Tải bản đầy đủ (.doc) (119 trang)

luận văn thạc sĩ kinh tế đầu tư Xây dựng các giải pháp nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năng của đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (741.01 KB, 119 trang )

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

PHAN QUỐC HỒNG

XÂY DỰNG CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TRUYỀN TẢI ĐIỆN VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN
NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY 220KV MUA ĐIỆN TRUNG
QUỐC QUA CỬA KHẨU LÀO CAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. PHAN DIỆU HƯƠNG

Hà Nội - 2013

HỌC VIÊN: BẠCH THỊ HỒNG LIÊN


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các nội dung của Luận văn này hoàn toàn được hình
thành và phát triển từ những quan điểm của chính cá nhân tơi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của TS. Phan Diệu Hương. Các số liệu và kết quả có được trong luận văn


tốt nghiệp là hồn tồn trung thực./.

Tác giả

Phan Quốc Hồng

Phan Quốc Hồng

i

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI CẢM ƠN
Sau một thời gian học tập, nghiên cứu tại Viện Kinh tế và Quản lý - Trường
Đại học Bách khoa Hà Nội, đến nay tôi đã hồn thành xong luận văn của mình.
Trước hết tơi xin chân thành cản ơn các thầy cô giáo trong Viện Kinh tế và
Quản lý - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã chỉ bảo, giúp đỡ và tạo điều kiện
thuận lợi cho tơi trong q trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến TS. Phan Diệu Hương người
đã trực tiếp hướng dẫn, chỉnh sửa trong suốt thời gian nghiên cứu và thực hiện luận
văn này. Chân thành cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các cán bộ, các nhân viên tại
Công ty Truyền tải điện I, đặc biệt là Chi nhánh Truyền tải điện Tây Bắc đã giúp đỡ
tơi góp phần hồn thiện luận văn của mình.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng cảm ơn đến gia đình, bạn bè, người thân, đồng
nghiệp đã luôn sát cánh trợ giúp tơi trong q trình học tập cũng như nghiên cứu.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong q trình nghiên cứu nhưng do còn những
hạn chế về mặt kinh nghiệm cũng như về mặt lý thuyết nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Kính mong thầy cơ trong hội đồng bảo vệ góp ý để luận văn được
hồn thiện hơn.
Tơi xin chân thành cảm ơn!.

Học viên

Phan Quốc Hồng

Phan Quốc Hồng

ii

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.....................................................................................................
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................
MỤC LỤC................................................................................................................

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ..........................................................................
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI


VÀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DÂY
TRUYỀN TẢI......................................................................................................
1.1.

Khái niệm về khả năng truyền tải điện của đường dây.........................

1.2.

Khái niệm chất lượng và chất lượng điện năng truyền tải....................

1.2.1.

Khái niệm về chất lượng...............................................................................

1.2.2.

Khái niệm chất lượng điện năng truyền tải...................................................

1.3.

Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện
chất lượng điện năng................................................................................

1.4.

Các tiêu chí đánh giá khả năng truyền tải và chất lượng điện
năng truyền tải..........................................................................................

1.4.1.


Điện năng truyền tải .....................................................................................

1.4.2.

Cấu trúc đường dây.....................................................................................

1.4.3.

Thiết bị bù đường dây (bù dọc, bù ngang)..................................................

1.5.

Tiêu chí đánh giá chất lượng điện năng truyền tải của đường dây
..................................................................................................................

1.5.1.

Tiêu chuẩn về độ lệch tần số ......................................................................

1.5.2.

Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp.....................................................................

1.5.3.

Tiêu chuẩn về độ tin cậy cung cấp điện và suất sự cố................................

1.5.4.


Tiêu chuẩn về chi phí truyền tải..................................................................

Phan Quốc Hồng

iii

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

1.6.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truyền tải điện và chất lượng
điện năng của đường dây.......................................................................

1.6.1.

Các yếu tố từ bên ngoài doanh nghiệp .......................................................

1.6.2.

Các yếu tố bên trong doanh nghiệp.............................................................

1.7.

Khái niệm về quản lý chất lượng sản phẩm..........................................


1.7.1.

Các mơ hình quản lý chất lượng sản phẩm ................................................

1.7.2.

Các công cụ thống kê trong quản lý chất lượng.........................................

1.8.

Phương hướng về lý thuyết để nâng cao khả năng truyền tải và
chất lượng điện năng truyền tải.............................................................

1.8.1.

Về nhân lực .................................................................................................

1.8.2.

Về cung cấp điện: Mức độ sẵn sàng cung cấp điện....................................

1.8.3.

Về quản lý vận hành....................................................................................

1.8.4.

Về công tác đầu tư xây dựng.......................................................................

1.9.


Một số kinh nghiệm về nâng cao khả năng truyền tải và chất
lượng điện năng trong Tập đoàn điện lực Việt Nam và một số
nước.........................................................................................................

1.9.1.

Kinh nghiệm của Công ty Truyền tải điện 3 .............................................

1.9.2.

Kinh nghiệm của Hoa Kỳ ...........................................................................

1.9.3.

Kinh nghiệm của Trung Quốc.....................................................................

Tóm tắt chương 1...................................................................................................
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI
VÀ CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA ĐƯỜNG DÂY 220 KV MUA
ĐIỆN TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU LÀO CAI ........................................
2.1.

Giới thiệu Tổng quan Công ty truyền tải điện 1; Truyền tải điện
Tây Bắc và đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa
khẩu Lào cai............................................................................................

2.1.1.

Giới thiệu tổng quan Công ty truyền tải điện 1 và Truyền tải điện Tây

Bắc...............................................................................................................

Phan Quốc Hồng

iv

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

2.1.2.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Lịch sử hình thành và phát triển đường dây 220 kV mua điện
Trung Quốc qua của khẩu Lào Cai ..........................................................

2.1.3.

Chức năng nhiệm vụ đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua
cửa khẩu Lào Cai.......................................................................................

2.1.4.

Chức năng nhiệm vụ đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua
cửa khẩu Lào Cai.......................................................................................

2.2.


Những đặc điểm quan trọng của đường dây 220 kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.......................................................

2.3.

Một số kết quả hoạt động kinh doanh của đường dây 220 kV mua
điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai (2010 - 2012)........................

2.4.

Phân tích hiện trạng khả năng truyền tải điện và chất lượng điện
năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu
Lào Cai ( 2010 – 2012)............................................................................

2.4.1.

Phân tích thực trạng khả năng truyền tải điện của đường dây 220 kV
mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ............................................

2.4.2.

Thực trạng chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ............................................................

2.4.3.

Những biện pháp Công ty truyền tải điện 1 - Truyền tải điện Tây Bắc
đã áp dụng nhằm nâng cao khả năng truyền tải và cải thiện chất
lượng điện năng của đường dây 220kV mua điện trung Quốc qua cửa
khẩu Lào Cai ...............................................................................................


2.5.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến đường dây 220kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.......................................................

2.5.1.

Các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truyền tải điện của đường dây
220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.................................

2.5.2.

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng điện năng của đường dây
220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.................................

Phan Quốc Hồng

v

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

2.6.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngun nhân chính ảnh hưởng khơng tốt đến khả năng truyền

tải và chất lượng điện năng của đường dây 220kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.......................................................

2.6.1.

Nguyên nhân gây ra sự cố của đường dây 220kV mua điện Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai .......................................................................

2.6.2.

Nguyên nhân cấu trúc đường dây và trạm biến áp của đường dây
220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ................................

2.6.3.

Nguyên nhân công tác quản lý vận hành sửa chữa đường dây 220kV
mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ............................................

Tóm tắt chương 2...................................................................................................
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG
TRUYỀN TẢI VÀ CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG CỦA
ĐƯỜNG DÂY 220 KV MUA ĐIỆN TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU
LÀO CAI................................................................................................................
3.1.

Nhu cầu điện tại thị trường Việt Nam trong thời gian tới...................

3.2.

Định hướng phát triển đường dây 220kV mua điện Trung Quốc

qua cửa khẩu Lào Cai của Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia
..................................................................................................................

3.3.

Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng truyền tải điện và
cải thiện chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.......................................................

3.3.1.

Biện pháp nhằm nâng cao khả năng truyền tải điện của đường dây
220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai................................

3.3.2.

Biện pháp nhằm cải thiện chất lượng điện năng của đường dây 220
kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.......................................

Tóm tắt chương 3.................................................................................................
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................... Error: Reference source not found

Phan Quốc Hồng

vi

Khóa 2011-2013



Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Ký hiệu và chữ viết tắt
BCT
BTC
EVN
TTĐ
A0
A1

TQM
TQC
TBA
MBA
TU
TI

Phan Quốc Hồng

Diễn giải
Bộ Công Thương
Bộ Tài Chính
Tập đồn Điện lực
Truyền tải điện
Trung tâm điều độ Hệ thống điện Quốc gia
Trung tâm điều độ Hệ thống điện Miền Bắc

Quyết định
Quản lý chất lượng toàn diện ( Total Quality
Management
Kiểm soát chất lượng tổng thể ( Total Quality Control)
Trạm biến áp
Máy biến áp
Máy biến điện áp
Máy biến dịng điện

vii

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia……………..12
Bảng 1.2 Dải tần số cho phép và số lần cho phép trong trường hợp sự cố nhiều
phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp …………… 13
Bảng 1.3 Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải.. 14
Bảng 2.1Bảng một số chỉ tiêu hoạt động của đường dây 220kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ………………………………...39
Bảng 2.2 Bảng thông số kỹ thuật máy biến áp của Truyền tải điện Tây Bắc...40
Bảng 2.3 Bảng sản lượng truyền tải của đường dây 220kV mua điện Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ………………………………………..41
Bảng 2.4 Bảng số liệu các cung đoạn của đường dây 220 kV mua điện Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai……………………………………….. 43

Bảng 2.5 Bảng sản lượng truyền tải của các cung đoạn đường dây 220 kV mua
điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai…………………………... 43
Bảng 2.6 Tổng hợp tần số điển hình trong 24 giờ trong ngày ……………….45
Bảng 2.7 Số lần truyền tải điện vận hành ở chế độ tần số thấp ……………...47
Bảng 2.8 Tổng hợp dao động điện áp trong khi vận hành ...............................47
Bảng 2.9 Tổng hợp độ lệch điện áp so với điện áp định mức ..........................48
Bảng 2.10 Chỉ tiêu suất sự cố của Truyền tải điện Tây Bắc ............................49
Bảng 2.11 Suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức của đường dây 220
kV năm 2010 .....................................................................................49
Bảng 2.12 Suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2011 ...........50
Bảng 2.13 Suất sự cố thực hiện so với suất sự cố định mức năm 2012 ...........50
Bảng 2.14 Các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV mua điện Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ..............................................................53
Bảng 2.15 Tổng hợp suất sự cố các khu vực đường dây 220kV mua điện Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ..............................................................55
Bảng 2.16 Các nguyên nhân gây ra sự cố trên đường dây 220kV Việt Trì Vĩnh Yên ...........................................................................................57
Phan Quốc Hồng

viii

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 2.17 Các nguyên nhân gây ra sự cố trên đường dây 220kV Việt Trì - Yên
Bái .....................................................................................................58
Bảng 2.18 Các nguyên nhân gây ra sự cố trạm 220kV Lào Cai ......................60

Bảng 2.19 Các nguyên nhân gây ra sự cố trạm 220kV Vĩnh Yên ...................61
Bảng 2.20 Các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV Yên Bái – Lào Cai
............................................................................................................62
Bảng 2.21 Chi phí thực hiện chi phí so với định mức từ năm 2010 đến 2012..66
Bảng 3.1 Nhu cầu nhập khẩu điện tại các ngăn của TTĐ Tây Bắc .........76
Bảng 3.2 Thông số dây các dây dẫn của đường dây 220 kV mua điện Trung

Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ....................................................................78
Bảng 3.3 Bảng sản lượng truyền tải đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc
qua cửa khẩu Lào Cai .......................................................................80
Bảng 3.4 Bảng chi phí lắp đặt chống sét van trên đường dây 220kV mua điện
Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ...................................................82
Bảng 3.5 Tổng hợp chi phí của Đội thí nghiệm và Sửa chữa thiết bị điện ......87
Bảng 3.6 Suất sự cố năm 2012 ........................................................................ 90
Bảng 3.7 Bảng tổng hợp nhu cầu phụ tải và cân bằng công suất khu vực Tây
Bắc đến năm 2020 .............................................................................92
Bảng 3.8 Bảng tổng hợp giá trị dự toán xây dựng, lắp đặt và thí nghiệm nâng
cơng suất trạm 220kV Lào Cai .........................................................94
Bảng 3.9 Bảng thông số kỹ thuật loại SDC, SDCT, SDCTT ......................... 96
Bảng 3.10 Bảng thông số kỹ thuật Loại CBD, CBD-E, CBD-EE ...................96
Bảng 3.11 Bảng thông số kỹ thuật dao cách lý dàn tụ .....................................96

DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Phan Quốc Hồng

ix

Khóa 2011-2013



Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Hình 1.1 Mơ hình phiếu kiểm tra chất lượng ...................................................23
Hình 1.2 Sơ đồ nhân quả Ishikawa ..................................................................24
Hình 1.3 Minh họa mẫu biểu đồ kiểm sốt ......................................................24
Hình 1.4 Minh họa mẫu biểu đồ Pareto ...........................................................25
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức Cơng ty Truyền tải điện 1 ..........................................33
Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức Truyền tải điện Tây Bắc .............................................34
Hình 2.3 Sơ đồ tổ chức bộ máy đội đường dây ...............................................37
Hình 2.4 Sơ đồ xương cá các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV mua
điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ...........................................52
Hình 2.5 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố đường dây 220kV mua
điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai ...........................................54
Hình 2.6 Sơ đồ xương cá các nguyên nhân gây ra sự cố đường dây 220kV Việt
Trì - Vĩnh Yên ...................................................................................56
Hình 2.7 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trên đường đây 220kV
Việt Trì - Vĩnh Yên ...........................................................................58
Hình 2.8 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trên đường đây 220kV
Việt Trì – Yên Bái .............................................................................59
Hình 2.9 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trạm 220kV Lào Cai ...60
Hình 2.10 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố trạm 220kV Vĩnh
Yên ........................................................................................................
....61
Hình 2.11 Biểu đồ Pareto thể hiện tần suất số vụ sự cố đường dây 220kV Yên
Bái – Lào Cai ....................................................................................63
Hình 2.12 Sử dụng thiết bị báo sự cố trên lưới điện hình tia FLA3 được dùng
cho đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào
Cai .........................................................................................................

...68
Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy đội thí nghiệm sửa chữa ................................86

Phan Quốc Hồng

x

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành điện là một ngành kinh tế kỹ thuật mũi nhọn, có vai trị vơ cùng quan
trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy, Việt Nam ln ln tập trung đầu tư, chỉ
đạo một cách toàn diện đối với hoạt động của ngành điện. Trong suốt quá trình hình
thành và phát triển, ngành điện đã ln cố gắng hồn thành một cách có hiệu quả
nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội đã được Nhà nước giao phó, đóng góp vào cơng
cuộc đổi mới xây dựng đất nước và thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày
nay.
Năm 2006, Chính phủ đã cho phép Tập đồn Điện lực Việt Nam đầu tư xây
dựng các đường dây 220 kV mua điện từ Trung Quốc. Với mục đích nhằm giải
quyết vấn đề Miền Bắc mỗi năm thiếu khoảng hơn 1.000 MW. Trong khi lúc đó
các cơng trình nguồn đang được triển khai nhưng do nhiều lý do lại khó lịng về
đích như kế hoạch. Và tốc độ tăng trưởng phụ tải lớn dẫn đến vượt khả năng tải của
cả hai đường dây 500 kV Bắc – Nam. Vì vậy đây là một giải pháp quan trọng của
Tập đoàn Điện lực Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu tiêu thụ điện năng tại các tỉnh

Miền Bắc, đặc biệt là khu vực Tây Bắc và một số tỉnh Đông Bắc Bộ. Ngày
26/9/2006 đã trở thành một mốc son lịch sử của ngành Điện lực Việt Nam: Đóng
điện các đường dây 220 kV mua điện của Trung Quốc qua hướng Lào Cai.
Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ nhiều về điện năng lớn, trong khi hệ thống đường
dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai chưa đủ khả năng truyền
tải tối đa. Ngoài ra, đường dây dài lớn hơn 300 km, đi qua nhiều địa hình núi cao,
các quặng,…nên ảnh hưởng đến khả năng tải của đường dây.
Về chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua
cửa khẩu Lào Cai, trong những năm qua đã xảy ra khá nhiều sự cố. Một phần sự cố
do điều kiện tự nhiên của khu vực Tây Bắc như địa hình, thời tiết khắc nghiệt, sấm
sét… một phần nữa là do phía chủ quan của doanh nghiệp như tính cẩu thả của nhân
viên, chi phí đầu tư chưa nhiều…nên cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng điện năng
truyền tải của đường dây 220kV.
Phan Quốc Hồng

1

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Vì những lý do như vậy, cùng với việc tôi đang trực tiếp làm việc tại Truyền
tải điện Tây Bắc - Công ty truyền tải điện 1 nên tôi xin chọn đề tài “ Xây dựng các
giải pháp nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năng
của đường dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai” làm luận
văn thạc sĩ của mình nhằm tập hợp, hệ thống hóa và làm rõ một số vấn đề lý luận về
khả năng truyền tải và chất lượng điện năng, từ đó phân tích thực trạng và đề ra một

số giải pháp nhằm nâng cao khả năng truyền tải và chất lượng điện năng của đường
dây 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.
2. Mục đích nghiên cứu
- Tập hợp, hệ thống hóa và hiểu rõ những vấn đề lý luận liên quan đến khả
năng truyền tải và chất lượng điện năng đối với đường dây truyền tải.
- Phân tích và đánh giá khả năng truyền tải và chất lượng điện năng đối với
đường dây truyền tải 220kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai từ năm
2010 đến năm 2012.
- Nhận dạng được các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng truyền tải và chất lượng
điện năng đối với đường dây truyền tải 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu
Lào Cai.
- Đề xuất một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng truyền tải và cải
thiện chất lượng điện năng đối với đường dây truyền tải 220 kV mua điện Trung
Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu:
-

Công ty Truyền tải điện I – Chi nhánh truyền tải điện Tây Bắc.

-

Đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai

Phạm vi nghiên cứu:
- Về mặt không gian: Trên phạm vi các tỉnh vùng núi phía Bắc như: Lào Cai,
Yên Bái, Phú Thọ và Vĩnh Phúc…
- Về mặt thời gian: Tập trung nghiên cứu số liệu thực tế từ 2010 đến năm 2012
và định hướng đến năm 2020.

Phan Quốc Hồng

2

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong đề tài: Phương pháp chất lượng dựa trên
cơ sở những lý thuyết về quản lý chất lượng, phân tích các số liệu thống kê, so sánh
các tiêu chuẩn kỹ thuật của ngành điện, phân tích hệ thống để tìm ra nguyên nhân
khách quan, chủ quan của các vấn đề về chất lượng điện năng và khả năng truyền
tải điện năng,….
5. Các đóng góp của luận văn
Luận văn đã được hồn thành với các đóng góp cơ bản về khoa học và thực
tiễn. Trên cơ sở hệ thống hóa các vấn đề lý thuyết liên quan đến khả năng truyền tải
và chất lượng điện năng, luận văn đã tiến hành phân tích thực trạng hoạt động
truyền tải của đường dây 220 kV mua điện từ Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai
nhằm làm rõ các nguyên nhân ảnh hưởng cả về kỹ thuật và quản lý đối với đường
dây. Từ đó xây dựng những giải pháp hữu hiệu nâng cao khả năng truyền tải và cải
thiện chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa
khẩu Lào Cai.
6. Kết cấu của luận văn.
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận về khả năng truyền tải và chất lượng điện năng đối

với đường dây truyền tải.
- Chương 2: Phân tích thực trạng khả năng truyền tải và chất lượng điện năng
của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa khẩu Lào Cai.
- Chương 3: Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng truyền tải và cải
thiện chất lượng điện năng của đường dây 220 kV mua điện Trung Quốc qua cửa
khẩu Lào Cai.

Phan Quốc Hồng

3

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

CHƯƠNG 1: CƠ SỎ LÝ LUẬN VỀ KHẢ NĂNG TRUYỀN TẢI VÀ
CHẤT LƯỢNG ĐIỆN NĂNG ĐỐI VỚI ĐƯỜNG DÂY TRUYỀN TẢI
1.1. Khái niệm về khả năng truyền tải điện của đường dây
Hệ thống điện lực bao gồm các nhà máy điện, đường dây tải điện, trạm biến áp
và các hộ tiêu thụ điện kết hợp với nhau thành một hệ thống chung để sản xuất,
truyền tải, và phân phối điện năng đến các hộ tiêu thụ một cách liên tục và kinh tế
nhất.
Khả năng tải của đường dây phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau tuỳ theo cấp
điện áp và chiều dài đường dây. Đối với các đường dây tương đối ngắn (cấp điện áp
thấp), giới hạn công suất truyền tải thường được xác định theo điều kiện phát nóng.
Khi chiều dài tăng lên, điện áp tương đối lớn (110KV÷220KV) thì độ lệch điện áp
là yếu tố cần được quan tâm. Với các đường dây dài truyền tải điện đi xa siêu cao

áp (SCA) và cực cao áp, khả năng tải được quyết định bởi điều kiện giới hạn ổn
định tĩnh. Đặc điểm của đường dây tải điện xoay chiều là chịu ảnh hưởng rất lớn
bởi dòng điện điện dung của đường dây. Công suất phản kháng do điện dung của
đường dây sinh ra trong quá trình vận hành gây nhiều khó khăn về mặt kỹ thuật cho
việc thiết kế và vận hành đường dây.
Vì vậy, khả năng truyền tải điện của đường dây được hiểu là công suất lớn
nhất mà một đường dây của lưới điện có thể tải được mà khơng gây ra các nguy hại
cho bản thân đường dây điện, hệ thống điện và phụ tải điện.
Tuy nhiên để nâng cao khả năng tải của đường dây sẽ có thể xảy ra một số
nguy hại cho bản thân lưới điện là phát nóng dây dẫn do dòng điện vượt quá sức
chịu đựng cho phép của dây dẫn. Cịn đối với hệ thống điện có thể gây ra mất ổn
định tĩnh và mất ổn định của phụ tải, khả năng này có nguy cơ cao ở các đường dây
liên lạc hệ thống, ở các nút tải xa thiếu công suất phản kháng. Một số nguy hại cho
phụ tải là chất lượng điện áp không đảm bảo.
Phan Quốc Hồng

4

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

1.2.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Khái niệm chất lượng và chất lượng điện năng truyền tải

1.2.1. Khái niệm về chất lượng

Theo quan điểm triết học, chất lượng là tính xác định bản chất nào đó của sự
vật, hiện tượng, tính chất mà nó khẳng định nó chính là cái đó chứ khơng phải là cái
khác hoặc cũng nhờ nó mà nó tạo ra một sự khác biệt với một khách thể khác. Chất
lượng của khách thể khơng quy về những tính chất riêng biệt của nó mà gắn chặt
với khách thể như một khối thống nhất bao trùm toàn bộ khách thể. Theo quan điểm
này thì chất lượng đã mang trong nó một ý nghĩa hết sức trừu tượng, nó khơng phù
hợp với thực tế đang đòi hỏi [ 11, trang 40].
Một quan điểm khác [8, trang 21] về chất lượng cũng mang một tính chất trừu
tượng. Chất lượng theo quan điểm này được định nghĩa như là một sự đạt một mức
độ hồn hảo mang tính chất tuyệt đối. Chất lượng là một cái gì đó mà làm cho mọi
người mỗi khi nghe thấy đều nghĩ ngay đến một sự hoàn mỹ tốt nhất, cao nhất. Như
vậy, theo nghĩa này thì chất lượng vẫn chưa thoát khỏi sự trừu tượng của nó. Đây là
một khái niệm cịn mang nặng tính chất chủ quan, cục bộ và quan trọng hơn, khái
niệm này về chất lượng vẫn chưa cho phép ta có thể định lượng được chất lượng.
Một quan điểm thứ 3 về chất lượng theo định nghĩa của W. A. Shemart [12,
trang 20]. Là một nhà quản lý người Mỹ, là người khởi xướng và đạo diễn cho quan
điểm này đối với vấn đề về chất lượng và quản lý chất lượng. Shemart cho rằng: “
Chất lượng sản phẩm trong sản xuất kinh doanh cơng nghiệp là một tập hợp những
đặc tính của sản phẩm phản ánh giá trị sử dụng của nó”.
Ở khái niệm này, Shemart đã coi chất lượng như là một vấn đề cụ thể và có
thể định lượng được. Theo quan điểm này thì chất lượng sản phẩm sẽ là một yếu tố
nào đó tồn tại trơng các đặc tính của sản phẩm và vì tồn tại trong các đặc tính của
sản phẩm cho nên chất lượng sản phẩm cao cũng đồng nghĩa với việc phải xác lập
cho các sản phẩm những đặc tính tốt hơn phản ánh một giá trị cao hơn cho sản
Phan Quốc Hồng

5

Khóa 2011-2013



Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

phẩm và như vậy chi phí sản xuất sản phẩm cũng cao hơn làm cho giá bán của sản
phẩm ở một chừng mực nào đó khó được người tiêu dùng và xã hội chấp nhận. Do
vậy, quan điểm về chất lượng này của Shewart ở một mặt nào đó có một ý nghĩa
nhất định nhưng nhìn chung đây là một quan điểm đã tách rời chất lượng với người
tiêu dùng và các nhu cầu của họ. Nó không thể thoả mãn được các điều kiện về kinh
doanh và cạnh tranh trong bối cảnh hiện nay.
Theo quan điểm hiện nay thì:“ Chất lượng là sự phù hợp một cách tốt nhất với
các yêu cầu và mục đích của người tiêu dùng'' [18, trang 31], với khái niệm trên về
chất lượng thì bước đầu tiên của quá trình sản xuất kinh doanh phải là việc nghiên
cứu và tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng về các loại sản phẩm hàng hoá hoặc
dịch vụ mà doanh nghiệp định cung cấp trên thị trường. Đây là những đòi hỏi rất cơ
bản mang tính chất đặc trưng của nền kinh tế thị trường và nó đã trở thành nguyên
tắc chủ yếu nhất trong sản xuất kinh doanh hiện đại ngày nay. Mặc dù vậy, quan
điểm trên đây về chất lượng sản phẩm vẫn cịn những nhược điểm của nó. Sự phụ
thuộc quá nhiều và phức tạp của doanh nghiệp vào khách hàng, người tiêu dùng có
thể sẽ làm cho vấn đề quản lý trở nên phức tạp và khó khăn hơn. Tuy vậy, nó là một
địi hỏi tất yếu mang tính chất thời đại và lịch sử. Một sản phẩm để đáp ứng về mặt
chất lượng cần có các điều kiện sau:
+ Sự phù hợp các yêu cầu.
+ Chất lượng là sự phù hợp với công dụng.
+ Chất lượng là sự thích hợp khi sử dụng.
+ Chất lượng là sự phù hợp với mục đích.
+ Chất lượng là sự phù hợp các tiêu chuẩn(Bao gồm các tiêu chuẩn
thiết kế và các tiêu chuẩn pháp định. )
+ Chất lượng là sự thoả mãn người tiêu dùng.

Phan Quốc Hồng

6

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ngồi ra cịn có các quan điểm khác về chất lượng như: Theo tiêu chuẩn ISO 8402 /1994, chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể đó
khả năng thoả mãn nhu cầu đã xác định hoặc cần đến. Còn theo định nghĩa của ISO
9000/2000, chất lượng là mức độ của một tập hợp các đặc tính vốn có đáp ứng được
các yêu cầu. Và theo Tổ chức Tiêu chuẩn hoá Quốc tế, chất lượng là tổng thể các
chi tiêu, những đặc trưng sản phẩm thể hiện sự thoả mãn nhu cầu của người tiêu
dùng, phù hợp với công dụng mà người tiêu dùng mong muốn với chi phí thấp nhất
và thời gian nhanh nhất [8, tr.63].
Như vậy, chất lượng sản phẩm dù được hiểu theo nhiều cách khác nhau dựa
trên những cách tiếp cận khác nhau đều có một điểm chung nhất. Đó là sự phù hợp
với yêu cầu. Yêu cầu này bao gồm cả các yêu cầu của khách hàng mong muốn thoả
mãn những nhu cầu của mình và cả các yêu cầu mang tính kỹ thuật, kinh tế và các
tính chất pháp lý khác. Với nhiều các khái niệm dựa trên các quan điểm khác nhau
như trên, do vậy trong quá trình quản trị chất lượng cần phải xem chất lượng sản
phẩm trong một thể thống nhất. Cần phải hiểu khái niệm về chất lượng một cách có
hệ thống mới hiểu được một cách đầy đủ nhất và hoàn thiện nhất về chất lượng.
1.2.2. Khái niệm chất lượng điện năng truyền tải
Điện năng là một sản phẩm đặc biệt, một sản phẩm có sự khác biệt với các sản
phẩm khác. Đó là sản phẩm mà từ khâu sản xuất, truyền tải điện, phân phối điện
diễn ra tại cùng một thời điểm. Trong khi đó, chất lượng điện năng lại có ảnh hưởng

rất lớn đến sinh hoạt xã hội, đến chất lượng sản phẩm liên quan. Vậy chất lượng
điện năng có thể được hiểu qua hai thơng số chính là tần số và điện áp.
Vì vậy, chất lượng điện năng được hiểu là việc bảo đảm tiêu chuẩn chất
lượng các thông số của điện năng như tần số, điện áp và độ tin cậy truyền tải điện
nhằm đảm bảo tính liên tục và ổn định trong q trình truyền tải điện năng đến
người tiêu dùng.

Phan Quốc Hồng

7

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

1.3.

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Ý nghĩa của việc nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất
lượng điện năng
Việc nâng cao khả năng truyền tải điện không những nâng cao khả năng sử

dụng tối đa chất lượng của đường dây và mà cịn tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho
sự tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp kinh doanh điện năng. Trong nền
kinh tế thị trường hiện nay, việc cải thiện chất lượng điện năng truyền tải có ý nghĩa
rất to lớn đối với các doanh nghiệp truyền tải điện năng, đồng thời cũng làm tăng
doanh thu cho doanh nghiệp. Cải thiện chất lượng điện năng sẽ làm tăng chất lượng
sản phẩm của các ngành có liên quan và nâng cao được năng lực cạnh tranh của các

doanh nghiệp đó. Nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện
năng là nâng cao được hiệu quả kinh doanh, nâng cao năng lực để phát triển và sẵn
sàng cho giai đoạn tiếp theo của ngành điện - thị trường điện cạnh tranh hoàn hảo.
Mặt khác nâng cao khả năng truyền tải điện và cải thiện chất lượng điện năng
còn tác động trực tiếp tới đời sống xã hội đảm bảo nguồn năng lượng an toàn, ổn
định và liên tục cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Mỗi cán bộ, công nhân cần
nhận thức rõ trách nhiệm và vinh dự góp phần cho ngành được coi là tiền đề cho
nhiều lĩnh vực phát triển của đất nước, cần nhanh chóng tái cơ cấu ngành để phát
triển, chuẩn bị cho thị trường điện cạnh tranh. Từ đó chung sức giải bài tốn cân
bằng năng lượng quốc gia.
Đối với người tiêu dùng thì đó là được sử dụng điện năng có chất lượng tốt
hơn, đảm bảo độ an toàn hơn, ổn định hơn và độ tin cậy cao hơn.

Phan Quốc Hồng

8

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

1.4. Các tiêu chí đánh giá khả năng truyền tải và chất lượng điện năng truyền
tải
Để tiến hành đánh giá khả năng truyền tải điện của đường dây ta nghiên cứu
các tiêu chí sau:
1.4.1 Điện năng truyền tải
Điện năng truyền tải: A = P . τ

Trong đó:
A: Điện năng truyền tải
P: Công suất tác dụng
τ: Thời gian làm việc lớn nhất
Để nâng cao khả năng truyền tải điện của đường dây thì cần nâng cao điện
năng truyền tải. Điện năng truyền tải càng ổn định thì khả năng tải càng được cải
thiện. Máy biến áp có vai trò quan trọng trong hệ thống điện, dùng để truyền tải và
phân phối điện năng. Các nhà máy điện công suất lớn thường ở xa các trung tâm
tiêu thụ điện (khu cơng nghiệp, đơ thị,...), vì thế cần phải xây dựng các đường dây
truyền tải điện năng. Hiện nay điện áp máy phát thường là 6,3 ÷ 10,5 ÷ 15,75 ÷ 38,5
KV, để nâng cao khả năng truyền tải và giảm tổn hao công suất trên đường dây
bằng cách nâng cao điện năng, vì vậy ở đầu đường dây phải đặt MBA tăng áp.
Các đại lượng định mức cơ bản liên quan đến khả năng truyền tải điện:
+ Điện áp định mức: Điện áp sơ cấp định mức (kí hiệu U 1đm) là điện áp đã qui
định cho dây quấn sơ cấp. Điện áp thứ cấp định mức (kí hiệu U 2đm) là điện áp giữa
các cực của dây quấn thứ cấp, khi dây quấn thứ cấp hở mạch và điện áp đặt vào dây
quấn sơ cấp là định mức.

Phan Quốc Hồng

9

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

+ Dòng điện định mức: Là dòng điện đã có qui định cho mỗi dây quấn của

MBA, ứng với công suất định mức và điện áp định mức. Dịng sơ cấp định mức kí
hiệu là I1đm, dịng thứ cấp định mức kí hiệu là I2đm.
+ Cơng suất định mức: Sđm = U2đm.I2đm = U1đm.I1đm
Trong đó:
Sđm : Là công suất biểu kiến thứ cấp ở chế độ làm việc định mức
U1đm, U2đm : Điện áp sơ cấp định mức (kí hiệu U 1đm), Điện áp thứ cấp định mức
(kí hiệu U2đm).
I1đm.I2đm : Dịng sơ cấp định mức kí hiệu là I1đm, dịng thứ cấp định mức kí hiệu
là I2đm
Đối với 3 pha, công suất định mức là:
Sđm = 3 U2đm.I2đm =

3 U1đm.I1đm

1.4.2 Cấu trúc đường dây
+ Chiều dài đường dây < 80 km được gọi là đường dây ngắn. Khi tính tốn
các thơng số chế độ, người ta dùng sơ đồ thay thế với các tham số tập trung và chỉ
có 2 tham số điện trở (R) và điện kháng (L).
+ Đường dây có chiều dài 80 ÷ 240 km được gọi là đường dây trung bình. Khi
tính tốn các thơng số chế độ, phải xét đến các tham số điện trở(R), điện kháng (L)
và điện dung (C), tuy nhiên vẫn ở dạng tập trung.
+ Đường dây có chiều dài > 240 km được gọi là đường dây dài. Vì đây là
chiều dài đáng kể so với chiều dài bước sóng (chiều dài sóng tần số cơng nghiệp =
6000km), khi tính tốn phải xét đến sự phân bố dòng và điện áp trên từng phần tử
đường dây.
+ Đường dây có chiều dài đặc biệt nửa bước sóng (3000km): điện áp và dịng
điện 2 đầu có giá trị tuyệt đối bằng nhau và do vậy công suất tác dụng và công suất
phản kháng 2 đầu cũng như nhau.
Phan Quốc Hồng


10

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

+ Đường dây có chiều dài 1/4 bước sóng (1500km): khi khơng tải thì điện áp
cuối nguồn rất cao có thể vượt xa giới hạn cho phép.
1.4.3 Thiết bị bù đường dây (bù dọc, bù ngang)
Các thiết bị bù có thể đặt nối tiếp trên đường dây (bù dọc) hoặc song song với
đường dây (bù ngang). Thường thì:
- Bù dọc bằng tụ điện tĩnh
- Bù ngang bằng kháng điện
Bù dọc: làm giảm quá áp khi không tải và làm tăng điện áp khi tải đầy, làm
giảm nhẹ hơn nữa chế độ không tải.
Bù ngang: tiêu thụ bớt công suất phản kháng chạy vào máy phát và thay đổi
đáng kể công suất phản kháng trên đường dây và phân bố điện áp trên đường dây.
1.5 Tiêu chí đánh giá chất lượng điện năng truyền tải của đường dây
Đánh giá chất lượng điện năng truyền tải của đường dây có thể sử dụng tiêu
chuẩn về độ lệch tần số, tiêu chuẩn độ lệch điện áp, tiêu chuẩn độ tin cậy, suất sự cố
và tiêu chuẩn về chi phí truyền tải.
1.5.1 Tiêu chuẩn về độ lệch tần số
Chất lượng tần số được đánh giá bằng độ lệch tần số so với tần số định mức
theo công thức sau:
∆f =

f − f đm

x100%
f đm

Trong đó
Δf: Độ lệch tần số (%)
f: Tần số thực tế của hệ thống( Hz)
fđm: Tần số định mức của hệ thống ở Việt Nam 50(Hz)
Phan Quốc Hồng

11

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Độ lệch tần số phải nằm trong giới hạn cho phép:
Δfmin≤ Δf ≤ Δfmax
Cũng có nghĩa là tần số phải luôn nằm trong giới hạn cho phép:
fmin ≤f ≤ fmax
Độ dao động tần số đặc trưng bởi độ lệch giữa giá trị lớn nhất và nhỏ nhất của
tần số khi tần số biến thiên nhanh với tốc độ lớn hơn 0.1%. Độ dao động tần số
không được lớn hơn giá trị cho phép. Đối với Việt Nam, tần số danh định là 50 Hz
phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia như sau:
Bảng 1.1. Phạm vi dao động tần số của hệ thống điện quốc gia
Chế độ vận hành của hệ thống

Dải tần số cho phép


Vận hành bình thường

49.8 Hz – 50.2 Hz

Sự cố đơn lẻ

49.5 Hz – 50.5 Hz

[Nguồn: Trích từ thơng tư số 12/2011/ TT-BCT của Bộ Công thương]
Trong trường hợp hệ thống điện quốc gia bị sự cố nhiều phần tử, sự cố nghiêm
trọng hoặc trạng thái khẩn cấp, cho phép tần số hệ thống điện dao động trong
khoảng từ 47 Hz đến 52 Hz. Dải tần số cho phép và số lần cho phép xuất điện được
xác định theo chu kỳ một năm hoặc hai năm và được qui định như sau:

Phan Quốc Hồng

12

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

Bảng 1.2. Dải tần số cho phép và số lần cho phép trong trường hợp sự cố
nhiều phần tử, sự cố nghiêm trọng hoặc trạng thái khẩn cấp
Dải tần số cho phép Hz


Số lần cho phép theo chu kỳ thời gian

52 ≥ f ≥ 51.25

7 lần trong 1 năm

51.25 ≥ f ≥ 50.5

50 lần trong 1 năm

49.5 ≥ f ≥ 48.75

60 lần trong 1 năm

48.75 ≥ f ≥ 48

12 lần trong 1 năm

48 ≥ f ≥ 47

01 lần trong 2 năm

[Nguồn: Trích từ thơng tư số 12/2011/TT-BCT trang 07]
1.5.2 Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp
Chất lượng điện áp được đánh giá bằng độ lệch điện áp so với điện áp định
mức của lưới điện
δU =

U − U đm
x100%

U đm

Trong đó:
δU: Độ lệch điện áp ( %)
U: Điện áp thực tế trên các thiết bị dùng điện ( kV)
Uđm: Điện áp định mức của lưới điện ( kV)
δU phải thỏa mãn điều kiện: δU- ≤ δU ≤ δU+
δU- và δU+ là giới hạn trên và giới hạn dưới của độ lệch điện áp
Độ lệch điện áp: khi điện áp quá cao làm giảm tuổi thọ thiết bị dùng điện,
giảm nhất là thiết bị chiếu sáng. Còn khi điện áp quá thấp làm cho các thiết bị dùng
điện giảm công suất, nhất là đèn điện. Điện áp cao hoặc thấp quá đều gây ra phát
nóng phụ cho thiết bị dùng điện, làm giảm tuổi tho và năng suất cơng tác, làm hỏng

Phan Quốc Hồng

13

Khóa 2011-2013


Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội

sản phẩm . . . nếu thấp quá nhiều thiết bị dùng điện không làm việc được. Độ lệch
điện áp là tiêu chuẩn điện áp quan trọng nhất ảnh hưởng lớn đến giá thành HTĐ
Tiêu chuẩn về độ lệch điện áp trong điều kiện làm việc bình thường hoặc khi
có sự cố đơn lẻ xảy ra trong lưới điện truyền tải, điện áp tại thanh cái cho phép vận
hành trên lưới được quy định theo Bộ Công thương như sau:
Bảng 1.3. Điện áp tại thanh cái cho phép vận hành trên lưới điện truyền tải

Cấp điện áp
220 kV

Chế độ vận hành của hệ thống điện
Vận hành bình thường
209 - 242

Sự cố phần tử
198 - 242

[Nguồn: Trích từ thông tư số 12/2011/TT-BCT trang 08]
Trong trường hợp hệ thống điện truyền tải bị sự cố nhiều phần tử, sự cố
nghiêm trọng, trong trạng thái khẩn cấp hoặc khôi phục hệ thống, cho phép mức
dao động điện áp trên lưới điện tạm thời lớn hớn ± 10% so với điện áp danh định
nhưng không vượt quá ± 20% so với điện áp danh định.
Trong trường hợp xảy sự cố, điện áp tại nơi xảy ra sự cố và vùng lân cận có
thể giảm quá độ đến giá trị bằng 0 ở pha bị sự cố hoặc tăng không quá 110% điện
áp danh định ở các pha không bị sự cố cho đến khi sự cố được loài trừ.
1.5.3 Tiêu chuẩn về độ tin cậy cung cấp điện và suất sự cố
Độ tin cậy cung cấp điện là độ đảm bảo cấp điện liên tục. Độ liên tục cung cấp
điện được tính bằng thời gian mất điện trung bình năm cho một hộ dùng điện và các
chỉ tiêu khác đạt giá trị hợp lý chấp nhận được cho cả người dùng điện và hệ thống
điện.
Độ tin cậy cung cấp điện được đảm bảo nhờ kết cấu của hệ thống điện và lưới
điện được lựa chọn trong qui hoạch thiết kế. Thông thường hệ thống điện đảm bảo
độ tin cậy ở mức trung bình có thể chấp nhận được, đó là độ tin cậy rất cao ở các
nút chính của hệ thống (có liên lạc với nhiều nguồn) và ở các nút địa phương
Phan Quốc Hồng

14


Khóa 2011-2013


×