Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Thực tập nhận thức đề tài THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 19 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP NHẬN THỨC
Giáo viên hướng dẫn:
Nhóm: 5
Ngành: Kĩ thuật môi trường
A. Mở đầu
1. Lời nói đầu.
-Những đợt đi thực tập luôn là chủ đề hấp dẫn đối với sinh viên nói chung
và với sinh viên khoa môi trường nói riêng. Đó là một cơ hội thiết thực và
bổ ích để chúng em có thể cọ xát với thực tế, làm quen với môi trường
công việc. Từ đó có nhưng mục đích kế hoạch rõ ràng động cơ học tập
đúng đắn.
-Trong thời gian vừa qua, sinh viên khoa môi trường đã được sự quan
tâm của trường,khoa môi trường đã đi thực tập nhận thức ở Đà Nẵng
đến Nha Trang. Với sự hướng dẫn nhiệt tình của khoa môi trường cũng
như sự chỉ bảo tận tình của các anh chị nhân viên trong công ti, chúng
em đã nhận được nhiều kinh nghiệm quý giá, những hiểu biết về nghề
nghiệp, công việc của mình sau khi ra trường. Qua đợt thực tập này em
thấy mình phải cố gắng hơn nữa trong việc học tập trên lớp phải giao lưu
học hỏi cũng như hoàn thiện những kĩ năng cần thiết cho bản thân.
- Chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô, ban giám hiệu
nhà trường, ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô trong đợt thực tập đã tạo
điều điện tham gia trong đợt thực tập bổ ích này.
2.Mục đích.
- Nắm bắt được các vấn đè liên quan đến chuyên ngành
-Hiện trạng và các vấn đề liên quan đến cách thức giải quyết vấn đề thực
tiễn.
-Nâng cao nhận thức của sinh viên đối với xã hội, với tương lai của đất nước.
B. Báo cáo nhận thức.
Thực tập nhận thức là phần học quan trọng, được thực hiện ở ngoài hiện
trường, với hình thức tham quan tại các nhà máy xử lí nước thải , bãi rác, các hồ
chứa, đập dân, thủy điện…Qua đó giúp sinh viên nắm bắt các kiến thức cơ bản về


chuyên ngành.
Trong đợt học tập nhận thức học kì 2, năm học 2014-2015, đoàn thực tập đã
tham quan và tìm hiểu nhiều công trình thủy, bãi chôn lấp chất thải rắn…
 Nhật kí thực tập:
- Ngày 4/5/2015:
Đoàn khởi lúc 4h30 và dừng chân thực tập tại thủy điện Đăk Mi 4- tinh
Quãng Nam, ăn trưa, sau đó tiếp tục dừng chân thực tập tại Biển Hồ và KDL
văn hóa Tâm Linh Sinh Thái Đồng Xanh. Ăn tối, nghĩ ngơi tại khách sạn
Pleiku.
- Ngày 5/5/2015:
Vào lúc 7h xe khởi hành đến Tp. Buôn Ma Thuột. 14h thực tập nhà máy xử lí
nước thải và bãi xử lí chất thải rắn tp. Buôn Ma Thuột.
- Ngày 6/5/2015:
Đến vườn quốc qia Yook Đôn, khu du lịch Bản Đôn. Lúc 1h xe tiếp tục khởi
hành đến Đà Lạt. Ăn tối nghĩ ngơi.
- Ngày 7/5/2015:
7h30 khởi hành đến nhà máy xử lí nước thải tinh Lâm Đồng, Thác Cam Ly,
thiền viện trúc lâm, bảo tang đa dạng sinh học tinh Lâm Đồng.
Ăn trưa, tiếp tục thực tập tại công ti cấp thoát nước tp. Đà Lạt. hoàn thành
chương trình thực tập, đoàn tham quan, vui chơi tại thung lũng vàng, thung
lũng Tình Yêu.
18h30 xe đưa đoàn đi giao lưu văn hóa cồng chiên Tây Nguyên với dân tộc
Lạch tại chân núi LangBiang.
- Ngày 8/5/2015:
7h khởi hành đến TP. Nha Trang, 10h45 dừng chân tại chợ Đầm. chiều đưa
đoàn tham quan Viên Hải Dương Học Nha Trang. Sau đó ăn tối, nghĩ ngơi
- Ngày 9/5/2015:
4h30 bắt đâu khởi hành về TP. Đà Nẵng.
C. Đề tài báo cáo:
THOÁT NƯỚC VÀ XỬ LÍ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

Phần một : NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI
BUÔN MÊ THUỘT
I . Giới thiệu về Đắk Lắk
Đắk Lắk điểm đầu tiên trong chuyến hành trình học tập và tham quan của
chúng tôi. Phần lớn địa bàn Đắk Lắk thuộc sườn phía tây nam dãy Trường Sơn nên địa
hình núi cao chiếm 35% diện tích tự nhiên, tập trung ở phía Nam và đông nam tỉnh
với độ cao trung bình 1.000- 1.200 m.
Do đặc điểm vị trí địa lý, địa hình nên khí hậu ở Đăk Lăk vừa chịu sự chi phối
của khí hậu nhiệt đới gió mùa, vừa mang tính chất của khí hậu cao nguyên mát dịu.
Song chịu ảnh hưởng mạnh nhất chủ yếu vẫn là khí hậu Tây Trường Sơn.
Đắk Lắk là một trong những tỉnh giàu tiềm năng về du lịch của Việt Nam vì
Đắk Lắk có nhiều di tích, thắng cảnh và có truyền thống văn hóa đa dạng. Đặc biệt,
Đắk Lắk có Bản Đôn là một địa danh đã được đưa vào bản đồ du lịch thế giới vì
truyền thống săn bắt, thuần dưỡng voi rừng và phố núi Buôn Mê Thuột được xem như
là một trong những "thủ phủ cà phê".
Ở Đắk Lắk, việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách
sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn
cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói
cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê. Chỉ
riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào
một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết
được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Đặc biệt, nơi
đây có một loại cà phê mà đã trở thành huyền thoại,dó là “Cà phê phân chồn”, nói đến
ai cũng nghĩ đến… nhưng thực chất không phải như vậy, cà phê phân chồn là loại cà
phế được chế biến từ những hạt cà phê chín mọng sau khi con chồn ăn chúng,chỉ riêng
công đoạn chế biên thôi cũng đủ cho ta thấy nó đặc biệt như thế nào. Mùi vị của
chúng đã làm ngất ngây bao nhiêu khách du lịch khi đến đây.
II. Nhà máy xử lí nước thải Buôn Mê Thuột
 Tổng quan về nhà máy
Xí nghiệp thoát nước trực thuộc Công ty TNHH một thành viên quản lý đô thị

và Môi trường, là đơn vị quản lý, vận hành hệ thống thoát nước thành phố, do công ty
QLĐT & VSMT quyết định thành lập xí nghiệp có tổng số 100 người.
a. Về tổ chức: 1 giám đốc, 1 phó giám đốc, 3 bộ phận trực thuộc(kỹ thuật, kế
toán, đền bù, giải tỏa, truyền thông và đấu nối hộ gia đình). Tổng CBCNVC 17 người,
còn lại là các bộ phận khác.
b. Diện tích khu xử lý: Diện tích chung 36.5ha. Trong đó diện tích sử dụng
cho cây xanh nhà máy bao gồm các chuỗi hồ dường đi: 15ha, diện tích vùng đệm gồm
vùng dự phòng và cây xanh 20ha, khu văn phòng nhà xe: 1.5ha.
c. Vốn đầu tư: Vốn đầu tư nhà máy xử lý nước thải nằm chung trong gói thầu
của hợp đồng số 01: Đây là hợp đồng chính của dự án do nhà thầu quốc tế PAA a/s
Đan Mạch thực hiện. Tổng mức đầu tư 346.1 tỷ VNĐ, nguồn vốn đầu tư ODA.
d. Công suất: Công suất thiết kế 8.125m
3
/ngày đêm (10.833 hộ tương đương
65000 người). Công suất thực tế hiện nay 4.125m
3
/ngày đêm (5500 hộ tương đương
33000 người).
Lý do không đạt công suất thiết kế : Giá thầu cao, không đủ kinh phí nên phải
cắt giảm 1 số vùng phục vụ do đó số lượng hộ đấu nối giảm nên công suất giảm (mặc
dù vậy phần xây dựng Nhà máy xử lý nước thải và hệ thống đường ống thoát nước
thải chính vẫn thi công theo dúng thiết kế).
e. Qui trình công nghệ xử lý nước thải: Hệ thống xử lý nước thải của nhà
máy hoàn toàn được xử lý 1 cách tự nhiên chủ yếu bằng 2 phương pháp là cơ học và
sinh học.
Nước
đầu ra
Hồ làm
thoáng
Hồ

sinh
học
Hồ kỵ
khí
Công
trình thu
nước thải
Nhà máy xử lý nước thải áp dụng công nghệ xử lý hồ sinh học ổn định. Hệ thống xử
lý sử dụng hồ ổn định bao gồm 2 chuỗi song song nhau, mỗi chuỗi gồm 5 hồ nối tiếp
nhau. Đầu tiên nước thải từ các hộ gia đình, cơ quan, công sở, nhà hàng, khách sạn
được đấu nối chảy vào hệ thống cống chung chuyênt tải về nhà máy bằng hệ thống
đường ống chôn ngầm dưới đất dẫn về qua công trình thu và dẫn đến các chuỗi hồ của
nhà máy xử lý nước thải.
Sơ đồ khu vực nhà máy xử lý nước thải Buôn Mê Thuột
- Nước thải chủ yếu tự chảy dựa vào độ dốc địa hình. Nước thải được tiếp nhận tại
công trình thu, tại đây nước thải được lọc rác và đo lưu lượng trước khi chảy vào hồ
đầu tiên.
- Bộ phận khử cát: Bộ khử cát không chỉ giữ lại các phần tử cát mà tất cả các chất thải
nặng khác mà có thể qua cửa chắn rác cũng có thể bị giữ lại. Đó là các vỏ đồ uống và
các bả cà phê xay khá nhẹ, đinh, ốc vít…
- Sau khi qua thiết bị đo lưu lượng nước thải được dẫn qua hố phân chia lưu lượng để
đi ra 2 hồ kỵ khí. Cạnh hố phân chia lưu lượng có 1 trạm dùng để thu nước thải lấy từ
bể tự hoại.
- Diện tích bề mặt: 13.992m
2
, thể tích: 49.582m
3
, chiều sâu 6m/hồ.
- Thời gian lưu nước: trung bình 6 ngày
Hai hồ kỵ khí

- Đặc điểm cấu tạo: Đáy của mỗi hồ và cạnh đứng cao 1m, đáy hồ được đổ bê
tông, cạnh dốc của hồ (tỷ lệ dốc 2:1) được bao phủ bằng lớp nhựa, 1 cạnh được thiết
kế theo tỉ lệ độ dốc 5:1 để tạo đường thoải nhẹ cho xe ra vào hồ thu dọn bùn. Giữa hai
hồ có hệ thốn vách ngăn và bơm tháo khô để thu dọn bùn. Cửa xả nước vào hồ đặt
chìm và có 1 miệng xả. Cửa tháo nước ra khỏi hồ thiết kế theo kiểu thu nước bề mặt
và có tấm ngăn bùn không thoát ra cùng với nước.
Hố phân chia lưu lượng
- Trên thực tế thì hồ này được gọi là hồ bán kỵ khí hay kỵ khí không hoàn toàn.
Bởi vì, 3m nước phía trên được xử lý theo hiếu khí còn 3m nước phía dưới mới xử lý
theo kiểu kỵ khí. Chất thải rắn nổi trên mặt hồ thì dùng phương pháp thủ công để vớt
lên đem xử lý.
- Từ các các hồ kỵ khí nước đã được xử lý được tự chảy dẫn theo đường ống sang
thác làm thoáng đầu tiên, tại đây nước được rơi qua 16 bậc nhằm cho phép oxi hòa tan
vào nước trước khi đến hồ kế tiếp trong các chuỗi hồ đó là hồ sinh học.
- Diện tích bề mặt: 29.702 m
2
, chiều sâu 2 m, thời gian lưu giữ nước trung bình 12
ngày.
- Cấu tạo: Đáy hồ và mái dốc của hồ được bao phủ bằng lớp nhựa HDPE. Bờ hồ
trồng cỏ

- Diện tích 25.318m
2
, chiều sâu 1m-1.5m, thời gian lưu nước trung bình 10 ngày.
- Sau khi qua hồ sinh học giai đoạn 2, nước thải tiếp tục đi thẳng vào hệ thống hồ
làm thoáng giai đoạn 2, trong đó nước thải sẽ được làm sạch trong các hồ sâu khoảng
1m-1.5m cùng với quá trình khử trùng do tia cực tím trong ánh sáng mặt trời chiếu
đến hết chiều sâu hồ này. Nước thải đã xử lý ra khỏi hồ làm thoáng cuối cùng để vào
hố phân chia lưu lượng số 3 để xả vào suối tiếp nhận hoặc vào hệ thống trạm bơm tái
sử dụng nước thải cho nông nghiệp.

- Ưu, nhược điểm: Hệ thống chuỗi hồ ổn định không dùng hóa chất trong quá trình xử
lý vì vậy nước thoát ra môi trường không gây ảnh hưởng đến ô nhiễm môi trường
nước. Tuy nhiên cần sử dụng diện tích đất lớn cho xây dựng và vùng đệm.
 Hiệu quả: Chất lượng nước sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn loại B Viêt Nam (TCVN 5945-14995).
Hệ thống van, khóa
Hố chứa nước đã xử lí

 Hệ sinh thái:
Ở dọc theo hồ xử lý, các cây được trồng vừa để cải tạo môi
trường ở đó, tạo cảnh quang đồng thời cũng để tưới nước đã
xử lý cho cây để nhận xét mức độ nước đã được xử lí.

Phần hai: NHÀ MÁY XỬ LÍ NƯỚC THẢI ĐÀ LẠT
NHÀ MÁY CẤP NƯỚC ĐÀ LẠT
I. Giới thiệu về Đà Lạt
Đà Lạt là thành phố tỉnh lỵ của tỉnh Lâm Đồng, nằm trên cao nguyên Lâm
Viên, thuộc vùng Tây Nguyên, Việt Nam. Từ xa xưa, vùng đất này vốn là địa bàn cư
trú của những cư dân người Lạch, người Chil và người Srê thuộc dân tộc Cơ Ho
Với độ cao 1.500 mét so với mực nước biển và được các dãy núi cùng quần hệ
thực vật rừng bao quanh, Đà Lạt thừa hưởng một khí hậu miền núi ôn hòa và dịu mát
quanh năm. Những tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú giúp Đà Lạt trở
thành một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, mỗi năm thu hút hàng
triệu du khách tới thăm viếng và nghỉ dưỡng.
Mặc dù là một đô thị du lịch nổi tiếng, nhưng Đà Lạt lại là một thành phố thiếu
vắng các địa điểm văn hóa, giải trí đa dạng. Quá trình đô thị hóa ồ ạt khiến thành phố
ngày nay phải chịu nhiều hệ lụy. Nhiều cánh rừng thông dần biến mất, thay thế bởi các
công trình xây dựng hoặc những vùng canh tác nông nghiệp. Do không được bảo vệ
tốt, không ít danh thắng và di tích của thành phố rơi vào tình trạng hoang tàn, đổ nát.
Sự phát triển thiếu quy hoạch trong những thập niên gần đây khiến kiến trúc đô thị Đà
Lạt chịu nhiều biến dạng và trở nên nhem nhuốc. Trong khắp thành phố, nhiều ngôi

biệt thự cùng không ít những công trình kiến trúc chịu sự tàn phá của thời gian mà
không được bảo tồn, gìn giữ.
II. Nhà máy xử lí nước thải Đà Lạt:
1. Nguồn và loại nước thải sinh hoạt
Nhà máy chỉ xử lý nước thải cho phường 2, phường 5, phường 6. Hệ thống xử
lí nước thải của nhà máy xử lý nước thải Đà Lạt thu gom nước thải từ các hộ gia đình:
từ nấu ăn, rửa bát, lau nhà, giặt quần áo, tắm rửa, sử dụng cho nhà vệ sinh, rửa các bề
mặt nền phía ngoài và rửa ô tô…không thu gom nước mưa. Kích cỡ của đường ống
tùy thuộc theo tính chất thải nhất định. Do địa hình Đà Lạt phức tạp, đường núi, dốc,
có những nơi có độ dốc quá mức cho phép nên toàn bộ hệ thống có tất cả 7 trạm bơm
nâng tập trung nước về trạm bơm chính. Từ trạm bơm chính theo một đường ống về
nhà máy xử lý nước thải. Hầu hết là áp dụng khả năng tự chảy của nguồn nước.
Theo tính toán, công suất của nhà máy là 7000 m
3
/ngày đêm.Theo thiết kế,
công suất của nhà máy: 7500 m
3
/ngày đêm.
Khi lượng nước thải đã được thu gom thì những con suối trong khu vực sẽ tự
làm sạch theo cách lấy hết những phần chất thải thải vào con suối thì con suối sẽ được
làm sạch lên.
Trong nước thải sinh hoạt này gồm các hạt bùn, phân người, động vật, giấy vụn
và các chất tổng hợp nổi lơ lửng.
Mục đích của dự án: cải thiện điều kiện của những con suối nằm trong thành
phố cũng như cải thiện được điều kiện môi trường ở khu vực này. Bên cạnh đó, trong
quá trình thực hiện dự án, tại những khu dân cư vùng ven hay những khu vực thưa dân
cư có hỗ trợ xây hầm tự hoại cho người dân, tức là xử lý vệ sinh tại chỗ.
Như vậy, về tổng thể dự án thì tất cả nguồn nước đổ vào Hồ Xuân Hương hay
đi vào các con suối khác thì một phần nào đó đã được xử lý.
2. Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt:

Tách rác
Lắng cát
Lắng 2 vỏ
Lọc sinh học
Bể lắng thứ cấp
Hồ khử trùng
Sân phơi bùn
Hố bơm bùn
Ra ngoài môi trường( hạ nguồn thác Camly)
3. Qui trình xử lí nước thải sinh hoạt:
Khi vào nhà máy, phần được loại bỏ đầu tiên là rác. Rác là phần không thể
phân huỷ được, gây khó khăn cho việc xử lý sau này nên cần được tách rác. Rác đưa
vào gồm hai loại: rác thô và rác tinh.
- Rác thô là những phần tử có kích thước khá lớn: 20 ÷ 30 cm và được vận
hành bằng tay. Do hệ thống thu nước thải là riêng biệt, không thu nước mưa và nước
mặt nên lượng rác vào đây không nhiều. Thông qua những trạm bơm nâng và mỗi nhà
dân đều có những hố thu riêng đồng thời đường ống thiết kế cho mỗi nhà chỉ có khả
năng tải được lưu lượng nước của riêng nhà đó cho nên nếu người dân vứt rác vào hệ
thống thoát nước của nhà họ thì đồng thời cũng chính tay họ đã làm tắt nghẽn đường
ống, nước không lưu thông được. Chính bản thân nhà họ sẽ lãnh việc đó đầu tiên. Vì
thế, cho nên cái lượng rác mà có kích thước lớn vào hệ thống không nhiều. Cho nên
vận hành bằng tay.
- Lưới chắn rác tinh: dạng bậc cấp, được vận hành tự động, tự đưa rác lên và tải
ra ngoài.
Lưới chắn rác tinh
Sau khi rác được tách thì nước được tiếp tục đi đến bể lắng cát. Bởi vì cát
không phân hủy được và trong nước thải nó có thể kết dính lại thành những khối bê
tông gây ảnh hưởng đến những công trình phía sau. Do đó cần loại bỏ những cát này.
Thông qua 3 mương lắng cát để lắng được cát trong rác thải và lượng cát
này được xúc đi, loại bỏ bằng thủ công hoặc bằng các thiết bị khác.

Cát này sẽ được đưa ra cát sân phơi dùng để san nền xây dựng.
Có 3 ngăn lắng cát, bình thường sẽ vận hành 2 ngăn hoặc 1 ngăn tuỳ theo lưu
lượng của nó, những ngăn còn lại dựoc dùng để vệ sinh.
Cát sau khi được lấy ra thì nước sẽ đi tiếp vào bể lắng 2 vỏ. Gọi là bể lắng 2 vỏ vì nó
gồm 2 phần: Phần lắng và phần phân hủy.
Song chắn rác Rác thải đã được loại bỏ
- Phần phân hủy gồm 2 ngăn lắng, có khe hở cho ss chạy xuống, phân hủy. Nước
từ phía trong ra ngoài, trên đường nó đi thì ss lắng từ trên xuống dưới. Mỗi cặp 2 ngăn
lắng thì 1 ngăn phân hủy. Ở nhà máy xử lý nước thải ĐàLạt có 8 ngăn lắng và 4 ngăn
phân hủy.
Nước sau khi vào bể lắng 2 vỏ - là nơi mà những chất lơ lửng có kích thước
tương đối lớn có thể lắng được thì đã lắng.Còn những chất có kích thước nhỏ hoặc
hoà tan sẽ tiếp tục đi qua một bể nữa được gọi là bể lọc sinh học.
Thiết bị được làm bằng bê tông, có dạng hình tròn, có 2 đáy. Đáy dưới thông với
bể lắng thứ cấp.
Do kết cấu của bể tương đối lớn, chiều cao của bể cũng lớn nên bể này còn được
gọi là bể cao tải.
Bản chất: lọc sinh học. Những con vi sinh vật sẽ bám lên vật liệu bám dính và
khi nước chảy qua màng vi sinh vật đó thì vi sinh vật sẽ sử dụng những chất dinh
dưỡng trong nước sẽ làm sinh khối cho nó. Chính việc sử dụng những chất dinh
dưỡng trong nước đã một phần nào làm sạch nước. Sau khi sử dụng những chất dinh
dưỡng trong nước để làm sinh khối thì kích thước của những con vi sinh vật sẽ lớn
lên, đến một lúc nào đó những con vi sinh vật phía trong cùng sẽ không được cung
cấp chất dinh dưỡng, O
2
 chết đi  nguyên lớp màng vi sinh vật phía trong đó sẽ
được bóc ra và cùng với nước thải được tiếp tục đưa vào bể lắng thứ cấp. Nước thải
sẽ có chỉ số BOD
5
giảm đi rất nhiều so với nước thải chưa xử lý. Có những tia nước

thải được tưới xuống các lớp vật liệu lọc như hình dưới đây:
Do tải trọng hữu cơ lớn, VSV nhiều cần phải có trạm bơm tuần hoàn để tăng
cường xối rửa cho bể lọc không bị nghẹt.
Bể lắng hai vỏ
Trạm bơm tuần hoàn
Màng vi sinh vật
Bể lắng thứ cấp là nơi lắng đọng những con vi sinh vật đã chết, lúc này nó đã có
kích thước khá lớn so với lúc qua bể lắng 2 vỏ. Ở bể lắng 2 vỏ thì những phần nào nó
lắng được thì nó sẽ lắng ở đây, và những phần nào không lắng được (phần hoà tan ở
dạng lơ lửng) do kích thước quá nhỏ chỉ ở trạng thái lơ lửng nên nó được qua bể lọc
sinh học nhỏ giọt để làm tăng kích thước và tiếp tục được lắng.
Nước sau khi lắng được đưa vào hệ thống 3 hồ khử trùng. Ở đây chủ yếu là diệt
vi khuẩn E.coli bằng tia nắng mặt trời.
Lượng vi khuẩn đuờng ruột này giảm tới 90%. Tuy nhiên thời gian lưu lại càng
kéo dài thì sẽ diễn ra quá trình ngược lại, chất lượng nước sẽ xấu đi do sự phát triển tảo
rêu, năng lượng mặt trời sẽ biến thành sinh khối của chúng và khi chúng chết sẽ làm
nồng độ chất hữu cơ tăng lên, xuất hiện VSV thối rửa, nước sẽ có mùi xấu đi. Để chống
sự phát triển của tảo người ta dùng biện pháp thả cá. Clo được sử dụng để diệt trùng, tảo
và giảm mùi trong nước sau khi xử lí sinh học trước khi thải ra ngoài.
Trong quá trình như vậy, thì có những đường nước xả. Ví dụ khi vệ sinh ngăn
lắng cát thì ở đây có đường nước xả, nước đó được tập trung vào hố bơm bùn và nước
từ bể lắng 2 vỏ (nước xả đáy tức là bùn đáy) sẽ được đưa đến sân phơi bùn và nước
rút được đưa vào hố bơm bùn. Bởi vì bùn khi đưa vào sân phơi bùn thì nó không phải
là dạng bùn khô mà dạng sền sệt, dạng dung dịch gồm nước và phần còn lại là sinh
khối của vi sinh và những chất ss không phân hủy được.
Sân phơi bùn là nơi nước thấm xuống dưới vào hố bơm bùn, còn bùn thì được
giữ lại bên trên sân. Bùn này thuộc dạng bùn đã được xủ lý, không phải bùn tươi có
hàm lượng hữu cơ cao nên sau này có nhiều cơ sở đặt mua để dùng làm phân vi sinh.
Bùn lắng ở bể lắng thứ cấp khi xả định kỳ cũng được đưa vào hố bơm bùn và
tất cả những nước từ hố bơm bùn được bơm lên đầu vào để xử lý.

Như vậy, chỉ có nước sau khi được xử lý mới được đưa ra ngoài môi trường.
Còn những nước thải ở những công đoạn khác nhau được đưa lại đầu vào để tiếp tục
xử lý.
Ao bèo chứa nước đã xử lí Sân phơi bùn
Bể lắng thứ cấp Hồ khử trùng
Bùn
Sau gần 1 tuần được tham quan và học tập ở rất nhiều nơi trong chuyến đi,
đến với những miền đất mới với những trải nghiệm thú vị thì chúng tôi phải chia
tay thành phố biển Nha Trang xinh đẹp để quay trở về Đà Nẵng, nơi có mái trường
thân yêu của chúng tôi và kết thúc một đợt thực tập thành công và vui vẻ. Chuyến
đi còn giúp các thành viên trong lóp hiểu nhau hơn và có thêm kinh nghiệm trong
cuộc sống cũng như trong công việc sau này.

Tài liệu tham khảo
- />- />- />- />

×