Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Mười sáu luận đề về: “ Tứ thụ-Tam phi bất–Tứ Tôn–Ngũ qui”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (303.44 KB, 11 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
--------
Môn: Kinh tế học giáo dục
Đề bài: 1. Mười sáu luận đề về: “ Tứ thụ-Tam phi bất–Tứ Tôn–Ngũ qui”
2. Chọn một luận đề trong 16 luận đề để viết bình luận
.
Giảng viên
Giảng viên
:
:


PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
PGS.TS. Đặng Quốc Bảo
Học viên
Học viên


: Nguyễn Hồng Lam
: Nguyễn Hồng Lam
Lớp
Lớp


: Cao học Quản lý giáo dục
: Cao học Quản lý giáo dục
Khóa
Khóa


: 2009-2011
: 2009-2011
Đà Nẵng, 03/2010
2
Câu 1: Từ 16 luận đề về: “ Tứ thụ - Tam phi bất – Tứ Tôn – Ngũ qui”. Hãy chọn
ra những luận đề liên quan nhiều đến giáo dục.
+ Mười sáu luận đề:
TỨ THỤ
(Quản Trọng)
TAM PHI BẤT
(Khổng Tử)
Nhất niên thụ cốc
Thập niên thụ mộc
Bách niên thụ nhân
Thiên niên thụ Đức
Phi phụ bất sinh
Phi sư bất thành
Phi quân bất vinh
TỨ TÔN
(Lê Quý Đôn)
NGŨ QUI
(Lê Quý Đôn)
Tôn tộc đại quý
Tôn lộc đại suy
Tôn tài đại thịnh
Tôn nịnh đại nguy
Qui nông tất ổn
Qui công tất phú
Qui thương tất hoạt
Qui trí tất hưng

Qui pháp tất bình
+ Luận đề liên quan nhiều đến giáo dục:
TỨ TÔN
(Lê Quý Đôn)
NGŨ QUI
(Lê Quý Đôn)
Tôn tài đại thịnh Qui trí tất hưng
Câu 2: Từ quan điểm kinh tế học giáo dục hãy chọn một luận đề trong 16 luận
đề đã học, viết bình luận. Liên hệ vào tình hình phát triển giáo dục hiện nay của
nước ta, theo luận đề viết bình luận, hãy chỉ ra những thành tựu và điều còn
thiếu xót.
+ Luận đề được chọn:
NGŨ QUI
(Lê Quý Đôn)
Qui trí tất hưng
1
Hầu hết các quốc gia nhận thức sự cần thiết và cấp bách phải đầu tư cho giáo dục.
Đầu tư cho giáo dục được coi là đầu tư có lãi lớn nhất cho tương lai của mỗi dân tộc, mỗi
cộng đồng, mỗi gia đình, dòng tộc và mỗi cá nhân.
Muốn hoạch định chính sách đầu tư sâu rộng có hiệu quả cho giáo dục phải có tầm nhìn
xa trông rộng. Chính vì vậy, Tổ chức của Liên hợp quốc về Giáo dục, Khoa học và Văn hoá
(UNESCO) đã chỉ ra vai trò của giáo dục trong thời đại ngày nay, kêu gọi các quốc gia giảm
chi phí cho chiến tranh để đầu tư cho giáo dục. Theo ước tính: Cứ ba phút thế giới lại có một
phát minh khoa học, cho nên UNESCO khuyến nghị với mọi người về khối lượng tri thức
khổng lồ của loài người cần được chuyển giao cho các thế hệ. Điều đó khẳng định rằng: Quốc
gia nào không đầu tư cho giáo dục sẽ có nguy cơ tụt hậu nghiêm trọng trong tương lai.
Luật giáo dục 2005 của nước ta đã khẳng định: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng
đầu nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (điều 9). Tại điều 13 nhấn
mạnh: “Đầu tư giáo dục là đầu tư phát triển, Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục. Khuyến
khích bảo hộ các quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước đầu

tư cho giáo dục, trong đó ngân sách Nhà nước giữ vai trò chủ yếu trong tổng nguồn lực đầu tư
cho giáo dục”.
Giáo dục đảm nhận việc dạy người với bốn trọng tâm của “Chiến lược con người” ở thế
kỷ XXI:
+ Thứ nhất là: Học tri thức (con người có tri thức chuyên sâu, có trình độ học vấn và
trình độ văn hoá cao, có khả năng cống hiến).
+ Thứ hai là: Học cách làm việc (biết tạo ra những sản phẩm vật chất và tinh thần có
chất lượng cao cho xã hội, sự năng động sáng tạo trong công việc).
+ Thứ ba là: Học cách tồn tại (để có khả năng thích nghi với nhịp điệu của xã hội hiện
đại trong môi trường sống rộng mở phức tạp, đa chiều. Nhất là trong xu thế hội nhập hiện
nay).
+ Thứ tư là: Học cách chung sống (có kiến thức về bản sắc riêng của từng dân tộc, am
hiểu văn hoá thế giới, đáp ứng xu thế quốc tế toàn cầu hoá. Con người chung sống trong đối
thoại hoà bình).
Điều đó đặt giáo dục trước những cơ hội vàng, song giáo dục cũng phải chấp nhận
những thách thức lớn lao của thời đại. Nếu không được đầu tư đúng mức, khó lòng đạt mục
tiêu.
Năm 2008, Bộ GD-ĐT ước chi cho giáo dục và đào tạo là 76.200 tỷ đồng, chiếm 20%
tổng chi ngân sách nhà nước, tăng 14,1% so với ước thực hiện năm 2007.
Đó là tính toán của Bộ GD-ĐT trong báo cáo gửi Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh
niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội về tình hình phân bổ, quản lý và sử dụng ngân
sách năm 2007.
Bộ yêu cầu cơ cấu chi phải đảm bảo: chi lương, các khoản có tính chất lương, bảo
hiểm... tối đa 80%, chi ngoài lương tối thiểu 20% (chưa kể nguồn thu học phí).
Những địa phương có điều kiện thì khuyến khích thực hiện cơ cấu 70% - 30%.
2
Bộ GD-ĐT cho biết, mức học phí không được tăng, trong khi nguồn chi từ ngân sách
còn hạn hẹp nên mức chi bình quân/1SV quá thấp. Cụ thể: mức ngân sách/1 học viên Sau ĐH
hiện là 2,4 triệu đồng/năm; chi đào tạo ĐH, CĐ bình quân là 1,98 triệu đồng/SV chính
quy/năm…

Chi phí thấp, trong khi cơ cấu chi phí chưa hợp lý: chi cho con người (gồm lương và thu
nhập) chiếm tỷ lệ 45%; chi nghiệp vụ chuyên môn và quản lý chiếm 35%; chi mua sắm sửa
chữa chiếm 12%... đã ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng chất lượng đào tạo.
Vẫn theo báo cáo của Bộ GD-ĐT, dự toán năm 2007, ngân sách chi cho GD-ĐT là
66.770 tỷ đồng (chiếm 20% trong tổng chi ngân sách nhà nước), tăng 20,7% so với năm
2006.
Báo cáo trình ủy ban cho rằng, việc chi thường xuyên cho GD-ĐT đã được tăng lên,
song vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Cơ cấu chi về tiền lương và các khoản phụ cấp có tính
chất lương vẫn chiếm tới 85-90%; trong khi chi cho hoạt động giảng dạy, học tập, mua sắm,
sửa chữa, hành chính quản lý chỉ khoảng 10-15% (yêu cầu đặt ra là phải đạt 20%).
Bộ GD-ĐT cũng đề nghị Chính phủ sớm ban hành các cơ chế, chính sách về học phí và
huy động các nguồn tài chính ngoài ngân sách đầu tư cho GD-ĐT.
Những ai quan tâm tới giáo dục có thể thấy chỉ trong năm năm cuối thế kỉ XX và năm
năm đầu thế kỉ XXI, tất cả các tỉnh, thành phố, vùng miền trên cả nước đã đầu tư mạnh mẽ
cho giáo dục. Yên Bái là một tỉnh miền núi nghèo, có nhiều vùng đặc biệt khó khăn, song đã
đầu tư tới 248,4 tỉ VNĐ để xoá phòng học tạm, trong đó có tới 54 tỉ VNĐ là ngân sách địa
phương. Tính đến năm 2006 có 89% phòng học được kiên cố hoá và từng bước xây dựng hệ
thống trường đạt chuẩn quốc gia, hiện nay có 28 trường đạt chuẩn quốc gia trên tổng số 568
trường. Đó là một cố gắng lớn. Quan tâm đến chất lượng đội ngũ, Yên Bái đầu tư kinh phí
đào tạo lại và đào tạo nâng chuẩn, ưu tiên bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lí và bồi dưỡng học
sinh giỏi nên ở tất cả các bậc học, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn đạt từ 93% trở lên, góp phần
đáp ứng yêu cầu thay sách và đổi mới giáo dục. Tỉnh Hà Tĩnh là một miền quê nghèo nhưng
có truyền thống hiếu học, việc đầu tư xây dựng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia được chú
trọng. Huyện miền núi Hương Khê 100% trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện miền núi Vụ
Quang được đầu tư xây dựng TTGDTX hiện đại, tạo điều kiện cho phong trào thi đua “Hai
tốt” và xây dựng một xã hội học tập bền vững. Đội ngũ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn hơn
98%.
Năm nay, Bộ Giáo dục và Đào tạo đầu tư khoản tiền lớn vài trăm tỉ VNĐ cho cuộc vận
động “Hai không” cũng là mạnh dạn đầu tư cho chất lượng “Học thật, thi thật ”trong một
tương lai gần. Ai cũng biết Cu-ba là một quốc gia bị bao vây cấm vận, tuy gặp nhiều khó

khăn nhưng chính phủ vẫn đầu tư cao cho giáo dục và y tế. Như vậy, không hẳn là phải chờ
giàu có mới đầu tư cho giáo dục.
Ở phạm vi gia đình, tế bào của xã hội cũng vậy. Nhiều gia đình nông dân thu nhập
không cao hoặc các gia đình công chức bình thường không dư dật về kinh tế nhưng vẫn đầu
tư cao cho con, cháu ăn học đến nơi đến chốn. Nhiều dòng họ lập quỹ khuyến học, trợ giúp và
3

×