Tải bản đầy đủ (.doc) (152 trang)

Xây dựng hệ thống cấp nước cho dân cư quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (597.26 KB, 152 trang )

1 | P a g e
LỜI MỞ ĐẦU
Giống như không khí và ánh sáng, nước không thể thiếu được trong
cuộc sống của con người. Trong quá trình hình thành sự sống trên trái đất thì
nước và môi trường nước đóng vai trò quan trọng. Nước tham gia vào quá
trình tái chế thế giới hữu cơ. Nguồn gốc của sự hình thành và tích lũy chất
hữu cơ sơ sinh và hiện tượng quang hợp được thực hiện dưới tác dụng của
năng lượng mặt trời với sự góp mặt của nước và không khí. Trong quá trình
trao đỏi chất, nước có vai trò trung tâm. Những phản ứng lý, hóa học diễn ra
với sự tham gia bắt buộc của nước. Nước là dung môi của rất nhiều chất,
đóng vai trò dẫn đường cho các muối khoáng đi vào cơ thể.
Trong các khu dân cư, nước phục vụ cho các mục đích sinh hoạt, nâng
cao đời sống cho người dân. Một ngôi nhà hiện đại, quy mô lớn nhưng
không có nước khác nào một cơ quan không có máu. Nước đóng vai tò quan
trọng trong đời sống sản xuất, phục vụ cho hàng loạt nghành công nghiêp
khác nhau.
Đối với cây trồng, nước là nhu cầu thiết yếu đồng thời còn có va trò
điều tiết các chuyển động nhiệt, ánh sáng, chất dinh dưỡng, vi sinh vật, độ
2 | P a g e
thoáng khí trong đất, đó là những nhân tố quan trọng cho sự phát triển của
sinh vật.
Hiện nay, tình trạng cấp nước sạch trên toàn cầu là không đáp ứng
được, cứ mười người thì có một người thiếu nước uống, cứ hai người thì có
một người không được cấp nước hợp vệ sinh, và năm triệu người chết hằng
năm vì dùng nước ô nhiễm.
Phần lớn các Quốc gia thiếu nước sạch đều là các nước đang phát
triển.
Việt Nam là quốc gia có 80% dân số sống ở nông thôn, cả nước mới
chỉ có 40% dân số được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn cấp nước nhưng
chủ yếu là dân cư thành thị, còn lại đa số dân cư sống ở các vùng nông thôn
đều không được sử dụng nước sạch đạt tiêu chuẩn vệ sinh. Chính vì vậy,


việc cung cấp nước sạch là một vấn đề cần thiết đang được Đảng và Nhà
nước ta quan tâm, nhằm cải thiện sức khỏe cộng đồng, phát triển kinh tế, xã
hội, xây dựng cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống cho người dân.
Chính vì lý do trên em đã chọn đề tài: : “Xây dựng hệ thống cấp nước
cho dân cư quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng” làm đề tài tốt nghiệp.nội dung đồ án
gồm các phần sau:
3 | P a g e
Chương I: Tổng quan về cấp nước cấp và lựa chọn công nghệ sử lý
nước cấp cho dân cư khu vưc quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng.
Chương II: Cơ sở thiết kế hệ thống xử lý nước cấp cho sinh hoạt từ
nguồn nước mặt sông Cẩm Lệ.
Chương III: Tính toán, thiết kế hệ thống xử lý nước mặt sông Cẩm Lệ
cho quận Cẩm Lệ - TP Đà Nẵng.
hương IV: Dự toán chi phí đầu tư và vận hành hệ thống.
Kết luận – Các bản vẻ - Phục lục.
Tài liệu tham khảo.
Trong quá trình làm đồ án em rất cảm ơn thầy TS. Vũ Văn Mạnh đã
hướng dẫn em hoàn thành đề tài. Do kiến thưc chuyên môn còn hẹp, kinh
nghiệm thực tế chưa có, nên không thể tránh khỏi sai sót, em rất mong nhận
được nhận sự đóng góp ý kiến.

4 | P a g e
CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ NƯỚC CẤP VÀ LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ
LÝ NƯỚC CẤP CHO DÂN CƯ KHU VỰC QUẬN CẨM LỆ TP ĐÀ
NẴNG.
I.1. Hiện trạng sử dụng nước và nhu cầu sử dụng nước:
I.1.1. Tình hình và nhu cầu sử dụng nước trên thế giới:
Khi con người bắt đầu trồng trọt và chăn nuôi thì đồng ruộng dần dần
phát triển ở miền đồng bằng màu mỡ, kề bên lưu vực các con sông lớn. Lúc

đầu cư dân còn ít và nước thì đầy ắp trên các sông hồ, đồng ruộng, cho dù có
gặp thời gian khô hạn kéo dài thì cũng chỉ cần chuyển cư không xa lắm là
tìm được nơi ở mới tốt đẹp hơn. Vì vậy, nước được xem là nguồn tài nguyên
vô tận và cứ như thế qua một thời gian dài, vấn đề nước chưa có gì là quan
trọng.
Tình hình thay đổi nhanh chóng khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất
hiện và càng ngày càng phát triển như vũ bão. Hấp dẫn bỡi nền công nghiệp
mới ra đời, từng dòng người từ nông thôn đổ xô vào các thành phố và
khuynh hướng này vẫn còn tiếp tục cho đến ngày nay. Ðô thị trở thành
5 | P a g e
những nơi tập trung dân cư quá đông đúc, tình trạng này tác động trực tiếp
đến vấn đề về nước càng ngày càng trở nên nan giải.
Nhu cầu nước càng ngày càng tăng theo đà phát triển của nền công
nghiệp, nông nghiệp và sự nâng cao mức sống của con người. Theo sự ước
tính, bình quân trên toàn thế giới có chừng khoảng 40% lượng nước cung
cấp được sử dụng cho công nghiệp, 50% cho nông nghiệp và 10% cho sinh
hoạt. Tuy nhiên, nhu cầu nước sử dụng lại thay đổi tùy thuộc vào sự phát
triển của mỗi quốc gia.
Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân chính gây áp lực lên
nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng lương
thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng
thêm nhiều hình thức dịch vụ…
Ngoài ra, con do một số nguyên nhân khác:
- Các bãi chôn rác không đạt yêu cầu kỹ thuật, nước rỉ ra từ rác thấm
vào mạch nước ngầm hoặc cho chảy tràn trên mặt đất vào kênh
rạch.
- Các dòng nước mặt trên sông, kênh rạch còn bị ô nhiễm do xăng
dầu của các tàu bè đi lại, hoặc các sự cố vận chuyển khác trên
sông, biển.
6 | P a g e

- Ảnh hưởng do chưa có ý thức về sử dụng và bảo vệ nguồn nước
như sử dụng bừa bãi hoang phí, không đúng mục đích sử dụng.
Bảng I.1. Mức sử dụng nước ở một số đô thị trên thế giới. [1]
Nước Địa danh Năm Mức tiêu dùng l/người.ngày
Phần Lan Hensiki 1963 Trung bình 360
Pháp
Khu vực nông thôn
Thành phố
1963 Trung bình
126
245
NaUy Oslo 1963
Tổng tiêu dùng trung bình
Riêng sản xuất công
nghiệp
580
230
Áo Viên 1969
Tổng tiêu dùng trung bình
Lớn nhất
313
416
Thuỵ
Điển
Stockholm
Basel
1961
1968
Tiêu dùng lớn nhất
Trung bình

Trong sinh hoạt
Công nghiệp
Cho các nhu cầu khác
Trung bình
422
337
198
102
37
720
Thuỵ Sĩ Zurich 1961 Trung bình 420
Mỹ
Los Angeles
Chicago
1960
1961
Trung bình
Trung bình
630
875
I.1.1.1. Nhu cầu về nước trong công nghiệp:
7 | P a g e
Sự phát triển càng ngày càng cao của nền công nghiệp trên toàn thế
giới càng làm tăng nhu cầu về nước, đặc biệt đối với một số ngành sản xuất
như chế biến thực phẩm, dầu mỏ, giấy, luyện kim, hóa chất chỉ 5 ngành
sản xuất này đã tiêu thụ 90% tổng lượng nước sử dụng cho công nghiệp.
Bảng I.2. Nhu cầu cấp nước trong một số ngành công nghiệp. [1]
Ngành công nghiệp Tính cho
Nhu cầu cấp
nước

Nhu cầu
cấp nước
tính trên
một công
nhân
m
3
/năm
Sản xuất bia 1 lít bia 24 lít 1.000
Tinh chế đường
1 tấn củ cải
đường
10 – 20 m
3
10.000
Sản xuất bơ sữa 1 tấn sữa 5 – 6 lít 900
Sản xuất xà phòng và chất tẩy rửa - - 300
Nhà máy đồ hộp rau quả tấn sản phẩm - 105
Giấy -
Giấy trắng 1 tấn 300 m
3
-
Giấy không tẩy trắng 1 tấn 200 m
3
-
Giấy tẩy trắng 1 tấn 500 – 550 m
3
20.000
Dệt -
Sợi nhân tạo

1 tấn sản
phẩm
150 – 200 m
3
4.500 –
7.500
Sợi bông - - 120
Dược - - 34
8 | P a g e
Hoá chất - - 1.600
Xi măng - -
1.200 –
2.500
Sản xuất nước khoáng và nước
chanh
- - 450
I.1.1.2. Nhu cầu về nước trong nông nghiệp:
Sự phát triển trong sản xuất nông nghiệp như sự thâm canh tăng vụ và
mở rộng diện tích đất canh tác cũng đòi hỏi một lượng nước ngày càng cao.
Theo M.I.Lvovits (1974), trong tương lai do thâm canh nông nghiệp mà
dòng chảy cả năm của các con sông trên toàn thế giới có thể giảm đi khoảng
700 km
3
/năm. Phần lớn nhu cầu về nước được thỏa mãn nhờ mưa ở vùng có
khí hậu ẩm, nhưng cũng thường được bổ sung bởi nước sông hoặc nước
ngầm bằng biện pháp thủy lợi nhất là vào mùa khô. Người ta ước tính mối
quan hệ giữa lượng nước sử dụng với lượng sản phẩm thu được trong quá
trình canh tác như sau: để sản xuất 1 tấn lúa mì cần đến 1.500 m
3
nước, 1 tấn

gạo cần đến 4.000 m
3
nước và 1 tấn bông vải cần đến 10.000 m
3
nước. Sở dĩ
cần số lượng lớn nước như vậy chủ yếu là do sự đòi hỏi của quá trình thoát
hơi nước của cây, sự bốc hơi nước của lớp nước mặt trên đồng ruộng, sự
trực di của nước xuống các lớp đất bên dưới và phần nhỏ tích tụ lại trong các
sản phẩm nông nghiệp.
I.1.1.3. Nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí:
9 | P a g e
Theo sự ước tính thì các cư dân sinh sống kiểu nguyên thủy chỉ cần 5
– 10 lít nước/người/ngày. Ngày nay, do sự phát triển của xã hội loài người
ngày càng cao nên nhu cầu về nước sinh hoạt và giải trí ngày cũng càng tăng
theo nhất là ở các thị trấn và ở các đô thị lớn, nước sinh hoạt tăng gấp hàng
chục đến hàng trăm lần.
I.1.2.4. Nhu cầu về nước cho các hoạt khác:
Ngoài ra, còn rất nhiều nhu cầu khác về nước trong các hoạt động
khác của con người như giao thông vận tải, giải trí ở ngoài trời như đua
thuyền, trượt ván, bơi lội… nhu cầu này cũng ngày càng tăng theo sự phát
triển của xã hội.
I.1.2. Hiện trạng và nhu cầu về nước cấp sinh hoạt ở Việt Nam :
I.1.2.1. Tình trạng sử dụng nước ở Việt Nam:
- Tình trạng cấp nước đô thị:
Cả nước có 64 tỉnh thành thì có khoảng 53 đô thị. Trong đó có 3 thành
phố trực thuộc Trung Ương, hơn 70 thành phố và thị xã trực thuộc tỉnh và
các thị trấn với tổng số dân là hơn 24 triệu người. Cùng với sự phát triển của
đất nước thì nhu cầu dùng nước tăng mạnh. Tuy nhiên, khả năng đáp ứng
nhu cầu dùng nước sạch là còn thấp và tỉ lệ dân số chưa được cấp nước là
còn cao.

10 | P a g e
Bảng I.3. Tiêu chuẩn dùng nước đối với từng loại đô thị theo định hướng
phát triển cấp nước đến năm 2020 - Bộ xây dựng. [2-23]
Loại
đô thị
Tiêu chuẩn dùng nước (lít/người/ngày đêm) của từng giai đoạn
Đến năm 2000 Đến năm 2010 Đến năm 2020
Tỷ lệ
dân được
cấp
nước(%)
q
t/c
lít/người/
ngày
Tỷ lệ dân
được cấp
nước(%)
q
t/c
lít/người
/
ngày
Tỷ lệ
dân được
cấp
nước(%)
q
t/c
lít/người/

ngày
Đặc biệt 80 150 100 165 100 180
Loại 1 80 120 95 150 100 165
Loại
2,3,4
70 100 90 120 100 150
Loại 5 50 60 80 80 - 120 100 120
- Tình trạng cấp nước nông thôn:
Hơn 70 % dân số nước ta đang sống ở nông thôn. Vì sống cách xa
vùng trung tâm nên cuộc sống người dân nông thôn còn nhiều thiếu thốn và
vấn đề nước sạch chưa được quan tâm đúng mức. người dân nông thôn từ
bao đời nay đã tự giải quyết nhu cầu dùng nước sạch của mình bằng những
giải pháp mà nó phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Vì điều kiện kinh tế và tầm nhận thức của người dân nông thôn về
nước sạch là chưa đầy đủ nên hiện tượng sử dụng nguồn nước ô nhiễm,
không đảm bảo và có khả năng gây hại cho sức khoẻ đang diễn ra ở nhiều
11 | P a g e
nơi. Đây là tình trạng đáng lo ngại của việc sử dụng nước của người dân
nông thôn Việt Nam hiện nay. Chúng ta cần phải có biện pháp trợ giúp
người dân nông thôn trong việc nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
nước sạch, thông tin về nguồn nước họ đang sử dụng và những giải pháp
cung cấp nước sạch đến với người dân nông thôn.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nước sạch đối với sức khỏe cộng
đồng, từ nhiều năm nay Đảng và nhà nước ta đã hết sức quan tâm đến vấn đề
cung cấp nước sạch cho nhân dân trong đó có cả vùng nông thôn và thành
thị. Chính vì vậy, từ những năm 60 Chính phủ Việt Nam đã có chương trình
tuyên truyền, xây dựng giếng nước nông thôn và nhà vệ sinh để cải thiện vấn
đề nước sạch và vệ sinh môi trường. Ngày 13 tháng 12 năm 1998, Thủ tướng
chính phủ đã ra quyết định số 237 TTg, phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn và giao trách nhiệm

cho Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý và triển khai thực hiện.
[3]
I.1.2.2. Nhu cầu về nước cấp sinh hoạt ở Việt Nam:
Loài người hay bất kỳ một sinh vật sống nào trên trái đất muốn sinh
tồn không thể thiếu nước. Chính vì vậy lượng nước trên đầu người là chỉ thị,
chỉ số, thước đo về vấn đề môi trường và tiềm năng phát triển của mỗi quốc
12 | P a g e
gia. Lượng nước sẵn có theo đầu người ngày càng có xu hướng giảm đi
trong khi nhu cầu sử dụng nước của con người ngày càng tăng lên theo sự
phát triển kinh tế - xã hội. Việt Nam đang trên đà phát triển công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, nhu cầu sử dụng nước trong các ngành ngày một tăng lên.
Bảng I.4. Lượng nước đảm bảo cho cho mỗi người dân trong một năm.
(xu hướng thời gian) [4]
Năm 1990 2010 2040
m
3
/người.năm 12.500 10.160 6.550
Bảng I.5. Tổng lượng nước cần dùng trong các năm. [5]
Năm 1990 2010 2040
Tỷ m
3
64.8 121.5 260
Nhìn vào bảng I.4 và I.5 ta thấy lượng nước sẵn có theo đầu người xu
hướng thời gian ngày càng giảm dần, trong khi nhu cầu sử dụng nước hàng
năm ngày càng tăng lên. Với lượng nước trung bình theo đầu người như hiện
nay lớn gấp 2,7 lần so với châu Á (3.970m
3
/người) và 1,4 lần so với thế giới
(7.650 m
3

/người) thì nước ta vào loại nước có tỷ lệ tiềm năng về nước tương
đối trong khu vực và trên thế giới.
Nhưng thực tế lượng nước phân bố không đều trên toàn lãnh thổ, gây
ra hiện tượng thiếu nước vào mùa khô và dư nước vào mùa mưa ở một số
vùng. Do đó, mức đảm bảo nước hiện nay của một số hệ thống sông khá nhỏ
như: 5.000 m
3
/người đối với hệ thống sông Hồng, Thái Bình, Mã; và chỉ đạt
13 | P a g e
2.980 m
3
/người ở hệ thống sông Đồng Nai. Nếu xét chung cho cả nước thì
nước ta không thuộc loại thiếu nước, nhưng không ít vùng và lưu vực sông
hiện nay thuộc loại thiếu và hiếm nước.
Nước được sử dụng trong tất cả các lĩnh vực, trong công nghiệp, nông
nghiệp (trồng trọt, tưới tiêu, chăn nuôi), năng lượng (thuỷ điện, làm mát các
thiết bị ), cấp nước cho sinh hoạt và công cộng. Lượng nước sử dụng trong
các lĩnh vực chính là thước đo nhu cầu dùng nước và mức độ phát triển của
các ngành nghề, các lĩnh vực trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã
hội.
Trong suốt những năm 1990 trở lại đây nhu cầu sử dụng nước trong
các ngành như công nghiệp, nông nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ tăng lên theo xu
hướng thời gian.
Bảng I.6. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước trong các lĩnh vực theo xu
hướng thời gian (triệu m
3
/năm).
Năm
Lĩnh vực
1990 2000 2010 2040

Sinh hoạt 1.341 1.877 3.088 7.934
Công nghiệp 1.802 6.024 17.328 77.278
Dịch vụ 945 3.137 10.752 40.534
Nông nghiệp 60.761 80.235 93.315 133.815
Bảng I.7. Nhu cầu sử dụng nước trong các lĩnh vực theo xu hướng thời
gian
14 | P a g e
(triệu m
3
/năm).
Năm
Lĩnh vực
1990 2000 2010
Sinh hoạt 1.341 1.877 3.088
Công nghiệp 1.802 6.024 17.328
Dịch vụ 945 3.137 10.752
Trồng trọt 58.181 76.761 88.801
Thuỷ sản 1.736 2.272 2.862
Chăn nuôi 844 1.202 1.652
Nhìn vào bảng I.6 và I.7 ta thấy, nhu cầu sử dụng nước có xu hướng
tăng lên ở tất cả các lĩnh vực. Đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ
tăng rất mạnh trong những năm gần đây. Nhu cầu dùng nước trong các
ngành tăng lên nhưng tỷ lệ phần trăm lượng nước sử dụng trong các lĩnh vực
theo từng năm lại có khác biệt; ví dụ: tỷ lệ (%) lượng nước trong các năm
của các lĩnh vực sinh hoạt, công nghiệp, dịch vụ tăng theo xu hướng thời
gian, trong khi đó ở lĩnh vực nông nghiệp nhu cầu nước tăng, nhưng tỷ lệ
(%) lượng nước sử dụng trong lĩnh vực này lại giảm đi theo xu hướng thời
gian (từ 93,7% năm 1990, 87,3% năm 2000, 75,4% năm 2010 giảm xuống
còn 51,6% năm 2040). Điều đó chứng tỏ rằng nền kinh tế nước ta đang đi
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nên nhu cầu dùng nước ở hai lĩnh

vực trên tăng lên rõ rệt.
15 | P a g e
I.2. Khái quát về quận Cẩm Lệ và nhu cầu cấp nước tại quận Cẩm Lệ:
I.2.1. Điều kiện tự nhiên, dân số và tình hình phát triển kinh tế xã hội:
[6]
I.2.1.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Vị trí địa lý:
Quận Cẩm Lệ nằm ở cửa ngõ phía Tây Nam của thành phố Đà Nẵng,
có nhiều trục lộ giao thông chính đi qua như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 14B, cửa
ra của cảng hàng không quốc tế Đà Nẵng theo đường Nguyễn Tri Phương.
Quận Cẩm Lệ còn là địa bàn trọng tâm trong việc mở rộng không gian đô thị
của thành phố nên có nhiều thuận lợi để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế -
xã hội.
- Phía Bắc giáp quận Hải Châu và quận Thanh Khê.
- Phía Nam giáp huyện Hoà Vang.
- Phía Đông giáp quận Hải Châu và quận Ngũ Hành Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Hoà Vang và quận Liên Chiểu.
b. Điều kiện khí hậu:
Khí hậu huyện Cẩm Lệ cũng giống như khí hậu chung của Thành phố
Đà Nẵng đó là nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa điển hình, nền
nhiệt độ cao và ít biến động.
16 | P a g e
• Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình năm: 25,6
0
C
- Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất: 29,1
0
C (tháng 6)
- Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất: 21,3

0
C (tháng 1)
- Nhiệt độ cực đại trung bình tháng nóng nhất: 34,5
0
C (tháng 6)
- Nhiệt độ cực tiểu trung bình tháng lạnh nhất: 18,8
0
C (tháng 1)
• Độ ẩm :
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 82,3 %
- Độ ẩm không khí cao nhất trung bình: 85,8 %
- Độ ẩm không khí thấp nhất trung bình: 75,2 %
• Lượng mưa:
Mưa có tác dụng làm thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha
loãng nồng độ các chất ô nhiễm trong nước. Lượng mưa trung bình nhiều
năm tại Đà Nẵng:
- Lượng mưa trung bình năm : 3064mm.
- Lượng mưa cao nhất (năm 1964) : 3307mm.
- Lượng mưa thấp nhất (năm 1974) : 1400mm.
17 | P a g e
- Số ngày mưa trung bình : 147 ngày.
• Chế độ gió :
Là nơi chuyển tiếp đan xen giữa khí hậu miền Bắc và miền Nam và
tính trội là khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam.
Có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa kéo dài từ tháng 8 đến tháng 12 (chiếm 70-
80% lượng mưa cả năm) và mùa khô từ tháng 1 đến tháng 7, thỉnh thoảng có
đợt không khí lạnh nhưng không rét đậm và kéo dài.
Là quận nằm xa bờ biển nên không chịu ảnh hưởng trực tiếp về gió
bão.
• Thuỷ văn:

Khu vực nghiên cứu chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn
sông Cẩm Lệ và sông Vĩnh Điện.
Sông Cẩm Lệ chảy từ địa phận xã Hoà Nhơn và Hoà thọ Tây đến cầu
Tuyên Sơn. Là nhánh của sông Thu Bồn, sông Cẩm Lệ có chiều dài 9,5 km.
I.2.1.2. Dân số, tình hình phát triển kinh tế xã hội:
a. Dân số, lao động và đời sống dân cư:
• Dân số:
18 | P a g e
Dân số trung bình quận Cẩm Lệ năm 2005 là 65.506 người, là đơn vị
có mật độ dân số cao thứ 3 trong thành phố với 1970 người/km
2
, cao hơn
nhiều so với mật độ dân số trung bình của Đà Nẵng là 622 người/km
2
.
Dân cư phân bố không đồng đều trên địa bàn quận, tập trung đông ở
các phường Hoà An (4650 người/km
2
), Khuê Trung (4166 người/km
2
) là nơi
có sự phát triển kinh tế mạnh và thưa hơn tại các phường Hoà Xuân, Hoà
Thọ Tây (904 người/km
2
).
Năm 2006, dân số trung bình quận Cẩm Lệ là 66.073, trong đó số
người trong độ tuổi lao động là 32.035 người.
Nhìn chung, dân số quận Cẩm Lệ thuộc loại dân số có độ tuổi trung
bình, số người trong độ tuổi lao động năm 2005 chiếm 49,5%, năm 2006
chiếm 48,5%. Tốc độ tăng dân số không cao, chỉ tương đương với mức tăng

trung bình của TP Đà Nẵng.
Bảng I.8. Tỷ lệ tăng dân số quận Cẩm Lệ
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006
Tỷ lệ tăng tự nhiên 13,7 13,4
Tỷ lệ tăng cơ học 13,2 14,4
Tỷ lệ tăng chung 26,9 27,8
Nguồn: Niêm giám thống kê quận Cẩm Lệ năm 2007
Dự báo dân số Quận Cẩm Lệ đến năm 2020 là: 103.649 người.
• Lao động:
19 | P a g e
Tổng số lao động trên địa bàn năm 2005 là 42.709 người, năm 2006
là 44.426 người, trong đó số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế
qua các năm lần lượt là 40.742 và 41.992 người, số người không có việc làm
là 1.967 (4,6%) và 2.434 (5,5%).
Phần lớn lao động trên địa bàn quận đều chưa qua đào tạo hoặc mới
chỉ được đào tạo ở mức độ sơ cấp. Năm 2005, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo
chỉ chiếm 24,2% so với tổng lao động của quận. Tập trung chủ yếu ở
phường Hoà Thọ Đông. Đến năm 2006, tỷ lệ lao động đã qua đào tạo đã
tăng đáng kể lên 27,5% trong tổng lao động.
• Đời sống dân cư:
Những năm qua, đời sống của nhân dân trong quận đã được cải thiện
đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm xuống còn 9,2% vào năm 2005 và 6,9% vào
năm 2006.
Thu nhập bình quân đầu người cũng ngày một tăng từ 10,5 triệu
đồng/người/năm năm 2005 lên 10,8 triệu đồng/người/năm vào năm 2006.
b. Tình hình phát triển kinh tế:
• Công nghiệp:
Ngành công nghiệp có thế mạnh của quận là công chế biến, chiếm
tới 85,53% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của quận với các ngành hàng
20 | P a g e

chủ yếu như: sản xuất chế biến lương thực thực phẩm và đồ uống, gia công,
sản xuất hàng mộc, mây tre, thủ công mỹ nghệ, sản xuất cơ khí, hàn gò, may
mặc, một số sản phẩm nhựa và hoá chất
• Dịch vụ:
Tổng số doanh nghiệp thương mại – dịch vụ trên địa bàn quận tính đến cuối
năm 2006 là 155 doanh nghiệp, với tổng vốn đăng ký kinh doanh là 254 tỷ
đồng và 1666 hộ kinh doanh thương mại, dịch vụ với tổng vốn đăng ký kinh
doanh khoảng 50,46 tỷ đồng.
• Nông, lâm, ngư nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất Nông nghiệp năm 2005 đạt 27 tỷ đồng, trong đó
trồng trọt 14,6 tỷ đồng, chăn nuôi và thuỷ sản 12,4 tỷ đồng. Sản lượng lương
thực hằng năm 5.195 tấn, các loại cây công nghiệp ngắn ngày, cây thực
phẩm có chiều hướng phát triển, bước đầu hình thành một số vùng chuyên
canh nhưng hiệu quả chưa cao, chất lượng và sản lượng hành hoá còn thấp,
chưa đủ sức cung ứng thị trường nội địa.
Về thuỷ sản, do quận nằm khá xa biển nên sản lượng chủ yếu là nuôi
thả tại các ao, hồ do người dân tự đào để nuôi trồng, tập trung chủ yếu tại
phường Hoà Xuân.
21 | P a g e
Số lượng hộ chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản ngày
càng giảm, số lượng đàn chăn nuôi cũng giảm do dịch bệnh và ảnh hưởng
môi trường.
I.2.2. Các nguồn nước tại khu vực: [6]
a. Nước mặt:
• Nguồn nước mặt sông Cẩm Lệ:
- Tính chất của nguồn nước thay đổi theo mùa: tương đối ổn định vào
mùa khô, rất biến động vào mùa mưa (thời gian có mưa nhiều trong năm
thường kéo dài từ khoảng tháng 8 đến khoảng tháng 11).
- Bị nhiễm mặn: Nguồn nước sông thường bị nhiễm mặn vào mùa khô
hạn (do nước biển theo thuỷ triều xâm nhập).

- Nhiễm bẩn do chất thải sinh hoạt, xác và phân súc vật, phân bón
ruộng, Do chưa có tường rào bảo vệ khu vực lân cận nguồn nước gây nên
sự thâm nhập mầm bệnh tiềm năng trong mùa mưa.
- Nguy cơ nhiễm bẩn do chất thải công nghiệp hiện chưa đáng kể do
không có sự hiện diện của các nhà máy công nghiệp trong khu vực xung
quanh nguồn nước. Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản (vàng, ) ở các khu
vực thượng nguồn có thể là mối nguy cơ đối với nguồn nước trong tương lai.
22 | P a g e
- Chất lượng nguồn nước sông Cẩm Lệ trong thời gian gần đây đã có
chuyển biến xấu hơn so với cách đây 5 năm: độ đục tăng cao (do việc phá
rừng, khai thác cát), độ cứng giảm thấp, pH thấp và đặc biệt xâm nhập mặn
gia tăng. Sự tích tụ mangan (Mn) (thể hiện sự gia tăng nồng độ Mn đo được
trong nguồn nước thô trong những năm gần đây) do sự hiện diện ngày càng
nhiều các giếng khoan nước ngầm của người dân và các đập ngăn nước nơi
thượng nguồn để tưới tiêu.
b. Nước ngầm:
Trong diện tích giới hạn của khu vực, nước ngầm có hai tầng và tương
đối sâu.
Tầng chứa nước Halogen: Đây là tầng chứa nước khá phong phú, bề
dày 10 - 20m, lộ hàm khắp vùng ven biển vịnh Đà Nẵng, độ giàu nước
giảm dần về phía Tây. Nước ngầm ở khu vực này thường bị nhiễm mặn.
Tầng chứa nước Pleistocen: Tầng chứa nước này có độ dày 4.2 - 34.1m
có khả năng chứa nước tốt. Đa số gặp nước lớn có thể khai thác phục vụ cho
sinh hoạt và sản xuất.
Mức nước ngầm cao nhất vào mùa mưa, thay đổi từ 50 - 80cm và cao
nhất vào tháng 11. Mức nước ngầm thấp nhất vào mùa khô (tháng 1 - 8) giá
trị trung bình khoảng 150 cm.
23 | P a g e
I.2.3. Hình trạng cấp nước vào sử dụng nướ của quận Cẩm Lệ: [6]
I.2.3.1. Hình trạng cấp nước của quận Cẩm Lệ:

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhà máy nước Cầu Đỏ, cung cấp
nước sạch cho nhân dân toàn thành phố. Trong đó, ở quận Cẩm Lệ mới có
5/6 phường được sử dụng nước máy của nhà máy nước Cầu Đỏ, nhưng tỷ lệ
hộ sử dụng nước máy trên toàn quận mới đạt khoảng 40%.
Định hướng trong năm 2010 này, nước sạch đáp ứng được trên 80%
trên địa bàn 05 phường: Hòa An, Hòa Phát, Khuê Trung, Hòa Thọ Đông,
Hòa Thọ Tây. Dự kiến đến năm 2015 có 80% dân số được dùng nước sạch,
đến năm 2020, 100% dân số được cung cấp nước sạch.
Hệ thống cấp nước được đầu tư đồng bộ với các khu dân cư quy
hoạch mới, cơ sở hạ tầng kỹ thuật quy hoạch chỉnh trang của quận để phục
vụ các mục đích khác đảm bảo an toàn cho nhân dân như phòng chống cháy
nổ, vệ sinh môi trường
I.2.3.2. Nhu cầu sử dụng nước hiện nay của quận Cẩm Lệ:
Cùng với sự phát triển chung của các đô thị trong cả nước thì quận
Cẩm Lệ cũng vận động không ngừng. Tốc độ đô thị hóa, quy hoạch xây
dựng phục vụ cho sinh hoạt dân dụng, sản xuất không những diễn ra trong
quận. Nhu cầu về mọi mặt trong đời sống con người tăng lên hằng ngày và
24 | P a g e
một trong đó là nhu cầu về nước sạch. Hiện nay do khó khăn về địa hình nên
chỉ mới đáp ứng đủ cho một số phường trong quận. Trong khi đó, nhiều khu
dân cư ở các vùng nông thôn của quận chưa có nước máy dùng nhất là trong
mùa khô vì hệ thống mạng lưới chưa vươn tới được.
I.3. Lựa chọn công nghệ xử lý nước cấp cho dân cư khu vực quận Cẩm
Lệ của thành phố Đà Nẵng:
I.3.1. Nguyên tắc lựa chọn công nghệ xử lý nước: [7-36]
Chọn công nghệ xử lý nước phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng và đặc
trưng của nguồn nước thô, yêu cầu chất lượng nước cấp và công suất trạm
nước cấp cần xử lý. Hầu hết các chất bẩn trong nước có kích thước hạt từ
milimet đến nanomet hoặc nhỏ hơn. Các hạt có kích thước nhỏ hơn được gọi
là hạt keo (10

-4
÷ 10
-6
mm). Hệ keo gồm các khoáng chất các chất keo phù du
kết hợp vi trùng, tảo virut, polyme sinh học và các phân tử lớn. Các hạt có
kích thước nhỏ hơn 10
-6
mm là các chất hòa tan gồm có ion, các phân tử vô
cơ đơn giản và các tổ hợp.
Để có được các thông số chính xác về chất lượng và đặc trưng nguồn
nước, người ta sử dụng các phương pháp phân tích khác nhau để phân tích
các cỡ hạt trong nước. Bảng I.9 đưa ra các phương pháp phân tích kích
25 | P a g e
thước hạt cặn trong nước để có được những thông số nhằm đánh giá sơ bộ
trước khi lựa chọn công nghệ xử lý.
Bảng I.9. Các phương pháp phân tích kích thước hạt trong nước.
Kỹ thuật
Phương pháp
thông thường
Kích thước
tương ứng
Thông số
kích thước
Thông số
phân bổ
Kỹ thuật quét
từng vùng
- Kính hiển
vi
- Kính hiển

vi điện tử
1 đến 100µm
0,001 đến
5µm
Tiết diện,
đường kính,
diện tích bề
mặt
Số hạt
Kỹ thuật quét
dòng
- Phương
pháp
counter
- Phương
pháp Hiac
- Phương
pháp
Royeo
0,5 đến
100µm
0,5µm
1000µm
Thể tích, diện
tích bề mặt
Số hạt
Sàng
- Sàng dây
- Vi sàng
> 40µm

5 đến 40µm
Đường kính
sàng
Trọng
lượng
Kỹ thuật lắng - Ống hút
- Máy đo độ
1 đến 6µm
1 đến 6µm
Đường kính
theo Stokes

×