Tải bản đầy đủ (.docx) (59 trang)

thuyết minh dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh hà tĩnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.75 MB, 59 trang )

Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
MỤC LỤC
MỤC LỤC BIỂU ĐỒ
MỤC LỤC HÌNH
MỤC LỤC BẢN ĐỒ
MỤC LỤC SƠ ĐỒ
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 1/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG : LÝ DO HÌNH THÀNH DỰ ÁN
Trước khi quyết định đầu tư Công ty đã tiến hành đánh giá tính khả thi về
kinh tế, xã hội của dự án căn cứ vào những tiềm năng và lợi thế sẵn có, cũng
như nhu cầu thị trường. Dưới đây là các cơ sở chính để hình thành dự án đầu
tư:
 Thịt bò là thực phẩm gia súc phổ biến trên thế giới, là một trong những loại
thịt được con người sử dụng nhiều nhất, cùng với thịt lợn và thịt gà.
 Nhu cầu tiêu thụ thịt bò ngày càng tăng, giá thịt bò cũng như giá con giống
đang tăng lên nhanh chóng.
 Tỉnh Hà Tĩnh có các điều kiện về đất đai, khí hậu, thời tiết, thủy văn thuận
lợi để xây dựng vùng chuyên canh bò thịt.
 Công ty sử dụng công nghệ tưới nhỏ giọt của Israel để trồng cỏ nuôi bò,
không phụ thuộc vào thời tiết (cỏ là nguồn thức ăn chính của bò).
 Công ty có đủ nguồn vốn để thực hiện dự án.
 Dự án đem lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư, góp phần giải quyết việc
làm cho người dân và đóng góp đáng kể vào ngân sách nhà nước.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 2/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG : CƠ SỞ PHÁP LÝ DỰ ÁN
1. Văn bản pháp lý của Việt Nam
Luật Đầu Tư số 59/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam, có hiệu lực ngày 01 tháng 07 năm 2006;
Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội nước


CHXHCN Việt Nam;
Luật Đất đai số 13/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc Hội nước
CHXHCN Việt Nam;
Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc Hội
nước CHXHCN Việt Nam;
Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/6/2008 của
Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam, và luật số 32/2013/QH 13 ngày 19 tháng 06
năm 2013 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập doanh
nghiệp;
Nghị định 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18 tháng 06 năm 2014 về việc hướng
dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 12 năm 2013 của
chính phủ quy định hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp;
Luật thuế Giá trị gia tăng số 13/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008,
sửa đổi số 31/2013/QH13 ngày 19/06/2013 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt
Nam;
Nghị định 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ về Hướng dẫn
Luật thuế giá trị gia tăng;
Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2013 hướng dẫn thi
hành luật thuế giá trị gia tăng và nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013
của chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật thuế giá
trị gia tăng;
Nghị Định số 108/2006/NĐ-CP do Chính Phủ ban hành ngày 22/09/2006
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu Tư;
Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về việc Quản
lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 và Nghị định số 21/2008/NĐ-
CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị
định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09/08/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết

và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 3/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định số 10/2008/QĐ-TTg, ngày 16/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020;
Công văn số 615/TY-KD ngày 20/04/2009 của Cục Thú Y hướng dẫn về thủ
tục kiểm dịch nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan,
quá cảnh động vật sống, sản phẩm động vật;
Quyết định số 2194/QĐ-TTg, ngày 25/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và
giống thủy sản đến năm 2020;
Thông tư 44/TT-BTC ngày 16/03/2012 của Bộ tài chính về việc ban hành
Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định Khu
vực Thương mại tự do ASEAN-Úc-Niu Di-lân giai đoạn 2012-2014;
Quyết định số 899/QĐ-TTg, ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng và phát triển bền vững;
Thông tư số 84/2011/TT-BTC ngày 16/06/2011, của Bộ Tài chính về việc
hướng dẫn một số chính sách tài chính khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào
nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/06/2010 của
chính phủ;
Thông tư 164/TT-BTC ngày 15/11/2013 của Bộ Tài Chính Ban hành biểu
thuế xuất khẩu, biểu thuế nhập khẩu ưu đãi theo danh mục mặt hàng chịu thuế;
Nghị định 210/2013/NĐ-CP ngày 19/12/2013 của Chính Phủ về chính sách
khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thông;
Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài Chính hướng dẫn
thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày
18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
Luật Thuế giá trị gia tăng.
2. Văn bản Pháp lý liên quan đến Công ty

Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 4/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG : PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG
I. THỊ TRƯỜNG THỊT BÒ THẾ GIỚI NĂM 2014
1. Sản xuất và tiêu thụ
Thịt bò hiện là một trong những mặt hàng thịt được tiêu thụ phổ biến trên
thế giới, với 55-56 triệu tấn/năm, đứng sau thịt lợn (100 - 107 triệu tấn) và thịt gà
(80 – 83 triệu tấn). Thịt bò là một trong những mặt hàng thịt được tiêu thụ phổ
biến trên thế giới, với 55-56 triệu tấn/năm, đứng sau thịt lợn (100-107 triệu tấn)
và thịt gà (80-83 triệu tấn).
Theo USDA
1
, năm 2014 sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn thế giới chỉ gia tăng
nhẹ so với năm 2013. Cụ thể, sản lượng đạt 59,6 triệu tấn, tăng 0,27%, tiêu thụ
đạt 57,8 triệu tấn, tăng 0,24%. Sản lượng thịt bò tăng tại Ấn Độ (8%), Úc (6%) đủ
bù đắp cho việc thu hẹp tại quốc gia hàng đầu là Mỹ (-5,3%).
Biểu đồ : Sản xuất và tiêu thụ thịt bò toàn cầu 2010 – 2014
Nguồn: USDA
Hiện nay, Mỹ là quốc gia có sản lượng thịt bò lớn nhất và cũng là quốc gia
tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới. Năm 2014, sản lượng thịt bò tại Mỹ ước tính đạt
11,1 triệu tấn, chiếm 19% tổng sản lượng thịt bò toàn cầu. Tiếp đến lần lượt là
Braxin (9,9 triệu tấn, chiếm tỷ trọng 17%), EU (7,5 triệu tấn, 12%), Trung Quốc
(6,5 triệu tấn, 11%), Ấn Độ (4,1 triệu tấn, 7%)…Về tiêu thụ, Mỹ đạt 11,2 triệu tấn
(26% tổng tiêu thụ thế giới), tiếp đến là Braxin (8 triệu tấn, 18%), EU (7,6 triệu
tấn, 17%), Trung Quốc (7 triệu tấn, 13%)
Biểu đồ : Các quốc gia/khu vực sản
xuất thịt bò lớn trên thế giới
Biểu đồ : Các quốc gia/khu vực tiêu thụ
thịt bò lớn trên thế giới
1 USDA: Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ

Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 5/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn: USDA
2. Xuất khẩu và nhập khẩu
Mặc dù sản lượng ổn định nhưng xuất khẩu thịt bò toàn cầu đang có sự
tăng trưởng nhanh do sự di chuyển hướng mạnh của các quốc gia xuất khẩu
như Ấn Độ, Úc, New Zealand tới các thị trường tiềm năng tại Châu Á. Năm
2014, xuất khẩu thịt bò toàn cầu đạt 9,8 triệu tấn, tăng 7,1% so với năm 2013.
Nguồn cung cấp thịt bò chính của thế giới tập trung vào 4 quốc gia là Braxin
(21%), Ấn Độ (19%), Úc(18%), Mỹ (12%). Trong đó, Úc đã có sự vươn tới khu
vực thị trường châu Á một cách mạnh mẽ. Tại Việt Nam, tiêu dùng thịt bò nhập
khẩu Úc cũng đang trở thành xu hướng mới.
Về nhập khẩu, các thị trường lớn nhất là Mỹ (15%), Nga (10%), Nhật Bản
(10%)…
Biểu đồ : Các quốc gia/khu vực xuất
khẩu thịt bò lớn trên thế giới
Biểu đồ : Các quốc gia/khu vực nhập
khẩu thịt bò lớn trên thế giới
Nguồn: USDA
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 6/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
II. THỊ TRƯỜNG THỊT BÒ VIỆT NAM NĂM 2014
1. Số lượng đàn gia súc năm 2014
Theo kết quả điều tra chăn nuôi của Tổng cục Thống kê tại thời điểm 01/10/2014
đàn bò thịt cả nước có 5,24 triệu con, tăng 1,42%. Đáng chú ý, diện tích đồng cỏ chăn thả
gia súc có xu hướng thu hẹp, hiệu quả vẫn chưa cao.
Chăn nuôi gia súc lấy thịt tại Việt Nam hiện nay chủ yếu là bò thịt. Phân
theo vùng sinh thái, vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung tập trung chủ
yếu lượng đàn bò cả nước, chiếm tới hơn 40%.
Biểu đồ : Tỷ trọng số lượng bò cả nước phân theo vùng sinh thái

Nguồn: USDA
2. Sản lượng thịt gia súc năm 2014
Theo Tổng cục Thống kê, năm 2014, sản lượng thịt trâu hơi xuất chuồng
đạt khoảng 86,9 nghìn tấn, tăng 1,6% so với năm 2013; sản lượng thịt bò xuất
chuồng đạt khoảng 292,9 nghìn tấn, tăng 2,6%.
Bảng : Sản lượng thịt hơi năm 2007-2014 (nghìn tấn)
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 7/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Nguồn: Tổng cục Thống kê
3. Diễn biến giá thịt bò năm 2014
Giá bò sống và giá thịt bò hơi nhìn chung không có sự đột biến trong suốt năm
2014. Tại Đông Nam Bộ, giá bò hơi duy trì ổn định ở mức 70.000 đồng/kg trong phần
lớn thời gian của năm, ngoại trừ các dịp lễ lớn. Nguồn cung thịt bò trong năm 2014 nhìn
chung đảm bảo, không bị thiếu hụt.
Trên kênh bán lẻ, các sản phẩm thịt bò năm 2014 nhìn chung vẫn giữ mức giá cao,
đặc biệt trong giai đoạn đầu của năm. Theo tính toán dựa trên số liệu của AGROINFO,
giá thịt bò đùi quý I/2014 trung bình ở mức 234.500 đồng/kg, mức giá ở quý II, III, IV
cho thấy xu hướng tương đối ổn định.
Biểu đồ : Diễn biến giá thịt bò tại một số tỉnh thành, năm 2013 - 2014 (đồng/kg)
Nguồn: AgroInfo
4. Nhập khẩu thịt bò năm 2014
Theo Tổng cục Hải Quan, 11 tháng đầu năm 2014 các doanh nghiệp Việt
Nam đã nhập khẩu 24,8 nghìn tấn thịt trâu bò, trị giá 73,8 triệu USD. Nhập khẩu
các loại thịt trên nhìn chung tăng khá cao so với cùng kỳ năm 2013.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 8/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Bên cạnh đó, nhập khẩu trâu, bò sống Việt Nam trong 11 tháng đầu năm
đạt 208,7 nghìn con, trị giá gần 187 triệu USD, tăng mạnh 46,2 % về số lượng và
164,8% về trị giá so với cùng kỳ.
Về thị trường, Mỹ vẫn là đối tác nhập khẩu thịt lớn nhất của Việt Nam trong

5 tháng đầu năm 2014, với trị giá đạt 28,17 triệu USD, giảm nhẹ 0,4% so với
cùng kỳ năm ngoái. Tiếp đến là Ấn Độ, với trị giá đạt 26,8 triệu USD, tăng 58,3%
so với cùng kỳ. Các thị trường cung cấp thịt đáng chú ý khác gồm: Braxin (10,3
triệu USD, chiếm tỷ trọng 12%), Úc (9,1 triệu USD, chiếm tỷ trọng 10%) và Hàn
Quốc (3,96 triệu USD, chiếm tỷ trọng 4%).
III. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH THỊT BÒ NĂM 2015
1. Triển vọng thị trường thế giới
Theo USDA, sản lượng thịt bò toàn cầu năm 2015 dự báo giảm nhẹ 1,4%
từ mức 59,6 triệu tấn năm 2014 xuống còn 58,7 triệu tấn. Sản lượng thịt bò tại
Châu Âu sẽ vẫn duy trì, trong khi Mỹ và Trung Quốc giảm nhẹ. Dự báo Mỹ vẫn là
quốc gia có sản lượng thịt bò lớn nhất thế giới, với 10,9 triệu tấn (giảm 0,2 triệu
tấn so với 2014); tiếp đến là Braxin 10,2 triệu tấn (tăng 0,3 triệu tấn); EU 7,5 triệu
tấn (giữ nguyên); Trung Quốc 6,4 triệu tấn (giảm 0,1 triệu tấn)…Về tiêu thụ, năm
2015 dự báo giảm 1,6% từ mức 57,8 triệu tấn năm 2014 xuống còn 56,9 triệu
tấn. Các quốc gia tiêu thụ thịt bò lớn nhất thế giới dự báo là Mỹ (10,9 triệu tấn);
Braxin (8,1 triệu tấn); EU (7,6 triệu tấn); Trung Quốc (6,9 triệu tấn).
2. Triển vọng thị trường trong nước
Theo dự báo của Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm và Nông nghiệp
của Mỹ (FAPRI) khi nghiên cứu tình hình chăn nuôi của các nước trên thế giới,
số lượng đàn trâu bò của Việt Nam năm 2015 sẽ vào khoảng 8 triệu con, tăng
0,2 triệu con so với mức 7,8 triệu con năm 2014. Sản lượng thịt trâu, bò sẽ đạt
khoảng 285 nghìn tấn, tăng 8 nghìn tấn so với năm 2014. Tiêu thụ thịt trâu, bò sẽ
vào khoảng 308 nghìn tấn, tăng 8 nghìn tấn. FAPRI dự báo Việt Nam sẽ phải
nhập khẩu nhiều thịt trâu bò hơn trong năm 2015, vào khoảng 23 nghìn tấn, tăng
4 nghìn tấn so với năm 2014.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 9/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG : GIỚI THIỆU VÙNG DỰ ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
1. Vị trí địa lý

Hà Tĩnh là tỉnh thuộc vùng Duyên hải Bắc Trung Bộ, có toạ độ địa lý từ 17
0
53'50''
đến 18
0
45'40'' vĩ độ Bắc và 1050
0
5'50'' đến 106
0
30'20'' kinh độ Đông. Hà Tĩnh có diện
tích tự nhiên là 599.782,26 ha (chiếm 1,81% diện tích cả nước và là tỉnh có diện tích
đứng thứ 20/63 tỉnh, thành phố cả nước).
Ranh giới hành chính của tỉnh, như sau: Phía Bắc giáp tỉnh Nghệ An, phía
Nam giáp tỉnh Quảng Bình, phía Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp với nước
Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào.
Bản đồ : Khu vực thực hiện dự án tại tỉnh Hà tĩnh.
2. Địa hình
Hà Tĩnh cách thủ đô Hà Nội 340 km về phía nam, ở phía Đông dãy Trường
Sơn với địa hình hẹp, dốc và nghiêng từ Tây sang Đông. Phía Tây tỉnh là những
dãy núi cao 1.500 m, đỉnh Rào Cọ 2.235 m, phía dưới là vùng đồi thấp giống bát
úp, tiếp nữa là dải đồng bằng nhỏ hẹp chạy ra biển, sau cùng là những bãi cát
ven biển cùng với nhiều vũng, vịnh, tiêu biểu là cảng biển nước sâu Vũng
Áng và bãi biển Thiên Cầm.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 10/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
3. Thổ nhưỡng
Hà tĩnh có 9 nhóm đất chính: đất cát, đất mặn, đất phèn mặn, nhóm đất phù
sa, đất bạc màu, nhóm đất đỏ vàng, đất mùn vàng đỏ trên núi, đất dốc tu, đất sói
mòn trơ sỏi đá.
Trong đó nhóm đất đỏ vàng chiếm khoảng 51,6% diện tích tự nhiên của

tỉnh.
Đất trong khu vực chủ yếu là đất sét pha cát, một số nơi có đá lẫn, tầng đất
canh tác dày khoảng 40cm. Ngoài ra, cục bộ trong khu vực có một ít đá nổi bề
mặt và đất chưa phong hóa hoàn chỉnh.
4. Hiện trạng thảm thực vật, tài nguyên, khoáng sản
Các khu vực của dự án nằm trong khu vực gồm có đất trồng keo, trồng cao
su, thông và một ít diện tích đất hoa màu của dân.
5. Khí hậu, thời tiết
Hà Tĩnh nằm trong khu vực có khí hậu nhiệt đới gió mùa với đặc trưng của
khí hậu miền Bắc có mùa Đông lạnh. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc từ lục địa Trung Quốc tràn về bị suy yếu nên mùa Đông đã bớt lạnh
hơn và ngắn hơn so với các tỉnh miền Bắc và chia làm hai mùa rõ rệt (1 mùa
lạnh và 1 mùa nóng). Nhiệt độ bình quân ở Hà Tĩnh thường cao. Nhiệt độ không
khí vào mùa Đông chênh lệch thấp hơn mùa Hè.
Mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, mùa này nóng, khô hạn kéo dài kèm theo
nhiều đợt gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng, nhiệt độ có thể lên tới 40°C; khoảng
cuối tháng 7 đến tháng 10 thường có nhiều đợt bão kèm theo mưa lớn gây ngập
úng nhiều nơi, lượng mưa lớn nhất đạt 500 mm/ngày đêm. Mùa Đông từ tháng
11 đến tháng 3 năm sau, mùa này chủ yếu có gió mùa Đông Bắc kèm theo gió
lạnh và mưa phùn, nhiệt độ có thể xuống tới 7°C.
Nhiệt độ trung bình năm của Hà Tĩnh vào khoảng 23,60°C - 24,60°C. Biên
độ giao động ngày đêm của nhiệt độ vào khoảng 6,20°C. Số giờ nắng trung bình
năm vào khoảng 1.800 giờ.
Lượng mây trung bình năm vào khoảng 70-80%.
Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.000 - 2.700 mm, số ngày mưa từ
140 - 160 ngày/năm.
Độ ẩm trung bình năm rất cao, đạt tới 84 - 86%. Chênh lệch giữa độ ẩm
trung bình của tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%.
6. Thủy văn
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 11/59

Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Hà Tĩnh có nhiều sông nhỏ và bé chảy qua, con sông lớn nhất là sông
La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào
Cái, tổng chiều dài các con sông khoảng 400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³, ngoài
ra còn có các hồ: hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, Đập Đồng
Quốc Cổ Đạm ước tính 600 triệu m³.
IV. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ XÃ HỘI
1. Dân cư
Dân số Hà Tĩnh (2013) là 1.255.100 người, có 12 đơn vị hành chính cấp
huyện, gồm: thành phố Hà Tĩnh, thị xã Hồng Lĩnh và 10 huyện (Nghi Xuân, Đức
Thọ, Hương Sơn, Hương Khê, Vũ Quang, Lộc Hà, Can Lộc, Thạch Hà, Cẩm
Xuyên, Kỳ Anh); có 262 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 235 xã, 15 phường và
12 thị trấn). Thành phố Hà Tĩnh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh;
nằm cách Hà Nội 341km và cách thành phố Vinh của tỉnh Nghệ An 50 km về
phía Bắc theo quốc lộ 1A.
2. Văn hóa – Xã hội
Giáo dục: Tính đến hết năm 2002 đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 11/11
huyện thị với 260 phường xã. Số học sinh phổ thông năm 2001-2002 là 363.235
học sinh.Trong đó: Tiểu học là 183.251 học sinh, trung học cơ sở là 134.864 học
sinh, trung học phổ thông là 45.120 học sinh. Số giáo viên năm học 1999-2000 là
13.169 người. Trong đó: Tiểu học là 3.339 người, trung học cơ sở là 5.280
người, trung học phổ thông là 1.550 người.
Y tế: Tính đến tháng 06/2011, toàn Ngành Y tế có 4.666 người, trong đó:
Bác sỹ 707, Dược sỹ đại học 23, đạt 5,6 Bác Sỹ và 0,18 Dược Sỹ trên 1 vạn dân
(trong đó 173 xã có Bác Sỹ, đạt tỷ lệ 66%).
3. Kinh tế
Giao thông vận tải: Hà tĩnh có đường quốc lộ 1A chạy qua 27 tuyến
đường của tỉnh lộ với tổng chiều dài 383 km, nếu tính cả giao thông nông thôn
thì tổng chiều dài đường bộ trên địa bàn tỉnh là 2.917 km.
Thông tin liên lạc: Hệ thống dịch vụ viễn thông đã đi đến các huyện và các

khu vực chính của tỉnh. Tại vùng dự án, có thể dễ dàng sử dụng điện thoại di
động và dịch vụ internet tốc độ cao.
Điện: Hiện nay, đường điện lưới quốc gia đã kéo tới các thôn buôn trong
xã, phục vụ tốt cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân địa phương.
Nước: Sông lớn nhất là sông La và sông Lam, ngoài ra có con sông Ngàn
Phố, Ngàn Sâu, Ngàn Trươi, Rào Cái, tổng chiều dài các con sông khoảng
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 12/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
400 km, tổng sức chứa 13 tỷ m³, ngoài ra còn có các hồ: hồ Kẻ Gỗ, hồ Sông
Rác, hồ Cửa Thờ Trại Tiểu, Đập Đồng Quốc Cổ Đạm ước tính 600 triệu m³.
V. HIỆN TRẠNG VÙNG DỰ ÁN
Hiện trạng đất đầu tư: Khu vực thực hiện dự án nằm gần trục đường
Quốc lộ 1A. Khu đất thực hiện dự án gồm có đất trồng keo, trồng cao su, thông
và một ít diện tích đất hoa màu của dân
Về giao thông: Khu vực thực hiện dự án đã có hệ thống giao thông, bao
gồm các trục đường chính cấp phối (sẵn có). Khi thiết kế xây dựng vùng dự án,
Công ty sẽ tiến hành làm mới các trục đường chính (cấp phối, rộng 8m), và các
đường bao lô xung quanh cánh đồng cỏ để thuận tiện cho việc bón phân, chăm
sóc cũng như để vận chuyển sản phẩm của Công ty.
Về hạ tầng điện nước: Hiện nay khu vực dự án có hệ thống điện 3 pha.
Khu vực dự án nằm gần hồ Kẻ Gỗ, hồ Thượng Ty hiện đang cung cấp nước
cho sản xuất nông nghiệp trong vùng. Ngoài ra trong khu vực này còn có hệ
thống các khe suối có thể cung cấp nước phục vụ dự án.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 13/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ VÀ TỔNG QUAN DỰ ÁN
I. GIỚI THIỆU CHỦ ĐẦU TƯ
Chủ Đầu tư: CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NUÔI BÌNH HÀ
Giấy ĐKKD: 3001905582
Vốn điều lệ: 200.000.000.000vnđ (Hai trăm tỉ đồng)

Đại diện theo pháp luật: Đinh Văn Dũng Chức vụ: Tổng
Giám đốc
Địa chỉ: 88 Phan Đình Phùng, P Tân Giang, Tp Hà Tĩnh
Điện thoại:
Ngành nghề chính:
- Chăn nuôi trâu, bò
- Hoạt động dịch vụ trồng trọt
- Hoạt động dịch vụ chăn nuôi.
II. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN DỰ ÁN
Tên dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt và bò giống tỉnh Hà Tĩnh
Địa điểm thực hiện: Xã Cẩm Quan huyện Cẩm Xuyên 477,41 ha. Xã Kỳ
Hợp và Kỳ Tây thuộc huyện Kỳ Anh 473,00 ha.
Quỹ đất của dự án: 950,41 ha, trong đó diện tích xin chuyển đổi sang trồng
cỏ, nuôi bò khoảng 816,55 ha và 133,86 ha đất xây dựng chuồng trại, cơ sở hạ
tầng.
Quy mô đàn bò:
Năm 1: Nhập 14.100 con bò, bao gồm bò giống cái tơ sinh sản 2.000 con,
bò đực giống 100 con và bò thịt nhập về vỗ béo 12.000 con.
Năm 2: Nhập 37.350 con bò, bao gồm bò giống cái tơ sinh sản 7.000 con,
bò đực giống 350 con, bò thịt nhập về vỗ béo 30.000 con.
Từ năm 3 trở đi nhập bò thịt vỗ béo hàng năm 30.000 con, quy mô đàn bò
lên đến 54.324 con bò.
Tiến độ thực hiện: Dự án bắt đầu triển khai từ năm 2015, bắt đầu đi vào
kinh doanh từ năm 2016.
Hình thức quản lý: Chủ đầu tư trực tiếp quản lý dự án
Hình thức sử dụng đất: Công ty được UBND tỉnh Hà Tĩnh cho thuê đất dài
hạn.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 14/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh


Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 15/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
CHƯƠNG : CHƯƠNG TRÌNH ĐẦU TƯ
I. TRỒNG CỎ
1. Chọn giống và nhân giống
a) Chọn giống
Để thực hiện dự án nuôi bò thịt, công ty tiến hành trồng cỏ để làm nguồn
thức ăn cho bò. Giống cỏ mà công ty sử dụng để trồng là cỏ voi pakchong 1.
Hình : Cỏ Voi Pakchong 1 làm giống
Cỏ voi Pakchong 1 là giống cỏ lai giữa Giant King Grass và giống cỏ địa
phương Thái Lan.
Cỏ voi Pakchong 1 có dạng như cây trúc, thân thảo, cao lớn, họ hoà thảo,
dạng bụi, mọc thẳng, năng suất cao, chất lượng tốt, phiến lá rộng, mềm, có hàm
lượng dinh dưỡng rất cao, nhiều nước, khẩu vị ngon, hệ số tiêu hoá cao, là thức
ăn tốt nhất cho các loại gia súc. Giống cỏ Pakchong 1 chịu rét, chịu hạn, có bộ rễ
phát triển cực mạnh, dài tới 3-4m, rễ dài nhất tới 5m, mọc tập trung. Đường kính
thân 2-3cm, lớn nhất 4cm, chống gió tốt, là cây chống xói mòn có hiệu quả, cũng
là một loại cây lý tưởng trồng trên đất có độ dốc cao, kể cả đất có độ dốc trên
25
0
.
Cỏ voi Pakchong 1 thích hợp với nhiều loại đất. Thời gian lưu gốc được 8-
10 năm.
b) Nhân giống cỏ:
Để thực hiện nhân giống cỏ, công ty tiến hành trồng 3 ha cỏ giống
Pakchong 1 được nhập từ Thái Lan để nhân rộng và đáp ứng đủ giống cỏ để
thực hiện trồng.
Chọn những cây giống tốt khoảng 3-4 tháng tuổi, trồng bằng thân cây khoẻ,
không sâu bệnh, bóc hết lá bẹ ở mầm nách rồi dùng dao sắc cắt thành từng
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 16/59

Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
đoạn, cắt nghiêng, mỗi đoạn 3-4 mắt, trên mỗi mắt có 1 mầm nách, đoạn thân
trên của mắt ngắn, đoạn thân dưới của mắt dài hơn để tăng tỷ lệ sống. Mầm xử
lý đến đâu thì trồng đến đó để tránh mất nước.
2. Trồng cỏ
a) Quy trình trồng cỏ
Hiện tại công ty áp dụng quy trình trồng cỏ như sau: Khai hoang → cày 4
chảo lần 1 → cày 4 chảo lần 2 → nhặt cành sau cày → bừa 24 chảo lần 1 →
bừa 24 chảo lần 2 → rạch hàng rải ống, rải phân → trồng cỏ.
Hình : Cỏ voi pakchong 1 công ty trồng
a) Khoảng cách và mật độ trồng
Trồng hàng đôi, hàng cách hàng 50cm, khoảng cách giữa 02 hàng đôi tính
từ tim hàng là 2 m, cỏ có thể trồng bằng máy hoặc thủ công, khoảng cách giữa
02 hom là 30 cm, mỗi hom dài 30 cm và có 4 mắt, hom được cắm nghiêng 1 góc
45 độ.
Hình : Quy cách trồng cỏ
b) Bón phân, làm cỏ và tưới nước:
Bón phân: Bón lót trong khi ta cày đất lần 2, có thể bón phân chuồng, hữu
cơ hoặc phân DAP(18-46-0). Trong dự án này, Công ty bón phân DAP với khối
lượng là 225kg/ha. Sau khi trồng 15-20 ngày tiến hành bón thêm Ure (46-0-0)
cho cây tỷ lệ 60kg/ha. Sau mỗi lần thu hoạch và sau khi làm cỏ dại xong tiến
hành bón Ure (46-0-0) tỷ lệ 60kg/ha.
Mỗi năm tiến hành bón hợp chất NPK 1 lần sau lần thu hoạch cuối của năm.
Sau khi có đàn bò Công ty sẽ sử dụng phân bò để bón bổ sung cho đồng
cỏ.
Làm cỏ: Sau khi trồng hoặc sau khi thu hoạch tiến hành làm cỏ dại cho cây
1 lần. Làm cỏ dại bằng phương pháp phun thuốc, hoặc dùng máy xới.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 17/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Tưới nước: Công ty sử dụng biện pháp tưới nước nhỏ giọt Israel cho toàn

bộ diện tích trồng cỏ của công ty. Lắp hệ thống tưới nhỏ giọt song song với quá
trình trồng cỏ, đường ống tưới nước nhỏ giọt sẽ được chôn ngầm dưới đất, nằm
giữa hàng đôi và cách mỗi hàng cỏ 25cm. Khoảng cách giữa 2 lần tưới vào mùa
nắng là 10 ngày.
Bảng : Bảng tính chi phí cho 01 ha trồng cỏ
3. Thu hoạch
Sau khi trồng 60 ngày có thể thu hoạch cỏ. Mỗi năm thu hoạch cỏ được 6
lần, công ty sử dụng máy thu hoạch để thu hoạch cỏ.
Thu hoạch cỏ lúc 60 ngày tuổi sẽ cho hàm lượng Protein phù hợp với việc
nuôi bò thịt là 14%. Cỏ khi thu hoạch, cây cao khoảng 160-200cm, khi cắt cỏ thì
cắt cách mặt đất 10cm, không cắt quá thấp để tránh ảnh hưởng xấu đến tái sinh,
tránh cắt vào ngày mưa vì dễ gây sâu bệnh. Năng suất cỏ 200 tấn/ha.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 18/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Hình : Máy thu hoạch cỏ (Hình ảnh minh họa)
II. NUÔI BÒ
1. Giống bò
Công ty sẽ tiến hành nhập loại bò giống Brahman.
Ðặc điểm: Màu trắng, xám nhạt, đỏ, đen hoặc trắng đốm đen, con đực
trưởng thành màu lông sậm hơn con cái. Lông cổ, vai, đùi, hông sậm màu hơn
các vùng khác. Ở Úc, người dân nuôi bò Brahman màu trắng là chủ yếu để sản
xuất thịt, còn các nước Châu Á lại chuộng nuôi Brahman màu đỏ.
- Là giống lớn con, ngoại hình đẹp, thân dài, lưng thẳng, tai to, u, yếm phát
triển.
- Trọng lượng bê sơ sinh: 20 – 30 kg
- Trọng lượng bê 6 tháng tuổi: 120 - 150 kg
- Bò đực trưởng thành: 700 - 1000 kg
- Bò cái trưởng thành: 450 - 600 kg
- Tốc độ tăng trưởng nhanh: 650 – 800 gram/ngày
- Giai đoạn vỗ béo bò tăng trưởng: 1,2 – 1,5 kg/ngày

- Khoảng cách giữa 2 lần đẻ: 12 - 14 tháng
- Ðộng đực lần đầu: 15 -18 tháng tuổi
- Tính mắn đẻ, dẽ đẻ, lành tính, nuôi con giỏi
- Kháng ve, ký sinh trùng đường máu, không mắc các bệnh về mắt, móng
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 19/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Bò Brahman có thể lực tốt, thích nghi cao với điều kiện nhiệt đới, khô hạn. Khả
năng sinh sản, sản xuất vẫn duy trì ở nhiệt độ cao, thời tiết khắc nghiệt cũng như
vùng đồng cỏ khô hạn khi mà các giống bò khác bị giảm năng suất. Việc đầu tư
chăm sóc ở mức tối thiểu.
Hình : Bò cái và bê con Brahman (hình minh họa)
2. Nhập và vận chuyển bò về Việt Nam
Công ty dự kiến nhập bò từ nước Úc, những năm đầu công ty sẽ nhập đồng
thời bò cái mang thai để sinh sản và bê con để nuôi vỗ béo. Những năm tiếp
theo công ty sẽ tự phối giống để chủ động nguồn bê con nuôi vỗ béo.
Điều kiện để nhập bò vỗ béo từ Úc:
Để đủ điều kiện nhập bò vỗ béo từ Úc Công ty phải tuân thủ các quy định
liên quan có trong Hệ thống đảm bảo chuỗi cung ứng của nhà xuất khẩu, viết tắt
là ESCAS (Exporter Supply Chain Assurance System) do chính phủ Úc áp dụng.
ESCAS là 1 hệ thống đảm bảo dựa trên 4 nguyên tắc:
- Quyền lợi động vật: Việc xử lý và giết mổ động vật phải đáp ứng với các
khuyến nghị của Tổ chức thú ý thế giới (OIE).
- Kiểm soát thông qua chuỗi cung ứng: Nhà xuất khẩu phải kiểm soát tất cả
chuỗi cung ứng từ khâu vận chuyển đến khâu chăn nuôi và giết mổ.
- Truy xuất nguồn gốc động vật thông qua chuỗi cung ứng
- Kiểm tra độc lập: các chuỗi cung ứng của nước nhập khẩu được kiểm tra
độc lập.
Tóm lại, để nhập khẩu bò vỗ béo từ một nhà xuất khẩu của Úc Công ty và
các đối tác tham gia trong chuỗi cung ứng phải tuân thủ các quy định đề ra, việc
tuân thủ/không tuân thủ sẽ do một tổ chức độc lập của Úc đánh giá. Từ báo cáo

ban đầu của kiểm tra viên độc lập, Chính phủ Úc sẽ quyết định cấp/không cấp
giấy phép xuất khẩu cho nhà xuất khẩu. Sau khi được cấp giấy phép xuất khẩu
tất cả các quá trình từ khâu vận chuyển, đưa bò lên, xuống tàu cho đến khâu
vận chuyển bò về trang trại, quá trình nuôi vỗ béo, cho đến khâu giết mổ cuối
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 20/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
cùng sẽ luôn được Chính phủ Úc giám sát thông qua các kênh thông tin từ một
bên thứ ba. Nếu như công ty và các đối tác trong chuỗi cung ứng vi phạm các
quy định bắt buộc và không có biện pháp khắc phục kịp thời thì Chính phủ Úc có
quyền tước giấy phép xuất khẩu của nhà cung cấp bò hoặc kiện các công ty nêu
vi phạm các quyền lợi động vật được Tổ chức thú ý thế giới quy định.
Một minh chứng cho điều này là Indonexia, đầu năm 2014 Chính phủ Úc đã
bỏ lệnh cấm các nhà cung ứng xuất khẩu bò sang Indonexia sau hơn 6 năm
nước này bị cấm vì các vi phạm liên quan đến các quy định trong ESCAS.
Phương thức vận chuyển:
Vận chuyển bò nhập theo đường biển, mỗi chuyến tàu biển dự kiến sẽ
chuyển được 2.500 con đến 4.000 con (tàu nhỏ) và 15.000 con đến 20.000 con
(tàu lớn). Sau khi tàu cập bến đội vận tải của Công ty sẽ tiến hành vận chuyển
bò về trang trại chăn nuôi.
Hình : Tàu chở bò giống theo đường biển (hình minh họa)
Cảng nhập tại Việt Nam:
Cảng nhập tại Việt Nam là cảng biển Vũng Án. Sau khi tàu nhập cảng, bò
sẽ được đưa xuống tàu và lên xe để chuyển đến các trang trại chăn nuôi của
Công ty. Do vấn đề về tải trọng được quy định theo luật an toàn giao thông, và
tùy thuộc vào kích cỡ thùng xe, mỗi xe có thể chở tối đa khoảng 25 bê thịt
280kg.
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 21/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Hình : Xe tải chở bò (hình minh họa)
Giá nhập bò:

Bò thịt cái tơ: Giá 01 con bò thịt cái tơ nhập từ Úc về đến trang trại của
Công ty là 25.494 ngàn đồng (Hai mươi lăm triệu, bốn trăm chín bốn ngàn
đồng); đơn giá trên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận
chuyển…
Bò đực giống (5% bò sinh sản): Giá 01 con bò đực giống nhập từ Úc về
đến trang trại của Công ty là 82.200 ngàn đồng (Tám mươi hai triệu, hai trăm
ngàn đồng); đơn giá trên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí
vận chuyển….
Bò thịt 280 kg: Giá 01 con bò thịt 280kg nhập từ Úc về đến trang trại của
Công ty là 20.411 ngàn đồng (Hai mươi triệu, bốn trăm mười một ngàn đồng);
đơn giá trên đã bao gồm chi phí hải quan, thuế nhập khẩu, chi phí vận
chuyển…
3. Chuồng trại nuôi bò
Công ty sẽ xây loại chuồng bò 2 dãy đối xứng nhau, có lối đi bỏ thức ăn ở
giữa. Mái chuồng được thiết kế theo kiểu nhà công nghiệp, hai bên có sân phơi
nắng, tùy vào vị trí đất xây dựng chuồng bò, công ty có thể bố trí sân phơi nắng
rộng hoặc nhỏ cho phù hợp với lô đất. (Quy cách xây dựng chuồng được mô tả
chi tiết ở phần xây dựng)
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 22/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Hình : Chuồng nuôi bò 2 dãy của công ty
4. Vệ sinh
Vệ sinh là điều quan trọng nhất trong chăn nuôi bò thịt. Một môi trường
sạch sẽ làm hạn chế tối đa sự phát triển các loại vi khuẩn, nấm men, nấm mốc
có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bò. Vì vậy, hàng ngày nền chuồng phải
được rửa sạch, cung cấp đầy đủ nước sạch kết hợp với các loại hóa chất tẩy
rửa và sát trùng, sử dụng các loại bàn chải thích hợp sẽ dẫn đến kết quả tốt
trong các biện pháp làm vệ sinh.
5. Phương pháp phối giống
a) Phương pháp phối giống trực tiếp:

Bò đực giống được nuôi cùng với bò cái sinh sản với tỷ lệ 5%, một con bò
đực sẽ nhảy phối giống khoảng 20 con bò cái. Khi bò cái có dấu hiệu động dục,
con bò đực sẽ nhảy phối giống với con bò cái. Trong dự án này, Công ty sẽ nhập
2.250 (trong đó năm đầu nhập 500 con và năm thứ hai nhập 1.750 con) con bò
đực (tương ứng 5% bò cái sinh sản) về để làm nhiệm vụ phối giống.
b) Gieo tinh nhân tạo:
Phương pháp này sử dụng tinh các bò đực đã được chọn lọc dưới dạng
tinh viên hoặc tinh cọng rạ
2
để phối cho bò cái. Ưu điểm của phương pháp này là
tạo được bò lai có phẩm chất cao từ các bò đực đã được kiểm tra, ngăn ngừa
hiện tượng đồng huyết, giảm lây lan các bệnh truyền nhiễm.
2 : Cọng rạ đóng tinh, có kích thước 0,25 - 0,5cc dùng để đóng tinh đông lạnh bò
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 23/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
Có 2 phương pháp thụ tinh nhân tạo: thụ tinh có phân biệt giới tính và thụ
tinh thường. Đàn bò sau khi được thụ tinh nhân tạo có phân biệt giới tính sẽ cho
tỷ lệ giới tính theo mong muốn đạt 90%.
Hình : Phối tinh nhân tạo cho bò
c) Động dục ở bò cái:
Động dục (hay còn gọi là lên giống) là thời điểm bộ máy sinh dục của bò cái
sẵn sàng để tiếp nhận tinh trùng, rụng trứng và mang thai. Chu kỳ động dục của
bò từ 18 -21 ngày. Thời gian động dục của bò thường kéo dài 24 -48 giờ (bao
gồm 3 giai đoạn trước động dục, động dục và sau động dục). Khi động dục, bò
cái có một số biểu hiện như: bỏ ăn, hụ rống, nhớn nhác, nhảy chồm lên lưng bò
khác hoặc để bò khác nhảy lên lưng, âm hộ sưng đỏ, chảy nước nhờn. Việc phát
hiện bò động dục rất quan trọng, đặc biệt là khi áp dụng phương pháp gieo tinh
nhân tạo.
d) Thời điểm phối giống:
Thời điểm phối giống thích hợp đóng vai trò rất quan trọng để bò cái có thể

thụ thai, nhất là đối với phương pháp gieo tinh nhân tạo. Sau khi kết thúc động
dục 10 -12 giờ, trứng rụng và chỉ sống được 6-10 giờ. Tinh trùng có thể sống
được 12 -18 giờ trong cổ tử cung. Dựa vào thời gian sống của trứng và tinh
trùng, ta nên phối giống cho bò 2 lần (phối kép) để tăng khả năng thụ thai ở bò:
phối lần 1 sau khi phát hiện động dục 6 giờ và lần thứ 2 nhắc lại sau đó 12 giờ.
e) Mang thai:
Sự thụ tinh diễn ra tại phần trên của ống dẫn trứng. Noãn bào của bò cái và
tinh trùng kết hợp hình thành trứng, sau năm ngày phôi phát triển và di chuyển
xuống tử cung, định vị và tiếp tục phát triển thành thai (từ ngày thứ 45 sau khi
thụ tinh). Thời gian mang thai của bò kéo dài khoảng 9 tháng 10 ngày (từ 276
đến 295 ngày).
Sau khi gieo tinh 21 ngày có thể xác định bò có thụ thai hay không bằng
biện pháp kiểm tra lượng progesteron trong máu. Phương pháp này chỉ có thể
được thực hiện ở phòng thí nghiệm. Phương pháp chẩn đoán mang thai phổ
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 24/59
Thuyết minh dự án: Dự án chăn nuôi bò thịt tại tỉnh Hà Tĩnh
biến nhất là khám thai qua trực tràng. Phương pháp này được thực hiện ở
tháng thứ ba (có thể khám ở tháng thứ hai, nhưng để an toàn cho sự mang thai
thì nên khám ở tháng thứ 3).
f) Sinh đẻ:
Đội ngũ thú ý cần phải ghi nhớ thời gian mang thai của bò để chuẩn bị khi
bò đến thời kỳ sinh đẻ. Cần phải chuẩn bị nơi cho bò đẻ sạch sẽ, rộng rãi, kín gió
và dụng cụ cần thiết, dây (dùng để kéo bê khi cần thiết). Nơi bò đẻ, các dụng cụ
phải được sát trùng sạch sẽ.
6. Chăm sóc nuôi dưỡng
a) Chất dinh dưỡng cung cấp năng lượng
Chất xơ: Các loại thức ăn cung cấp chất xơ chủ yếu là các loại cỏ, rơm,
các loại phụ phế phẩm nông nghiệp.
Chất bột đường: Chất bột đường rất quan trọng trong trao đổi chất và cân
bằng năng lượng, chất bột đường cung cấp năng lượng cho bò. Các chất bột

đường chủ yếu là các tinh bột, đường. Các loại thức ăn cung cấp chất bột
đường chủ yếu là các loại hạt , củ quả, rỉ mật…Cần bổ sung chất bột đường cho
bò trong các tháng thiếu thức ăn hoặc bò đẻ, bê đang lớn và nhất là thời kỳ sinh
trưởng phát dục.
b) Chất dinh dưỡng cung cấp đạm (protein)
Chất đạm rất cần thiết cho cơ thể bò. Nó là thành phần chính cấu tạo nên
cơ thể, các enzym, các hormone…Nếu thiếu đạm, bò sẽ ngừng tăng trưởng, sụt
cân, lông xù, rối loạn các chức năng sinh lý. Bò cái sẽ chậm động dục, dẫn tới
không động dục, sức đề kháng đối với bệnh tật kém, dẫn tới tử vong.
c) Chất dinh dưỡng cung cấp chất béo
Nhu cầu về chất béo ở bò không cao. Chất béo có thể được sử dụng để
cung cấp năng lượng, đặc biệt là trong giai đoạn đầu của kỳ tiết sữa, khi mà
năng lượng trong khẩu phần phải cao để cung cấp đầy đủ cho bò.
d) Chất dinh dưỡng cung cấp chất khoáng
Chất khoáng cần cho việc tạo xương, duy trì sức khỏe và giúp trao đổi chất.
Nếu thiếu chất khoáng bò sẽ còi cọc, chậm lớn. Bổ sung khoáng cho bò thịt
bằng các loại bột xương, bột sò và các loại premix.
e) Chất dinh dưỡng cung cấp Vitamin
Tuy nhu cầu Vitamin của bò thấp nhưng thiếu nó thì trao đổi chất ngưng trệ
và bò không phát triển được. Thường thì bò có thể bị thiếu các Vitamin A, D, E.
Các loại Vitamin khác, thì hệ thống vi sinh vật dạ cỏ có thể tổng hợp được, đủ
Chủ đầu tư: Công Ty Cổ Phần Chăn Nuôi Bình Hà. trang 25/59

×