Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

thảo luận Big C Việt Nam với chiến lược cạnh tranh dựa trên chi phí thấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.99 KB, 15 trang )

Tình huống:

“Big C Việt Nam với chiến lược cạnh tranh dựa trên chi phí
thấp”

Đơi nét về hệ thống siêu thị lớn nhất Việt Nam.

Từ khi nước ta gia nhập nền kinh tế thị trường WTO(2007),có hàng loạt các
cơng ty,doanh nghiệp được hình thành và cạnh tranh nhau bằng mọi hình thức. Để có
thế đứng vững trên thị trường và chiếm được sự ưa chuộng của khách hàng thì địi hỏi
mỗi doanh nghiệp cần phải lựa chọn cho mình một hướng đi,một chiến lược kinh
doanh đúng đắn có hiệu quả.Ngày nay, chúng ta đang sống trong thời đại mà tình
trạng Lạm phát kéo dài luôn trở thành một đề tài quan tâm hàng đầu của ngưòi tiêu
dùng. Đứng trước sự xâm nhập của nhiều tập đoàn bán lẻ lớn trên thế giới với tiềm
lực về vốn, sở hữu cán bộ có khả năng quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin
thành thạo, các doanh nghiệp kinh doanh siêu thị sẽ phải làm gì để có thể thu hút
khách hàng đến với siêu thị. Hệ thống siêu thị Bigc vớí chính sách “Giá rẻ cho mọi
nhà”,đã và ln cố gắng bình ổn giá thị trường nhằm đem đến cho khách hàng những
sản phẩm giá rẻ với chất lượng luôn đảm bảo.Big-C đã thực sự thành công với các
chiến lược kinh doanh của mình.Ngồi các chính sách về quảng cáo,chính sách về
danh mục sản phẩm.…. thì xây dựng chiến lược “Giá” đúng đắn là điều kiện để quan
trọng để Big-C có thế thâm nhập,chiếm lĩnh thị trường nhờ đó hoạt động kinh doanh
đạt hiệu quả cao.
Hệ thống siêu thị Big C Việt Nam là chi nhánh của Tập đoàn Casino (Pháp),
kinh doanh bán lẻ dưới hình thức trung tâm thương mại bao gồm đại siêu thị và hành
lang thương mại. Casino là một trong những nhà phân phối lớn hàng đầu châu Âu với
hơn 200.000 nhân viên làm việc tại trên 11.000 điểm bán lẻ ở Việt Nam, Thái Lan,
Argentina, Uraguay, Brasil, Colombia, Pháp, Madagascar và Mauritius.
1



Big C Việt Nam khai trương đại siêu thị đầu tiên tại Đồng Nai năm 1998. Hiện
nay, các cửa hàng Big C hiện diện ở hầu hết các thành phố lớn như Hà Nội, Hải
Phòng, Đà Nẵng, Biên Hòa, TP.HCM. Big C với quy mô lớn của các cửa hàng và sự
lựa chọn rơng lớn về hàng hóa cung cấp. Hiện tại, mỗi Big C có khoảng hơn 40.000
mặt hàng để đáp ứng cho nhu cầu của Khách hàng. Big C là một trung tâm mua sắm
lý tưởng dành cho khách hàng Việt Nam: mỗi cửa hàng có trên 50.000 mặt hàng, từ
thực phẩm tươi sống đến hàng tạp hóa, từ quần áo đến đồ trang trí nội thất, cũng như
các mặt hàng điện máy như đồ gia dụng và thiết bị nghe-nhìn, tất cả đều được bán với
giá rẻ
Định vị của BigC là hàng hóa với giá rẻ nhất trên thị trường bán lẻ và phân
khúc thị trường mà họ nhắm đến là thị trường khách hàng có thu nhập từ trung bìnhthấp trở lên. Sau bài học xương máu khi mới chập chững tiếp cận thị trường Việt
Nam, BigC đã thay đổi chiến lược kinh kinh doanh và đã đạt được những thành cơng
vang dội. Vậy điều gì làm nên sự kỳ diệu trong những tăng trưởng thần kỳ và ngay cả
trong thời kỳ suy thoái BigC vẫn liên tục phát triển? Khi tìm được câu trả lời cho câu
hỏi này mới thấy hết được những sự tạo bạo và những bước đi hết sức thông minh
của các nhà lãnh đạo BigC.
Chân ướt chân ráo vào Việt Nam: mở màn bằng mục tiêu cung cấp các sản
phẩm chất lượng và giá cao, Big C thu được gì?
Những ngày đầu ở Việt Nam, Big C đưa ra chiến lược cạnh tranh bằng chất
lượng sản phẩmvà dịch vụ- chiến lược đã thành công ở nhiều quốc gia, áp dụng cho
Việt Nam. Tuy nhiên chiến lược này đã không mang lại hiệu quả do doanh nghiệp
khơng tối thiểu hóa được chi phí và lợi nhuận thấp.
+ Khơng thương lượng giá với nhà cung cấp mà thương lượng chủ yếu về chất
lượng sản phẩm.
Vào những năm 1998 – 2000, khi Big C bắt đầu hoạt động tại Việt Nam thì chất
lượng các mặt hàng nơng sản này cịn chưa cao, tính đồng nhất trong sản phẩm hầu
như chưa có, vệ sinh an tồn thực phẩm cũng chưa đảm bảo, trong khi đó đấy là
2



những yếu tố “sống chết” đối với doanh nghiệp. Do vậy, Big C với mong muốn tiếp
cận với các sản phẩm có chất lượng và với vị thế thương lượng chưa thực sự mạnh
trên thị trường đành phải chấp nhận các yêu cầu cao về mặt giá cả của nhà cung cấp.
+ Chi nhiều cho các hoạt động marketing, tiếp thị, hậu mãi.
Để được người tiêu dùng đón nhận, Big C cũng như hầu hết các doanh nghiệp
mới đặt chân vào thị trường mới nổi là Việt Nam đều lao vào các hoạt động
Marketing, tiếp thị, quảng cáo rầm rộ trên hầu hết các phương tiện thông tin đại
chúng. Big C không tiếc tay chi cho các đoạn quảng cáo trên truyền hình ở các khung
giờ vàng để tiếp cận được với nhiều nhất người tiêu dùng Việt Nam. Đồng thời Big C
cũng đầu tư mạnh tay vào đội ngũ tiếp thị, giới thiệu và phát hành các tờ rơi quảng
cáo.
+ Chưa tìm ra phương pháp cắt giảm chi phí hậu cần, kho bãi, bảo quản và chi
phí quản lý.
Mới bước vào thị trường Việt Nam, Big C cồn chưa thực sự hiểu rõ thị trường và
các phương án để cắt giảm các chi phí liên quan đến hậu cần, kho bãi, chi phí bảo
quản và chi phí quản lý. Sự non yếu trong kinh nghiệm cũng như thông tin về thị
trường Việt Nam còn chưa nhiều thực sự khiến Big C gặp rất nhiều khó khăn.
Tất cả các yếu tố trên khiến cho chi phí bình qn trên một mặt hàng được bán tại
BigC tăng lên, đồng nghĩa với việc khách hàng phải chi trả nhiều thêm trong khi
không có được các giá trị tăng thên như chính sách hậu mãi ... cho nên sớm không
được người tiêu dùng đón nhận. Đây là một trong những thất bại đầu tiên và khiến
Big c nhận ra được những sai lầm trong chiến lược kinh doanh của mình tại Việt Nam
và để từ đó dưa ra những điều chỉnh phù hợp.

Thay đổi: chiến lược cạnh tranh bằng chi phí thấp và những thành công
vang dội.
Nhận ra được những sai lầm trong chiến lược kinh doanh của mình tại Việt
Nam,các nhà quản trị của Big C đã đưa ra những điều chỉnh mang tính sống cịn với
doanh nghiệp.
3



Big C với khẩu hiệu: “giá rẻ cho mọi nhà”.
+ Tiếp cận với nguồn hàng giá rẻ từ nhà cung cấp:
Big C là một tập đoàn liên doanh vốn đầu tư là từ nước ngồi, ngồi những hàng
hóa nhập khẩu thì đa số hàng hóa mà Big C kinh doanh là ở trong nước. Big C còn
sản xuất thịt nguội hiệu eBon theo tiêu chuẩn HACCP vì vậy việc mua nguyên vật
liệu tươi và đúng tiêu chuẩn là rất cần thiết. Giá của thức ăn gia súc, gia cầm tăng cao
trong thời gian qua do phải nhập khẩu một số nguyên liệu cần thiết với giá cao hơn
20-50% so với trước đây. Vì vậy chi phí của ngun vật liệu tăng cao rất nhiều, gây
ảnh hưởng đến giá của sản phẩm. Chi phí dành cho việc kho bãi cũng tăng cao do ảnh
hưởng của giá bất động sản. Giá xăng dầu leo thang do vậy kéo theo chi phí vận
chuyển cũng tăng theo. Tất cả những chi phí hậu cần này gây ảnh hưởng lớn tới
những chính sách về giá của Big C vì giá của sản phẩm phụ thuộc nhiều vào giá của
nguyên vật liệu. Do đó Big C dã liên tục phải có những chính sách đàm phán để giảm
được thấp nhất việc tăng giá của sản phẩm.
+ Giảm tồn kho và chi phí cung ứng:
“Việc phát triển được một hệ thống hậu cần tối ưu như thế cho phép chúng tơi
giảm đến mức tối thiểu chi phí trong vận hành và quản lý, góp phần giúp cho giá cả
rẻ hơn.” – ông Pascal Billaud – tổng giám đốc chuỗi siêu thị BigC tiếp lời. “Chúng
tôi cam kết thu mua số lượng lớn hàng hóa của nơng dân, nhà cung cấp trong một
thời gian dài cùng một chế độ thanh toán tốt để tạo nên nguồn hàng nhiều, phong phú.
Bên cạnh đó, cùng với một chính sách hậu cần và trữ hàng tốt, nhiều trong những thời
điểm hợp lý đã giúp chúng tơi có được giá rẻ bán cho người tiêu dùng trong một thời
gian dài” - ông Pascal Billaud tiết lộ bí quyết kinh doanh.
BigC liên kết với các nhà sản xuất lớn để có thể giảm giá thành sản phẩm đến
mức tối đa cho người tiêu dùng, có những chính sách bình ổn giá trong thời kì khủng
hoảng như hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mua sắm của khách hàng.
+ Cắt giảm chi phi trong quy trình thu mua và bảo quản hàng hóa.
4



Big C rất quan tâm tới việc cắt giảm chi phí trong q trình bảo quản hàng hóa
hàng hóa bằng nhiều biện pháp, đặc biệt là tiết kiệm điện, điển hình là: việc lắp đặt hệ
thống giám sát và quản lý năng lượng. Hệ thống này được đưa vào sử dụng từ đầu
tháng 7/2010, cho phép kiểm soát liên tục mức độ tiêu thụ điện năng cũng như chất
lượng sử dụng điện tại các bộ phận của trung tâm thương mại, từ đó chỉ ra những
điểm cần cải thiện và giúp tối ưu hóa các quyết định đầu tư mới về trang thiết bị.
Ngồi ra cịn phải kể đến việc Big C đã trang bị hệ thống bồn trữ lạnh vận hành
vào ban đêm khi giá điện rẻ, để tích trữ năng lượng dưới dạng đá lạnh và sẽ giải
phóng nguồn năng lượng này vào ban ngày, khi giá điện cao, nhờ đá tan chảy, từ đó
cung cấp khí lạnh cho hệ thống điều hòa của trung tâm thương mại. Giải pháp này
cho phép tiết kiệm chi phí tiền điện, giảm phụ tải đỉnh cho hệ thống trong giờ cao
điểm, giảm công suất cho nhà máy điện trong giờ cao điểm.
Hay như việc trang bị hệ thống tủ quầy đông lạnh có hiệu suất tiết kiệm điện cao
hơn so với quầy kệ lạnh thông thường nhờ các lá chắn giúp giảm thất thốt khí lạnh,
cho phép bảo quản hàng hóa luôn tươi ngon, đạt tiêu chuẩn chất lượng nhưng tiêu tốn
ít điện năng hơn.
Một giải pháp nữa cũng được tính đến là sử dụng vật liệu có tính cách nhiệt tốt
nhất như tường 3D cách nhiệt và cách âm, mái có lớp cách nhiệt… giúp giảm thiểu
trao đổi nhiệt trong và ngoài siêu thị, đảm bảo cho hệ thống điều hịa khơng khí hoạt
động hiệu quả hơn trong siêu thị (áp dụng tại 2 siêu thị Big C Vĩnh Phúc và Big C
Nam Định).
Ngồi các giải pháp có tính kỹ thuật trên, Big C còn phổ biến việc tiết kiệm điện
tới tồn thể CBNV; bố trí lịch làm việc và sản xuất hợp lý; tắt các thiết bị sử dụng
điện khi ra khỏi phòng và hết giờ làm việc, cắt hẳn nguồn điện nếu không sử dụng
các thiết bị khi hết giờ làm việc; tận dụng tối đa ánh sáng và thơng gió tự nhiên; chỉ
sử dụng điều hịa nhiệt độ khi thật cần thiết với nhiệt độ làm mát phù hợp.

5



Với những nỗ lực không ngừng kể trên, năm 2010, trong hệ thống siêu thị của
mình, Big C Thăng Long đã vinh dự nhận được giải 3 “Quản lý năng lượng sáng tạo
độc đáo”, cuộc thi “Quản lý năng lượng trong cơng nghiệp và tịa nhà” và “Tịa nhà
hiệu quả năng lượng”. Đây là cuộc thi do Bộ công thương tổ chức, nhằm khuyến
khích các doanh nghiệp sử dụng năng lượng một cách hiệu quả và bền vững.
Bên cạnh những cam kết mạnh mẽ về giá cả, chất lượng sản phẩm và dịch vụ
khách hàng, Big C không ngừng đổi mới và hiện đại hóa các lĩnh vực hỗ trợ như thu
mua, nguồn nhân lực, hệ thống thông tin, hạ tầng cơ sở, triển khai các dự án mang
tính xã hội cao, trong đó tiết kiệm điện là một trong những ưu tiên hàng đầu trong
chiến lược phát triển bền vững của Big C tại Việt Nam.
+ Nhãn hàng riêng của Big C:
Hệ thống siêu thị giá rẻ Big C đã làm nhãn hàng riêng mang tên Big C ở tất cả
các ngành hàng, từ hóa phẩm, mỹ phẩm cho đến thực phẩm khô, thực phẩm tươi
sống… với nhiều mùi vị, kích cỡ, đặc tính khác nhau.
Big C vào Việt Nam năm 1998, đã bắt tay sản xuất nhãn hàng thịt nguội eBon.
Đến 2007, Big C tung nhãn hàng riêng “Wow! Giá hấp dẫn”. Đầu năm 2009, Big C
giới thiệu đến khách hàng nhãn hiệu bánh mì, bánh ngọt “Bakery Big C”. Ngồi ra, từ
năm 2003, Big C cịn kinh doanh độc quyền hàng nhãn hiệu “Casino” của tập đoàn
mẹ với định vị phân khúc cao cấp. Đặc biệt, trong tháng 5/2011 này, Big C đã bắt đầu
triển khai thêm một nhãn hàng riêng mới mang chính tên “Big C”. Ông Nguyễn Xuân
Hải, Giám đốc điều hành Big C khu vực phía Nam cho biết: “Đây là ngành hàng có
chất lượng, phong phú về đặc tính, thể loại, chủng loại… tương đương với các
thương hiệu dẫn đầu trên thị trường, nhưng với mức giá rẻ hơn từ 15% - 30% nhờ tiết
kiệm các chi phí tiếp thị”.
Nhãn hàng riêng Big C theo đó sẽ được phủ ở tất cả các ngành hàng như hóa mỹ
phẩm, thực phẩm… với nhiều mùi vị, kích cỡ, đặc tính khác nhau. Theo kế hoạch,
sau khi tung khoảng 40 sản phẩm hóa phẩm vào tháng 5, tháng 6 này Big C sẽ ra mắt
hàng mỹ phẩm; tiếp đó, tháng 7 ra mắt hàng thịt nguội, tháng 8 có hàng thực phẩm

6


khô, thực phẩm công nghiệp, nước uống… Đại diện Big C khẳng định các sản phẩm
do Big C sản xuất trên cơ sở hợp tác với các đối tác sẽ có giá bán thấp hơn từ 15 30% so với các sản phẩm ở cùng phân khúc thị trường và có nhiều chương trình
khuyến mãi kèm theo. Cũng theo đại diện Big C, đơn vị này sẽ hợp tác với các công
ty Việt Nam để sản xuất nhãn hàng riêng. Ngoài ra, mục tiêu của Big C là sẽ sản
xuất tất cả các sản phẩm nhãn hàng riêng tại Việt Nam.

Nhãn hàng riêng là dịng

sản phẩm do chính nhà phân phối tổ chức sản xuất với thương hiệu riêng. Tại Big C
hiện đã có khoảng 500 mặt hàng đang bày bán là nhãn hàng riêng của hệ thống siêu
thị này. Khơng tính tốn con số tỷ lệ của nhãn hàng riêng trên tổng số mặt hàng bày
bán nhưng đại diện đơn vị này khẳng định có những ngành hàng như nước rửa chén,
giấy vệ sinh… nhãn hàng riêng của Big C chiếm đến 35% lượng hàng bán ra. Cũng
theo Big C, tốc độ tăng trưởng của sản phẩm nhãn hàng riêng tại đây đạt từ 40 - 50%
hàng năm và thị trường còn rất tiềm năng.
Tại một cuộc gặp gỡ bàn trịn cách đây chưa lâu, ơng Pascal Billaud, Tổng
giám đốc của Big C đã nhận định rằng, chỉ trong vòng vài năm tới, mua hàng nhãn
riêng sẽ trở thành thói quen thơng dụng, là nhu cầu khơng thể thiếu của người tiêu
dùng. Lúc đó, cứ 4 sản phẩm trong một dịng hàng thì sẽ có 1 sản phẩm là nhãn hàng
riêng của siêu thị. Xa hơn, tỷ lệ này sẽ tăng lên 2 và 1.
+ Cắt giảm chi phí marketing, chi phí quản lý.
Hơn 10 năm có mặt tại thị trường Việt Nam, việc phát triển thương hiệu được
Big C thực hiên khá tốt với việc đầu tư vào marketing để nghiên cứu phát triển thị
trường và dịch vụ sau bán hàng đã giúp công ty nâng cao doanh số, tăng lượng sản
phẩm tiêu thụ trên thị trường. Công ty nên tiếp tục duy trì những gì đã đạt được và
tiếp tục không ngừng việc phát triển thị trường và mở rộng quy mô kinh doanh.Bằng
chứng là: Cứ đều đặn 3 tuần, Big C phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách

giá và quà tặng hấp dẫn. Các chương trình khuyến mãi có qui mơ lớn chưa từng có,
với gam hàng phong phú theo chủ đề (làm đẹp, nội trợ, mua sắm thiếu nhi, thời
trang…) tạo sự chọn lựa đa dạng cho khách hàng, giảm giá mạnh (đến 50% giá trị sản
phẩm) như chương trình «Giá rẻ chưa từng thấy» với khoảng 20 mặt hàng thiết yếu
7


đã

được

khách

hàng

rất

hoan

nghênh.

Bên cạnh đó, Big C cịn xây dựng hình ảnh của công ty thông qua các hoạt động từ
thiện. Big C ln mong muốn trở thành một doanh nghiệp có tinh thần trách nhiệm
cao, tích cực tham gia vào các hoạt động từ thiện, vì cộng đồng như: Tặng nhà tình
thương cho tỉnh Đồng Nai (trị giá 150.000.000 VND); Tặng 50.000.000 VND cho
Hội nạn nhân chất độc da cam tỉnh Đồng Nai; tặng q cho các em nhỏ có hồn cảnh
khó khăn tại các thành phố: Hà Nội, TP HCM, Biên Hồ, Đà Nẵng và Hải Phịng
nhân dịp 1-6 với tổng giá trị là 85.000.000 VND; tặng Quỹ người nghèo thành phố
Hà Nội (130.000.000 VND), tài trợ chương trình “Vượt lên số phận” … Những hoạt
động này vừa giúp Big C quảng bá hình ảnh của mình vừa tạo ra những giá trị thiết

thực cho xã hội là điều là được cộng đồng rất ủng hộ và hưởng ứng.
Cùng với đó, Big C tham gia rất nhiều dự án tiết kiệm năng lượng, vừa tiết kiệm
chi phí, vừa gia tăng giá trị trong lịng khách hàng. Điển hình là dự ánSau một năm
nghiên cứu (2009), siêu thị Big C đã quyết định đầu tư 13 tỉ đồng Việt Nam vào dự
án Lohas. Hệ thống đèn chiếu sáng tại các siêu thị Big C sẽ được thay bởi 32.000 đèn
huỳnh quang và hệ thống điều chỉnh năng lượng tiêu thụ sẽ được áp dụng.
Nhờ vào những ý tưởng này, siêu thị Big C sẽ: Giảm chi phí điện năng đến
40%, có nghĩa là siêu thị Big C sẽ có thể mang đến giá rẻ hơn nữa cho khách hàng.
Giảm nguy cơ thiếu hụt điện năng cho các hộ gia đình xung quanh thông qua việc cắt
giảm lượng điện tiêu thụ ở siêu thị Big C. Giảm lượng khí ơ nhiễm sinh ra bởi quá
trình sản xuất bằng điện năng.
Để tiết kiệm tối đa chi phí, Big C tận dụng hầu hết mọi phương thức quảng cáo
và tiếp thị đơn giản và tiết kiệm nhưng hiệu quả như: qua báo, đài, tạp chí, tờ rơi, trên
xe buýt, qua web… nhằm hướng tới mọi đối tượng khách hàng khác nhau, quảng cáo
ở mọi nơi, mọi lúc. Tuy nhiên hình thức quảng cáo qua đài tiếng nói, tờ rơi và qua
mạng Internet vẫn được BigC chú trọng hơn cả. Hiện nay BigC đã có trang web riêng
www.bigC.com.vn trong đó giới thiệu các địa điểm của Siêu thị, thông tin về các hoạt
động bán hàng, các chương trình khuyến mại, giảm giá, tặng q, thơng tin về sản
8


phẩm mới… Từ đó thơng tin đến với khách hàng một cách dễ dàng, kịp thời, đầy đủ
hơn và người tiêu dùng cũng tiện theo dõi, nắm bắt các thông tin cần thiết quyết định
hoạt động mua sắm của mình. Bên cạnh hình thức quảng cáo BigC cịn treo các biểu
quảng cáo bên ngoài Siêu thị nhằm gây sự chú ý của những người qua đường, in
logo, tên, địa chỉ của Siêu thị lên hóa đơn, túi, nilon bao gói hàng cho khách hàng
đem về nhà.Không chỉ thế tại các quầy hàng. Siêu thị có lắp đặt các màn hình ti vi,
các ti vi này có nhiệm vụ giới thiệu những mặt hàng mới, các mặt hàng đang được
khuyến mại… thuận tiện cho việc theo dõi, cập nhật thông tin của khách hàng. Nếu
bạn là người thường xuyên mua sắm và quan tâm đến các chương trình khuyến mại,

bạn có thể đăng ký để nhận được bản tin khuyến mại qua e-mail ,thông tin trang web
của siêu thị.
+ Liên tục mở các chương trình khuyến mãi, giá sốc, tri ân khách hàng.
Kinh doanh trong điều kiện hầu hết khách hàng “thắt lưng buộc bụng” mà vẫn
giữ được khách ổn định là điều không dễ và để bảo đảm tăng trưởng càng khó hơn.
Trong bối cảnh chung hiện nay, đa số các siêu thị đều giảm doanh thu 5% - 10%, hệ
thống Big C với những thế mạnh sẵn có và những chính sách linh động, hợp lý khơng
những trụ vững mà cịn thu hút khá đơng khách hàng mới, lượng khách tăng 20% 25% so với cùng kỳ.
Mỗi ngày, khách hàng của Big C đều được khám phá nhiều chương trình
khuyến mãi, các mặt hàng mới, các mặt hàng độc quyền, thuộc nhiều chủng loại,
được sản xuất tại Việt Nam hoặc được nhập từ nước ngoài. Cứ đều đặn 3 tuần, Big C
phát hành một bản tin khuyến mãi với chính sách giá và quà tặng hấp dẫn. Chỉ cần
đăng ký để nhận bản tin qua mail và bạn sẽ khơng bỏ lỡ bất kỳ chương trình khuyến
mãi nào của Big C nữa!

Thành cơng “khơng” ngồi sức tượng tượng.
Nói thành cơng khơng ngồi sức tưởng tượng là khơng sai bởi vì khi nhận thấy
được những sai lầm trong thực hiện chiến lược kinh doanh của mình tại Việt Nam,
9


các nhà quản trị chiến lược của Big C đã nhanh chóng thay đổi và đốn trước được
những thành cơng mà mình sẽ gặt hái được.
+ Một loạt chuỗi siêu thị mới được mở ra ở khắp các tỉnh thành phố trên cả nước.
Siêu thị Big C đầu tiên được thành lập năm 1998 tại Biên Hoà. Sau 11 năm có
mặt tại Việt Nam, với mơ hình siêu thị và hành lang thương mại, Big C đã có mặt tại
các tỉnh, thành phố như: Hải Phòng, Hà Nội, Đà Nẵng, Biên Hòa, Tp.HCM.
Ngày 19/1/2010, siêu thị Big C The Garden ( Từ Liêm, Hà Nội ) sẽ chính thức đi
vào hoạt động. Đây là siêu thị thứ 10 trong hệ thống các siêu thị Big C trên toàn
quốc.

Siêu thị Big C The Garden được đặt tại tầng hầm thứ nhất của Trung tâm Thương mại
The Garden, trên tổng diện tích rộng 3.700m2.
Với vốn đầu tư 3 triệu USD, Big C The Garden là kết quả của sự liên doanh giữa Tập
đồn Casino (Pháp) và Cơng ty TNHH Nhà nước , một trong những công ty hàng đầu
trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, xây dựng và xuất nhập khẩu tại Hà Nội.
+ Các giải thưởng giá trị được trao tặng:
Chứng chỉ:




2009: Duy trì chứng nhận HACCP theo tiêu chuẩn HACCP CODEX

REV4:2003
2008: HACCP cho trung tâm đào tạo và sản xuất thực phẩm tươi sống Big C
Ngày 12/11/2008 Trung tâm đào tạo và sản xuất thực phẩm tươi sống Big C vinh dự
nhận được Chứng nhận HACCP. Việc trang bị HACCP cho phép đảm bảo an toàn
vệ sinh cho các mặt hàng thực phẩm tươi sống do Big C sản xuất dưới sự giám sát
thường xuyên của chuyên gia trong lĩnh vực, đảm bảo đem lại thực phẩm an toàn vệ
sinh cho người tiêu dùng.
Những danh hiệu và thành tích đã đạt được đến nay:


Top 10 thương hiệu mạnh nhất Việt Nam 2010
10




Giải thưởng Thương mại Dịch vụ Việt Nam 2010




Giải thưởng Rồng Vàng 2010



Thương hiệu Việt yêu thích nhất 2010



Top 40 Saigon Times 2009

Đánh giá chiến lược giá đúng đắn của các nhà quản trị BigC.
+ Lựa chọn chiến lược đúng đắn:
Ngay sau khi nhận ra sai lầm của mình trong chiến lược từ khi tiếp cận với thị
trường Việt Nam, BigC đã có những điều chỉnh phù hợp. Điều này khẳng định tầm
nhìn của các nhà hoạch định chiến lược của Big C, nhận thấy thị trường Việt Nam rất
tiềm năng với hơn 86 triệu dân, hầu hết là tầng lớp có thu nhập trung bình thấp. Do
vậy, Big C nhanh chóng triển khai chiến lược mới; chiến lược cạnh tranh bằng chi phí
thấp. Chiến lược đã giúp Big C đương đầu được với các nhà bán lẻ ở thị trường Việt
nam, và dần dần khẳng định vị thế của một nhà cung cấp lớn. Thơig gian đầu rất khó
khăn cho Big C khi triển khai chiến lược bởi áp lực từ nhà cung cấp, từ khách hàng
lớn khiến áp lực tăng giá càng mạnh. Đến khi quyền lực thương lượng của Big C lớn
hơn, kinh nghiện quản lý và vận hành cũng nhiều hơn thì thực sự mới bắt đầu sự trỗi
dậy của Big C. Có được thành cơng như ngày hôm nay phải kể đến sự lựa chọn chiến
lược hết sức đúng đắn của các nhà quản trị Big C.
+ BigC biết tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có:
Điểm vượt trội của siêu thị BigC so với các siêu thị nội địa là do BigC có sức
mạnh tài chính, quy mơ lớn có kinh nghiệm quản lý, chiến lược kinh doanh hiệu quả

nên các DVKH mà siêu thị BigC cung cấp khá đa dạng và phong phú mà các siêu thị
khác trên địa bàn thành phố chưa thực hiện được.
Cụ thể như BigC đã chủ động cung cấp các dịch vụ vui chơi cho trẻ em, khu
ẩm thực hấp dẫn với món ăn khắp ba miền.
11


Dịch vụ thanh tốn tại BigC có nhiều ưu điểm, với các hình thức thanh tốn
đa dạng, chấp nhận nhiều loại hình thanh tốn (tiền mặt, thẻ thanh tốn ngân hàng),
đặc biệt BigC cịn cấp hóa đơn đỏ, hóa đơn giá trị gia tăng cho các khách hàng là
doanh

nghiệp

Hiện nay phương thức mua trả góp đang được BigC thực hiện là dịch vụ khá mới mẻ,
được nhiều khách hàng chú ý quan tâm.
Các chương trình khuyến mai rầm rộ trở thành ưu thế mang tính chiến lược
của BigC trong hoạt động cung ứng DVKH cũng như thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa.
Nhận vận chuyển hàng hóa miễn phí trong phạm vi 15km đối với các hóa đơn mua
trên 500 nghìn đồng, đây là DV mà siêu thị nhỏ khó mà thực hiện được …
Trong khi các siêu thị nội địa trên địa bàn thành phố Hà Nội đang loay hoay với bài
tốn chi phí - doanh thu trước tình hình suy thối kinh tế thì BigC vẫn tiếp tục cung
cấp các dịch vụ khách hàng với trình độ ngày càng cao , và càng phong phú hơn.
+ Khả năng luôn lắng nghe và tìm hiểu nhu cầu khách hàng của Big C là một
rong những nhân tố làm nên thành cơng.
Big C ln nỗ lực hết mình để mang đến những sản phẩm và dịch vụ đáp ứng
tối đa nhu cầu khách hàng. Big C ln có một đội ngũ làm marketing chun nghiệp,
tìm hiểu thị trường và thăm dị ý kiến khách hàng thường xuyên. Khi triển khai kế
hoạch để khai trương một chi nhánh mới ở một địa phương nào đó, ln có sự phân
tích, đánh giá sau khi đã tìm hiểu và phân tích rất kỹ về thị trường. Do vậy, Big C ít

khi sa chân vào kinh doanh ở 1 nơi không thuận lợi hay không đáp ứng đủ nhu cầu
người tiêu dùng. Trong một lần trị chuyện bên lề với chúng tơi, Vân - cơ giám đốc
trẻ của Siêu thị Big C nói rằng, trước mỗi lần đem hàng về nông thôn, Big C luôn có
sự khảo sát khơng chỉ về điểm tập kết hàng, nơi bán mà cịn chú ý tìm hiểu và lắng
nghe cả nhu cầu và yêu cầu của bà con, với mong muốn hiệu quả tốt hơn trong mỗi
lần hiện diện. Có lẽ, sự “lắng nghe và thấu hiểu” này cũng là một trong những yếu tố
làm nên những thành công đã có. Điều này, theo chúng tơi, cũng là một “chi phí cơ
hội” khác mà người được lợi khơng chỉ là cơng ty mà cịn là đối tượng mà họ hướng
đến.
12


Bài học cho các nhà bàn lẻ khi muốn có một chỗ đứng trên thị trường Việt Nam.
Bài học về cách quản lý và tiếp cận thị trường bán lẻ Việt Nam của Big C thực sự là
một bài học điển hình cho các doanh nghiệp đang muốn tìm một chỗ đứng trên thị
trường tiềm năng này.
+ Bài học về tìm hểu mơi trường kinh doanh.
Khi bắt tay vào kinh doanh ở bất cứ một quốc gia mới nào thì điều đầu tiên đó là
phải tìm hiểu về mơi trường kinh doanh đó nhiều nhất có thể. Thơng tin là yếu tố then
chốt quyết định thành công cho doanh nghiệp. Nắm được thông tin về nhu cầu thị
trường, về khách hàng, về nhà cung cấp và đối tác coi như đã nắm trong tay một nửa
thành công. Big C đề cao vấn đề thơng tin trong việc tìm hiểu nhu cầu khách hàng và
làm hài lòng khách hàng.
+ Tiếp cận và thương lượng với các nhà cung ứng.
Các nhà cung ứng có quyền lực nhất định trong việc tác động đến giá cả của
sản phẩm. Một khi xác định xâm nhập vào thị trường bán lẻ ở Việt Nam, các doanh
nghiệp phải thỏa hiệp được với nhà cung cấp và tìm cho mình những nguồn cung
mang tính bền vững và lâu dài. Mặt khác, khi với tư cách là một người mới, quyền
lực đàm phán còn chưa cao, doanh nghiệp dễ bị các nhà cung cấp tạo áo lực giá cao.
Đây là một bất lợi thực sự đối với các doanh nghiệp. Do vậy, xác định được lợi thế

nguồn lực của mình, chia sẻ lợi ích với các nhà cung cấp cũng là một cách hiệu quả
trong việc thỏa hiệp với các nhà cung cấp.
+ Bài học về cách đối phó với các đối thủ cạnh tranh.
Các doanh nghiệp tham gia vào thị trường bán lẻ, tức là họ đang phải đối mặt
với rất nhiều các đối thủ cạnh tranh khác trong nước và kể cả doanh nghiệp nước
ngoài. Bài học ở đây chính là phải đưa ra những chiến lược khác biệt so với đối thủ,
xác định được nguồn lực và từ đó tận dụng nguồn lực coi như lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp mình và dùng đó làm vũ khí. Một điểm cần lưu ý nữa là doanh nghiệp
13


cũng cần phải vận dụng và biến đổi linh hoạt chiến lược của công ty cho phù hợp với
môi trường kinh doanh và phù hợp với chiến lược của đối thủ nhưng vẫn giữ được
những giá trị cốt lỗi và mục tiêu dài hạn của công ty. Như BigC trong thời kỳ khủng
hoảng vừa rồi, họ thay đổi chiến lược khiến cho đối thủ cạnh tranh mất hết khách
hàng trong khi đó doanh thu của cơng ty vẫn tăng đều hàng năm. Điều đó chính là
điểm khác biệt của Big C, luôn biến đởi linh hoạt cho phù hợp với mọi hồn cảnh.

Kết luận:
Hiện nay trên khắp cả nước có trên 10 thương hiệu mạnh trong hoạt động kinh
doanh siêu thị. Trong đó Big C là tập đồn lớn với các chi nhánh trải đều từ Bắc
vào Nam, kinh doanh và mang lại nhiều giá trị lớn trong đời sống con người.
Chiến lược phát triển của Big C tương đối bền vững và mang tính nhân văn cao.
Thị trường của Big C chiếm thị phần lớn, thu hút sự mua sằm chi tiêu của người dân
tỷ lệ cao, cạnh tranh so với các thương hiệu khác. Đặc biệt là chính sách linh hoạt
chinh phục người tiêu dùng: đó là chính sách đi vào tâm lý, lòng người, đặc biệt là
những chị em nội trợ. Chính sách giảm giá, khuyến mãi theo kỳ và dip lễ tết của Big
C rất linh động và chọn đúng điểm rơi của thị trường, kinh tế nói chung, đặc biệt vượt
qua tốt và vững chắc đợt khủng hoảng kinh tế chung.
Theo đuổi chiến lược chi phí thấp nhằm cung cấp những giá trị tốt đẹp cho

người tiêu dùng, BigC đang dần khẳng định vị thế của mình trên thương trường quốc
14


tế- là một ông lớn đang chiếm lĩnh thị trường Việt Nam. Ngồi ra, Big C cịn tích cực
tham gia các hoạt động xã hội, đóng góp vào lợi ích chung mang lại cuộc sống tốt đẹp
hơn cho người dân Việt Nam.
Nghiên cứu và tìm hiểu sau về chiến lược chi phí thấp của BigC một mặt cho ta
cái nhìn tổng quan về thị trường bán lẻ Việt Nam, mặt khác cho thấy được những
nhân tố giúp một doanh nghiệp có thể thành cơng trên thị trường bán lẻ Việt Nammột thị trường được đánh giá là rất tiếm năng. Những bài học kinh nghiện quý báu
rút ra từ người đi trước Big C thực sự là rất hữu ích đối với các doanh nghiệp đến sau
muốn xâm nhập thị trường này.

15



×