MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 i
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
i
1.1 Tính cấp thiết của đề tài i
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ii
CHƯƠNG 2 ii
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH ii
VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH ii
CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ii
2.1 Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ii
2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế
biến thực phẩm iii
- Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất iii
- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực iii
- Đầu tư cho hoạt động marketing: iii
- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm: iii
2.3 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh iv
2.3.1 Kết quả đầu tư iv
2.3.2 Hiệu quả đầu tư iv
CHƯƠNG 3 v
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC v
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP THỰC PHẨM v
HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 v
3.1 Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị v
3.2 Nội dung hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty v
3.2.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất v
3.2.2 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực v
3.2.3 Đầu tư cho hoạt động marketing vi
3.2.4 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm vi
3.3 Kết quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vi
3.4 Hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh vii
3.5 Tồn tại trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh ix
CHƯƠNG 4 ix
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ ix
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY ix
CP THỰC PHẨM HỮU NGHỊ ĐẾN 2015 ix
4.1 Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp ix
4.2 Nâng cao khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư x
4.2.1 Nâng cao khả năng huy động vốn x
4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư x
4.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực x
4.4 Tăng cường đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ x
4.5 Tăng cường đầu tư cho hoạt động marketing xi
4.6 Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm: xi
4.7 Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư xi
4.8 Giải pháp khác xii
CHƯƠNG 1 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan 2
1.6 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 2 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6
VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH 6
CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 6
2.1 CẠNH TRANH VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP
CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 6
2.1.1 Khái niệm và đặc điểm cơ bản của lĩnh vực chế biến thực phẩm 6
2.1.1.1 Khái niệm và vai trò của ngành chế biến thực phẩm 6
2.1.1.2 Đặc điểm 7
2.1.2 Cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm 9
2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế biến thực phẩm 11
2.1.4 Các công cụ cạnh tranh chủ yếu của doanh nghiệp chế biến thực phẩm
12
2.2 ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DN CHẾ BIẾN
THỰC PHẨM 16
2.2.1 Khái niệm và đặc điểm 16
2.2.1.1 Khái niệm 16
2.2.1.2 Đặc điểm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chế
biến thực phẩm 18
2.2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 20
2.2.2.1 Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất 20
2.2.2.2 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 21
2.2.2.3 Đầu tư cho hoạt động marketing: 22
2.2.2.4 Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm: 23
2.2.3 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh 23
2.2.3.1 Kết quả đầu tư 23
2.2.3.2 Hiệu quả đầu tư 25
2.3 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA DN CHẾ BIẾN THỰC PHẨM 28
2.3.1 Nhóm nhân tố khách quan 28
2.3.2 Nhóm nhân tố chủ quan 30
CHƯƠNG 3 32
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC 32
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP THỰC PHẨM 32
HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 32
3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 32
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 32
3.1.2 Cơ cấu tổ chức của công ty 34
3.1.3 Đặc điểm của công ty có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh 35
3.2 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2006 – 2010 35
3.2.1 Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam và một số đối thủ cạnh
tranh của Công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị 35
3.2.1.1 Cạnh tranh trên thị trường bánh kẹo Việt Nam 35
3.2.1.2 Một số đối thủ cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị37
3.2.2 Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị 40
3.2.3 Quy mô vốn và nguồn vốn đầu tư đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
41
3.2.3.1 Quy mô vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 41
3.2.3.2 Nguồn vốn đầu tư 42
3.2.4 Nội dung hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty 44
3.2.4.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất 45
3.2.4.2 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 47
3.2.4.3 Đầu tư cho hoạt động marketing 51
3.2.4.4 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm 55
3.2.5 Quản lý hoạt động đầu tư của công ty 56
3.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA CÔNG TY CP THỰC PHẨM HỮU NGHỊ 58
3.3.1 Kết quả và hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 58
3.3.1.1 Kết quả 58
3.3.1.2 Hiệu quả đầu tư 63
3.3.2. Tồn tại trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh 67
3.3.3 Nguyên nhân tồn tại 69
3.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan: 70
3.3.3.2 Nguyên nhân khách quan 70
CHƯƠNG 4 71
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ 71
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 71
CỔ PHẦN THỰC PHẨM HỮU NGHỊ ĐẾN 2015 71
4.1 ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
CÔNG TY 71
4.1.1 Định hướng và mục tiêu phát triển của công ty đến năm 2015 71
4.1.2 Chiến lược đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 72
4.2 PHÂN TÍCH MA TRẬN SWOT VỀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY 74
4.2.1 Xu hướng phát triển của ngành chế biến thực phẩm và sản xuất bánh
kẹo ở Việt Nam thời gian tới 74
4.2.1.1 Đặc điểm kinh tế và xu hướng tiêu dùng thực phẩm và bánh kẹo 74
4.2.1.2 Nguồn cung và sản lượng 77
4.2.1.3 Triển vọng về giá cả 79
4.2.2 Phân tích SWOT của công ty 80
4.2.2.1 Điểm mạnh 81
4.2.2.2 Điểm yếu 81
4.2.2.3 Cơ hội 82
4.2.2.4 Thách thức 82
4.3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH 84
4.3.1 Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp 84
4.3.2 Nâng cao khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 85
4.3.2.1 Nâng cao khả năng huy động vốn 85
4.3.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư 87
4.3.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 88
4.3.4 Tăng cường đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ 90
4.3.5 Tăng cường đầu tư cho hoạt động marketing 92
4.3.6 Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm: 94
4.3.7 Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư 95
4.3.8 Giải pháp khác 95
4.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 96
4.4.1 Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước 96
4.4.2 Đối với công ty Hữu Nghị 97
4.4.3 Đối với người tiêu dùng 98
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 100
CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT
ATVSLĐ : An toàn vệ sinh lao động
BMI : Tổ chức giám sát kinh doanh quốc tế
CNTT : Công nghệ thông tin
HĐQT : Hội đồng quản trị
HACCP : Hệ thống phân tích, xác định và tổ chức kiểm soát các mối
nguy trọng yếu trong quá trình sản xuất và chế biến thực phẩm(
Hazard Analysis and Critical Control Point System)
ISO : Tổ Chức Quốc Tế Về Tiêu Chuẩn Hóa (The International
Organization for Standardization)
MMTB : Máy móc thiết bị
NTD : Người tiêu dùng
NLCT : Năng lực cạnh tranh
SXKD : Sản xuất kinh doanh
TSCĐ : Tài sản cố định
VĐT : Vốn đầu tư
VSATTP : Vệ sinh an toàn thực phẩm
XDCB : Xây dựng cơ bản
XK : Xuất khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
BẢNG
Bảng 3.1 Quy mô vốn đầu tư nâng cao NLCT giai đoạn 2006 - 2010. 42
Bảng 3.2 Nguồn vốn đầu tư nâng cao NLCT giai đoạn 2006 - 2010 43
Bảng 3.3 Vốn đầu tư MMTB công nghệ giai đoạn 2006 - 2010 46
Bảng 3.4 Một số dây chuyền đang được sử dụng tại công ty 47
Bảng 3.5 Vốn đầu tư cho lao động của công ty giai đoạn 2006 - 2010 48
Bảng 3.6 Vốn đầu tư cho hoạt động marketing giai đoạn 2006 - 2010
51
Bảng 3.7 Vốn đầu tư cho hoạt động nghiên cứu phát triển SP giai
đoạn 2006 - 2010 55
Bảng 3.8 Giá trị tài sản của công ty giai đoạn 2006 - 2010 59
Bảng 3.9 Doanh thu một số công ty ngành bánh kẹo giai đoạn 2006-
2010 60
Bảng 3.10 Sản lượng gia tăng của công ty giai đoạn 2006 - 2010 61
Để đạt được kết quả trên là nhờ có sự nỗ lực rất cao của mỗi thành
viên trong công ty, không chỉ tổ chức lao động một cách khoa
học mà công ty thường xuyên thay đỗi mẫu mã, nâng cao chất
lượng SP, tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh các hoạt động tiêu
thụ SP, cùng với đó là sự phát huy hiệu quả tích cực của hệ
thống máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ sản xuất. Như
vậy cùng với thời gian, công ty ngày càng trưởng thành, quy
mô được mở rộng, SP công ty ngày càng có uy tín trên thị
trường 61
Bảng 3.11 Lợi nhuận một số công ty ngành bánh kẹo giai đoạn 2006 -
2010 63
Bảng 3.12 Một số chỉ tiêu hiệu quả đầu tư nâng cao NLCT giai đoạn
2006 - 2010 63
Bảng 3.13 Thu nhập của người lao động trong công ty 66
Bảng 4.1 Triển vọng tiêu dùng thực phẩm tại Việt Nam giai đoạn
2011 - 2014 76
Bảng 4.2 Số lượng và doanh số bán hàng bánh kẹo tại việt nam giai
đoạn 2011 - 2014 77
HÌNH VẼ
Hình 2.1: Các kênh tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp 15
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức của công ty 34
Hình 3.2 Đồ thị cơ cấu nguồn vốn của công ty 44
Hình 3.3 Tỷ trọng kênh phân phối 53
Hình 3.4 Đồ thị thể hiện doanh thu qua các năm 60
Hình 3.5 Đồ thị thể hiện lợi nhuận qua các năm 62
Hình 3.6 Thị phần của công ty theo doanh thu năm 2010 67
Hình 4.1 Doanh số & tăng trưởng doanh số 78
Hình 4.2 Sản lượng và tăng trưởng về sản lượng 78
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, nhất là khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới thì môi trường sản xuất kinh doanh luôn biến
động không ngừng, các doanh nghiệp không chỉ có các cơ hội mà còn phải đối mặt
với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới. Các doanh
nghiệp trong ngành thực phẩm chế biến nói chung và sản xuất bánh kẹo nói riêng
cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn đó, nhiều doanh nghiệp chế biến
thực phẩm đã ý thức được vấn đề này nên mở rộng đầu tư, tìm đối tác chiến lược,
hoàn thiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hoá công nghệ.
Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp chế
biến thực phẩm đã trở thành ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và chế biến thực phẩm, sản phẩm của công ty các loại mặt hàng bánh kẹo. Kể
từ khi được CP hóa, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty đã
được chú trọng, thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng ổn định và đang được mở
rộng ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu
đạt được, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp thực phẩm Hữu Nghị
trong thời gian qua vẫn còn dàn trải, MMTB ít được trang bị mới, các hoạt động
nghiên cứu và phát triển còn sơ sài, chưa mang tính đồng bộ, nguồn nhân lực chưa
được đầu tư mạnh Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập thị trường toàn
cầu, trước những thách thức và sự thay đổi của thị trường, công ty cần phải có
những chiến lược, mục tiêu, hành động và các kế hoạch cụ thể phù hợp hơn nữa, do
đó đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là lựa chọn tất yếu để để công ty có thể tồn
tại và phát triển bền vững.
i
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, là một thành viên của công
ty cp thực phẩm Hữu Nghị, với mong muốn được góp phần vào sự phát triển của
công ty, em chọn đề tài: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP
thực phẩm Hữu Nghị”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh công ty
cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2006 – 2010.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty cp thực phẩm Hữu Nghị đến 2015.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
VÀ ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
2.1 Khái niệm đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
Đầu tư được hiểu là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt
động nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn
lực đã bỏ ra để đạt được kết quả đó
Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là một bộ phận cơ bản của đầu tư phát
triển, đó là việc chi dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm tăng
khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với các đối thủ, làm duy trì và mở rộng thị
phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm, đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh được tiến hành thông qua hình thức đầu tư vào các lợi thế của doanh nghiệp
theo các chiến lược cạnh tranh đã đề ra nhằm đạt được hay hiếm lĩnh được thị phần
ii
hay thu được lợi nhuận mong muốn.
2.2 Nội dung đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp
chế biến thực phẩm
- Đầu tư vào máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất
Mỗi loại sản phẩm và công nghệ đều có một chu kỳ sống riêng, nên đầu tư
vào máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất gắn liền với chiến lược sản phẩm của
doanh nghiệp, đóng vai trò như một hoạt động tạo ra năng lực cạnh tranh cho DN.
Đầu tư vào MMTB chiếm tỷ trọng lớn nhất trong hoạt động đầu tư của DN sản xuất
chế biến thực phẩm, hiện nay với sự phát triển của khoa học công nghệ, cơ hội để
lựa chọn MMTB phù hợp với nhu cầu rất đa dạng và phong phú.
- Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có vai trò hết sức quan trọng, đó
chính là đầu tư nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề và kỹ năng hành nghề, nó
có quan hệ chặt chẽ với việc đầu tư vào cơ sở vật chất và MMTB nhà xưởng do ứng
với mỗi một công nghệ khác nhau cần lực lượng lao động có trình độ phù hợp.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là cơ sở để cải thiện tất cả các công cụ cạnh
tranh sản phẩm, chất lượng sản phẩm và giá bán sản phẩm giúp việc tổ chức cung
ứng dịch vụ tốt hơn.
- Đầu tư cho hoạt động marketing:
Đó chính là việc mở rộng quy mô doanh nghiệp, mở rộng thêm các chi
nhánh, đại lý trên các thị trường đã nghiên cứu, tìm hiểu
Việc mở rộng mạng lưới tiêu thụ nhằm mục đích mở rộng thị trường, thu hút
thêm nhiều khách hàng mới, tạo điều kiện tốt nhất để khách hàng thuận tiện trong
việc mua sản phẩm, từ đó làm tăng doanh thu, tăng lợi nhuận, nâng cao uy tín,
thương hiệu và sức cạnh tranh trên thị trường.
- Đầu tư nghiên cứu, nâng cao chất lượng sản phẩm:
Đó là sự nghiên cứu, tìm tòi phát triển các sản phẩm có chất lượng, kiểu
dáng mẫu mã đẹp đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng phù hợp với cơ chế thị
trường. Đầu tư vào nghiên cứu phát triển SP sẽ tạo điều kiện cho DN phát triển ổn
iii
định hơn và phát huy lợi thế nhờ quy mô.
2.3 Một số chỉ tiêu kết quả và hiệu quả của đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh
2.3.1 Kết quả đầu tư
- Sự gia tăng tổng tài sản
- Sự gia tăng nguồn vốn chủ sở hữu
- Sự gia tăng lợi nhuận
- Phát triển mạng lưới tiêu thụ: Được đánh giá trên số chi nhánh, đại lý, tăng
lên hàng năm đồng thời tăng cường bổ sung nguồn nhân lực, khả năng tài chính…
- Chất lượng của nguồn nhân lực: đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực mang lại kết quả hoạt động của đội ngũ nhân lực, tay nghề cao, có trình độ đáp
ứng được yêu cầu trong sản xuất, mang lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh.
Thể hiện ở các tiêu chí về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng và kinh nghiệm…
- Nghiên cứu và áp dụng công nghệ: Ứng dụng công nghệ hiện đại vào hoạt
động sản xuất có thể giúp doanh nghiệp phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, đủ sức
cạnh tranh trên thị trường, tiêu chí để đánh giá là việc áp dụng công nghệ mới, hiện
đại đủ sức cạnh tranh trong môi trường mới
- Hoạt động marketing: Tăng cường các chương trình khuyến mại, quảng cáo
trên báo chí, truyền hình, băng rôn, internet…Sự thành công của thương hiệu gắn
liền với sự lớn mạnh của doanh nghiệp. Khả năng nghiên cứu thị trường như môi
trường kinh doanh, nhu cầu thị trường, nhà cung ứng khác. Khả năng xây dựng
chiến lược Marketing, tập trung vào các công cụ như giá, sản phẩm, phân phối, xúc
tiến bán hàng.
2.3.2 Hiệu quả đầu tư
- Số chỗ việc làm/vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Doanh thu thuần/vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Lợi nhuận/vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Lợi nhuận tăng thêm/vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
iv
- Mức đóng góp ngân sách/vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Thị phần tăng thêm của doanh nghiệp
CHƯƠNG 3
THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ NÂNG CAO NĂNG LỰC
CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CP THỰC PHẨM
HỮU NGHỊ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010
3.1 Chiến lược cạnh tranh của công ty cổ phần thực phẩm Hữu Nghị
Hoạt động đầu tư của doanh nghiệp tương đối mở rộng, trong giai đoạn 2006
– 2010 công ty chú trọng vào hoạt động đầu tư phát triển trong đó có đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh
của doanh nghiệp được áp dụng là chiến lược khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm
Các công cụ cạnh tranh mà công ty sử dụng là cạnh tranh bằng chất lượng
sản phẩm, hệ thống phân phối và các hoạt động xúc tiến bán hàng.
3.2 Nội dung hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty
3.2.1 Đầu tư máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất
Vốn đầu tư MMTB và công nghệ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đầu tư
nâng cao năng lực cạnh tranh( chiếm trên 50% trong giai đoạn 2006 – 2010), tốc độ
tăng trưởng cũng đạt mức cao, khá nhanh, năm 2008 tăng trưởng 72,8% so với năm
2007, năm 2009 tăng trưởng 117,48% so với năm 2008, tuy nhiên năm 2010 vốn
đầu tư vào MMTB có sự giảm sút 19,5% là nền kinh tế khó khăn, tín dụng tại các
ngân hàng đã sử dụng hết, mặt khác, việc mở rộng thêm các nhà xưởng còn nhiều
trở ngại do nguồn vốn hạn chế, gây khó khăn trong việc mở rộng hay đầu tư thêm
các dây chuyền MMTB.
3.2.2 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Tính đến hết năm 2010 quy mô lao động của Công ty đã lên tới 3.105 người
tính cả lao động dài hạn và lao động thời vụ, tăng 2.505 người so với năm 2006
(600 người). Số lượng lao động tăng mạnh nhất vào năm 2008, gần 60.59% so với
v
năm 2007 do Công ty đầu tư xây dựng thêm hai nhà máy mới ở Quy Nhơn và Bình
Dương đồng thời tiếp tục mở rộng thêm dây chuyền sản xuất bánh mì ở Đồng Văn.
Vốn đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chiếm tỷ trọng thấp so với
vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh. bình quân 1.1% trong cả giai đoạn 2006 –
2010, hơn nữa tốc độ tăng trưởng không tương đồng do nhu cầu đào tạo thay đổi
theo từng thời kỳ và giai đoạn.
3.2.3 Đầu tư cho hoạt động marketing
Vốn đầu tư cho hoạt động marketing giai đoạn 2006 – 2010 chiếm tỷ trọng
khá cao, bình quân 35,72%. Tốc độ tăng trưởng vốn cho hoạt động này có sự biến
động trong từng giai đoạn, điều này phản ánh được vai trò của các hoạt động
marketing trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
Với chiến lược cạnh tranh nhằm bao phủ toàn bộ thị trường, vốn đầu tư nâng
cao năng lực cạnh tranh được phân bổ cho hoạt động marketing chủ yếu ở các hoạt
động xúc tiến bán hàng, duy trì và phát triển hệ thống phân phối, xây dựng thương
hiệu. Điều này phù hợp với chiến lược đa dạng và khác biệt hóa sản phẩm của công ty.
3.2.4 Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm
Vốn đầu tư cho nghiên cứu phát triển sản phẩm của công ty có sự tăng lên
qua các năm, tuy nhiên vẫn còn thấp, chỉ mới đáp ứng được ở bộ phận cải tiến mẫu
mã cũ, số lượng sản phẩm mới đưa ra thị trương hiện vẫn còn khiêm tốn
Tỷ trọng vốn đầu tư cho hoạt động R&D trên vốn đầu tư nâng cao năng lực
cạnh tranh ở mức dưới 4% và có xu hướng giảm năm 2010 là 2,46%. Điều này
được giải thích do công ty theo đuổi chiến lược cạnh tranh bằng việc đa dạng và
khác biệt hóa sản phẩm nên tập trung vào đầu tư máy móc thiết bị công nghệ và
giảm chí phí nghiên cứu phát triển.
3.3 Kết quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Giá trị tài sản cố định huy động:
Giá trị tài sản mới huy động của doanh nghiệp không đồng đều trong giai
đoạn 2006-2010. Trong đó tăng mạnh nhất vào năm 2008( tăng 87,55% so với năm
2007), với tổng tài sản là 29,307 tỷ đồng, đó là do tính chất độ trễ của đầu tư, kết
vi
quả đầu tư của năm này được phản ánh vào giá trị tài sản mới huy động của năm
sau. Năm 2010 tỷ lệ này là 9,96% so với năm 2009 là do khó khăn về nền kinh tế,
một số hoạt động đầu tư còn đang được thực hiện và có phần chững lại.
- Năng lực sản xuất gia tăng do đầu tư đem lại
+ Doanh thu tăng thêm qua các năm:
Trong giai đoạn 2006-2010 doanh thu qua các năm đều tăng, nhưng tốc độ
tăng không đều nhau. Doanh thu năm 2007 tăng 96,09% so với năm 2006, doanh
thu năm 2008 tăng 167,28% so với năm 200, tăng gần gấp đôi so với giai đoạn
2006-2007. giai đoạn 2007-2008, có sự tăng trưởng cao nhất, 167,28% tương đương
với sản lượng tăng 5.049,4 tấn, đến giai đoạn 2008 – 2009 thì tốc độ tăng lại giảm
đi, doanh thu năm 2009 đạt 774,5 tỉ đồng tăng 24,08% so với năm 2008. .
- Sản lượng gia tăng:
Sản lượng năm 2007 so với năm 2006 chỉ tăng 16%, song từ năm 2008 đã
tăng so với năm 2007 là 64%, và năm 2009 so với năm 2008 tăng 61%. Năm 2010
so với năm 2009, sản lượng tăng 6%, Năm 2010 xuất khẩu chiếm 10-15% sản
lượng tiêu thụ, tập trung vào các mặt hàng như Tipo, Salsa, cracker và thị trường
tiêu thụ chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
- Lợi nhuận tăng thêm qua các năm:
Giai đoạn 2006-2010 lợi nhuận của Hữu Nghị mỗi năm đều tăng nhưng chỉ ở
mức thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành nhưng sự tăng trưởng lại rõ rệt, tỷ lệ
tăng trưởng qua các năm lại khá cao, năm 2007 tăng gần 385% so với năm 2006,
năm 2010 tăng 8.78% so với năm 2009. Điều này làm đóng góp phần vào tái cấu
trúc nguồn vốn cho doanh nghiệp.
3.4 Hiệu quả đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Doanh thu/ vốn đầu tư:
Giai đoạn 2006-2008 tỷ lệ doanh thu/vốn đầu tư tăng dần qua các năm và tỷ
lệ này giảm qua các năm 2009 – 2010 so với các năm 2008, trung bình cả giai đoạn
tỷ lệ này là 13,53 lần. Sở dĩ như vậy là do cuối năm 2008 - 1010 doanh nghiệp có
đầu tư mở rộng thêm các nhà máy tại chi nhánh Quy Nhơn, Bình Dương và mở
vii
thêm chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh, việc này đã làm tăng giá trị của vốn đầu
tư do tài sản đầu tư là tài sản cố định có giá trị lớn, hơn nữa thị trường mà công ty
mới mở rộng trong giai đoạn 2008-2010 là khu vực phía Nam – đây là thị trường
mới, chưa phải là thị trường truyền thống nên việc thâm nhập thị trường không hề
dễ dàng.
- Chỉ tiêu doanh thu tăng thêm/ vốn đầu tư
Năm 2007 đạt 5,5% so với năm 2006. Năm 2009 do nền kinh tế gặp nhiều
khó khăn và do đầu tư mở rộng các chi nhánh mới nên chỉ tiêu năm này có giá trị
thấp nhất (đạt 2.5% so với năm 2008), năm 2008 do việc mở rộng chi nhánh tại Hà
Nam đã đi vào hoạt động tốt, ổn định, các máy móc thiết bị được đầu tư đi vào hoạt
động tối đa công suất làm tăng đáng kể sản lượng cũng như doanh thu nên chỉ tiêu
này có giá trị khá cao
- Lợi nhuận/vốn đầu tư
Đây là chỉ tiêu thể hiện tỷ lệ tương ứng giữa lợi nhuận thu được so vốn đầu
tư bỏ ra hàng năm của doanh nghiệp. Qua bảng trên ta thấy tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu
tư của Hữu Nghị tăng khá đều qua các năm, bình quân 25,76% đạt mức trung bình,
trong khi doanh thu tăng đều qua các năm thì tỷ lệ lợi nhuận/vốn đầu tư tăng chậm
và có sự dao động nhỏ qua các năm.
- Lợi nhuận tăng thêm/vốn đầu tư
Giai đoạn 2006 – 2010 mặc dù vẫn đạt sự tăng trưởng doanh thu cũng như
sản lượng nhưng lợi nhuận tăng thêm/vốn đầu tư chỉ ở mức khiêm tốn và thất
thường qua các năm.
- Hiệu quả lao động và thu nhập của người lao động
Thu nhập của người lao động không ngừng được tăng lên, bình quân năm
2006 đạt 1.380.000 đ/người/tháng, tăng 52,63% so với năm 2005, đến năm 2007 thu
nhập bình quân đạt 1.980.000 đ, tăng 43.48% so với năm 2006. Năm 2010 Thu
nhập bình quân đạt 2,86 triệu đồng/tháng tăng 3,7% so với thực hiện năm 2009. Với
nhu cầu lao động hàng năm bình quân cho giai đoạn 2006-2010 là gần 1.700 người/
năm, đã giải quyết được lượng lao động đáng kể cho nền kinh tế, lượng lao động
viii
cần dự kiến sẽ tăng nhiều trong thời gian tới.
- Thị phần tăng thêm
Thị trường tiêu thụ SP của công ty tương đối ổn định và tiếp tục duy trì phát
triển: Thị trường Miền Nam với 38 nhà phân phối trên 21 tỉnh thành phố, dân số
lớn 34-35 triệu người, Sản lượng tiêu thụ chiếm từ 15% - 16% tổng sản lượng toàn
công ty. Thị trường Miền Trung cồm 16 nhà phân phối cho11tỉnh thành với dân số
12 triệu người. Sản lượng tiêu thụ 5% -6% tổng sản lượng công ty. Phía bắc gồm 58
nhà phân phối trên 31tỉnh thành, dân số khoảng 42 triệu người . sản lượng tiêu thụ
chiếm hơn 70% tổng sản lượng tiêu thụ của Công ty.
Thị trường xuất khẩu chiếm 10-15% sản lượng tiêu thụ, tập trung vào các
mặt hàng như Tipo, Salsa, cracker chủ yếu là Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông.
3.5 Tồn tại trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Chưa đa dạng hóa các kênh huy động vốn
- Cơ cấu phân bổ vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh chưa hợp lý
- Sử dụng vốn đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh
- Một số hạng mục trong đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh còn nhiều hạn chế
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG ĐẦU TƯ
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CP THỰC PHẨM HỮU NGHỊ ĐẾN 2015
4.1 Xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp
Công ty đã đầu tư đổi mới công nghệ một số dây chuyền nhưng chủ yếu
bằng vốn vay với chi phí khá cao. Vì vậy, Công ty nên xây dựng và lựa chọn các dự
án đầu tư có hiệu quả, chủ động tìm kiếm nguồn vốn thích hợp, khai thác tối đa các
nguồn vốn bên trong, đảm bảo với chi phí huy động là thấp nhất.
ix
4.2 Nâng cao khả năng huy động vốn và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
4.2.1 Nâng cao khả năng huy động vốn
- Huy động vốn qua tín dụng ngân hàng
Công ty cần xây dựng kế hoạch tài chính trong cả ngắn hạn và dài hạn dựa
trên các chiến lược đầu tư của mình. cần phải thực hiện đúng các cam kết với các
ngân hàng Thương Mại để không ngừng gia tăng uy tín của công ty.
- Tăng vốn cổ phần
Phát hành cổ phiếu mới và cổ phiếu thưởng cho các cổ đông hiện hữu từ
nguồn lợi nhuận chưa phân phối. Tại thời điểm hiện tại chưa nên phát hành cổ phiếu
mới hoặc cổ phiếu thưởng cho các cổ đông, tuy nhiên đây là kênh huy động vốn
trung và dài hạn quan trọng mà công ty cần quan tâm.
4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư
- Xây dựng kế hoạch sử dụng vốn cụ thể cho từng giai đoạn và cho từng
hạng mục cụ thể, từng nguồn vốn để nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn
- Quán triệt các kế hoạch đến từng bộ phận và cán bộ liên quan:
- Phân bổ vốn một cách hợp lý:
4.3 Đầu tư nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
- Phải có kế hoạch xây dựng, đào tạo đội ngũ lao động rõ ràng
- Lựa chọn nội dung và hình thức đào tạo phù hợp với điều kiện thực tế của
công ty, hướng vào đối tượng cụ thể
- Bố trí và phân công công việc thích hợp.
- Đầu tư cải thiện điều kiện lao động và nâng cao chất lượng môi trường làm việc
4.4 Tăng cường đầu tư đổi mới, nâng cao trình độ công nghệ
- Xây dựng phương án, kế hoạch mua sắm máy móc thiết bị
- Ưu tiên mua sắm các thiết bị mới tránh mua lại các máy móc cũ lạc hậu.
Ngoài việc thuê tài chính như hiện nay công ty có thể dùng hình thức thuê tài sản
hoạt động phục vụ cho các sản phẩm mang tính mùa vụ, việc này giúp Công ty có
thể lựa chọn trang thiết bị hiện đại mà không phải chịu bất cứ sự lạc hậu nào về kỹ
thuật và dễ dàng hơn trong việc huy động vốn vay.
x
- Cùng với đầu tư đổi mới công nghệ là việc khai thác sử dụng tốt thiết bị
công nghệ hiện có
4.5 Tăng cường đầu tư cho hoạt động marketing
- Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu thị trường
Nâng cao chất lượng hoạt động Marketing, thị trường sẽ giúp cho Công ty có
thể đẩy mạnh việc tiêu thụ SP, mở rộng thị trường, nâng cao sức cạnh tranh của
mình, mà việc này từ trước tới nay chưa được Công ty đầu tư một cách thích đáng.
- Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, xúc tiến thương mại, tham gia hội chợ
triển lãm trong và ngoài nước, tổ chức các sự kiện, tuyên truyền các sự kiện nhằm
xây dựng quảng bá hình ảnh của công ty vào các thị trường mới, thiết lập các mối
quan hệ khách hàng lâu dài, xây dựng hệ thống các cửa hàng.
- Đào tạo cán bộ marketing chuyên nghiệp. Cần bổ sung chuyên viên nghiên
cứu thị trường chuyên trách.
4.6 Tăng cường đầu tư nghiên cứu phát triển sản phẩm:
- Cần tăng phân bổ vốn cho công tác nghiên cứu và phát triển sản phẩm:
Cần phải tăng vốn đầu tư cho công tác nghiên cứu nhằm nhằm đẩy nhanh
tiến độ, rút ngắn thời gian từ nghiên cứu trong qui mô phòng thí nghiệm cho đến khi
đi vào sản xuất thực tế, tận dụng cơ hội là người đi trước trong các sản phẩm mới.
- Đầu tư máy móc thiết bị hiện đại cho bộ phận nghiên cứu và phát triển. Hệ
thống thông tin cũng cần được chú trọng để bộ phận này cập nhật những thông tin
về công nghệ và kĩ thuật mới nhất.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ nghiên cứu & triển khai. Để hoạt động hiệu
quả bộ phận này đòi hỏi những thành viên có trình độ, kinh nghiệm , có khả năng
nghiên cứu và sáng chế.
4.7 Nâng cao hiệu quả quản lý đầu tư
Có định hướng, chiến lược rõ ràng trong công tác đầu tư, tập trung thực hiện
dứt điểm các dự án đề ra.
Hoàn thiện qui chế đầu tư, quản lý đầu tư đảm bảo nâng cao hiệu quả của
công tác đầu tư.
xi
Tăng cường năng lực chuyên môn, hiểu biết về các lĩnh vực đầu tư cho cán
bộ quản lý chuyên trách
Có cơ chế kiểm soát, kiểm tra theo dõi công tác đầu tư, cũng như có chế độ
khen thưởng, kỷ luật, khuyến khích vật chất và tinh thần.
Thường xuyên mời các chuyên gia tư vấn, thảo luận và cập nhật thông tin
cho cán bộ quản lý, tham gia cùng với các dự án sắp triển khai của công ty.
4.8 Giải pháp khác
- Mở rộng đầu tư liên kết với các DN cùng ngành bánh kẹo để có thể trao đổi
trong kinh doanh, tận dụng và phát huy được lợi thế của nhau đẩy mạnh thương mại
phát triển
- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, xây dựng mới các cửa hàng bán bánh kẹo
tạo sự thuận tiện cho khách hàng đi mua sắm
- Đầu tư cho hoạt động xây dựng thương hiệu và uy tín của công ty
- Xây dựng văn hoá kinh doanh của công ty
xii
1
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường nhất là khi Việt Nam là thành
viên của Tổ chức thương mại thế giới thì môi trường sản xuất kinh doanh luôn biến
động không ngừng, các doanh nghiệp không chỉ có các cơ hội mà còn phải đối mặt
với những thách thức và cạnh tranh quyết liệt trong điều kiện mới. Các doanh
nghiệp trong ngành thực phẩm chế biến nói chung và sản xuất bánh kẹo nói riêng
cũng phải đối mặt với những thách thức to lớn đó, nhiều doanh nghiệp chế biến
thực phẩm đã ý thức được vấn đề này nên mở rộng đầu tư, tìm đối tác chiến lược,
hoàn thiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hoá công nghệ.
Do đó, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh trong mỗi doanh nghiệp chế
biến thực phẩm đã trở thành ưu tiên quan trọng trong định hướng phát triển sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty CP thực phẩm Hữu Nghị là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và chế biến thực phẩm, sản phẩm chính của công ty là các loại mặt hàng bánh
kẹo. Kể từ khi được CP hóa, hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty đã được chú trọng, thị trường tiêu thụ của Công ty ngày càng ổn định và
đang được mở rộng ở nhiều nước trên thế giới và khu vực. Tuy nhiên, bên cạnh
những thành tựu đạt được, đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cp thực
phẩm Hữu Nghị trong thời gian qua vẫn còn dàn trải, MMTB ít được trang bị mới,
các hoạt động nghiên cứu và phát triển còn sơ sài, chưa mang tính đồng bộ, nguồn
nhân lực chưa được đầu tư mạnh Ngày nay, trong bối cảnh Việt Nam đã gia nhập
thị trường toàn cầu, trước những thách thức và sự thay đổi của thị trường, công ty
cần phải có những chiến lược, mục tiêu, hành động và các kế hoạch cụ thể phù hợp
hơn nữa, do đó đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh là lựa chọn tất yếu để để công
ty có thể tồn tại và phát triển bền vững.
Nhận thức được tầm quan trọng của việc đầu tư nâng cao năng lực cạnh
2
tranh của doanh nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm, là một thành viên của công
ty cp thực phẩm Hữu Nghị, với mong muốn được góp phần vào sự phát triển của
công ty, em chọn đề tài: “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh tại công ty CP
thực phẩm Hữu Nghị”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh và đầu tư nâng cao năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh công ty
cổ phần thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2006 – 2010.
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường đầu tư nâng cao
năng lực cạnh tranh của công ty cp thực phẩm Hữu Nghị đến 2015.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của
công ty CP thực phẩm Hữu Nghị.
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng đầu tư nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty CP thực phẩm Hữu Nghị giai đoạn 2006 – 2010.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp khảo sát, thống kê, mô tả, so sánh, phân tích
– tổng hợp để xử lý số liệu. Ngoài ra, trong luận văn còn sử dụng các sơ đồ, bảng
biểu và đồ thị để tăng thêm tính trực quan và tính thuyết phục cho những lập luận
của mình.
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan
Đề tài “ Marketing đối với sản phẩm bánh trứng nướng tipo tại công ty cp
thực phẩm Hữu Nghị trên thị trường Việt Nam” của sinh viên Nguyễn Thị Hương
Trà trường Đại học kinh tế quốc dân. Đề tài đã đưa ra những lý luận về marketing
đối với thị trường bánh kẹo nói chung và mặt hàng tipo nói riêng, nghiên cứu lịch
sử ra đời cũng như những lợi ích của sản phẩm tipo và thực trạng các hoạt động
marketing của sản phẩm bánh trứng tipo trên thị trường Việt Nam của công ty cp
thực phẩm Hữu Nghị, những thuận lợi, khó khăn và sự tác động đe dọa tới sản
3
phẩm, từ đó đưa ra được giải pháp marketing mix cho sản phẩm tipo. Đề tài sử dụng
phương pháp nghiên cứu thu thập dữ liệu thông qua thông tin thứ cấp, sơ cấp: bằng
bàn giấy và bằng bảng hỏi của khách hàng là người tiêu dùng để đánh giá việc sử
dụng bánh trứng nướng tipo. Sử dụng phương pháp phân tích và xử lý số liệu…
Đề tài “ Thực trạng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu
động tại công ty cp thực phẩm Hữu Nghị” của sinh viên Lục Phương Liên – khoa tài
chính – Học viện ngân hàng. Đề tài đã đưa ra đưa ra các cơ sở lý luận về vốn lưu động
và hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp, các nguồn hình thành vốn lưu động
trong doanh nghiệp và một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong
doanh nghiệp. Trên cơ sở đó đề tài tập trung nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng
vốn lưu vốn lưu động tại công ty cp thực phẩm Hữu Nghị, nhận xét tổng quát về tình
hình sử dụng vốn lưu động tại công ty và đưa ra một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn lưu động cũng như kiến nghị đề xuất nhằm giúp công ty hoàn thiện hơn công
tác quản lý vốn lưu động trong quá trình sản xuất kinh doanh.
Đề tài “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo
việt nam trên thị trường nội địa( lấy công ty cp thực phẩm Hữu Nghị làm đơn vị
nghiên cứu)” của sinh viên Lê Thị Hoa – khoa kinh tế - trường Đại học thương mại.
Đề tài trình bày các khái niệm về bánh kẹo, phát triển thương mại, thị trường, thị
trường nội địa, các lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại, đồng thời cũng
nêu ra vai trò, nội dung yêu cầu của chính sách thị trường nhằm phát triển thương
mại sản phẩm bánh kẹo việt nam trên thị trường nội địa. Đề tài tập trung nghiên cứu
thực trạng bánh kẹo Việt Nam nói chung và thị trường bánh kẹo của công ty cp thực
phẩm Hữu Nghị nói riêng, các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển thương mại sản
phẩm bánh kẹo Việt Nam trong đó nhấn mạnh phân tích ảnh hưởng của nhân tố thị
trường tới phát triển thương mại sản phẩm bánh kẹo Việt nam trên thị trường nội
địa. Xuất phát từ việc phân tích đánh giá thực tế thực trạng thị trường sản phẩm
bánh kẹo Việt Nam trên thị trường nội địa, đề tài đưa ra các giải pháp về chính sách
thị trường nhằm phát triển thương mại sp bánh kẹo việt nam nói chung và đối với
công ty cp thực phẩm Hữu Nghị nói riêng.
Đề tài “ Nghiên cứu dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến thực
4
phẩm Hưng Yên – Công ty cp thực phẩm Hữu Nghị” của sinh viên Lưu Thị Dung –
khoa kinh tế và kinh doanh quốc tế - trường Đại học ngoại thương. Đề tài đã nêu lên
được sự cần thiết phải đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, nêu
lên được những khó khăn cũng như thuận lợi trong quá trình lập, triển khai dự án,
các chỉ tiêu hiệu quả của dự án, từ đó đưa ra giải pháp để khắc phục xử lý những
vướng mắc, khó khăn, đảm bảo cho dự án được phát triển theo đúng kế hoạch đề ra.
Đề tài “ Hoạt động truyền thông marketing của Công ty Cổ phần Thực phẩm
Hữu Nghị ” sinh viên Nguyễn Khắc Tùng – khoa ngân hàng – trường Đại học kinh
tế quốc dân. Đề tài đưa ra những cơ sở lý luận về hoạt động quảng cáo và tổng quan
các hoạt động quảng cáo trong lĩnh vực bánh kẹo tại Việt Nam, quy trình xây dựng
một kế hoạch quảng cáo cho sản phẩm, đề cập đến thị trường bánh kẹo việt nam,
các nhân tố ảnh hưởng đến quảng cáo trong ngành bánh kẹo. Trên cơ sở những lý
luận về quảng cáo, đề tài phân tích thực trạng các hoạt động quảng cáo của công ty
cp thực phẩm Hữu Nghị. Trên cơ sở nghiên cứu hoạt động quảng cáo tại công ty cổ
phần thực phẩm Hữu Nghị và các điều kiện khác của môi trường kinh doanh, đề tài
đề xuất các giải pháp giúp của Công ty cp thực phẩm Hữu Nghị hoàn thiện và nâng
cao hiệu quả họat động quảng cáo của công ty. Phương pháp được sử dụng phương
pháp so sánh, mô tả, phân tích, tổng hợp, thu thập số liệu.
Đề tài “ Năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần sữa Việt Nam Vinamilk
trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” sinh viên Nguyễn Mỹ Hạnh – Trường đại
học ngoại thương. Đề tài làm sáng tỏ lý luận về cạnh tranh, năng lực cạnh tranh
thông qua việc nghiên cứu quá trình phát triển và năng lực cạnh tranh của công ty
Vinamilk nhằm đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Vinamilk trong bối cảnh hội nhập quốc tế. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để
nghiên cứu đề tài này là phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp diễn giải
quy nạp, phương pháp mô tả khái quát
Đề tài “ Đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân Hàng thương mại cổ
phần các Doanh Nghiệp Ngoài quốc Doanh (VPBank)”. Đề tài nêu lên thực trạng
của đầu tư tại ngân hàng Vpbank và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng