Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận Thực trạng tiền lương tối thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.07 KB, 23 trang )

Tiền lương tối thiểu
Lời mở đầu
Thế giới bước sang một thiên niên kỷ mới và đang dần đi hết thập kỷ đầu của thiên
kỷ mới. Thế giới đổi thay, đất nước ta cũng có nhiều thay đổi. Xu thế thế giới là
hội nhập toàn cầu. Hoà chung xu thế ấy, Việt Nam cũng đang thay đổi, tạo điều
kiện để đất nước hội nhập tốt hơn, theo kịp bạn bè năm châu.
Thời thế hội nhập tạo rất nhiều điều kiện thuận lợi cho Việt Nam trong quá trình
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Nền kinh tế những năm qua không ngừng
tăng trưởng nhanh, và rất nhanh, tốc độ tăng trưởng khá cao, vượt chỉ tiêu đề ra rất
nhiều. Bên cạnh đó, trình độ khoa học kỹ thuật của đất nước cũng không ngừng
tăng nhanh, bắt kịp với khoa học thế giới.
Xu thế hội nhập đã tạo nhiều thuận lợi để nước ta phát triển, nhưng bên cạnh
những thuận lợi ấy cũng không tránh khỏi nhiều khó khăn mà chúng ta gặp phải,
như : Mức sống của người dân còn thấp, chỉ trên 640 USD/ người/ năm. So với thế
giới, mức thu nhập là rất thấp. Bên cạnh đó, tình trạng lạm phát vẫn còn tồn tại,
mức sống và mức tiêu dùng tối thiểu so với thu nhập thực tế là rất cao. Đó là điều
bất lợi với nền kinh tế, kìm hãm rất nhiều cho sự phát triển của kinh tế đất nước.
Thêm vào đó, các công ty nước ngoài vào đầu tư tại Việt Nam ngày càng nhiều. Để
thu hút lao động có trình độ, họ không ngại đưa ra chính sách tiền lương hấp dẫn.
Gây khó khăn không nhỏ cho chính sách lao động của các doanh nghiệp trong
nước. Mức thu nhập thấp cũng một là nguyên nhân gây nên vấn đề chảy máu chất
xám những năm vừa qua, là vấn đề khá đau đầu với Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Trước tình hình ấy, để phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trong nước và tình
hình chung của thế giới, Đảng và Nhà nước đã không ngừng thay đổi và ban hành
mới các quy định về tiền lương tối thiểu. Có thể nói, tiền lương tối thiểu là một
trong những vấn đề quan trọng được các ngành, các cấp, đoàn thể, người lao động
và người sử dụng lao động trong cả nước quan tâm. Một chính sách tiền lương tối
thiểu hợp lý sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
cũng như tiến trình hội nhập.
1. Thực trạng tiền lương tối thiểu
1.1 tiền lương tối thiểu chung


Bảng1: Mức lương tối thiểu chung giai đoạn 2002-5/2012
Từ năm 2002 đến 2011, mức lương tối thiểu chung cho người lao động trong khu
vực hành chính - sự nghiệp đã điều chỉnh 8 lần từ 210.000 đồng/tháng lên 830.000
đồng/tháng, với mức tăng gần 4 lần, tiền lương tăng tăng thêm 295,2%.
Trong giai đoạn 2003-2011: tốc độ tăng bình quân mỗi năm là 13, 022% đồng thời
có xu hướng tăng liên tục qua các năm và tương đối ổn định, tiền lương tối thiểu
chỉ không tăng: năm 2004: 290.000 đồng và 2007: 450.000 đồng
Từ ngày 1/5/2012, mức lương tối thiểu đã được quyết định tăng lên mức 1.050.000
đồng/tháng, tăng 26,5% so với năm 2011. Việc điều chỉnh này được thực hiện trên
cơ sở các mức đã dự kiến trong Đề án tiền lương giai đoạn 2003 - 2007 và 2008 -
2012, có điều chỉnh theo mức tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá tiêu dùng và khả năng
của NSNN, nhằm đảm bảo được mức sống tối thiểu cho người dân.
1.2 Tiền lương tối thiểu của các doanh nghiệp theo vùng
DANH MỤC LƯƠNG TỐI THIỂU VÙNG tỉnh Bình Dương

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước:
Từ
tháng
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Căn cứ
01/2008 620,000 580,000 540,000 NĐ: 167/2007/NĐ-CP, ngày
16/11/2007
01/2009 800,000 740,000 690,000 650,000 NĐ: 110/2008/NĐ-CP, ngày
10/10/2008
01/2010 980,000 880,000 810,000 730,000 NĐ: 97/2009/NĐ-CP, ngày
30/10/2009
01/2011 1,350,000

1,200,000

1,050,000830,000 NĐ: 108/2010/NĐ-CP, ngày

29/10/2010
07/2011 một số địa bàn thực hiện chuyển vùng (xem NĐ108/2010/NĐ-CP)
10/2011 2,000,000

1,780,000

1,550,0001,400,000NĐ: 70/2011/NĐ-CP, ngày
22/08/2011

Doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước ngoài:
Từ
tháng
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 Căn cứ
01/2008 1,000,000 900,000 800,000 NĐ: 168/2007/NĐ-CP, ngày
16/11/2007
01/2009 1,200,000 1,080,000950,000 920,000 NĐ: 111/2008/NĐ-CP, ngày
10/10/2008
01/2010 1,340,000 1,190,0001,040,0001,000,000NĐ: 98/2009/NĐ-CP, ngày
30/10/2009
01/2011 1,550,000 1,350,0001,170,0001,100,000NĐ: 107/2010/NĐ-CP, ngày
29/10/2010
07/2011 một số địa bàn thực hiện chuyển vùng (xem NĐ107/2010/NĐ-CP)
10/2011 2,000,000 1,780,0001,550,0001,400,000NĐ: 70/2011/NĐ-CP, ngày
22/08/2011
Năm 2008: nhà nước mới chia thành 3 khu vực lương tối thiểu:
+Khu vực I: thành phố Hà Nội, Tp.HCM.
+Khu vực hai: huyện thuộc thành phố Hải Phòng; thành phố Hạ Long thuộc tỉnh
Quảng Ninh; thành phố Biên Hòa, thị xã Long Khánh, các huyện Nhơn Trạch,
Long Thành, Vĩnh Cửu, Trảng Bom thuộc tỉnh Đồng Nai; thị xã Thủ Dầu Một, các
huyện: Thuận An, Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên thuộc tỉnh Bình Dương; thành phố

Vũng Tàu thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
+Khu vực 3 các địa bàn còn lại
Đối với lao động Việt Nam làm việc cho doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI), cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế và cá nhân người nước ngoài
tại Việt Nam, Chính phủ cũng có nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu theo
hướng tăng lên. Cụ thể, tăng lên :
Vùng I: 1.000.000 đồng/tháng
Vùng II: Mức 900.000 đồng/tháng a
Vùng III: Mức 800.000 đồng/tháng
Từ năm 2009: nhà nước chia thành 4 khu vực tiền lương tối thiểu
Mức lương tối thiểu vùng từ 2009 đến 2011
Vùng
Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh
nghiệp trong nước
Mức lương tối thiểu vùng đối với doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
Năm 2009
(đồng/tháng)
Năm 2010
(đồng/tháng)
Năm 2011
(đồng/tháng)
Năm 2009
(đồng/tháng)
Năm 2010
(đồng/tháng)
Năm 2011
(đồng/tháng)
I 800.000 980.000 1.350.000 1.200.000 1.340.000 1.550.000
II 740.000 880.000 1.200.000 1.080.000 1.190.000 1.350.000

III 690.000 810.000 1.050.000 950.000 1.040.000 1.170.000
IV 650.000 730.000 830.000 920.000 1.000.000 1.100.000
Năm 2012: quy định chung tiền lương tối thiểu giữa các doanh nghiệp
Vùng I: 2.000.000 đồng/tháng
Vùng II: 1.780.000 đồng/tháng
Vùng III: 1.550.000 đồng/tháng
Vùng IV: 1.400.000 đồng/tháng
Nhận xét:
- Tiền lương tối thiểu của doanh nghiệp cao hơn mức tiền lương tối thiểu của
chung do nhà nước quy định.
- Mức lương tối thiểu các doanh nghiệp nước ngoài cao hơn doanh nghiệp
trong nước:
+Đây cũng là một cách để nhà nước bảo vệ các doanh nghiệp trong nước, việc
quy định mức lương tối thiểu thấp hơn đồng nghĩa với chi phí đầu vào thấp hơn,
tạo điều kiện sản xuất sản phẩm có lợi hơn so với việc quy định mức lương cao.
Đồng thời xét theo mặt bằng chung hiệu quả và năng suất lao động của các doanh
nghiệp nước ngoài cao hơn so với trong nước vì vậy quy định mức lương cao hơn
+ Đối với công nhân trong nước nếu mức lương ngang nhau ở hai khu vực, thì
công nhân sẽ ưu tiên chon khu vực nhà nước để đảm bảo ổn định về tiền lương và
lương hưu, vì vậy việc quy định hai mức lương tối thiểu khác nhau giúp phân bố
nguồn lao động phù hợp giữa hai khu vực kinh tế tạo hiệu quả cao
- Tốc độ tăng lương tối thiểu tương đối chậm qua các năm:
trong vòng 3 năm (2009-2011) khu vực nhà nước: khu vực 1 tăng 68,75%, khu
vực 2 tăng 62,16%, khu vực 3 tăng 52,17%, khu vực 4 tăng 27,69%. Khu vực có
vốn đầu tư nước ngoài: kv1 tăng 29,16%, khu vực 2 tăng 25%, khu vực 3 tăng
23,15%, khu vực 4 tăng 19,56%.
Như vậy khu vực doanh nghiệpnhà nước tăng nhanh hơn khu vực có vốn đầu tư
nước ngoài và theo thứ tự các khu vực thì tốc độ tăng lương tối thiểu giảm dần từ
vùng 1 đến vùng 4
- Năm 2012 nhà nước áp dụng chung mức lương tối thiểu tại hai khu vực

doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Nguyên
nhân do:
+ để đảm bảo công bằng trong nền kinh tế, tạo ra một thị trường lao động
lành mạnh, không có phân cách giữa DN nước ngoài và DN trong nước như
trước đây.
+ Nước ta ra nhập WTO vì vậy cần có những chính sách phù hợp với các điều
khoản của WTO. Việc quy định lương tối thiểu khác nhau tức là gây khó cho nước
ngoài thâm nhập và đầu tư trong nước như vậy là vi phạm điều khoản trong WTO
+Việc quy định chung giúp dễ dàng thống nhất trong thống kê tính toán, giảm
thiểu sự phức tạp
+Theo quy luật mức tăng lương giữa hai khu vực thì mức lương hai khu vực ngày
càng gần tới mức bằng nhau vì vậy đây là cơ sở để quy định chung mức lương tối
thiểu.
1.3 So sánh lương tối thiểu với một số quốc gia trong khu vực năm 2011
Căn cứ trên cơ sở khảo sát của một cơ quan chuyên môn, các chuyên gia khẳng
định lương tối thiểu của người lao động tại nước ta chỉ đạt 4.000-4.500 đồng/giờ
(0,2-0,275 USD/giờ), trong khi khu vực EU đạt 5,33 USD/giờ (gấp 20 lần Việt
Nam) và khu vực ASEAN đạt 0,76 USD/giờ (gấp ba lần Việt Nam), đủ thấy việc
các doanh nghiệp trả lương cho người lao động quá thấp.
Bảng: tiền lương tối thiểu của một số quốc gia năm 2011
(Theo báo cáo điều kiện và xu hướng việc làm của ILO-info.net)
STT Tên quốc gia Tiền lương tối thiểu (USD/người)
1 Philipines 232
2 Thái lan 177
3 Inđônêxia 145
4 Lào 71
5 campuchia 68
6 Việt Nam 40
Tiền lương tối thiểu của Việt Nam rất thấp so với các nước trên thế giới, cũng như
trong khu vực, thấp hơn cả Lào, Campuchia, tiền lương tối thiểu của philipines gấp

5, 8 lần Việt Nam, Thái Lan gấp 4,4 lần.
Theo thống kê, tiền lương tối thiểu của Việt Nam năm 2010 thấp hơn so với các
nước trên thế giới khoảng 40%, đang cố gắng ngang bằng so với các nước trong
khu nực.
2. Các yếu tố tác động đến tiền lương tối thiểu
2.1 Mức sống trung bình (mức sống chuẩn)
Để đánh giá mức sống trung bình, thường dùng chỉ tiêu: chi thiêu bình quân và
thu nhập bình quân
2.1.1 Bảng chi tiêu bình quân của người dân Việt Nam (đơn vị: 1000 đồng)
Năm 2002 2004 2006 2008 2010
Cả nước 294 397 511 792 1211
Nông thôn 232 314 402 619 950
Thành thị 498 652 812 1245 1828
Tính chung cả nước chi tiêu theo giá bình quân trên 1 người 1 tháng
đạt 1211 nghìn đồng, tăng 52,8% so với 2008, 311,9% so với năm
2002, tốc độ tăng trung bình là 8,79%.
Năm 2010: chi tiêu khu vực thành thị là 1828 nghìn đồng, tăng tăng
267,08% so 2002, khu vực nông thôn là 950 nghìn đồng, tăng 309,5%
so với 2002.Mức chi tiêu trung bình của thành thị gấp 1,94 lần so với
nông thôn
Trong khi đó mức lương tối thiểu 2002: 210.000 đồng, 2004: 290.000
đồng, 2006: 450.000 đồng, 2008: 540.000 đồng, 2010: 730.000 đồng,
mức tăng của lương tối thiểu là 295,2%.
Dễ dàng so sánh được mức chi tiêu trung bình còn cao hơn mức lương
tối thiểu… mức lương quá thấp không đảm bảo được mức sống tối
thiểu cho người lao động.
Năm 2011 lương công việc giản đơn như quét dọn, phục vụ cũng tới 2
triệu đồng/tháng; bảo vệ cũng phải 2,2 triệu đồng/tháng/người thì mức
lương tối thiểu như hiện nay (nhất là vùng IV) không thể đảm bảo
mức sống tối thiểu cho người lao động

Theo một nghiên cứu, lương tối thiểu trong khu vực nhà nước mới đáp ứng được
khoảng 60,5% mức sống tối thiểu (nếu tính cả 25% phụ cấp công vụ thì đạt khoảng
46,9% nhu cầu sống tối thiểu). Mức lương tại khu vực doanh nghiệp cũng chỉ đạt
75% nhu cầu sống tối thiểu của người lao động…
Thực trạng này cho thấy tiền lương đã lỗi thời, Đặc biệt, tiền lương đối với cán bộ,
công chức đã không theo kịp thị trường, xa rời thực tế.
2.1.2 Thu nhập bình quân trên đầu người
a. theo giá hiện hành
Trong năm 2010, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo giá hiện
hành đạt 1387 nghìn đồng, tăng 39,4% so với năm 2008, tăng bình quân 18,1%
một năm trong thời kỳ 2008-2010.
b. Theo giá thực tế, thu nhập bình quân đầu người 1 tháng theo giá thực tế phân
theo thành thị, nông thôn, và phân theo vùng:
1999 2002 2004 2006 2008 2010
C 295 356 484 636 995 1387
Thành thị 517 622 815 1058 1605 2130
Nông thôn 225 275 378 506 762 1071
Thời kỳ 2008-2010 tăng 9,3% mỗi năm, cao hơn mức tăng thu nhập thực tế 8,4%
mỗi năm của thời kỳ 2006-2008 và 6,2% mỗi năm của thời kỳ 2004-2006, thấp
hơn mức tăng thu nhập thực tế 10,7% mỗi năm của thời kỳ 2002-2004.Thu nhập
bình quân 1 người/1 tháng ở khu vực thành thị đạt 2.130 nghìn đồng; khu vực nông
thôn đạt 1.070 nghìn đồng, chênh lệch gần gấp 2 lần.
Hệ số so sánh giữa tiền lương tối thiểu và thu nhập bình quân trên người tương đối
cao: 2002: 0,59. 2004: 0,6 2006: 0,71 2008: 0,54 2010: 5,53
Qua thống kê thu nhập thu nhập bình quân trên người, càng chứng tỏ tiền lương tối
thiểu không đáp ứng được nhu cầu sống trung bình hiện nay, sự chênh lẹch quá
lớn, cuộc sống thựctế không những không tăng lên mà ngày càng giảm sút.
2.2 chỉ số giá tiêu dung, lạm phát
Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012(
6

tháng
đầu
năm)
CPI -0,6 0,8 4,0 3,0 9,5 8,4 6,6 12,6 19,9 6,52 11,75 9,64 12.2
g
GDP
6,79 6,79 6,89 7,08 7,34 7,79 8,44 8,23 8,46 6,18 6,32 6,78 4,38
Tốc
độ
tăng
TLTT
25 16.67 0 38,09 0 12,0
7
12,86 0 20 20,3712.31 13.70 26.51
2.2.1 Chỉ số giá tiêu dùng
Lạm phát có ảnh hưởng trực tiếp tới lương tối thiểu của người lao động. Khi lạm
phát tăng, nếu với mức thu nhập danh nghĩa không đổi thì thu nhập thưc tế của
người dân sẽ giảm và như thế mức sống của người dân cũng theo đó mà giảm. Để
đảm bảo cho cuộc sống người dân vẫn ổn định, không bị lạm phát tác động quá
nặng nề thì Chính phủ cần có chính sách kịp thời điều chỉnh mức lương tối thiểu.
Qua đó ta thấy mức lương tối thiểu sẽ tăng tỉ lệ thuận với lạm phát. Tuy nhiên,
mức tăng lương luôn tăng chậm hơn mức tăng của lạm phát.
Từ năm 2001đến 2011: tăng chỉ số giá tiêu dùng 142,27%
Hện nay, mức tiền lương tối thiểu mới chỉ bảo đảm bù trượt giá là chính, mức tăng
để bảo đảm tiền lương đủ sống tốt, phù hợp với giá trị lao động là không đáng kể
và ngày một giảm dần. Nếu lấy gốc so sánh là năm 2002
- từ năm 2003 đến 2007, tiền lương thực tế sau 5 năm tăng 46% (theo chỉ số giá
chung) hoặc 23,7% (nếu tính riêng theo giá lương thực, thực phẩm).
-Từ năm 2008 đến năm 2011, tiền lương thực tế sau 4 năm tăng 9,5% (theo chỉ số
giá chung) hoặc -10,2% (nếu tính riêng theo giá lương thực, thực phẩm).

- Tính chung từ năm 2003 đến năm 2011, nếu lấy gốc so sánh là năm 2002 (mức
lương tối thiểu là 210.000 đồng/tháng) tiền lương danh nghĩa tăng 295,2%; chỉ số
giá cả hàng hóa tiêu dùng chung tăng 147,2%, riêng chỉ số giá lương thực, thực
phẩm tăng 255,8%.
- Như vậy, tiền lương thực tế sau 9 năm tăng là 59,9% (theo chỉ số giá chung),
bình quân mỗi năm tăng 5,4% hoặc tăng 11,1% (nếu tính riêng theo giá lương
thực, thực phẩm), bình quân mỗi năm tăng 1,2%, trong khi tốc độ tăng trưởng kinh
tế 9 năm bình quân đạt 7,3%/năm. Mức điều chỉnh tăng tiền lương thực tế bình
quân hàng năm từ 2003 đến 2011 chỉ bằng 1/2 đến 1/4 mức điều chỉnh bình quân
hàng năm từ 1993 đến 2002, trong khi tổng quỹ tiền lương và trợ cấp tăng mỗi năm
bình quân gần 2 lần.
Ví dụ minh họa: Mức lương tối thiểu chung trong mối tương quan với mức chi tiêu
chung của người dân TP.HCM.
So sánh mức chi tiêu chung bình quân/người/tháng của kết quả điều tra mức sống
hộ gia đình năm 2000, 2002, 2006, 2008 và 2010 với mức lương tối thiểu trong các
thời gian áp dụng với tương ứng ở bảng 2 cho thấy giữa mức lương tối thiểu và
mức chi tiêu chung của người dân TP.HCM có khoảng cách lớn (khoảng 3 lần); cụ
thể trong bảng 2
Thời gian áp
dụng
1/1/2000 1/1/2002 1/10/200
6
1/1/200
8
1/5/201
0
Mức lương tối
thiểu
180 290 450 540 730
Chi tiêu chung

bình
quân/người/tháng
529 675 1052 1618 2237
Mức chi tiêu
chung so với mức
lương tối thiểu
2.94 2.33 2.34 3 3
Ghi chú: Chi tiêu chung bình quân/người/tháng là kết quả điều tra mức sống hộ
gia đình năm 2000, 2002, 2006, 2008 và 2010.
Trên cơ sở mức chi tiêu chung bình quân/người/tháng là kết quả điều tra mức
sống hộ gia đình năm 2010 là 2.237.000 đồng, giả thiết:
- Mức chi tiêu chung bình quân/người/tháng năm 2012 là 2.500.000 đồng, so
với hệ số lương của sinh viên mới ra trường (khoảng 2.3) thì mức lương thu nhập
không đủ chi tiêu cho bản thân họ.
- Nếu một người lao động có hệ số lương khoảng 2.3 và có thêm ít nhất 1/2
người phụ thuộc thì chi tiêu chung cho 2 người/tháng ít nhất cần 4.000.000 đồng.
Qua đó, có thể thấy Mức lương tối thiểu cần thiết trong khoảng 2.000.000 đồng
và cần xem xét với hệ số thang bảng lương hiện nay./.
Tuy nhiên căn cứ thực tế mức sống hiện nay, mức lương tối thiểu này hoàn toàn là
không đủ để người lao động có thể sống được trong một tháng, nhất là ở những
thành phố lớn như Hà Nội hay Tp. Hồ Chí Minh, khi lạm phát ngày càng đẩy giá
2.2.2 Tăng trưởng và phát triển kinh tế
Nền kinh tế phát triển đồng nghĩa với việc tăng lên của GDP, kèm theo đó là
nhu cầu cao hơn về cuộc sống của người dân, tiêu dùng tăng cao. Như vậy,
để đáp ứng các nhu cầu đó của con người đòi hỏi việc tăng tiền lương cho
người lao động, mức lương tối thiểu vì thế cũng cần được điều chỉnh cho
phù hợp. Cũng giống như sự tác động của yếu tố lạm phát tới tiền lương tối
thiểu, sự điều chỉnh mức lương tối thiểu luôn khá “lạc hậu” so với sự tăng
trưởng kinh tế. điều đó phản ánh cuộc sống người dân được cải thiện một
cách còn hạn chế.

Giai đoạn 2001-2011 Việt Nam luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế
cao và ổn định ,nhanh so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2008,
chịu ảnh hưởng từ bất ổn kinh tế vĩ mô và khủng hoảng tài chính thế giới, tăng
trưởng GDP chỉ đạt 6.19% Tốc độ tăng của GDP trung bình là 7,04%.
Khi nền kinh tế phát triển và ổn định hơn thì việc tăng tiền lương tối thiểu là một
tất yếu nhưng sự tăng tiền lương tối thiểu hiện tại không hề cân xứng với điều đó,
với số tiền đó không thể đảm bảo cuộc sống được cải thiện hơn.
Nền kinh tế phát triển không chỉ là sự gia tăng về GDP và GDP/người mà
kèm theo đó là sự tiến bộ xã hội, là những phúc lợi xã hội ngày càng được
cải thiện và nâng cao, môi trường được quan tâm hơn, đời sống người dân
được cải thiện. Vì thế mà mức lương tối thiểu cũng cần được điều chỉnh để
đảm bảo ngững nhu cầu đó của con người, đồng thời cũng là tạo điều kiện
cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Nếu việc tăng lương chỉ tăng theo và bù cho mức tăng GDP và CPI thì
không thể đảm bảo cho cuộc sống ngày càng cao của người dân.
Thứ nhất, việc tính chỉ số CPI chỉ căn cứ trên mức một giỏ hàng hóa điển
hình, trong giỏ hàng hóa của Việt Nam thì lương thực thực phẩm chiếm tỉ
trọng cao nhất, các mặt hàng khác chỉ chiếm một phần nhỏ vì thế một sự
thay đổi nhỏ về giá cả lương thực thực phẩm cũng có tác động tới CPI. Tuy
nhiên với sự gia tăng mức sống và sự phát triển kinh tế thì dường như việc
lương thực thực phẩm chiếm tỉ trọng cao trong giỏ hàng hóa tính CPI không
còn phù hợp nữa. Nhu cầu cuộc sống của người dân giờ đây không chỉ dừng
lại ở ăn uống mà họ còn có những nhu cầu khác như giải trí, du lịch, y tế,
giáo dục…mà tầm quan trọng và mức thỏa dụng không kém gì lương thực
thực phẩm, và việc tăng giá của cac dịch vụ này thì cũng rất đáng kể tuy
nhiên nó lại chiếm một phần nhỏ trong việc tính GDP.
Thứ hai, việc tăng trưởng và phát triển khinh tế sẽ kèm theo nhu cầu ngày
càng cao của người dân, mức tiêu dùng hàng hóa tăng cao, mức thỏa mãn về
cuộc sống cũng tăng vì thế chi tiêu cũng nhiều hơn trước.
2.3 Năng suất lao động

Năng suất lao động cũng là một trong những yếu tố tác động tới tiền lương
tối thiểu. Khi năng suất lao động tăng sẽ mang lại lợi ích cao hơn cho cơ
quan, doanh nghiệp vì thế mà tiền lương tối thiểu cũng được tăng theo và
khi tiền lương tăng sẽ tạo những động lực cho người lao động làm việc tốt
hơn, hiệu quả, tận tụy hơn, tự đó lại mang đến năng suất lao động tăng hơn
nữa. Như vậy giữa lương và năng suất lao động có mối quan hệ tác động qua
lại với nhau theo một tỉ lệ thuận. Tuy nhiên tốc độ tăng lương tối thiểu và
năng suất lại không có sự tương xứng giữa các loại hình doanh nghiệp.
“Một nghiên cứu về phân phối tiền lương trong các loại hình doanh nghiệp
mới được viện Khoa học lao động và xã hội công bố cho thấy thực tế này.
Theo nguyên tắc chung, để đảm bảo cho sự phát triển thì tăng lương phải
thấp hơn tăng năng suất lao động, nhưng thực tế ở nước ta không hoàn toàn
như vậy. Năm 2007 so với 2006 tốc độ tăng lương bình quân trong doanh
nghiệp nhà nước là 14,9% trong khi năng suất lao động chỉ tăng 13,5%,
lương bình quân trong doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng 9,8%
nhưng năng suất lao động tăng 18,6%. Trong doanh nghiệp tư nhân, lương
bình quân tăng 11% nhưng năng suất lao động tăng 14,1%” “ (Theo báo Sài
Gòn tiếp thị).
Qua đó ta thấy việc tăng lương không tỏ ra hiệu quả trong việc tăng năng
suất lao dộng trong doanh nghiệp nhà nước hay do lương trong doanh
nghiệp nhà nước có mức tăng không tương xứng với năng suất lao động.
Trong các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp cso vốn đầu tư nước
ngoài, lương có tác động hiệu quả tới tăng năng suất lao động hay đang xảy
ra hiện tượng “bóc lột” với những doanh nghiệp này.
2.4 loại hình và điều kiện lao động
Năm 1990 1995 1997 2000 2002 2004 2005 2008 2011
GDP 100,
0
100,
0

100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
100,
0
Nông
- lâm
- thủy
sản
38,7
4
27,1
8
25,7
7
24,5
3
23,0
3
21,8 20,9 20,6 22,0
Công

nghiệ
p và
xây
dựng
22,6
7
28,7
6
32,0
8
36,7
3
38,4
9
40,2 41,0 41,7 40,0
Dịch
vụ
38,5
9
44,0
6
42,1
5
38,7
3
38,4
8
38,0 38,1 38,7 38,0
3 Những hạn chế của tiền lương tối thiểu hiện nay
3.1 tiền lương tối thiểu không đảm bảo được mức sống trung bình

Như đã chứng minh nêu trên, tiền lương tối thiểu chỉ đáp ứng được 60% mức
sống tối thiểu,….
Thực tế, khi tiền lương tối thiểu tăng tổng lương được lĩnh vẫn không tăng vì
doanh nghiệp đã trả cao hơn mức quy định. Quy định mức lương tối thiểu hiện
nay quá thấp, trong khi đó đa số doanh nghiệp FDI đều căn cứ vào mức lương
tối thiểu để trả lương cho công nhân.
“Tính trung bình, doanh nghiệp FDI đã trả cao hơn mức tối thiểu, ngoài ra họ
còn hỗ trợ tiền đi lại, ăn, tiền làm thêm cho công nhân Như vậy, rõ ràng là họ
không vi phạm. Mà không vi phạm thì làm sao xử lý. Trong khi đó ai cũng biết
lương công nhân làm việc trong các doanh nghiệp FDI đã quá lạc hậu so với thị
trường”
20 năm qua, lương tối thiểu chưa bao giờ đủ sống'
Theo kết quả một cuộc khảo sát được đơn vị này thực hiện năm 2011, mức sống tối
thiểu của người lao động từ vùng IV đến vùng I lần lượt là 2,47 triệu đồng; 2,66
triệu đồng; 2,86 triệu đồng và 3,04 triệu đồng.
"Với đơn giá vùng I, một người lao động phải chi ít nhất 31.400 đồng mỗi ngày để
có đủ 2.300 kcal làm việc. Chưa kể ngoài tiền ăn, họ phải lo nhu cầu phi thực
phẩm và nuôi con", ông Điều nói. Do vậy, lương tối thiểu là 830.000 đồng tại thời
điểm năm 2011 chỉ đạt từ 56,7% đến 65,7% mức sống tối thiểu, tương ứng từ vùng
IV đến vùng I. Trong đó mẫu thử vùng I là Hà Nội, vùng II - Đà Nẵng, vùng III -
Nam Định và vùng IV - Tuyên Quang.
Hiện cả nước có khoảng 15 triệu người lao động làm việc trong các loại hình
doanh nghiệp. Theo ông Điều, chính sách tiền lương tác động trực tiếp đến đời
sống của họ và gia đình, con cái, vì vậy nếu duy trì lương tối thiểu thấp để quảng
bá về nhân công giá rẻ, thu hút đầu tư thì người lao động chịu thiệt thòi.
hệ số giữa mức lương tối thiểu so với GDP bình quân đầu người đang trong xu
hướng giảm. Cụ thể, chỉ số này từ 0,46 năm 2006 xuống còn 0,35 năm 2010,
mặc dù lương tối thiểu tăng từ 730.000 đồng lên 830.000 đồng mỗi tháng. Ông
Thăng cho rằng, trả lương đúng cho người lao động là đầu tư phát triển nguồn
lực. Điều cần thực hiện theo nguyên lý thị trường, phản ánh giá trị thực sự gắn

với vị trí đảm nhiệm, khả năng và kết quả làm việc. Đồng quan điểm, Tiến sĩ Lê
Hồng Huyên, Phó vụ trưởng Vụ xã hội, Văn phòng Trung ương Đảng cho rằng,
chính sách lương phù hợp là động lực khuyến khích người lao động làm việc,
đòn bẩy của nền kinh tế. Ngược lại, nếu bất hợp lý, nó sẽ tạo "nút thắt", lực cản
lớn nhất của sự phát triển, miếng đất màu mỡ cho sự nhũng nhiễu, tham ô
Theo kết quả khảo sát về tiền lương và mức sống tối thiểu của người lao động
khu vực doanh nghiệp vừa được Viện Công nhân - Công đoàn (Tổng liên đoàn
Lao động Việt Nam) công bố cho thấy, 35,6% số người lao động được hỏi cho
biết thu nhập của họ không đủ chi tiêu; 44,7% cho rằng phải chắt chiu, dành
dụm và thật tiết kiệm mới đủ trang trải cuộc sống; 17,9% khẳng định tạm đủ
trang trải cuộc sống gia đình; chỉ 1,9% cho biết đủ trang trải cuộc sống và có
phần tích luỹ.
3.2 tác động của tiền lương tối thiểu đối với doanh nghiệp
Tăng tiền lương tối thiểu tăng sẽ làm tăng chi phí lao động của doanh nghiệp, do
vậy sẽ làm giảm cầu về lao động do thực chất các doanh nghiệp đều đưa ra mức
lương tối thiểu cao hơn mức lương tối thiểu chung, đồng thời các doanh nghiệp
phải giảm bớt các khoản trợ cấp để bù cho việc tăng lương, trượt giá, tăng lãi suất
cho vay…
Đối với những doanh nghiệp sử dụng ít lao động, việc tăng lương tối thiểu sẽ
không tác động nhiều. Thế nhưng, với các đơn vị sử dụng cả ngàn lao động như
ngành dệt may, da giày, đánh bắt thủy hải sản, tăng lương tối thiểu 40% cũng đồng
nghĩa với việc chi phí doanh nghiệp bị đội lên kinh khủng. Để không ảnh hưởng
đến sản xuất không còn cách nào khác chúng tôi phải cắt giảm các khoản phụ cấp
để bù vào chi phí tăng lương tối thiểu và giảm bớt nhân công.
Thêm nữa, chúng ta chỉ quan tâm đến quyền lợi của người lao động trong khi
doanh nghiệp đang phải gồng mình với lạm phát, lãi suất ngân hàng tăng cao và
khó khăn về vốn. Thêm việc tăng lương, tăng đóng bảo hiểm xã hội, sẽ có không ít
doanh nghiệp nhỏ phải tính đến chuyện đóng cửa. Lúc đó, người lao động bị mất
việc làm thì còn đâu quyền lợi mà đòi nữa?".
3.3 tác động tới xã hội

Như vậy, có nguy cơ sau khi tìm được lời giải cho "bài toán" đảm bảo cuộc sống
cho người lao động khi giá cả tăng cao, thì lại phải đi tìm lời giải cho "bài toán"
thất nghiệp.
Mặt khác, tiền lương tối thiểu tăng sẽ làm tăng không nhỏ tiền đóng bảo hiểm xã
hội hàng tháng. còn thu nhập của người lao động thực chất không tăng mà lại con
giảm
Trong bối cảnh giá nguyên liệu đầu vào tăng như hiện nay, việc tăng hàng trăm
triệu tiền đóng bảo hiểm xã hội cho nhân viên hàng tháng cũng là một gánh nặng.
4 chính sách tiền lương tối thiểu áp dụng trong giai đoạn 2003-2011
4.1 một số nghị định
Một số nghị định về tiền lương tối thiểu
Số, kí hiệu Ngàỳ ban hành Trích yếu
31/2012/NĐ-CP 12.04.2012 Quy định về mức lương tối thiểu chung
166/2007/NĐ-CP 16/11/2007 Quy định mức lương tối thiểu chung
94/2006/NĐ-CP 07.09.2006 Quy định mức lương tối thiểu chung
118/2005/NĐ-CP 15.09.2005 Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu
chung
203/2004/NĐ-CP 14.12.2004 Nghị định điều chỉnh mức lương tối thiểu
4.2 Hiệu quả đạt được
Chính sách đã ngày càng được cải thiện hơn, đảm bảo tương đối cuộc sống của
người lao động, hệ số chênh lệch giữa thu nhập bình quân và tiền lương tối thiểu
cũng tương đối thấp. Những đợt điều chỉnh lương kịp thời này nhằm đưa ra quy
định mức sàn lương tối thiểu. Như vậy, ở mỗi doanh nghiệp, người lao động muốn
được trả lương cao hơn cần nâng cao năng lực thỏa thuận của công đoàn khi đàm
phán với chủ DN. Cùng đó, người lao động cũng phải tăng năng suất, tìm cách tiết
kiệm chi phí.
Để đảm bảo ổn định nền kinh tế, năm 2012: thực hiện quy định chung tiền lương
tối thiểu giữa các loại hình doanh nghiệp
Hoàn thiện hệ thống lương tối thiểu theo ngành, theo vùng.
Hướng tớitừ năm 2013 tiền lương tối thiểu sẽ đảm bảo được mức sống tối thiểu

cho người lao động, cải cách tiền lương tối thiểu theo hướng vừa có lợi cho người
lao động, vừa có lợi cho doanh nghiệp và ngân sách nhà nước
4.2 những vấn đề còn tồn tại
tiền lương tối thiểu kịp thời nhưng chưa hợp lí
Những bất cập tiền lương tối thiểu chung và quan hệ giữa các mức lương
Tiền lương tối thiểu bằng mức lương tối thiểu chung cộng phụ cấp khu vực, phụ
cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút, còn nhiều mâu thuẫn và không hợp lý: khu vực chi từ
ngân sách, tiền lương tối thiểu ở thành phố, khu đô thị là thấp nhất, trong khi khu
vực sản xuất, kinh doanh lại cao nhất. Quan hệ giữa mức lương tối thiểu chung của
cả nước với sàn mức lương thiểu vùng và cơ cấu lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu
sống tối thiểu còn chưa được rõ ràng. Xác định mức lương tối thiểu cho ai, làm
việc gì, ở đâu còn nhiều điều chưa được giải thích cụ thể, cơ quan chịu trách nhiệm
tính toán, xác định giải thích không rõ ràng, không phù hợp với thực tế và thiếu
tính thuyết phục. Đối với cán bộ, công chức, viên chức, mức lương tối thiểu áp
dụng cho chức danh nào và vì sao cán bộ, công chức, viên chức lại áp dụng mức
lương tối thiểu chung trong xã hội là những vấn đề còn bất cập.
Quan hệ mức lương tối thiểu – trung bình - tối đa vừa hình thức vừa bình quân
trên thực tế. Mức lương tối thiểu chung là lưới an toàn xã hội nhằm chống lại sự
bóc lột, đói nghèo và làm chuẩn cho chính sách xã hội và việc làm bền vững lại
được sử dụng để so sánh quan hệ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức là
không phù hợp và quá lối thời.
Quan hệ giữa mức lương tối thiểu chung với sàn mức lương thiểu vùng là gì; cơ
cấu lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu ra sao? không có cơ quan nào
giải thích. Xác định mức lương tối thiểu cho ai, làm việc gì, ở đâu, đều rất mù mờ,
cơ quan chịu trách nhiệm tính toán, xác định giải thích không rõ ràng, không phù
hợp với thực tế và thiếu tính thuyết phục. Đối với cán bộ, công chức, viên chức,
mức lương tối thiểu áp dụng cho chức danh nào và vì sao cán bộ, công chức, viên
chức lại áp dụng mức lương tối thiểu chung trong xã hội là những vấn đề còn bất
cập.
Quan hệ tiền lương không thật, vừa bình quân trong khu vực lại vừa chênh lệch

giữa các khu vực: hành chính-sự nghiệp-lực lượng vũ trang-doanh nghiệp nhà
nước. Quan hệ tiền lương đang bị phá vỡ bởi việc bổ sung tiền lương (gồm cả chế
độ phụ cấp lương) cho các ngành; bằng việc quy định cơ chế tính đơn giá tiền
lương trong doanh nghiệp nhà nước.
(theo báo cáo điều kiện và xu hướng việc làm của ILO năm 2011)
Bất cập lớn nhất hiện nay trong cách áp dụng chính sách lương tối thiểu là tại cùng
một địa bàn tồn tại hai mức tiền lương tối thiểu khác nhau (cho khu vực doanh
nghiệp và cho khu vực hành chính, sự nghiệp)
Mức lương tối thiểu chung là lưới an toàn xã hội, chống bóc lột, đói nghèo, làm
chuẩn cho chính sách xã hội và việc làm bền vững. “Tuy nhiên, chúng ta lại sử
dụng để so sánh quan hệ tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức là không phù
hợp, mức lương tối thiểu không xếp cho ai nên việc so sánh quan hệ tiền lương
không thật, vừa bình quân trong khu vực, vừa chênh lệch giữa các khu vực: hành
chính- sự nghiệp-lực lượng vũ trang-doanh nghiệp nhà nước” –
“Tiền lương tối thiểu (bằng mức lương tối thiểu chung cộng phụ cấp khu vực, phụ
cấp đặc biệt, phụ cấp thu hút) hết sức mâu thuẫn, vô lý: khu vực chi từ ngân sách
tiền lương tối thiểu ở thành phố, khu đô thị là thấp nhất, trong khi khu vực sản xuất
kinh doanh lại cao nhất”.
quan hệ giữa mức lương tối thiểu chung với "sàn" mức lương tối thiểu vùng là gì;
cơ cấu lương tối thiểu bảo đảm nhu cầu sống tối thiểu ra sao? không có cơ quan
nào giải thích. Xác định mức lương tối thiểu cho ai, làm việc gì, ở đâu, đều rất mù
mờ, cơ quan chịu trách nhiệm tính toán, xác định thì giải thích không rõ ràng, thiếu
tính thuyết phục và không phù hợp với thực tế. Đối với cán bộ, công chức, viên
chức mức lương tối thiểu áp dụng cho chức danh nào và vì sao cán bộ, công chức,
viên chức (CBCCVC) lại áp dụng mức lương tối thiểu chung trong xã hội là những
vấn đề còn hết sức bất cập
về mức lương tối thiểu, theo ông Đặng Như Lợi, chỉ bảo đảm bù trượt giá là chính,
mức tăng để bảo đảm tiền lương đủ sống tốt, phù hợp với giá trị lao động là không
đáng kể và ngày một giảm dần.
Tuy nhiên, do công ty đang khó khăn về vốn, vả lại cách đây mấy tháng đã tăng

thêm tiền phụ cấp, bù trượt giá nên để bù vào lương tối thiểu, công ty cắt giảm các
khoản phụ cấp trên. Thu nhập chắc chắn bị giảm do phải trích một phần để đóng
BHXHHiện các chi phí đầu vào của nhiều ngành sản xuất đã tăng khoảng 20%,
cộng thêm lãi suất ngân hàng muốn vay được cũng phải 20%, có trường hợp lên
đến 24%, bây giờ mà tăng lương nữa doanh nghiệp không kham nổi. Đấy là chưa
kể đến việc, nếu doanh nghiệp khó khăn quá, sẽ không thực hiện được mục tiêu
của Chính phủ là kiềm chế lạm phát. Và điều gì sẽ xảy ra khi nhiều doanh nghiệp
phải đóng cửa do tình hình làm ăn khó khăn: nền kinh tế không đạt được mục tiêu
tăng trưởng, người lao động không có việc làm khiến xã hội thêm gá
Trong khi đó nhiều doanh nghiệp không trả lương theo năng suất, hiệu quả, chất
lượng công việc, mà lấy mức lương tối thiểu làm gốc tham chiếu để trả lương cho
NLĐ phổ thông. Chế tài với người sử dụng lao động cũng chưa nghiêm nên khi vi
phạm luật, họ cũng không bị xử phạt.
Lao động giá rẻ được coi là một trong những lợi thế của Việt Nam để thu hút các
nhà đầu tư. Nhưng ngược lại, mức lương không thỏa đáng dẫn đến quan hệ lao
động bất ổn, gây e ngại cho các nhà đầu tư.
5 Xu hướng và giải pháp
5.1 Mục tiêu, các định hướng
dự thảo "Định hướng cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ,
công chức, viên chức giai đoạn 2013-2020" do Bộ Nội vụ tổ chức
ngày 20/12 tại TP Hồ Chí Minh.
mức lương tối thiểu dành cho cán bộ, công chức trong cơ quan đảng, nhà
nước, tổ chức chính trị xã hội sẽ có ba phương án là 2.000.000
đồng/tháng, 1.680.000 đồng/ tháng và 3.150.000 đồng/ tháng.
Đối với viên chức sự nghiệp có hai phương án là mức lương tối thiểu
được áp dụng như lương tối thiểu vùng của doanh nghiệp (4 vùng) và
áp dụng như lương tối thiểu của cán bộ, công chức.
Về quan hệ mức lương tối thiểu-trung bình-tối đa, Bộ LĐ,TB&XH đưa
ra 2 phương án. Thứ nhất là, theo cách tiếp cận tương quan với khu vực
thị trường thì quan hệ trên sẽ biểu hiện ra ở các bậc lương 1-3,2-15,

tương ứng với 830.000-2.656.000-12.450.000 đồng/tháng. Phương án 2
dựa trên cách tiếp cận độ phức tạp lao động sẽ là các bậc 1-3,5-15, tương
ứng với 830.000-2.905.000-12.450.000 đồng/tháng.
Năm 2013: lương tối thiểu có thể lên 2,7 triệu đồng/tháng
Phương án 1: lương tối thiểu vùng 1 tăng từ 2 triệu đồng/tháng lên 2,7 triệu
đồng/tháng, vùng 2 tăng từ 1,78 triệu đồng lên 2,4 triệu đồng, vùng 3 tăng từ 1,55
triệu đồng lên 2,13 triệu đồng và vùng 4 tăng từ 1,4 triệu đồng lên 1,93 triệu đồng
Phương án 2. Theo đó, mức điều chỉnh vùng 1 là 2,5 triệu đồng, vùng 2
là 2,25 triệu đồng, vùng 3 là 1,95 triệu đồng và vùng 4 là 1,8 triệu đồng
5.2 Một số kiến nghị
trước hết, phải ổn định giá cả, ổn định nền kinh tế, giải quyết các khó khăn cho
người dân: nhà ở, ăn uống, từ đó, nâng cao được mức sống tối thiểu.
Đánh giá lại mức sống tối thiểu để có các phương án tiền lương tối thiểu tương
thích với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo phù hợp với khả
năng chi trả của nền kinh tế Đồng thời, nghiên cứu hình thành mức lương tối thiểu
theo vùng để áp dụng cho khu vực hành chính, sự nghiệp như khu vực sản xuất kinh
doanh hiện nay, qua đó đảm bảo việc thực hiện chính sách tiền lương tối thiểu
thống nhất.
đảm bảo mức lương tối thiểu thực tế phù hợp với sự cải thiện và mức tăng trưởng
chung của nền kinh tế. Trên cơ sở xác định mức tiền lương tối thiểu phù hợp, hàng
năm thực hiện điều chỉnh mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở diễn biến của các chỉ
số kinh tế vĩ mô khác (ví dụ, tốc độ tăng chỉ số giá, tăng trưởng GDP ).
các doanh nghiệp phải kết hợp chặt chẽ,, thực hiện nghiêm túc mọi quyết định, luật
pháp của nhà nước
Chính phủ không nên đứng ra đại diện cho người lao động trong mọi trường hợp,
hãy để họ tự lên tiếng thỏa thuận với chủ doanh nghiệp về giá trị sức lao động. Nhà
nước chỉ cần tạo thể chế, hỗ trợ cả 2 phía", ông nói. Tuy nhiên, vòng xoáy chính
sách tiền lương lâu nay vẫn chưa có lối thoát. Chuyên gia Sangheon LEE đến từ văn
phòng lao động quốc tế Geneva cho rằng, lương thấp, người tiêu dùng không có
tiền chi tiêu dẫn đến tổng cầu giảm và thị trường suy yếu. Nhưng nếu tăng lương để

tăng tiêu dùng, kích thích sản xuất thì chi phí lao động cũng lên theo, giá sản phẩm
đắt đỏ và làm hại tăng trưởng kinh tế Chính sách hiện hành bất cấp khi thực hiện
lương tối thiểu của người lao động khác với cán bộ, công chức Nhà nước
ược, không thể cắt giảm hơn nữa và được bảo vệ bằng pháp luật.
Theo công ước về tiền lương tối thiểu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) ban
hành, các yếu tố được xem xét để xác định mức lương tối thiểu gồm: nhu cầu của
người lao động và gia đình họ, mức lương chung của nền kinh tế, chi phí cho cuộc
sống và thay đổi nếu có, lợi ích về an sinh xã hội, mức sống tương quan của các
nhóm xã hội và các nhân tố kinh tế, bao gồm yêu cầu phát triển kinh tế, mức tăng
năng suất và lao động.
Việc thiết kế lương tối thiểu cần chú trọng đến mức chi trả và khả năng chi trả của
người chủ lao động và của nền kinh tế. Mức lương tối thiểu không phù hợp sẽ tạo
ra các tác động vĩ mô bất lợi cho nền kinh tế. Sau khi xác định được mức lương tối
thiểu, việc điều chỉnh vẫn được tiến hành định kỳ nhằm đảm bảo cho người lao
động có được mức sống tương đối ổn định và tái tạo sức lao động.
Hệ thống lương tối thiểu đang được thực hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới như:
Úc, Mỹ, Pháp, Đài Loan Mỗi nước có các cơ quan xác định lương tối thiểu khác
nhau. Đó có thể là do Chính phủ, cơ quan lập pháp, hay các quy ban độc lập ở các
địa phương. Nhìn chung hiệp hội lao động đóng vai trò quan trọng trong việc giám
sát mức lương tối thiểu.
Kinh nghiệm các nước
Tại Thái Lan, chính phủ không xây dựng mức lương tối thiểu toàn quốc mà áp
dụng lương tối thiểu theo từng vùng. Lương tối thiểu ở thành phố cao hơn ở nông
thôn, nhằm bù đắp chi phí đắt đỏ của thành phố. Mục đích của chính sách này
nhằm khuyến khích các DN đầu tư ở khu vực ngoài đô thị với chi phí tiền lương
thấp hơn. Như vậy sẽ giảm được các vấn đề về tắc nghẽn giao thông, cơ sở hạ tầng,
ô nhiễm không khí ở Bangkok. Lương công chức ở Thái Lan được trả theo vị trí
công tác (vị trí điều hành, vị trí quản lý, nhân viên trí thức và vị trí chung), và mỗi
vị trí lại chia theo các cấp bậc.
Tại Hàn Quốc, tiền lương tối thiểu được xác định và điều chỉnh định kỳ bởi Uỷ ban

tiền lương tối thiểu (MWC), một cơ quan tư vấn do Bộ Lao động thành lập. Tiền
lương trả cho công chức Hàn Quốc gồm lương cơ bản, trợ cấp và các khoản phúc
lợi. Công chức Hàn Quốc được chia thành 9 cấp bậc. Bậc cao nhất là trợ lý Bộ
trưởng và bậc thấp nhất, bậc 9 là công chức mới làm việc. Chính phủ Hàn Quốc
bảo đảm cho công chức mức lương bằng khoảng 90% mức trung bình của doanh
nghiệp.
Tại Trung Quốc, các chính quyền địa phương được quy định mức lương tối thiểu
khác với mức lương tối thiểu do chính quyền Trung ương quy định.
Hầu hết các nước sử dụng các tiêu chuẩn tương tự để xác định lương tối thiểu gồm:
nhu cầu cơ bản của công nhân, lương trung bình, năng suất lao động, lạm phát,
mức độ việc làm, lợi nhuận cho chủ lao động. Ở Mỹ, các nhà lập pháp còn xét đến
cả yếu tố cận nghèo. Ở Trung Quốc, lương tối thiểu được xác định cao hơn tổng
tổng trợ cấp của quỹ viện trợ xã hội và bảo hiểm thất nghiệp, nhưng thấp hơn tiền
lương bình quân.
Việc xử phạt đối với các vi phạm về mức lương tối thiểu được giám sát và thực thi
bởi các cơ quan quản lý lao động địa phương. Các biện pháp xử phạt hành chính
được áp dụng đối với các trường hợp vi phạm trả lương tối thiểu, thực hiện báo cáo
không minh bạch… Riêng ở Mỹ và Hàn Quốc, việc vi phạm lương tối thiểu có thể
bị phạt tù.
Theo bảng so sánh về mức lương tối thiểu ở 12 quốc gia tiêu biểu ở các khu vực là
Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Chi lê, Nam Phi, Pháp, Mỹ, Nhật , Việt
Nam có mức lương tối thiểu thấp nhất cả về mức tiền lương, tỷ lệ lương trên GDP
bình quân đầu người và tỷ lệ lương trên sức mua tương đương. Lương tối
thiểu/CDP bình quân đầu người ở các nước trong khu vực Đông Á trung bình
khoảng 40 – 50%. Tỷ lệ này ở Việt Nam năm 2010 là khoảng 40%, thấp hơn mức
của năm 2006 là 46,32%.
. chủ yếu do tăng từ công việc hưởng tiền lương, tiền công và công việc tự làm xây
dựng; ở khu vực nông thôn có thêm công việc tự làm thương nghiệp. Trong tổng
thu nhập, tỷ trọng thu từ tiền lương, tiền công chiếm 44,9%, thu từ nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản chiếm 20,1%, thu từ công nghiệp, xây dựng chiếm 5,7%, thu từ

dịch vụ chiếm 17,9%, thu khác chiếm 11,4%. Cơ cấu thu nhập năm 2010 đã có
chuyển biến đáng kể so với các năm trước, trong đó các khoản thu về tiền lương
tiền công và thu về dịch vụ tăng hơn các năm trước; cơ cấu thu từ nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản giảm so với các năm trước.

×