Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ HÓA HỌC
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đơn vị thực tập: Công Ty TNHH Sơn Nippont Paint Hà Nội (Việt
Nam)
Địa chỉ: KCN Quang Minh-Mê Linh-Hà Nội
GVHD: TS.Lê Thị Hồng Nhung
SVTH: Phạm Thị Thư
Lớp : Hóa hữu cơ-K6
1
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
2
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
MỞ ĐẦU
Mỗi sinh viên đều được học tập và rèn luyện tại trường với nhiều kiến
thức bổ ích, phù hợp với từng chuyên ngành. Những kiến thức đó cần được áp
dụng vào thực tế từ đó mới có thể phát huy được khả năng và những định hướng
làm việc của mỗi sinh viên. Khi đi thực tập sinh viên được hiểu biết nhiều kiến
thức về thực tế, được tiếp cận với môi trường làm việc thực tế, được học hỏi
nhiều kinh nghiệm từ những người trực tiếp hướng dẫn. Từ đó thấy được mối
quan hệ giữa lí thuyết và thực tế. Đây là nền tảng tích lũy kinh nghiệm của mỗi
sinh viên.
Qua quá trình học tập và rèn luyện tại trường: Đại Học Công Nghiệp Hà
Nội chuyên ngành hóa hữu cơ. Lại được thực tập tại công ty TNHH Sơn Nippon
Paint Hà Nội (Việt Nam), nên em được hiểu rõ hơn về sơn, về cách sản xuất sơn
dưới sự hướng dẫn nhiệt tình của các anh chị hướng dẫn và được trực tiếp theo
dõi công nhân làm việc.
Sơn là một trong những vật liệu dung để trang trí và bảo vệ vật liệu nó
không thể thiếu trong đời sống của con người. Vì thế ngành sơn là một trong
những ngành đã và đang phát triển mạnh.
Báo cáo thực tập này được viết dựa trên những gì em biết về Công ty. Kết
hợp các tài liệu chuyên môn và hướng dẫn của thầy chủ nhiệm để hoàn thành
cuốn báo cáo này. Báo cáo gồm các phần sau:
Phần I : Giới thiệu Công ty
Phần II: Giới thiệu Hệ thống sơn tại NPHN
- Giới thiệu chung về công nghệ sơn
- Công nghệ sản xuất sơn ô tô
- Quá trình gia công màng sơn
- Thông số kiểm tra sơn Top coat.
3
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Mục lục
I.Vài nét về công ty:
Công ty TNHH Sơn Nippon và tập đoàn Nipsea ra đời tại Nhật Bản và đã
có hơn 120 năm kinh nghiệm trong ngành sơn. Là một trong những nhà máy sản
xuất sơn hàng đầu ở khu vực Châu á. Tập đoàn Nipsea đã có hơn 40 nhà máy
sản xuất sơn có mặt tại các nước Châu á, Mỹ và một số nước Châu Âu.
Nippon Paint Việt Nam là doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài 40 % vốn
đầu tư của Nippon Paint Nhật Bản và 60% vốn đầu tư của tập đoàn
Uthelam( Singapore) được thành lập và hoạt động theo giấy phép đầu tư số
909/GP ngày 06/07/1994 của Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư (nay là Bộ
4
Phần I :Giới thiệu công ty TNHH sơn Nippon HN
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
kế hoạch và Đầu tư) và giấy phép điều chỉnh số 90/GPĐC5- BKH - CN - DN
của ban Quản lý Các khu Công Nghiệp Đồng Nai cấp. Với tổng số vốn đầu tư
20.000.000 USD và thời hạn đầu tư là 50 năm. Công ty Nippon paint Việt Nam
chuyên sản xuất các loại sơn cao cấp cung cấp cho thị trường trong nước và xuất
khẩu ra nước ngoài.
Qua hơn 8 năm hoạt động theo giấy phép trên, các sản phẩm của chúng tôi
đã có mặt khắp thị trường VN và đang dần được người tiêu dùng ưa chuộng và
bình chọn là hàng Việt Nam chất lượng cao. Hiện nay sản phẩm của Công ty
chúng tôi bao gồm đầy đủ các chủng loại sơn từ sơn nước , sơn dầu, sơn công
nghiệp, sơn ô tô, sơn xe máy, sơn chống gỉ, sơn tầu biển…
Chi nhánh Đông Anh được thành lập theo giấy phéo số 25GP-UB của
UBND thành phố Hà Nội cấp ngày 31/03/2003, tiền thân là Trung tâm dịch vụ
kỹ thuật được thành lập vào năm 1996 với 10 thành viên và phương trâm hỗ trợ
khách hàng sau khi bán.
Sau 12 năm hoạt động, tới nay đội ngũ trên 150 thành viên ngoài mục tiêu
hỗ trợ kỹ thuật khách hàng sau khi bán chi nhánh Đông Anh đã liên tục phát
triển , tăng số lượng khách hàng và chất lượng phục vụ, nội địa hoá được 50%
số lượng sản phẩm. Hiện nay các sản phẩm của chi nhánh đã và đang cung cấp
cho hầu hết các công ty sản xuất ô tô, xe máy trên thị trường Việt Nam
Do nhu cầu mở rộng nhà máy và cải tiến điều kiện môi trường, Nippon
Paint Việt Nam đã chuyển chi nhánh Đông Anh đến KCN Quang Minh - Mê
Linh – Hà Nôi với tổng diện tích nhà máy mới là 20.000 m
2
. Nhà máy Quang
Minh, chi nhánh công ty Nippon Paint Việt Nam đã chính thức hoạt động vào
tháng 4 năm 2005.
Từ tháng 4 năm 2006, để phát triển mở rộng hoạt động hơn nữa, Công ty
TNHH Sơn Nippon Việt Nam – chi nhánh nhà máy Quang Minh chính thức tách
ra và thành lập với tên Công ty TNHH Sơn Nippon HN.
Cho đến nay, Công ty TNHH Sơn Nippon HN đã nội địa hoá gần 80%
tổng sản phẩm và tiếp tục mở rộng thị trường, đồng thời cải tiến không ngừng
chất lượng dịch vụ và sản phẩm để năng cao sự thoả mãn của khách hàng.
Sơ đồ tổ chức:
5
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Phó Giám Đốc
Giám Đốc Kinh Doanh
Giám Đốc Kỹ Thuật
Phòng Hành Chính
Phòng Kế Toán
Phòng Mua Hàng
Phòng Bán Hàng
Phòng Kỹ Thuật
Phòng Sản Xuất
Phòng Chất Lượng
Phòng Bảo Vệ
Giám Đốc
6
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
II. Chính sách chất lượng
1. Mục đích:
Sổ tay chất lượng mô tả Hệ thống quản lý chất lượng của công ty bao
gồm các quá trình của hệ thống , trình tự và mối tương tác giữa chúng. Sổ tay
này đưa ra các chính sách và nguyên tắc kiểm soát các hoạt động của hệ thống
chất lượng theo các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO9001:2000 nhằm nâng cao
không ngừng chất lượng và dịch vụ của Công ty để thoả mãn và đáp ứng yêu
cầu và mong muốn của khách hàng và các bên liên quan.
2. Phạm vi phân phối:
Sổ tay chất lượng được cấp tới: Ban giám đốc, các trưởng phòng, ban
trong công ty, nhà máy, quản đốc các phân xưởng. Ngoài ra sổ tay chất lượng
còn có thể được cung cấp cho khách hàng, cơ quan chứng nhận, đơn vị bên
ngoài khi được giám đốc phê duyệt cho phép.
3. Duy trì và kiểm soát:
Sổ tay chất lượng được lưu giữ tại các bộ phận theo danh sách phân
phối và được cập nhật khi có những thay đổi. Sổ tay chất lượng do Giám đốc
chi nhánh phê duyệt và ban hành.
4. Chính sách chất lượng
Công ty Sơn Nippon HN cam kết cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm với chất lượng cao nhất. Bộ phận sơn ô tô sẽ thường xuyên cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ sơn ô tô với chất lượng cao, giá cả hợp lý phù hợp
với yêu cầu của các khách hàng sản xuất xe ô tô, xe máy và các nhà cung cấp
cho hãng này.
Công ty sơn Nippon Việt nam cam kết thực hiện việc đảm bảo chất
lượng sản phẩm và mục tiêu của công ty là không ngừng hoàn thiện quy trình
sản xuất thông qua hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001: 2000.
Ban giám đốc và các cán bộ chủ chốt trong Bộ phận sơn ô tô của Công
ty sơn Nippon Việt Nam chịu trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý chất
lượng bằng văn bản, đảm bảo cho hệ thống này được áp dụng, duy trì và
không ngừng nâng cao hiệu quả, phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng ISO
9001:2000.
7
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
5. Hoạch định quá trình tạo sản phẩm:
Công ty lập kế hoạch và triển khai các quá trình cần thiết để tạo sản
phẩm và cung cấp dịch vụ Việc hoạch tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ nhất
quán với các yêu cầu của các quá trình khác của hệ thống quản lý chất lượng.
Trong quá trình hoạch định công ty xác định các vấn đề sau:
1. Các mục tiêu chất lượng và các yêu cầu đối với sản phẩm được thể
hiện rõ trong kế hoạch sản xuất và các yêu cầu kỹ thuật.
2. Các quá trình, văn bản tài liệu, chỉ dẫn cần thiết cho hoạt động sản
xuất.
3. Xác định và cung cấp các nguồn lực cần thiết cho việc sản xuất các
sản phẩm.
4. Các hoạt động kiểm tra, xác nhận, theo dõi cần thiết đối với sản
phẩm và các chuẩn mực chấp nhận đối với sản phẩm.
5. Lưu trữ các hồ sơ cần thiết để cung cấp bằng chứng về việc thực
hiện và kết quả sản phẩm đáp ứng yêu cầu.
6. Các quá trình liên quan tới khách hàng:
* Công ty đảm bảo xác định rõ các yêu cầu của khách hành đưa ra
bao gồm cả các yêu cầu về các hoạt động giao hàng cũng như các yêu cầu
tiềm ẩn cần thiết cho việc sử dụng sản phẩm. Các yêu cầu ràng buộc của luật
pháp (nếu có) và các yêu cầu từ phía Công ty.
* Tất cả các đơn đặt hàng nhận được từ phía khách hàng, hợp đồng,
phụ lục hợp đồng đều phải xem xét chặt chẽ nhằm đảm bảo ký được những
hợp đồng có hiệu quả phù hợp với năng lực sản xuất và khả năng cung ứng
của công ty, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng.
* Các nội dung xem xét hợp đồng bao gồm: Số lượng, chất lượng,
mẫu mã, giá cả từng loại hàng, thời gian giao hàng, trách nhiệm ràng buộc
của hai bên. Giám đốc, nhân viên phòng kinh doanh phối hợp với các phòng
ban liên quan xem xét căn cứ vào khả năng nguồn lực của công ty để đáp ứng
các yêu cầu của khách hàng.
* Hợp đồng sau khi được ký nếu có thay đổi về hợp đồng, nhân
viên thống nhất với khách hàng bằng văn bản, trình giám đốc phê duyệt bổ
sung và kịp thời phân phối đến các bộ phận liên quan để thực hiện. Trường
8
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
hợp nếu các yêu cầu của khách hàng không bằng văn bản thì Trưởng phòng
chịu trách nhiệm xem xét và xác nhận trước khi thực hiện.
* Trao đổi thông tin với khách hàng: Công ty thiết lập mối quan hệ
chặt chẽ với khách hàng qua hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp nhằm trao đổi
hiệu quả các thông tin về sản phẩm, sử lý các yêu cầu trong quá trình thực
hiện hợp đồng cũng như để thu thập các thông tin phản hồi, khiếu nại của
khách hàng.
7. Thiết kế và phát triển:
* Công ty tiến hành lập kế hoạch kiểm soát việc thiết kế và phát
triển sản phẩm. Trong quá trình hoạch định thiết kế Công ty xác định rõ việc
xem xét, kiểm tra xác nhận và trách nhiệm, quyền hạn cho mỗi giai đoạn đoạn
thiết kế và phát triển.
* Mọi đầu vào liên quan đến các yêu cầu về sản phẩm: yêu cầu về
tiến độ giao hàng, số lượng, địa điểm giao được xác định rõ, và duy trì hồ sơ.
*Phòng kỹ thuật có trách nhiệm kiểm tra xác nhận nhằm đảm bảo
rằng sản phẩm thiết kế đáp ứng đúng yêu cầu khách hàng. Tất cả những sản
phẩm trước khi đưa vào sản xuất phải được sự đồng ý/góp ý của khách hàng.
8. Mua hàng:
- Công ty kiểm soát quá trình mua hàng thông qua xây dụng và duy trì
các quy trình bằng văn bản về mua vật tư, nguyên liệu, sản phẩm đối với nhà
cung cấp nhằm đảm bảo các sản phẩm mua vào phù hợp với yêu cầu mua.
- Các sản phẩm mua vào (bao gồm cả hàng hoá, vật tư và dịch vụ) đều
phải mua từ các nhà cung cấp/nhà thầu phụ đã được đánh giá và lựa chọn trên
khả năng cung cấp sản phẩm phù hợp với yêu cầu của công ty.
Tiêu chí để công ty xem xét lựa chọn nhà cung cấp :
- Cơ sở vật chất, tiềm năng, khả năng đáp ứng của nhà cung cấp đối với
các điều kiện yêu cầu của công ty.
- Chất lượng, giá cả vật tư, nguyên liệu sản phẩm của nhà cung cấp
- Thời hạn giao hàng, thời hạn trả tiền và thanh lý hợp đồng.
- Các tài liệu mua hàng như đơn đặt hàng, hợp đồng phải mô tả cụ thể các
về sản phẩm được mua và những tài liệu này phải được lãnh đạo công ty hoặc
người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước khi gửi đi.
9
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
- Công ty thực hiện kiểm tra xác nhận sự phù hợp của sản phẩm khi nhận.
Khi công ty hay khách hàng có ý định thực hiện các hoạt động kiểm tra xác nhận
tại cơ sở của nhà cung cấp sẽ sắp xếp đáp ứng.
9. Kiểm soát quá trình sản xuất :
- Trên cơ sở kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty phòng sản xuất lập
thực hiện, theo dõi kế hoạch triển khai cụ thể.
- Các thông số, yêu cầu kỹ thuật cho từng loại sản phẩm được hướng dẫn
chi tiết ở tài liệu kỹ thuật và các hướng dẫn kỹ thuật bổ sung.
- Người lao động được hướng dẫn, đào tạo và đào tạo lại. Mỗi khi có sự
thay đổi về công nghệ, thay đổi loại sản phẩm, công nhân đều được hướng dẫn
và đào tạo tại chỗ.
- Luôn sẵn có các hướng dẫn vận hành, sử dụng biện pháp an toàn cho
từng loại máy móc thiết bị và các hướng dẫn công việc cần thiết. Các thông số
kỹ thuật trang thiết bị máy móc được đăng ký theo dõi chặt chẽ. Định kỳ bảo
dưỡng sửa chữa kiểm tra theo tiêu chuẩn kỹ thuật và được cập nhật theo biểu
mẫu quy định. Các địa điểm không an toàn đều có biển báo nhắc nhở nhằm đảm
bảo an toàn trong lao động.
- Theo dõi và do lường các thông số của quá trình sản xuất và các thông
số sản phẩm chặt chẽ theo các tiêu chuẩn, hướng dẫn công việc. Khi các thông
số không phù hợp với qui dịnh , phòng sản xuất tiến hành sửa chữa và thực hiện
các hành động khắc phục để đạt được kết quả dự kiến.
III. Chính sách môi trường
Môi trường là mối quan tâm chung của tất cả chúng ta. Công ty TNHH
Sơn Nippon –HN luôn nỗ lực gìn giữ và bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của môi trường
cho thế hệ mai sau.
Chúng tôi cam kết ngăn ngừa ô nhiễm và tuân thủ theo pháp luật về bảo vệ
môi trường tại địa phương bằng việc không ngừng cố gắng tạo ra những sản phẩm,
dịch vụ an toàn và không gây ô nhiễm.
Chúng tôi cam kết sẽ nghiêm túc giám sát chặt chẽ các qúa trình, nguyên
liệu và con người liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình sản xuất và lưu
giữ sản phẩm, giao hàng tới các khách hàng sản xuất ôtô, xe máy và các nhà sản
xuất linh kiện để giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường.
10
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Để thực hiện cam kết trong chính sách môi trường, toàn thể ban lãnh đạo
cũng như nhân viên Công ty Sơn Nippon HN luôn luôn cố gắng và đoàn kết cùng
thực hiện những kế hoạch, mục tiêu, chương trình và thường xuyên xem xét để
đảm bảo hệ thống quản lý môi trường không ngừng được cải tiến và nâng cao. Bên
cạnh đó, chúng tôi cũng phổ biến Chính sách môi trường trong toàn công ty và các
bên quan tâm.
Ban giám đốc và trưởng các phòng ban tại Công ty Sơn Nippon HN chịu
trách nhiệm xây dựng hệ thống quản lý môi trường bằng văn bản, đảm bảo hệ
thống được áp dụng, duy trì và không ngừng nâng cao hiệu quả của hệ thống phù
hợp với những yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 14000.
IV. Vấn đề An toàn lao động
Trong an toàn sản xuất vấn đề an toàn lao động luôn được đặt lên hàng
đầu bởi tầm quan trọng của nó. Nếu không thực hiện những quy định, nội quy
đặt ra thì hậu quả rất khó lường, gây tổn hại đến tính mạng. Chính bởi thế trong
thời gian thực tập, sinh viên phải tuân thủ đầy đủ các quy định và phải có sự
hiểu biết về an toàn lao động, đó là:
• Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy, quy định của công ty hoá chất
sơn Nippon Paint HN đề ra. Chấp hành sự hướng dẫn của người có trách nhiệm,
người phụ trách trong thời gian thực tập.
• Không được tự ý làm bất cứ việc gì nếu chưa được hướng dẫn,
chưa nắm vững các biện pháp an toàn khi nhận thấy có hiện tượng nguy hiểm thì
phải tránh xa và báo cho người có trách nhiệm kể cả những người xung quanh.
• Không đi lại lung tung trong công ty, chỉ ở những nơi được phép
thực tập. Quần áo đầu tóc gọn gàng, không đi dầy dép cao gót đế trơn, vào khu
vực phân xưởng sản xuất. Ai vi phạm nội quy an toàn, các quy định, quy phạm
phải chịu trách nhiệm trước công ty và pháp luật.
Ngoài ra chúng ta còn phải thực hiện các nội quy về phòng cháy chữa
cháy bởi trong công ty có rất nhiều dung môi, hoá chất dễ cháy nổ như xăng,
dầu, xylen Đó là:
11
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
• Cấm hút thuốc, cấm sử dụng mọi nguồn lửa ở khu vực dễ cháy nổ (kho,
nơi sản xuất). Loại trừ mọi khả năng sinh ra lửa.
• Cấm sử dụng điện tuỳ tiện, lắp đặt phải do thợ điện chuyên môn làm đúng
kỹ thuật an toàn điện. Cấm:
+ Dùng giấy bạc dây đồng thay cầu chì.
+ Dùng dây điện cắm trực tiếp vào ổ
+ Để đồ vật dễ cháy gần thiết bị điện.
+ Di chuyển dòng điện, đèn điện, không kiểm tra kho.
• Nguyên liệu và sản phẩm phải xếp riêng có khoảng cách ngăn cháy.
Xăng dầu chỉ chứa trong thùng, téc đảm bảo kín, đầy nhất là 90-95% dung
tích, để ở nơi râm mát. Nếu nhiệt độ cao hơn 36
0
C thì phải tưới nước 2-3
lần/ngày. Cấm nhập xuất hay bơm dầu khi trời mưa, có sấm sét. Xăng dầu và các
loại dung môi để ngoài trời chỉ được xếp 1 tầng và xếp nghiêng.
• Phương tiện và dụng cụ chữa cháy phải để ở nơi dễ thấy, dễ lấy cấm sử
dụng vào mục đích khác.
• Khi giao nhận hàng hoá thì xe không được nổ máy, lái xe phải ở lại chỗ,
đầu xe hướng ra ngoài.
1.Nội qui an toàn và sử dụng thiết bị
Những qui định về sử dụng máy:
1. Tuyệt đối chưa được sử dụng thiết bị khi chưa được học và hiểu về thiết
bị.
2. Trước khi vận hành bao giờ cũng phải kiểm tra toàn bộ máy.Tuyệt đối
không được mở máy khi có người khác ở sát bên máy.Phải báo cho
người đang ở gần bên máy được biết trước khi nổ máy.
3. Mở máy bao giờ cũng phải đóng ngắt 2–3 lần trước khi chạy.
4. Công nhân vận hành bao giờ cũng phải trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân.
5. Tại máy và quanh nơi làm việc bao giờ cũng phải sạch sẽ, dụng cụ sắp
xếp ngăn nắp.
12
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
6. Tuyệt đối khong dược rời vị trí khi máy đang làm việc.
7. Phải thực hiện tự giác và thường xuyên có chế độ bàn giao ca máy.
8. Khi có sự cố về máy phải báo ngay cho bộ phận có chức năng biết và
người quản lí biết.
9. Các thiết bị phải bảo đảm che chắn
10. Phải nghiêm túc trong khi làm việc không đùa nghịch khi đang bên
cạnh máy khi máy đang làm việc.
11. Thường xuyên lau chùi dầu mỡ bảo dưỡng sửa chữa thiết bị.
12. Cầu dao cầu chì ,aptomat bảng điện phải được che chắn .Nếu hở tuyệt
đối không được sử dụng.
13. Không được hút thuốc gây lửa bên cạnh thiết bị và trong khu làm việc
14. Nghiêm chỉnh thực hiện tắt và nhắc nhở những người xung quanh
cùng thực hiện tốt nội qui an toàn thiết bị và nội qui của phân xưởng.
2. Những qui định về vệ sinh máy và thiết bị :
1. Tuyệt đối không được vệ sinh máy khi đang làm việc.
2. Dùng dung môi thích hợp để vệ sinh máy.
3. Đối với máy cán ba trục và 1 trục tuyệt đối không được dùng các
vật cứng chà sát vò quả lô.
4. Trước khi vệ sinh máy phải ngắt phải ngắt điện vào máy.
5. Mang đầy đủ dụng cụ bảo hộ khi vệ sinh máy.
6. Trong quá trrình vệ sinh phải luôn lưu ý đến các bộ phận động
của máy.
13
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
I: GI ỚI THI ỆU CHUNG VỀ CÔNG NGHỆ SƠN
1.Định nghĩa
Sơn là loại vật liệu có cấu tạo vô định hình, dễ gia công và tạo
màng mỏng trên bề mặt vật liệu, màng sơn sau khi khô sẽ hình thành một
lớp chất rắn, rắn trắc và bám dính trên bề mặt vật liệu. Tuỳ vào mục đích
sử dụng màng sơn sẽ có những vai trò đặc biệt sau:
a. Bảo vệ bề mặt vật liệu
Màng sơn phủ lên bề mặt vật liệu nhằm mục đích bảo vệ vật liệu
chịu được môi trường khắc nghiệt, ngăn chặn các tác nhân ăn mòn và các
tác nhân bất lợi khác.
b. Tạo hình thức trang trí
Màng sơn sau khi khô sẽ tạo được độ bóng, độ tương phản,
mầu sắc đa dạng, hình thức tuyệt đẹp và những nét đặc sắc khác thu hút
ánh mắt của chúng ta.
c. Tạo được nhiều tính chất đặc biệt
Màng sơn có những tính chất đặc biệt như: cách điện, cách
nhiệt, phản quang, chống lại sự hoạt động sinh học, và bền với nhiều môi
trường vv
2.Thành phần của sơn
Sơn bao gồm những thành phần sau: chất tạo màng, bột mầu,
dung môi hoặc chất pha loãng và các chất phụ gia.
14
PHẦN III: GIỚI THIỆU VỀ HỆ THỐNG SƠN NPHN
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Paint
Chất tạo mang
Bột mầu
Dung môi
Các chất phụ gia
Sau khi đã phối trộn với nhau để tạo sơn gốc, trong quá trình sử
dụng chúng sẽ được pha với dung môi hay chất pha loãng để điều chỉnh
độ nhớt thích hợp với điều kiện sơn.
2.1. Chất tạo màng
Chất tạo màng là những hợp chất hữu cơ cao phân tử có nguồn gốc
tự nhiên hoặc tổng hợp. Chất tạo màng được sử dụng lâu đời nhất là các
loại nhựa được chiết suất từ tự nhiên như: nhựa thông, nhựa cánh kiến,
các loại dầu, các chất béo có nguồn gốc từ động vật hoặc thực vật, chúng
được phối trộn với bột mầu để chế tạo các loại sơn cho trang trí và bảo vệ
tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng. Bên cạnh các chất tạo màng có nguồn
gốc tự nhiên còn có các chất tạo màng có nguồn gốc tổng hợp được tổng
15
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
hợp từ dầu mỏ và nó là các chất tạo màng được sử dụng phổ biến hiện
nay.
Chất tạo màng là thành phần quan trọng nhất của màng sơn mà tính
chất và đặc điểm của màng sơn phụ thuộc vào tính chất và đặc điểm của
loại chất tạo màng được sử dụng trong đơn phối trộn.
Chất tạo màng thường tồn tại ở trạng thái lỏng nhớt và trong suốt.
Màng sơn được hình thành sau khi đã phủ lên bề mặt vật liệu
chúng sẽ chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn trắc và bám
dính dưới tác dụng của tác nhân làm khô.
2.1.a. Các chất tạo màng tự nhiên
Chúng được chiết từ thực vật như: Varnish, nhựa cánh kiến, nhựa
thông, các loại dầu như dầu chẩu, dầu lanh, dầu đậu tương, …
2.1.b. Các chất tạo màng tổng hợp
Là những hợp chất cao phân tử được tổng hợp từ những phản ứng
polyme hoá của phương pháp trùng hợp hoặc trùng ngưng. So với các
chất tạo màng có nguồn gốc tự nhiên, các chất tạo màng tổng hợp có
trọng tượng phân tử lớn hơn, cấu trúc hoá học phức tạp hơn và do vậy
chúng có nhiều đặc điểm, tính chất ưu việt hơn.
Nhựa tổng hợp được chia ra làm hai loại đó là nhựa nhiệt dẻo và
nhựa nhiệt rắn.
Nhựa nhiệt dẻo là những loại nhựa bị nóng chảy hoặc chuyển từ
trạng thái rắn sang trạng thái nóng chảy hoặc phân huỷ dưới tác dụng của
nhiên độ cao. Các loại nhựa này như: Polyetylen, Polyvinyl clorua,
Polypropylene, Polystiren,…
Nhựa nhiệt rắn là những loại nhựa bị biến đổi trạng thái thông qua
phản ứng hoá học khâu mạch, dưới tác dụng của nhiệt độ chúng bị đóng
rắn hoặc phân huỷ mạch đại phân tử . Các loại nhựa nhiệt rắn thường
được sử dụng làm chất tạo màng cho sơn phổ biến là các loại nhựa như:
nhựa Melamine, nhựa Acrylic, nhựa Polyeste, …
16
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
2.2. Bột mầu
Bột mầu là những hạt rắn mịn, kích thước hạt từ vài micron đến
hàng chục micron, phân tán đều trong môi trường sơn và tạo cho màng
sơn có những tính chất đặc biệt.
Tính chất quan trọng của bột mầu là tạo cho màng sơn có màu sắc
nhất định, mất độ trong suốt, một số bột mầu có thể cho màng sơn có
những chức năng và khả năng làm viêc tốt hơn. Bột mầu được đánh giá
bằng sức phủ, sức phủ lại phụ thuộc vào độ đục và hệ số chiết suất của bột
mầu. Tuỳ thuộc vào chức năng của chúng bột mầu bao gồm: bột mầu vô
cơ, bột mầu hữu cơ, bột màu kim loại, bột mầu phụ trợ vv
2.2.a. Bột mầu vô cơ
Đại diện cho nhóm này bao gồm các bột mầu mang mầu như: ZnO
(mầu trắng),CdS-CdSe(mầu nâu sẫm), PbCrO
4
(mầu vàng), Cr
2
O
4
(mầu
xanh),…, bột mầu chống rỉ như: Fe
2
O
3
(mầu đỏ nâu), PbO
2
.2PbO(màu da
cam), …
2.2.b. Bột mầu hữu cơ
Đây là các loại bột mầu đươc tổng hợp từ các hợp chất hữu cơ có
nhóm định chức như:
- N =N - , =CH-N=, …
2.2.c. Bột mầu kim loại
Các bột mầu kim loại như: bột nhôm(AL), bột kẽm(Zn), bột
chì(Pb), …
2.2.d. Bột mầu phụ trợ
Bột mầu phụ trợ có tác dụng như bột độn hoặc cho vào để cải tiến
một số tính chất của màng sơn, một số loại như: Barit(BaSO
4
, có tác dụng
là bột độn).
Mica(K
2
O.2Al
2
O
3
.6SiO
2
.2H
2
O, cho vào sơn để giảm độ thấm nước,
tránh rạn nứt và phấn hoá), cao lanh, bột talc,…
17
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
2.3. Dung môi
Dung môi là chất lỏng, dễ bay hơi dùng để hoà tan chất tạo màng
và thay đổi độ nhớt của sơn. Một dung môi tốt phải đáp ứng được những
yêu cầu sau:
- Tạo được một dung dịch có độ nhớt thích hợp cho việc bảo quản
và sử dụng.
- Có tốc độ bay hợp lý và tạo nên một màng sơn với tính chất tối ưu.
- Có độ độc tối thiểu và có mùi chấp nhận được.
Với các loại sơn khô bằng phương pháp hoá học, dung môi có nhiệm vụ
chính là tạo nên một dung dịch sơn để có thể sơn theo phương pháp thích hợp
nhất.
Với các chất tạo màng khô vật lý, dung môi đóng vai trò phức tạp hơn vì
không những nó ảnh hưởng đến cách lựa chọn phương pháp sơn mà còn có vai
trò quyết định đối với thời gian khô và tính chất của màng sơn. Trong những
trường hợp này thường dùng hỗn hợp nhiều loại dung môi mà mỗi một thành
phần đều có những vai trò riêng, ngoài ra một số dung môi cần phải cho vào hợp
phần trong quá trình sử dụng nhằm điều chỉnh, làm giảm, kìm hãm hoặc tăng tốc
độ bay hơi của dung môi cho phù hợp với điều kiện dây chuyền.
Dưới đây là điểm nhiệt độ bay hơi của một số dung môi:
- Dung môi bay hơi ở nhiệt độ thấp(< 100
0
C)
Bao gồm Aceton, Metyl ethyl ketone
- Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao trung bình(100 – 150
0
C)
Bao gồm Toluen, Xylen, Butyl acetate
- Dung môi bay hơi ở nhiệt độ cao(> 150
0
C)
Butyl cellosolve, Diacetone alcohol, Solvesso 100
2.4. Chất phụ gia
Các chất phụ gia là những hợp chất hoá học được cho vào nhằm mục đích
xúc tác hoặc cải tiến một số tính chất của sơn. Trong một số trường hợp đặc biệt
nó được sử dụng nhằm mục đích cản trở sự hư hại của màng sơn trong quá trình
bảo quản, sử dụng cũng như cải tiến một số khả năng chịu được môi trường của
màng sơn.
18
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng các chất phụ gia sẽ được thêm vào như:
Chất hoá dẻo, chất làm khô hay đóng rắn, chất chống lắng, chất phân tán, chất
ổn định mầu sắc, chất thay đổi độ nhớt, chất hấp thụ tia cực tím, chất tăng độ
bền nước
3. Sấy
Quy trình nhằm mục đích đóng rắn hoặc làm khô màng sơn cũng như
giúp cho màng sơn bám chặt vào bề mặt kim loại gọi là sấy. Sơn khô có hai loại
đó là
Khô dưới tác dung của việc dung môi bay đi cùng với màng sơn chuyển
từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn mà không cần xảy ra bất kỳ phản ứng
hoá học nào.
Sơn khô dưới tác dụng của phản ứng hoá học khâu mạch giúp cho màng
sơn chuyển từ trạng thái lỏng nhớt sang trạng thái rắn thông qua phản ứng
polyme hoá khâu mạch các mạch đại phân tử chất tạo màng. Khi màng sơn đã
khô hoàn toàn thì dung môi không còn tồn tại trong màng sơn. Sau quá trình khô
thành phần còn lại của màng sơn là bột mầu và chất tạo màng, chất tạo màng là
thành phần chính của màng sơn.
Quy trình sấy:
Sơn ướt
Tăng độ nhớt
tăng độ cứng
hình thành màng sơn
19
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Cơ chế của quá trình đóng rắn:
Đóng rắn dưới tác của tác nhân oxy hoá khâu mạch mạch đại
phân tử chất tạo màng được diễn tả như sau:
Theo thuyết Marcusson
- CH = CH - + O
2
= - CH – CH –
O - O
- CH – CH – + - CH = CH - - CH – CH –
O O
O - O
- CH – CH –
Hai mạch ete sẽ phản ứng với nhau và lặp lại cho đến khi hình thành
màng sơn.
Đóng rắn dưới tác dụng của chất đóng rắn, màng sơn chuyển từ trạng thái
lỏng nhớt sang trạng thái đóng rắn nhờ tác dụng của chất đóng rắn.
A( chất tạo màng) + B( Chất đóng rắn) AB
.
( gốc tự do )
AB
.
( gốc tự do ) + A(chất tạo màng) ABA
.
(gốc tự do cao phân tử)
Phản ứng được tiếp tục cho đến khi màng sơn khô hoàn toàn.
4. Mục đích và thành phần của các loại sơn
4.1. Sơn ED
4.1.1. Mục đích
Mục đích của lớp sơn ED là cung cấp khả năng chống rỉ và giúp cho vật
liệu ngăn cản được hiện tượng ăn mòn và tăng cường khả năng bám dính giữa
bề mặt nền với các lớp sơn tiếp theo. Sơn ED thuộc loại sơn nước, khô ở điều
kiện 150
0
C–180
0
C tuỳ thuộc vào hệ sơn.
4.1.2.Thành phần của sơn ED
20
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
4.1.2.a. Chất tạo màng
Là thành phần chính của hệ sơn này, nó có thể bám được vào bề mặt vật liệu
nhờ quá trình tĩnh điện, chất tạo màng chủ yếu cho hệ sơn này là nhưa Epoxy
và một số loại nhựa khác như nhựa Melamin.
4.1.2.b. Bột mầu
Bột mầu nhằm mục đích tạo được khả năng chống rỉ, độ đục, bền thời tiết và
các tính chất khác của màng sơn. Tuỳ thuộc vào mục đích sử dụng mà có tác
dụng chống rỉ là các oxit kim loại như: Fe
2
O
3
, Fe
3
O
4
,
4.1.2.c. Dung môi
Dung môi chính của sơn ED là nước, có mục đích chính là hoà tan chất
tạo màng và phân tán bột mầu trong môi trường sơn, giúp cho màng sơn có thể
hình thành được trên bề mặt vật liệu và mất đi sau khi màng sơn khô hoàn toàn.
4.1.2.d. Chất phụ gia
Là các xít như axit axetic, axit amin có khả năng hoà tan trong nước và
chất tạo màng, chúng có nhiệm vụ tạo được khả năng làm việc và một số tính
chất tốt hơn của màng sơn.
4.1.2.e. Nước DI
Nước DI là loại nước không ion có nhiệm vụ loại bỏ sơn thừa, dung môi
và thụ động hoá bề mặt lớp sơn sau giai đoạn sơn.
4.2. Sơn lót (Primer)
4.2.1. Mục đích
Sơn lót nhằm mục đích làm nhẵn bề mặt đã có lớp sơn nền, bảo vệ lớp sơn
nền chống rỉ và và tăng khả năng bám dính giữa các lớp sơn.
4.2.2. Thành phần của sơn lót
4.2.2. a. Chất tạo màng
21
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
Chất tạo màng chủ yếu là các loại nhựa như : nhựa Polyeste, nhựa
Melanine, nhựa Epoxy và các loại nhựa khác
4.2.2.b. Bột mầu
Bao gồm các loại bột mầu vô cơ như: oxit kẽm( ZnO), titan(TiO
2
), và các
loại bột độn khác như CaCO
3
, BaSO
4
vv
4.2.2.c. Dung môi
Dung môi bao gồm các dung môi thơm, dung môi hoạt động este, ete và
rượu.
4.2.2.d. Chất phụ gia
Bao gồm các chất điều khiển bề mặt, chất phân tán, chất chống lắng, chất
hấp thụ tia cực tím.
4.3. Sơn phủ(top coat)
4.3.1. Mục đích
Sơn phủ là lớp sơn cuối cùng nhằm mục đích trang trí cũng như tạo
được màu sắc, độ bóng, độ tương phản ánh sáng cũng như có một số tính
chất đặc biệt và chịu được môi trường.
4.3.2. Thành phần của sơn phủ
4.3.2.a. Sơn sấy
A. Mục đích
Mục đích của sơn sấy là sử dụng để sơn cho các chi tiết làm
bằng vật liệu chịu ở nhiệt độ cao, ít bị biến dạng dưới tác dụng của ngoại
lực. Loại sơn này là hệ sơn khô ở nhiệt độ cao 140
0
C trong 18 phút.
B.Thành phần
B.1. Sơn phủ loại Solid
- Chất tạo màng: Chất tạo màng là các loại nhựa như: nhựa
Polyeste, nhựa Melamine, nhựa Alkyd và các loại nhựa khác
- Bột mầu: Bột mầu là các oxit vô cơ như TiO
2
và các bột mầu
khác.
- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại dung
môi hoạt động như este, ete và rượu.
22
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chống
lắng, phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất hấp thụ tia cực tím, vv
B.2. Sơn phủ Metallic.
- Chất tạo màng: Bao gồm các loại nhựa như: nhựa Acrylic,
nhựa Melamine, nhựa Polyeste, và các loại nhựa khác
- Bột mầu: Bột mầu là các bột mang mầu, ngoài ra còn có các
loại bột mầu đặc biệt khác như bột nhôm(Al), vảy Mica và các loại bột
mầu khác.
- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại dung
môi hoạt động như este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chống
lắng, chất phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất hấp thụ tia cực tím, vv
B.3. Clear cho sơn sấy
* Mục đích: Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năng
tạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường.
* Thành phần của Clear
- Chất tạo màng: Chất tạo màng bao gồm: nhựa Acrylic,
nhựa Melanine, nhựa Polyeste, nhựa Epoxy.
- Bột mầu: Không sử dụng bột mầu
- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại
dung môi hoạt động như este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất
hấp thụ tia cực tím và một số chất điều khiển tính chất lưu biến khác.
4.3.2.b. Sơn Tự khô
A. Mục đích
Mục đích của sơn tự khô là được sử dụng để sơn cho các chi
tiết làm bằng vật liệu chịu nhiệt độ thấp, dễ bị biến dạng dưới tác dụng
của ngoại lực, nhiệt độ cao và dùng để sửa chữa. Hệ sơn này khô nhanh ở
nhiện độ thấp 80
0
C trong 30 phút hoặc khô tự nhiên sau 24 giờ.
B.Thành phần
23
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
B. 1. Sơn phủ loại Solid
- Chất tạo màng: Chất tạo màng là các loại nhựa như:
nhựa Alkyd, nhựa Acrylic, Nitro cellulose và các loại nhựa khác
- Bột mầu: Bột mầu là các oxit vô cơ như TiO
2
và các bột
mầu khác
- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại
dung môi hoạt động như este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất chống
lắng, chất phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất hấp thụ tia cực tím, vv
B. 2. Sơn phủ loại Metallic
- Chất tạo màng: Bao gồm các loại nhựa như: nhựa Acrylic,
nhựa Alkyd, Polyuretan và các loại nhựa khác.
- Bột mầu: Bột mầu là các bột mang mầu, ngoài ra còn có
các loại bột mầu đặc biệt khác như bột nhôm(Al), vảy Mica và các loại
bột mầu khác.
- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại
dung môi hoạt động như este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất
chống lắng, chất phân tán, chất ổn định mầu sắc, chất chống tia cực tím.
B.3. Clear cho sơn tự khô
* Mục đích: Sử dụng để tạo lớp ngoài cùng với chức năng
tạo độ bóng và bảo vệ các lớp sơn bên trong chịu được môi trường.
* Thành phần của Clear
24
Khoa Công Nghệ Hoá Trường ĐH Công Nghiệp HN
- Chất tạo màng: nhựa Acrylic, nhựa Alkyd, nhựa Nitro
cellulose và các loại nhựa khác.
- Bột mầu: Không sử dụng bột mầu.
- Dung môi: Bao gồm các loại dung môi thơm các loại
dung môi hoạt động như este, ete và rượu.
- Chất phụ gia: Bao gồm chất điều khiển bề mặt, chất hấp
thụ tia cực tím và một số chất điều khiển tính chất lưu biến khác.
II:Công nghệ sản xuất sơn ôtô
Công nghệ sản xuất sơn của nhà máy.
Công nghệ sản xuất: để đưa ra sản phẩm chính (sơn Alkyd), công ty phải
trải qua nhiều giai đoạn sản xuất song về cơ bản thì quy trình công nghệ của
công ty được trình bày như sau:
25
Dung môi
Chất tạo
màng
Khuấy trộn hoà tan
Bột màu