Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp dược tại bệnh viện Đa Khoa Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.72 KB, 19 trang )

Báo cáo thực tế tốt nghiệp
LỜI CẢM ƠN
Thuốc là một trong những yêu cầu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ chăm sóc
sức khỏe cho nhân dân nên việc cung cấp đầy đủ về số lượng, đảm bảo về chất
lượng là trách nhiệm của ngành y tế nói chung, trong đó các bệnh viện đóng vai trò
rất quan trọng.
Qua thời gian thực tế tốt nghiệp gần 4 tháng tại bệnh viện Đà Nẵng ( ĐC: 124
Hải Phòng, Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng ), mặc dù thời gian không nhiều nhưng em
đã rút ra được nhiều kinh nghiệm thực tế mà khi ngồi trên ghế nhà trường chưa
từng được biết.
Để có kiến thức và kinh nghiệm thực tế ngày hôm nay, không thể nào em không
nhớ đến công ơn của các Thầy Cô bộ môn khoa Dược trường Đại học Kỹ thuật
Y-Dược Đà Nẵng, những người đã giảng dạy và trang bị cho em những kiến thức
cơ bản vững chắc cho sinh viên chúng em.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến toàn thể các cô chú, anh chị Dược sĩ trong
khoa Dược Bệnh viện Đà Nẵng đã nhiệt tình hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt thời gian thực tập vừa qua.
Trong quá trình thực tế, nhờ sự chỉ dạy tận tình của quý cô chú, anh chị trong
Khoa, em đã có những nhận thức đúng đắn hơn, những hành vi và cách ứng xử phù
hợp hơn với ngành. Tuy nhiên với trình độ và kinh nghiệm còn non nớt, trong suốt
quá trình thực tế có lẽ không tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự
thông cảm và chỉ bảo từ phía Khoa.
Do thời gian đi thực tập có giới hạn, trình độ còn nhiều hạn chế và lần đầu đi
thực tế còn gặp nhiều bỡ ngỡ nên Bài Báo cáo Thực tế tốt nghiệp của chúng em
còn nhiều thiếu sót. Chúng em rất mong được sự chỉ dẫn, góp ý của Thầy Cô và
các Dược sĩ trong khoa Dược.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 1
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
PHẦN 1: NỘI DUNG THỰC TẾ TỐT NGHIỆP
I. Mục tiêu:


I.1 Mục tiêu tổng quát:
1. Hoàn thiện kiến thức lý thuyết và kỹ năng thực hành trước khi
tốt nghiệp.
2. Bổ sung thêm kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tiễn
trong hoạt động hành nghề Dược.
3. Đáp ứng được nhu cầu trong việc thực hiện nhiệm vụ của 1
dược sĩ trình độ cao đẳng theo chức năng và ngạch công chức đã quy
định sau khi tốt nghiệp.
I.2 Mục tiêu cụ thể:
1. Trình bày được chức năng, nhiệm vụ và tổ chức hoạt động của
khoa Dược bệnh viện, mối liên quan giữa khoa Dược với các khoa
phòng điều trị.
2. Vận dụng kiến thức chuyên môn đã học tại trường vào từng công
việc cụ thể.
3. Thực hiện chức trách, nhiệm vụ của người dược sĩ Cao đẳng tại
bệnh viên: làm được công tác dược lâm sàng, hướng dẫn cách sử
dụng thuốc an toàn và hợp lý cho bệnh nhân tại các khoa phòng.
II. Nội dung:
1. Tại khoa dược:
 Nắm bắt được chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược tại Bệnh
viện, vẽ được sơ đồ tổ chức khoa Dược và mốn quan hệ chuyên
môn giữa khoa Dược và các khoa phòng điều trị khác.
 Nắm được nhiệm vụ khoa Dược đối với Hội đồng thuốc và điều
trị của bệnh viện trong việc quản lý sử dụng thuốc hợp lý, an
toàn và có hiệu quả.
 Nắm được công tác thống kê ở khoa Dược và kế hoạch cung
ứng thuốc cho các Khoa phòng điều trị khác
2. Tại các khoa, phòng điều trị:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 2
Báo cáo thực tế tốt nghiệp

Theo sự phân công của cán bộ phụ trách, mỗi sinh viên sẽ tự thực
hành công tác Dược lâm sàng tại các Khoa phòng điều trị với những
nhiệm vụ sau:
 Cùng với 1dược sĩ và y tá dược của khoa phòng đến nhận thuốc
tại Khoa Dược, sau đó phân liều thuốc, cấp phát thuốc và tham
gia hướng dẫn cách dùng thuốc cho từng bệnh nhân.
 Xem hồ sơ bệnh án cùng với việc theo dõi bệnh nhân để:
• Thực hiện công tác “ sử dụng thuốc an toàn hợp lý: dưới
sự hướng dẫn của cán bộ phụ trách.
• Phát hiện các phản ứng bất lợi của thuốc nếu có.
 Ghi lại kết quả theo dõi sau khi đổi vị trí thực tế và viết báo cáo
cuối cùng cho cán bộ phụ trách và Nhà Trường.

PHẦN 2: GIỚI THIỆU VỀ BỆNH VIỆN ĐÀ NẴNG
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 3
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
1. Lịch sử phát triển:
Bệnh viện Đà Nẵng được thành lập từ trước năm 1945, với tên ban đầu là
Hôspital de Danang. Cơ sở đặt tại đường Hùng Vương ( nay là Trường Đại học Kỹ
thuật Y Dược Đà Nẵng và 1 phần của công ty Dược TW3). Bệnh viện lần lượt
được mang tên Hôspital Indigène de Danang, Bệnh viện Đà Nẵng, Trung tâm Y tế
toàn khoa Đà Nẵng.
Năm 1965, bệnh viện được chuyển về vị trí hiện nay.
Sau năm 1975, bệnh viện một lần nữa được mang tên Bệnh viện Đà Nẵng,
trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam- Đà Nẵng.
Năm 1997, thành phố Đà Nẵng trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương,
Bệnh viện Đà Nẵng trực thuôc Sở Y tế thành phố Đà Nẵng.
Tháng 1 năm 2003, Bệnh viện Đà Nẵng chính thức được nâng hạng trở
thành bệnh viện Hạng I.
2. Sơ đồ tổ chức Bệnh Viện Đà Nẵng :

3. Chức năng-
nhiệm vụ:
Bệnh viện Đà
Nẵng là bệnh viện tuyến
cuối cùng của thành phố
Đà Nẵng, chịu trách
nhiệm thu dung điều trị
bệnh nhân của thành phố
Đà Nẵng, tỉnh Quảng
Nam và một số tỉnh Miền Trung và Tây Nguyên như Quảng Ngãi, Bình Định, Đak
Lak…
Ngoài chức năng khám chữa bệnh, bệnh viện còn là cơ sở thực hành của
Trường Đại học Y Huế, Học viện Quân Y, Trường Đại học Kỹ Thuật Y Dược Đà
Nẵng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 4
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
Bệnh viện mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức nước ngoài, tranh thủ
các nguồn viện trợ để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và giao lưu về chuyên
môn, chuyển giao các kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị.
Bệnh viện Đà Nẵng là Bệnh viện hạng 1 trực thuộc Sở Y tế thành phố Đà
Nẵng, có nhiệm vụ khám chữa bệnh cho nhân dân thành phố Đà Nẵng và một số
tỉnh của khu vực miền trung.
Quy mô: Với chỉ tiêu 1010 giường bệnh, hơn 1200 cán bộ nhân viên bao
gồm 31 TS & BSCKII và 204 ThS & BSCKI, thu dung khoảng 2.000 bệnh nhân
mỗi ngày, Bệnh viện Đà Nẵng đang phải luôn nổ lực tự hoàn thiện mình để đáp
ứng với nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân thành phố Đà Nẵng và khu vực.
Cơ sở hạ tầng: Được sự đầu tư của Uỷ ban nhân dân thành phố, cùng với sự
viện trợ nhân đạo của nhiều tổ chức từ thiện đặc biệt là Tổ chức AP và Tổ chức
Đông Tây hội ngộ Hoa Kỳ với kinh phí hơn 15 triệu USD, toàn bộ bệnh viện đã và
đang được xây dựng lại theo một quy hoạch của một bệnh viện hiện đại.

Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 5
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
PHẦN 3: KẾ HOẠCH THỰC TẾ
TẠI KHOA DƯỢC
Thời gian thực tế tốt nghiệp 26/01/2015 đến 29/05/2015
Phân công công việc:
+ Từ 26/01 đến 13/02: Kho dịch chuyền do dược sĩ Nguyễn Ngọc Phi
phụ trách.( Từ 14/02 đến 08/03 nghỉ tết)
+ Từ 09/03 đến 12/04: Kho Bảo Hiểm Y Tế do dược sĩ Dư Thị Bích
Ngọc phụ trách.
+ Từ 13/04 đến 29/05: Dược bệnh phòng do dược sĩ Nguyễn Thị Nhàn
phụ trách.
Quá trình thực tế:

Thời gian Bộ phận Nội dung công việc
26/01 đến 13/02 Kho dịch chuyền + Tìm hiểu các loại dịch
chuyền có trong kho
+ Tìm hiểu cách sắp xếp,
bố trí, bảo quản các loại
dịch chuyền tại Kho
+ Tìm hiểu công tác nhập
dịch chuyền tại kho
+ Tìm hiều quy trình cấp
phát dịch cho các khoa
phòng
+ Tham gia cấp phát dịch
chuyền tại kho
+ Tiến hành sắp xếp,
đóng phiếu hàng ngầy
09/03 đến 12/04 Kho bảo hiểm y tế-ngoại

trú
+ Tìm hiểu các loại thuốc
tại kho,cách sắp xếp, bố
trí và bảo quản các thuốc
tại Kho
+ tìm hiểu quy trình và
các quy định trong viêc
cấp phát thuốc theo đơn
của kho
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 6
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
+ Quan sát việc nhập
hàng và kiềm kê hàng tại
kho.
13/04 đến 29/05 Dược bệnh phòng
+ sáng : khoa Ngoại Tiết
Niệu
+chiều: khoa Nội Tim
Mạch
+ Làm quen với tổ Dược
bệnh phòng
+ Tìm hiểu cách thức
nhận và cấp phát thuốc
cho khoa phòng
+ Tham gia nhận thuốc
được phát và chia thuốc
theo Y lệnh thuốc cho
khoa phòng
+ Tìm hiểu cách thức trả
thuốc cho kho của khoa

phòng (thứ 3 hàng tuần).
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 7
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
PHẦN 4: HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC
A. Sơ đồ tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của khoa Dược
I. Sơ đồ tổ chức khoa Dược
Tổ chức: gồm tổ số 52 nhân sự.
Thạc sĩ: 01
Dược sĩ chuyên khoa 1: 02
Dược sĩ đại học: 08
Dược sĩ trung học: 42
Dược tá:01
BC: 34
HĐ: 16
HV: 02
+ Phụ trách khoa:
Trưởng khoa: Ds. Trần Thị Đảm
Y tá trưởng: Ds. Lê Thị Thanh
Sơ đồ Tổ Chức Khoa Dược Bệnh Viện Đa Khoa Đà Nẵng
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 8
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
II. Chức năng của khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của
Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu
cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện
nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư
vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
( Theo Thông tư 22 /2011/TT-BYT)
III. Nhiệm vụ của khoa Dược
1. Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đúng số lượng, chất lượng

cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu
chuẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác ( phòng chống
dịch bệnh, thiên tai, thảm hại).
2. Quản lý, theo dõi việc xuất nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu
điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
3. Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc vad Điều
trị.
4. Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “thực hành tốt bảo quản
thuốc”
5. Tổ chức pha chế, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản
xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện
6. Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng
thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin
liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
7. Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược
tại các khoa trong bệnh viện,
8.Nghiên cứu khoa học và đào tạo, là cơ sở thực hành của các trường
Đại học, Cao đẳng và trung học về dược.
9. Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra,
đánh giá , giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử
dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh
viện.
10. Tham gia chỉ đạo tuyến.
11. Tham gia hội chuẩn khi được yêu cầu.
12. Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
13. Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 9
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
14. Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi,quản lý, giám sát, kiểm
tra,báo cáo về vật tư y tế tiêu hao,khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa

có phòng Vật tư- Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở
đó giao nhiệm vụ.
(Theo Thông tư 22 /2011/TT-BYT)
IV. Mối liên hệ giữa khoa Dược và các khoa phòng điều trị.
- các khoa lâm sàng gửi phiếu lĩnh đến cho Khoa Dược và Khoa Dược
cấp phát thuốc và vật tư y tế tiêu hao từ kho rồi chuyển đến các khoa lâm
sàng.
- Dựa vào số phiếu lĩnh mà khoa dược lập báo cáo tôngr hợp sử dụng
thuốc để tiến hành lập bảng dự trù thuốc, hóa chất, vật tư y tế tiêu hao
hợp lý.
B. Nhiệm vụ của khoa Dược với Hội đồng thuốc và điều trị
+ Xây dựng danh mục thuốc , vật tư tiêu hao phù hợp với đặc thù bệnh tật và
phân hạng bệnh viện . Thường xuyên bổ sung , điều chỉnh thuốc trong danh
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 10
Cấp phát
Tư vấn
Theo dõi tình trạng sử dụng
KHOA DƯỢC
Đối chiếu
KHOA PHÒNGPHÒNG TÀI CHÍNH-KẾ
TOÁN
Thanh toán
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
mục đáp ứng yêu cầu chuyên môn và theo thời sự thông tin thuốc , tránh để
cho bệnh nhân phải sử dụng thuốc ngoài danh mục
+ Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê
đơn điều trị , quy chế sử dụng thuốc . Lưu ý các trường hợp lạm dụng thuốc
mắc tiền, lạm dụng kháng sinh, corticoid, vitamin để đề xuất lãnh đạo có
biện pháp chấn chỉnh kịp thời .
+ Xây dựng quy trình và giám sát công tác cung ứng , quản lý , cấp phát thuốc

trong đơn vị
+ Triển khai , giám sát công tác thông tin thuốc , theo dõi phản ứng có hại của
thuốc để các Bác sĩ lâm sàng kê đơn thuốc hợp lý , an toàn và hiệu quả .
+ Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Dược sĩ – Bác sĩ - Điều dưỡng trong sử
dụng thuốc cho người bệnh .
+ Hội đồng thuốc và điều trị họp định kỳ mỗi tháng một lần
C. Công tác thống kê Dược
1 Công tác thống kê ở khoa dược
 Tổ thống kê dược có nhiệm vụ giám sát các hoạt động xuất nhập
tồn của tổ kho, thống kê chủng loại và số lượng các loại thuốc mà
khoa phòng đã xử dụng, hàng tháng lập báo cáo gởi phòng Kế toán
- Tài chính để quyết toán. Thực hiện báo cáo đối chiếu tay ba giữa
khoa dược – kế toán – khoa phòng. Giám sát định mức y cụ, bông
băng, hoá chất của các khoa lâm sàng và cận lâm sàng. Định kỳ và
khi được yêu cầu lập báo cáo sử dụng thuốc nghiện hướng thần gởi
Sở Y tế.
 Tổ gồm 8 dược sĩ, chịu trách nhiệm quản lý, phụ trách của ds
Trần Thị Đảm và có tổ trưởng là Ds Trần Thị Diễm Lan.
 Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số
liệu thuốc cấp phát cho nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột
xuất khác.
 Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc
bệnh viện hoặc trưởng khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng
khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
 Tham gia vào hội đồng Nhập hàng trong quá trình nhập hàng của
kho thuốc, hội đồng kiểm kê cuối tháng, cuối quý của kho thuốc.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 11
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
 Ngày 5 hàng tháng phải tổng kết xong số liệu nộp phòng Tài vụ
để đối chiếu với số lượng dùng của khoa phòng.

2. Một số biểu mẫu thống kê
D. Hoạt động của kho
 Kho dịch chuyền
Thủ kho: Ds Nguyễn Ngọc Phi
+ Cấp phát dịch chuyền theo phiếu xuất kho của các khoa phòng
+ Quá trình cấp phát dịch theo đúng tiêu chí 3 tra- 3 đối
o Kiểm tra đơn thuốc, phiếu lĩnh thuốc, hàm lượng, liều
dùng, cách dùng, tên thuốc và chất lượng thuốc;
o Đối chiếu đơn thuốc với các thông tin về nồng độ, hàm
lượng, số lượng khi nhận thuốc và hạn dùng ghi trên
phiếu lĩnh thuốc, nhãn thuốc
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 12
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
và 5 chống
o Nhầm lẫn.
o Quá hạn
o Mối, mọt, chuột, dán.
o Trộm cắp.
o Thảm hoạ (cháy, nổ, ngập lụt).
+ Thực hiện nghiêm chỉnh việc phòng cháy và nắm vững tiêu
lệnh chữa cháy
+ Trực tiếp phát dịch thẩm phân cho bệnh nhân lọc thận qua
màng bụng.
+ Quá trình kiểm nhập dịch men phải đảm bảo tính phù hợp về
số lượng, chất lượng cảm quan, số visa, hạn sử dụng và
số lô sản xuất
+ Thủ kho tiến hành kiểm kê hàng tuần, hàng tháng.
* Mẫu phiếu xuất kho dịch chuyền:
Bệnh Viện Đà Nẵng
Khoa: ……………

Phòng: ……………
Số phiếu lãnh: ……
PHIẾU XUẤT KHO
(PHIẾU LÃNH DỊCH CHUYỀN)
Ngày … Tháng … Năm …
BỆNH NHÂN BẢO HIỂM
Mẫu số: C12-H (Ban
hành theo QĐ Số 999-TC
QĐ/CĐKT
ngày 21/11/2006 của Bộ
Tài Chính
Nợ: …………….
Có: ……………
Họ và tên người nhận hàng: …………………………. Địa chỉ ( bộ phận)…………
Lý do xuất kho (xuất cho bệnh nhân): …………………………………………….
Xuất tại kho: ………………………………………………………………………
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 13
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
ST
T
Tên nhãn hiệu, quy
cách
phẩm chất thuốc
Hàm
lượng
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn
giá
Thành

tiền
Yêu cầu Xuất
thực
A B C E 1 2 3 4
Cộng
Tổng số tiền (bằng chữ): ……………………………………………………………
Xuất ngày … Tháng … Năm …
TK Dược TK Dược Thủ Kho Người Nhận TK phòng điều trị Lập phiếu
YCHC
 Kho thuốc Bảo Hiểm Y tế :
+ Về nhân sự trong kho:
o Thủ kho:
Ds Dư Thị Bích Ngọc
Ds Lê Thị Bích Thảo
o Thống kê: Ds Nguyễn Thị Thanh Hương
o Tư vấn sử dụng thuốc: Ds Huỳnh Thị Hồng
o Cấp phát thuốc ngoại trú:
Ds Bùi Thị Phượng
Ds Huỳnh Thị Thanh Hương
Ds Văn Thị Châu
Ds Phạm Thị Cúc ( tăng cường)
Ds Hoàng Văn Nam ( học việc)
+ Sắp xếp trong kho theo đúng nguyên tắc 3 dễ: dễ thấy, dễ
lấy, dễ kiểm tra.
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 14
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
+ Thuốc được sắp xếp trên các kệ và giá theo thứ tự bảng
chữ cái. Trên các đồ đựng ghi rõ tên thuốc gồm biệt dược,
hoạt chất với hàm lượng theo cách đơn vị tính rõ ràng.
+ Riêng đối với loại hướng thần ( viên): được sắp xếp và bảo

quản ở 1 tủ riêng.
+ Tất cả quá trình kiểm nhập của toàn bộ thuốc men phải đảm
bảo tính phù hợp về số lượng, chất lượng cảm quan, số
visa, hạn sử dụng và số lô sản xuất.
+ Toàn bộ nhân viên trong kho thực hiện nghiêm chỉnh việc
phòng cháy và nắm vững tiêu lệnh chữa cháy.
+ Quá trình cấp phát thuốc theo đúng tiêu chí 3 tra- 3 đối và 5
chống .( tương tự kho dịch chuyền)
+ Cấp phát theo nguyên tắc quay vòng FIFO, FEFO
+ Cấp phát các bút ,lọ thuốc điều trị tiểu đường phải ghi rõ
họ tên bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc. Trước khi cấp
phát phải nhận vỏ từ bệnh nhân và kiểm tra kỹ vỏ tương ứng
với các loại thuốc được cấp phát.
+ Tiến hành thu lại vỏ của một số thuốc đã quy định ( Mixtard
10ml/1000UI, Mixtard Flexpen 3mm/100UI, Insulatard )
+ Hàng tháng thủ kho thực hiện kiểm kê.
+ Danh mục thuốc tủ lạnh:
- Diamisu 70/30
- Mixtard Flexpen 3mm/100UI
- Mixtard 10ml/1000UI
- Insulatard 10ml/1000UI
- Insulatard Flexpen 3mm/100UI
- Prololog
- SAT 1500UI
- Ovestin
▲ Một số lưu ý về kho GSP:
• Phải có một thiết kế phù hợp :
+ Nhà kho phải được thiết kế, xây dựng, trang bị, sửa chữa và duy tu một
cách hệ thống sao cho có thể bảo vệ thuốc, bao bì đóng gói tránh được
các ảnh hưởng bất lợi có thể có.

+ Điều kiện bảo quản trong kho: về nguyên tắc các điều kiện bảo quản
phải là điều kiện ghi trên nhãn thuốc. Ngoài ra cần chú ý đến các điền
kiện bảo quản đặc biệt theo nhãn như:
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 15
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
- Kho lạnh: nhiệt độ không vượt quá 8 độ C
- Tủ lạnh: nhiệt độ trong khoảng 2-8 độ C
- Kho đông lạnh: nhiệt độ không vượt quá -10 độ C
- Kho mát: nhiệt độ trong khoảng 8-15 độ C
- Kho nhiệt độ phòng: nhiệt độ trong khoảng 15-25 độ C
• Phải có trang thiết bị, dụng cụ phù hợp:
- Quạt thông gió, hệ thống điều hòa, xe chở hàng, nhiệt kế,
nhiệt ẩm…
- Thuốc có điều kiện quản quản đặc biệt cần được bảo quản ở
khu vực riêng biệt.
- Công tắc điện đạt ngoài kho.
- Đối với thuốc độc, thuốc gây nghiện, hướng thần: phải được
bảo quản theo đúng quy định tại các quy chế liên quan.
- Các thuốc, hóa chất có mùi như tinh dầu các lọa, amoniac,
cồn thuốc… cầ được bảo quản trong bì kín, khu vực riêng
kín, tránh để hấp thụ vào các chất khác.
- Đối với thuốc đòi hỏi điều kiên bảo quản có kiểm soát nhiệt
độ, độ ẩm, ánh sáng thì những điều kiện này cần được theo
dõi , duy trì và điều chỉnh liên tục.
E. Hoạt động của phần hành Dược bệnh phòng
 Là bộ phận trực tiếp tham gia vào quá trình cấp phát thuốc đến
tận tay của bệnh nhân.
 Có trách nhiệm:
+ Kiểm tra phiếu lãnh thuốc theo đúng quy định, các thông tin trong
phiếu lãnh phải rõ ràng và chính xác, các phiễu lãnh phải có chữ

ký của trưởng, phó khoa, tuân thủ các quy định đối với những
thuốc khi lãnh phải có phê duyệt của lãnh đạo bệnh viện.
+ Tiến hành lãnh thuốc từ kho thuốc Nội trú cho các khoa phòng phụ
trách theo đúng các nguyên tắc lãnh thuốc.
+ Đối với các loại thuốc cần thiết sử dụng cho bệnh nhân nhưng
không có trong danh mục thuốc của bệnh viện cần ghi tên vào sổ
đặt thuốc để kho thuốc gọi hàng, và khi lãnh cần có chữ ký duyệt
của giám đốc bệnh viện.
+ Đối với các loại thuốc Hướng thần- gây nghiện thì phiếu lãnh cần
được ghi rõ họ tên bệnh nhân được chỉ định dùng thuốc và số hồ
sơ bệnh án (trừ hướng thần dạng viên), trả vỏ cho dược sĩ phụ
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 16
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
trách nghiện –hướng thần đúng các loại vỏ tương ứng với loại
thuốc được cấp phát và hai bên ghi và kí rõ vào sổ trả vỏ
+ Cấp phát đến tay bệnh nhân tuân thủ nguyên tắc 3tra-3 đối
• 3 tra:
o Kiểm tra thể thức đơn phiếu có đủ và đúng không
o Kiểm tra nhãn trên chai lọ, công dụng có đủ và rõ
ràng không
o Kiểm tra cảm quan về mặt chất lượng thuốc
• 3 đối chiếu
o Đối chiếu tên thuốc trên nhãn và các đơn phiếu
o Đối chiếu nồng độ, hàm lượng trên phiếu và trên nhãn
của thuốc
o Đối chiếu số lượng và số khoản được giao
+ Hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đến tay bệnh nhân:
• Cần hướng dẫn bệnh nhân thuốc nào uống trước, sau khi ăn
no theo đúng chỉ định
• Cần lưu ý các tác nhân gây tương tác đến sinh khả dụng của

thuốc cho bệnh nhân
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 17
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
PHẦN 5 : PHÂN TÍCH HỒ SƠ BỆNH ÁN
I. BỆNH ÁN SỐ 1 (Khoa Tai Mũi Họng)
• HSBA: B/n NGUYỄN THÀNH LUÂN Nam : 26 tuổi
- Lý do vào viện: tai nạn
- Quá trình bệnh lý: bệnh nhân bị tai nạn giao thông,chấn thương vùng đầu
mặt, sưng nề vùng mũi, chảy máu mũi nên vào viện.
- Tiền sử bệnh:
+ Bản thân: không có
+Gia đình: bình thường
- Chuẩn đoán:
+ Bệnh chính: Chấn thương đầu mặt
+ Bệnh kèm : không
+ Biến chứng: gãy xương mũi
• CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC :
1. Bifolyo 1g x 02 lọ, TMC (9h – 16h)
2. Solumedrol 40mg x 1 lọ, TMC (8h)
3. Ciprobay 0,5g x 2v uống chia 2 (9h -15h)
4. Tatanol x 2v uống chia 2 (8h – 16h)
5. Omeptul x 2v uống chia 2 (9h – 16h)
6. Magnesium-B6 x 2v uống chia 2 (9h – 16h)
• PHÂN TÍCH THUỐC :
II. BỆNH ÁN SỐ 2 (Khoa nội yêu cầu)
• HSBA: B/n TRẦN THỊ TUYẾT NHUNG Nữ : 61 tuổi
- Lý do vào viện: nhức đầu, chóng mặt
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 18
Báo cáo thực tế tốt nghiệp
- Quá trình bệnh lý: nhức đầu, chóng mặt nhiều nên vào viện.

- Tiền sử bệnh:
+ Bản thân: tăng huyết áp
+Gia đình: bình thường
- Chuẩn đoán:
+ Bệnh chính: Rối loạn tiền đình
+ Bệnh kèm : tăng huyết áp
+ Biến chứng: Không
• CHỈ ĐỊNH DÙNG THUỐC :
1. Vintanil 500mg/5ml x 2 ống, TMC ( 9h-17h)
2. Diazepam 5mg x 1v uống (20h)
3. Zestoretic x 1v uống sáng
4. Betasec 16mg x 3v uống chia 3 (9h – 15h – 21h)
5. Neurolaxan B x 2v uống chia 2 (9h – 15h)
• PHÂN TÍCH THUỐC :
Sinh viên: Nguyễn Thị Hậu Page 19

×