Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.21 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA VĂN HỌC
---------------
BÀI GIỮA KỲ
NGHIÊN CỨU TÌM HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC
DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Nho Thìn
Học viên : Phạm Thị Phương
Lớp : Cao học Văn K50
Hà Nội -2007
1
PHẦN MỞ ĐẦU
Nghiên cứu Văn học đã có một lịch sử lâu đời. Từ trước đến nay, có nhiều phương pháp
nghiên cứu tác phẩm văn học theo nhiều quan điểm khác nhau.Cách nghiên cứutheo quan điểm
ngữ văn chỉ thiên về việc giảng giải từ ngữ, phân tích văn pháp, coi nhẹ những vấn đề có liên
quan đến nôi dung tư tưởng của tác phẩm văn học. Cách nghiên cứu theo phân tâm học Feurd
chỉ tập trung khám phá những ẩn ức tình dục ẩn tàng trong tác phẩm. Cách nghiên cứu tác
phẩm theo chủ nghĩa cấu trúc thì chỉ phân tích “cái biểu đạt” (hình thức) bỏ qua “cái được biểu
đạt” (nội dung). Những người xã hội học dung tục thì chỉ biết đối chiếu một cách máy móc hiện
thực khách quan với nội dung tác phẩm văn học. Chủ nghĩa ấn tượng lại quan niệm tác phẩm
văn học nghệ thuật không phải đi sâu khám phá bản chất hiện thực mà chẳng qua chỉ ghi dấu
lại những ấn tượng trong phút giây ban đầu của người nghệ sĩ trước hiện thực và vì thế nghiên
cứu tác phẩm cũng chỉ cần đi sâu khám phá ấn tượng ấy.
Tác phẩm văn học là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nhưng đối với hiện
thực khách quan và chủ quan nhà văn, tác phẩm không khi nào phản ánh và biểu hiện một cách
trực tuyến mà phải dựa vào một di sản tinh thần nhất định của dân tộc và nhân loại.
Quán triệt chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử và mỹ học Mác
Lênin, phương pháp luận nghiên cứu văn học hiện đại ngày nay càng phát triển và đặt ra nhiều
vấn đề tiếp cận tác phẩm văn học nghệ thuật một cách toàn diện. Tác phẩm văn học là tổng hoà
của hàng loạt tương quan: tương quan nội tại cấu trúc, tương quan bên ngoài gồm: hiện thực


khách quan, chủ quan nhà văn, công chúng, di sản văn hoá.
Năm tương quan này không tách rời nhau mà lấy tương quan nội tại làm tiêu điểm. Các
cách tiếp cận trên đều có mặt mạnh, mặt yếu. Tuy nhiên, để khám phá, tìm ra giá trị đích thực
của mỗi tác phẩm văn chương cũng còn nhiều điều cần bàn cãi. Đặc biệt ngày nay, trong xu thế
hội nhập cùng phát triển với những tiến bộ của nghiên cứu văn học và thời đại, với những cải tổ
và cải cách, đổi mới ở Việt Nam và trên toàn cầu, cần có một cách nhìn, cách đánh giá mới
hơn, hữu hiệu, chân xác ,khoa học hơn về tác phẩm văn chương.
Nhìn lại lịch sử nghiên cứu văn học nước ta từ cách mạng tháng Tám, tất cả mọi vấn đề
xã hội văn hoá văn nghệ đều được nhìn nhận đánh giá lại, với một nhãn quan mới. Dưới ánh
sáng quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin, các nhà nghiên cứu phê bình đã nhận thức được văn học
cũng là một hình thái ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng nó phản ánh cuộc đấu tranh giai
cấp trong xã hội, nó là công cụ cuộc đấu tranh ấy. Phân tích tác phẩm văn học theo phương
pháp xã hội học tức là theo quan điểm dân tộc và giai cấp. Phương pháp này tuy có nhiều ưu
điểm nhưng không khỏi rơi vào sự quy kết một cách cực đoan. Con đường đi tìm chân lý nghệ
thuật vẫn là con đường khó và phức tạp, đòi hỏi những tìm tòi, những trăn trở. Trong nhiều
2
chuyên luận của mình,phó giáo sư tiến sĩ Trần Nho Thìn đã đi sâu nghiên cứu, vận dụng cách
tiếp cận văn hoá học đối với tác phẩm văn chương, đặc biệt trong cuốn “Văn học trung đại Việt
Nam dưới góc nhìn văn hoá”. Tiếp cận tìm hiểu kỹ vấn đề, giúp chúng ta có một cái nhìn cách
đánh giá khoa học hơn, chân xác hơn đối với giá trị văn học truyền thống, mở ra một hướng
nghiên cứu mới vừa hợp với xu thế phát triển, vừa giữ gìn được bản sắc truyền thống văn hoá.
Tìm hiểu kỹ, vận dụng vấn đề lý luận trong nhiều chuyên luận của GSTS Trần Nho
Thìn, mà chủ yếu cuốn “Văn học Trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hoá”. Chúng tôi áp
dụng phân tích một tác phẩm văn chương trung đại dưới góc nhìn văn hoá học mà ở đây là thơ
Hồ Xuân Hương với bài “Hang Cắc cớ”.
3
NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾP CẬN VĂN HOÁ HỌC.
Văn hoá gắn liền với tất cả các hoạt động nhằm phát triển và hoàn thiện con người, phát
triển và hoàn thiện xã hội.

Trong cuộc sống của mình, con người luôn luôn tạo ra các giá trị. Đó là đạo lý làm
người, là những chuẩn mực, là phong tục tập quán, tín ngưỡng… Nhờ đó, con người có sự gắn
kết chặt chẽ với nhau trong một cộng đồng, trong một dân tộc, trong một làng quê, trong một
dòng họ, một gia đình. Sức mạnh của cá nhân, của cộng đồng cũng được hình thành từ đó.
Như vậy văn hoá trước hết là các hoạt động nhằm phát huy nhu cầu năng lực tinh thần
cơ bản của con người, tạo ra các chuẩn mực, các giá trị, nâng cao khả năng hiểu biết và sáng
tạo của con người. Tổ chức văn hoá giáo dục khoa học của Liên Hợp quốc đã đưa ra một định
nghĩa văn hoá như sau: “Văn hoá là tổng thể sống động các hoạt động sáng tạo (của cá nhân và
cộng đồng) trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ hoạt động sáng tạo ấy đã hình thành
nên hệ thống giá trị, truyền thống, thị hiếu, những đặc tính riêng của mỗi dân tộc”.
Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội “Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức
sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu
cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” - Hồ Chí Minh.
Theo TS Trần Nho Thìn văn hoá là một hệ thống mở “Nhân học văn hoá”, “nhân chủng
học văn hoá”. Văn hoá Việt còn là sản phẩm của giao lưu ảnh hưởng văn hoá Trung Quốc, Ấn
Độ… Vì thế khái niệm văn hoá tương đối rộng. Văn hoá là phạm trù giá trị làm cho con người
thoát ra khỏi tình trạng mông muội. Văn hoá bao gồm văn minh, kinh tế, sức khoẻ, ăn uống,
văn học… chứ không phải mình lễ hội và nói đến văn hoá là nói đến tập tục tín ngưỡng tôn
giáo, nói đến đời sống tinh thần …
Bất kỳ một giá trị văn học nào cũng đều thoát thai từ một môi trường văn hoá, từ một
đời sống văn hoá nhất định.
Tác phẩm là con đẻ tinh thần của người nghệ sĩ, là sản phẩm của một thời đại. Nhà văn
đắm mình trong không khí thời đại, nắm vững tinh thần thời đại cùng với môi trường, vốn
sống, vốn văn hoá… hình thành tư tưởng thẩm mĩ trong sáng tác văn chương.
Yếu tố văn hoá ảnh hưởng lớn đến sự thành công của tác phẩm. Cách tiếp cận văn hoá
học trong nghiên cứu tác phẩm văn chương sẽ giúp chúng ta khám phá chân lý nghệ thuật một
cách đúng hướng hơn. TS Trần Nho Thìn đã chỉ ra một số bước tiếp cận theo phương pháp văn
hoá học đối với văn học Trung đại Việt Nam như sau:
- Đối với văn học trung đại cần phục nguyên tái hiện không gian văn hoá cũng như
những nhân tố thời đại tác động.

4
- Tìm ra mối liên hệ giữa tác phẩm với văn hoá thời đại.
- Xác định cơ sở văn hoá xã hội đã hình thành nên tác phẩm (đề tài, chủ đề, hình thức
nghệ thuật, cách cảm nhận, mọi yếu tố cấu thành tác phẩm...)
II. THƠ HỒ XUÂN HƯƠNG DƯỚI GÓC NHÌN VĂN HOÁ PHÂN TÍCH BÀI THƠ
HANG CẮC CỚ
1. Vài nét về Hồ Xuân Hương
Nữ sĩ Hồ Xuân Hương là một nhà thơ lớn một gương mặt độc đáo trong thơ ca trung
đại Việt Nam cũng như nền văn học dân tộc, Những tài liệu để lại hiện nay cho thấy bà sống
vào khoảng cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX. Bà là con Hồ Thi Diễn, người làng Quỳnh
Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Hồ Thi Diễn là một ông đồ nghèo đi dạy học ở vùng
Hải Dương (Kinh Bắc ngày trước) lấy một cô gái họ Hà làm vợ lẽ và sinh ra Hồ Xuân Hương.
Có một thời gia đình ở gần Hồ Tây Hà Nội.
Hồ Xuân Hương thông minh nhưng không được học nhiều, giao du rộng rãi với các nho
sĩ, đấng mày râu nhưng cuộc đời tình riêng lại hết sức éo le ngang trái. Bà hai lần lấy chồng,
hai lần đều làm lẽ và là nạn nhân của xã hội phong kiến thối nát trọng nam khinh nữ. Hồ Xuân
Hương nổi tiếng với những sáng tác bằng thơ Nôm, từng được mệnh danh là” bà chúa Thơ
Nôm”. Bà là một trong những nhà thơ - nhà nhân đạo chủ nghĩa tiêu biểu cho giai đoạn văn học
nửa cuối thế kỷ XVIII, nửa đầu thế kỷ XIX. Sáng tác của bà đặt ra một cách sâu sắc và thấm
thía những vấn đề riêng tư, những nỗi bất công ngang trái và người phụ nữ trong xã hội phong
kiến phải chịu đựng, đồng thời lên tiếng bảo vệ đề cao người phụ nữ, bênh vực quyền bình
đẳng và quyền được hưởng hạnh phúc của họ. Thơ Hồ Xuân Hương là một hiện tượng nghệ
thuật kỳ lạ, nghệ thuật thơ bà vừa đa dạng và độc đáo tạo ra một vẻ “duyên dáng Xuân Hương”
khi trào phúng hóm hỉnh chua cay, lúc trữ tình đằm thắm xót xa. Tiếng nói trong thơ bà thẳng
thắn nhiều lúc táo bạo thể hiện một bản lĩnh nghệ thuật vững vàng. Thơ bà sáng tác theo thể
đường luật nhưng dân tộc hoá cao độ, góp phần đáng kể vào việc cách tân nghệ thuật thơ trung
đại: đưa cái trần tục thô ráp hàng ngày vào một thể thơ vốn đài các quý phái.
Về ngôn ngữ bà đã vận dụng thành công ca dao tục ngữ, thành nữ, lời ăn tiếng nói hàng
ngày của nhân dân. Thơ bà mang đậm sắc thái văn hoá dân gian. Bằng một tư duy nghệ thuật
độc đáo, thơ Hồ Xuân Hương đa tầng đa nghĩa và là một hiện tượng lạ đối với giới nghiên cứu

phê bình văn học. Việc nghiên cứu đánh giá thơ bà là vấn đề khó và phức tạp, đặc biệt có rất
nhiều ý kiến đánh giá xoay quanh vấn đề dâm và tục trong thơ Hồ Xuân Hương. Nhưng ở đây
trong khuôn khổ bài viết chúng tôi chỉ đi sâu tìm hiểu thơ Hồ Xuân Hương dưới góc nhìn văn
hoá về yếu tố dâm và tục.
2. Phân tích bài thơ Hang Cắc Cơ bằng phương pháp văn hoá học.
5
“Hang Cắc Cớ” là bài thơ có thể xem tiêu biểu cho bản sắc thơ Hồ Xuân Hương. Ở đó
nó hội tụ nhiều nét tinh hoa trong phong cách thơ bà: Một tình yêu thiên nhiên dữ dội trong lối
biểu hiện, dục tính trong tài hoa miêu tả, ỡm ờ mà khiêu khích người khác giới, lập lờ hai mặt
trong nỗi khát khao tình dục, sự hoà điệu giữa nhạc và hoạ…
Hang Cắc Cớ
Trời đất sinh ra đá một chòm
Nứt ra đôi mảnh hỏm hòm hom
Kẽ hầm rêu mốc trơ toen hoẻn
Luồng gió thông reo vỗ phập phòm
Giọt nước hữu tình rơi lõm bõm
Con đường vô ngạn tối om om
Khen ai đẽo đá tài xuyên tạc
Khéo hớ hênh ra lắm kẻ dòm
(Hang Cắc Cớ)
Bài thơ mang biểu tượng lấp lửng hai mặt. Trước hết là nghĩa thực được gợi ra từ nhan
đề bài thơ “Hang Cắc Cớ” không ai nói là sai được. Nó rất thật, rất đúng. Nhưng những ngôn từ
cứ lồ lộ “nứt đôi mảnh” “kẻ hầm rêu mốc” “giọt nước hữu tình” “con đường vô ngạn” “hớ
hênh” “đẽo đá” “trơ toen hoẻn”, cùng với vần om, chòm, phòm, bõm, om, các từ láy “hõm hòm
hom”, toen hoẻn, phập phòm, lõm bõm đứng cạnh nhau hoà phối tạo nên một nghĩa ngầm. Mà
người cho đó là rất tục, rất dâm. Yếu tố thanh tục trong thơ Hồ Xuân Hương được người ta bàn
đến nhiều. Vận dụng thuyết phân tâm học của Feurd, các nhà nghiên cứu cho rằng Hồ Xuân
Hương là một người đàn bà hết sức phóng túng. Thơ bà biểu hiện khủng hoảng về tính dục của
một “thiên tài hiếu dâm đến cực điểm”. Đánh giá như vậy là thoá mạ hạ thấp giá trị văn chương
của một hồn thơ trác Việt.

Cách nhìn xã hội học coi yếu tố dâm dục tiếng cười trào phúng trong thơ Hồ Xuân
Hương là vũ khí đấu tranh giai cấp chống phong kiến, sức phản kháng chống lại sự bóp nghẹt
quyền sống con người, phá phách cái xấu xa. Với nhu cầu hạnh phúc của con người nhất là
người phụ nữ. Cách nhìn nhận này không phải lúc nào cũng đúng. Đôi lúc xa vào suy diễn thiếu
thực tế. Nhìn nhận thơ Hồ Xuân Hương theo góc độ văn hoá học chúng ta sẽ có cái nhìn mới
hơn khả quan hơn.
Hang Cắc Cớ còn gọi là hang Thanh Hoá ở xã Thuỵ Khê, huyện Sai Sơn, tỉnh Sơn Tây,
nay là tỉnh Sơn Tây. Hang ở hòn núi có Chùa Thầy. Mỗi năm đều có hội Chùa Thầy. Mà đã đến
hội Chùa Thầy ai mà chả qua hang Cắc Cớ nhưng cách cảm, cách tả của Hồ Xuân Hương quả
là tài hoa và độc đáo. Cảm nhận đầu tiên về hang Cắc Cớ đó là cứ nhạc phát ra trong hang do
6

×