Tải bản đầy đủ (.doc) (124 trang)

Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.31 KB, 124 trang )

1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu:
Đạo đức kinh doanh không còn là khái niệm mới mẻ đối với các
doanh nghiệp Việt Nam. Nhưng theo nhận định của tác giả đây là vấn đề
vẫn mang tính thời sự rất cao mặc dù đã có rất nhiều tác giả nghiên cứu
về vấn đề này dưới các hình thức bài báo, sách, giáo trình, tiểu luận, luận
văn như:
- Đề tài của TS Nguyễn Hoàng Ánh, Đại học Ngoại Thương, Hà
Nội về đề tài “Phân tích thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức
kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam”, năm 2006, đề tài có đi
sâu vào phân tích thực trạng của đạo đức kinh doanh cả nền kinh tế Việt
Nam tại thời điểm nghiên cứu nhưng do việc phân tích lí luận mới chỉ
dừng lại ở việc tìm hiểu khái niệm đạo đức kinh doanh nên các đánh giá
đưa ra còn chung chung.
- Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ em nghiên cứu về đề tài: “Phân tích
thực trạng và các giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các
doanh nghiệp Việt Nam”, năm 2011, luận văn nghiên cứu đạo đức kinh
doanh trong phạm vi các doanh nghiệp ở Hà Nội và đạo đức kinh doanh
được đặt trong thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội để nghiên
cứu nên nghiên cứu về mặt lí luận đưa ra còn bị giới hạn, chưa đầy đủ.
1 | P a g e
2
- Luận án tiến sĩ triết học của Đinh Công Sơn về vấn đề “ Xây dựng
đạo đức kinh doanh ở nước ta hiện nay”, năm 2014, đây một đề tài
nghiên cứu về đạo đức kinh doanh trong phạm vi rất rộng đó là toàn bộ
nền kinh tế nước ta từ khi chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa. Tác giả đã có sự khảo sát và tổng kết từ những công trình
nghiên cứu trước đó để kế thừa, bổ sung thêm những tình hình mới trong
việc xây dựng đạo đức kinh doanh của nước ta thời gian gần đây để đưa
ra những đánh giá của mình. Theo nhận định của tác giả đạo đức kinh


doanh ở Việt Nam đã có những thành tựu ban đầu song bên cạnh đó vẫn
còn rất nhiều hạn chế. Từ đó tác giả đã đưa ra một loạt các giải pháp
nhằm xây dựng đạo đức kinh doanh ở nước ta.
Ngoài ra còn rất nhiều các công trình nghiên cứu của các tác giả
khác và bài tiểu luận do học sinh, sinh viên ở các trường thực hiện về vấn
đề đạo đức kinh doanh. Các bài luận được các giáo viên dạy các môn
Văn hóa doanh nghiệp hay các môn học có đề cập đến đạo đức kinh
doanh đưa ra làm bài tập cho học sinh. Nhìn chung các bài tiểu luận này
tập chung phân tích tình hình hình thực tế của đạo đức kinh doanh, do
giới hạn của thời gian và phạm vi nghiên cứu nên vẫn đề vẫn chưa được
đi sâu.
2.Tính cấp thiết của đề tài.
2 | P a g e
3
Tỷ lệ ung thư tại Việt Nam đang gia tăng một cách nhanh chóng.
Theo thống kê của Viện nghiên cứu phòng chống ung thư Việt Nam thì
Việt Nam là nước có bệnh nhân ung thư nhiều nhất trên thế giới. Tỷ lệ
các cuộc khảo sát năm 2011 cho thấy Việt Nam có bệnh nhân tử vong vì
ung thư dạ dày cao gấp 5 lần so với Lào, Thái Lan, Philipin và các nước
trong khu vực châu Á.
Tại hội nghị khoa học quốc tế về phòng chống ung thư tổ chức ở
bệnh viện Bạch Mai tháng 4/2013, ông Mai Trọng Khoa, Phó giám đốc
bệnh viện Bạch Mai đã cho biết, số tử vong do ung thư hàng năm ở Việt
Nam lên đến 82.000 trường hợp, tỉ lệ tử vong/mắc lên đến 73,5% và vào
loại cao hàng đầu thế giới (tỉ lệ tử vong/mắc ở bệnh nhân ung thư chung
toàn thế giới là 59,7%).
Vậy đâu là nguyên nhân cho thực trạng trên?
Ung thư được gây ra bởi rất nhiều nguyên nhân nhưng theo các
chuyên gia thì chủ yếu do nguồn nước và các loại thực phẩm chứa chất
độc hại mà người dân phải sử dụng hàng ngày. Thời gian gần đây gần

đây, dư luận không ít hoang mang với vụ bún có chất tẩy trắng gây ung
thư, 80% rau ngót được tắm thuốc kích thích, thuốc sâu, 90% mẫu nước
uống bày bán tại vỉa hè Hà Nội (được kiểm tra ngẫu nhiên) bị phát hiện
nhiễm khuẩn E.coli, khô mực xé đốt cháy tỏa ra mùi nilon Qua các
3 | P a g e
4
thông tin được đăng tải trên các trang báo hàng ngày mà thấy xót xa cho
người dân Việt Nam, thiết nghĩ ăn để sống, để thưởng thức tận hưởng
vậy mà người dân ta “ăn cũng chết mà không ăn cũng chết”.
Để tình trạng thực phẩm bị nhiễm độc tràn lan và Việt Nam lọt vào
top 20 nước có số bệnh nhân ung thư nhiều nhất thế giới như hiện nay, ai
phải chịu trách nhiệm? Tất nhiên, nguyên nhân sâu xa nhất vẫn là từ sự
suy thoái đạo đức và lương tâm con người, người sản xuất lương thực,
thực phẩm chỉ còn biết đến tiền đến lợi nhuận mà quên hết đi hai chữ
“nhân đức”. Nhưng lỗi chính là do sự buông lỏng quản lý của các cơ
quan nhà nước, sự chồng chéo trong việc xác định trách nhiệm về vệ sinh
an toàn thực phẩm dẫn đến hiện trạng đáng buồn là “cha chung không ai
khóc”. Để khắc phục suy nghĩ sai lầm và góp phần nâng cao nhận thức
của các nhà sản xuất kinh doanh Việt Nam về đạo đức kinh doanh chúng
em đã lựa chọn đề tài: “Đạo đức kinh doanh – Thực trạng và giải pháp ”
để nghiên cứu.
3.Mục đích nghiên cứu
Làm rõ thực chất đạo đức và đạo đức kinh doanh.
Thực trạng kinh doanh hiện nay của doanh nghiệp tại Việt Nam.
Đề xuất giải pháp.
4. Đối tượng nghiên cứu
4 | P a g e
5
Đề tài nghiên cứu đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp hoạt
động kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam ( bao gồm các doanh nghiệp tư

nhân, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn… và các doanh
ngiệp nước ngoài hoạt động kinh doanh có trụ sở trên lãnh thổ Việt
Nam).
5. Phạm vi nghiên cứu:
Đạo đức kinh doanh được nghiên cứu dưới góc độ nghĩa rộng, là
toàn bộ các nhân tố đạo đức trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
Không gian : Các doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty
trách nhiệm hữu hạn… và các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động kinh
doanh có trụ sở trên lãnh thổ Việt Nam.
Thời gian: Lấy số liệu từ năm 2007 đến năm 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài kết hợp các phương pháp thường sử dụng trong nghiên cứu
về kinh tế - tài chính như:
+ Phương pháp luận: tư duy trừu tượng.
+ Phương pháp nghiên cứu 1 vấn đề cụ thể.
5 | P a g e
6
+ Phân tích dự báo để đưa ra các giải pháp nâng cao đạo đức kinh
doanh ở Việt Nam.
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu báo cáo kết quả thực tế để tìm ra
các vẫn đề cần giải quyết.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo đề
tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Những lý luận cơ bản về đạo đức kinh doanh.
Chương 2: Thực trạng đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp tại
Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao đạo đức kinh doanh cho các doanh
nghiệp Việt Nam.

6 | P a g e
7
CHƯƠNG 1
NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH
1.1 KHÁI QUÁT VỀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.
1.1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1.1 Khái niệm đạo đức
7 | P a g e
8
Theo quan điểm của chủ nghĩ duy vật lịch sử, đạo đức là một hiện
tượng xã hội, một hình thái ý thức đặc thù, phản ánh các mối quan hệ
hiện thực bắt nguồn từ bản thân cuộc sống của con người và xã hội loài
người. Có rất nhiều khái niệm khác nhau về đạo đức: “ Đạo đức là tập
hợp những quan điểm của một xã hội, của một tầng lớp xã hội, của một
tập hợp người nhất định về thế giới, về cách sống. Nhờ đó con người
điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích của cộng đồng
xã hội” .
Tuy nhiên nhìn nhận từ góc độ khoa học, “đạo đức là một bộ môn
khoa học nghiên cứu về bản chất tự nhiên của cái đúng – cái sai và phân
biệt khi lựa chọn giữa cái đúng- cái sai, triết lý về cái đúng- cái sai, quy
tắc hay chuẩn mực chi phối hành vi của các thành viên cùng một nghề
nghiệp” ( theo từ điển điện tử American Heritage Dictionary).
Do những khái niệm trên nên khi nói đến danh từ đạo đức cần lưu ý
một số đặc điểm thuộc về bản chất như sau:
Thứ nhất, đạo đức là một ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội, đạo
đức là cái có sau và bị tồn tại xã hội quy định.
Thứ hai, chức năng chính của đạo đức là điều chỉnh và đánh giá
hành vi của con người trong xã hội.
8 | P a g e
9

Thứ ba, đạo đức điều chỉnh hành vi của con người dựa trên những
quan niệm và các chuẩn mực và quy tắc được xã hội thừa nhận.
Những chuẩn mực và quy tắc đạo đức gồm: Độ lượng, khoan dung,
chính trực, khiêm tốn, dũng cảm, trung thực, thiện, ác, tàn bạo, tham lam,
kiêu ngạo, hèn nhát, phản bội, bất tín…
Thứ tư, đạo đức có tính giai cấp, tính dân tộc và tính nhân loại.
1.1.1.2 Khái niệm kinh doanh.
Theo điều 2 khoản 4 luật Doanh nghiệp 2005 : Kinh doanh là việc
thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ
sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi cho chủ thể (kinh doanh).
1.1.1.3 Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có nhiều cách hiểu khác nhau về văn hóa trong đó có ý kiến cho
rằng : “ Mọi vật chất có thể biến mất đi nhưng cái còn lại sau cùng chính
là văn hóa” hay quan điểm “Văn hoá phản ánh và thể hiện một cách tổng
quát, sống động mọi mặt của cuộc sống đã diễn ra trong quá khứ, cũng
như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng bao nhiêu thế kỷ nó đã cấu
thành một hệ thống các giá trị, truyền thống, thẩm mỹ và lối sống và dựa
trên đó từng dân tộc khẳng định bản sắc riêng của mình”. . Bất kể quốc
9 | P a g e
10
gia nào, tổ chức nào, giáo phái nào muốn trường tồn thì phải có văn hóa
riêng và doanh nghiệp cũng không nằm ngoài quy luật đó.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, khi doanh nghiệp bước vào
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cạnh tranh càng
trở nên gay gắt thì việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa kinh
doanh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Bởi chính điều này sẽ góp
phần thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Tuy nhiên không
phải doanh nghiệp nào cũng có cái nhìn chính xác về văn hóa doanh
nghiệp nhất là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có thể hiểu: Văn

hoá doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong
suốt quá trình tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các
giá trị, các quan niệm và tập quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của
doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm, nếp suy nghĩ và hành vi của mọi
thành viên trong doanh nghiệp để theo đuổi và thực hiện các mục đích
của doanh nghiệp.
Cũng như văn hoá nói chung, văn hoá doanh nghiệp có những đặc
trưng cụ thể riêng biệt. Văn hoá doanh nghiệp là sản phẩm của những
người cùng làm trong một doanh nghiệp và đáp ứng nhu cầu giá trị bền
vững. Nó xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong
doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao và ứng xử theo các giá trị đó.
10 | P a g e
11
Văn hoá doanh nghiệp còn góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh
nghiệp và được coi là truyền thống của riêng mỗi doanh nghiệp.
1.1.1.4 Khái niệm đạo đức kinh doanh.
Đạo đức kinh doanh là một dạng của đạo đức nghề nghiệp, được áp
dụng trong lĩnh vực kinh doanh, bao gồm các nguyên tắc chuẩn mực đạo
đức có tác dụng điều chỉnh, đánh giá và hướng dẫn hành vi của các chủ
thể hoạt động kinh doanh, chúng được những người hữu quan tự nguyện,
tự giác thực hiện và chịu sự ảnh hưởng rất lớn của trình độ phát triển
kinh tế, văn hóa, xã hội nơi mà doanh nhân, chủ doanh nghiệp sinh sống
và tạo dựng cơ nghiệp.
Đạo đức kinh doanh là một trong những căn cứ quan trọng để một
người hay một tổ chức định hình các quyết định, hành động và sau đó
được đánh giá từ bên trong ra bên ngoài. Chúng có thể được coi là đúng
đắn hoặc không đúng đắn, tùy thuộc cách biện giải của những người hữu
quan.
1.1.2 Sự cần thiết cuả đạo đức kinh doanh.
“Đạo đức kinh doanh là hành vi đầu tư vào tương lai. Khi doanh

nghiệp tạo tiếng tốt sẽ lôi kéo khách hàng. Và đạo đức xây dựng trên cơ
sở khơi dậy nét đẹp tiềm ẩn trong mỗi con người luôn được thị trường
ủng hộ”
11 | P a g e
12
Giáo sư tiến sĩ Koenraad Tommissen cho biết: “Đạo đức trong kinh
doanh là vấn đề nền tảng của mọi giá trị, là phần không thể tách rời của
mọi hoạt động, là kim chỉ nam, là yếu tố cơ bản tạo ra danh tiếng cho
một công ty. Đạo đức là nền tảng của sự thành công và phát triển bền
vững. Ông nhấn mạnh: đạo đức được đặt ra và thể hiện khi có sự tương
tác với các đối tác, qua cách cư xử với khách hàng, cơ quan chính quyền,
báo chí… Có những doanh nghiệp công bố rất nhiều các chuẩn mực về
đạo đức nhưng nhân viên không biết hoặc không nhớ, điều này sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh công ty”.
Các doanh nghiệp kinh doanh ngày nay được mong chờ sẽ đáp ứng
những tiêu chuẩn về hành vi kinh doanh có trách nhiệm vượt xa những
mong đợi truyền thống. Mặc dù người ta thường nói về kinh doanh theo
ý nghĩa sản phẩm, việc làm và lợi nhuận, khắp nơi trên thế giới đều thừa
nhận rằng một doanh nghiệp kinh doanh vẫn là một thành viên trong
cộng đồng. Việc theo đuổi mục tiêu lợi nhuận và sự tiến bộ kinh tế không
có nghĩa là doanh nghiệp được phép bỏ qua các quy chuẩn, giá trị, những
chuẩn mực tôn trọng, sự liêm chính và chất lượng của cộng đồng.
1.1.3 Các nguyên tắc và chuẩn mực của đạo đức kinh doanh.
1.1.3.1 Tính trung thực.
Đây là tiêu chuẩn hàng đầu về đạo đức kinh doanh và cũng là tiêu
chí cơ bản để xây dựng đạo đức kinh doanh. Trung thực, giữ chữ tín
12 | P a g e
13
trong kinh doanh có nghĩa là các doanh nhân phải luôn trung thực trong
việc chấp hành luật pháp của Nhà nước, luôn trung thực trong giao tiếp

với bạn hàng (trong giao dịch, đàm phám và kí kết hợp đồng) với người
tiêu dùng và trung thực ngay cả với bản thân, không hối lộ, tham ô, thụt
két, chiếm công vi tư dù hàng ngày, hàng giờ vẫn quản lý, tiếp xúc với
hàng hóa, tiền bạc của công ty, lại nắm trong tay quyền quyết định, cũng
có thể không ai biết việc mình làm ngoài lương tâm của mình. Tính trung
thực còn được thể hiện qua việc không dùng các thủ đoạn gian dối, xảo
trá để kiếm lời, giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh, nhất quán trong
lời nói và hành động.
1.1.3.2 Tôn trọng con người.
Sự tôn trọng tạo cho con người lòng tự tin và tính độc lập. Khi sự
tôn trọng không được đáp ứng người ta tin rằng họ không được người
khác chấp nhận nên sinh ra ác cảm, tự ti. Do đó để xây dựng đạo đức
kinh doanh tốt các doanh nghiệp cần quan tâm tôn trọng đến ba nhóm đối
tượng sau
Thứ nhất, đối với những ngươi cộng sự dưới quyền không bao giờ
đánh giá con người nhân viên, chỉ đánh giá trên phương diện công việc,
mọi người trong bộ phận đều phải được đối xử công bằng, không được
quyền đối xử tệ với bất kỳ ai, luôn tin tưởng họ khi giao việc, luôn động
viên, khuyến khích, tôn trọng tiềm năng phát triển của nhân viên, không
13 | P a g e
14
bao giờ bắt nhân viên mình phải làm những việc mà chính bản thân mình
không muốn làm, tôn trọng thời gian và các quyền hạn hợp pháp khác
của nhân viên dưới quyền của mình.
Thứ hai, đối với khách hàng: Khách hàng là người quyết định đến
sự tồn tại và phát triển của công ty. Sự hài lòng của khách hàng là sự
đánh giá tổng hợp trực tiếp của khách hàng về sản phẩm và dịch vụ của
doanh nghiệp, đó là sự công nhận của khách hàng đối với doanh nghiệp,
sản phẩm, dịch vụ và công nhân. Sự tôn trọng đầy đủ đối với khách hàng
mới là nền để nhận được sự hài lòng của khách hàng. Do đó các doanh

nghiệp cần tôn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý của khách hàng.
Thứ 3, đối với đối thủ cạnh tranh nhà kinh doanh có đạo đức không
nhằm triệt tiêu đối thủ cạnh tranh mà có thái độ cạnh tranh lành mạnh,
cạnh tranh bằng tài năng, trí tuệ, bằng uy tín và chất lượng, giá cả, tinh
thần phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.
1.1.3.3 Trung thành và bí mật.
Bí mật kinh doanh là những thông tin mà doanh nghiệp có thể sử
dụng trong hoạt động kinh doanh nhằm cung cấp các cơ hội nâng cao lợi
thế cạnh tranh, duy trì tốc độ tăng trưởng lợi nhuận và thường không
được biết đến ở bên ngoài doanh nghiệp. Trung thành và bí mật đặt ra
yêu cầu cho các nhân viên và các cấp quản lý một lòng vì sự phát triển và
14 | P a g e
15
tồn vong của công ty, trung thành với các nhiệm vụ được giao phó. Ra
sức bảo vệ những bí mật kinh doanh của công ty mình, phải coi công ty,
doanh nghiệp như chính ngôi nhà của mình, các đồng nghiệp là người
thân để cùng nhau giúp doanh nghiệp mình tạo ra những lợi thế cạnh
tranh trên thương trường.
1.1.3.4 Kết hợp hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và lợi ích của khách
hàng, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội.
Bất cứ doanh nghiệp nào hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh đều
hướng tới mục tiêu lợi nhuận. Ở nước ta, trong điều kiện nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, lĩnh vực kinh doanh ngoài mục tiêu
lợi nhuận phải giải quyết hài hòa nhất mối quan hệ giữa lợi ích cá nhân
và lợi ích xã hội, giữa lợi nhuận và đạo đức. Việc giải quyết một cách
hợp lý mối quan hệ này chỉ có nghĩa là chủ thể kinh doanh khi thực hiện
các lợi ích chính đáng của mình, không làm tổn hại đến lợi ích chính
đáng của khách hàng, của xã hội. Các chủ thể kinh doanh khi hướng tới
lợi ích cá nhân mà vẫn tôn trọng lợi ích khách hàng, lợi ích xã hội thì lợi
ích cá nhân mới ổn định và lâu dài.

1.1.4 Nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức kinh doanh
1.1.4.1 Nhân tố bên trong.
1.1.4.1.1 Động cơ, mục đích kinh doanh.
15 | P a g e
16
Là một trong những nhân tố cơ bản quyết định đến đạo đức kinh
doanh. Xác định động cơ, mục đích kinh doanh đúng đắn sẽ giúp các nhà
kinh doanh có nhu cầu về sự thành đạt, say mê kinh doanh, khát vọng về
cuộc sống giàu sang, sung túc hướng tới hoạt động vì mục đích làm giàu
cho cá nhân, gia đình và toàn xã hội.
1.1.4.1.2 Quan điểm đạo đức kinh doanh:
Là hệ thống những tư tưởng, quan niệm về đạo đức kinh doanh. Đó
là hệ thống những nguyên tắc chỉ đạo hành vi đạo đức của nhà kinh
doanh.
Quan điểm đạo đức kinh doanh chịu sự quy định của những quan
điểm đạo đức xã hội. Quan điểm đạo đức của nhà kinh doanh là yếu tố
tâm lý ảnh hưởng, chi phối và điều chỉnh thái độ, hành vi của nhà kinh
doanh.
1.1.4.1.3 Hành vi đạo đức kinh doanh.
Được thể hiện ở chỗ doanh nghiệp không làm trái pháp luật, không
buôn bán hàng giả, hàng quốc cấm, không ăn cắp bản quyền trong sản
xuất, không bóc lột người lao động, không trốn lậu thuế của Nhà nước.
Tạo môi trường làm việc an toàn, quan tâm đến môi trường tự nhiên
xung quanh doanh nghiệp.
16 | P a g e
17
Mối quan hệ giữa hành vi đạo đức kinh doanh và các yếu tố tâm lý
khác như: quan điểm kinh doanh, thái độ của nhà kinh doanh, động cơ,
mục đích kinh doanh được thể hiện: để có một hành vi kinh doanh có đạo
đức thì trước hết nhà kinh doanh cần có quan điểm, động cơ, mục đích,

kinh doanh có tính đạo đức. Quan điểm, động cơ, mục đích quyết định
cách thức hành vi và thúc đẩy hành vi hoạt động. Những lợi ích, lợi
nhuận, những giá trị đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển bền vững của
doanh nghiệp khi mà nhà kinh doanh ý thức được sẽ trở thành động cơ
kích thích, thúc đẩy nhà kinh doanh hoạt động.
1.1.4.2 Nhân tố bên ngoài.
1.1.4.2.1 Môi trường chính trị, luật pháp
Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển
và mở rộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá
nhân trong và ngoài nước. Các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất
lớn tới các hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
1.1.4.2.2 Thể chế xã hội
Việt Nam cũng giống phần lớn các nước đang phát triển khác, có hệ
thống thể chế chưa đồng bộ và còn nhiều bất cập:
- Hệ thống chính sách, pháp luật thiếu đồng bộ, tính ổn định, minh
bạch chưa cao, mức độ rủi ro pháp luật còn lớn, khó dự báo.
17 | P a g e
18
-Bộ máy chính quyền còn quan liêu, sách nhiễu, tiêu cực tham
nhũng, thủ tục hành chính phức tạp, rườm rà.
- Dân trí thấp và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân chưa cao.
1.2. VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH ĐỐI VỚI DOANH
NGHIỆP.
1.2.1. Đạo đức kinh doanh góp phần điều chỉnh hành vi của chủ thể
kinh doanh.
Không một doanh nghiệp nào không hoạt động vì mục đích lợi
nhuận. Lợi nhuận là một trong những căn cứ đánh giá kết quả quá trình
kinh doanh và khả năng duy trì hoạt động của doanh nghiệp. Nhưng nếu
người đứng đầu doanh nghiệp hiểu sai về bản chất của lợi nhuận và coi
đây là mục tiêu duy nhất của doanh nghiệp thì sự tồn vong của doanh

nghiệp có thể bị đe dọa. Vai trò của đạo đức kinh doanh hiện nay vẫn còn
là một vấn đề gây tranh cãi với nhiều ý kiến trái chiều. Nhiều chủ thể
kinh doanh coi đạo đức kinh doanh là hành vi “vị lợi” chứ không “ vị
nhân” tức là chỉ mang đến lợi ích cho xã hội chứ không mang lại lợi ích
cho doanh nghiệp. Do đó chúng ta cùng xem xét vai trò của đạo đức kinh
doanh trong hoạt động của một doanh nghiệp:
Hình 1. Vai trò của đạo đức trong hoạt động kinh doanh
18 | P a g e
Sự n tưởng của khách
hàng và nhân viên
19
Nguồn:
Sự thành công và tồn vong của doanh nghiệp không chỉ đến từ chất
lượng các sản phẩm mà còn đến từ hành vi và phong cách kinh doanh
của các doanh nghiệp. Hành vi kinh doanh thể hiện tư cách của doanh
nghiệp và chính tư cách ấy tác động trực tiếp đến sự thành bại của doanh
nghiệp. Đạo đức kinh doanh trong chiều hướng ấy trở thành nhân tố then
chốt, chiến lược trong việc phát triển doanh nghiệp.
19 | P a g e
Môi trường đạo
đức
Sự trung thành của
nhân viên
Sự thỏa mãn của khách
hàng
Lợi nhuận
Chất lượng tổ chức
20
Từ bao đời nay câu ngạn ngữ Ấn Độ vẫn lưu truyền trong giới kinh
doanh ở các nước có nền kinh tế phát triển : “Gieo tư tưởng gặt hành vi,

gieo hành vi gặt thói quen, gieo thói quen gặt tư cách, gieo tư cách gặt số
phận”.
Pháp luật dù có khả năng điều chỉnh các hành vi kinh doanh trái
phép nhưng không một pháp luật nào có thể là chuẩn mực cho mọi hành
vi của đạo đức kinh doanh. Phạm vi ảnh hưởng của đạo đức rộng hơn
pháp luật, nó bao quát mọi lĩnh vực của thế giới tinh thần do đó nó
khuyến khích mọi người làm việc thiện tác động vào lương tâm của
doanh nhân.
1.2.2 Đạo đức kinh doanh góp phần vào chất lượng doanh nghiệp.
Một sản phẩm “made in Japan” luôn dành được niềm tin tuyệt đối
của khách hàng khắp nơi trên thế giới. Vì sao? Vì chất lượng hàng hoá
tốt. Nhưng làm thế nào để chất lượng tốt? Một sự thật là, bên cạnh trình
độ khoa học tiên tiến, người Nhật không kinh doanh bằng mọi giá. Họ
coi trọng nguyên tắc Giri (đạo đức buôn bán) do cha ông đời nối đời
truyền lại. Người Nhật quan niệm: Sản xuất ra sản phẩm xấu không chỉ
làm hỏng đi hình ảnh Nhật Bản mà còn là hành vi thiếu đạo đức. Và các
doanh nghiệp Nhật Bản đã giành được sự công nhận của các nhân viên,
khách hàng và toàn xã hội. Bất kì doanh nghiệp hoạt động với sự quan
20 | P a g e
21
tâm đến đạo đức kinh doanh đều mong có được sự công nhận của của các
nhân viên, khách hàng và toàn xã hội.
Khi một tổ chức xây dựng được một môi trường làm việc có đạo
đức sẽ có được sự trung thành và hài lòng của các nhân viên, nhân viên
sẽ cố gắng phấn đấu để xứng đáng hơn với công ty và qua đó góp phần
làm hài lòng khách hàng. Vị thế của công ty sẽ được nâng cao điều đó
thu hút sự đầu tư của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư cũng biết các dư
luận tiêu cực sẽ làm sụt giảm giá cổ phiếu của các công ty do đó họ thích
đầu tư vào các doanh nghiệp, công ty có đạo đức để đảm bảo khả năng
sinh lời của đồng vốn bỏ ra.

Người lãnh đạo được coi là bộ mặt của tổ chức, sự lãnh đạo có thể
mang lại các giá trị của tổ chức và gắn kết các nhân viên trong công việc,
tạo bầu không khí làm việc thân thiện và hòa đồng, góp phần phát triển
của tổ chức. Các nhà lãnh đạo có thể thiết lập các chương trình đào tạo
đạo đức chính thức hoặc thông qua các giá trị văn hóa của công ty,
hướng dẫn giúp nhân viên ý thức được vấn đề đạo đức trong quá trình
đưa ra các quyết định của mình. Nhận thức về môi trường làm việc có
đạo đức của nhân viên sẽ đem lại những kết quả tốt đẹp trong hoạt động
của tổ chức.
1.2.3. Đạo đức kinh doanh góp phần vào cam kết và tận tâm của
nhân viên.
21 | P a g e
22
Vấn đề quan trọng ở đây là nhân viên giao thiệp với khách hàng có
thành công hay không và có giải quyết được các vấn đề của khách hàng
hiệu quả hay không. Vì vậy công ty cần phải hăng hái theo đuổi để giành
được các mối quan hệ có lợi cũng như lòng tin của khách hàng nội bộ.
Nhân viên chính là người đại diện giới thiệu sản phẩm cùng dịch vụ vận
chuyển đến cho khách hàng, những người có năng lực được uỷ quyền
giao thiệp thuyết phục khách hàng mua sản phẩm. Nhà quản lý cần phải
biết kết hợp, phân chia nhân viên vào các vùng chức năng với nhiều vai
trò để giao sản phẩm tới tay khách hàng bởi các khách hàng thường hay
lo lắng không yên tâm về chất lượng sản phẩm hay dịch vụ.
Những công ty trong cùng lĩnh vực dịch vụ thường mắc phải một
số vấn đề nghiêm trọng. Làm sao để nhân viên luôn vui vẻ, sẵn lòng đáp
ứng yêu cầu của khách hàng? Liệu mỗi nhân viên có sẵn sàng và hết
mình phục vụ, giải quyết các vấn đề của khách hàng? Thực tế là trong
kinh doanh cả khách hàng và nhân viên đều quan tâm đến việc họ sẽ
được gì. Nếu cho rằng điều quan trọng nhất cũng như động lực để nhân
viên làm việc hiệu quả là tiền thì đó là quan điểm hoàn toàn sai. Vậy nên

làm sao để kết hợp các mục tiêu của công ty với việc tăng hứng thú làm
việc của nhân viên? Nhân viên cần gì và làm sao để họ luôn trung thành
với công ty? Theo như một bài viết trên Tạp chí Thương mại của Robert
E Ewin, phó giáo sư Triết học trường Đại học Western Australia đã định
22 | P a g e
23
nghĩa về lòng trung thành đối với công ty: Lòng trung thành là động lực
quan trọng dẫn đến trách nhiệm nó giúp phát huy những đức tính tốt như
là: lòng dũng cảm, lòng biết ơn, phẩm chất công bằng và giúp ta rèn
luyện lương tri.
Về cơ bản lòng trung thành thuộc về phạm trù cảm xúc. Người
trung thành là người luôn kề vai sát cánh ngay cả những lúc khó khăn
tuyệt đối không phải những kẻ phớt lờ hay bỏ chạy khi lâm nạn.
Lòng trung thành là nguồn gốc của đạo lý và phi đạo lý. Nó giúp
gây dựng niềm tin giữa người với người và là một yếu tố cần thiết tạo
nên các giá trị của cuộc sống. Tuy nhiên quá trung thành hay trung thành
với những kẻ không có đạo đức sẽ dẫn đến nhiều rắc rối.
Lòng trung thành khẳng định trình độ của công ty bởi công ty chỉ
đạt được thành công khi có được lòng trung thành của nhân viên. Sự kết
hợp giữa lòng trung thành và niềm tự hào sẽ giúp nhân viên có động lực
mạnh mẽ để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Họ thậm chí còn có động lực
hoàn thành vượt mức chỉ tiêu đề ra, xúc tiến đạt được mục tiêu của công
ty. Các phương thức quản lý phù hợp với quy tắc, đạo đức có thể giành
được lòng trung thành, sự quan tâm nhiều hơn của các cổ đông, khách
hàng. Lòng trung thành của mỗi cá nhân không chỉ đơn giản là vấn đề
của cá nhân mà đó là mỗi mắt xích trong chuỗi làm việc tận tâm cống
23 | P a g e
24
hiến nhằm đạt được mục tiêu công ty đề ra bao gồm việc cung cấp những
sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.

Ví dụ 1.2.3: Nokia cam kết sẽ cố gắng thanh toán tiền lương công
nhân và cung cấp một môi trường làm việc an toàn và khỏe mạnh cho
nhân viên. Nokia cam kết mang lại sự bình đẳng về cơ hội trong mọi hoạt
động, chính sách và thủ tục tuyển dụng của mình. Khi các yêu cầu công
việc được đáp ứng, không có nhân viên hoặc nhân viên thử việc nào nhận
được sự đối xử ít ưu tiên hơn vì bất cứ lý do gì. Nokia sẽ không khoan
dung việc đối xử hoặc những điều kiện làm việc trái với các hiệp định và
thông lệ quốc tế. Nokia sẽ tiếp tục đầu tư vào đào tạo vào phát triển cá
nhân và nghề nghiệp của các nhân viên Nokia. Nokia sẽ khuyến khích
nhân viên của mình cân bằng giữa đời sống cá nhân và nghề nghiệp. Với
chế độ đãi ngộ tốt đối với nhân viên của Nokia đã cho nhân viên tin rằng
tương lai của họ gắn liền với tương lai của công ty và chính vì thế họ sẵn
sàng hy sinh cá nhân vì tổ chức của mình. Vì vậy thị phần của Nokia đã
tăng từ 37% quý IV/ 2008 lên 39% quý IV/ 2009.
1.2.4. Đạo đức kinh danh góp phần làm hài lòng khách hàng.
Sự thỏa mãn của khách hàng chính là trạng thái cảm nhận của một
người qua việc tiêu dùng sản phẩm về mức độ lợi ích mà một sản phẩm
thực tế đem lại so với những gì người đó kỳ vọng.
24 | P a g e
25
Như vậy, để đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng về một sản
phẩm, người ta đem so sánh kết quả thu được từ sản phẩm với những kỳ
vọng của người đó. Có thể xảy ra một trong ba mức độ thỏa mãn sau:
khách hàng không hài lòng nếu kết quả thực tế kém hơn so với những gì
họ kỳ vọng; khách hàng hài lòng nếu kết quả đem lại tương xứng với kỳ
vọng và khách hàng rất hài lòng nếu kết quả thu được vượt quá sự mong
đợi.
Những kỳ vọng của khách hàng thường được hình thành từ kinh
nghiệm mua hàng trước đây của họ, những ý kiến của bạn bè và đồng
nghiệp, những thông tin và hứa hẹn của người bán và đối thủ cạnh tranh.

Bằng các nỗ lực marketing, người bán có thể tác động, thậm chí làm thay
đổi kỳ vọng của người mua. Ở đây cần tránh hai xu hướng: một là, người
bán làm cho người mua kỳ vọng quá cao về sản phẩm của mình trong khi
nó không xứng đáng, như vậy sẽ làm cho người mua thất vọng; hai là,
người bán làm cho người mua có những kỳ vọng thấp hơn khả năng của
sản phẩm thì sẽ làm hài lòng người mua nhưng sẽ không thu hút được
nhiều người mua. Trong trường hợp này, giải pháp marketing hợp lý mà
các doanh nghiệp thành công thường áp dụng là gia tăng kỳ vọng của
khách hàng đồng thời với việc đảm bảo tính năng của sản phẩm tương
xứng với những kỳ vọng đó.
25 | P a g e

×