loại tẻ này nữa vì kỹ thuật quá thô sơ dễ bị giả mạo.
- Thẻ băng từ (Magnetic stripe) : dựa trên kỹ thuật từ tính với hai băng từ chứa
thông tin đằng sau mặt thẻ. Thẻ này đã được sử dụng phổ biến trong 20 năm
qua,nhưng đã bộc lộ một số nhược điểm: do thông tin ghi trên thẻ không tự mã hóa
được,thẻ chỉ mang thông tin cố định,không gian chứa dữ liệu ít,không áp dụng dược
kỹ thuật mã hóa,bảo mật thông tin…
- Thẻ thông minh (Smart Card): đây là thế hệ mới nhất của thẻ thanh toán,thẻ có
cấu trúc hoàn toàn như một máy vi tính.
b. Theo chủ thể phát hành:
- Thẻ do ngân hàng phát hành (Bank Card): là loại thẻ do ngân hàng phát hành giúp
cho khách hàng sử dụng một số tiền do Ngân hàng cấp tín dụng.
- Thẻ do tổ chức phi ngân hàng phát hành: là loại thẻ du lịch và giải trí của các tập

đoàn kinh doanh lớn hoặc các công ty xăng dầu lớn,các của hiệu lớn… phát hành
như Dinner’s Club,Amex…
c. Theo tính chất thanh toán thẻ
- Thẻ tín dụng (Credit Card): là loại thẻ được sử dụng phổ biến nhất,theo đó người
chủ thẻ được phép sử dụng một hạn mức tín dụng không phải trả lãi để mua sắm
hàng hóa,dịch vụ tại những cơ sở kinh doanh,khách sạn,sân bay… chấp nhận loại
thẻ này.
Gọi đây là thẻ tín dụng vì chủ thẻ được ứng trước một hạn mức tiêu dùng mà không
phải trả tiền ngay,chỉ thanh toán sau một kỳ hạn nhât định. Cũng từ đặc điểm trên
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 6
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
mà người ta còn gọi thẻ tín dụng là thẻ ghi nợ hoãn hiệu (delayed debit card) hay
chậm trả.
- Thẻ ghi nợ (Debit Card): đây là loại thẻ có quan hệ trực tiếp và gắn liền với tài
khoản tiền gửi. Loại thẻ này khi được sử dụng để mua hàng hóa hay dịch vụ,giá trị
những giao dịch sẽ được khấu trừ ngay lập tức vào tài khoản của chủ thẻ thông qua
những thiết bị điện tử đặt tại cửa hàng,khách sạn… đồng thời chuyển ngân ngay lập
tức vào tài khoản của cửa hàng,khách sạn… Thẻ ghi nợ còn hay được sử dụng để
rút tiền mặt tại máy rút tiền tự động.
Thẻ ghi nợ không có hạn mức tín dụng vì nó phụ thuộc vào số dư hiện hữu trên tài
khoản của chủ thẻ.
Có hai loại thẻ ghi nợ cơ bản:
+ Thẻ online: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ ngay lập tức vào
tài khoản chủ thẻ.
+ Thẻ offline: là loại thẻ mà giá trị những giao dịch được khấu trừ vào tài khoản
chủ thẻ sau đó vào ngày.
- Thẻ rút tiền mặt (Cash card): là loại thẻ rút tiền mặt tại các máy rút tiền tự động
hoặc ở ngân hàng. Với chức năng chuyên biệt chỉ dùng để rút tiền,yêu cầu đặt ra đối
với loại thẻ này là chủ thẻ phải ký quỹ tiền gửi vào tài khoản ngân hàng hoặc chủ
thẻ được cấp tín dụng thấu chi mới sử dụng được.

Thẻ rút tiền mặt có hai loại:
Loại 1: chỉ rút tiền tại những máy tự động của Ngân hàng phát hành.
Loại 2: được sử dụng để rút tiền không chỉ ở Ngân hàng phát hành mà còn được sử
dụng để rút tiền ở các ngân hàng cùng tam gia tổ chức thanh toán với ngân hàng
phát hành thẻ.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 7
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
d. Theo phạm vi sử dụng
- Thẻ trong nước: là thẻ được giới hạn trong phạm vi một quốc gia,do vậy đồng
tiền giao dịch phải là đồng bản tẹ của nước đó.
- Thẻ quốc tế: Đây là loại thẻ được chấp nhận trên toàn thế giới,sử dụng các loại
tiền tệ mạnh để thanh toán.
1.1.3. Vai trò và lợi ích của thẻ
1.1.3.1. Vai trò của thẻ
a. Đối với nền kinh tế
Tiết kiệm được một khối lượng đáng kể về chi phí in ấn,chi phí bảo quản,vận
chuyển… do thanh toán bằng thẻ loại bỏ được một khối lượng tiền mặt rất lớn lẽ ra
phải lưu chuyển trực tiếp trong lưu thông để thanh toán các khoản mua hàng,trả tiền
dịch vụ trong thời buổi công nghệ thông tin hiện nay,trong nền kinh tế sôi động phát
triển trên thế giới,hình thức thanh toán này không đòi hỏi nhiều giấy tờ. Thêm vào
đó với hình thức thanh toán hiện đại,nhanh chóng,an toàn,hiệu quả này sẽ thúc đẩy
nền kinh tế phát triển, giúp nhà nước quản lý nền kinh tế cả về vi mô và vĩ mô và
tạo điều kiện cho việc hội nhập với kinh tế thế giới.
b. Đối với xã hội
Thẻ là một trong những công cụ hữu hiệu góp phần thực hiện biện pháp kích
cầu của Nhà nước. Chấp nhận thanh toán thẻ cũng tạo ra môi trường để thu hút
khách du lịch và các nhà đầu tư, cải thiện môi trường văn minh thương mại và văn
minh thanh toán, nâng cao tầm hiểu biết của dân cư về ứng dụng công nghệ tin học
để phục vụ đời sống. Hơn nữa thanh toán thẻ cũng tạo điều kiện cho sự hội nhập
của quốc gia đó vào cộng đồng quốc tế và nâng cao hệ số an toàn xã hội trong lĩnh

vực tiền tệ.
1.1.3.2. Lợi ích của thẻ
a. Đối với nhà nước:
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 8
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Giúp nhà nước ổn định được nền kinh tế,với một hệ thống không dùng tiền
mặt sẽ giúp giảm thiểu lạm phát đối với nền kinh tế giảm được tối đa khủng hoảng
kinh tế giúp nhà nước ổn định hơn để xây dựng đất nước. Với một hệ thống thanh
toán hiện đại văn minh sẽ giúp tiết kiệm được các khoản không cần thiét trong hệ
thống tài chính nhà nước nói chung và trong hệ thống doanh nghiệp nói chung, giúp
giảm chi phí để đạt hiệu quả cao hơn trong tài chính.
b. Đối với chủ thẻ
Tiện lợi: Chủ thẻ có thể sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ, để rút tiền
mặt hoặc tiếp nhận một số dịch vụ ngân hàng tại các cơ sở chấp nhận thanh toán
thẻ, máy ATM, các ngân hàng thanh toán thẻ trong và ngoài nước. Khi dùng thẻ
thanh toán, chủ thẻ có thể chi tiêu trước, trả tiền sau( đối với thẻ ín dung), hoặc có
thể thực hiện dịch vụ mua bán hàng hóa tại nhà…
An toàn: Các loại thẻ thanh toán làm bằng công nghệ cao chủ thẻ được cung cấp mã
số cá nhân nên đảm bảo bí mật tuyệt đối, các khoản tiền được chuyển trực tiếp vào
tài khoản cho nên tránh mất mát hoặc trộm cắp.
Linh hoạt: Khi sử dụng thẻ tín dụng có thể giúp kháh hàng điều chỉnh các khoản chi
tiêu một cách hợp lý trong mộ khoản thời gian nhất định với hạn mức tín dụng, tạo
điều kiện thuận lợi cho người tiêu dùng, sinh hoạt cũng như trong sản xuất.
c. Đối với cơ sở chấp nhận thẻ
Cung ứng dịch vụ có chấp nhận thanh toán thẻ sẽ giúp bán được nhiều hàng hơn, do
đó tăng doanh số, giảm chi phí bán hàng, tăng lợi nhuận. Đồng thời chấp nhận
thanh toán bằng thẻ góp phần làm cho nơi bán hàng trở nên văn minh, hiện đại, tạo
cảm giác thoải mái cho khách hàng khi đến giao dịch, thu hút được nhiều khách
hàng đến với cửa hàng. Các khoản tiền bán hàng được chuyển trực tiếp vào tài
khoản ngân hàng do đó an toàn và thuận tiện hơn trong quản lý tài chính kế toán.

d. Đối với ngân hàng:
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 9
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Ngân hàng phát hành thẻ: Thực hiện tham gia thanh toán thẻ, ngân hàng có thể đa
dạng hóa các dịch vụ của mình, thu hút được những khách hàng mới làm quen với
dịch vụ thẻ và các dịch vụ khác do ngân hàng cung cấp, vừa giữ được những khách
hàng cũ. Mặt khác thông qua hoạt động phát hành, thanh toán thẻ ngân hàng có thể
thu hút một nguồn vốn lớn để bổ sung vào nguồn vốn ngắn hạn từ hoạt động thu phí
và lãi do việc phát hành thẻ mang lại. Cũng thông qua đó, uy tín và danh tiếng của
ngân hàng được nâng lên nhờ việc cung cấp các dịch vụ đầy đủ
Ngân hàng thanh toán thẻ: Ngân hàng thu hút được nhiều khách hàng đến với ngân
hàng mình, sử dụng các sản phẩm do ngân hàng cung cấp. Từ đó làm tăng doanh
thu, tăng lợi nhuận thông qua hoạt động thu phí chiết khấu đại lý từ hoạt động thanh
toán đại lý. Qua đó cũng làm tăng uy tín của ngân hàng trong nền kinh tế.
1.2. Phát hành thẻ thanh toán tại Ngân hàng thương mại
1.2.1. Cơ chế phát hành thẻ
1.2.1.1. Hình thức phát hành
Thẻ ngân hàng ra đời gắn với nó là hai hình thức phát hành thẻ đã được áp dụng:
a. Phát hành đơn lẻ: Đây là hình thức phát hành đầu tiên khi thẻ ra đời. Việc phát
hành thanh toán và các điểm tiếp nhận thẻ thuộc về một ngân hàng. Tiện ích thanh
toán của thẻ phụ thuộc vào phạm vi của những điểm tiếp nhận thẻ có ký hợp đồng
với ngân hàng phát hành. Đối với ngân hàng chi phí cho việc phát hành thẻ và phát
triển mạng lưới chấp nhận thẻ là rất lớn. Như vậy sẽ làm giảm lợi nhuận và lợi ích
của việc kinh doanh thẻ cho Ngân hàng. Chính vì những nhược điểm này mà hệ
thống thanh toán liên ngân hàng đã được thành lập.
b. Phát hành tập thể: Hai tổ chức thanh toán thẻ quốc tế MASTERCARD và
VISACARD được thành lập cuối những năm 1970 đã đặt ra một ccootj mốc quan
trọng cho sự phát triển lớn mạnh của thẻ với cơ cấu tổ chức nhiều ngân hàng thanh
toán và phát hành khắp thế giới, phạm vi thanh toán thẻ khong có giới hạn. Các
ngân hàng thành viên(gồm 2 loại: thành viên chính thức và thành viên trực thuộc)

SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 10
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
được ủy quyền phát hành và thanh toán thẻ có biểu tượng chung của tổ chức. Với
ưu điểm chi phí phát hành thẻ thấp, khả năng lưu hành rộng rãi, đem lại nhiều tiện
ích cho khách hàng và cho các bên tham gia thanh toán thẻ. Ngày nay, phát hành
thẻ tập thể là hình thức phát hành phổ biến nhất thế giới.
1.2.1.2. Cơ sở pháp lý và nguyên tắc phát hành thẻ
Thẻ được phát hành dựa trên cơ sơ pháp lý của nhà nước sở tại và theo quy
định của tổ chức thẻ quốc tế. Ngoài ra,còn phát hành theo nguyên tắc mà ban giám
đốc ngân hàng phát hành (Giám đốc- Tổng giám đốc) quy định.
Là một hình thức phát hành cấp tín dụng (nếu là thẻ tín dụng) nên thẻ phải
được phát hành trên cơ sở có đảm bảo : khách hàng cần phải đáp ứng các yêu cầu
về tín chấp và thế chấp. Nguồn vốn cho vay phải là nguồn vốn ngắn hạn.
Trong trường hợp thanh toán quốc tế, hạn mức thanh toán ngoại tệ vẫn phải
tuân thủ theo chính sách ngoại hối và qản lý ngoại hối của Ngân hàng Trung ương
mỗi nước về mức thanh toán, điều khoản thanh toán, mức được phép thanh toán tiền
hàng hóa, dịch vụ ở nước ngoài.
Các quy định về đồng tiền phát hành, đồng tiền thanh toán phải tuân thủ theo
các điều kiện mà các Ngân hàng Trung ương quy định.
Sau khi phát hành, thẻ được gửi đén các chủ thẻ, chi nhánh phát hành không
được làm lộ mã số cá nhân ( PIN) của chủ thẻ. Mọi rủi ro phát sinh trong khi chủ
thẻ chưa nhận được thẻ đều do Ngân hàng phát hành chịu trách nhiệm.
Việc in ấn, nạp thông tin vào thẻ được thực hiện đầy đủ theo đúng quy định
về thẩm định và các thông tin thẻ cần thiết.
1.2.1.3. Thủ tục phát hành thẻ
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 11
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Sơ đồ: Thủ tục phát hành thẻ
Quy trình phát hành thẻ:
Bước 1: Khách hang gởi đơn,hồ sơ cần thiết yêu cầu được sử dụng thẻ đến ngân

hàng và phải đáp ứng được các yêu cầu của ngân hàng về độ tuổi,thu nhập… Đồng
thời,khách hang phải cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết nhu họ tên, địa chỉ,cơ
quan công tác,số chứng minh thu… cho ngân hàng .
Bước 2: Ngân hàng căn cứ vào hồ sơ yêu cầu phát hành thẻ của khách hang ,bộ
phận thẩm định sẽ tiến hành thẩm tra hồ sơ và ra quyết định chấp nhận hoặc từ chối
phát hành. Với những hồ sơ được chấp nhận,chi nhánh phát hành thẻ tiến hành gởi
hồ sơ,hợp đồng ký kết với trung tâm thẻ, đồng thời xác định hạn mức cho khách
hang.
Bước 3: Trung tâm thẻ sẽ tiến hành mở tài khoản thẻ cho khách hang ,cập nhật hồ
sơ và tiến hành in thẻ. Sau khi xác định số PIN,thẻ được giao lại cho bộ phận phát
hành. Quy trình phát hành thẻ, đặc biệt là số PIN phải được đảm bảo giữ bí mật.
Bước 4: Sau thời gian khoản từ 3 đến 10 ngày tuỳ theo ngân hàng ,chi nhánh nhận
được thẻ từ Trung tâm phát hành thẻ sẽ giao lại thẻ cho khách hang kèm theo số
PIN. Chủ thẻ sẽ ký vào phía sau mặt thẻ và lấy số PIN kích hoạt thẻ và đổi lại mã
các nhân cho thẻ của mình. Lúc này thẻ đã có hiệu lực.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 12
Chủ thẻ
Điền vào form yêu cầu sử dụng
thẻ
Ký hợp đồng sử dụng thẻMở hồ
sơ chủ thẻ,tài khoản chủ thẻ,số
thẻ và lưu vào file máy tính
Kèm theo các giấy tờ khác do
ngân hàng phát hành
Chi nhánh phát hành
Nhận hồ sơ khách hang
Thẩm định hồ sơ
Lưu hồ sơ gốc
Gửi hồ sơ phát hành về trung
tâm

Truyền file chủ thẻ đến trung
tâm
Trung tâm thẻ
Nhận yêu cầu phát
hành thẻ của chi
nhánh
Nhận file, hồ sơ và
tạo hồ sơ của chủ thẻ.
In thẻ và mã hoá
thông tin thẻ
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
1.2.1.4. Quy trình phát hành,sử dụng và thanh toán thẻ
Hoạt động phát hành và thanh toán thẻ ở mỗi một quốc gia và mỗi một ngân
hàng là khác nhau về thủ tục và các điều kiện,do còn nhiều yếu tố rang buộc về luật
pháp,chính trị,trình độ phát triển dân trí hay điều kiện kinh tế-xã hội. Song về tổng
thể nó gồm những nội dung cơ bản sau:
Khi một khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ, Ngân hàng phát hành yêu cầu
khách hàng cung cấp hồ sơ cần thiết theo quy định để có thể phát hành thẻ cho
khách hàng,Các giấy tờ tuỳ theo quy định của từng ngân hàng ,của từng quốc gia
nhưng về cơ bản là chứng minh nhân dân (CMND) khách hang,khả năng thanh toán
của khách hang và tổ chức cá nhân có quan hệ.
Sau khi thẩm định hồ sơ,nếu khách hàng đủ điều kiện làm thẻ,ngân hàng sẽ
phát hành thẻ cho khách hang ,hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản thẻ . Chủ thẻ
khi sử dụng thẻ để thanh toán tiền hang hoá dịch vụ hay rút tiền mặt tại các đơn vị
chấp nhận thẻ, đại lý sẽ phải kiểm tra khả năng thanh toán của thẻ bằng cách xin
chuẩn chi của ngân hàng thanh toán. Nếu thẻ không vấn đề gì,ngân hàng cấp phép
chuẩn chi và báo cho đơn vị chấp nhận thẻ biết. Đơn vị chấp nhận thẻ khi đó sẽ yêu
cầu chủ thẻ ký tên lên hoá đơn (đảm bảo chữ ký trên hoá đơn phải giống chữ ký trên
thẻ) và cung cấp hàng hoá ,dịch vụ hay ứng rút tiền mặt cho khách hàng .Đơn vị
chấp nhận thẻ nhận tiền thanh toán từ ngân hàng thanh toán sau khi nộp lại hoá đơn

cho ngân hàng (nếu là máy cà thẻ), hoặc sau khi tổng kết trên thiết bị đọc thẻ điện
tử và bị trừ đi một chiết khấu đại lý.
Ngân hàng thanh toán sẽ thực hiện đòi tiền từ ngân hàng phát hành thông qua
tổ chức thẻ quốc tế (trường hợp ngân hàng phát hành và ngân hàng thanh toán
không cùng một hệ thống) ,nhiệm vụ của các tổ chức thẻ quốc tế là ghi nợ vào tài
khoản của ngân hàng phát hành và ghi có cho ngân hàng thanh toán.
Định kỳ hàng tháng vào ngày lập bảng thông báo giao dịch,ngân hàng phát
hành nhận được file dữ liệu sao kê chi tiết về hoạt động của chủ thẻ trong kỳ,sau đó
ngân hàng lập bảng thông báo giao dịch gửi cho chủ thẻ yêu cầu thanh toán.
Trong quá trình sử dụng,phát hành và thanh toán thẻ,ngân hàng phát
hành,ngân hàng thanh toán và tổ chức thẻ quốc tế có trách nhiệm giải quyết tất cả
các khiếu nại,tra soát, đòi bồi hoàn và xử lý các tranh chấp.
1.2.2. Những rủi ro thường gặp trong kinh doanh thẻ
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 13
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Rủi ro là việc không thể tránh khỏi trong bất kỳ loại hình kinh doanh nào
,nhất là trong lĩnh vực tài chính thì càng không thể không có. rủi ro có thẻ xuất hiện
từ khâu phát hành,trong lúc chủ thẻ sử dụng cho đến trong giao dịch với ngân hàng
… Khi các rủi ro kéo dài nó sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không những cho chủ thẻ mà
còn cho các ngân hàng và xã hội, gây mất niềm tin cho dân chúng đối với hệ thống
ngân hàng . Có một số rủi ro thường gặp sau:
1.2.2.1. Rủi ro trong khâu phát hành
a. Đơn xin phát hành với những thông tin giả ( Fraudulment Application)
Ngân hàng có thể phát hành thẻ cho khách hàng với những thông tin giả mạo
do không thẩm định kỹ các thông tin của khách hang trên hồ sơ xin phát hành thẻ.
Tuy thế có thể khẳng định rằng tỷ lệ phát sinh loại rủi ro này là rất thấp,bởi vì trong
thực tế khác với nhiều loại hình kinh doanh khác hợp đồng kinh doanh thẻ dễ kiểm
chứng và có đảm bảo cao (có thế chấp và có số dư tiền gửi tại ngân hàng và có theo
dõi dòng thu nhập của chủ thẻ). Trường hợp rủi ro này có thể dẫn đến các rủi ro về
tín dụng cho ngân hàng phát hành khi chủ thẻ sử dụng thẻ mà không có khả năng

thanh toán các khoản chi tiêu của họ,hoặc có những hành vi lừa đảo.
b. Thẻ giả (Counterfeit Card)
Thẻ do các tổ chức tội phạm hoặc các nhân làm giả căn cứ vào các thông tin
có được từ các chứng từ giao dịch thẻ hoặc thẻ mất cắp,thất lạc. Theo quy định của
tổ chức thẻ quốc tế ,NHPH chịu hoàn toàn trách nhiệm với mọi giao dịch thẻ giả có
mã số (PIN) của NHPHT. Đây là loại rủi ro đặc biệt nguy hiểm và khó quản lý vì
nằm ngoài sự tiên liệu của NHPH.
c. Chủ thẻ không nhận được thẻ do ngân hàng phát hành gởi ( Nerver Received
Issue)
Rủi ro này phát sinh khi NHPH gửi thẻ cho chủ thẻ qua đường bưu điện
nhưng thẻ bị đánh cắp trên đường gửi, Thẻ bị sử dụng trong khi chủ thẻ không hay
biết gì về việc thẻ đã được gửi cho mình. Nếu không có biện pháp quản lý đảm
bảo,NHPH phải chịu mọi rủi ro đối với giao dịch được thực hiện trong trường hợp
này.
d. Tài khoản của chủ thẻ bị lợi dụng ( Account take over)
Rủi ro này phát sinh từ tại thời điểm ngân hàng gia hạn hoặc phát hành thẻ.
NHPH nhận được thông báo về thay đổi địa chỉ của chủ thẻ và được yêu cầu gởi thẻ
vềddiaj chỉ mới .Do không kiểm tra tính xác thực của thông báo nên NHPH thẻ đã
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 14
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
gửi thẻ đến địa chỉ theo yêu cầu nhưng thực ra đây không phải là yêu cầu của chủ
thẻ đích thực. Tài khoản của chủ thẻ bị người khác lợi dụng , điều này chỉ được phát
hiện khi ngân hàng nhận được sự liên hệ của chủ thẻ về việc không nhận được thẻ
hoặc khi ngân hàng yêu cầu thanh toán sao kê cho chủ thẻ. Trường hợp này dễ dẫn
đến rủi ro cho cả ngân hàng và chủ thẻ
1.2.2.2. Rủi ro trong khâu thanh toán
Đây là khâu phát sinh rủi ro chính trong kinh doanh thẻ. Hàng loạt thiệt hại
của ngân hàng và các tổ chức thẻ quốc tế gần đây đều xảy trong khâu phát hành và
thanh toán thẻ.
a.Thẻ mất cắp,thất lạc (Lost- Stolen Card)

Chủ thẻ bị mất cắp hoặc bị thất lạc thẻ và thẻ được người khác sử dụng trước
khi chủ thẻ kịp thông báo cho ngân hàng phát hành biết để có biện pháp hạn chế sử
dụng hoặc thu hồi thẻ. Các tổ chức tội phạm có thể in nổi mã hoá lại thẻ để thực
hiện các giao dịch về thẻ giả mạo. Trường hợp này dễ dẫn đến rủi ro cho chủ thẻ
hoặc cho NHPHT.
b. Tạo băng từ giả (Skimming)
Đây là loại giả mạo giao dịch thẻ sử dụng công nghệ kỹ thuật cao trên cơ sở
thu thập thông tin trên băng từ của chủ thẻ thanh toán tại các cơ sở chấp nhận thẻ.
Các tổ chức tội phạm làm thẻ giả sử dụng các phấn mềm riêng rẽ để mã hoá và tạo
các băng từ trên thẻ giả,sau đó sẽ thực hiện các giao dịch giả mạo, Trong trường
hợp này dẫn đến các rủi ro cho ngân hàng thanh toán,NHPH và chủ thẻ. Loại giả
mạo này đan có xu hướng gia tăng ở các nước có hoạt động kinh doanh thẻ phát
triển.
c. Rủi ro đạo đức
Rủi ro này phát sinh khi nhân viên các cơ sở chấp nhận thẻ đã cố tình in ra
nhiều bộ hoá đơn thanh toán thẻ,nhưng chỉ giao một bộ hoá đơn cho chủ thẻ ký
thanh toán. Sau đó bộ hoá đơn in dư sẽ bị giả mạo chữ ký của khách hang để yêu
cầu NHTT chi trả. Thiệt hại xảy ra có thể làm ảnh hưởng đến NHTT và NHPH.
Ngoài các rủi ro chính trên,còn một số nguy cơ rủi ro khác có thể xuất hiện
nếu ngân hàng thành viên không chú trọng đúng mức tới việc quản lý hệ thống xử
lý dử liệu và quản trị hệ thống kỹ thuật.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 15
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Cho đến nay để phòng ngừa và quản lý rủi ro,góp phần hạn chế tổn thất cho
các Ngân hàng thành viên,các tổ chức thẻ quốc tế đã xây dựng một hệ thống các
quy tắc về chuẩn mực về quản lý rủi ro và bảo mật cho các thành viên tuân thủ,một
hẹ thống mạng trực tuyến (on-line) giữa các tổ chức thẻ quốc tế với các thành viên
đã được xây dựng và để xử lý,trao đổi thông tin quản lý rủi ro toàn cầu. Bên cạnh
đó,các tổ chức thẻ quốc tế đã tổ chức các chương trình dịch vụ hỗ trợ ,các chương
trình tập huấn đào tạo nghiệp vụ … nhằm nâng cao trình độ cũng như trợ giúp kỹ

thuật và nghiệp vụ cho các ngân hàng thành viên nhằm phòng ngừa, quản lý rủi ro.
Quan trọng hơn là tự các ngân hàng phải luôn quan tâm đặc biệt đến các vấn đề này
của ngân hàng mình.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNH PHÁT HÀNH THẺ THANH TOÁN TẠI
NGÂN HÀNG ĐÔNG Á - CHI NHÁNH NGUYỄN VĂN LINH
2.1. Một vài nét cơ bản về Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh Nguyễn Văn Linh:
2.1.1. Tổng quan về ngân hàng Đông Á và Chi nhánh Nguyễn Văn Linh:
2.1.1.1. Giới thiệu chung:
Ngân hàng Đông Á (DongA Bank) được thành lập vào ngày 01/07/1992 với
số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động DongA Bank đã
khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phầnphát triển hang đầu Việt Nam,
đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại,
đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hằng ngày.
 Vốn điều lệ (tính đến ngày 31/12/2009) là 3.400 tỷ đồng.
 Các cổ đông lớn:
Văn phòng thành uỷ TP.HCM
Công ty CP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (PNJ)
Công ty xây dựng và kinh doanh nhà Phú Nhuận
Tổng Công ty May Việt Tiến
Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO)
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 16
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Công ty Dịch vụ Hang không Sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO)
 Mạng lưới hoạt động:
- Hội sở, 1 Sở giao dịch,hơn 170 chi nhánh và phòng giao dịch
- Hơn 900 máy giao dịch tự động – ATM & hơn 1200 máy ATM trong hệ thống
VNBC.
- Gần 1500 điểm chấp nhận thanh toán bằng Thẻ _POS
 Công ty thành viên:
- Công ty Kiều hối Đông Á (1 Hội sở và 5 Chi Nhánh)

- Công ty Chứng khoán Đông Á
 Hệ thống quản lý chất lượng : Hoạt động của quy trình nghiệp vụ chính được
chuẩn hoá theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000
 Công nghệ:
Từ năm 2003,Ngân hàng Đông Á đã khởi động dự án hiện đại hoá công nghệ
và chính thức đưa vào áp dụng phần mếm quản lý mới (Core-banking) trên toàn hệ
thống từ tháng 6/2006. Phần mầm này do tập đoàn I-Flex cung cấp. Với việc thành
công trong đầu tư công nghệ và hoàn chỉnh cơ sở hạ tầng,Ngân hàng Đông Á cung
cấp nhiều dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của mọi khách hang các nhân và doanh
nghiệp. Đặc biệt,Ngân hàng Đông Á có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến trên
toàn hệ thống chi nhánh qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc mọi
nơi.
2.1.1.2. Tầm nhìn: Trở thành một ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam
Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ
thông tin hiện đại trong các sản phẩm dịch vụ,trong quản lý,trong công việc… để
phục vụ mọt cách tốt nhất,nhanh nhất,chính xác nhất cho khách hàng. Thêm vào đó
là việc đầu tư vào công ty VNBC_công ty chuyên sản xuất máy móc cho ngành tài
chính ngân ngân hàng , đã cho thấy sự đầu tư rất lớn của ngân hàng Đông Á để trở
thành một ngân hàng hiện đại nhất Việt Nam.
2.1.1.3. Sứ mệnh: ngân hàng cam kết:
- Cung cấp nguốn lực tài chính nhằm hỗ trợ sự phát triển của các doanh nghiệp vừa
và nhỏ.
- Cung cấp những giải pháp tài chính hiệu quả đáp ứng nhu cầu tiêu dung,tiết
kiệm,kinh doanh và đàu tư của tiểu thương và tư nhân.
- Đào tạo cán bộ-nhân viên ngân hàng Đông Á theo định hướng phát triển và hội
nhập.
- Tạo niềm tin và kết quả cao nhất cho khách hang và cổ đông.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 17
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
- Xây dựng ngân hàng vững mạnh trong giai đoạn hội nhập của đát nước,tham gia

tích cực các hoạt động xã hội với mục đích hướng về cộng đồng.
2.1.1.4. Chiến lược phát triển
Với phương châm: “Bình dân hoá dịch vụ ngân hàng -Đại chúng hoá
công nghệ ngân hàng ’’ Đông Á đưa ra các chiến lược: quần chúng hoá dịch vụ
ngân hàng ; bình dân hoá ứng dụng ngân hàng ; chuyên nghiệp hoá đội ngũ cán bộ-
nhân viên; đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ ngân hàng ;nâng cao thương hiệu trong và
ngoài nước, để hướng đến mục tiêu trở thành một ngân hàng đa năng - một tập đoàn
dịch vụ tài chính vững mạnh.
2.1.1.5. Logo và slogan
a/Logo:
Biểu tượng
cách điệu 3
chữ A lồng vào nhau thể hiện mong muốn của DongA Bank về hoạt động của Ngân
hàng trong thời gian dài sẽ được đánh giá theo hệ số tín nhiệm cao nhất theo tiêu
chuẩn quốc tế.
Hình ảnh logo mới của DongA Bank là hình cách điệu của vầng ánh dương màu
cam moc từ phương Đông ,là biểu trưng cho sự thành công và cũng là một hình ảnh
ấm áp,gần gũi với tất cả mọi người.
Nét chữ với các góc cong hài hoà thể hiện sự linh
hoạt ,uyển chuyển thích nghi với thời đại;phối hợp giữa màu Xanh dương đậm (kế
thừa từ màu xanh truyền thống của DongA Bank ) và màu Cam mang đến niềm
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 18
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
tin ,sự thân thiện ,cởi mở và tràn đầy sức sống ;cùng với chữ
vững chắc tạo nên sự hoàn hảo trong hoạt động ngân hang
Với hình ảnh logo mới ,ba giá trị nổi bật mà DongA Bank mong muốn đem
đến cho khách hang và đối tác là “không ngừng sáng tạo” , “thân thiện” và “đáng
tin cậy”. Đồng thời, logo mới của mới của DongA Bank cũng thể hiện định hướng
đa doạng hoá hoạt động,chủ động hội nhập và cam kết xây dựng một Ngân hàng đa
năng –hoá hoạt động,chủ động hội nhập và cam kết xây dựng một Ngân hàng đa

năng- một Tập đoàn tài chính vững mạnh với tập thể cán bộ nhân viên không ngừng
sáng tạo nhằm mang lại những giái trị thiết thực cho cuộc sống.
b/Slogan: Người bạn đồng hành tin cậy
2.1.1.6. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng Đông Á- Chi nhánh
Nguyễn Văn Linh:
Ngân hàng Đông Á- Chi nhánh NVL là loại hình chi nhánh cấp 1 được hoạt
động theo qui định số 142/2002 ngày 23/07/2002 của TGD ngân hàng , Chủ tịch
HĐQT về việc ban hành quy chế tổ chức hoạt động của chi nhánh cấp 1 của DAB
thuộc hệ thống DAB theo quyết định số 222/2002/QD_EAB ngày 30/09/2002 của
HĐQT.
Việc ra đời của chi nhánh ngân hàng cấp 1 DAB Đà Nẵng đã hướng nhu cầu
ngày càng mở rộng thị phần,mở rộng mạng lưới. Đồng thời cũng đáp ứng nhu càu
tiẹn lợi của khách hang .Trụ sở chính đặt tại 51,Nguyễn Văn Linh,Q. Thanh Khê
,Đà Nẵng.
Quá trình hoạt động kinh doanh hiện nay đã lớn mạnh về nhiều mặt. Nhìn
chung, các mặt hoạt động của ngân hàng trong các năm qua đều ở mức tăng trưởng
khá. Công tác quảng bá hình ảnh thương hiệu đã và đang phát huy hiệu quả thông
qua lồng ghép các hoạt động hiệu quả và uy tín sẵn có. DAB Đà Nẵng đang có sức
lan toả mạnh và đã thực sự trở thành một thương hiệu mạnh trên địa bàn.
2.1.1.7. Tình hình nguồn nhân lực tại ngân hàng Đông Á – Chi nhánh Nguyễn
Văn Linh
a/ Cơ cấu tổ chức:
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 19
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
Quan hệ trực tuyến
Quan hệ chức năng
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 20
Giám Đốc CN
Phó GĐ
Kế toán trưởng

P.
KHCN
P.
KHDN
P.
IT
P.
Ngân
quỹ
P.
HCNS
P. KT
TGTK
TGCN
Chuyển
tiền
nhanh
TDCN
Tư vấn
bán
hàng
Thẻ
ATM
TDDN
KTDN
KT
ATM
Hổ trợ
phần
cứng

Kiểm
ngân
Quản

ATM
Sản
xuất
thẻ
Lễ tân
HCNS
Bảo vệ
Lái xe
Tạp vụ
KTTH
KTNB
KT thẻ
PGD
Hòa
Cường
PGD Hải
Châu
PGD Ngũ
Hành Sơn
PGD
Đống Đa
PGD Lê
Duẫn
PGD
Hòa
Khánh

PGD 24h
số 1
PGD 24h
số 2
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
b/ Chức năng nhiệm vụ các phòng ban tại chi nhánh:
 Giám đốc
• Quản lý chung toàn bộ chi nhánh
• Quản lý chung chi nhánh và toàn bộ PGD trực thuộc
• Là người quyết định về công tác tổ chức, khen thưởng, kỷ luật,…, chịu trách
nhiệm hoàn toàn về kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
 Phó giám đốc
• Phụ trách chính công tác kinh doanh cả chi nhánh và các PGD.
• Hỗ trợ và giúp việc cho Giám đốc, thay mặt giám đốc điều hành các hoạt
động của ngân hàng khi Giám đốc đi vắng.
 Phòng khách hàng cá nhân:
- Tổ chức & triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho KHCN qua các kênh giao
dịch của Ngân hàng.
- Quản lý và lưu trữ các hồ sơ và các chứng từ có liên quan đến cơ sở dữ liệu
KHCN, hoạt động tín dụng, huy động vốn & kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN.
- Phối hợp với Phòng KHDN để xây dựng bộ sản phẩm trọn gói dành cho KHCN và
KHDN tiềm năng của đối tượng khách hàng của Chi nhánh.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc phát triển quan hệ & chăm sóc
KHCN, hoạt động tín dụng huy động vốn & kinh doanh dịch vụ dành cho KHCN
do Giám đốc chi nhánh phân công.
 Phòng khách hàng doanh nghiệp:
- Tổ chức & triển khai các sản phẩm dịch vụ dành cho KHDN.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 21
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
- Quản lý và lưu trữ các hồ sơ, các chứng từ khác có liên quan đến hoạt động tín

dụng doanh nghiệp, TTQT và quản lý tài khoản & thông tin KHDN.
- Thực hiện báo cáo thống kê về hoạt động tín dụng, TTQT, huy động vốn, kinh
doanh dịch vụ dành cho KHDN và hoạt động chăm sóc - phát triển quan hệ KHDN
của Chi nhánh cho Trưởng phòng KHDN và các cơ quan Nhà nước theo quy định
của Ngân hàng.
- Phối hợp với Phòng KHCN để xây dựng bộ sản phẩm trọn gói dành cho KHCN và
KHDN hiện có và tiềm năng của Chi nhánh.
- Thực hiện các công việc khác có liên quan đến việc phát triển quan hệ & chăm sóc
KHDN, hoạt động tín dụng DN, TTQT & quản lý tài khoản DN và các dịch vụ khác
cho KHDN do Giám đốc chi nhánh phân công
 Phòng Kế toán:
- Theo dõi và hạch toán kịp thời, đầy đủ, nhanh chóng và chính xác các khoản tạm
ứng, phải thu tạm trích, chi phí chờ phân bổ, các khoản phải trả, thu nhập, chi phí.
- Kết hợp với Phòng Ngân quỹ thực hiện kiểm tra và hạch toán kịp thời và theo
đúng quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ đối với các giao dịch phát sinh trên Trung tâm
giao dịch tự động ABC, ATM & POS mà Chi nhánh được giao quản lý.
- Tính toán và lập báo cáo kết quả kinh doanh, các khoản thuế phải nộp hàng tháng,
định kỳ và thực hiện nộp ngân sách Nhà nước.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc chi nhánh phân công
 Phòng Ngân quỹ:
- Quản lý và cập nhật lượng tiền mặt (VNĐ/ngoại tệ) và vàng của đơn vị cho Giám
đốc chi nhánh.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 22
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
- Nạp tiền & kết toán kịp thời và theo đúng quy trình, hướng dẫn nghiệp vụ cho
Trung tâm giao dịch tự động ABC & máy ATM, POS do Chi nhánh được giao quản
lý.
- Phối hợp với nhân viên của Phòng KHCN & Phòng KHDN để thực hiện các
nghiệp vụ thu chi tiền mặt, vàng, ngoại tệ và các giấy tờ có giá tại Chi nhánh.
- Báo cáo tình hình hoạt động ngân quỹ cho Giám đốc chi nhánh theo quy định của

Ngân hàng.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc chi nhánh phân công.
 Phòng Hành chính - Nhân sự:
- Công việc quan trọng của phòng chính là quản lý về tiền lương,bảo hiểm,nhân sự
của chi nhánh. Quản lý về tài sản thiết bị,máy móc,trật tự và cháy nổ …
- Theo dõi, quản lý, và cập nhật cho Phòng Nhân sự - Đào tạo (Hội sở) về tình hình
biến động nhân sự, hợp đồng lao động & hồ sơ cán bộ - nhân viên, việc chấm công,
bình bầu thi đua khen thưởng, thực hiện tính & chi trả lương, phụ cấp theo quy
định của Ngân hàng.
- Thực hiện các công việc khác do Giám đốc chi nhánh phân công.
 Phòng Công nghệ thông tin:
- Chịu trách nhiệm quản lý và vận hành hạ tầng CNTT, Trung tâm giao dịch tự
động ABC, hệ thống ATM, POS của Chi nhánh để đảm bảo phục vụ cho các ứng
dụng nghiệp vụ tại Chi nhánh.
- Làm việc với đối tác viễn thông, và phối hợp với các phòng, bộ phận khác của Hội
sở, Trung tâm Điện toán và Chi nhánh (Phòng CSHT, ) để chuẩn bị cơ sở hạ tầng
cho việc lắp đặt, vận hành và quản lý Trung tâm giao dịch tự động ABC, ATM,
POS mà Chi nhánh được giao quản lý.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 23
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
- Thực hiện các công việc liên quan đến sản xuất (dập) thẻ Đa năng Đông Á.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc chi nhánh phân công .
 Bộ phận kiểm soát nội bộ (trực thuộc Hội Sở):
- Kiểm tra, giám sát hoạt động hàng ngày của Chi nhánh, đặc biệt các nghiệp
vụ như tín dụng, kế toán, thanh toán,… để đảm bảo tuân thủ theo các quy định, quy
trình do NHNN, NH Đông Á và các đơn vị hữu quan ban hành.
- Ghi nhận, tổng hợp, phân tích các vi phạm phát sinh, báo cáo cho Trưởng Phòng
Kiểm soát Nội bộ (Hội sở) về tình hình thực hiện của Chi nhánh và đề xuất hướng
giải quyết phù hợp và kịp thời cho Chi nhánh.
c/ Cơ sở vật chất:

Với 1 trụ sở chi nhánh chính và 7 phòng giao dịch(PGD) nằm trên các trục
đường chính,khang trang hiện đại với cách bài trí nổi bật và giống nhau với các chi
nhánh và phòng giao dịch trong cả nước tạo nên một ấn tượng khó quên cho khách
hang giao dịch. Cùng với đội ngũ giao dịch viên trẻ,năng động luôn mang lại sự hài
long cho khách hang đến giao dịch tại ngân hàng
Hệ thống 42 máy ATM và 17 máy POS luôn sẵn sàng phục vụ khách hàng
bất cứ lúc nào. Cùng với 1 số phòng giao dịch 24/24 sẵn sang đáp ứng nhu cầu thắc
mắc của khách hàng một cách nhanh chóng,tiện lợi nhất.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 24
Khoá Luận Tốt Nghiệp GVHD: Ths.Nguyễn Lợi
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Ngân hàng Đông Á - Chi nhánh
Nguyễn Văn Linh những năm gần đây
2.2.1. Tình hình huy động vốn
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ Tiêu
Năm 2008 Năm 2009
Chênh lệch năm
2009-2008
ST
TT
(%)
ST
TT
(%)
ST
Tốc độ
(%)
VỐN HUY ĐỘNG 1.045.197 100.0 2.203.311 100.0
1.158.11
4

110.8
1.Tiền gửi của dân cư 514.614 49.2 1.117.140 50.7 602526.0 117.1
2.Tiền gửi thanh toán 332.781 31.8 659.538 29.9 326757.6 98.2
3.Tiền gửi của các
TCTD khác
43.557 4.2 79.958 3.6 36400.9 83.6
4. Thông qua phát
hành Thẻ
154.245 14.8 350.674 15.8 196.429 127.4
Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh của DAB ĐN năm 2008-2009
Qua bảng số liệu về tình hình huy động vốn tại Ngân hàng Đông Á chi nhánh Đà
Nẵng qua các năm ta thấy:
Tổng vốn huy động liên tục tăng qua các năm với tốc độ ngày càng cao. Năm
2008, Ngân hàng đã huy động được 891752,5 trđ. Tổng số dư huy động cuối năm
2009 tăng gấp đôi năm 2008 với tốc độ tăng 107,9%. Năm 2009 do một số ngân
hàng thiếu hụt khả năng thanh khoản nên phải tăng lãi suất huy động, gây ra sự biến
đổi mạnh mẽ về lãi suất huy động của các NHTM. Lãi suất năm này có thể nói là
cao đột biến và sự cạnh tranh về lãi suất giữa các ngân hàng có thể nói là rất khốc
liệt bất kể NHTW đã đưa ra lãi suất cơ bản là 8% và các NHTM niêm yết lãi suất
huy động không được vượt quá 150%,có thể thấy rõ nhất vào những tháng cuối năm
2009.
SVTH: Phạm Mỹ Trang Trang 25

×