TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA ĐẦU TƯ
BẢN BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
ĐƠN VỊ THỰC TẬP: SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ TỈNH QUẢNG TRỊ
SV: LÊ VĨNH DŨNG
KHOA: ĐẦU TƯ
MSSV: QN290067
GVHD:TS TRẦN MAI HƯƠNG
Hµ Néi, 2010
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
Chương 1: Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
I.Quá trình hình thành và phát triển của đơn vị
Năm 1945 khi đất nước và tỉnh nhà tạm thời chia làm hai miền,cùng với sự
ra đời của của Uỷ ban Kế hoạch nhà nước,Uỷ ban Kế hoạch khu vực Vĩnh
Linh ,một đặc khu đặc biệt của miền Bắc xã hội chủ nghĩa được thành lập.Sau
ngày Quảng Trị được giải phóng đến Bắc sông Thạch Hãn năm 1972 thì
ngành Kế hoạch Quảng Trị được hình thành và đi vào hoạt động.
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng,Ngành Kế hoạch Quảng Trị là cơ
quan kế hoạch đầu tiên của các tỉnh miền Nam đã hoà nhập với uỷ ban Kế
hoạch tỉnh Quảng Bình và tỉnh Thừa Thiên Huế thành Uỷ ban Kế hoạch tỉnh
Bình Trị Thiên.
Đến năm 1989,tỉnh Quảng Trị được lập lại và Uỷ ban Kế hoạch tỉnh cùng
với hệ thống ngành Kế hoạch từ tỉnh đến cơ sở được hình thành.
Qua hơn 20 năm lập lại tỉnh,ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh đã tích cực nổ lực
cố gắng phấn đấu vươn lên khắc phục những khó khăn,thử thách để hoà
chung trong sự nghiệp phát triển của toàn tỉnh.Đặc biệt trong những năm trở
lại đây Sở Kế hoạch và đầu tư đã tập trung xây dựng và chỉ đạo thực hiện các
kế hoạch hàng năm,kế hoạch 5 năm phục vụ thiết thực đại hội Đảng bộ
tỉnh.Xây dựng đề án quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh,đề xuất lựa
chọn các chương trình dự án ưu tiên về phát triển kinh tế xã hội,các cân đối
chủ yếu về vốn,đầu tư xây dựng.Nắm bắt tình hình hoạt động của các doanh
nghiệp trên địa bàn để gắn với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của toàn
tỉnh.
Sở Kế hoạch và đầu tư là trung tâm đầu mối theo dõi,kiểm tra việc thực
hiện quy hoạch,kế hoạch các chương trình dự án phát triển.Là bộ máy tham
mưu với tỉnh đề ra những biện pháp về cơ chế,chính sách phát triển kinh tế xã
hội mang lại kết quả thiết thực.
II.Nhiệm vụ và quyền hạn của đơn vị
-Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Trị, có chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư, gồm: tổng hợp về quy
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội; tổ chức thực hiện và đề xuất về cơ
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 1 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh; đầu tư trong nước,
đầu tư nước ngoài ở địa phương; quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA), nguồn viện trợ phi Chính phủ; đấu thầu; đăng ký kinh doanh trong
phạm vi địa phương; tổng hợp và thống nhất quản lý các vấn đề về doanh
nghiệp, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; tổ chức cung ứng các dịch vụ công
thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở trên địa bàn tỉnh theo quy định của
pháp luật.
-Sở Kế hoạch và Đầu tư có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản
riêng; chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và hoạt động của Ủy ban
nhân dân tỉnh; đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra về
chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
-Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của
pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và đầu tư và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể
sau:
1.Trình Ủy ban nhân dân tỉnh:
1.1. Dự thảo quy hoạch tổng thể, chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 05 năm và hàng năm của tỉnh; bố trí kế hoạch vốn đầu tư thuộc ngân
sách của địa phương; kế hoạch xúc tiến đầu tư của tỉnh; các cân đối chủ yếu
về kinh tế - xã hội của tỉnh; trong đó có cân đối tích lũy và tiêu dùng, cân đối
vốn đầu tư phát triển, cân đối tài chính;
1.2. Dự thảo chương trình hành động thực hiện kế hoạch phát triển kinh
tế - xã hội theo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh và chịu trách nhiệm
theo dõi, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch tháng, quý, 6 tháng, năm để
báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh điều hành, phối hợp việc thực hiện các cân đối
chủ yếu về kinh tế - xã hội của tỉnh;
1.3. Dự thảo chương trình, kế hoạch sắp xếp, đổi mới phát triển doanh
nghiệp nhà nước do địa phương quản lý; cơ chế quản lý và chính sách hỗ trợ
đối với việc sắp xếp doanh nghiệp nhà nước và phát triển các doanh nghiệp
nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh;
1.4. Dự thảo các quyết định, chỉ thị; chương trình, biện pháp tổ chức
thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư
thuộc phạm vi quản lý của Sở theo quy định của pháp luật, phân cấp của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư;
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 2 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
1.5. Dự thảo các văn bản về danh mục các dự án đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài cho từng kỳ kế hoạch và điều chỉnh tỏng trường hợp cần
thiết;
1.6. Dự thảo các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể về tiêu
chuẩn chức danh đối với cấp Trưởng, cấp Phó phòng Phòng Tài chính – Kế
hoạch thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, huyện, thị xã (gọi tắt là cấp huyện)
sau khi thống nhất ý kiến với Sở Tài chính.
2. Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
2.1. Dự thảo Quyết định, chỉ thị và các văn bản khác thuộc thẩm quyền
ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về lĩnh vực quản lý nhà nước của
Sở;
2.2. Dự thảo quyết định thành lập, sát nhập, chia tách, tổ chức lại, giải
thể các tổ chức, đơn vị thuộc Sở theo quy định của pháp luật;
2.3. Cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư thuộc thẩm quyền
của Ủy ban nhân dân tỉnh theo phân cấp.
3. Giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra,
thông tin, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về lĩnh vực kế hoạch và
đầu tư; tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách,
quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án, đề án thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của Sở sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành hoặc phê duyệt.
4. Về quy hoạch và kế hoạch:
4.1. Công bố và chịu trách nhiệm hướng dẫn các Sở, ban, ngành, địa
phương tổ chức thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh sau khi đã được phê duyệt theo quy định;
4.2. Quản lý và điều hành một số lĩnh vực về thực hiện kế hoạch được
Ủy ban nhân dân tỉnh giao;
4.3. Hướng dẫn các Sở, ban, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã,
thành phố xây dựng quy hoạch, kế hoạch phù hợp với quy hoạch, kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh đã được phê duyệt;
4.4. Phối hợp với Sở Tài chính lập dự toán ngân sách tỉnh và phân bổ
ngân sách cho các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong tỉnh.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 3 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
5. Về đầu tư trong nước và nước ngoài:
5.1. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính xây dựng kế hoạch và bố trí
mức vốn đầu tư phát triển cho từng chương trình, dự án thuộc ngân sách nhà
nước do tỉnh quản lý phù hợp với tổng mức đầu tư và cơ cấu đầu tư theo
ngành, lĩnh vực;
5.2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các Sở, ban, ngành có liên
quan thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát
triển của các chương trình, dự án đầu tư trên địa bàn; giám sát đầu tư của
cộng đồng theo quy định của pháp luật;
5.3. Làm đầu mối tiếp nhận, kiểm tra, thanh tra, giám sát, thẩm định,
thẩm tra các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
5.4. Quản lý các hoạt động đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước
ngoài vào địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật; tổ chức hoạt động xúc tiến
đầu tư theo kế hoạch đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; hướng dẫn thủ
tục đầu tư theo thẩm quyền.
6. Về quản lý vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ:
6.1. Vận động, thu hút, điều phối quản lý nguồn vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ của tỉnh; hướng dẫn các Sở, ban, ngành xây
dựng danh mục và nội dung các chương trình sử dụng nguồn vốn ODA và các
nguồn viện trợ phi Chính phủ; tổng hợp danh mục các chương trình, dự án sử
dụng vốn ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ trình Ủy ban nhân dân
tỉnh phê duyệt và báo cáo Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
6.2. Đánh giá thực hiện các chương trình dự án ODA và các nguồn viện
trợ phi Chính phủ; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị Chủ tịch Ủy ban
nhân dân tỉnh xử lý những vấn đề vướng mắc trong việc bố trí vốn đối ứng,
giải ngân thực hiện các dự án ODA và các nguồn viện trợ phi Chính phủ có
liên quan đến nhiều Sở, ban, ngành và các địa phương; định kỳ tổng hợp báo
cáo về tình hình và hiệu quả thu hút, sử dụng nguồn vốn ODA và các nguồn
viện trợ phi Chính phủ.
7. Về quản lý đấu thầu:
7.1. Thẩm định và chịu trách nhiệm về nội dung các văn bản trình Ủy
ban nhân dân tỉnh về hoạt động đấu thầu theo quy định của pháp luật.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 4 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
7.2. Hướng dẫn, theo dõi, giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện
các quy định của pháp luật về đấu thầu và tổng hợp tình hình thực hiện các dự
án đấu thầu đã được phê duyệt và tình hình thực hiện công tác đấu thầu theo
quy định.
8. Về doanh nghiệp, đăng ký kinh doanh:
8.1. Thẩm định và chịu trách nhiệm về các đề án thành lập, sắp xếp, tổ
chức lại doanh nghiêp nhà nước do tỉnh quản lý; tổng hợp tình hình sắp xếp,
đổi mới, phát triển doanh nghiệp nhà nước và tình hình phát triển các doanh
nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác;
8.2. Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về thủ tục đăng ký kinh
doanh; đăng ký tạm ngừng kinh doanh; cấp mới, bổ sung, thay đổi, cấp lại và
thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận đăng ký hoạt
động chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn thuộc thẩm quyền của Sở;
phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra, theo dõi, tổng hợp tình hình và xử
lý theo thẩm quyền các vi phạm sau đăng ký kinh doanh của các doanh
nghiệp tại địa phương; thu thập, lưu trữ và quản lý thông tin về đăng ký kinh
doanh theo quy định của pháp luật.
9. Về kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân:
9.1. Đầu mối tổng hợp, đề xuất các mô hình và cơ chế, chính sách, kế
hoạch phát triển, hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân; hướng dẫn,
theo dõi, tổng hợp và đánh giá tình hình thực hiện các chương trình, kế hoạch,
cơ chế, chính sách phát triển và hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể,
kinh tế tư nhân trên địa bàn tỉnh;
9.2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan giải quyết các
vướng mắc về cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân
có tính chất liên ngành;
9.3. Đầu mối phối hợp với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước
nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm, xây dựng các chương trình, dự án trợ giúp,
thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân trên
địa bàn tỉnh;
9.4. Định kỳ lập báo cáo theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các Bộ, cơ quan ngang
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 5 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
Bộ có liên quan về tình hình phát triển kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân trên địa
bàn tỉnh.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư theo quy
định của pháp luật và sự phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh.
11. Chịu trách nhiệm hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực kế
hoạch và đầu tư thuộc phạm vi quản lý của Sở đối với Phòng Tài chính Kế
hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
12. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ;
xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và
chuyên môn nghiệp vụ về lĩnh vực được giao.
13. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của
pháp luật; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các
hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Sở;
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, thực hành tiết kiệm và chống lãng phí.
14. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, tài
chính, tài sản, thực hiện chế độ tiền lương và chính sách, chế độ đãi ngộ theo
quy định của pháp luật và phân công, phân cấp của Ủy ban nhân dân tỉnh; tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, khen thưởng, kỷ luật đối
với cán bộ, công chức, viên chức nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Sở
và phát triển nguồn nhân lực ngành Kế hoạch và Đầu tư ở địa phương.
15. Tổng hợp, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ
được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
16. Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân tỉnh giao theo
quy định của pháp luật.
III.Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Sở:
1.1. Sở Kế hoạch và Đầu tư có Giám đốc và 03 Phó Giám đốc.
1.2. Giám đốc Sở là người đứng đầu Sở, chịu trách nhiệm trước Ủy ban
nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước pháp luật về toàn bộ hoạt
động của Sở; chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân
tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định;
1.3. Phó Giám đốc Sở là người giúp Giám đốc Sở, chịu trách nhiệm
trước Giám đốc Sở và trước pháp luật về các nhiệm vụ được phân công. Khi
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 6 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
Giám đốc Sở vắng mặt, một Phó Giám đốc Sở được Giám đốc ủy nhiệm điều
hành các hoạt động của Sở;
1.4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc bổ nhiệm, bổ nhiệm
lại Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư theo tiêu chuẩn
chuyên môn, nghiệp vụ do cơ quan có thẩm quyền ban hành và theo các quy
định của nhà nước về quản lý cán bộ công chức.
1.5. Việc điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, miễn nhiệm,
cho từ chức, nghỉ hưu và thực hiện các chế độ chính sách khác đối với Giám
đốc và các Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư do Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật.
2. Cơ cấu tổ chức các phòng ban
2.1. Văn phòng:
Tham mưu giúp lãnh đạo Sở về công tác đối nội, đối ngoại, tổ chức bộ
máy, kế toán tài chính, thi đua khen thưởng, văn thư lưu trữ, công tác hành
chính quản trị cơ quan.
2.2. Thanh tra:
Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, theo
hướng dẫn về công tác, tổ chức và nghiệp vụ thanh tra của Thanh tra tỉnh và
hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra kế hoạch và đầu tư của Thanh tra Bộ Kế hoạch
và Đầu tư.
2.3. Phòng Tổng hợp:
Tham mưu giúp lãnh đạo xây dựng, tổng hợp và xử lý cân đối liên
ngành, vùng lãnh thổ về các lĩnh vực quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế-
xã hội, một số chương trình mục tiêu và các dự án đầu tư được phân công
quản lý. Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách quản lý kinh tế-xã hội của
tỉnh từng thời kỳ; tổng hợp, cân đối kế hoạch vốn đầu tư xây dựng cơ bản;
vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương; giám sát, đánh giá tổng thể
công tác đầu tư.
2.4. Phòng Thẩm định:
Tham mưu về thực hiện cơ chế quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn đối
với công tác thẩm định dự án đầu tư, hồ sơ xét thầu, hồ sơ mời thầu và những
tài liệu có liên quan.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 7 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
2.5.Phòng Đăng ký kinh doanh:
Tham mưu cho lãnh đạo về việc phối hợp với các ngành xây dựng chỉ
tiêu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước, theo dõi quá trình
hoạt động của sản xuất kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp trong tỉnh, hộ
kinh doanh cá thể, hợp tác xã trên địa bàn, làm đầu mối quản lý và đăng ký
kinh doanh; là đầu mối của hoạt động sắp xếp doanh nghiệp nhà nước trên địa
bàn tỉnh Cà Mau.
2.6. Phòng Kinh tế đối ngoại:
Tham mưu về lĩnh vực kinh tế đối ngoại của tỉnh bao gồm: đầu tư trực
tiếp của nước ngoài, viện trợ quốc tế, hợp tác kinh tế và khoa học với các tổ
chức quốc tế, nghiên cứu về chính sách kinh tế đối ngoại, tổ chức tiếp đón các
đoàn khách quốc tế đến quan hệ làm việc.
2.7. Phòng Văn hóa - Xã hội:
Tham mưu về công tác quản lý các chương trình mục tiêu quốc gia, các
dự án thuộc lĩnh vực văn hóa-xã hội mà phòng quản lý; nghiên cứu đề xuất
các chính sách và cơ chế quản lý đối với các chương trình, mục tiêu
2.8.Phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn:
-Tham mưu cho Giám đốc Sở về cơ chế, chính sách quản lý nhà nước, các
giải pháp, biện pháp chỉ đạo, điều hành thực hiện về quy hoạch, kế hoạch,
quản lý đầu tư, các chương trình, đề án thuộc lĩnh vực: nông nghiệp và phát
triển nông thôn, chính sách dân tộc, nước sạch nông thôn, tài nguyên môi
trường trên địa bàn toàn tỉnh có hiệu quả.
-Chủ trì, phối hợp với các phòng chuyên môn xây dựng kế hoạch 5 năm,
hàng năm, thẩm định quy hoạch ngành thuộc các lĩnh vực do Phòng phụ trách
theo quy định hiện hành.
-Theo dõi và hướng dẫn các ngành, các địa phương, đơn vị thực hiện quy
hoạch ngành; kế hoạch và quản lý các dự án đầu tư; tham gia quyết toán công
trình; đề xuất điều chỉnh kế hoạch, danh mục đầu tư của các ngành và lĩnh
vực thuộc Phòng phụ trách. Tổng hợp báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch và
các nguồn vốn đầu tư phát triển trên địa bàn tỉnh thuộc phạm vi khối, ngành
do Phòng theo dõi.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 8 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
IV.Những kết quả chủ yếu đạt được giai đoạn 2006-2009
1/ Về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng:
Cấp uỷ Chi bộ, Ban Giám đốc, Ban chấp hành Công đoàn đã thường
xuyên quan tâm đến công tác giáo dục chính trị tư tưởng. Các văn bản của
Đảng, các Nghị quyết của Tỉnh, các Chỉ thị của các cấp tùy theo nội dung,
mức độ để phổ biến, truyền đạt cho đội ngũ cốt cán hoặc toàn thể CBCC. Đã
lồng ghép phối hợp công tác giáo dục với cuộc vận động: “Học tập và làm
theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Chính vì thế, đội ngũ CBCC tin
tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước, có tinh thần trách
nhiệm, tích cực và tận tụy với công việc được phân công, đáp ứng yêu cầu về
tiến độ thời gian và chất lượng công việc cơ quan.
Cấp uỷ, Ban Giám đốc, lãnh đạo các phòng cùng toàn thể CBCC đã xây
dựng được sự đoàn kết nhất trí. Sự đoàn kết được khởi đầu và bắt nguồn từ sự
gương mẫu của Ban lãnh đạo, Cấp uỷ, nói đi đôi với làm; biết phát huy trí tuệ
tập thể, sức mạnh tổng hợp và phát huy dân chủ, tính sáng tạo của từng CB-
CC trong chỉ đạo, điều hành và quá trình tác nghiệp; biết chăm lo đến quyền
lợi và sự tiến bộ của mọi người trong cơ quan. Do vậy, đã tạo được sự gắn bó
gần gũi, thân thiện trong môi trường công tác tạo được không khí làm việc
hăng hái, vui vẻ, hòa nhã, tôn trọng, nghiêm túc, hiệu quả, là nhân tố quyết
định để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Trong năm, cơ quan không có cán bộ công chức nào vi phạm các chủ
trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Mặc dù đời sống còn
khó khăn, nhưng tư tưởng của CB-CC ổn định, vững vàng, luôn khắc phục
khó khăn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Qua thực tiễn công tác,
đội ngũ cán bộ công chức đã từng bước trưởng thành, có kinh nghiệm, đáp
ứng cơ bản về năng lực quản lý, trình độ chuyên môn và tỏ rõ bản lĩnh trong
quá trình thực thi công vụ, góp phần tích cực vào bức tranh toàn cảnh về
thành tựu kinh tế - xã hội của tỉnh nhà trong năm 2009.
2/ Về thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị:
Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của UBND tỉnh, sự chỉ đạo của cấp ủy, quản
lý, điều hành của Ban Giám đốc, ngay từ đầu năm, cơ quan đã xây dựng
Chương trình công tác trọng tâm, giao nhiệm vụ cụ thể cho các phòng trong
từng thời gian cụ thể, động viên toàn thể CBCC chủ động thực hiện nhiệm vụ
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 9 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
chính trị được giao, đảm bảo về thời gian và chất lượng công việc từng tuần,
từng tháng, từng quý.
Với phương châm là đoàn kết, phối hợp, phát huy sức mạnh tổng hợp
của cả Sở, bằng những giải pháp hữu hiệu để hoàn thành nhiệm vụ giai đoạn
2006-2009. Cụ thể ở một số mặt công tác sau:
2.1. Công tác xây dựng, quản lý quy hoạch phát triển KT-XH đã từng
bước được đổi mới:
Trên tinh thần đổi mới công tác quy hoạch phù hợp với tình hình địa
phương và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện chủ trương của Thủ
tướng Chính phủ và nhiệm vụ UBND tỉnh giao, cơ quan đã phối hợp với các
ban ngành và các huyện thị trong tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể kinh tế -
xã hội đến năm 2020. Bản quy hoạch đã cập nhật khá đầy đủ thông tin và đưa
ra nhiều định hướng và giải pháp quan trọng nhằm khai thác tối đa mọi tiềm
năng lợi thế, thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội tỉnh tiến nhanh và bền vững
trong thời kỳ mới.
Cơ quan đã hoàn thành các báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm
vụ KT-XH hàng kỳ cho HĐND, UBND và làm căn cứ giúp Tỉnh ủy xây dựng
báo cáo của BCH Đảng bộ Tỉnh. Các báo cáo đã phân tích làm rõ các giải
pháp điều hành tham mưu cho tỉnh nhằm chống giảm phát, duy trì sự ổn định
và phát triển kinh tế của tỉnh, giữ vững an sinh xã hội. Ngoài ra còn hoàn
thành nhiều báo cáo tổng hợp, chuyên đề về tình hình thực hiện nhiệm vụ quy
hoạch, kế hoạch, đầu tư, phát triển các chương trình dự án lớn, chống tham
nhũng, nội vụ, thanh tra phục vụ công tác giám sát của Quốc hội, thực hiện
nghị quyết 39 của Bộ Chính trị, công tác phối hợp với các ngành đoàn thể và
nhiệm vụ chính trị của cơ quan.
Đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các ngành, các huyện thị triển khai xây
dựng quy hoạch KT-XH, quy hoạch ngành làm cơ sở cho việc hoạch định kế
hoạch phát triển 2010-2015 phục vụ đại hội đảng các cấp. Đã tăng cường
kiểm tra công tác thực hiện quy hoạch, thông qua kiểm tra đã giúp các huyện,
thị, thành nắm bắt và xử lý thông tin trong chỉ đạo triển khai thực hiện quy
hoạch trên địa bàn, đồng thời có hướng xử lý những tồn đọng, yếu kém và
những vướng mắc nảy sinh trong quá trình triển khai xây dựng qui hoạch. Cơ
quan đã phân công 2 tổ trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ 2 huyện Hải lăng và Gio
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 10 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
Linh xây dựng quy hoạch KT-XH đến 2020 một cách tích cực.
Đề tài khoa học của Sở: “Hiệu quả quy hoạch và đầu tư trên địa bàn
Quảng Trị“ là một công trình khoa học huy động trí tuệ của một tập thể miệt
mài lao động, là một sản phẩm của các chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực
kế hoạch và đầu tư tỉnh nhà được các cấp đánh giá cao.
2.2. Công tác kế hoạch và chỉ đạo thực hiện kế hoạch đã có tác dụng
thiết thực:
Công tác kế hoạch hóa tiếp tục đổi mới theo hướng nâng cao chất lượng,
đảm bảo cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, môi trường và
an sinh xã hội. Sở đã tập trung để cân đối các nguồn vốn đầu tư phát tiển theo
hướng ưu tiên phát triển công nghiệp dịch vụ và du lịch. Đã tham mưu UBND
tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua kế hoạch phân bổ vốn ngân sách tập trung
đảm bảo tính công khai, minh bạch, tăng cường phân cấp cho huyện thị, thành
phố nhằm tạo ra những chuyển biến tích cực và hữu hiệu trong công tác kế
hoạch hóa trên địa bàn tỉnh.
Căn cứ vào khung định hướng của TW, Sở đã chủ động xây dựng các chỉ
tiêu phát triển KT-XH với các giải pháp sát thực với tình hình từng địa
phương. Trên cơ sở đó, đã tổ chức hướng dẫn các sở, ngành địa phương xây
dựng kế hoạch và thống nhất phương án tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển
KT-XH một cách khoa học, thích hợp, khả thi, phù hợp với mục tiêu quy
hoạch và đảm bảo tính thực tiễn cho từng địa phương, từng giai đoạn cụ thể.
Kế hoạch vừa mang tính giai đoạn, vừa mang tầm chiến lược phù hợp mục
tiêu lâu dài của quy hoạch.
Đã tham mưu cho UBND tỉnh trong việc bố trí vốn ngân sách, có trọng
điểm, ưu tiên các chương trình trọng điểm và trả nợ; bố trí vốn đầu tư theo
định hướng quy hoạch, giảm dần tình trạng đầu tư manh mún, kém hiệu quả.
Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý vướng mắc, đẩy nhanh tiến độ thi công
các công trình trọng điểm. Tích cực rà soát các dự án đầu tư, đình hoãn và
giãn tiến độ các dự án chưa thực sự cấp bách, điều chuyển vốn cho các dự án
sắp hoàn thành và các dự án trọng điểm.Riêng năm 2009 đề xuất giải pháp
điều chỉnh vốn đối với các dự án đến 31/10 giải ngân dưới 50% vốn và đã có
tác động tích cực. Tính đến ngày 31/12/2009 khối lượng giải ngân đạt
1.712.648 tỷ đồng, đạt 89,94% kế hoạch (bằng 190,9% so với kế hoạch giao
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 11 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
đầu năm).
Đã tổ chức thực hiện các dự án ODA do Sở quản lý đảm bảo chất lượng,
phát huy hiệu quả cao. Đến nay đã hoàn thành các dự án Chương trình phát
triển nông thôn Quảng Trị, giảm nghèo miền Trung, Chia sẻ giai đoạn 1 đúng
tiến độ đề ra đồng thời đã tiếp tục khởi động dự án Chia sẻ 2 và nhiều dự án
khác.
Trong quá trình xây dựng và và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch;
đã chỉ đạo lồng ghép vốn các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội để
phát huy hiệu quả các nguồn vốn đầu tư; lồng ghép với chiến lược phát triển
nhanh, bền vững và xóa đói giảm nghèo; mục tiêu thiên niên kỷ; vấn đề giới,
dân tộc…
Công tác hướng dẫn và chỉ đạo thực hiện các chương trình mục tiêu quốc
gia, các dự án lớn được lãnh đạo Sở và các phòng thường xuyên theo dõi, đôn
đốc với tinh thần trách nhiệm cao. Tăng cường kiểm tra, đẩy nhanh tiến độ thi
công các công trình XDCB. Các chương trình, dự án đầu tư đã phát huy hiệu
quả, góp phần phát triển kinh tế-xã hội, xoá đói giảm nghèo, nhất là ở miền
núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người. Đối tượng là nông
dân, nông nghiệp, nông thôn được quan tâm, đời sống từng bước cải thiện và
đảm bảo an sinh xã hội.
Đã trực tiếp tham gia góp ý xây dựng hoàn thiện đề án phát triển KT-XH
huyện Đakrông, được Bộ đánh giá là một đề án sát thực và được giới thiệu
làm đề án mẫu cho toàn quốc.
Đặc biệt, Năm 2009 Sở đã chủ động tham mưu cho UBND tỉnh, cùng với
các ngành tích cực làm việc với các bộ, ngành TW để bổ sung nguồn vốn cho
tỉnh tăng trên 1014 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, nâng tổng vốn ngân sách
tỉnh quản lý lên 1.991 tỷ đồng, tăng 110,5% so với kế hoạch HĐND tỉnh giao
đầu năm. Đây là kết quả có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong điều kiện của
một tỉnh nghèo, tạo điều kiện giúp tỉnh cân đối, đẩy nhanh tiến độ xây dựng
các công trình trọng điểm, giải quyết các nhu cầu bức xúc về vốn đầu tư của
nhiều ngành, địa phương.
2.3.Công tác xúc tiến đầu tư và hoạt động kinh tế đối ngoại
Đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt công tác làm đầu mối xúc tiến, hỗ trợ,
hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại. Đã tích cực tham mưu để huy
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 12 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
động, thu hút vốn đầu tư có hiệu quả. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
năm 2009 đạt 3.794 tỷ đồng, tăng 394 tỷ so với năm 2008. Đây là một kết quả
đáng phấn khởi của quá trình đổi mới tư duy, tìm tòi cách làm phù hợp, có
hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của lãnh đạo và chuyên viên sở.
Từ quy hoạch, kế hoạch đến việc đề xuất dự án đầu tư hiệu quả, công tác
thông tin quảng bá, tiếp xúc các đối tác
Hoạt động KTĐN có nhiều chuyển biến. Trong năm 2009 có 3 dự án lớn
được phê duyệt và triển khai Đó là: Dự án Chia sẻ giai đoạn 2 (Thụy Điển),
dự án HT Mở rộng cấp nước Bến quan và Mỹ Chánh (Italia), Dự án HTKT
cấp nước và vệ sinh môi trường tiểu vùng sông Mêkông (ADB)). Có 3 dự án
được ký kết biên bản ghi nhớ là HTKT phát triển Đô thị dọc Hành lang tiểu
vùng sông Mêkông (ADB), Chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường tiểu
vùng sông Mêkông (UN-HABITAT), Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu
vùng sông Mêkông (ADB)… tính đến nay có 18 dự án ODA với tổng vốn đầu
tư 1.944 tỷ đồng đang thực hiện. Đã giải ngân ước đạt trên 321,14 tỷ đồng,
trong đó ODA đạt 241,99 tỷ đồng, đối ứng đạt 79,15 tỷ đồng. Công tác quản
lý các dự án được chấn chỉnh, thực hiện hài hòa các thủ tục và thông lệ, qua
đó đẩy mạnh tiến độ giải ngân theo hiệp định. Các dự án thực hiện đảm bảo
đúng cam kết, được UBND tỉnh và các nhà tài trợ đánh giá cao.
Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư đang có dấu hiệu khả quan như: Cảng
đào Mỹ Thủy và khu kinh tế biển Đông nam Quảng Trị, hành lang kinh tế
đông tây, nhà máy xi măng ROLI, đồng thời đã chú trọng tổ chức phối hợp
chặt chẽ giữa các Ban ngành để hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển
khai dự án. Đã biên tập và xuất bản được tập sách quảng bá kêu gọi đầu tư có
chất lượng.
2.4. Về công tác Thanh tra, kiểm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây
dựng cơ bản ngày càng sát thực và được thắt chặt:
* Hoạt động thanh tra, kiểm tra đã thực sự đi vào nề nếp. Đã tổ chức
kiểm tra 2 phòng Văn Xã và Nông nghiệp Nông thôn của Sở. Cơ bản 2 phòng
đã tuân thủ đúng theo quy định. Tuy nhiên công tác tiếp nhận,, bổ sung, sửa
đổi và lưu trữ, quản lý hồ sơ cần tổ chức một cách khoa học và chặt chẽ hơn.
Đã thực hiện kết thúc 05 cuộc kiểm tra.
Tổng số tiền phát hiện sai phạm qua thanh tra, kiểm tra: 164.237.441 đồng
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 13 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
Trong đó: +Chi không đúng đối tượng, đề nghị thu hồi:
72.962.841 đồng
+ Giảm thanh toán theo hợp đồng: 91.274.600 đồng.
-Số tiền xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đầu tư: 29.500.000 đồng
* Về công tác thẩm định dự án đầu tư, thẩm định đấu thầu được thực
hiện trên cơ sở hệ thống định mức, chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và các chế độ
chính sách hiện hành của nhà nước; theo hướng giảm hội họp, nâng cao chất
lượng và rút ngắn thời gian thẩm định, đảm bảo mục tiêu và hiệu quả, chống
lãng phí thất thoát trong đầu tư, đồng thời phù hợp với tình hình thực tiễn phát
triển KT-XH của địa phương.
Tổng số dự án tổ chức thẩm định năm 2009 là 232 dự án. Tăng hơn gấp đôi
năm 2008. Tổng mức đầu tư trình thẩm định là 3.106.443 triệu đồng. Gấp 3 năm
2008 (1.027.743 triệu đồng), kinh phí tiết kiệm được 37.685 triệu đồng.
Tổng số 135 gói thầu được thẩm định năm 2009 với giá trị gói thầu là
616.630 triệu đồng, giá trị trúng thầu sau thẩm định là 609.618 triệu đồng,
kinh phí tiết kiệm được 7.011 triệu đồng.
2.5. Công tác cải cách hành chính là một việc làm thường xuyên liên
tục trong quá trình hoạt động của Sở.
Từ 01/9/2008, chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Sở có sự thay
đổi nhằm kế thừa và phát huy chức năng vai trò nhiệm vụ của từng phòng,
từng CBCC thuộc Sở. Nội bộ hoạt động đều tay hơn, chức năng tham mưu, tư
vấn được phát huy và đặc biệt là các hoạt động chuyên môn mang tính chuyên
sâu hơn, đáp ứng sát đúng yêu cầu chức năng của chuyên môn nghiệp vụ của
từng tập thể, cá nhân.
Quy trình chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2008 của Sở đã hoàn
thiện và đi vào vận hành chính thức, đã được Bộ KH&CN cấp giấy chứng
nhận. (QĐ 2434/QĐ-TĐC ngày 25/12/2009). Đây là kết quả, sản phẩm trí tuệ,
khoa học gắn liền thực tiễn của Lãnh đạo và toàn thể CBCC đã tốn kém
không ít thời gian, công sức cho việc đầu tư xây dựng và ban hành.
Đã hoàn thiện phần mềm ứng dụng CNTT vào hoạt động chuyên môn
của cơ quan nhằm thực hiện dự án: “Xây dựng trung tâm CNTT” cho toàn thể
LĐ, chuyên viên Sở và Cán bộ Kế hoạch 10 huyện thị xã. Tuy nhiên, để sử
dụng thành thạo và hoàn hảo cần phải có những bước đi thích hợp hơn, sát
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 14 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
đúng với thực tiễn hơn để giúp CBCC tiếp cận với kỹ thuật và ứng dụng khoa
học công nghệ trong công tác của mình.
Tổ rà soát thủ tục hành chính đã làm việc một cách tích cực và hiệu quả.
Đã tổ chức thống kê và tiến hành rà soát được 201 văn bản (số thủ tục của Sở
chiếm 1/6 tổng số thủ tục của cấp tỉnh).
Các hồ sơ thẩm định của các dự án đầu tư, xây dựng cơ bản được tiến
hành kịp thời, đảm bảo tiến độ.
* Về công tác cải cách thủ tục hành chính trong ĐKKD:
- Thực hiện cơ chế “một cửa”, “một cửa liên thông” tại cơ quan đã thực
sự theo hướng một đầu mối, xoá được quy trình cắt khúc trong giải quyết
công việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; cấp Giấy chứng nhận
đăng ký mã số thuế; cấp Giấy phép khắc dấu, Giấy chứng nhận mẫu dấu và
trả con dấu cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Thực hiện đúng yêu cầu của
Chính phủ, rút ngắn thủ tục cấp giấy phép còn 5 ngày, giảm 3 ngày so với
năm 2008. Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước trên địa
bàn; ngăn ngừa tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu, tiêu cực của cán bộ,
công chức Nhà nước.
-Trong năm qua đã giải quyết được 320 bộ hồ sơ đăng ký thành lập
doanh nghiệp mới, 41 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động Chi nhánh,Văn phòng đại
diện và 370 bộ hồ sơ thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh, thẩm định và
trình UBND tỉnh cấp 26 Giấy chứng nhận đầu tư. Phối hợp với các cơ quan
hữu quan tiến hành kiểm tra sau ĐKKD 70 doanh nghiệp, thu hồi Giấy chứng
nhận 22 DN. Tổng số hồ sơ tiếp nhận và trả kết quả qua bộ phận “1 cửa” là
674 bộ.
Là cơ quan tham mưu cho Ban ĐM & PTDN tỉnh đã hoàn thành đề án
sắp xếp đổi mới và phát triển DNNN đến năm 2010 đã được Thủ tướng phê
duyệt.
Phối hợp cùng Liên Minh HTX & DNNQD tổ chức được 9 lớp đào tạo,
bồi dưỡng cho cán bộ quản lý chủ chốt HTX, 8 lớp khởi sự doanh nghiệp
quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, v.v.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 15 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
Chương 2: Tình hình hoạt động và quản lý đầu tư trên địa bàn
tỉnh Quảng Trị
I.Tình hình quản lý hoạt động đầu tư trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
1.Đối với nguồn vốn đầu tư trong nước
Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-
2000 tăng bình quân 27%/năm, đạt 1.260,7 tỷ đồng; thời kỳ 2001-2005 tăng
bình quân 17,4%/năm, đạt 2.856 tỷ đồng; từ năm 2006 – 2009 tăng 21,7% đạt
4.250 tỷ đồng; tổng cộng 8366,7 tỷ đồng. Đầu tư NSNN gồm nhiều nguồn
khác nhau:
-Vốn Ngân sách TW quản lý đầu tư trực tiếp qua Bộ, ngành TW là
2.832 tỷ đồng, chiếm 41,1%. Nguồn vốn này chủ yếu tập trung cho các công
trình quốc gia như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 9, Thuỷ lợi-
thuỷ điện Quảng Trị Việc quản lý nguồn vốn này do các Bộ, ngành TW trực
tiếp quản lý và đầu tư theo định hướng chung của TW, tỉnh hỗ trợ giải phóng
mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án.
-Vốn ngân sách địa phương quản lý tăng nhanh hàng năm, thể hiện
quyết tâm lớn của tỉnh huy động nguồn vốn cho đầu tư phát triển. Năm 1995
là 78 tỷ đồng, đến năm 2008 đạt 607 tỷ đồng, tăng bình quân hàng năm
17,1%. Tổng vốn ngân sách địa phương quản lý là 4.074,7 tỷ đồng, trong đó:
+Vốn Trung ương hỗ trợ đầu tư có mục tiêu và vốn Chương trình mục
tiêu quốc gia là 1.968 tỷ đồng, chiếm 29,9%. Nguồn vốn này được quản lý
theo các cơ chế riêng, đáng chú ý là việc phân bổ vốn theo các mục tiêu đã
định trước và nhiều chương trình đã được TW thông báo kế hoạch cho từng
chương trình, dự án cụ thể.
+Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2001 - 2009 là 343 tỷ
đồng, chiếm 5,2%. Nguồn vốn này cũng được đầu tư theo các mục tiêu của
Chính phủ nhằm phát triển giáo dục, giao thông và thuỷ lợi miền núi, vùng
đặc biệt khó khăn.
+Vốn ngân sách tập trung của tỉnh là 1.230 tỷ đồng, chiếm 18,7%. Tỉnh
đã có nhiều giải pháp tăng thu ngân sách tỉnh, bổ sung tái đầu tư các công
trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và sự hỗ trợ của TW ngày càng tăng, vì
thế, nguồn vốn đầu tư này tăng nhanh.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 16 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
+Vốn thu từ quyền sử dụng đất tăng khá, trong đó giai đoạn từ năm
2001 -2008 đạt 334 tỷ đồng, chiếm 5,1%. Việc khai thác vốn từ quỹ đất đầu
tư cơ sở hạ tầng đã góp phần tích cực trong quá trình chỉnh trang đô thị, nhiều
công trình quan trọng được triển khai, nhiều khu đô thị mới được hình thành
như khu đô thị Nam Đông Hà, thị xã Quảng Trị, các thị trấn, thị tứ.
2.Đối với nguồn vốn nước ngoài
2.1.Tình hình thu hút và sử dụng ODA.
Sở Kế Hoạch Và Đầu Tư là cơ quan đầu mối tham mưa trực tiếp đã
tuân thủ thực hiện đúng quy trình thu hút, quản lý và sử dụng nguồn ODA của
chính phủ và huớng dẫn của các Bộ ngánh TW đã tích cực vận động và thu
hút được khá nhiều chương tình, dự án.
Tỉnh Quảng Trị là một trong những tỉnh nghèo nhất của cả nước, để
thực hiện việc chuyên đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng Quảng
trị cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu hút , quản lý và sử dụng nguồn ODA
Quảng Trị đã và đang phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác với 7 nhà tài trợ
song phương (Nhật Bản, Phần Lan, Thuỵ Điển , Na Uy, Đức , Tây Ban Nha,
Hàn Quốc) và 03 đối tác đa phương(WB, DAB,UNDB).Nguồn vốn đã đóng
góp khoảng 10% tổng số vốn đầu tư toàn xã hội.
Từ năm 1996 đến năm 2009 đã có 66 dự án ODA lớn nhỏ và đang thực
hiện trên địa bàn tỉnh với tổng giá trị là 207 triệu $ (3.520 tỷ vnđ)
Trong đó có 50 dự án đã hoàn thành với tổng số vốn 97,2triệu $(1.652 tỷ
vnđ) và 16 dự án đang thực hiện với tổng số vốn là 109,9 triệu $(1.869 tỷ
vnđ)
Tháng 2/2009 với sự kiện Nhật Bản nối lại quan hệ hợp tác viên trợ cho
Việt Nam, đó là sự kiện hết sức quan trọng, và đáng mừng đối với tỉnh ,vì
Quảng Trị là tỉnh nhận được nhiều dự án đầu tư từ nguồn vốn của Nhật Bản
Những dụ án lớn:
- Chương trình PTNT tỉnh Quảng Trị( GĐ I+ II+III) khoảng 23,13 triệu $
- Giảm nghèo miềnTrung (ADB):16,44 triệu $
- Nâng cấp hệ thống thoát nước Nam Thạch Hãn:20,26 triệu $
- Cải thiện môi trưồng đô thị miền Trung(ADB):13,76 triệu $
- Hệ thống đê bao vùng trũng Hải Lăng(WB):16,5 triệu $
- Cấp nước vệ sinh thị xã Đông Hà (ADB):12,82 triệu $
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 17 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
- Dự Án Chia Sẽ (Thuỷ Điển):13,32triệu $
Trong số các dự án được triển khai thực hiện có 59 chương trình dụ án kết
thúc với tổng số vốn 117.1 triệu $ và 5 chương trình , dự án ODA vẫn đang
thực hiện với tổng số vốn 65,8 triệu $
Tỉnh đã chủ động xây dựng danh mục các chương trình dự án ưu tiên; tiến
hành công tác vận động đối với các nhà tài trợ và các cơ quan chính phủ; phối
hợp tổ chức đàm phán, ký kết điều ước quốc tế khung về ODA; chuẩn bị văn
kiện chương trình dự án; tổ chức phối hợp thẩm định,phê duyệt nội dung văn
kiện; tham gia đàm phán, ký kết điều ước quốc ; tổ chức thực hiện theo dõi;
đánh giá, nghiệm thu, quyếtt toán và bàn giao kết quả chương trình dự án
ODA
Hầu hết các huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh đã được tiếp nhận ODA. Các
dự án ODA được tập trung đầu tư cho thị xã Đông Hà, các huyện Hải Lăng,
Triệu Phong, Hướng Hoá, Đakrông, Gio Linh và Vĩnh Linh. Riêng thị xã
Quảng Trị vốn ODA còn tương đối nhỏ so với các địa phương khác trong
tỉnh. Đa số cá dự án tập trung chủ yếu vào vùng nông thôn đang gặp nhiều
khó khăn, đặc biệt là các xã miền núi và vùng ven biển nơi có tỷ lệ nghèo đói
cao. Chính vì vậy đã nhận được sự cam kết của những người hưởng lợi, điều
đó đã góp phần đẩy nhanh các bước chuẩn bị dự án triển khai xây dựng,
nghiệm thu và đưa vào sử dụng, đồng thời giải quyết những vướng mắc trong
quá trình thực hiện chương trình dự án.
Tình hình thực hiện các chương trình, dự án đã có bước tiến triển khá,
năm sau cao hơn năm trước và vượt kế hoạch giải ngân hằng năm theo kế
hoạch của trung ương giao, tuân thủ quy chế và nguyên tắc quản lý và sử
dụng nguồn vốn ODA của chính phủ Việt Nam và các nhà tài trợ, được cộng
đồng các nhà tài trợ quốc tế đánh giá cao trong việc sử dụng có hiệu quả
nguồn vốn ODA. Các dự án ODA đã thu hút và nâng cao năng lực cho hàng
trăm cán bộ trực tiếp làm việc tại các Ban quản lý dự án tỉnh, huyện và xã, và
cho một bộ phận không nhỏ người dân hưởng lợi ở các huyện, thị trong tỉnh
2.2.Tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI
Năm 2009, UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư cho 3 dự án FDI với vốn
đầu tư 9,6 triệu USD, số dự án được cấp giấy chứng nhận đầu tư bằng 65% và
tổng vốn đầu tư cam kết bằng 22,4% so với năm 2008, nguyên nhân chủ yếu
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 18 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
là do các dự án đầu tư được cấp giấy chứng nhận đầu tư mới trong năm chủ
yếu là các dự án có vốn đầu tư tương đối nhỏ
- Hiện tại tỉnh Quảng Trị có 16 dự án FDI hoạt động hợp lệ với tổng vốn đăng
ký là 150 triệu USD và vốn điều lệ là 88,124 triệu USD
- Bên cạnh đó công tác quản lý vốn FDI còn gặp nhiều khó khăn:
+Suy thoái kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến năng lực đầu tư của các nhà
đầu tư và suy giảm nhu cầu thị trường đối với các sản phẩm do doanh
nghiệp sản xuất ra.
+Toàn tỉnh chưa có đơn vị tư vấn đầu tư để quản lý nhà đầu tư từ quá trình
khảo sát đến quyết định lập hồ sơ dự án cũng như triển khai dự án đầu tư
+Về phía nhà đầu tư trong thời gian qua chủ yếu là các nhà đầu tư nhỏ,
năng lực tài chính, năng lực quản lý còn hạn chế, việc khảo sat thăm dò thị
trường chưa khoa học, chưa có sự hiểu biết về quy định, pháp luật của nhà
nước nên sảy ra tình trạng dự án khi triển khai không hiệu quả, không tìm
được kênh tiêu thụ sản phẩm hiệu quả.
+Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để giao đất cho chủ
đầu tư còn gặp rất nhiều khó khăn, mặt khác khi dự án đã được cấp giấy
chứng nhận đầu tư nhiều nhà đầu tư chưa quan tâm kiện toàn bộ máy ngay
từ đầu để có đủ năng lực triển khai làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện
dự án.
II. Tình hình quy hoạch:
1. Xây dựng quy hoạch phát triển định kỳ:
- Huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế nhanh
và bền vững, trong đó cần tập trung nguồn lực để đầu tư phát triển vùng cao,
đẩy nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm, các dự án có ảnh
hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tăng cường công tác thanh
kiểm tra nhằm bảo đảm chất lượng của công trình, ngăn chặn có hiệu quả tình
trạng lãng phí trong đầu tư xây dựng.
- Tăng cường chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện các trụ sở hợp khối, các dự
án khác tại Khu đô thị mới, đảm bảo hoàn thành việc di chuyển một số cơ
quan hành chính của tỉnh theo kế hoạch đã đề ra.
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành Trung ương để khởi công các dự án cơ
sở hạ tầng giao thông quan trọng, quy mô lớn
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 19 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
- Tiếp tục thực hiện sắp xếp đổi mới doanh nghiệp nhà nước theo đề án được
duyệt đến năm 2010. Phát triển mạnh mẽ các thành phần kinh tế, trong đó chú
trọng phát triển thành phần kinh tế ngoài quốc doanh; chuyển đổi, khuyến
khích thành lập mới hợp tác xã nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và đóng
góp của kinh tế tập thể vào tăng trưởng kinh tế. Chú trọng định hướng các
thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào các lĩnh vực mà tỉnh ưu tiên, tập trung
vào sản xuất hàng hóa và dịch vụ, hạn chế đầu tư vào lĩnh vực xây dựng cơ
bản. Có chính sách hỗ trợ đặc biệt đối với các doanh nghiệp đầu tư vào hoạt
động khoa học và công nghệ, những lĩnh vực ít hấp dẫn, khó thu hồi vốn đầu
tư nhưng cần thiết cho phát triển kinh tế của địa phương.
- Bổ sung, hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động sản xuất,
kinh doanh; quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp về đào tạo chuyên môn, quản trị
doanh nghiệp; vốn để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nâng cao nhận thức của các doanh nghiệp trong việc xây dựng và đăng ký
thương hiệu hàng hóa, tuyên truyền về sở hữu trí tuệ nhằm tăng khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp.
2.Xây dựng quy hoạch và kế hoạch thu hút vốn đầu tư
trong và nước ngoài
- Dự báo vẫn còn nhiều khó khăn do một số sản phẩm xuất khẩu của địa
phương chậm được cải thiện, thu hút đầu tư vào địa bàn chưa thực sự phục
hồi, giá cả vật tư đầu vào trong xu hướng tăng. Do đó, định hướng kích thích
đầu tư phát triển trong năm tới đang là vấn đề rất được quan tâm.
-Việc huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để tập trung đầu tư phát
triển kinh tế nhanh và bền vững; trong đó tập trung nguồn lực đầu tư để đẩy
nhanh tiến độ thực hiện các công trình trọng điểm như: khu công nghiệp Lao
Bảo,khu công nghiệp Nam Đông Hà,Cảng Cửa Việt,các dự án hạ tầng kinh tế
cửa khẩu, các dự án đầu tư cho giao thông, thủy lợi đặc biệt là các dự án ở
vùng sâu, vùng xa có ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là
định hướng trọng yếu cho sự kích thích đầu tư trong năm tới.
- Bên cạnh đó một trong những hướng đi quan trọng là tranh thủ nguồn vốn
đầu tư theo các quyết định của Chính phủ, vốn trái phiếu Chính phủ đầu tư
cho giao thông, thủy lợi, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện Nghị
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 20 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
quyết 30A của Chính phủ nhằm thực hiện có hiệu quả các chương trình, dự án
phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
- Theo đó, về luật pháp và chính sách, sửa đổi các quy định còn bất cập, chưa
rõ ràng liên quan đến thủ tục đầu tư và kinh doanh, thực hiện các biện pháp
thúc đẩy giải ngân, không cấp phép cho các dự án công nghệ lạc hậu, tác động
xấu đến môi trường, thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất Về quy hoạch,
hoàn chỉnh quy hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi quy hoạch, tạo điều kiện
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đầu tư.
Về cải thiện cơ sở hạ tầng, sẽ tiến hành tổng rà soát, điều chỉnh, phê duyệt
và công bố các quy hoạch về kết cấu hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút
đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng.
Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực đề cập đến việc đẩy nhanh triển khai
kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỉ lệ lao động qua đào tạo lên 40%
vào năm 2010.
Về giải phóng mặt bằng, UBND các tỉnh, thành phố cần chỉ đạo các cơ quan
chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận
đầu tư đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai, hoặc chưa có kế
hoạch sử dụng hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho dự án đầu tư mới
có hiệu quả hơn.
III.Tình hình thực hiện công tác thẩm tra giám sát hoạt động đầu tư
1.Quá trình, thủ tục cấp phép đầu tư:
o Phòng thẩm định và Giám định đầu tư phối hợp với phòng Tổ chức
Hành chính thực hiện tốt cơ chế „một cửa“ trong công tác cấp giấy
chứng nhận đầu tư cho các nhà đầu tư trong nước; Phối hợp với phòng
kinh tế đối ngoại trong công tác xem xét thẩm định trình UBND tỉnh
cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án có sử dụng vốn nước ngoài
o Tổ chức phối hợp các ngành xem xét và thẩm tra dự án trình duyệt tại
UBND tỉnh. Tiến hành kiểm tra thực tế, rà soát tình hình đầu tư của các
dự án. Đã trình UBND tỉnh thu hồi một số dự án có tiến độ quá chậm,
vi phạm cam kết với UBND tỉnh.
o Hướng dẫn cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu về trình tự, thủ tục đầu tư
tại tỉnh
2.Kiểm tra, giám sát và đánh giá hoạt động đầu tư của dự án:
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 21 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
- Nhìn chung công tác giám sát đánh giá đầu tư đã được triển khai theo định
kỳ theo biểu mẫu quy định. Tuy nhiên chất lượng báo cáo giám sát đầu tư
chưa được chú trọng, phân tích đánh giá còn sơ sài, chỉ mang tính thống kê,
mặt khác vẫn còn một số chủ đầu tư không nộp báo cáo và nộp báo cáo không
đúng hạn quy định làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp, phân tích, đánh giá
tình hình đầu tư. Các dự án đầu tư xây dựng hầu hết đều triển khai thực hiện
trên cơ sở quy hoạch chi tiết được duyệt và thực hiện đúng các quy định về
quản lý đầu tư.
- Mặc dù số dự án có quy mô vốn lớn tăng lên, hầu hết các dự án bố trí trong
kế hoạch đều có quyết đinh phê duyệt dự án đầu tư đảm bảo các thủ tục đầu
tư khác theo quy định của luật pháp về quản lý đầu tư và xây dựng. Tuy
nhiên, vẫn còn một số những bất cập làm ảnh hưởng đến công tác đánh giá,
giám sát đầu tư:
+Công tác giám sát đánh giá đầu tư theo định kì và biểu mẫu quy định
chưa được các chủ đầu tư quan tâm đúng mức. Nhiều chủ đầu tư chưa
quan tâm đúng mực đến công tác giám sát đánh giá đầu tư. Các số liệu báo
cáo quá ít nên gặp không ít khó khăn trong việc đánh giá tình hình đầu tư
của các công trình.
+Việc chậm trễ hoặc không thực hiện chế độ báo cáo giám sát, đánh giá
đầu tư có một phần do các chủ đầu tư chưa quan tâm đúng mức đến công
tác báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư và một phần do các văn bản pháp
quy quy định về quản lý đầu tư chưa được xây dựng đồng bộ và hoàn
chỉnh.
IV. Tình hình thực hiện công tác thẩm định
Sở kế hoạch đầu tư có một phòng thẩm định riêng chịu trách nhiệm về
chuyên môn trong việc thẩm định dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, kết quả đấu
thầu các dự án đầu tư theo đúng quy trình thẩm định đầu tư. Bao gồm:
+Là nơi nhận và kiểm tra hồ sơ thủ tục về dự án đầu tư và đấu thầu.
+Làm đầu mối tổ chức thẩm định dự án đầu tư, hồ sơ mời thầu, kết quả
đấu thầu.
+Hoàn chỉnh các văn bản thẩm định về dự án đầu tư, đấu thầu trình
Giám đốc Sở ban hành.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 22 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
+Thực hiện nhiệm vụ bảo mật, lưu trữ toàn bộ hồ sơ gốc dự án đầu tư
thuộc phạm vị Sở thực hiện. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hồ sơ, tài liệu, thủ
tục đầu tư liên quan khi cơ quan chức năng thanh tra, kiểm toán.
-Thực hiện nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư và tổng hợp báo cáo tình
hình giám sát, đánh giá đầu tư theo quy định.
-Hướng dẫn quy trình, thủ tục, phương pháp thẩm định dự án, hồ sơ mời
thầu, kết quả đấu thầu cho các phòng chức năng của Sở và các ngành, đơn vị;
các huyện, thị xã thực hiện.
-Phối hợp với phòng Tổng hợp trong việc cân đối bố trí các nguồn vốn cho
các dự án đầu tư trên địa bàn của tỉnh.
*Những kết quả đạt được:
Tổng số dự án tổ chức thẩm định năm 2009 là 232 dự án. Tăng hơn gấp
đôi năm 2008. Tổng mức đầu tư trình thẩm định là 3.106.443 triệu đồng. Gấp
3 năm 2008 (1.027.743 triệu đồng), kinh phí tiết kiệm được 37.685 triệu
đồng.
Tổng số 135 gói thầu được thẩm định năm 2009 với giá trị gói thầu là
616.630 triệu đồng, giá trị trúng thầu sau thẩm định là 609.618 triệu đồng,
kinh phí tiết kiệm được 7.011 triệu đồng.
V.Tình hình thực hiện công tác xúc tiến đầu tư và kinh tế đối ngoại
Đơn vị đã tổ chức thực hiện tốt công tác làm đầu mối xúc tiến, hỗ trợ,
hợp tác đầu tư, phát triển kinh tế đối ngoại. Đã tích cực tham mưu để huy
động, thu hút vốn đầu tư có hiệu quả. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội
năm 2009 đạt 3.794 tỷ đồng, tăng 394 tỷ so với năm 2008. Đây là một kết quả
đáng phấn khởi của quá trình đổi mới tư duy, tìm tòi cách làm phù hợp, có
hiệu quả trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của lãnh đạo và chuyên viên sở.
Từ quy hoạch, kế hoạch đến việc đề xuất dự án đầu tư hiệu quả, công tác
thông tin quảng bá, tiếp xúc các đối tác
Hoạt động KTĐN có nhiều chuyển biến. Trong năm 2009 có 3 dự án lớn
được phê duyệt và triển khai Đó là: Dự án Chia sẻ giai đoạn 2 (Thụy Điển),
dự án HT Mở rộng cấp nước Bến quan và Mỹ Chánh (Italia), Dự án HTKT
cấp nước và vệ sinh môi trường tiểu vùng sông Mêkông (ADB)). Có 3 dự án
được ký kết biên bản ghi nhớ là HTKT phát triển Đô thị dọc Hành lang tiểu
vùng sông Mêkông (ADB), Chương trình cấp nước và vệ sinh môi trường tiểu
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 23 -
Báo cáo thực tập GVHD:Ts Trần Mai Hương
vùng sông Mêkông (UN-HABITAT), Dự án phát triển du lịch bền vững tiểu
vùng sông Mêkông (ADB)… tính đến nay có 18 dự án ODA với tổng vốn đầu
tư 1.944 tỷ đồng đang thực hiện. Đã giải ngân ước đạt trên 321,14 tỷ đồng,
trong đó ODA đạt 241,99 tỷ đồng, đối ứng đạt 79,15 tỷ đồng. Công tác quản
lý các dự án được chấn chỉnh, thực hiện hài hòa các thủ tục và thông lệ, qua
đó đẩy mạnh tiến độ giải ngân theo hiệp định. Các dự án thực hiện đảm bảo
đúng cam kết, được UBND tỉnh và các nhà tài trợ đánh giá cao.
Công tác quảng bá, kêu gọi đầu tư đang có dấu hiệu khả quan như: Cảng
đào Mỹ Thủy và khu kinh tế biển Đông nam Quảng Trị, hành lang kinh tế
đông tây, nhà máy xi măng ROLI, đồng thời đã chú trọng tổ chức phối hợp
chặt chẽ giữa các Ban ngành để hỗ trợ tạo điều kiện cho các nhà đầu tư triển
khai dự án. Đã biên tập và xuất bản được tập sách quảng bá kêu gọi đầu tư có
chất lượng.
VI.Tình hình thực hiện công tác quản lý hoạt động đấu thầu
- Thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu với các dự án
sử dụng vốn ngân sách nhà nước:
• Sở Kế Hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch đấu thầu và trình UBND
tỉnh phê duyệt đối với các công trình do chủ tịch UBND tỉnh quyết định
đầu tư;
• Phòng tài chính – kế hoạch cấp huyện thẩm định kế hoạch đấu thầu và
trình UBND cấp huyện phê duyệt đối với các công trình do chủ tịch
UBND cấp huyện quyết định đầu tư;
• Các dự án quy mô nhỏ, đơn giản, có tổng mức đầu tư dưới 500 triệu
đồng không phải lập, thẩm định và phê duyệt kế hoạch đấu thầu tư vấn
khảo sát thiết kế. Chủ đầu tư chỉ định thầu tư vấn cho nhà thầu có đủ
điều kiện năng lực để thực hiện khi có chủ trương đầu tư và chủ động
trình phê duyệt gộp báo cáo kinh tế - kỹ thuật cùng với kế hoạch đấu
thầu xây lắp để người quyết định phê duyệt báo cáo kinh tế - kỹ thuật
đồng thời với kế hoạch đấu thầu
• Chủ đầu tư tự tổ chức thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu, danh
sách các nhà thầu tham gia đấu thầu, thành lập tổ chuyên gia đấu thầu.
SVTH:Lê Vĩnh Dũng - 24 -