Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

báo cáo thực tập NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP và PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM CHI NHÁNH sơn tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (230.5 KB, 26 trang )

Phần 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
VIỆT NAM VÀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP CHI NHÁNH SƠN TÂY
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng NNo&PTNT Việt Nam và
Ngân hàng NNo&PTNT chi nhánh Sơn Tây
1.1.1. Giới thiệu về Ngân hàng NNo & PTNT Việt Nam
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) được
thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh. Đến nay, là
Ngân hàng thương mại hàng đầu giữ vai trò chủ đạo và chủ lực trong phát triển kinh
tế Việt Nam, đặc biệt là đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trụ sở hiện nay : Số 18 Trần Hữu Dực, Khu đô thị Mỹ Đình I, Từ Liêm Hà Nội.
Agribank là Ngân hàng lớn nhất Việt Nam cả về vốn, tài sản, đội ngũ cán bộ
nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Tính đến 31/12/2014, vị
thế dẫn đầu của Agribank vẫn được khẳng định với trên nhiều phương diện:
- Tổng tài sản có của Agribank đạt 762.869 tỷ đồng, tăng 10,08% so với năm 2013;
tổng nguồn vốn đạt 690.191 tỷ đồng, tăng 10,2% so với cuối năm 2013; trong đó
tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng lớn tới 78,4% vốn huy động.
- Vốn điều lệ ( 29.605 tỷ đồng). Tổng dư nợ cho vay(bao gồm ngoại tệ quy đổi) của
ngân hàng đạt 605.324 tỷ đồng, tăng 8,8% so với năm 2013
- Mạng lưới hoạt động: gần 2.300 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn quốc.
- Nhân sự: gần 40.000 cán bộ, nhân viên.
Agribank là ngân hàng đầu tiên hoàn thành Dự án Hiện đại hóa hệ thống
thanh toán và kế toán khách hàng (IPCAS). Hiện nay, Agribank đang có hàng triệu
khách hàng là hộ sản xuất, hàng chục ngàn khách hàng là doanh nghiệp và là một
trong những ngân hàng có quan hệ ngân hàng đại lý lớn nhất Việt Nam với 1.026
ngân hàng đại lý tại 92 quốc gia và vùng lãnh thổ.
1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng NNo&PTNT Việt
Nam – Chi nhánh Sơn Tây ( Agribank Sơn Tây)
Chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Sơn Tây
Tên giao dịch quốc tế: Vietnam bank for Agriculture and Rural development -


Son Tay Branch.
Trụ Sở :Số 189 Lê Lợi , Sơn Tây, Hà Nội.
Chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây số 189 Lê Lợi – Sơn Tây trước đây là chi
nhánh trực thuộc NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây được xây dựng từ năm 1956. Theo
quyết định số 153/QĐ/HĐQT -TCCB của Hội đồng quản trị NHNo & PTNT Việt
Nam, tháng 4/2009, NHNo&PTNT Sơn Tây từ ngân hàng cấp 3 trực thuộc
NHNo&PTNT tỉnh Hà Tây chuyển về trực thuộc Ngân hàng nông nghiệp và phát
triển nông thôn Việt Nam.
Hoà cùng nhịp độ phát triển của đất nước, đặc biệt từ khi mới chuyển lên
thành ngân hàng cấp 1, chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây đã có những bước đi
vững chắc trên con đường đổi mới hoạt động, chuẩn bị hội nhập và đã gặt hái
được những thành quả đáng mừng trên mọi phương diện.
Về mạng lưới, ngoài Trụ sở đến nay ngân hàng đã có 7 phòng giao dịch trực
thuộc trên địa bàn quản lý. Về công nghệ, Ngân hàng đã áp dụng chương trình
hiện đại hoá ngân hàng và hệ thống thanh toán theo tiêu chuẩn của Ngân hàng thế
giới – IPCAS, nhằm cung cấp những sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hoàn hảo cho
khách hàng.
NHNo & PTNT Sơn Tây quy tụ đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ
chuyên môn cao, nghiệp vụ giỏi, có đạo đức nghề nghiệp, nhạy bén trong quan hệ
giao tiếp. Những ngày đầu thành lập, chi nhánh chỉ có số lượng nhân viên là 55
người, nay đã tăng lên 106 người. Trong đó có khoảng 5,5% cán bộ có trình độ
sau đại học, 75% cán bộ đạt trình độ đại học.
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của NHNNo&PTNT – Chi nhánh Sơn Tây
Chi nhánh thực hiện chức năng kinh doanh đa năng, chủ yếu là kinh doanh
tiền tệ, tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong và ngoài nước,
đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội, ủy thác tín dụng cho Chính Phủ.
Thực hiện các hoạt động: Huy động vốn ngắn hạn, trung và dài hạn dưới hình thức
tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi; thực hiện vốn đầu tư phát triển
nông nghiệp nông thôn; cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn; dịch vụ thanh toán giữa
các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ

có giá; bảo lãnh; phát hành thẻ; mobile Banking.
1.3. Cơ cấu tổ chức của chi nhánh Agribank Sơn Tây
1.3.1. Hoạt động của các phòng ban
*Cơ cấu tổ chức của NHNNo&PTNT Sơn Tây bao gồm:
Ban Giám Đốc :
Nhiệm vụ : điều hành và quản lý mọi hoạt động của Chi nhánh theo đúng pháp luật
của nhà nước, các thông tư, chỉ thị của NHNN và NHNo & PTNT Việt Nam. Có bộ
máy lãnh đạo là:
+Giám đốc là ông Nguyễn Đăng Huệ
+Phó giám đốc phụ trách tín dụng là ông Phùng Ngọc Thanh
+Phó giám đốc phụ trách kế toán và ngân quỹ là bà Nguyễn Hoàng Vân
Phòng kế hoạch – kinh doanh :
Nhiệm vụ: nghiên cứu, xây dựng, tổng hợp, phân tích, báo cáo hoạt động kinh
doanh quý, năm; đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín
dụng; thực hiện các nhiệm vụ do Giám đốc giao.
Trưởng phòng là : ông Khuất Cao Hùng
Phòng kế toán và ngân quỹ:
Nhiệm vụ : Chịu trách nhiệm về công tác tài chính và hạch toán kế toán của chi
nhánh theo đúng các quy định của Nhà nước và của nghành, kiểm tra các chứng từ
thanh toán của các phòng tại Chi nhánh.
Trưởng phòng là : bà Đào Thu Trang
Phòng Dịch Vụ & Maketing:
Nhiệm vụ : Có trách nhiệm triển khai các dịnh vụ của NHNoVN đến các PGD và
Trung tâm.
Trưởng phòng là : ông Đỗ Văn Tùng
Phòng kiểm tra nội bộ :
Nhiệm vụ phòng: Chịu trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các nghiệp vụ của NH Sơn Tây
Trưởng phòng: ông Cao Đức Thắng
Phòng hành chính nhân sự :
Nhiệm vụ phòng: Làm tham mưu cho lãnh đạo về bố trí sắp xếp cán bộ và các công

việc của một phòng hành chính để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh được thông
suốt.
Trưởng phòng: bà Nguyễn Thị Kim Dung
Phòng điện toán:
Nhiệm vụ phòng: Triển khai ứng dụng công nghệ mới theo chỉ đạo của NHNoVN
và quản lý chương trình giao dịch trực tiếp IPCAS toàn chi nhánh .
Trưởng phòng là: ông Huỳnh Thế Minh
1.3.2. Bộ máy tổ chức
CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CHI NHÁNH


Nguồn: Phòng Hành chính nhân sự Agribank Sơn Tây
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ
P. KH –
KINH DOANH
P. KẾ TOÁN
– NGÂN QUỸ
P. DỊCH VỤ &
MARKETING
P. KIỂM TRA
NỘI BỘ
P. HÀNH CHÍNH
NHÂN SỰ
P. ĐIỆN
TOÁN
CÁC PHÒNG GIAO DỊCH TRỰC THUỘC

LÊ LỢI
QUANG
TRUNG
VĂN MIẾU ĐÔNG SƠN SƠN LỘC XUÂN
KHANH
SỐ 8
Phần 2
TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA
NGÂN HÀNG NNo&PTNT VIỆT NAM VÀ CHI NHÁNH SƠN TÂY
2.1 Số liệu bảng cân đối kế toán
Để đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng thời gian gần đây ta có thể
theo dõi bảng cân đối kế toán rút gọn của ngân hàng từ năm 2012 tới 2014:
Bảng 2.1: Bảng Cân đối kế toán rút gọn của Agribank Sơn Tây 2012 – 2014
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Chênh lệch 2013/2012
Chênh lệch
2014/2013
Số tiền TT (%) Số tiền
TT
(%)
Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền
TL
(%)
A. TÀI SẢN
1 Tiền mặt, vàng bạc, đá quý 15.100 0,50 30.153 0,85 16.215 0,43 15.053 99,69
(13.938
)
(46,2
2)

2. Tiền gửi tại NHNN 505.944 16,84 642.173 18,05 721.187 18,95 136.229 26,93 79.014
12,3
0
3. Tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các
TCTD khác
126.005 4,19 160.543 4,51 155.296 4,08 34.538 27,41 (5.247)
(3,27
)
4. Cho vay khách hàng 2.343.772 78 2.700.516 75,89
2.892.48
7
76 356.744 15,22
191.97
1
7,11
5. Tài sản cố định 14.015 0,47 25.127 0,70 20.719 0,54 11.112 79,29 (4948)
(19,6
9)
TỔNG TÀI SẢN 3.004.836 100 3.558.512 100
3.805.90
4
100 553.676 18,43
247.39
2
6,95
B. NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CHỦ SỞ HỮU
1. Tiền gửi và vay các TCTD khác 219.015 7,40 132.125 3,77 110.965 2,96 (86.890) (39,67)
(21.160
)
(16,0

2)
2. Tiền gửi của khách hàng 2.723.716 92,08 3.352.204 95,68
3.611.60
5
96,47 628.488 23,07
259.40
1
7,74
3. Phát hành giấy tờ có giá 15.213 0,52 19.145 0,55 21.050 0,57 3.932 25,85 1.905 9,95
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ 2.957.944 98,44 3.503.474 98,45
3.743.62
0
98,36 545.530 18,44
240.14
6
6,85
TỔNG VỐN CSH 46.892 1,56 55.038 1,55 62.284 1,64 8.146 17,37 7.246
13,1
7
TỔNG NỢ PHẢI TRẢ VÀ VỐN CSH 3.004.836 100 3.558.512 100
3.805.90
4
100 553.676 18,43
247.39
2
6,95
(Nguồn: Phòng kế toán ngân quỹ của chi nhánh)
Về cơ cấu tổng tài sản của chi nhánh trong 3 năm từ năm 2012 – 2014 thì tổng
tài sản của chi nhánh có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm
dần, cụ thể như sau:

Năm 2013, tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 3.558.512 triệu đồng, tăng
553.676 triệu đồng đạt tốc độ tăng trưởng 18,43 % so với năm 2012. Năm 2014,
tổng tài sản của chi nhánh ước đạt 3.805.904 triệu đồng, tăng nhẹ 247.392 triệu
đồng, tốc độ tăng trưởng 6,95% so với năm 2013.
Trong cơ cấu tổng tài sản, chiếm tỉ trọng cao nhất là cho vay khách hàng, sau
đó là tiền gửi tại NHNN rồi đến tiền, vàng gửi tại các TCTD khác và cho vay các
TCTD khác. Năm 2012, tổng tài sản của chi nhánh là 3.004.836 triệu đồng trong đó
chiếm tỷ trọng cao nhất là 78% tương đương với 2.343.772 triệu đồng là cho vay
khách hàng; chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ 0,47% là các tài sản cố định với 14.015
triệu đồng; tiền mặt trong hệ thống chiếm tỷ trọng nhỏ, chỉ 0,5% tương đương với
15.100 triệu đồng. Sang năm 2013 tỷ lệ này lần lượt là 75,89%; 0,7%; 0,85% và
những tài sản có tính thanh khoản cao tiếp tục có sự tăng trưởng mạnh như: tiền
mặt, kim loại quý, đá quý tăng 99,69% so với năm 2012. Đến năm 2014 tỷ lệ này là
76%; 0,54%; 0,43%.
Nhận xét:
Tình hình kinh tế trong nước diễn ra trong bối cảnh đầy biến động thì chủ
trương hoạt động của chi nhánh không phải là đẩy mạnh tăng trưởng mà là giữ vững
hiệu quả, hoạt động an toàn, đồng thời là chi nhánh cấp 1 của Ngân hàng nhà nước
nên tiền gửi tại NHNN chiếm một tỷ trọng đáng kể trong tổng tài sản. Năm 2013
đạt 642.173 triệu đồng, chiếm khoảng 18,05% và tỷ trọng tăng 1,21% so với năm
2012. Năm 2014 đạt 721.187 triệu đồng chiếm khoảng 18,95% và tỷ trọng tăng
0,9% so với năm 2013.
Agribank Sơn Tây đã tồn đọng hầu hết tài sản của mình vào các khoản cho
vay khách hàng vì hoạt động tín dụng đối với các tổ chức kinh tế và cá nhân vẫn là
hoạt động tín dụng chính của Ngân hàng đồng thời các tài sản khác và tiền mặt chỉ
chiếm một tỉ lệ rất nhỏ chứng tỏ Ngân hàng đang hoạt động tốt. Tiền vàng gửi tại
các TCTD khác và cho vay các TCTD khác chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản,
năm 2013 có tốc độ tăng trưởng là 27,41% so với năm 2012, chứng tỏ sự tín nhiệm
của các TCTD khác đối với NHNN&PTNT chi nhánh Sơn Tây khá cao.
Về nguồn vốn:

Tổng nguồn vốn của chi nhánh qua những năm qua có sự tăng trưởng tương
đối. Năm 2013 và 2014 tổng nguồn vốn lần lượt là 3.004.836 triệu đồng và
3.558.512 triệu đồng, tăng 553.676 triệu đồng và 247.392 triệu đồng so với năm
trước liền kề.
Trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh, tiền gửi của khách hàng chiếm tỷ
trọng lớn nhất và ổn định trong năm 2012-2014 giữ mức trên 90% cơ cấu nguồn
vốn. Năm 2013 tiền gửi của khách hàng tăng 23,07% so với năm 2012 tuy nhiên
đến năm 2014 tốc độ tăng trưởng có xu hướng chững lại chỉ còn có hơn 7,74% so
với năm 2013, cụ thể năm 2012 là 2.723.716 triệu đồng, năm 2013 là 3.352.204
triệu đồng và năm 2014 là 3.611.605 triệu đồng.
Các giấy tờ có giá cũng chiếm tỷ trọng rất nhỏ và có xu hướng tăng dần qua
các năm nhưng tốc độ tăng trưởng lại có xu hướng chững lại. Năm 2013 đạt 19.145
triệu đồng, tăng 25,85% so với năm 2012; năm 2014 đạt 21.050 triệu đồng chỉ tăng
1.905 triệu đồng so với năm 2013 tức 9,95%.
Vốn chủ sở hữu tiếp tục có sự tăng trưởng trong các năm qua. Năm 2012, vốn
chủ sở hữu đạt 46.892 triệu đồng, năm 2013 là 55.038 triệu đồng, tăng 17,37% so
với 2012, năm 2014 là 62.284 triệu đồng, tăng 13,165% so với năm 2013.
Nhận xét:
Năm 2014 tổng nguồn vốn huy động được lớn hơn nhiều so với năm 2012.
Nguyên nhân là từ năm 2012 - 2014, kinh tế toàn cầu cũng như Việt Nam đã dần
phục hồi sau cuộc khủng hoảng, cùng với các chính sách tiền tệ linh loạt của nhà
nước đã góp phần ổn định thị trường tài chính và ngành ngân hàng. Thêm vào đó,
sự bất ổn của thị trường vàng và bất động sản, sự sụt giảm của thị trường chứng
khoán đã khiến cho người dân cũng như doanh nghiệp và tổ chức kinh tế yên tâm
hơn khi đầu tư vào tiền gửi tại ngân hàng.
2.2 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Kết quả kinh doanh của chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây ngân hàng
không ngừng được nâng cao, thể hiện rõ qua bảng sau:
Bảng 2.2: Báo cáo kết quả kinh doanh của NHNN&PTNN Sơn Tây 2012 – 2014
Đơn vị: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013 với 2012 So sánh 2014 với 2013
Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ %
1.Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự 349.989 400.015 450.152 50.026 14,29 50.137 12,53
2. Chi phí lãi và các khoản chi phí tương tự 300.023 346.995 380.197 46.932 15,66 33.202 9,57
I. Thu nhập lãi thuần 49.966 53.020 69.955 3.054 6,11 16.935 31,94
3.Thu nhập từ hoạt động dịch vụ 9.376 8.289 6.195 (1.087) (11,59) (2.094) (25,26)
4.Chi phí hoạt động dịch vụ 1.425 1.967 2.098 542 38,04 131 6,66
II. Lãi/lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ 7.951 6.322 4.097 (1.629) (20,49) (2.225) (35,19)
III. Lãi/ lỗ thuần từ kinh doanh ngoại hối 329 545 614 216 65,65 69 12,66
IV. Lãi lỗ thuần từ hoạt động khác 288 346 480 58 20,14 134 38,73
V. Tổng thu nhập hoạt động 58.534 60.233 75.146 1.699 2,90 14.913 24,76
Chi phí tiền lương 15.124 17.346 22.096 2.222 14,69 4.750 27,38
Chi phí khấu hao và khấu trừ 6.237 5.563 4.558 (674) (10,81) (1005) ( 18,07)
Chi phí hoạt động 9.098 7.987 7.612 (1111) (12,21) (375) (4,70)
VI. Chi phí hoạt động 30.459 30.896 34.266 437 1,43 3.370 10,91
VII. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng RRTD
28.075 29.337 40.880 1.262 4,50 11.543 39,35
VIII. Chi phí dự phòng RRTD 17.591 17.916 26.843 325 1,85 8.927 49,83
IX. Lợi nhuận trước thuế 10.484 11.421 14.037 937 8,94 2.616 22,91
X. Thuế TNDN 2.621 2.855 3.509 234 8,93 654 22,91
XI. Lợi nhuận sau thuế 7.863 8.566 10.528 703 8,94 1.962 22,90
Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của chi nhánh
Từ năm 2012-2014 hầu hết các khoản thu nhập đều tăng nhưng riêng
khoản thu nhập từ hoạt động dịch vụ lại giảm xuống. NGUYÊN NHÂN LÀ DO
NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY, NỀN KINH TẾ TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI CÓ NHIỀU
BIẾN ĐỘNG, KHUNG HOẢNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHU CẦU SỬ DỤNG DỊCH VỤ
NGÂN HÀNG CỦA KHÁCH HÀNG NÊN CÁC KHOẢN THU TỪ CÁC HOẠT ĐỘNG
DỊCH VỤ GIẢM, TUY NHIÊN LÃI THUẦN TỪ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI
HỐI CỦA CHI NHÁNH CÓ XU HƯỚNG TĂNG DẦN ĐẠT 329 TRIỆU ĐỒNG TRONG

NĂM 2012, ĐẠT 545 TRIỆU ĐỒNG NĂM 2013, NĂM 2014 ĐẠT 614 TRIỆU ĐỒNG.
Năm 2013, doanh thu của Ngân hàng đạt 60.233 triệu đồng, tăng 2,9% so
với năm 2012. Sự tăng trưởng doanh thu chậm trong năm 2013 so với năm 2012
là do tình hình kinh tế đất nước khó khăn nói chung cũng như ngành ngân hàng
nói riêng. Với chi phí hoạt động ngày càng tăng, nhưng tốc độ tăng chậm hơn
doanh thu nên lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng vẫn duy trì và tăng trưởng qua
các năm. Năm 2012 lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng là 10.484 triệu đồng,
năm 2013 đạt 11.421 triệu đồng và trong năm 2014 khi nền kinh tế nước nhà
dần bước ra khỏi cuộc khủng hoảng, lợi nhuận trước thuế đạt 14.037 triệu đồng.
NHẬN XÉT:


THU NHẬP CỦA NGÂN HÀNG CHỦ YẾU VẪN LÀ TỪ HOẠT ĐỘNG TÍN
DỤNG, TRONG KHI THU TỪ HOẠT ĐỘNG DỊCH VỤ CÒN QUÁ ÍT. MẶT KHÁC, CHI
NHÁNH CÒN THIẾU KINH NGHIỆP TRONG HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI
KHÁCH HÀNG, DO ĐÓ CHƯA GIÚP CHO KHÁCH HÀNG TẠI ĐỊA BÀN CỦA CHI
NHÁNH HIỂU RÕ HƠN VỀ ƯU ĐÃI VÀ CÁC DỊCH VỤ MÀ NGÂN HÀNG ĐANG
CUNG CẤP.
2.3 Tình hình huy động vốn.
Ban lãnh đạo NHNNo & PTNT Thị Xã Sơn Tây đã xác định, huy động vốn
có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động kinh doanh và góp phần vào sự thành
công chung của ngân hàng
Tình hình huy động vốn của Ngân hàng Nông nghiệp Sơn Tây trong các năm
2012, 2013, 2014 là ổn định, an toàn và tăng trưởng mạnh. Cụ thể năm 2012 tại chi
nhánh tổng nguồn vốn huy động quy đổi VNĐ đạt chỉ đạt 2.957.944 triệu đồng thì
đến 31/12/2014 đạt 3.503.474 triệu đồng, tăng 240.146 triệu đồng, đạt tốc độ tăng
trưởng 6,85% so với năm 2013. Ta có thể xem xét tốc độ tăng trưởng của từng danh
mục nguồn vốn huy động trong bảng dưới đây.
Bảng 2.3 : Cơ cấu nguồn vốn huy động của NHNNo & PTNT Sơn Tây
ĐVT : Triệu đồng

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sơn Tây
Trong đó:
+ Huy động vốn theo đối tượng
Vốn từ tiền gửi là nguốn vốn huy động chủ yếu đối với Agribank Sơn Tây. Trong
những năm qua, tỷ trọng tiền gửi từ dân cư trong tổng nguồn vốn luôn ổn định ở
mức trên 90%. Năm 2012 nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 95,8% tổng nguồn vốn huy
động. Nguồn vốn tiền gửi TCKT còn chiếm tỷ trọng thấp, năm 2014 cơ cấu giảm
13,59% so với năm 2013.
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tiền
TT
(%)
Số tiền TT (%) Số tiền TT (%) Số tiền TL (%) Số tiền TL (%)
1.Tổng NVHĐ 2.957.944 3.503.474 3.743.620 545.530 18,44 240.146 6,85
2. NVHĐ theo đối
tượng
100 100 100
HĐV từ dân cư 2.833.710 95,8 3.158.732 90,16 3.389.847 90,55
325.022 11,47 231.115 7,32
HĐV từ TCKT 35.495 1,2 274.672 7,84 237.345 6,34
239.177 673,83 (37.327) (13,59)
HĐV từ nguồn khác 88.739 3 70.069 2 116.426 3,11
(18.670) (21,04) 46.357 66,16
3. NVHĐ theo thời
gian
100 100 100
Tiền gửi không kì hạn 417.070
14,1
0
440.386 12,57 411.798 11

23.316 5,59 (28.588) (6,49)
Tiền gửi có kì hạn 2.540.873 85,9 3.063.087 87,43 3.331.821 89 522.214 20,55 268.734 8,77
4. NVHĐ theo loại
tiền
100 100 100
HĐV bằng VNĐ 2.798.806
94,6
2
3.348.620 95,58 3.584.516 95,75 549.814 19,64 235.896 7,04
HĐV bằng ngoại tệ 159.137 5,38 154.853 4,42 159.103 4,25 (4.284) (2,69) 4.250 2,74
Nhận xét:
Nguồn vốn huy động của chi nhánh tương đối lớn là do lợi thế vốn có của
một tổ chức tín dụng có truyền thống gắn bó địa phương như Chi nhánh. Tuy nhiên,
nguồn vốn huy động từ tiền gửi TCKT chưa thực sự xứng tầm với những lợi thế đó.
+ Huy động vốn theo thời gian
Trong cơ cấu vốn huy động theo thời gian, chiếm tỉ trọng chủ yếu là vốn có kỳ
hạn. Đặc biệt là trong năm 2014, tỷ trọng vốn huy động này lên tới 89%. Cũng
trong năm này, vốn huy động từ tiền gửi không kì hạn giảm 28.588 triệu đồng, tốc
độ giảm 6,49% so với năm 2013.
Nhận xét:
Nguyên nhân là ngân hàng nông nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh đã đưa ra
mức lãi suất hấp dẫn để thu hút khách hàng về phía mình. Bằng các chính sách lãi
suất, chính sách khách hàng hợp lý như tiết kiệm dự thưởng, tiết kiệm bậc thang ,
… Tuy nhiên, việc điều chỉnh lãi suất nhìn chung chưa linh hoạt, còn quan tâm đến
việc ổn định thị phần mà chưa chú trọng nhiều đến cơ cấu chi phí vốn đầu vào.
Thêm vào đó, công tác huy động vốn năm 2014 thực sự khó khăn. Do tình hình biến
động của giá cả, nền kinh tế khó khăn ảnh hưởng tới công tác huy động tiền nhàn
rỗi trong dân cư, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến tâm lý của người dân.
+ Huy động vốn theo loại tiền:
Huy động vốn nội tệ : Là nguồn huy động chủ yếu của chi nhánh, luôn chiếm

trên 90% tổng vốn huy động. Đặc biệt là năm 2014 lên tới 95,75% . Trong những
năm 2012-2014, vốn nội tệ không ngừng tăng trưởng, từ 2.798.806 triệu đồng năm
2012 lên tới 3.348.620 triệu đồng năm 2013, tốc độ tăng trưởng 19,64%,năm 2014
đạt 3.584.516 triệu đồng, tăng 7,04 % so với năm 2013.
Vốn huy động bằng ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp trong tổng vốn huy động và
có xu hướng giảm xuống trong 3 năm qua 2012-2014.
Nhận xét:
Do đặc thù của hệ thống NHNN&PTNN Việt Nam, khách hàng chủ yếu là
các đối tượng nông nghiệp, không có nhu cầu vay ngoại tệ, do đó tỷ trọng vốn ngoại
tệ chiếm tỷ trọng thấp.
2.4 Tình hình hoạt động cho vay
Có thể xem xét khái quát tình hình hoạt động của ngân hàng nông nghiệp
Sơn Tây qua bảng dưới đây:
Bảng 2.4: Tín dụng của ngân hàng NNo&PTNT Sơn Tây
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh 2013/2012 So sánh 2014/2013
Số tiền
Tỷ lệ
%
Số tiền
Tỷ lệ
%
Doanh số cho vay 2.906.962 3.350.911 2.684.553 443.949 15,27 (666.358) (22,92)
Doanh số thu nợ 2.410.264 3.201.857 2.409.260 791.593 32,84 (792.597) (24,73)
Dư nợ 2.833.538 3.187.749 2.425.877 354.211 12,50 (761.872) (23,90)
Nhìn vào bảng 2.4 ta thấy tình hình doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư
nợ tín dụng qua các năm không ổn định, xu hướng tăng lên trong năm 2013 và giảm
xuống trong năm 2014. Cụ thể năm 2013 tổng dư nợ đạt 3.187.749 triệu đồng, tăng
354.211 triệu đồng, tốc độ tăng 12,50% so với năm 2012. Sang năm 2014 tổng dư
nợ đạt 2.425.877 triệu đồng, giảm 761.872 triệu đồng, tốc độ giảm 23,90% so với

năm 2013.
Nguyên nhân tồn tại:
+ Khách quan: Tốc độ tăng trưởng tín dụng có xu hướng chững lại là do nền kinh tế
nói chung còn trì trệ, lưu thông sản xuất đình đốn, sức mua thị trường thấp, thị
trường bất động sản chỉ ấm lên một chút đối với các dự án chung cư nhằm đáp ứng
các nhu cầu sử dụng thực nhìn chung vẫn khá trầm lắng.
+ Chủ quan: Những năm trước đây khi chi nhánh NHNo Sơn Tây được nâng cấp trở
thành chi nhánh cấp I trực thuộc trung ương, khi đó trong công tác chỉ đạo điều
hành có tư tưởng mở rộng quy mô. Do vậy, những năm đó dư nợ tăng trưởng nóng,
việc kiểm soát thiếu chặt chẽ, chưa tuân thủ chấp hành các quy định của Ngành,
đặc biệt khâu kiểm soát đối tượng cho vay, mục đích cho vay (phần lớn khách hàng
vay nợ xấu hiện nay thực tế sử dụng vốn sai mục đích) và đối tượng khách hàng này
chủ yếu dựa vào bán tài sản đảm bảo(nhà đất) để thu nợ trong khi thị trường bất
động sản trầm lắng dẫn đến dư nợ giảm trong năm 2014 là do giảm nợ xấu bằng
cách bán nợ hoặc đã thu hồi nợ bằng cách bán tài sản đảm bảo.
Bảng 2.5 : Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
So sánh
2013/2012
So sánh
2014/2013
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền

Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
lệ
%
Số tiền
Tỷ
lệ
%
Tổng dư nợ
2.833.
538
100
3.187.
749
100
2.425.
877
100
354.2
11
12,

50
(761.8
72)
(2
3,9
0)
Cho vay cá
nhân và
doanh
1.196.
036
42,2
1
1.271.
274
39,8
8
738.6
10
30,4
5
75.23
8
6,2
9
(532.6
64)
(4
1,9
0)

nghiệp
Cho vay
hộ sản xuất
1.637.
501
57,7
9
1.916.
474
60,1
2
1.687.
197
69,5
5
278.9
73
17,
04
(229.2
77)
(1
1,9
6)
Nguồn : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của NHNo&PTNT Sơn
Tây
Từ số liệu bảng 2.5, ta thấy dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng chủ yếu trong
tổng dư nợ ( trên 50%) và có xu hướng tăng lên. Trong đó dư nợ cho vay hộ sản
xuất năm 2013 đạt 1.916.474 triệu đồng chiếm 60,12% tổng dư nợ tại chi nhánh,
tăng 278.973 triệu đồng, tốc độ tăng 17,04% so với năm 2012. Năm 2014, dư nợ đạt

1.687.187 triệu đồng chiếm 69,55 % tổng dư nợ, giảm 229.277 triệu đồng, tốc độ
giảm 11,96% so với năm 2013.
Nguyên nhân:
Dư nợ cho vay hộ sản xuất giảm trong năm 2014 chủ yếu là giảm nợ xấu do
bán nợ cho VAMC nên mặc dù dư nợ giảm nhưng số lượng khách hàng vay vốn là
hộ sản xuất đã tăng 241 khách hàng.
Tính đến năm 2014, dư nợ hộ sản xuất vẫn ngày càng tăng và duy trì ở mức
cao, khoảng 1.687.197 triệu đồng chiếm 69,55% tổng dư nợ của ngân hàng. Ngoài
lượng vốn huy động được từ các tổ chức, cá nhân dùng vào việc cho vay, ngân hàng
còn được nhận thêm nguồn tài trợ khác như nguồn vốn nông nghiệp nông thôn nên
tín dụng hộ sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu kinh
tế của thị xã. Đặc biệt, vốn tín dụng được đầu tư tập trung vào các chương trình
kinh tế, các dự án trang trại chăn nuôi quy mô lớn nhằm tăng năng suất lao động và
chất lượng sản phẩm hàng hóa. Nếu như những năm trước đây, việc trồng trọt, chăn
nuôi của người dân chỉ mang tính nhỏ lẻ thì giờ đây các hộ sản xuất đã dám mở
rộng quy mô trồng trọt, chăn nuôi theo mô hình trang trại mà tiêu biểu là xã Cổ
Đông. Đây được coi là xã có mô hình chăn nuôi công nghiệp lớn nhất miền Bắc
trong năm năm trở lại đây, chủ yếu là nuôi lợn, gà thương phẩm. Bên cạnh đó, thị xã
Sơn Tây cũng là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, tiểu thủ công nghiệp cần
được duy trì và phát triển như bánh tẻ Phú Nhi, thêu ren Ngọc Kiên và việc sản xuất
các mặt hàng lưu niệm bằng rơm ở Đường Lâm, hàng thủ công mỹ nghệ mây, tre,
giang đan Vì vậy, NHNo&PTNT Sơn Tây đã đầu tư thích đáng cho khu vực này,
đa phần là cho vay để mua sắm máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu để giúp các hộ
sản xuất khôi phục và phát huy được các làng nghề truyền thống, tạo ra nhiều sản
phẩm có giá trị cao.
Để đánh giá đúng chất lượng tín dụng của các khoản cho vay hộ sản xuất, ta
xem xét bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ xấu hộ sản xuất của chi nhánh NHNo&PTNT Sơn Tây
Đơn vị: triệu VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Dư nợ HSX 1.637.501 1.916.474 1.687.197
Nợ xấu HSX 37.335 44.653 25.645
Trong đó: Nhóm III 10.193 28.622 8.656
Nhóm IV 15.504 7.920 1,357
Nhóm V 11.638 8.111 15.632
Tỷ lệ nợ xấu HSX 2,28% 2,33% 1,52%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sơn Tây năm
2012, 2013, 2014)
Trong những năm qua, quy mô dư nợ cho vay vốn hộ sản xuất của
NHNo&PTNT Sơn Tây ngày một tăng lên, tỷ lệ nợ xấu cũng tăng nhưng tốc độ tăng
chậm hơn. Năm 2012 dư nợ xấu HSX là 37.335 triệu đồng, chiếm 2,28% tổng dư nợ
HSX. Năm 2013, dư nợ xấu tăng lên là 44.653 triệu đồng và chiếm 2,33% tổng dư nợ
HSX. Và trong năm 2014, dư nợ xấu HSX đã giảm xuống còn 25.645, tỷ lệ nợ xấu đạt
1,52% tổng dư nợ HSX. Tuy nhiên, nợ xấu giảm chủ yếu là do nguyên nhân bán nợ,
thực chất nợ xấu tại chi nhánh đã tăng thêm so với cuối năm 2013.
Nhận xét:
Dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ chi nhánh đồng thời tỷ
lệ nợ xấu HSX cũng chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng lên. Tình trạng nợ quá
hạn, nợ xấu HSX xuất phát từ hai nguyên nhân sau:
+ Nguyên nhân khách quan: do sự bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trong nước, do
các chính sách kinh tế khuyến khích hay hạn chế một ngành nghề hay một lĩnh vực nào
đó hay sự ảnh hưởng của cơ chế giá cả, lạm phát….
+ Nguyên nhân chủ quan: Sai sót, thiếu chính xác trong khâu thẩm định dẫn đến hạn
mức cho vay vượt quá nhu cầu cần vay thực tế của HSX, vượt quá khả năng trả nợ của
hộ, dẫn đến nợ quá hạn, nợ khó đòi và nợ xấu.
Mặc dù tỷ lệ này vẫn thấp hơn quy định của NHNN nhưng cũng là dấu hiệu
cảnh báo ngân hàng cần phải cải thiện chất lượng công tác thẩm định khách hàng và
đôn đốc việc trả nợ, hạn chế nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn. Bên cạnh việc đốc thúc
trả nợ đúng hạn, ngân hàng còn cần tiến hành các biện pháp nhằm thu hồi nợ xấu đã xử
lý rủi ro. Đây cũng là bằng chứng chứng tỏ ngân hàng cần nỗ lực trong việc tăng cường

chất lượng tín dụng hộ sản xuất.
Bảng 2.7: Dư nợ tín dụng theo mục đích cho vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
2012 2013 2014
So sánh
2013/2012
So sánh
2014/2013
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
trọn
g
Số
tiền
Tỷ
lệ
%
Số

tiền
Tỷ
lệ
%
Tổng dư nợ
2.833.
538
100
3.187.
749
100
2.425.
877
100
354.2
11
12,
50
(761.8
72)
(23,
90)
Cho vay nông
nghiệp
1.999.
627
70,5
7
2.307.
292

72,3
8
1.781.
806
73,4
5
307.6
65
15,
39
(519.4
86)
(22,
51)
Cho vay công
nghiệp và
289.0
20
10,2
0
362.4
47
11,3
7
199.1
64
8,21 73.45
4
25,
41

(163.3
10)
(45,
05)
thương mại
Cho vay tiêu
dùng
266.3
52
9,40
372.9
66
11,7
0
378.4
36
15,6
0
106.6
14
40,
02
5.470
1,4
7
Cho vay kinh
doanh bất
động sản
193.5
30

6,83
113.1
65
3,55
32.26
4
1,33
(80.3
65)
(41,
52)
(80.90
1)
(71,
49)
Cho vay khác
85.00
6
3
31.87
7
1
34.20
4
1,41
(53.1
29)
(62,
50)
2.327

7,3
0
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT Sơn Tây
Nhìn chung cho vay nông nghiệp vẫn là hoạt động chính của chi nhánh và tỷ
trọng của hoạt động này có xu hướng ngày càng gia tăng do thực hiện chính sách,
mục tiêu kinh tế của chính phủ và nhà nước, đồng thời sản phẩm của chi nhánh
được nông dân quen dùng, ưa chuộng.
Cho vay công nghiệp để sản xuất có xu hướng tăng tương đối, tăng cả về
doanh số lẫn tỷ trọng trong năm 2013 nhưng đến năm 2014 thì lại có xu hướng
giảm do nền kinh tế còn nhiều khó khăn, hoạt động kinh doanh, sản xuất bị kìm
hãm, cầm chừng.
Cho vay bất động sản có xu hướng giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng âm, nguyên
nhân là do tình trạng khủng hoảng, bất ổn, ế ẩm của thị trường nhà đất.
Khi mà tỷ trọng cho vay công nghiệp và cho vay bất động sản giảm xuống và có tốc
độ tăng trưởng âm thì dư nợ cho vay tiêu dùng có xu hướng tăng lên trong 3 năm
vừa qua. Năm 2013, dư nợ cho vay tiêu dùng đạt 372.966 triệu đồng, chiếm
11,70%, tốc độ tăng 40,02% so với năm 2012. Sang năm 2014, dư nợ cho vay tiêu
dùng là 378.436 triệu đồng, chiếm 15,6%, tốc độ tăng đạt 1,47% so với năm 2013.
Tuy nhiên tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng so với dư nợ tín dụng chung của ngân
hàng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ.
Nhận xét:
Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu của ngân hàng thương mại, nó có
thể đem lại những thu nhập lớn nhất là cho ngân hàng. Từ bảng số liệu 2.7 về cơ
cấu sử dụng vốn theo mục đích cho vay, ta thấy trong khi dư nợ cho vay nông
nghiệp, công nghiệp, kinh doanh bất động sản có xu hướng giảm xuống và có tốc
độ tăng trưởng âm do tình hình kinh tế tại địa phương vẫn chịu ảnh hưởng nặng nề
do thị trường bất động sản còn trầm lắng, hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn
đình trệ, chưa có dấu hiệu khởi sắc thì cho vay tiêu dùng lại có xu hướng tăng
trưởng dương. Bên cạnh đó, tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh trong năm
2014 âm, giảm 23,9% so với năm 2013, ảnh hưởng đến hoạt động sử dụng vốn cũng

như hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Từ đó, cần thiết phải mở rộng hoạt động
cho vay, cụ thể là cho vay tiêu dùng trên cơ sở :
+ Sơn Tây có dân số khoảng 18 vạn người, trong đó có hơn 5 vạn thuộc
các đơn vị quân đội, trường học đóng trên địa bàn. Đời sống người dân trên địa bàn
khá cao và ổn định.
+ Giai đoạn 2012-2014, tình hình kinh tế trong nước mặc dù còn nhiều khó
khăn tuy nhiên đã có những dấu hiệu phục hồi và chuyển biến tích cực, đặc biệt là
những tháng cuối năm 2014. Tăng trưởng kinh tế vượt mục tiêu 5,8%, tỷ lệ lạm
phát thấp (khoảng 3%). Tiêu dùng trong nước cũng như trên địa bàn Sơn Tây cũng
tăng cao. Điều này cho thấy xu hướng tiêu dùng trong dân cư ngày càng tăng lên.
Và nhờ vậy, nhu cầu vay tiêu dùng cũng phát triển để đáp ứng nhu cầu tiền mặt
trong mua sắm.
+ Mặt khác, cho vay tiêu dùng là một nghiệp vụ cơ bản của hầu hết các
ngân hàng hiện đại trên thế giới. Nó là dịch vụ được nhiều Ngân hàng bán lẻ
trong nước chú trọng. Nắm bắt được xu hướng đó, NHNo&PTNT Sơn Tây cần
xây dựng cho mình một chiến lược phát triển trọng tâm vào cung cấp các sản
phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng đa dạng, phong phú nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu
cầu của khách hàng.
PHẦN 3:
Những vấn đề đặt ra cần giải quyết của Ngân hàng Nno&PTNT
Việt Nam chi nhánh Sơn Tây
Vấn đề 1:
NHNo&PTNT Việt Nam có nhiều lợi thế trong việc cho vay hộ sản xuất
nhằm khuyến khích phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo định hướng của
Chính phủ. Đây là một trong những thế mạnh của ngân hàng so với các ngân hàng
khác
Là một đơn vị thành viên của NHNo&PTNT Việt Nam, chi nhánh Sơn
Tây hoạt động trên một địa bàn rộng lớn đã đặc biệt chú trọng tới cho vay hộ sản
xuất. Dư nợ cho vay hộ sản xuất chiếm trên 50% tổng dư nợ và không ngừng tăng
trưởng trong những năm qua. Vốn tín dụng cho vay hộ sản xuất của chi nhánh Sơn

Tây đã góp phần tích cực vào phát triển kinh tế xã hội trong khu vực. Vì thế, chất
lượng tín dụng hộ sản xuất đóng một vai trò quan trọng đối với sự tồn tại và phát
triển của NHNo&PTNT Sơn Tây. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động, do đặc tính
của cho vay hộ sản xuất là các món nhỏ lẻ, chi phí nghiệp vụ cao, trong khi đó địa
bàn hoạt động lại rộng, cơ chế chính sách, quy trình nghiệp vụ còn chưa được hoàn
thiện, bên cạnh đó, tình hình kinh tế xã hội, thiên tai dịch bệnh cũng tác động đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ sản xuất trên địa bàn, ảnh hưởng đến quá
trình trả nợ cho ngân hàng. Từ đó, tín dụng hộ sản xuất của ngân hàng còn gặp
nhiều khó khăn.
Vì vậy vấn đề đặt ra với Agribank – Sơn Tây là làm cách nào để nâng cao
chất lượng tín dụng hộ sản xuất trong kinh doanh ngân hàng một cách có hiệu quả
nhất.
Vấn đề 2:
Sơn Tây có địa bàn hầu hết là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn tự có thấp,
hiệu quả sản xuất kinh doanh chưa cao, gây khó khăn trong đầu tư tín dụng của
NH. Thực tế chứng minh, năm 2014, chi nhánh Agribank Sơn Tây có tốc độ tăng
trưởng tín dụng âm trong khi tỷ trọng cho vay công nghiệp và cho vay bất động
sản giảm xuống và có tốc độ tăng trưởng âm. Để tăng trưởng tín dụng, Ngân hàng
cần thiết mở rộng hoạt động kinh doanh. Cụ thể, trong thời gian qua,
NHNo&PTNT Sơn Tây đã rất nỗ lực phấn đấu khai thác một thị trường mới đầy
tiềm năng là cho vay tiêu dùng. Tuy nhiên, việc tăng trưởng dư nợ cho vay tiêu
dùng tại chi nhánh còn rất hạn chế.Mặt khác, khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu
có nhu cầu vay trung, dài hạn nhưng nguồn vốn trung, dài hạn của Ngân hàng
còn hạn chế (nguồn vốn chủ yếu của Ngân hàng là tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi
có kỳ hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và chủ yếu là dưới 5 năm). Việc sử dụng vốn ngắn
hạn để cho vay tiêu dùng trung,dài hạn mang lại rủi ro cao, ngân hàng dễ rơi vào
tình trạng mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của ngân hàng.
Chính vì vậy, vấn đề đặt ra cho Agribank – Sơn Tây là làm cách nào để
thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển một cách có hiệu quả.


PHẦN 4:
Đề xuất hướng đề tài khóa luận
Hướng 1: “ Chất lượng tín dụng hộ sản xuất tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây ”.
Hướng 2: “Giải pháp thúc đẩy hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Sơn Tây”
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Hồng Hạnh
Ngày sinh: 21-10-1992
MSV: 11D180011
Lớp: K47H1
Khoa: Tài chính ngân hàng
Thực tập tại:Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sơn Tây
Cán bộ hướng dẫn thực tập: Th.S Lê Nam Long
1. Về tinh thần, thái độ, ý thức tổ chức kỷ luật
…………………………
……………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………

2. Về công việc được giao
…….……………………………………
……………………………………………………………………………
………………………………………………………………
……………


Hà Nội,……ngày… tháng… năm 2015
Xác nhận của đơn vị thực tập
Giám đốc
Phòng tổ chức
– hành chính

×