BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
ðỖ TUẤN ANH
NGHIÊN CỨU ẢNH HƯỞNG CỦA CHẾ PHẨM MOLDTEX
VÀ BAO BÌ ðẾN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI
CÔNG NGHIỆP TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ðOÀN DABACO VIỆT NAM
CHUYÊN NGÀNH : CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM
MÃ SỐ : 60.54.01.04
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. NGÔ XUÂN MẠNH
HÀ NỘI - 2014
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
i
LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là ñề tài nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết
quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề ñược sử dụng trong bất
kỳ một nghiên cứu nào.
Tôi xin cam ñoan, mọi sự giúp ñỡ cho việc thực hiện luận văn này ñã ñược cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này ñều ñã ñược chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
Tác giả
ðỗ Tuấn Anh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
ii
LỜI CẢM ƠN
ðể hoàn thành ñề tài tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng của bản thân tôi ñã
nhận ñược rất nhiều sự quan tâm giúp ñỡ nhiệt tình của thầy cô, gia ñình, bạn
bè và người thân.
Trước hết tôi xin gửi ñến Ban Giám hiệu Trường ðại học Nông nghiệp Hà
Nội, Khoa Công nghệ thực phẩm sự kính trọng và niềm tự hào khi ñược học tập và
nghiên cứu tại trường trong những năm qua.
Tôi xin ñược bày tỏ sự biết ơn sâu sắc ñến các thầy, cô giáo ñã dạy dỗ tôi
trong suốt thời gian qua. ðặc biệt xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Ngô
Xuân Mạnh - Khoa Công nghệ thực phẩm - Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội
ñã tận tình hướng dẫn, giúp ñỡ tôi trong quá trình thực hiện ñề tài và hoàn thành
bản luận văn này.
Tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn:
- Công ty Cổ phần Tập ñoàn DABACO Việt Nam.
Hà Nội, ngày tháng năm 2014.
Tác giả
ðỗ Tuấn Anh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN Error! Bookmark not defined.
LỜI CẢM ƠN Error! Bookmark not defined.
MỤC LỤC Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC BẢNG Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC CÁC HÌNH Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT viii
1. MỞ ðẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2. Mục đích – yêu cầu 2
1.2.1. Mục đích 2
1.2.2. Yêu cầu 2
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng nguyên liệu TACN ở Việt Nam
hiện nay 3
2.2. Giới thiệu về chế phẩm Moldtex 4
2.3. Những ảnh hưởng của độc tố do nhiễm nấm mốc gây ra trong
chăn nuôi 5
2.4. Những kết quả nghiên cứu sử dụng acid hữu cơ trong TACN 6
2.4.1. Ảnh hưởng của PA đến sinh trưởng phát triển của gia cầm 9
2.4.2. Ảnh hưởng của PA đến khả năng ăn vào và chuyển hóa thức ăn 10
2.5. Hiệu quả của việc sử dụng PA 10
2.5.1. Hiệu quả kháng khuẩn của PA 10
2.5.2. Hiệu quả làm chất kháng nấm và bảo quản TACN 12
2.6. Sử dụng chất hóa học có khả năng gắn kết dính, hấp phụ độc tố
trong sản xuất TACN 14
2.7. Màng bao gói 16
3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18
3.1. Vật liệu nghiên cứu 18
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
iv
3.1.1. Đối tượng – địa điểm và thời gian nghiên cứu 18
3.1.2. Thiết bị, dụng cụ, hóa chất 18
3.2. Nội dung nghiên cứu 20
3.3. Phương pháp nghiên cứu 20
3.3.1. Phương pháp điều tra, thu mẫu 20
3.3.2. Phương pháp xác định thành phần nấm hại trên TACN 21
3.3.3. Phương pháp phân lập nấm 22
3.3.4. Phương pháp phân loại nấm. 23
3.3.5. Phương pháp định tên nấm bằng kỹ thuật sinh học phân tử 23
3.3.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm đánh giá hiệu quả sử dụng chế
phẩm Moldtex trong phòng chống nấm trên môi trường PDA và
trên TACN D42 27
3.3.7. Khảo sát hiệu quả của Moldtex đến chất lượng của TACN D42
trong quá trình bảo quản 33
3.3.8. Nghiên cứu ảnh hưởng của độ dày bao bì đến chất lượng TACN
trong thời gian bảo quản 33
3.3.9. Phương pháp lấy mẫu phân tích 34
3.3.10. Phương pháp phân tích 34
3.3.11. Phương pháp xử lý số liệu 37
4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 38
4.1. Thành phần và đặc điểm hình thái nấm gây hại trên TACN D42
trong quá trình bảo quản tại Công ty Cổ Phần Tập Đoàn
DABACO Việt Nam 38
4.1.1. Thành phần nấm gây hại trên TACN D42 38
4.1.2. PCR và giải trình tự 41
4.1.3. Tìm kiếm trình tự tương đồng trên GenBank 41
4.1.4. Phân tích phả hệ 42
4.1.5. Đặc điểm hình thái một số loài nấm gây hại TACN D42 bảo
quản trong kho 43
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
v
4.2. Tỉ lệ nhiễm nấm TACN D42 bảo quản tại kho công ty cổ phần
tập đoàn DABACO Việt Nam, Bắc Ninh 2013 47
4.3. Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Moldtex đối với
Aspergillus flavus phân lập được trên môi trường PDA 48
4.4. Hiệu quả sử dụng chế phẩm Moldtex trong phòng trừ nấm nhiễm
trên TACN D42 50
4.4.1. Hiệu quả của chế phẩm Moldtex đối với TACN D42 (không lây
nhiễm nấm Aspergillus flavus) 50
4.4.2. Hiệu quả của việc xử lý chế phẩm Moldtex đối với TACN D42
sau khi nhiễm nấm Aspergillus flavus (hiệu quả chống nấm) 52
4.4.3. Hiệu quả của việc xử lý chế phẩm Moldtex đối với TACN D42
trước khi nhiễm nấm Aspergillus flavus (hiệu quả phòng nấm) 53
4.5. Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Moldtex đến chất lượng
TACN D42 trong quá trình bảo quản 55
4.6. Xác định độ dày bao bì thích hợp để bảo quản TACN D42 56
4.6.1. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới độ ẩm TACN sau thời gian bảo
quản 57
4.6.2. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới hàm lượng protein của TACN
sau thời gian bảo quản 58
4.6.3. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới hàm lượng lipid của TACN sau
thời gian bảo quản 59
4.6.4. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới độc tố aflatoxin B1 trong
TACN D42 sau thời gian bảo quản 60
5. KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ 62
5.1. Kết luận 62
5.2. Đề nghị 62
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên bảng Trang
Bảng 2.1. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam đến 2020 4
Bảng 2.2. Nồng độ ức chế tối thiểu của PA đối với các nhóm vi sinh vật 13
Bảng 2.3. Độ thấm khí O
2
và CO
2
của các bao bì thông dụng 17
Bảng 4.1. Thành phần nấm phân lập từ TACN dựa vào đặc điểm hình thái 38
Bảng 4.2. Thành phần nấm hại TACN D42 bảo quản tại kho Công ty CP
tập đoàn DABACO Việt Nam, năm 2013 40
Bảng 4.3. Giải trình tự và tìm kiếm các chuỗi gần gũi trên Ngân hàng
Gen (GenBank) 41
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của thời gian bảo quản TACN D42 đến tỉ lệ nhiễm
một số loài nấm tại kho Công ty cổ phần tập đoàn DABACO
Viêt Nam năm 2013 47
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của chế phẩm Moldtex đến sự phát triển của nấm
Aspergillus flavus trên môi trường PDA có bổ sung chế phẩm 49
Bảng 4.6. Hiệu quả của chế phẩm Moldtex đối với TACN D42 khi không
lây nhiễm nấm Aspergillus flavus 51
Bảng 4.7. Hiệu quả của việc xử lý chế phẩm Moldtex đối với TACN D42
sau khi nhiễm nấm Aspergillus flavus (hiệu quả chống nấm) 52
Bảng 4.8. Hiệu quả của việc xử lý chế phẩm Moldtex đối với TACN D42
trước khi nhiễm nấm Aspergillus flavus (hiệu quả phòng nấm) 54
Bảng 4.9. Chất lượng của TACN D42 sau 60 ngày bảo quản 55
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới độ ẩm (%) trong TACN
D42 trong thời gian bảo quản 57
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới hàm lượng protein (%) trong
TACN D42 sau thời gian bảo quản 58
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới hàm lượng lipid (%) trong
TACN D42 sau thời gian bảo quản 59
Bảng 4.13. Ảnh hưởng của độ dày bao bì tới hàm lượng aflatoxin B1
(ppb) trong TACN D42 sau thời gian bảo quản 60
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên hình Trang
Hình 2.1. Sơ đồ minh họa các cụm gen ITS của sinh vật nhân thật 26
Hình 4.1 . Hình thái tản nấm 5 loại nấm phân lập được từ TACN D42 38
Hình 4.2. Hình thái bào tử, cơ quan sinh sản vô tính của 5 mẫu nấm 39
Hình 4.3. Phả hệ dựa trên trình tự toàn bộ vùng ITS của các mẫu nấm 42
Hình 4.4. Đặc điểm hình thái của nấm N1 43
Hình 4.5. Đặc điểm hình thái của của nấm Lichtheimia corymbifera 44
Hình 4.6. Đặc điểm hình thái của của nấm Rhizopus sp1 45
Hình 4.7. Đặc điểm hình thái của nấm Aspergilus flavus 46
Hình 4.8. Đặc điểm của của nấm Penicilium simplicissimum 46
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TĂT
Chữ viết tắt Từ viết tắt
BB
BQ
C
a
CT
D42
ĐC
HQ
ITS
KDTV
PA
PDA
TACN
T
a
TLN
Bao bì
Bảo quản
Tỉ lệ hạt nhiễm ở công thức đối chứng
Công thức
Thức ăn dành cho lợn từ 30kg đến xuất bán
Đối chứng
Hiệu quả
Internal Transcribed Spacer
Kiểm dịch thực vật
Axit propionic
Potato dextrose agar
Thức ăn chăn nuôi
Tỉ lệ hạt nhiễm ở công thức thí nghiệm
Tỷ lệ nhiễm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
1
1. MỞ ðẦU
1.1 ðặt vấn ñề
Trong xã hội hiện nay, sự phát triển của con người luôn gắn liền với các nhu
cầu thiết yếu như ăn mặc, vui chơi, giải trí, khám phá,…và nhu cầu phát triển kinh
tế. Trong đó, nhu cầu ăn uống và phát triển kinh tế luôn được ưu tiên hàng đầu.
Thực phẩm phục vụ cho việc ăn uống của con người phần lớn là từ trồng trọt, chăn
nuôi, ngoài ra còn từ đánh bắt thủy hải sản. Song chăn nuôi vẫn là nguồn thực phẩm
chủ yếu. Vì vậy để đáp ứng tốt nhu cầu của con người thì ngành chăn nuôi đã được
chú trọng phát triển.
Thị trường thức ăn chăn nuôi hiện nay ở Việt Nam phát triển rất mạnh mẽ.
Bằng chứng là có nhiều công ty sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp ra đời và
các công ty cũ mở rộng sản xuất để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Mặt khác, trình
độ và kỹ thuật chăn nuôi của nước ta ngày một phát triển. Trước kia chủ yếu là chăn
nuôi nhỏ lẻ tại các hộ gia đình thì ngày nay đã chuyển thành các trang trại, công ty
chăn nuôi với các sản phẩm đa dạng như gia súc, gia cầm và thủy cầm.
Ngày nay, cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường thì ngành chăn
nuôi cũng phát triển theo xu hướng hàng hóa. Do vậy, năng suất và chất lượng thịt
luôn được quan tâm đặc biệt. Nhờ việc áp dụng các tiến bộ của khoa học kỹ thuật
(lai tạo giống, dinh dưỡng, thú y,…) ngành chăn nuôi trong nước ngày càng phát
triển. Để theo kịp được sự phát triển của ngành chăn nuôi thì việc tạo ra các sản
phẩm thức ăn chăn nuôi (TACN) công nghiệp (CN) là rất cần thiết vì nó giúp làm
tăng nhanh năng suất, tạo sản phẩm có chất lượng cao đồng thời giảm chi phí cho
một đơn vị sản phẩm từ đó sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Khó khăn nhất trong quá trình bảo quản TACN CN là vấn đề chất lượng thức
ăn suy giảm trong thời gian bảo quản. Trong các nguyên nhân gây làm giảm chất
lượng thức ăn thì nấm mốc là một trong những nguyên nhân chủ yếu. Nấm mốc
phát triển làm biến đổi chất lượng thức ăn, ngoài ra còn có thể sản sinh độc tố, dẫn
đến những thiệt hại về kinh tế cũng như uy tín của nhà sản xuất. Chế phẩm Moldtex
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
2
là sản phẩm của công ty TNHH Linqtex có trụ sở tại Thái Lan, được sử dụng để ức
chế sự phát triển của nấm mốc trong quá trình bảo quản các nguyên liệu TACN.
Tuy nhiên Moldtex mới chỉ được đưa vào sử dụng tại Tập đoàn Dabaco Việt Nam,
chưa qua nghiên cứu nên chưa có một hướng dẫn cụ thể về việc sử dụng loại hóa
chất này.
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng và thời gian
bảo quản TACN là bao bì của sản phẩm. Lựa chọn được loại bao bì phù hợp có thể
góp phần duy trì chất lượng và kéo dài thời gian bảo quản TACN.
Đáp ứng nhu cầu của thị trường thì chất lượng thức ăn đóng vai trò tiên
quyết, xuất phát từ những thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu ảnh
hưởng của chế phẩm Moldtex và bao bì ñến chất lượng thức ăn chăn nuôi công
nghiệp trong quá trình bảo quản tại Công ty cổ phần tập ñoàn Dabaco Việt
Nam”.
1.2. Mục ñích – yêu cầu
1.2.1. Mục ñích
Nghiên cứu ảnh hưởng của việc xử lý Moldtex và độ dày bao bì đến chất
lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp trong quá trình bảo quản nhằm lựa chọn nồng
độ hóa chất xử lý và loại bao bì phù hợp để bảo quản TACN tại Công ty cổ phần tập
đoàn Dabaco Việt Nam.
1.2.2. Yêu cầu
- Xác định được thành phần và mô tả đặc điểm hình thái nấm gây hại TACN
D42 trong thời gian bảo quản;
- Xác định được tỷ lệ nhiễm nấm trên TACN D42 trong thời gian bảo quản;
- Thí nghiệm đánh giá ảnh hưởng của chế phẩm Moldtex đối với Aspergillus
flavus phân lập được trên môi trường PDA;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Moldtex phòng trừ nấm nhiễm trên
TACN D42;
- Đánh giá hiệu quả sử dụng chế phẩm Moldtex đến chất lượng TACN D42
trong quá trình bảo quản;
- Xác định được độ dày bao bì thích hợp để bảo quản TACN D42;
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
3
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tình hình sản xuất và sử dụng nguyên liệu TACN ở Việt Nam hiện nay
Theo báo cáo của Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn năm 2012 thì
trong những năm gần đây chăn nuôi nước ta phát triển mạnh với tốc độ tăng trưởng
hàng năm 6%, hiện nay đàn lợn đã đạt 26,5 triệu con, đàn gia cầm đạt 350 triệu con
và đàn trâu bò đạt 9,5 triệu con. Cùng với sự gia tăng về số lượng vật nuôi như trên
thì một lượng lớn thức ăn đã được sử dụng, tổng nhu cầu thức ăn sử dụng trong
chăn nuôi gia súc, gia cầm của Việt Nam khoảng 20 triệu tấn năm 2011: trong đó
sản lượng thức ăn chăn nuôi công nghiệp xấp xỉ 11,5 triệu tấn (chiếm 50% tổng nhu
cầu). Mức tăng trưởng toàn ngành sản xuất TACN công nghiệp đạt 15% giai đoạn
2002-2011. Nhờ sự tăng trưởng đó mà sản lượng thực phẩm tăng lên đáp ứng cho
nhu cầu thiết yếu cho xã hội, khối lượng thịt hơi các loại bình quân cho một nhân
khẩu đã tăng từ 24kg năm 2000 lên 45kg năm 2010. Trong số các nguyên liệu trên
thì có 80% lượng ngô là do nguồn nội địa cung cấp còn lại hạt mì và khô đậu tương
là nhập 100% [10].
Tuy nhiên, bên trong sự phát triển của TACN công nghiệp còn có rất nhiều
những khó khăn, thách thức làm cho các nhà quản lý và doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh phải suy tính và tìm giải pháp để khắc phục. Khó khăn lớn nhất hiện nay của
ngành đó là sự thiếu hụt nguồn nguyên liệu tại chỗ để sản xuất, vì phải phụ thuộc
nhiều vào nhập khẩu. Điều này không những gây khó khăn cho sản xuất trong sự
chủ động nguyên liệu mà còn khó khăn về giá, chất lượng và những phát sinh khác.
Tổng lượng thức ăn tinh sử dụng cho chăn nuôi năm 2011 đã lên tới con số 8,930
ngàn tấn, tăng gần 3 lần so với năm 2006. Trong đó, thức ăn giàu năng lượng (Ngô,
lúa mì, cám mỳ): 3,86 triệu tấn chiếm 43,2%; thức ăn giàu đạm (đỗ tương, khô dầu
các loại, bột cá, bột thịt xương, ngô lên men ) 4,76 triệu tấn chiếm 53,28%; thức ăn
bổ sung (Premix vitamin khoáng, acid amin, ): 0,29 triệu tấn chiếm 3,2%. Để đáp
ứng chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 nhu cầu sử dụng thức ăn của Việt
Nam ước tính là 27,4 triệu tấn tăng 1,3 lần so với năm 2012 bảng 2.1 [10].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
4
Bảng 2.1. Nhu cầu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam ñến 2020
Loại thức ăn ðVT 2012 2013 2014 2015 2020
Tỷ lệ sử dụng TACN
công nghiệp
% 60,6 62,9 65,1 67,3 70,1
TACN Công nghiệp 1000 tấn 13.044
14.076
15.095 16.36 19.213
Thức ăn tinh 1000 tấn 21.523
22.371
23.181 24.312
27.394
Ngô 1000 tấn 6.555 6.860 7.154 7.550 8.578
Cám gạo 1000 tấn 4.592 4.175 4.830 5.008 5.557
Sắn khô 1000 tấn 3.439 3.485 3.523 2.604 3.927
Thóc, tấm, lúa mì 1000 tấn 2.178 2.196 2.211 2.250 2.433
Bột thịt xương 1000 tấn 391 422 453 491 576
Ngô lên men 1000 tấn 391 422 453 491 576
Bột cá 1000 tấn 417 447 447 515 601
Đậu tương 1000 tấn 170 183 196 213 250
Khoáng, phụ gia 1000 tấn 612 658 704 760 889
Tổng 1000 tấn 21.523
22.371
23.181 24.312
27.394
Nguồn: Cục chăn nuôi - Bộ NNPTNT (2012)
2.2. Giới thiệu về chế phẩm Moldtex
* Theo thông tin từ Công ty Linqtex có nhà máy sản xuất ở Thái Lan thì
Moldtex gồm có: propionic acid là thành phần chính, benzoic acid, sorbic acid ,
axetic acid…
+ Propionic acid (PA): là một cacboxilic acid có nguồn gốc tự nhiên, công
thức phân tử C
3
H
6
O
2
. Ở trạng thía tinh khiết và trong điều kiện thông thường, nó là
một chất lỏng không màu có tính ăn mòn và mùi hăng.
Tính chất vật lý: Propionic acid có các tính chất vật lý trung gian giữa các
tính chất của các cacboxylic acid nhỏ hơn như formic acid và acetic acid, với các
acid béo lớn hơn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
5
Tính chất hoá học: PA thể hiện các tính chất chung của cacboxylic acid, và
tương tự như phần lớn các cacboxylic acid khác, nó tạo ra các hợp chất amit, este,
alhydride và clorua. Nó cũng có thể tham gia phản ứng halogen hoá.
Công dụng: PA ngăn cản sự phát triển của mốc và một số vi khuẩn. Do vậy,
phần lớn PA được sản xuất để sử dụng làm chất bảo quản cho cả thực phẩm dành
cho người cũng như thức ăn gia súc. Đối với thức ăn gia súc, nó được sử dụng trực
tiếp hoặc dưới dạng muối amoni. Đối với thực phẩm dành cho con người, đặc biệt
là bánh mì và các sản phẩm nướng khác, nó được dùng dưới dạng các muối natri
hay canxi.
+ Benzoic acid có công thức hoá học C
6
H
6
COOH, là một chất rắn không
màu, tinh thể dạng hình kim hoặc tấm lá nhỏ, màu trắng lụa óng ánh trắng, dạng
cacboxylic thơm đơn giản nhất. Acid yếu này và các muối của nó được sử dụng làm
chất bảo quản thực phẩm. Đây là một chất ban đầu quan trọng để tổng hợp nhiều
chất hữu cơ khác. Năm 1875, Salkowski đã phát hiện ra khả năng kháng nấm của
benzoic acid, do đó nó đã được sử dụng bảo quản trái cây có chứa benzoat.
+ Sorbic acid có công thức hoá học C
6
H
8
O
2
, dạng hợp chất kết tinh, bột
trắng, dễ tan trong nước, ít tan trong rượu etylic lạnh, tan tốt khi đun nóng. Tác
dụng ức chế nấm men, nấm mốc, có ý nghĩa trong môi trường pH từ 3,2- 6 và nồng
độ 1g/1kg thực phẩm, dùng bảo quản nước rau quả. Giữ tốt thời gian dài với liều
lượng 0.05- 0,06%.
+ Acetic acid có công thức hoá học CH
3
COOH là một acid hữu cơ, acetic
acid có tính chất kháng khuẩn nhẹ.
+ Liều khuyến cáo từ 500 ppm đến 1000 ppm.
2.3. Những ảnh hưởng của ñộc tố do nhiễm nấm mốc gây ra trong chăn nuôi
Bên cạnh giá trị dinh dưỡng, chất lượng thức ăn có ảnh hưởng tích cực đến
tình trạng sức khỏe của vật nuôi. Nguyên liệu thức ăn có chứa lẫn vi khuẩn, nấm,
nấm mốc. Quá trình xử lý nguyên liệu trong sản xuất thức ăn giúp giảm nhiễm vi
khuẩn nhưng không thể tránh khỏi việc tái nhiễm ở các giai đoạn sau. Nấm mốc gây
hư hại thức ăn đặc biệt là trong điều kiện bảo quản không tốt. Tất cả các nấm mốc
đều làm giảm giá trị dinh dưỡng của thức ăn, đồng thời trong quá trình ký sinh trên
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
6
thức ăn chúng sinh trưởng phát triển và sản sinh ra độc tố mycotoxin gây hiểm họa
nghiêm trọng cho vật nuôi và sức khỏe con người [32].
Trong nông nghiệp và sản xuất TACN nói chung, năm nhóm độc tố quan
trọng cần được quan tâm nhất là aflatoxin, fumonisin, deoxynivalenol (DON, hoặc
vomitoxin), zearalenone, và ochratoxin A. Những độc tố này sản sinh ra rất nhiều
độc tố hoặc là nguyên nhân gây ung thư cho con người và vật nuôi [52]. Aflatoxin
chủ yếu được sản sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và Aspergillus parasiticus,
chúng ảnh hưởng tới hầu hết các loại cây trồng quan trọng như là ngô, đậu đỗ, lạc,
và bông. Aflatoxin được biết là chất gây ung thư gan ở người, gây ra khoảng 25 đến
155 nghìn ca mắc bệnh ung thư hàng năm trên toàn thế giới [39], hoặc khoảng 21-
24% tổng số ca mắc bệnh ung thư gan trên toàn thế giới [38]. Aflatoxin gây ra vô số
các ảnh hưởng nghiêm trọng và nguy hại cho nhiều loại động vật khác nhau thông
qua sự biến đổi làm cho quá trình tổng hợp DNA và di truyền trong tế bào diễn ra
không bình thường. Những ảnh hưởng này bao gồm làm tổn thương, hư hỏng gan,
hỏng chức năng đường ruột, không sinh trưởng, thiểu năng, giảm rối loại quá trình
sinh trưởng phát triển và suy giảm hệ thống miễn dịch [50] [15]. Đối với gia cầm,
aflatoxin cũng là nguyên nhân gây giảm tỷ lệ đẻ, mỏng vỏ trứng, giảm chất lượng
thịt xẻ, và tăng khả năng nhiễm bệnh [21] [51]. Đối với lợn, aflatoxin là nguyên
nhân gây ra giảm trọng, lợn chậm lớn, còi cọc, kém ăn, tiêu chảy, ngộ độc, và có thể
tử vong nếu hàm lượng độc tố cao [19]. Ở đại gia súc như trâu bò thì ít mẫn cảm với
độc tố aflatoxin trong thức ăn. Tuy nhiên, sản lượng sữa cũng bị giảm và aflatoxin
M1, một dạng chuyển hóa của aflatoxin B1 có thể làm ảnh hưởng đến quả trình tiết
sữa [34] [46].
2.4. Những kết quả nghiên cứu sử dụng acid hữu cơ trong TACN
Những acid hữu cơ có cấu trúc mạch carbon được biết đến như là
“carboxylic acid” bao gồm formic (HCOOH), acid acetic (CH3COOH), và
propionic (CH3CH2COOH) acid, những acid này thường thấy trong quá trình trao
đổi chất và chuyển hóa hoàn toàn trong tự nhiên. Năng lượng của chúng có thể
được ước tính vào thành phần của thức ăn đặc biệt khi có hàm lượng propionic acid
cao. Propionic acid và formic được sử dụng trong dinh dưỡng cho vật nuôi đặc biệt
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
7
cho việc bảo quản và ủ chua thức ăn. Hơn nữa, trong một vài trường hợp chúng có
thể đóng góp hiệu quả về mặt dinh dưỡng. Những acid này hoạt động bới qua
những bước chuyển hóa đặc biệt trong quá trình trao đổi chất của vi sinh vật liên
quan đến quá trình làm hư hại thức ăn. Ngoài ra, acid tạo ra môi trường có pH thấp
không thích hợp cho vi sinh vật có hại hiện diện trong thức ăn. Những chất phụ gia
này bổ sung vào thức ăn mang lại hiệu quả về mặt tiêu hóa các chất dinh dưỡng đối
với gia súc dạ dày đơn, phòng chống hiện tượng tiêu chảy đặc biệt đối với gia súc
còn non. PA đặc biệt thích hợp cho việc bảo quản thức ăn và nguyên liệu dựa vào
đặc tính kháng nấm mốc. Formic acid là một acid mạnh có đặc tính kháng khuẩn và
nấm men. Cả hai loại acid này được sử dụng rất hiệu quả trong việc kiểm soát vi
khuẩn có hại Samonellae trong nguyên liệu thô [13]. Sử dụng những acid hữu cơ có
hoạt tính kháng nấm đó là một cách hiệu quả để đảm bảo chất lượng của nguyên
liệu cũng như thức ăn trong quá trình bảo quản [32].
Theo cơ quan an toàn thực phẩm Châu Âu (European Food Safety Authority
gọi tắt là EFSA) năm 2012, acetic acid cùng với muối của acid này như muối
calcium acetate và sodium diacetate được đăng kí sử dụng là phụ gia bảo quản thức
ăn chăn nuôi được sử dụng cho tất cả các loại gia súc không có sự hạn chế. Hiện có
một ứng dụng khác của acetic acid và những muối này như là chất chất bảo quản
thức ăn cho mục đích như chất bảo quản cho nước uống. Chúng có thể sử dụng đơn
lẻ hoặc kết hợp với một vài loại acid hữu cơ khác ở nồng độ 200-2500 mg
acetate/kg trong hỗn hợp thức ăn. Acetic acid và muối của nó được xem như có
hiệu quả ngang nhau khi so sánh ở cấp độ phân tử. Dựa trên so sánh giữa vật nuôi
sử dụng acetic acid có trong khẩu phần như chó, gà lượng sử dụng 2500mg acetic
acid/kg thức ăn hỗn hợp (1000mg/lít cho nước uống) thì coi như an toàn đối với gia
cầm, lợn và thú cảnh. Với gia súc nhai lại có thể chịu đựng được mức cao hơn.
Acetic acid được chuyển hóa nhanh trong quá trình trao đổi chất, việc sử dụng
acetic acid và muối của nó cho vật nuôi không có nguy cơ phơi nhiễm cho con
người. Acetic acid và muối của nó là hóa chất dạng hàng rời thô khi vận chuyển và
sử dụng cũng đã được hướng dẫn chi tiết trong tài liệu. Acetic acid và acetate là
thành phần bình thường hiện diện trong khẩu phần cho người và vật nuôi và chúng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
8
được sản sinh khối lượng lớn ở dạng phân tử trong đường tiêu hóa. Acetic acid và
muối acetate chuyển hóa hoàn toàn trong quá trình trao đổi do đó không có nguy hại
đối với môi trường, và chúng có tiềm năng trong việc sử dụng đóng vai trò làm chất
bảo quản trong thức ăn chăn nuôi và nước uống [22].
Propionic acid (PA) là một chất diệt nấm và vi khuẩn được dùng để kiểm
soát nấm, vi khuẩn trong bảo quản ngũ cốc, cỏ khô, kho bảo quản hạt tinh bột, chất
độn lót chuồng cho gia cầm và nước uống cho gia súc và gia cầm. ở Châu Âu PA
được chứng nhận như là một chất bảo quản cho hạt giàu tinh bột và hiệu quả nhất
trong việc kiểm soát Salmonella và nguồn bệnh khác, PA được sử dụng là chất bảo
quản an toàn trong thực phẩm đối với người và cũng sử dụng thành công đối với gia
cầm. Ảnh hưởng tích cực của PA như là phụ gia trong thức ăn chăn nuôi có thể
được giải thích bởi nhiều cơ chế hoạt động, acid này có thể bẻ gãy
DNA(deoxyribonucleic acid) cấu trúc di truyền của tế bào vi khuẩn và làm mất khả
năng nhân lên của chúng. Hơn thế nữa, vi khuẩn thường mẫn cảm với pH như
E.Coli, Salmonela spp., Listeria monocytogenes, Clostridium perfingens, trong khi
đó nhóm khác lại không mẫn cảm pH như Bifidobacteria, Lactobacillus spp. Việc
giảm pH trong đường tiêu hóa và đặc biệt ở dạ dày bởi sự hiện diện và bổ sung PA
trong thức ăn sẽ ức chế vi khuẩn và cải thiện hiệu suất của vật nuôi. Cũng theo
nghiên cứu của tác giả này trong năm 2009 thì liều sử dụng PA là 0.2 đến 0.4% có
thể cải thiện năng suất chăn nuôi gia cầm. Khi bổ sung PA vào thức ăn, do đặc tính
khác vi khuẩn và hiệu quả ức chế việc nấm mốc phát triển do pH giảm trong cả thức
ăn và đường tiêu hóa qua quá trình hoạt hóa dược học nên hệ vi sinh vật đường ruột.
ức chế nhóm vi sinh vật có hại từ đó tăng hiệu quả sử dụng tiêu hóa thức ăn.
Propionic acid có vai trò như một chất kích sinh trưởng, nâng cao sức khỏe, kháng
khuẩn hiệu quả có thể sử dụng thay thế cho nguồn kháng sinh trong thức ăn trong
chăn nuôi [27].
Trong một nghiên cứu của Wei Mushan và cs., (1995) về ảnh hưởng của hỗn
hợp của 5 loại chất kháng nấm mốc, Kemei, Calcium propionate, Fangmeiling,
Meizheng và Shanchangzhiyou (Lisea cubeba oil) đến sự phát triển của nấm mốc
trong thức ăn trong thời gian bảo quản. Kết quả thí nghiệm cho thấy số lượng nấm
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
9
mốc tăng dần trong 168 ngày bảo quản và không có thấy xuất hiện nấm mốc trong
giữa thời gian cho tới khi kết thúc thí nghiệm khi ẩm độ thức ăn ở 11%. Khi ẩm độ
của thức ăn tăng lên 14% và thức ăn được bảo quản trong điều kiện ẩm với thời
gian 1 tháng, thì có sự xuất hiện của nấm mốc. Từ kết quả thí nghiệm tác giả đã kết
luận rằng, chất kháng nấm mốc đã ảnh hưởng đến sự phát triển của nấm trong thức
ăn được xử lý ngoại trừ Pullularia pullulans. Hỗn hợp kháng nấm có ảnh hưởng rõ
rệt trong việc kiểm soát sự phát triển của nấm trong thức ăn [49].
Trong các axit hữu cơ thì formic axit là axit có hiệu quả cao trong việc kháng
lại vi khuẩn và nấm men, acid hữu cơ kiểm soát vi sinh vật bằng cách can thiệp vào
quá trình chuyển hóa năng lượng bởi việc vô hiệu hóa enzym
pyruvatedecarboxylase và ảnh hưởng đến tổng hợp DNA, việc nhân lên và phát
triển của vi khuẩn và nấm bị giảm đáng kể khi có sự hiện diện của formic acid.
Ngoài ra, các loại acid khác như acetic, bytyric và benzoic cũng cho thấy có hiệu
quả thấp hơn so với propionic hay formic [11].
2.4.1. Ảnh hưởng của PA ñến sinh trưởng phát triển của gia cầm
Trong nghiên cứu về sự kích thích tăng trưởng của propionic acid (PA) có
thể giảm mầm bệnh khi pH đường ruột giảm và từ đó tăng tỷ lệ hấp thụ và tăng việc
sử dụng protein, amino axit, khoáng và các chất dinh dưỡng đối với con vật. Theo
kết quả nghiên cứu của tác giả này khi nghiên cứu ảnh hưởng của propionic acid
làm chất đệm trong khẩu phần thức ăn đến sinh trưởng phát triển và hệ vi sinh vật
đường ruột và chất lượng thịt ở gà thịt cho thấy khi bổ sung Luprosil có chứa 53.5%
propionic acid với lượng 0.4% làm tăng đáng kể khả năng tăng trọng của gà thịt giai
đoạn 49 ngày tuổi [31].
Marcos và cs., (2004) báo cáo rằng khi gà thịt được bổ sung hỗn hợp acid
(70% formic acid và 30% PA) với liều 0.25 và 0.5% trong khẩu phần cho thấy tăng
trọng cao hơn so với đàn gà cho ăn hỗn hợp axit đó với liều cao hơn (1 và 2%) [40].
Việc cải thiện có ý nghĩa đáng kể về khối lượng cơ thể và tăng trọng ở gà tây khi bổ
sung MC (myco curb chứa PA) với liều bổ sung 0.625 và 1.25% [48].
Trong một nghiên cứu của Paul và cs., (2007) với muối acid hữu cơ
(calcium propionate, ammonium formate và calcium lactate) với liều dùng 1g/kg
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
10
như là chất thay thế cho kháng sinh (virginiamycin 0.5g/kg) kết quả cho thấy tăng
trọng tăng đáng kể trong nhóm bổ sung muối axit hữu cơ so với nhóm dùng kháng
sinh [44].
2.4.2. Ảnh hưởng của PA ñến khả năng ăn vào và chuyển hóa thức ăn
Như là chất bảo quả thức ăn PA giảm pH của thức ăn, nâng cao điều kiện vệ
sinh và cải thiện tính ngon miệng của thức ăn từ đó tăng khả năng ăn vào của con
vật nhưng với liều dùng cao có khả năng giảm khả năng ăn vào của vật nuôi. Khi
PA bổ sung vào thức ăn với hàm lượng 100g/kg từ 0 đến 28 ngày, lượng thức ăn ăn
vào của gà thịt bị giảm khi lượng axit trong khẩu phần tăng dần. Muối axit hữu cơ
(Calcium propionate, ammonium formate và calcium lactate với lượng 1g/kg) có
thể dùng thay thế kháng sinh (virginiamycin liều dùng 0.5g/kg) kết quả cho thấy
lượng thức ăn ăn vào ở gà thịt cao hơn đáng kể ở nhóm dùng kháng sinh so với
nhóm khác [16]. Nghiên cứu của Celik và cs., (2003) chỉ ra rằng hệ số chuyển hóa
thức ăn FCR (Feed conversion ration) được cải thiện ý nghĩa ở nhóm gà có bổ sung
muối acid hữu cơ [44]. Trong nghiên cứu khác chỉ ra rằng hệ số chuyển hóa thức ăn
FCR của gà tây khi bổ sung acid hữu cơ (PA, formic acid, acetic acid) đã được cải
thiện tốt hơn so với nhóm gà không được bổ sung. PA tăng lượng ăn vào bằng việc
cải thiện tính ngon miệng của thức ăn và có thế tăng tính thấm hấp thụ dinh dưỡng
của tế bào đường tiêu hóa làm cho tăng tỷ lệ sử dụng các chất dinh dưỡng và kết
quả là chuyển hóa thức ăn được tốt hơn [17].
Với chất lượng thịt xẻ, khi PA được thiết lập như là một tác nhân kích thích
tăng trưởng cải thiện tỷ lệ sử dụng dinh dưỡng đặc biệt là protein từ đó tỷ lệ thân
thịt được cải thiện hơn. Với gà mái nuôi thịt được cho ăn 7.3kg/tấn (0.8% Luprosil
NC có chứa 53.3% propionic acid), kết quả cho thấy có sự cải thiện ý nghĩa về tỷ lệ
thân thịt [31]. Ảnh hưởng đáng kể đến năng suất thịt xẻ của gà thịt khi khẩu phần
được bổ sung PA [29].
2.5. Hiệu quả của việc sử dụng PA
2.5.1. Hiệu quả kháng khuẩn của PA
Hoạt động kháng khuẩn của axit propionic liên quan tới việc giảm pH cũng
như là khả năng phân ly bởi vì chúng là dạng có thể hòa tan trong môi trường lipid
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
11
ở dạng không phân ly, ở đó nó có khả năng xâm nhập vào tế bào vi khuẩn. Độ pH
của đường ruột là một môi trường đặc biệt được thiết lập như yếu tố quyết định đến
sự cân bằng vi sinh vật tồn tại trong đường ruột và ảnh hưởng trực tiếp đến khả
năng tiêu hóa cũng như hấp thu đối với hầu hết các chất dinh dưỡng. Đa số vi khuẩn
mang mầm bệnh phát triển ở pH gần với trung tính (pH=7) hoặc cao hơn. Ngược
lại, những nhóm vi sinh vật có lợi tồn tại ở đường ruột thích hợp với môi trường có
pH (5.8-6.2) và đối lập với vi sinh vật có hại [24]. Hơn nữa, ở môi trường pH thấp
hơn khi có sự hiện diện của acid hữu cơ làm giảm vi sinh vật có hại ở đường ruột
và cải thiện sự hấp thu dinh dưỡng [14].
Giá trị pH thấp hơn ở diều và ở dạ dày cơ đã phát hiện ở gà thịt khi bổ sung
propionic acid và calcium acetate trong khẩu phần so với nhóm đối chứng. Cũng có
nhiều báo cáo kết luận rằng khi bổ sung formic và propionic acid trong khẩu phần
ở dạng Bio-add vào thức ăn của gà mái đẻ đã không có sự khác nhau về pH của
đường ruột, nhưng kết quả cho thấy nồng độ những acid này cao hơn ở diều và dạ
dày cơ. Hiệu quả của MC (Myco curb có chứa PA) kháng được nhiều loại vi khuẩn
và nấm đã được báo cáo bởi nhiều nhà khoa học [33] [29].
PA rất có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển của vi khuẩn E.coli trong
đường ruột. Cùng thời điểm đó nó không ức chế sự phát triển của vi khuẩn có lợi
Lactobacillus. Một nghiên cứu trước đây của Mathew và cs., (1991) cho thấy khi bổ
sung Luprosil NC cho lợn đang sinh trưởng, số lượng E.coli trong đường ruột giảm,
Lactobacillus tăng pH của dịch tiêu hóa đường ruột giảm do quá trình lên men của
nhóm vi khuẩn lên men gia tăng. Mặt khác, sự có mặt của PA trong thức ăn có vai trò
đáng kể trong việc giảm Salmonella spp trong đường ruột của gà [41]. Kwon và cs.,
(2003) cho thấy propionic acid có khả năng đệm làm giảm rõ rệt sự phát triển của
Salmonella và nhóm vi khuẩn yếm khí khác trong đường ruột khi pH giảm từ 7 xuống
5 và tối đa hiệu quả ức chế khi dùng 3% ở gà thịt. Kết quả nghiên cứu này chỉ ra rằng
hiệu quả ức chế sinh trưởng của PA chống lại nhóm vi khuẩn S.typhimurium đã cải
thiện bởi việc giảm pH và ức chế nhóm vi khuẩn yếm khí [35].
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
12
2.5.2. Hiệu quả làm chất kháng nấm và bảo quản TACN
Kháng nấm trong thức ăn chăn nuôi trong quá trình bảo quản không thể tách
rời khi không có sự hiện diện hiệu quả của chất bảo quản. Nếu độ ấm quá 15% với
nhiệt độ không khí cao hơn 20
o
C [47]. Sự phát triển của nấm trên thức ăn có thể
phần nào làm giảm chất lượng thức ăn, do nấm ký sinh và sử dụng phần lớn nguồn
dinh dưỡng như mỡ, cacbonhydrat, và kể cả thành phần khoáng trong từ nguồn
nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, dẫn tới hậu quả là thức ăn biến màu, sinh nhiệt, mốc,
thối và gây biến đổi chuyển hóa sinh gây tích tụ hợp chất độc tố trong hầu hết các
trường hợp khi nấm mốc xuất hiện. Sự xuất hiện và phát triển của nấm mốc và sản
sinh độc tố mycotoxin trong thức ăn làm giảm dinh dưỡng, giảm tính ngon miệng
dẫn đến giảm lượng ăn vào, giảm hiệu quả sử dụng và tỷ lệ chuyển hóa thức ăn,
đồng thời tăng nguy cơ rủi ảnh hưởng đến khả năng sinh sản và năng suất vật nuôi
[37]. Độc tố của nấm mốc như là aflatoxin, zearalenone, ochratoxin và fumonisin,
trong số các độc tố thì aflatoxin là chủ yếu [26] [53]. Chiến lược trong việc kiểm
soát nấm mốc, thích hợp đối với ngành công nghiệp sản xuất TACN thì cần được áp
dụng cẩn thận các chất bảo quản và chống nấm mốc [28] [26]. Một chất bảo quản
TACN lý tưởng nhất thiết phải hiệu quả, giá thành hợp lý, không ăn mòn và an toàn
với vật nuôi [28] [37]. Tuy nhiên, các chất bảo quản hiện nay thì chủ yếu là các acid
hữu cơ được tổng hợp như propionic, acetic, sorbic và formic [24].
PA đã được chứng minh và sử dụng hiệu quả rộng rãi trong nhóm acid hữu
cơ để kháng lại nhiều chủng nấm và nấm men như trong bảng 2.2. Do đó, propionic
acid có hiệu quả trong việc phòng chống sự hình thành độc tố mycotoxin từ nấm
mốc. Tuy nhiên, cách hiệu quả nhất để giữ thành phần thức ăn ở điều kiện vệ sinh
là dùng propionic acid. Phương pháp hiệu quả kinh tế nhất đối với bảo quản nguyên
liệu TACN dạng hạt bột ngũ cốc là dùng Luprosil có chứa propionic acid 53.5%. Vi
khuẩn và nấm nhiễm trong thành phần thức ăn có ảnh hưởng tiêu cực đến hệ vi sinh
vật đường ruột, kết quả là gây ra mất dinh dưỡng và ảnh hưởng tiêu cực đến lượng
thức ăn thu nhận của con vật. Tạp nhiễm vi khuẩn trong thức ăn chăn nuôi không
những gây hậu quả giảm giá trị dinh dưỡng, mà còn có ảnh hưởng xấu làm giảm
tính ngon miệng của thức ăn, gây ra hậu quả giảm lượng thức ăn ăn vào cũng như
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
13
giảm năng suất của vật nuôi. Để tránh những vấn đề ảnh hưởng không tốt tức thức
ăn chăn nuôi, thì sản phẩm thức ăn chăn nuôi cần được bảo quản tốt, không chứa
nấm mốc và có thời gian bảo quản được dài, để đảm bảo vấn đề này thì việc áp
dụng thực hành tốt trong sản xuất từ khâu kiểm soát lựa chọn nhập nguyên liệu đầu
vào cho tới quá trình vận hành chế biến sản xuất, sử dụng chất bảo quản có nguồn
gốc hữu cơ, bảo quản nguyên liệu trong kho, cũng như bảo quản thành phẩm cần
được áp dụng tốt [13].
Bảng 2.2. Nồng ñộ ức chế tối thiểu của PA ñối với các nhóm vi sinh vật
Nhóm vi sinh vật kiểm tra Nồng ñộ propionic tối thiểu (%)
Nhóm vi khuẩn (bacteria)
1
Staphylococcus aureus
Bacillus subtilis
Aerobacter aerogenes
Escherichia coli
Escherichia freundii
Proteus vulgaris
Pseudomonas aeroginosa
Pseudomonas fluorescens
Serratia marcescens
Nhóm nấm (Fungi)
2
Aspergillus niger
Aspergillus flavus
Aspergilus versicolor
Chaetomium globosum
Penicillium expansum
Penicillium funiculosum
Pennicillium spinulosum
Penicillium roqueforti
0,25
0,25
0,50
0,25
0,125
0,2
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,50
0,125
0,125
0,125
0,10
0,125
1
-pH 7-7.2;
2
-pH 5.0,
Nguồn BASF, 2010.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
14
2.6. Sử dụng chất hóa học có khả năng gắn kết dính, hấp phụ ñộc tố trong sản
xuất TACN
Việc sử dụng các hợp chất hóa học có khả năng kết dính hấp phụ độc tố
trong thức ăn chăn nuôi cũng đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu in vitro và in
vivo đã được cho thấy có hiệu quả về mặt hóa sinh học và thực tế áp dụng rộng rãi.
Những phương pháp hóa học không những chỉ yêu cầu phù hợp với trang thiết bị
khả năng áp dụng mà còn phải dễ dàng áp dụng trong quá trình sản xuất đảm bảo vệ
sinh an toàn; điều này làm cho tăng chi phí và tốn kém thời gian đối với nhà sử
dụng. Hơn thế nữa, ngoài các chất là acid hữu cơ được sử dụng trong TACN để
kháng kháng khuẩn và nấm mốc còn rất nhiều chất hóa học bao gồm các chất oxi
hóa, bazơ, muối, chloriate cũng đã được kiểm nghiệm để làm giảm tác nhân gây ra
độc tố mycotoxin trong hàng hóa nông sản cũng như sản xuất chế biến thực phẩm
và TACN. Chỉ có một số ít trong các các chất này thì hiệu quả không có bất kỳ dấu
hiệu giảm giá trị dinh dưỡng hoặc giảm tính ngon miệng của thức ăn. Về mặt hóa
học, một số độc tố mycotoxin có thể bị phá hủy hoặc bị biến tính bởi canxi
hydroxide (Ca(OH)
2
), monoethylamine, ozone hoặc amonia [43] [36] [30]. Đặc
biệt, sự ammon hóa đã được chấp nhận là một chất giảm độc tính của aflatoxin
trong thức ăn bị tạp nhiễm ở nhiều quốc gia [30]. Chi phí trung bình đối với amon
hóa dao động khoảng 5-20% giá trị hàng hóa [45]. Hạn chế chính của loại hợp chất
giảm độc này chính là kém hiệu quả đối với mycotoxin và có thể làm giảm sức khỏe
của vật nuôi khi lượng tồn dư vượt cao trong thức ăn.
Một phương pháp khác đã được thực nghiệm trong việc cố gắng làm giảm sự
hấp thu độc tố mycotoxin từ thức ăn chăn nuôi bị tạp nhiễm là sử dụng các chất bám
kết dính và hấp phụ độc tố (mycotoxin binders). Chất này được bổ sung vào thức ăn
với mục đích để cho thấy một hình thức hoàn toàn khác biệt về mặt hoạt động so
với tất cả những vấn đề xử lý hóa học hay vật lý đã được đề cập trước đây. Mục
đích của những phụ gia này là để hạn chế sự hấp thu độc tố ở con vật khi sử dụng
thức ăn nhiễm độc tố. Việc sử dụng các tác nhân kết dính hấp phụ độc tố thì thường
xuyên được khuyến cáo đối với những người chăn nuôi để bảo vệ đàn vật nuôi
chống lại những ảnh hưởng có hại gây ra bởi độc tố nâm mốc có trong thức ăn.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
15
Những chất kết dính hấp phụ độc tố (absorbents) được dùng với mục đích để hoạt
động như một màng lọc hóa học “Chemical sponge” và hấp phụ độc tố trong đường
tiêu hóa, bởi vậy chánh được sự hấp thu và sự phát tán độc tố về sau tới các cơ quan
quan trọng trong cơ thể con vật. Hiệu quả của việc hấp phụ đối với chất hấp phụ độc
tố phụ thuộc vào cấu trúc hóa học của cả chất kết dính hấp phụ và cấu trúc của từng
độc tố. Đặc tính quan trọng nhất của chất hấp phụ độc tố là cấu trúc vật lý hóa học
của chất đó như là: tổng điện tích, khả năng phân cực, phân ly, kích thước, số lượng
phần tử hoạt hóa, diện tích bề mặt tiếp xúc. Mặt khác, chất hấp phụ phải tương ứng
và hiệu quả với tính chất của độc tố bị hấp phụ kết dính như độ phân cực, khả năng
hòa tan, hình dạng cấu trúc, điện tích phân bố cũng đóng một vai trò rất quan trọng
[30] [12].
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng có rất nhiều các chất hấp phụ có liên kết
khá ổn định đối với độc tố mycotoxin như: than hoạt tính, hydrate sodium calcium
aluminosilicates (HSCAS) và một số polymer. Một số đã được nghiên cứu rất kỹ và
được khuyến khích sử dụng như là phụ gia trong TACN. Tuy nhiên, hầu hết chúng
chỉ bắt dính được với một số lượng nhỏ các nhóm độc tố đồng thời cho thấy rất ít
hoặc không bắt dính những nhóm độc tố còn lại do Huwig và cs., (2001) ví dụ như
HSCAS thì khá hiệu quả với aflatoxin nhưng lại không phòng được ảnh hưởng của
độc tố Fusarium như là fumonisin, trichothecene hay zearalenone [12].
Làm mất hoạt tính độc tố bởi các chất hấp thụ đã được nghiên cứu và cho kết
quả khả thi, hầu hết nghiên cứu tập trung vào việc giảm độc sử dụng các chất
alluminosilicate, zeolites, HSCAS, và aluminosilicate-clays, chủ yếu bao gồm
aluminates, silicates và một số có khả năng trao đổi ions, alkaline [30]. Khoáng
sét (mineral clays) bentonites, zeolites, và aluminosilicate phổ biến dùng làm
phụ gia thức ăn chăn nuôi chúng có hiệu quả trong việc hấp phụ kết dính độc tố
aflatoxin [12].
Hydrated sodium calcium aluminosilicates bổ sung với lượng 1% vào thức
ăn đã được báo cáo giảm đáng kể ảnh hưởng xấu từ aflatoxin đối với gia súc còn
non. Aluminosilicate được sử dụng tới 2% trong khẩu phần hoàn chỉnh như là chất
chống gãy vỡ viên (anti-caking). Do đó, mục đích chính của sản phầm này bổ sung
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp
16
hơn là kết dính độc tố. Aluminosilicate được dùng lựa chọn để hấp phụ aflatoxin và
không có hiệu quả với zearalenone, fumonisin B1, ochratoxin A và trichothecenes,
T2 Toxin. Montmorillonite nanocomposite, zeolites cho thấy có hiệu quả bắt dính
và hấp thụ độc tố đối với zearalenone [43].
2.7. Màng bao gói
Theo Nguyễn Mạnh Khải, (2007): Low Density Polyethylene hay
Polyethylenee tỷ trọng thấp (LDPE) có cấu trúc đơn giản nhất trong tất cả các
polime: một chuỗi dài các đơn vị ethylene nối với nhau. LDPE được làm từ
ethylene trong điều kiện áp suất rất cao (khoảng 25000 psi) và nhiệt độ khoảng
300
o
F và chịu ảnh hưởng của các gốc hoạt hóa tự do [2].
Màng bao gói làm từ LDPE có độ mềm, khả năng đàn hồi đặc trưng và rất dễ
kéo căng, có độ trong tốt nhưng chưa thật sự tuyệt hảo, có khả năng ngăn ẩm tốt
nhưng ngăn ôxi kém, không gây mùi khó chịu cho thực phẩm, bản thân có thể tạo
mối ghép nhiệt. Các tính chất được ưa chuộng này cùng với giá thành trên một
đơn vị diện tích thấp (thấp nhất trong tất cả các loại màng làm bao bì) làm cho
LDPE trở thành loại vật liệu bao gói bằng platic được sử dụng rộng rãi nhất hiện
nay. Ứng dụng chính của nó trong thực phẩm là làm bao bì cho các sản phẩm
đông lạnh, làm lớp dán dính trong bao bì nhiều lớp, làm lớp bọc ngăn nước, ngăn
chất béo cho các vật liệu bao gói bằng giấy bìa và làm màng cho sản xuất bao bì
các sản phẩm nướng [2].
Polypropylen (PP) có tỷ trọng 0,92 g/cm
2
. Màng PP có đặc điểm chắc hơn,
bền với nhiệt hơn (130-145
0
C) và trong hơn so với màng PE, nhưng khả năng
chống thấm hơi, khí và chịu băng giá lại kém hơn. Màng PP có thể làm bao bì cứng
và bao bì mềm dẻo. Có thể dùng bao bì PP để đựng sản phẩm thanh trùng theo
phương pháp Pasteur trong nước sôi hoặc tiệt trùng [3].
Phương pháp dùng màng bao bọc như: PE, PP, có thể sử dụng để bảo quản
rất nhiều rau, củ, quả đặc biệt là rau củ quả trong mùa đông như : bắp cải, cải
thảo, bí đao, …Phương pháp MAP làm giảm cường độ hô hấp và các quá trình
biến đổi sinh lý, sinh hóa của rau, kéo dài thời gian sống của rau lâu hơn so với
bình thường [18].