Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Tiểu luận ĐỘC QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM-GÃ KHỔNG LỒ PETROLIMEX

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.35 KB, 23 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
Môn học: Kinh tế công cộng

Tiểu luận:
Chủ đề: “ĐỘC

QUYỀN TRONG KINH DOANH XĂNG DẦU

Ở VIỆT NAM-“GÃ KHỔNG LỒ” PETROLIMEX”

Giáo viên hướng dẫn: Đỗ Thị Thu

1


Thành viên nhóm:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.

Hà Thị Hồng Hạnh
Nguyễn Thị Phương Thảo
Bùi Văn Chiến
Nguyễn Thị Hiền


Nguyễn Bá Hải
Mai Đức Huy
Nguyễn Phú Thiệp
Nguyễn Gia Chuyên
Nguyễn Thanh Tùng
Phạm Việt Hùng

MỤC LỤC:
Lời nói đầu ...........................................................................................................
Tài liệu tham khảo ...............................................................................................
2


I.

Lý thuyết................................................................................................
1. Khái niệm ..........................................................................................
2. Nguyên nhân xuất hiện độc quyền ....................................................

II.

Thực trạng độc quyền xăng dầu ở Việt Nam......................................
1. Thị trường xăng dầu ở nước ta .........................................................
2. Giới thiệu về tổng công ty xăng dầu Việt Nam – petrolimex............
3. Chứng minh Petrolimex là tập đoàn độc quyền ...............................
4. Tác động của độc quyền đến nền kinh tế..........................................

III.

Biện pháp để chống độc quyền xăng dầu............................................


IV.

Kết luận..................................................................................................

3


LỜI MỞ ĐẦU:
Đặt vấn đề: Xăng dầu là nguồn năng lượng thiết yếu và rất quan trọng, là nguồn
nhiên liệu tiên quyết cho nhiều ngành sản xuất, ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển
của mỗi quốc gia. Vì vậy, chúng ta phải sử dụng nguồn năng lượng này như thế
nào để mang lợi phúc lợi tối đa cho xã hội. Nước ta hiện nay đang áp dụng việc
chuyển từ nhà nước độc quyền kinh doanh xăng dầu sang cho doanh nghiệp theo
cơ chế thị trường, điều đó sẽ có tác động như thế nào đến nhà sản xuất và người
tiêu dùng? Và liệu Việt Nam hiện nay có thực sự đang kinh doanh xăng dầu theo
cơ chế thị trường hay khơng?Bên cạnh đó, đang cịn rất nhiều điều khơng minh
bạch trong kinh doanh xăng dầu, thị trường xăng dầu vẫn phải đang đối mặt với
những “gã khổng lồ” với khả năng chi phối thị trường. Độc quyền phân phối xăng
dầu cũng đã gây tác độc tới việc tăng giá xăng dầu
Sau đây, nhóm chúng em sẽ trình bày về vấn đề: độc quyền xăng dầu ở Việt
Nam- gã khổng lồ petrolimex.
Tài liệu tham khảo:(mọi người tham khảo ở đâu thì điền vào nhé!)


Giáo trình Kinh tế cơng cộng – trường ĐH Kinh tế quốc dân (NXB Thống
kê Hà Nội)





/>Slide của cô giáo Đỗ Thị Thu

I, LÝ THUYẾT
4


1. Khái quát về độc quyền:
Đối lập với thị trường canh tranh hoàn hảo là thị trường độc quyền.Thị
trường độc quyền đối với một loại hàng hóa nào đó là thị trường mà trong đó chỉ
có một nhà cung ứng hàng hóa đó.Nhà cung ứng duy nhất này được gọi là nhà độc
quyền. Do là người duy nhất cung ứng hàng hóa ra thị trường nên đường cung của
nhà độc quyền chính là đường cung của ngành và đường cầu của thị trường chính
là đường cầu đối với sản phẩm của nhà độc quyền.
Một ngành được xem là độc quyền hoàn toàn khi hội đủ hai điều kiện sau:
- Đối thủ cạnh trạnh không thể gia nhập ngành: Do doanh nghiệp độc quyền
hồn tồn khơng có đối thủ cạnh trạnh nên có thể ấn định sản lượng hay giá bán
tùy ý mà không lo ngại thu hút những doanh nghiệp khác gia nhập ngành vì sự gia
nhập ngành của các doanh nghiệp mới sẽ khó khăn vì các rào cản, chi phí sản xuất.
- Khơng có những sản phẩm thay thế tương tự. Nếu khơng có sản phẩm thay
thế thì nhà độc quyền không lo ngại về tác động của chính sách giá của mình đến
phản ứng của các doanh nghiệp
2.Nguyên nhân xuất hiện độc quyền
Do khả năng giảm giá thành khi mở rộng sản xuất
Nhà độc quyền xuất hiện trong những trường hợp ngành có tính kinh tế nhờ
quy mơ.Đối với những ngành này, chi phí trung bình dài hạn (LAC) giảm dần khi
sản lượng tăng lên. Do đó, những doanh nghiệp có quy mơ lớn thường là những
doanh nghiệp sản xuất với chi phí thấp hơn và có thể loại bỏ các doanh nghiệp
khác bằng cách giảm giá bán sản phẩm mà vẫn có thể thu được lợi nhuận.
Do quá trình cạnh tranh trên thị trường giữa các doanh nghiệp.

Qúa trình cạnh tranh sẽ làm cho các doanh nghiệp nào kém hiệu quả, có
những quyết định kinh doanh sai lầm, bị các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả hơn
thơn tín và bị dào thải. Sự gia nhập ngành của các doanh nghiệp khác sẽ rất khó
khăn; vì những doanh nghiệp mới sản xuất ở mức sản lượng thấp, như vậy phải
5


chịu chi phí cao, cịn các doanh nghiệp hiệu quả sẽ bán sản phẩm ở mức giá thành
thấp.
Độc quyền từ nguyên nhân pháp lý
Độc quyền có thể được tạo ra từ nguyên nhân pháp lý, Pháp luật có thể tạo
ra độc quyền thơng qua hai hình thức phổ biến sau:



Bảo hộ bằng phát minh, sáng chế.
Bảo hộ những ngành quan trọng đối với an ninh quốc gia, bằng Pháp luật và
chính sách về giá.
Độc quyền từ xu hướng sáp nhập của các công ty lớn
Trên thế giới hiện nay đang diễn ra xu thế sáp nhập của các công ty lớn. Xu

thế này diễn ra do những nguyên nhân sau:Áp lực của việc tìm kiếm khách hàng.
Việc sáp nhập của các công ty sẽ mở rộng được thị trường cho từng công ty thành
viên, giúp cho các công ty gia tăng thị phần và đi đến chiếm lĩnh thị trường, nhằm
tận dụng lợi thế kinh tế theo quy mô. Do đó, việc sáp nhập có thể tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp thâu tóm thị trường và hình thành vị thế độc
quyền.Giảm chi phí sản xuất – kinh doanh.
Do được chính phủ nhượng quyền khai khác thi trường
Nhiều hãng trở thành độc quyền là do chính phủ nhượng quyền khai khác
một thị trường nào đó. Đặc biệt đối với những nghành được coi là chũ đạo của

quốc gia, chính phủ thường tạo cho nó một cơ chế có thể tồn tại dưới dạng độc
quyền nhà nước. ví dụ như nghành quốc phịng hay cơng nghiệp sản xuất vũ khí
nên do chính phủ nắm giữ vì nó liên quan đến an ninh đất nước.
Do sở hữu của một nguồn lực đặc biệt.
Việc nắm giữ một nguồn lực hay khả năng đặc biệt nào đó cũng sẽ giúp
người sở hữu có được vị thế độc quyền trên thị trường. ví dụ những mõ kim cương
chủ yếu tập trung ở Nam Phi nên quốc gia này có một lợi thế gần như độc quyền
về khai khác kim cương.
6


II. THỰC TRẠNG ĐỘC QUYỀN XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM
Xăng dầu là một trong những nguồn nhiên liệu thiết yếu trong đời sống
thường nhật của con người; nó phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng; là yếu tố đầu
vào khá quan trọng của các quá trình sản xuất. Do đó việc quy định điều kiện kinh
doanh mặt hàng này là một vấn đề hết sức nhạy cảm đối với mỗi người dân chúng
ta. Chính vì vậy mà chính phủ đã ban hành rất nhiều văn bản nhằm điều chỉnh
những hoạt động trong lĩnh vực này.
1.thị trường xăng dầu ở nước ta
Các sản phẩm dầu tiêu thụ tại Việt Nam hiện nay được cung cấp từ hai
nguồn: từ nhập khẩu và từ nhà máy lọc dầu Dung Quất (từ tháng 7 năm 2009).
Hiện nay nhà máy lọc dầu Dung Quất có thể đáp ứng 30% lượng xăng dầu trong
nước, số cịn lại được nhập khẩu từ nước ngồi.

Theo
thống kê trên, lượng xăng dầu nhập từ Singapore chiếm đến 41,4% tổng kim ngạch
nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam trong8 tháng đầu năm 2011. Đài Loan giữ vị trí
thức hai trong danh sách các nhà cung cấp xăng dầu cho Việt Nam vì 8 tháng đầu
7



năm 2011, Việt Nam nhập khẩu từ thị trường này một triệu tấn xăng dầu với kim
ngạch 1 tỉ đô la Mỹ, tăng 25,3% về lượng và 82,7% về trị giá so với cùng kỳ,
chiếm 15,8% trong tổng kim ngạch. Trong tháng 8 đầu năm 2011, lượng xăng dầu
nhập từ Thái Lan ở mức 524.000 tấn với kim ngạch 495 triệu đô la Mỹ, tăng 23%
về lượng và 78,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 7,3% trong tổng kim ngạch.
Lượng nhập từ Nhật Bản là 85.000 tấn, đạt kim ngạch 77 triệu đô la Mỹ, tăng 36%
về lượng và 82,3% về trị giá so với cùng kỳ, chiếm 1,1% trong tổng kim nghạch.

Theo thống kê của Bộ Công Thương, từ tháng 1 đến tháng 8-201, lượng
xăng dầu nhập khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng mạnh về cả lượng và giá trị. Tổng
lượng xăng dầu các loại nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này đạt 7,4 triệu
tấn với kim ngạch 6,8 tỉ đô la Mỹ, tăng 4,6% về lượng và tăng 52,9% về trị giá so
với cùng kỳ năm ngoái, chiếm 10% trong tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của
cả nước 8 tháng đầu năm 2011.
Nghị định 84 ban hành ngày 15/10/2009 của Chính phủ đã khẳng định thị
trường hóa kinh doanh xăng dầu có sự quản lý của Nhà nước. Bản chất của kinh
doanh theo cơ chế thị trường là sự cạnh tranh. Ở đâu có cạnh tranh, ở đó có cơ chế
thị trường và ngược lại ở đâu có cơ chế thị trường thì ở đó có cạnh tranh.Xăng dầu
đã đủ điều kiện để đảm bảo tính cạnh tranh khi vận hành theo cơ chế thị trường
hay chưa?
8


11 doanh nghiệp đầu mối nhập khẩu xăng
dầu, riêng Petrolimex chiếm khoảng 60% thị phần,
còn lại 10 doanh nghiệp khác chiếm chưa đầy
40%. Trong 10 doanh nghiệp đó, anh lớn hơn thì
được 5-7% thị phần, anh nhỏ chưa đủ 1%, tính
chung lại mỗi anh chỉ hơn 3% thị phần, tức chỉ

bằng 1/20 so với "anh cả" Petrolimex. Không bao giờ có cạnh tranh trong bối cảnh
như vậy. rõ ràng ở đây petrolimex đã trỏ thành gã khổng lồ, độc quyền thị trường
xăng dầu Việt Nam
2. Giới thiệu về tổng công ty xăng dầu Việt Nam - petrolimex
Tổng công ty Xăng dầu Vệt Nam hiện có 41 Cơng ty thành viên, 34 Chi nhánh và
Xí nghiệp trực thuộc các Cơng ty thành viên 100% vốn Nhà nước, có 23 Cơng ty
cổ phần có vốn góp chi phối của Tổng cơng ty, có 3 Cơng ty Liên doanh với nước
ngồi và có 1 Chi nhánh tại Singapore.

9


Kinh doanh xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex.Hàng năm,
Tổng công ty nhập khẩu 7-8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 60% thị phần nội
địa. Doanh thu xăng dầu trung bình năm đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng
doanh thu toàn ngành.
Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Petrolimex có hệ thống kho bể với sức
chứa trên 1.200.000m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo cho dự
trữ và cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường như: Tổng kho Xăng dầu
Đức Giang (Hà Nội), Thượng Lý (Hải Phòng), Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (thành
phố Hồ Chí Minh), Cụm kho Xăng dầu miền Trung (Phú Khánh - Bình Định - Đà
Nẵng - Nghệ An), miền Tây Nam bộ, Cụm kho xăng dầu B12 (Quảng Ninh),…
Hiện nay, petrolimex là một trong những tập đồn lớn nhất nước ta và có vai
trò chủ chốt trong thị trường xăng dầu
3, Chứng minh Petrolimex là tập đoàn độc quyền
Theo điều 11 luật cạnh tranh năm 2005 : doanh nghiệp được coi là có vị trí
thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc
có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Theo điều 12 luật cạnh tranh năm 2005: doanh nghiệp được coi là có vị trí
độc quyền nếu khơng có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hang hóa, dịch vụ mà

doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Phân tích theo điều 11trên thì tập đồn xăng dầu Việt Nam petrolimex là
một doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường do những điều sau:
Theo Bộ Công Thương, Tổng Cty Dầu Việt Nam (PV Oil) hiện chiếm 25%,
Saigon Petro chiếm 8% còn Petrolimex chiếm khoảng 55% thị trường xăng dầu cả
nước. Ở các vùng có cạnh tranh cao như Hà Nội hoặc TPHCM thì thị phần của


Petrolimex chiếm trên dưới 40%, nhưng ở các vùng như Sơn La, Lai Châu, Tây
Ngun thì có nơi thị phần của Petrolimex gần như 100%.
Sau nghị định 55 và 84 thể hiện sự chuyển cơ cấu xăng dầu từ độc quyền
nhà nước sang vận hành theo cơ chế thị trường, Petrolimex thừa hưởng hệ thống hạ
tầng, đội ngũ cán bộ, nhân viên đồ sộ do nhà nước đầu tư suốt hơn nửa thế kỷ, hiển
nhiên Petrolimex thành một "người khổng lồ" trong hệ thống xăng dầu nước ta.
(Độc quyền trong phân phối tiêu thụ sản phẩm). do đó, việc các doanh nghệp khác
muốn tham gia thị trường và cạnh tranh cơng bằng với petrlimex là điều rất khó
xảy ra.
4, Tác động của độc quyền đến nền kinh tế:
Có thể nói, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, khá nhạy cảm và chủ trương
tăng quyền tự chủ cho doanh nghiệp để thị trường xăng dầu vận hành theo cơ chế
thị trường, đảm bảo quyền lợi của các bên ngay lập tức nhận được sự đồng tình,
ủng hộ của nhiều người. Tuy nhiên, một số ý kiến khác vẫn băn khoăn về việc liệu
quyền lợi của người tiêu dùng có được đảm bảo khi doanh nghiệp được tự quyết
định giá theo ý mình, cũng như cần làm gì để tránh tình trạng chuyển từ độc quyền
Nhà nước sang độc quyền doanh nghiệp.
Nguyên nhân chính của những tranh cãi trên là do Petrolimex đang chiếm
với khoảng 60% thị phần chi phối thị trường. Vì các sản phẩm xăng dầu gần như
đồng nhất và dịch vụ tương đối đơn giản nên các nhà phân phối xăng dầu khác đều
chạy theo giá bán của Petrolimex, vì nếu họ bán với giá cao hơn sẽ mất khách, cịn
bán thấp hơn thì bị giảm lợi nhuận. Đối với Petrolimex, một khi có khả năng chi

phối thị trường thì cơng ty này có thể “nâng giá nhanh, hạ giá chậm” và đương
nhiên là các đơn vị khác sẽ được “ăn theo”.Kết quả là sức mạnh độc quyền (hay


tựa-độc-quyền) của Petrolimex đã triệt tiêu cơ chế thị trường cạnh tranh và làm
giảm phúc lợi của người tiêu dùng.
Cụ thể, việc petrolimex độc quyền xăng dầu có tác động rất lớn đối với nền
kinh tế. Do xăng dầu là nguyên liệu đầu vào của phần lớn các ngành sản xuất nên
việc thay đổi giá xăng dầu không chỉ ảnh hưởng đến thị trường xăng dầu mà còn
ảnh hưởng tới toàn xã hội.
Độc quyền xăng dầu làm giảm phúc lợi xã hội: (phân tích mơ hình)
việc giá xăng dầu được xác định theo giá độc quyền là một tổn thất lớn cho
cả chính phủ, các ngành sản xuất khác và hộ gia đình.
Thị trường cạnh tranh hồn hảo

M
C

P

Doanh nghiệp sẽ sản xuất
và tiêu thụ tại mức

A
C

P
1

MC=MB=MR

Khi đó doanh nghiệp sẽ sản
xuất tại A(Q0;P0 )

B
A

P

A0
N
T
M
R

0

M
C
Q
1

M
R

D

Q

Q
0


Đối với thị trường xăng dầu Việt Nam:
Do petrolimexchiếm khoảng 60% thị trường xăng dầu Việt Nam nên petrolimex là
doanh nghiệp độc quyền ( theo nghị định 84 doanh nghiệp chiếm trên 30% thị phần
được coi là doanh nghiệp độc quyền)
Áp dụng với petrolimex, doanh nghiệp này sẽ cung ứng tại MC=MR#MB . Từ
hình vẽ MC cắt MR tại C, ứng với mức sản lượng Q 1 nhưng theo luật cầu doanh
nghiệp sẽ bán tại B với mức giá P1 →B(Q1,P1)
Ta có ATC là chi phí trung bình mà doanh nghiệp phải trả khi sản xuất tại
mức sản lượng Q1 lợi nhuận siêu ngạch của nhà độc quyền sẽ là diện tích P1BMN
Q0 đạt hiệu quả xã hội vì tại đó lợi ích biên bằn chi phí biên MB=MC


Khi giảm sản lượng từ Q0 xuống Q1 chi phí sản xuất sẽ giảm là dtACQ1Q0
trong khi lợi ích mất đi của người tiêu dùng sẽ là dtABQ1Q0
Mặt khác dtABQ1Q0> dtACQ1Q0
Do đó tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền xã hội gây ra là ∆tW= dtABC
Vậy việc Petrolimex độc quyền thị trường xăng dầu là một thất bại thị
trường do gây tổn thất phúc lợi xã hội
Độc quyền của xăng dầu tác động tới giá cả và nền kinh tế
+ Vấn đề định giá của các doanh nghiệp:
Các doanh nghiệp sẽ định giá như sau: Giá cơ sở sẽ được xác lập để hình
thành nên “giá bán lẻ xăng dầu”. Giá cơ sở là tổng của các khoản như sau: Giá CIF
(tức giá xăng dầu thế giới theo cơng bố trên tờ Plalt’s Singapore được tính bình
qn của số ngày dự trữ lưu thông theo quy định cùng với chi phí phát sinh để đưa
sản phẩm về đến cảng) cộng với thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, tỷ giá ngoại
tệ, thuế VAT, phí xăng dầu, mức trích quỹ bình ổn giá, các loại thuế, các khoản
trích nộp khác theo luật định, chi phí kinh doanh và lợi nhuận định mức…
Mọi biến động của mức giá này sẽ được coi là căn cứ để doanh nghiệp tăng
hay giảm giá bán lẻ xăng dầu trên thị trường. Như vậy, khi “giá cơ sở” giảm từ trên

3 đến 12%, Doanh nghiệp phải giảm giá bán lẻ với mức không thấp hơn 50% của
mức giảm giá cơ sở. Ngược lại, nếu giá cơ sở tăng từ trên 3 đến 12%, Doanh
nghiệp cũng được đề xuất tăng giá bán lẻ với điều kiện không vượt quá 50% của
mức tăng giá cơ sở.


+ Vấn đề minh bạch trong giá cả của petrolimex:
Lâu nay, dư luận luôn đặt nghi vấn về sự minh bạch của cơ chế tính giá bán
lẻ xăng dầu.Dù có đến 11 doanh nghiệp tham gia nhập khẩu nhưng trên thực tế, cả
nước vẫn chỉ áp một loại giá cho xăng dầu bán lẻ. Đây là điều thậm vô lý, chứng
tỏ, ngành kinh doanh xăng dầu chưa thực sự được điều hành theo cơ chế thị trường
như định hướng của Chính phủ. Người tiêu dùng (NTD) vẫn chưa có quyền được
lựa chọn và luôn luôn bức xúc, mỗi khi giá dầu thế giới tăng, doanh nghiệp vội
vàng tăng ngay giá bán lẻ.Mặc dù, lúc buộc phải giảm giá, doanh nghiệp lại giảm
nhỏ giọt, từ từ.
Do chiếm một vị trí quan trọng trong thị trường xăng dầu nên việc
petrolimex mập mờ trong chi phí sản xuất đã khiến nhà nước thiệt hại một
“khoản” lớn.Trong cuộc hội thảo điều hành giá xăng dầu được tổ chức sáng hôm
20/9/2011 tại Hà Nội, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ cho biết, Petrolimex
ngồi việc được hưởng 300 đồng lợi nhuận định mức cho mỗi lít xăng, vừa qua giá
xăng dầu thế giới giảm, có những thời điểm Petrolimex lãi đến 780 đồng/ lít xăng
dầu nhập khẩu. Thế nhưng doanh nghiệp này liên tục kêu lỗ.
Lật giở lại hồ sơ của tổng công ty này, người ta thấy, năm 2008, Petrolimex
lỗ 10,700 tỉ đồng, và ngay sau đó, họ được Nhà nước bơm vào 1,400 tỉ đồng, tương
ứng bù lỗ 1,000 đồng cho mỗi lít xăng. Và 3 - 4 năm qua, họ vẫn liên tục báo


lỗ.Kết quả là, giá xăng dầu trong nước không ngừng được điều chỉnh tăng lên, nhà
nước không ngừng bù lỗ, cịn người dân thì khơng ngừng đóng thêm hàng ngàn
đồng cho mỗi lít xăng với danh nghĩa tạo lập quỹ bình ổn xăng dầu.Mới đây nhất,

trong bản cáo bạch tài chính, thua lỗ từ kinh doanh xăng dầu của Petrolimex trong
9 tháng đầu năm nay lên tới 2,000 tỉ đồng. Petrolimex báo lãi năm 2008 là hơn 900
tỉ đồng, năm 2009 là gần 3,000 tỉ đồng, năm 2010 lãi 81 tỉ đồng và năm 2011 dự
kiến lãi cả năm khoảng 600 tỉ đồng.
Vấn đề tăng giá xăng dầu
Trong cơ chế thị trường, việc kiên quyết thực hiện cơ chế giá thị trường là
hoàn toàn đúng. Song, theo nguyên tắc quản lý giá của cơ chế kinh tế thị trường,
đối với doanh nghiệp kinh doanh những sản phẩm độc quyền, thì giá cả phải do
Nhà nước định. Nếu để cho doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu tự định giá, đó là
trái với nguyên tắc quản lý giá trong cơ chế thị trường và sẽ có những thiệt hại cho
người tiêu dùng.Điều này thấy rõ qua việc điều chỉnh giá xăng dầu thời gian vừa
qua khi diễn biến giá xăng dầu thế giới ln giảm thì các doanh nghiệp kinh doanh
xăng dầu chưa giảm giá bán xăng trong nước kịp thời.

Doanh nghiệp độc quyền toàn quyền quyết định giá bán, nên họ khơng có
động lực giảm chi phí sản xuất thơng qua cải tiến công nghệ, cải tiến sản phẩm như


trong trường hợp cạnh tranh. Xu hướng cơ bản của độc quyền là hạn chế sự tăng
trưởng kinh tế.
Giá độc quyền tạo ra sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quốc dân
qua giá. Cụ thể, một phần thu nhập của người tiêu dùng bị chuyển sang thành phần
thu nhập của doanh nghiệp độc quyền. Doanh nghiệp độc quyền giàu lên bằng cách
tước đoạt một phần thu nhập của người tiêu dùng.
Theo quyết định số 57- 2008/QĐ- BTC do bộ trưởng bộ tài chính Vũ Văn
Ninh kí ban hành từ 10h ngày 21/ 7/2008, giá bán lẽ các loại xăng được điều chỉnh
như sau:
Tên loại xăng
Xăng không
A92


Giá cũ (đồng/ lít)
chì 14500

Dầu diezen 0.05F
Dầu hỏa
Dầu mazut (2b)

13950
13900
9500

Giá mới (đồng/ lít)
19000

Tăng (%)
31.03

15950
20000
12000

14.34
43.88
26.32

Cơ quan quản lý luôn tuyên bố nguyên tắc điều hành giá bán lẻ phải đảm
bảo hài hòa 3 lợi ích Nhà nước - doanh nghiệp và người tiêu dùng. Khi giá thế giới
vận hành trong 30 ngày ở mức 118,71 USD một thùng, ngày 29/3/2011, giá xăng
bị điều chỉnh lên mức kỷ lục 21.300 đồng một lít.Vậy mà trong suốt tháng 6, giá

thế giới giảm mạnh, doanh nghiệp tuyên bố bắt đầu có lãi nhưng thay vì giảm giá
cho người tiêu dùng, Nhà nước quyết định tăng thuế và trích quỹ bình ổn.
Dưới góc độ điều hành, Liên bộ Tài chính - Cơng Thương sẽ căn cứ trên 3
lợi ích ngân sách - doanh nghiệp - người tiêu dùng... Tuy nhiên, cái gọi là quyền
lợi hình tam giác này vẫn cịn nhiều điều cần phải xem xét lại.Và có vẻ như, người
tiêu dùng bị xếp vào vị trí đáy của hình tam giác. Nghĩa là người tiêu dùng ln
xếp ở vị trí cuối cùng của thứ tự ưu tiên, khi doanh nghiệp có lãi, nhà nước thu đủ
thuế, khi ấy mới tính đến giảm giá.


Những tác động khác xoay quanh việc độc quyền của petrolimex
Do độc quyền trong phân phối xăng dầu nên còn khơng ít những chiêu thức
mà đại lý sử dụng móc túi người tiêu dùng trong lĩnh vực xăng dầu như; gian lận
trong đo lường và kinh doanh sản phẩm xăng dầu. Đây là thực trạng mà nhiều năm
qua người tiêu dùng Việt Nam đã phải gánh chịu. Năm 2008, giá xăng trong nước
gặp nhiều biến động do tình hình thế giới càng khiến nhiều gian thương gia tăng
hành vi “ móc túi ” khách hàng bằng nhiều thủ đoạn tinh vi hơn.
Theo một số thống kê chưa chính thức, những kiểu đong thiếu xăng, gắn
chíp điện tử, pha xăng dỏm… đã khiến người tiêu dùng thiệt hại với giá trị ước
tính lên đến vài trăm tỷ đồng. Cũng trong năm nay, các cơ quan thơng tấn báo chí
đã đồng loạt lên tiếng phê phán các hành vi gian lận trong đo lường xăng dầu, đồng
thời Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam kiến nghị truy tìm và xử lý hình sự đối
với những tổ chức, cá nhân bn bán, cung cấp những thiết bị, phụ kiện tiếp tay
cho việc thực hiện gian lận thương mại.
V.

GIẢI PHÁP
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính và Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển

trả lời báo chí xung quanh Dự án Luật Giá và các biện pháp quản lý giá xăng

dầu hiện nay: “Việt Nam đã có Luật Chống độc quyền để ngăn chặn việc này.
Tuy nhiên, phải hiểu thêm rằng đối với các mặt hàng quan trọng như điện,
xăng dầu thì vấn đề điều hành giá, độc quyền, vai trò của Nhà nước… là vấn đề
của nhiều nước, kể cả nước kinh tế phát triển.Như Việt Nam có 3, 4 tập đồn
kinh doanh xăng dầu dẫn đến những bức xúc về độc quyền thì lâu dài sẽ phải
có cơ chế để chống độc quyền để đảm bảo lợi ích ba phía Nhà nước, người dân
và doanh nghiệp.”
Các chính sách hạn chế độc quyền hiện nay:


-

Dự án luật giá( dùng quỹ bình ổn để điều chỉnh, được hi vọng là mang

lại nhiều biến chuyển ): Nếu khơng có việc xả quỹ bình ổn thì giá xăng dầu sẽ phải
điều chỉnh 1.400 -2.300 đồng/lít, sẽ đưa mức giá tăng lên tới 3.510-5.850 đồng/lít
chứ khơng phải mức chỉ tăng từ 2.110 - 3.550 đồng/lít, kg. Nếu vậy, sẽ làm tăng
CPI từ 0,33- 0,94%, làm tăng giá thành sản xuất hải sản 10,9%- 11%, thép 3%, vận
tải 6%.. Nhưng mang tính chất tức thời, khơng thể duy trì lâu dài.
-

Điều tra kĩ càng chi phí trong lĩnh vực xăng dầu. (khơng khả thi, vì chi

phí lớn): Cơng việc này, thứ nhất, rất tốn kém. Việc kiểm toán thường xuyên chi
phí của từng mặt hàng của các doanh nghiệp không hề dễ dàng.Các doanh nghiệp
minh bạch nhất cũng chỉ có thể xây dựng các báo cáo tài chính định kỳ một q
một lần.Để giảm chi phí kiểm sốt, cơ quan quản lý thường dựa trên một cơng thức
tính tốn giá xăng dầu được duy trì cả vài năm. Rõ ràng, một cơng thức tính tốn
như vậy sẽ khơng thể nào phản ánh được hết các diễn biến thị trường.
-


Kiểm sốt giá cả, dùng quỹ bình ổn.( hiện tại vẫn dùng là chưa thực

sự khả thi): Theo Nghị định 84 về kinh doanh xăng dầu, các doanh nghiệp đầu mối
nhập khẩu xăng dầu sẽ được chủ động hơn trong việc điều chỉnh giá bán theo xu
hướng thị trường. Tuy có 11 đầu mối cung cấp xăng dầu nhưng Petrolimex chiếm
60% và PV Oil chiếm 30% thị phần nên thị trường chưa có cạnh tranh thực sự. Do
vậy việc giao cho các doanh nghiệp tự định giá là không hợp lý, thay vào đó nhà
nước nên có một cơ quan độc lập kiểm sốt giá.
-

Đánh thuế xăng dầu( khơng khả thi, dân chịu thuế nhiều hơn, khó áp

-

Ban hành luật chống độc quyền trong phân phối. ( đã ban hành, khả

dụng)

quan, giúp hạn chế phần lớn độc quyền trong phân phối): luật cạnh tranh có quy
định cấm các doanh nghiệp nhóm doanh nghiệp có vị tri thống lĩnh trên thị trường


áp đặt giá, cung ứng hang hóa dưới giá thành sản phẩm để loại bỏ đối thủ cạnh
tranh.
Biên pháp chống độc quyền chính phủ nên thực hiện trong giai đoạn hiện
nay:
Nguyên nhân khiến thị trường xăng dầu của Việt Nam không hoạt động
cạnh tranh được như thị trường viễn thông di động là vì Petrolimex chiếm tới 60%
thị phần và PV Oil chiếm đến 30% thị phần cả nước.Tương tự các lĩnh vực viễn

thông và điện, xăng dầu là lĩnh vực có độ tập trung ngành cao (tức thường được
kiểm sốt bởi ba hoặc bốn doanh nghiệp).Hay nói cách khác bản chất của các thị
trường này là thị trường đầu sỏ.Để ngăn chặn thị trường này bị lũng đoạn giá bởi
các doanh nghiệp đầu sỏ, dựa trên kinh nghiệm quốc tế và Việt Nam, chính quyền
cần phải làm hai việc sau.
-

Thứ nhất là phải chuyển mơ hình thị trường độc quyền đầu sỏ có một
cơng ty thống lĩnh sang mơ hình thị trường độc quyền tập đồn
(Cournot-Nash model). Trong mơ hình này các cơng ty đầu sỏ có thị

-

phần tương đối bằng nhau. Khi khơng có cơng ty nào thống lĩnh các công
ty này sẽ luôn phải đua tranh nhau để duy trì thị phần. Kết quả là khơng
có cơng ty nào được hưởng lợi nhuận tuyệt đối.

Để theo đuổi mơ hình này thì Chính phủ có thể tiếp cận theo hai cách.
+ Áp dụng Luật Cạnh tranh chống độc quyền, thì với những DN có thị phần
từ 30% trở lên là doanh nghiệp thống lĩnh thị trường có lien quan hoặc có khả
năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.


Vì vậy cách thứ nhất và nhanh nhất là tách Petrolimex làm hai tổng công
ty.Giải pháp này đã từng được các nước phương Tây tiến hành để chống độc
quyền.Chẳng hạn, Mỹ đã từng tách các công ty Standard Oil, AT&T, v.v. ra thành
nhiều công ty nhỏ để chống độc quyền.Với giải pháp này, thị trường xăng dầu sẽ
có ba cơng ty có thị phần tương đương nhau. Petrolimex 1, Petrolimex 2, và PV
Oil đều chiếm lĩnh 30% thị phần. Để có thể tìm kiếm được lợi nhuận, ba doanh
nghiệp này bắt buộc phải cạnh tranh nhau về giá thay vì bám chặt vào một mức giá

chung như hiện nay.
+ Cách thứ hai là đặt ra các rào cản khống chế sự bành trướng thị phần
của Petrolimex, trong khi đó khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu
khác cạnh tranh để mở rộng thị phần.
Chẳng hạn, một mặt có thể yêu cầu Petrolimex luôn phải bán xăng dầu theo
giá mà bộ Tài chính quy định, dựa trên chi phí bình quân và chỉ cho phép mở rộng
thêm các điểm bán lẻ xăng dầu nếu hạ được chi phí bình qn. Mặt khác, bộ Tài
chính cho phép các doanh nghiệp khác bán giá cạnh tranh với nhau, tức có thể cao
hơn hoặc thấp hơn giá của Petrolimex.Dựa trên khoảng cách giá giữa các doanh
nghiệp nhỏ với giá chuẩn của Petrolimex, bộ Công thương sẽ cấp giấy phép mở
rộng các điểm bán lẻ cho các doanh nghiệp nhỏ khác ở mức độ tương ứng.Với giải
pháp này, sau một thời gian nhất định sẽ xuất hiện một hoặc hai công ty nổi trội và
giành được nhiều thị phần hơn.Kết quả cuối cùng vẫn là đưa thị phần của các
doanh nghiệp đầu sỏ về mức tương đương nhau.
Giải pháp thứ hai thực ra đã được áp dụng cho thị trường viễn thông Việt
Nam. Khi Viettel mới gia nhập ngành, bộ Cơng thương có chính sách rất đúng đắn
là ngăn cản Mobifone và Vinaphone hạ giá thấp, trong khi cho phép các công ty
điện thoại di động nhỏ thực hiện chính sách hạ giá để mở rộng thị phần. Kết quả là


sau một thời gian vài năm, Viettel đã nổi lên thành một nhà cung cấp mạng viễn
thơng di động có thị phần tương đương với Mobifone và Vinaphone.
Thị trường viễn thông của Việt Nam đã trở thành một thị trường cạnh tranh.
Song song với việc chuyển đổi mơ hình thị trường đầu sỏ trên, Chính phủ nên xây
dựng các biện pháp giám sát thị trường hiệu quả để đảm bảo rằng các công ty đầu
sỏ không thông đồng giá với nhau. Đây là một cơng việc có tính dài hạn để chống
các hành vi vi phạm luật Cạnh tranh mà Việt Nam đã ban hành từ năm 2004.
Như vậy, vấn đề độc quyền xăng dầu còn nhiều bất cập, việc doanh nghiệp
cơng bố lỗ lãi cịn chưa khớp với tình hình thực tế, cần thực hiện một cánh nghiêm
túc, chính xác và tổng quát các giải pháp được đưa ra phù hợp với tình hình thực

tế để có chính sách phù hợp hỗi trợ hoặc giảm độc quyền.


KẾT LUẬN:
Có thể nói độc quyền trong việc kinh doanh xăng dầu là một cấu trúc thị
trường không tối ưu đối với xã hội, sự xuất hiện và tồn tại của độc quyền làm cho
thị trường vận hành kém hiệu quả, nguồi tài nguyên xã hội không được phân bổ tối
ưu, làm cho xã hội bị thiệt hại. Vì vậy, việc sử dụng nguồn lực phát triển kinh tế
không đạt hiệu quả, các lợi ích đạt được phần lớn thuộc về nhà độc quyền.
Các công ty kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu trong nước được hình thành
và phát triển là do lịch sử để lại. Vì các cơng ty này vừa thực hiện chức năng kinh
doanh của mình và vừa đảm bảo dự trữ năng lượng cho quốc gia, thực hiện nhiệm
vụ chính trị nhà nước giao. Mặt khắc, các công ty này được thành lập theo quyết
định hành chánh, chứ khơng thơng qua hình thức cạnh tranh độc quyền. Mặt dù
độc quyền của ngành xăng dầu đã có một số tác dụng tích cực nhất định đối với
phát triển đất nước như: tạo ra lợi thế về qui mô sản xuất lớn, về hiệu quả đầu tư
tập trung, về an ninh năng lượng quốc gia,… tuy nhiên, bên cạnh đó chúng ta đều
có thể nhận thấy các hạn chế và tác hại của hành vi lạm dụng độc quyền đối với
toàn bộ nền kinh tế, mà nổi bật là làm tăng giá cả của các yếu tố đầu vào dẫn đến
đời sống người dân bị ảnh hưởng. Điều này khơng chỉ gây thiệt hại cho khách hàng
mà cịn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường kinh doanh.
Khi độc quyền xảy ra thì người tiêu dùng và nhà sản xuất phải chấp nhận trả
ở một mức giá nào đó do nhà độc quyền quy định vì xăng dầu là mặt hàng không
thể thiếu để phục vụ đời sống người dân và phục vụ cho sản xuất kinh doanh. Chưa
công khai chi phí sản xuất một cách minh bạch, vấn đề định giá xăng dầu chưa
đúng cịn nhiều chi phí ảo buộc người tiêu dùng phải gánh chịu.





×