Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

luận văn chuyên ngành bảo hiểm Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.39 KB, 46 trang )

MỤC LỤC
b. Tình hình đào tạo chuyên ngành bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt
Nam: 18
a. Tổ chức đào tạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 19
DANH MỤC BẢNG BIỂU
b. Tình hình đào tạo chuyên ngành bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ở Việt
Nam: 18
a. Tổ chức đào tạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam 19
LỜI MỞ ĐẦU
Lịch sử phát triển của các quốc gia trên thế giới cho thấy, chính sách xã
hội luôn chiếm vị trí quan trọng song song với chính sách phát triển kinh tế,
trong đó, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là một khâu không thể
thiếu, một bộ phận hợp thành hệ thống chính sách xã hội của một quốc gia. Ở
Việt Nam, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là hai chính sách xã hội lớn của
Đảng và Nhà nước, là trụ cột chính của an sinh xã hội, góp phần ổn định đời
sống cho người lao động, bảo vệ sức khỏe cho nhân dân, ổn định chính trị,
trật tự an toàn xã hội, thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước, bảo vệ Tổ quốc.
Chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đã được Đảng và Nhà nước
ta quan tâm từ ngay sau khi nước ta giành độc lập nhưng hệ thống Bảo hiểm
xã hội Việt Nam với tư cách là cơ quan chuyên trách thực hiện chính sách
mới chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi toàn quốc từ giữa thập kỷ 1990.
Từ đó đến nay, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện vai trò phục vụ
đối tượng tham gia các loại hình bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế ngày một mở
rộng theo đúng quan điểm chỉ đạo của Đảng: tiến tới bảo hiểm xã hội cho mọi
người lao động và tiến tới thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Sau hơn 18 năm
thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đã có gần 2/3 dân số cả
nước được thụ hưởng quyền lợi. Có được kết quả ấy trước hết là do đường lối
lãnh đạo của Đảng, sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, sự phối hợp giúp đỡ của
các bộ, ngành, các cơ quan Trung ương và địa phương. Đó còn là kết quả của
sự nỗ lực phấn đấu của tập thể cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm
xã hội góp phần bảo đảm an sinh xã hội của đất nước.


Để thực hiện và phát huy tốt hơn nữa vai trò là nền tảng cơ bản cho an
sinh xã hội quốc gia, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội phải có chiến lược phát
triển bền vững, toàn diện trong đó yếu tố quan trọng nhất là yếu tố con người.
1
Yêu cầu đó đòi hỏi phải nhanh chóng phát triển, đào tạo đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức của toàn ngành Bảo hiểm xã hội đảm bảo đủ về số lượng,
nâng cao hơn nữa về chất lượng trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài.
Để giải quyết vấn đề đội ngũ - nguồn nhân lực, việc xây dựng đề án
“Đánh giá thực trạng về nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Định
hướng và các giải pháp phát triển đến năm 2020” là nhiệm vụ hết sức cần thiết
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của Ngành và góp phần phát triển kinh tế- xã
hội của đất nước trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU KẾT QUẢ VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI
VIỆT NAM
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Từ khi thành lập nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1945, chính sách
BHXH đã được hình thành và phát triển. Trong mỗi giai đoạn lịch sử nhất
định, chính sách BHXH đều có sự điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
cho phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể, bao gồm những nội dung về: phạm
vi đối tượng tham gia; loại hình BHXH; nội dung các chế độ; điều kiện hưởng
và khung quyền lợi của từng chế độ; việc tổ chức, quản lý quá trình thực hiện
cũng như khung pháp lý cho việc ban hành và thực hiện chính sách BHXH.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, từ năm 1995, Nhà nước ta đã cải
cách bảo hiểm xã hội theo hướng mở rộng phạm vi đối tượng tham gia BHXH
đối với mọi người lao động làm công ăn lương trong các thành phần kinh tế
và tuân thủ theo nguyên tắc đóng – hưởng. Khởi đầu của công cuộc cải cách
về BHXH là việc ban hành Bộ Luật Lao động được Quốc hội khóa IX thông
qua ngày 23/6/1994 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/1995, trong đó có
Chương XII quy định về Bảo hiểm xã hội. Theo đó, Chính phủ ban hành Nghị

định 12/CP ngày 26/01/1995 điều lệ tạm thời về BHXH, đồng thời thành lập
hệ thống BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ có nhiệm vụ thu, chi,
quản lý quỹ BHXH và thực hiện các chế độ chính sách BHXH thống nhất
trong phạm vi toàn quốc. Quá trình triển khai thực hiện sau đó đã khẳng định
sự đúng hướng về cải cách BHXH ở nước ta và ngày 29/6/2006 tại kỳ họp thứ
9 Quốc hội khoá XI, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã thông qua
Luật Bảo hiểm xã hội có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 với BHXH bắt
buộc, từ ngày 1/1/2008 với BHXH tự nguyện và từ ngày 1/1/2009 với bảo
3
hiểm thất nghiệp. Việc ban hành Luật BHXH là cơ sở pháp lý cao nhất để
nâng cao hiệu quả thực thi chế độ, chính sách BHXH, pháp điển hoá các quy
định về BHXH, bổ sung các loại hình BHXH cho phù hợp với quá trình
chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá hành chính tập trung sang nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, đáp ứng nguyện vọng của
người lao động, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và hội nhập với kinh tế thế
giới.
1.2 Cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Hệ thống BHXH Việt Nam được tổ chức theo ngành dọc, tập trung,
thống nhất từ Trung ương đến địa phương và chia thành 3 cấp: ở Trung ương
là BHXH Việt Nam; ở địa phương là BHXH tỉnh và BHXH huyện.
1.2.1 Về cơ cấu tổ chức:
a) Cơ quan BHXH Việt Nam
Thành lập năm 1995 theo Quyết định số 606/QĐ- TTg ngày 26/9/1995
của Thủ tướng Chính phủ, cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH ở Trung ương
có 8 đơn vị trực thuộc, trong đó, 7 đơn vị giúp việc và 1 Trung tâm thông tin -
khoa học. Biên chế gần 80 người;
Năm 2002, sau khi sáp nhập BHYT Việt Nam về BHXH Việt Nam, theo
Nghị định số 100/2002/NĐ-CP ngày 06/12/2002, cơ cấu tổ chức của cơ quan
BHXH ở Trung ương có 17 đơn vị trực thuộc trong đó có 11 đơn vị giúp việc
và 06 đơn vị sự nghiệp. Biên chế 385 người, tăng 4,8 lần, bằng 481% so với

thời kỳ mới thành lập;
Tiếp đến, Chính phủ ban hành Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày
22/8/2008, theo đó cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH Việt Nam có 18 đơn vị
trực thuộc, trong đó có 12 đơn vị giúp việc và 06 đơn vị sự nghiệp. biên chế
425 người, bằng 110% so với năm 2008;
Năm 2011, Chính phủ ban hành Nghị định số 116/2011/NĐ-CP sửa đổi,
4
bổ sung một số điều của Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của
Chính phủ, cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH Việt Nam có 22 đơn vị trực
thuộc, trong đó có 15 đơn vị giúp việc và 07 đơn vị sự nghiệp. biên chế 610
người, tằng 1,43 lần, bằng 143% so với năm 2008;
b) Cơ quan BHXH Tỉnh
Tương tự như cơ quan BHXH Việt Nam, cơ cấu tổ chức của BHXH tỉnh
cũng thay đổi theo các thời kỳ 1995, 2002, 2008 và 2011. Đến thời điểm này
cơ cấu tổ chức của cơ quan BHXH tỉnh theo mô hình 09 phòng nghiệp vụ
tham mưu giúp việc Giám đốc BHXH.
Riêng thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và BHXH một số tỉnh
có số đơn vị hành chính cấp huyện nhiều, số đối tượng tham gia và thụ hưởng
chính sách BHXH, BHYT lớn, có số biên chế đông, thực hiện theo mô hình
10 hoặc 11 phòng nghiệp vụ.
Về biên chế: giai đoạn năm 1995 - 2002 có 1.423 người; giai đoạn 2003
- 2008 có 4.175 người, bằng 293% so với giai đoạn 1995 - 2002; giai đoạn
2008 - 2011 có 6.760 người bằng 161% so với giai đoạn 2003-2008.
c) Cơ quan BHXH huyện
Về cơ cấu tổ chức: Cơ quan BHXH cấp huyện gồm có các bộ phận: thu
BHXH, BHYT; cấp sổ BHXH và thẻ BHYT; giải quyết chính sách, chế độ
BHXH; giám định BHYT; Kế toán và Thủ quỹ; Văn thư - Hành chính và bộ
phận tiếp nhận hồ sơ.
Về biên chế cũng biến động qua các giai đoạn 1995, 2002, 2008 và 2011
như sau: Giai đoạn năm 1995 - 2002 có 2.532 người; giai đoạn 2003 - 2008

có 4.634 người, bằng 183% so với giai đoạn 1995-2002; giai đoạn năm 2008-
2011 có 10.697 người, bằng 230% so với giai đoạn 2003-2008.
5
1.3 Kết quả hoạt động của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Bảng 1 - Một số kết quả hoạt động của ngành BHXH những năm qua
cho thấy số đối tượng tham gia, tổng số tiền thu và chi, giải quyết chế độ
BHXH, BHYT cũng không ngừng tăng và tăng với tốc độ cao qua từng thời
điểm.
Bảng 1 Một số kết quả hoạt động của ngành BHXH những năm qua
Năm 1995 Năm 2005 Năm 2011
Tốc độ tăng trưởng
Năm 2005
so với năm
1995 (%)
Năm 2011
so với năm
2005 (%)
Năm 2011
so với năm
1995 (%)
Đối tượng tham
gia BHXH
(người)
2.276.000 6.127.000 10.180.000 169 66 347
Đối tượng tham
gia BHYT
(người)
7.100.000 23.160.000 57.107.000 226 256 704
Số lượt người
KCB BHYT

8.753.000 35.000.000 114.200.000 300 226 1204
Tổng số thu
BHXH,
BHYT(tỷ đồng)
1.188 17.556 96.986 1377 452 6586
Tổng số chi
(1)BHXH,
BHYT(tỷ đồng)
1.404 21.899 98.064 1460 372 6885
(1) BHXH: chú ý trong tổng số chi BHXH, phần chi về chế độ hưu trí hàng
tháng bao gồm cả khoản chi từ ngân sách nhà nước cho những đối tượng
nghỉ hưu từ trước năm 1995.
Nhận xét: Qua bảng kết quả hoạt động của nghành BHXH nhưng năm qua
6
chúng ta có thể thấy. Đối tượng tham gia BHXH tăng nhanh năm 2005 là 2,2
triệu người đến năm 2011 là trên 10 triệu người, tương đương vơí tỷ lệ tăng
347%. Đối tượng tham gia BHYT cũng tăng nhanh năm 2005 là 7,1 triệu
người đến năm 2011 tăng lên trên 57 triệu người, với tỷ lệ tăng 704%. Số lượt
người khám chữa bệnh BHYT cũng tăng nhanh năm 2011 tăng so với năm
2005 với tỷ lệ là 1204%.
7
CHƯƠNG II:
2.1 Giới thiệu đội ngũ lao động hiện nay của BHXH Việt Nam.
Trước năm 1995, chính sách bảo hiểm xã hội do nhiều cơ quan quản lý,
quỹ bảo hiểm xã hội bị phân tán, nên việc thực hiện chế độ, chính sách bảo
hiểm xã hội có nhiều hạn chế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn cần có một cơ
quan chuyên trách thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội cho các đối tượng
tham gia, thụ hưởng và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội tập trung, thống nhất,
ngày 16/02/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/CP về việc thành
lập Bảo hiểm xã hội Việt Nam trên cơ sở thống nhất các tổ chức Bảo hiểm xã

hội thuộc hai hệ thống Lao động - Thương binh và Xã hội và Liên đoàn Lao
động. Từ tháng 02/1995, hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam được thành lập
từ Trung ương tới địa phương và đi vào hoạt động. Cơ cấu tổ chức của Bảo
hiểm xã hội Việt Nam gồm 8 đơn vị trực thuộc cơ quan Bảo hiểm xã hội
Trung ương và 53 Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Tại Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố có 5 phòng chuyên môn, nghiệp vụ và
514 Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh với hơn 4.000
cán bộ, công chức, viên chức.
Tiếp đó, thực hiện Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần
thứ 7 khóa VIII và Chương trình cải cách hành chính của Chính phủ, ngày
24/01/2002, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 20/2002/QĐ-TTg
chuyển Bảo hiểm y tế Việt Nam sang Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Tính đến
cuối năm 2004, bộ máy tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam bao gồm: Tại
Trung ương có 20 đơn vị trực thuộc, tại địa phương có 64 Bảo hiểm xã hội
cấp tỉnh và 656 Bảo hiểm xã hội cấp huyện với gần 12.000 người. Quá trình
phát triển đến nay, toàn hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam có biên chế hơn
17.000 người làm việc theo cơ cấu ngành dọc từ Trung ương xuống Bảo hiểm
8
xã hội 63 tỉnh, thành phố và 695 Bảo hiểm xã hội cấp huyện. Như vậy, số cán
bộ, công chức, viên chức hiện tại đã tăng gần gấp 2 lần so với năm 2003 là
năm tiếp nhận hệ thống Bảo hiểm y tế và tăng gấp 4,5 lần so với năm 1995 là
năm mới thành lập Ngành, trung bình mỗi năm tăng khoảng 1500 cán bộ,
công chức, viên chức.
Sự gia tăng về tổ chức và biên chế xuất phát từ số người tham gia và
thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng tăng nhanh do
chế độ, chính sách quy định về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế nói chung của
Nhà nước có những thay đổi, mở rộng nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của
thời kỳ mới và việc quản lý kinh tế, xã hội đất nước.
Để có thể thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ được Chính phủ giao với

số lượng, khối lượng công việc ngày càng tăng, tính chất công việc ngày càng
phức tạp, ngành Bảo hiểm xã hội đã và đang xây dựng một đội ngũ công
chức, viên chức ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng gắn với
chức năng, nhiệm vụ, đáp ứng cơ bản yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Ngành
trong giai đoạn hiện tại và tiến tới phát triển hơn nữa trong tương lai.
Trải qua 18 năm hình thành và phát triển, đến nay toàn Ngành có tổng
số hơn 18.000 công chức, viên chức, trong đó cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt
Nam ở Trung ương có hơn 600 cán bộ, công chức, viên chức, còn lại phần lớn
công tác tại Bảo hiểm xã hội các địa phương để trực tiếp thực hiện nhiệm vụ
chính trị trên địa bàn.
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến nguồn nhân lực của BHXH Việt Nam
a. Những nhân tố bên ngoài
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế tiếp tục diễn ra sâu, rộng tác động
mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Quá trình phân
công lao động quốc tế sẽ ngày càng phát triển sâu rộng làm cho các quốc gia
9
ngày càng phụ thuộc lẫn nhau về mọi mặt của đời sống, kinh tế - xã hội. Trong
thời đại của nền kinh tế thông tin, nguồn nhân lực trở thành nguồn lực đầu tiên
để phát triển kinh tế - xã hội. Sự cạnh tranh giữa các quốc gia trở thành sự cạnh
tranh về sức mạnh nhân tài, sự cạnh tranh đó đặt trọng tâm vào trình độ phát
triển nguồn nhân lực. Xu thế hình thành nền kinh tế tri thức chi phối các hoạt
động của xã hội cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ tạo điều kiện
cho các nước đi sau bắt kịp với các nước phát triển và tham gia vào quá trình
hội nhập của nền kinh tế toàn cầu. Sự lỗi thời về kiến thức một cách nhanh
chóng, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, xu hướng dịch
chuyển sang nền kinh tế tri thức và sự thay đổi mạnh mẽ của cơ cấu tổ chức, cơ
cấu nền kinh tế.
Trong bối cảnh đó, nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã hội có điều kiện
được tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, thông qua các chương trình
đào tạo, tập huấn ở các nước phát triển, nguồn nhân lực có điều kiện phát

triển nhanh cả về số lượng và chất lượng. Quá trình hội nhập quốc tế gắn với
sự hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm giữa các quốc gia, tổ chức về an
sinh xã hội… cũng là những nhân tố tác động đến sự phát triển đội ngũ và
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của công chức, viên chức Bảo hiểm
xã hội Việt Nam.
Sự phát triển toàn diện của kinh tế, xã hội, khoa học, công nghệ… trên
thế giới, gắn với xu hướng hội nhập cũng tác động tích cực đến chính sách và
nguồn nhân lực làm công tác an sinh xã hội trong đó có các chế độ, chính
sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và nguồn nhân lực ngành Bảo hiểm xã
hội.
b. Những nhân tố trong nước
- Chế độ chính sách quy định về bảo hiểm xã hội nói chung của Nhà
nước có những thay đổi đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ phát triển và quản
10
lý kinh tế, xã hội của Quốc gia;
- Quy mô phát triển của ngành Bảo hiểm xã hội tương ứng với chức
năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao;
- Số người tham gia và thụ hưởng chính sách bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ngày càng gia tăng;
- Định hướng phát triển nhân lực, phát triển đào tạo sau đại học và các bậc
học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy nghề trong cả nước.
- Sự phát triển của nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế tạo ra nhiều
cơ hội việc làm, thu nhập nhưng cũng xảy ra tình trạng công chức, viên chức
có chất lượng rời bỏ việc làm tại khu vực công để ra làm việc ở bên ngoài,
tình trạng này cũng xảy ra đối với ngành Bảo hiểm xã hội khi tiền lương, thu
nhập không tương xứng với khối lượng, giá trị công việc giao cho người lao
động (từ năm 2007-2011 có 1353 người rời bỏ khỏi Ngành).
2.3 Thực trạng công tác tuyển dụng lao động.
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của ngành Bảo hiểm
xã hội mới chỉ đáp ứng được những yêu cầu cơ bản của công việc trong thời

gian hiện tại, trong tương lai, cần phải được tăng cường hơn nữa về số lượng
và chất lượng.
11
Bảng 2: Cơ cấu nhân lực chia theo ngạch, giới tính và tuổi (30/6/2011)
Chỉ tiêu thống kê
Tổng cộng
BHXH
Việt Nam
BHXH tỉnh, TP
trực thuộc TW
Số
lượn
g
Tỷ lệ
Số
lượn
g
Tỷ trọng
Số
lượn
g
Tỷ trọng
A 1
2
3
4=3/1*10
0 5
6=5/1*10
0
1. Chia theo ngạch

Chuyên viên cao cấp và
tương đương
21 0,1% 13 61,9% 8 38,1%
Chuyên viên chính và tương
đương
690 4,0% 112 16,2% 578 83,8%
Chuyên viên và tương
đương
10401
60,4
% 363 3,5% 10038 96,5%
Cán sự và tương đương
3713
21,6
% 12 0,3% 3701 99,7%
Còn lại
2402
13,9
% 28 1,2% 2374 98,8%
Cộng
17227 100% 628 3,1% 16699 96,9%
2. Chia theo độ tuổi
Dưới 30 tuổi
5874
34,1
% 171 2,9% 5703 98,7%
Từ 30 đến 50 tuổi
9885 57,4% 268 2,7% 9617 97,3%
Trên 50 tuổi
1468 8,5% 89 6,1% 1379 93,9%

Cộng
17227 100% 528 16699
3. Chia theo giới tính
Nam
8599 49,9% 263 3,1% 8336 96,9%
Nữ
8628 50,1% 265 3,1% 8363 96,9%
Cộng
17227 100% 528 16699
Nguồn: Ban Tổ chức cán bộ
Phân tích bảng 2 có thể thấy, về cơ cấu ngạch, số lượng chuyên viên
cao cấp và chuyên viên chính còn tương đối ít (chiếm tỷ lệ 6,1%), trong khi
đây chính là lực lượng cán bộ chủ chốt giữ các chức vụ lãnh đạo và quản lý,
do đó cần phải được tăng cường hơn nữa, đội ngũ này cũng cần được đào tạo,
12
bồi dưỡng nâng cao về trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước để đáp
ứng yêu cầu quản lý của Ngành. Về độ tuổi, số công chức, viên chức trên 50
tuổi chiếm tỷ lệ gần 10% trên tổng số nhân lực toàn Ngành, do vậy cũng cần
có phương án thay thế, tiếp nối trong tương lai để không hệ thống Bảo hiểm
xã hội không bị thiếu hụt về lực lượng.
Bên cạnh đó, cơ cấu về ngành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
của số công chức, viên chức còn lại cũng còn một số bất cập, chưa thực sự
phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao. Trước hết, đi sâu phân tích về cơ
cấu trình độ đội ngũ hiện tại. Trong đó trình độ của đội ngũ cán bộ, công
chức, viên chức hiện nay qua tổng hợp, phân loại có bảng thống kê dưới đây
như sau:
Bảng 3: Thống kê trình độ đào tạo của cán bộ, công chức, viên chức trong
hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam tính đến ngày 30/6/2011:
Số
TT

Trình độ được đào tạo
Số lượng
(người)
Tỷ lệ
( %)
1 Tiến sĩ 4 0,02
2 Thạc sĩ 167 0,97
3 Đại học 11.029 64,02
4 Cao đẳng 855 6,12
5 Trung cấp 2.503 17,47
6 Sơ cấp 1.962 11,40
Tổng cộng 17.227 100,00
Số liệu tại Bảng 3 cho thấy cơ cấu về trình độ đào tạo của đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống Bảo hiểm xã hội
Việt Nam, trong đó, công chức, viên chức có trình độ đại học và cao đẳng
chiếm tỷ lệ cao nhất (70,1%) với rất nhiều loại hình đào tạo như chính quy, tại
chức, chuyên tu, từ xa, vừa học vừa làm và chủ yếu tập trung tại các tỉnh và
thành phố lớn. Đây là lực lượng lao động có trình độ đào tạo cơ bản có thể đáp
ứng, tiếp cận và đảm nhận được các nghiệp vụ của ngành nếu họ được đào tạo
bổ sung hợp lý các kiến thức bổ trợ và bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về bảo
13
hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp một cách bài bản. Tuy vậy, lực
lượng này cũng cần được bố trí, sử dụng hợp lý để tránh lãng phí nguồn nhân lực
của Ngành. Tiếp đến là số công chức, viên chức có trình độ cao đẳng, trung cấp
(23,6%), lực lượng lao động này có khả năng thực hiện các kỹ năng chuyên môn
đơn thuần của một nhân viên bảo hiểm nếu được đào tạo bài bản các kỹ năng
nghiệp vụ mà họ được đảm nhận. Có 11,4 % người lao động có trình độ sơ cấp,
đây là lực lượng lao động cần có sự đào tạo nâng cao để đáp ứng nhiệm vụ, tuy
nhiên cũng cần có sự phân công hợp lý cho đối tượng này theo khả năng của mỗi
người vào các vị trí công việc giản đơn.

Về cơ cấu ngành nghề: Nhân lực hệ thống Bảo hiểm xã hội có ngành
nghề đào tạo đa dạng, không đồng nhất về trình độ và kiến thức chuyên
ngành, qua đó cho thấy kiến thức cơ bản được đào tạo giữa mỗi công chức,
viên chức có sự khác biệt tương đối.
Bảng 4: Cơ cấu công chức, viên chức được đào tạo
qua các khối ngành
Số TT Khối ngành đào tạo Số lượng Tỷ lệ % ĐH&CĐ Trung học
% %
1 Y - Dược 2.136 12,4
6,4
6,0
2
Kinh tế
12.231 71,0
61,0
10,0
3 Luật 500 2,9 2,3 0,6
4 Công nghệ thông tin 861 5,0 4,7 0,3
5
Khối khoa học xã hội
1.051 6,1 3,9 2,2
6 Ngành nghề khác 379 2,2
1,4 0,8
7
Chưa qua đào tạo
69 0,4
Cộng 17.227 100
79,7 19,9
Nguồn: Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
Số liệu Bảng 4 cho thấy cán bộ, công chức, viên chức ngành Bảo hiểm

xã hội cơ bản được đào tạo qua 6 nhóm khối ngành chính, trong đó tỷ lệ cao
14
nhất là ở khối ngành kinh tế (72,9%) với trình độ đại học chiếm 61,2%; tiếp
đến là khối Y-Dược chiếm tỷ lệ 12,4% (trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 6,0%);
khối Khoa học xã hội (6,1%); Công nghệ thông tin (5,0%), khối Luật (2,9%).
Như vậy, cơ cấu ngành đào tạo cho thấy nguồn nhân lực chủ yếu của Bảo
hiểm xã hội được đào tạo từ 5 khối chuyên ngành: Kinh tế, Y- Dược, Khoa
học xã hội, Công nghệ thông tin, Luật. Đây là những chuyên ngành có chuyên
môn đào tạo mà ngành Bảo hiểm xã hội đang có nhu cầu sử dụng.
Theo thống kê cho thấy tỷ lệ nhân lực được đào tạo ở khối ngành kinh
tế là tương đối cao, đảm nhiệm ở hầu hết các mảng công việc của Ngành,
nhân lực được đào tạo khối y dược, công nghệ thông tin còn thấp, số có
chuyên ngành chuyên môn bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế rất ít. Điều này cho
thấy cơ cấu ngành nghề còn chưa cân đối, tình trạng làm việc trái chuyên môn
còn diễn ra ở mức độ nhất định. Mặc dù vậy, do yêu cầu cấp bách để đáp ứng
ngay việc thực hiện nhiệm vụ được giao ngày càng tăng, kể từ khi thành lập
Ngành đến nay, ngoài số cán bộ tại chỗ có kinh nghiệm lâu năm về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải tuyển dụng
nguồn nhân lực được đào tạo từ các trường đại học, cao đẳng, trung học có
các chuyên ngành gần với nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, chủ yếu lấy từ các khối
ngành kể trên, đặc biệt là khối kinh tế và với bảo hiểm y tế là trình độ y, dược.
Nguồn nhân lực được tuyển dụng mới, để có thể đáp ứng được yêu cầu công
việc đều phải được bồi dưỡng, tập huấn các kiến thức chuyên sâu về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế và cập nhật các quy định mới của Ngành.
Về cơ cấu biên chế và khối lượng công việc: Với số đối tượng tham gia
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và thụ hưởng các chế độ ngày một tăng, dẫn
đến khối lượng công việc ở Bảo hiểm xã hội mỗi cấp, mỗi đơn vị phải triển
khai thực hiện rất lớn. Theo số liệu thống kê, từ năm 2005 đến 2011, khối
lượng công việc của Ngành tăng lên gấp từ 3 đến 4 lần với tính chất ngày
15

càng phức tạp, trong khi biên chế của Ngành tăng chưa đến 2 lần do vậy chưa
thể đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ đặt ra. Tình trạng quá tải trong công việc
cũng khiến cho cán bộ, công chức, viên chức chỉ tập trung giải quyết các công
việc sự vụ, không có thời gian trau dồi trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ
năng chuyên sâu, các hoạt động mang tính chiến lược.
Với tư cách là “cơ quan phục vụ”, tuy nhiên do áp lực công việc, tinh
thần, thái độ phục vụ và ý thức trách nhiệm của một bộ phận nhỏ cán bộ, công
chức, viên chức chưa cao, kỹ năng giao tiếp chưa tốt gây bức xức cho đối
tượng, ảnh hưởng đến uy tín của Ngành.
Bảng 5: Phân bổ nguồn nhân lực theo vùng, miền (tính đến 30/6/2011)
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu thống kê
Số đơn
vị
BHXH
Tổng
cộng
Trong đó
Tiến sĩ
Thạc

Đại học
Cao
đẳng
Trungcấ
p
Sơ cấp
A 1 2 3 4 5 6 7 8
1. Đồng bằng Sông Hồng 11 3702 42 2741 148 445 326
- Tỷ lệ % 21.5 1.1 74 4 12 8.8

2. Trung du Miền núi phía Bắc 14 2888 15 1681 203 603 386
- Tỷ lệ % 16.8 0.5 58.2 7.0 20.9 13.4
3. Bắc Tr bộ & Duyên hải M.Trung 14 4092 32 2871 215 589 358
- Tỷ lệ % 23.8 0.8 70.2 5.3 14.4 9.4
4. Tây Nguyên 5 1185 563 84 361 177
- Tỷ lệ % 6.9 47.5 7.1 30.5 14.9
5. Đông Nam Bộ 6 2258 22 1449 149 395 243
- Tỷ lệ % 1.0 64.2 6.6 17.5 10.8
6. Đồng Bằng Sông Cửu Long 13 2574 18 1336 205 604 411
- Tỷ lệ % 14.9 0.7 51.9 8.0 23.5 16
7. BHXH Việt Nam 528 4 38 388 51 13 34
- Tỷ lệ % 3.1 7.2 73.5 9.7 2.5 6.4
Tổng nguồn nhân lực 17227 4 167 11029 1055 3010 1962
Tỷ lệ % so với tổng số nhân lực 100 0.97 64 6.12 17.5 11.4
Bên cạnh đó, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giữa các
địa phương và các cấp địa phương không đồng đều, đặc biệt là các tỉnh miền
núi, các huyện vùng sâu, vùng xa Việc tuyển dụng người có năng lực, được
đào tạo chính quy, đúng chuyên môn nghiệp vụ là rất khó khăn, nhất là
chuyên ngành công nghệ thông tin, y dược, ảnh hưởng không nhỏ đến việc
thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn.
16
Qua Bảng 5 có thể thấy: Nguồn nhân lực vùng Đồng bằng Sông Hồng
chiếm tỷ lệ cao nhất (21,5%) trong tổng số nguồn nhân lực toàn ngành, với
các chỉ số đều có chất lượng cao hơn so với các vùng khác trong cả nước: với
69% có trình độ Đại học; 1,1% có trình độ Thạc sĩ .
Nguồn nhân lực vùng Tây Nguyên chỉ chiếm 6,9% so với tổng số
chung của cả hệ thống Bảo hiểm xã hội. Đồng thời có các tỷ lệ cơ cấu về trình
độ đào tạo thấp nhất trong cả nước với 47,5% có trình độ đại học, 30,5% trình
độ Trung cấp và 14,9% trình độ sơ cấp.
Đây cũng là thực trạng chung của nhiều bộ, ngành khác nhau đòi hỏi

phải có sự ưu tiên phát triển cho các vùng, miền khó khăn.
2.4 Thực trạng công tác đào tạo của BHXH Việt Nam.
2.4.1 Nội dung đào tạo, đối tượng đào tạo.
a. Hiện trạng đào tạo đại học, cao đẳng:
Theo số liệu thống kê của ngành Giáo dục và Đào tạo, tính đến năm
học 2009 - 2010, cả nước có 407 cơ sở giáo dục đại học, trong đó có 175
trường đại học và 232 trường cao đẳng hàng năm tiếp nhận đào tạo và cho tốt
nghiệp khoảng 500.000 sinh viên cao đẳng, đại học, học viên cao học và
nghiên cứu sinh. Trong tổng số sinh viên ra trường mỗi năm kể trên, khối
kinh tế có gần 140.000 người chiếm tỷ lệ 27,7%, công nghệ thông tin 18.500
người chiếm tỷ lệ 3,7%, khối khoa học xã hội 36.000 người chiếm 7,2%, y
dược có 15.000 người chiếm tỷ lệ 3,3%. Ngoài sinh viên các khối ngành cơ
bản kể trên mà ngành Bảo hiểm xã hội đang có nhu cầu, có một số ít được đào
tạo chuyên sâu về chuyên ngành bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế do một số ít
trường đại học mới mở.
Qua số liệu thống kê có thể thấy số sinh viên đại học y, dược và công
nghệ thông tin có chỉ tiêu tuyển sinh và tỷ lệ ra trường so với các khối ngành
khác là tương đối thấp. Đây cũng chính là các chuyên ngành mà hệ thống Bảo
17
hiểm xã hội đang thiếu trầm trọng. Số nhân lực này nếu có chuyên môn khá
khi ra trường có thể được tiếp nhận vào làm việc ngay trong các doanh nghiệp
hoặc các bệnh viện, cơ sở y tế, được hưởng đãi ngộ tốt. Vì vậy để có thể
tuyển dụng nguồn nhân lực này về Ngành, đòi hỏi phải có cơ chế, chính sách
thỏa đáng nhằm thu hút họ.
b. Tình hình đào tạo chuyên ngành bảo hiểm, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế ở Việt Nam:
Hiện nay, theo điều tra, nghiên cứu, tại Việt Nam chuyên ngành Cử
nhân bảo hiểm, bảo hiểm xã hội mới được đưa vào đào tạo tại một số trường
Đại học, các khối kiến thức giáo dục đại cương, kiến thức cơ sở khối ngành,
kiến thức ngành được áp dụng chung theo chuẩn của Bộ giáo dục & Đào tạo.

Khối kiến thức chuyên ngành được các Trường xây dựng theo các tiêu chuẩn
đầu ra, về cơ bản cho thấy khối chuyên ngành cơ bản giống nhau và có điều
chỉnh về số đơn vị học trình cho phù hợp với chuẩn đầu ra của mỗi Trường,
bao gồm Học viện Tài chính, Đại học Lao động - Xã hội, Đại học Kinh tế
quốc dân Hà Nội, Trường Đại học Kinh Tế Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học
Công đoàn.
Nhìn chung, khối kiến thức về bảo hiểm xã hội được các trường đưa
vào giảng dạy mới chỉ là kiến thức ban đầu với các nghiệp vụ đơn giản. Riêng
Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội có phần chuyên sâu hơn với Khoa
Bảo hiểm được thành lập từ năm 2008 trên cơ sở Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm
và đảm nhận đào tạo 2 chuyên ngành về bảo hiểm: Kinh tế bảo hiểm và Bảo
hiểm xã hội. Chuyên ngành Bảo hiểm xã hội đào tạo cử nhân Bảo hiểm xã hội
với mục tiêu nắm vững những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về bảo hiểm xã
hội, có khả năng phân tích, hoạch định các chính sách về bảo hiểm xã hội; tổ
chức quản lý cơ quan bảo hiểm xã hội ở các cấp. Về khối kiến thức bảo hiểm
y tế, một số ít trường đại học Y khoa có khoa kinh tế y tế, ngoài ra Trường
18
Đại học Y tế công cộng có nội dung đào tạo về bảo hiểm y tế nhưng không
nhiều.
Về cơ bản, số lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành bảo hiểm xã hội
rất ít, không đủ đáp ứng cho nhu cầu tuyển dụng của ngành; về chuyên môn
nghiệp vụ: mới đảm nhận được một số nghiệp vụ bảo hiểm xã hội đơn giản,
cần phải được đào tạo bổ sung kiến thức và kỹ năng về bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế.
2.4.2 Hình thức đào tạo.
a. Tổ chức đào tạo của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Bảo hiểm xã hội Việt Nam hiện có một đơn vị trực thuộc chuyên trách
chức năng đào tạo là Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội (trước đây là
Trung tâm Đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm xã hội). Bên cạnh đó,
các đơn vị nghiệp vụ khác ở cơ quan Trung ương cũng tham gia tổ chức bồi

dưỡng, tập huấn kiến thức chuyên môn cho công chức, viên chức trong toàn
Ngành.
Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội có chức năng, nhiệm vụ tổ
chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên
ngành về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các kiến
thức bổ trợ chuyên ngành cho công chức, viên chức trong Ngành và các cá
nhân ngoài Ngành. Tổ chức thực hiện các chương trình đào tạo, bồi dưỡng
khác theo thẩm quyền được phân cấp cho công chức, viên chức thuộc hệ
thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam và các tổ chức cá nhân ngoài Ngành theo
quy định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và pháp luật của Nhà nước.
Cơ cấu cán bộ: Cán bộ lãnh đạo: 02 người; Cán bộ quản lý, công chức,
viên chức ở các phòng, khoa: 18 người, Trình độ được đào tạo của cán bộ,
viên chức: Thạc sỹ: 04 người, đang học thạc sỹ: 04 người, Đại học: 13 người
gồm các chuyên ngành: Y học, Luật, tài chính kế toán, kinh tế
19
Cơ sở vật chất: Trường chưa có cơ sở vật chất để tổ chức các lớp đào
tạo, bồi dưỡng, cuối quý II năm 2012 mới tiếp nhận, đưa vào sử dụng cơ sở
đào tạo tại Xuân Thành, Hà Tĩnh diện tích 27.000m2, và khởi công xây dựng
trụ sở chính với diện tích 3.205m2 tại Hà Đông, Hà Nội để đáp ứng một phần
yêu cầu công việc. Trường chưa có Thư viện để phục vụ học viên, giáo viên.
Nhìn chung, về tổ chức bộ máy, nhân sự và cơ sở vật chất của Trường
đều còn khó khăn, nhiều hạn chế so với yêu cầu đào tạo nhân lực cho toành
Ngành, cần sớm có các biện pháp khắc phục.
Do ngành Bảo hiểm xã hội mới được thành lập 15 năm, vì vậy công tác
đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực của Bảo hiểm xã hội Việt Nam
còn chưa có nhiều kinh nghiệm, vì vậy kết quả đạt được còn chưa tương xứng
với yêu cầu của nhiệm vụ. Bảo hiểm xã hội Việt Nam chưa có dự báo chiến
lược và quy định về tiêu chuẩn ngành nghề cụ thể cho các loại nguồn nhân lực.
Vì vậy việc xây dựng các môn học chuyển đổi cho phù hợp với chuyên ngành
bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn gặp nhiều khó khăn.

b/ Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng của trường Đào tạo nghiệp vụ bảo
hiểm xã hội
Sau gần 09 năm hoạt động, mặt dù còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất
phải đi thuê, đi mượn, song Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội đã tổ
chức được nhiều lớp đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ với gần chục ngàn lượt
người tham dự các khóa học khác nhau, kết quả như sau:
Bảng 6: Tổng hợp kết quả công tác đào tạo từ 2004 đến 2011
Năm Số lớp Số lượng học viên
2004 9 739
2005 17 1705
2006 14 1246
2007 5 363
2008 11 920
2009 9 795
20
2010 8 498
2011 7 520
Tổng cộng 79 6786
Nguồn: Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội
Bảng 6 cho thấy: Từ 2004 đến 2011 đã có 79 lớp với 6.786 lượt học
viên là công chức, viên chức, người lao động thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội
Việt Nam được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức chuyên ngành bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và một số kiến thức bổ trợ khác. Trong đó chương trình
đào tạo Giám định viên bảo hiểm y tế có số lượng lớp được mở cao nhất (15
lớp) với 1.072 học viên. Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội là đơn vị
thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có chức năng nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực cho hệ thống Bảo hiểm xã hội, là trường duy nhất đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ bảo hiểm y tế trong nước.
Chất lượng đào tạo được nâng dần theo thời gian, đánh giá chung cho
thấy trong những năm qua công tác đào tạo bồi dưỡng đã cơ bản đạt được mục

tiêu đề ra là bồi dưỡng và cập nhật kiến thức theo yêu cầu nhiệm vụ trước mắt
của từng nghiệp vụ giúp cho công chức, viên chức có được những kỹ năng thực
hành cơ bản về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Nội dung đào tạo, bồi dưỡng là
các nghiệp vụ chuyên môn cơ bản và các văn bản quy định mới. Đội ngũ giảng
viên hầu hết là các cán bộ quản lý nghiệp vụ, có khả năng về phương pháp sư
phạm. Sau khóa học, học viên được trang bị một số kiến thức về nghiệp vụ theo
yêu cầu của công việc đang được đảm nhận tại đơn vị công tác, giúp cho công
chức, viên chức xử lý được công việc hàng ngày.
Hiện tại Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội đang tiến hành xây
dựng khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế.
Ngoài ra, có hàng nghìn lượt công chức, viên chức được bồi dưỡng cập
nhật, nâng cao kiến thức nghiệp vụ trong các đợt tập huấn do các ban, đơn vị
21
chuyên môn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổ chức.
Mặc dù vậy toàn hệ thống vẫn còn trên 40% số công chức, viên chức
chưa qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ do Ngành tổ chức.
Bảng 7: Tình hình đào tạo các kiến thức bổ trợ tính đến 30/06/2011
Số
TT
Trình độ đào tạo Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
1. Tin học cơ bản 10.199 59,2
2. Cao cấp lý luận Chính trị 807 4,7
3.
Trung cấp lý luận Chính trị 1.940 11,3
4.
Chuyên viên Cao cấp và tương đương 17 0,1
5.
Chuyên viên chính và tương đương 660 3,8
6. Chuyên viên và tương đương 8.327 48,3

7.
Cán sự và tương đương 3.555 20,6
8.
Số chưa được đào tạo các loại 3.164 18,4
Phân tích những số liệu trong bảng 7 cho thấy: Số cán bộ được đào tạo về
Cao cấp lý luận chính trị và Trung cấp lý luận chính trị chiếm 16% so với tổng số
công chức, viên chức trong toàn Ngành, đây là đối tượng cán bộ lãnh đạo chủ chốt
của ngành Bảo hiểm xã hội; Số công chức, viên chức được đào tạo chương trình
chuyên viên trong Ngành còn rất thấp (48,3%) so với nhu cầu bắt buộc phải được
đào tạo đối với chức danh ngạch chuyên viên; Tổng số công chức, viên chức có
chứng chỉ tin học cơ sở chiếm 59,2% tổng số công chức, viên chức trong toàn
Ngành. Như vậy số công chức, viên chức cần được bồi dưỡng và cập nhật tin học
còn khoảng 30% tương ứng với khoảng 5.168 người.
2.4.3 Kinh phí
*Dự báo kinh phí phát triển nguốn nhân lực
a. Nhu cầu về kinh phí chi cho phát triển đào tạo, bồi dưỡng nâng
cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho nguồn nhân lực
Tổng kinh phí thực hiện Đề án là: 1.050 tỷ đồng, trong đó:
- Kinh phí đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và chi hoạt động của cơ sở
đào tạo: 750 tỷ đồng;
22
- Chi đào tạo và bồi dưỡng, tập huấn nâng cao kỹ năng nghiệp vụ: 190
tỷ đồng;
- Kinh phí khác: 110 tỷ đồng.
Nguồn kinh phí thực hiện Đề án bao gồm nguồn ngân sách nhà nước
phân bổ cho Trung ương và địa phương chiếm 60%, các nguồn khác chiếm
40%.
23

×