Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

luận văn chuyên ngành bảo hiểm Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi nhân thọ tại PJICO Thăng Long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (563.24 KB, 85 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH
KHOA NGÂN HÀNG - BẢO HIỂM

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài :
“MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
KINH BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO
THĂNG LONG”
Chuyên ngành: Tài chính Bảo hiểm
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Đoàn Thu Hương
Sinh viên: Lê Thị Hiên
Lớp: CQ47/03.01
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
HÀ NỘI - 2013
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
ii
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực xuất phát từ tình hình
thực tế của đơn vị thực tập.
Hà Nội, ngày 5 tháng 9 năm 2013
Lê Thị Hiên
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
iii
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
MỤC LỤC
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
iv
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt Giải thích
1 BHCN PNT Bảo hiểm con người phi nhân thọ
2 BTV Bồi thường viên
3 DNBH Doanh nghiệp bảo hiểm
4 ĐTBH Đối tượng bảo hiểm
5 HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
6 NBH Người bảo hiểm
7 NĐBH Người được bảo hiểm
8 KTV Khai thác viên
9 STBH Số tiền bảo hiểm
10 SKBH Sự kiện bảo hiểm
11 TTBH Trả tiền bảo hiểm
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
v
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng Tên bảng Trang
Bảng 2.1 Nguồn nhân lực của PJICO Thăng Long năm 2012
Bảng 2.2 Các nghiệp vụ bảo hiểm chính
Bảng 2.3
Kết quả kinh doanh của PJICO Thăng Long giai đoạn
2010 – 2012
Bảng 2.4
Doanh thu và bồi thường nghiệp vụ BHCN PNT giai
đoạn 2010 - 2012
Bảng 2.5 Hệ thống sản phẩm BHCN PNT tại PJICO Thăng Long
Bảng 2.6
Số hợp đồng BHCN được khai thác tại PJICO Thăng
Long giai đoạn 2010 – 2012

Bảng 2.7
Chi đề phòng hạn chế tổn thất nghiệp vụ BHCN tại
PJICO Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.8
Chi giám định tổn thất trong bảo hiểm con người tại
PJICO Thăng Long giai đoạn 2010 – 2012
Bảng 2.9
Kết quả bồi thường BHCN tại PJICO Thăng Long
giai đoạn 2010 – 2012
Bảng
2.10
Kết quả triển khai nghiệp vụ BHCN tại PJICO Thăng
Long
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
vi
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình Tên hình Trang
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức của PJICO Thăng Long
Hình 2.2 Quy trình khai thác BHCN tại PJICO Thăng Long
Hình 2.3 Quy trình bồi thường BHCN tại PJICO Thăng Long
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
vii
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Con người vừa là trung tâm của mọi sự phát triển, vừa là mục đích, động
lực cho sự phát triển. Như vậy, nhu cầu an toàn đối với con người là tất yếu
và vĩnh cửu. Từ bao đời nay con người dù làm gì cũng chỉ với mục đích để
bảo vệ và duy trì cuộc sống của mình mà cuộc sống thì hàng ngày, hàng giờ
lại luôn phải đối mặt với những rủi ro cho dù con người đã tìm mọi cách để

tránh né chúng.
Bảo hiểm ra đời như là chiếc lá chắn cho mọi người và cho toàn xã hội
trước những rủi ro không lường trước, những nguy cơ tiềm ẩn có thể đe dọa
đến tính mạng, sức khỏe con người…ảnh hưởng đến cuộc sống của cá nhân,
gia đình và sự ổn định chung của cả cộng đồng. Bảo hiểm giúp con người
cảm thấy yên tâm hơn trong công việc và trong mọi hoạt động xã hội hay nói
cách khác bảo hiểm chính là tay vịn cho mỗi người để bước lên những bậc
thang cao dần trong cuộc sống.
Như vậy, khi nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày một nâng
cao và những rủi ro mà con người có nguy cơ gặp phải ngày càng có xu
hướng gia tăng thì BHCN PNT có đối tượng là tính mạng, sức khoẻ và khả
năng lao động của con người ngày càng được quan tâm.
Nhận thức được vai trò quan trọng của BHCN PNT, các Công ty bảo
hiểm phi nhân thọ từ khi bắt đầu gia nhập thị trường đã không ngừng nghiên
cứu và đưa ra thị trường nhiều sản phẩm BHCN với các đặc điểm khác nhau.
Trong số các Công ty đó, PJICO cũng đã tiến hành triển khai và hoàn thiện
nhiều sản phẩm BHCN nhằm đa dạng hoá sản phẩm, tạo thế cạnh tranh trên
thị trường góp phần vào mục đích nhân văn cao cả.
Được học chuyên ngành Tài chính bảo hiểm và thực tập tại Công ty bảo
hiểm PJICO Thăng Long đã giúp em hiểu nhiều vấn đề thực tế về bảo hiểm
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
1
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
và thị trường bảo hiểm Việt Nam; hoàn thiện hơn hệ thống lý luận đã được
học trong trường học
Trong thời gian thực tập, được sự giúp đỡ tận tình của Phòng Bảo hiểm
con người – PJICO Thăng Long em đã tìm hiểu được một số vấn đề liên quan
đến BHCN PNT và nhận thấy tình hình triển khai nghiệp vụ này tại PJICO
Thăng Long còn tồn tại một số vấn đề nên chưa đạt được kết quả như khả
năng thực sự của Chi nhánh. Chính vì thế em đã lựa chọn đề tài: “Một số giải

pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh bảo hiểm con người phi
nhân thọ tại PJICO Thăng Long”. Hi vọng qua đây sẽ đóng góp một số ý
kiến giúp PJICO Thăng Long nâng cao được kết quả kinh doanh nghiệp vụ
bảo hiểm con người.
Với phạm vi của đề tài là nghiệp vụ BHCN tại PJICO Thăng Long, trên
cơ sở nghiên cứu, phân tích, ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết
cấu như sau:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN
THỌ
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI
PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO THĂNG LONG
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TRIỂN KHAI TỐT
HƠN NGHIỆP VỤ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ TẠI PJICO
THĂNG LONG
Đề tài được hoàn thành với sự hướng dẫn tận tình của cô giáo – ThS.
Đoàn Thu Hương cùng với sự giúp đỡ của các cán bộ nhân viên ở PJICO
Thăng Long.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
2
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG
VỀ BẢO HIỂM CON NGƯỜI PHI NHÂN THỌ
1.1 Khái quát chung về bảo hiểm con người phi nhân thọ
1.1.1 Khái niệm và vai trò của bảo hiểm con người phi nhân thọ
1.1.1.1 Khái niệm bảo hiểm con người phi nhân thọ
Bảo hiểm con người phi nhân thọ là loại bảo hiểm có đối tượng bảo hiểm
là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động của con người. BHCN không
bảo hiểm cho những rủi ro về tài sản và trách nhiệm mà bảo hiểm cho rủi ro
tác động trực tiếp đến người được bảo hiểm. Những rủi ro này là tai nạn, ốm

đau, bệnh tật. Cùng một rủi ro có thể gây ra hậu quả về tài sản, trách nhiệm
dân sự và làm tổn hại thân thể con người. Nhưng chỉ những tổn hại về thân
thể mới là đối tượng của hợp đồng BHCN.
1.1.1.2 Vai trò của bảo hiểm con người phi nhân thọ
Con người là “tài nguyên” vô cùng quý giá của mọi quốc gia, mọi dân
tộc, việc bảo vệ con người luôn là việc làm được quan tâm hàng đầu. Hiện
nay điều kiện kinh tế, xã hội đã phát triển cùng với những tiến bộ về mọi mặt
của cuộc sống, con người dần có sức khỏe tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, các căn
bệnh được đẩy lùi nhờ tìm ra những phương thuốc chữa trị…Tuy nhiên những
rủi ro mà con người có thể gặp phải không vì thế mà giảm đi thậm chí còn
tăng, khi mà hiện nay với những mặt trái của tiến bộ khoa học kỹ thuật cũng
đã tác động rất nhiều tới con người, đó là tai nạn giao thông tăng, là ảnh
hưởng của khí độc từ các nhà máy đến bầu khí quyển, là những căn bệnh lạ,
những đại dịch bệnh bùng phát mà chưa được đẩy lùi…Nếu một khi người
nào đó gặp phải rủi ro trong cuộc sống thì không chỉ cuộc sống của người đó
bị ảnh hưởng mà còn ảnh hưởng rất nhiều tới gia đình họ và xã hội. Chính vì
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
3
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
vậy, con người luôn tìm cách để ngăn chặn những rủi ro có thế xảy ra đối với
mình trong đó bảo hiểm là một trong những sự lựa chọn của con người.
BHCN PNT ra đời có một vai trò vô cùng to lớn không chỉ đối với chính
người tham gia bảo hiểm mà còn đối với toàn xã hội.
Đối với người tham gia bảo hiểm, khi tham gia bảo hiểm họ có quyền
yên tâm hơn về mặt tinh thần trong cuộc sống, yên tâm trong hoạt động và
sản xuất. Mặt khác, khi tham gia bảo hiểm còn đảm bảo cho họ và gia đình có
một nguồn tài chính cần thiết để đối phó với cuộc sống khi không may rủi ro
xảy ra. Bởi khi rủi ro xảy ra thu nhập của người đó có thể bị giảm hoặc mất và
sẽ tạo gánh nặng cho gia đình họ. Hơn nữa, khi khách hàng tham gia bảo
hiểm cho người thân còn thể hiện sự quan tâm của mình tới người thân, cũng

có thể tạo nên một động lực cho cuộc sống.
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp tham gia bảo hiểm cho nhân viên vừa
thể hiện được sự quan tâm tới người lao động khiến họ yên tâm làm việc, góp
phần nâng cao được năng suất và lợi nhuận của công ty. Mặt khác, khi có rủi
ro xảy ra thì tổ chức, doanh nghiệp cũng giảm được những khoản chi phí vì
khi đó đã có bảo hiểm chịu trách nhiệm chi trả. Hơn nữa, với việc làm đó
cũng nâng cao được uy tín và thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường.
Đối với xã hội, BHCN PNT góp phần chăm sóc sức khỏe cho cộng đồng
và cho toàn xã hội, thể hiện sự tương thân tương ái của những người tham gia
bảo hiểm. Mặt khác, góp phần đảm bảo an sinh xã hội, chính sự bồi thường
của DNBH giúp khách hàng ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro giúp cho
nhà nước trả chi phí hỗ trợ ít hơn, dành số tiền đó đầu tư phát triển kinh tế xã
hội, quay trở lại đảm bảo cuộc sống ổn định cho người dân. Đồng thời, là
công cụ huy động nguồn vốn nhàn rỗi trong công chúng, tạo việc làm và giải
quyết các vấn đề về xã hội.
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
4
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
1.1.2 Đặc trưng của bảo hiểm con người phi nhân thọ
1.1.2.1 Đối tượng bảo hiểm là tính mạng, sức khỏe và khả năng lao động
của con người
Tính mạng, sức khỏe của con người là vô giá, không có một cơ sở,
phương pháp khoa học nào có thể lượng hóa giá trị con người bằng một
khoản tiền cụ thể. Vì vậy, BHCN không nhằm mục đích khôi phục lại giá trị
của ĐTBH khi gặp rủi ro, mà có mục đích chi trả những khoản tiền bảo hiểm
theo quy định HĐBH nhằm đem lại sự ổn định về cuộc sống của con người.
Trong hợp đồng BHCN không tồn tại điều khoản về giá trị bảo hiểm.
1.1.2.2 Cách xác định số tiền bảo hiểm
Để xác định trách nhiệm tối đa của NBH trong việc chi TTBH và có cơ
sở định phí cho các hợp đồng BHCN, NBH phải xác định được STBH của

hợp đồng. Trong các hợp đồng BHCN, STBH được xác định dựa trên sự thỏa
thuận giữa bên mua bảo hiểm và DNBH. STBH của hợp đồng do NBH xác
định ngay từ khi thiết kế sản phẩm bảo hiểm và thường chia thành nhiều mức
khác nhau.
Cơ sở để NBH đưa ra các mức STBH của hợp đồng thường dựa vào các
yếu tố: mức thu nhập bình quân của dân cư, mức chi phí y tế trung bình, tình
hình cạnh tranh trên thị trường của các sản phẩm bảo hiểm cùng loại…
1.1.2.3 Nguyên tắc trả tiền bảo hiểm
Khi phát sinh SKBH, việc TTBH trong các hợp đồng BHCN thường
được áp dụng theo nguyên tắc khoán. Theo nguyên tắc khoán, khi xảy ra các
SKBH, DNBH căn cứ vào STBH của hợp đồng đã ký kết và các quy định đã
thỏa thuận trong hợp đồng để TTBH cho người thụ hưởng. Khoản tiền này
không nhằm mục đích bồi thường thiệt hại mà chỉ mang tính chất thực hiện
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
5
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
cam kết của hợp đồng theo mức khoán đã quy định. Do vậy, số tiền trả đã
được định mức trước trong hợp đồng và không phụ thuộc vào giá trị thiệt hại
của đối tượng bảo hiểm mà phụ thuộc vào STBH đã ký kết cùng với những
quy định đã thỏa thuận trong hợp đồng. Khoản tiền trả theo nguyên tắc khoán
có thể thấp hơn, hoặc cao hơn, hoặc cũng có thể ngang bằng thiệt hại của
NĐBH và để nhận số tiền trước này, người tham gia bảo hiểm phải trả một
khoản phí bảo hiểm tương ứng.
Việc áp dụng nguyên tắc khoán kéo theo hệ quả không áp dụng nguyên
tắc thế quyền trong BHCN. Ngoài nguyên tắc khoán, một số ít nghiệp vụ
BHCN áp dụng nguyên tắc bồi thường.
1.1.2.4 Quyền lợi của người thụ hưởng bảo hiểm trong các hợp đồng bảo
hiểm con người là độc lập nhau
Trong BHCN, một người có thể đồng thời là NĐBH ở nhiều hợp đồng
BHCN khác nhau, khi xảy ra SKBH liên quan đến trách nhiệm TTBH, trừ

một số ít hợp đồng trả tiền theo nguyên tắc bồi thường (bảo hiểm chi phí y tế)
thì việc trả ở các HĐBH là hoàn toàn độc lập nhau. Đặc trưng này của BHCN
hoàn toàn khác biệt với các HĐBH phi nhân thọ khác, song hoàn toàn phù
hợp với đối tượng và kỹ thuật nghiệp vụ bảo hiểm.
1.1.3 Phân loại bảo hiểm con người phi nhân thọ
Dựa vào đối tượng bảo hiểm BHCN PNT gồm: bảo hiểm tai nạn thân thể
con người, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm hỗn hợp “tai nạn” và “sức khỏe”.
1.2 Nội dung một số nghiệp vụ bảo hiểm con người cơ bản
1.2.1 Bảo hiểm tai nạn thân thể con người
1.2.1.1 Khái niệm về tai nạn
Trong kinh doanh bảo hiểm, tai nạn được hiểu như sau: “Là một sự kiện
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
6
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
bất ngờ không lường trước, ngoài ý muốn của NĐBH, từ bên ngoài tác động
lên thân thể NĐBH và là nguyên nhân trực tiếp làm NĐBH tử vong hoặc
thương tật thân thể”.
1.2.1.2 Hậu quả của tai nạn và các nghiệp vụ bảo hiểm tương ứng
• Tử vong do tai nạn và bảo hiểm tử vong: Đây là hậu quả xấu nhất về
người khi gặp phải tai nạn. Khi xảy ra tai nạn, người bị tai nạn tử vong ngay
hoặc có thể sau một thời gian cứu chữa mới dẫn đến tử vong.
Bảo hiểm tử vong do tai nạn có mục đích trả một số tiền ấn định ghi trên
giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc trên HĐBH cho người thụ hưởng bảo hiểm,
trong trường hợp NĐBH tử vong do tai nạn. Việc TTBH dựa trên nguyên tắc
là trả toàn bộ STBH ghi trên giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc trên HĐBH, trả
phần chênh lệch giữa STBH tử vong với STBH thương tật cùng phát sinh
trong rủi ro.
• Thương tật thân thể do tai nạn và bảo hiểm thương tật
Thương tật thân thể do tai nạn là hậu quả trực tiếp của một tai nạn mà
không phải là kết quả tích tụ của một loạt các tai nạn hay chấn thương và

không trực tiếp hay gián tiếp gây ra bởi, đóng góp và/ hoặc bị trầm trọng do
sự suy nhược cơ thể, khuyết tật, quá trình lão hóa hay bệnh tật có sẵn.
Bảo hiểm thương tật do tai nạn có mục đích trả một STBH trong trường
hợp NĐBH bị thương tật thân thể do tai nạn. Việc TTBH thương tật được áp
dụng theo nguyên tắc khoán. STBH trả được xác định theo tỷ thương tật và
STBH của hợp đồng đã ký kết. Tỷ lệ thương tật được ấn định bằng một ba –
rem kèm theo phần mục lục của HĐBH. Ba – rem này có thể do ngành y tế
quy định hoặc do công ty bảo hiểm đưa ra và được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ở nước ta gọi là “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật”. Theo bảng này, trừ
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
7
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
trường hợp thương tật toàn bộ, mỗi thương tật bộ phận tương ứng với một
thang tỷ lệ TTBH. Các DNBH không được trả thấp hơn tỷ lệ thấp nhất và
không trả cao hơn tỷ lệ cao nhất của thang. Việc xét giải quyết TTBH sẽ căn
cứ vào chứng từ điều trị của nạn nhân và các quy định.
• Mất khả năng lao động do tai nạn và bảo hiểm trợ cấp mất khả năng
lao động
Sau một tai nạn, một người phải ngừng hoàn toàn hoặc một thời gian
hoạt động nghề nghiệp của mình thì gọi là mất khả năng lao động. Mất khả
năng lao động tạm thời là trạng thái ngừng các hoạt động nghề nghiệp trong
một thời gian ngắn, sau đó họ khôi phục được các hoạt động như trước. Mất
khả năng lao động vĩnh viễn là trạng thái mất khả năng lao động do mất hẳn
toàn bộ hoặc từng phần các bộ phận trên cơ thể con người, hoặc làm rối loạn
lâu dài các chức năng của bộ phận tổn hại. Mất khả năng lao động vĩnh viễn
được xác định bằng một tỷ lệ xác định.
Bảo hiểm trợ cấp mất khả năng lao động có mục đích trợ cấp cho NĐBH
một khoản tiền nhằm đảm bảo ổn định về thu nhập của NĐBH. Việc trả tiền
bảo hiểm được thực hiện theo nguyên tắc khoán đã quy định trong hợp đồng.
1.2.1.3 Hợp đồng bảo hiểm tai nạn con người

• Hình thức ký hợp đồng: Bảo hiểm cá nhân và bảo hiểm nhóm.
− Bảo hiểm cá nhân là HĐBH chỉ có một NĐBH. Tất cả các rủi ro đều
có thể được đảm bảo bằng một HĐBH cá nhân.
− Bảo hiểm nhóm (Bảo hiểm tập thể) là HĐBH có nhiều NĐBH.
HĐBH nhóm là gắn bó giữa ba người: NĐBH, người mua bảo hiểm và NBH.
Trong HĐBH nhóm, giữa người mua bảo hiểm và NĐBH phải có mối
quan hệ được pháp luật thừa nhận; người tham gia bảo hiểm có thể loại trừ
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
8
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
NĐBH ra khỏi hợp đồng trong trường hợp NĐBH bị chết, hoặc giữa người ký
kết và NĐBH không còn tồn tại mối quan hệ được pháp luật thừa nhận, hoặc
NĐBH không trả phí bảo hiểm; người tham gia bảo hiểm trong các HĐBH
nhóm là người có quyền tự thỏa thuận với nhà bảo hiểm thay đổi các điều
khoản của HĐBH, nhưng phải thông báo cho NĐBH biết và họ có thể rút
khỏi hợp đồng nếu họ không đồng ý và bảo hiểm nhóm chỉ ký kết cho thời
hạn một năm bởi các thành viên trong nhóm có thể thay đổi theo năm.
• Người được bảo hiểm của HĐBH tai nạn con người
Ở Việt Nam hiện nay tuổi của NĐBH trong bảo hiểm tai nạn con người
thường là từ 12 tháng tuổi đến 65 tuổi, nhưng loại trừ một số đối tượng sau:
Những người đang bị mắc bệnh thần kinh và những người đang bị tàn phế
hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên. NĐBH của loại hình bảo hiểm này
vẫn được tham gia và hưởng quyền lợi của các loại hình bảo hiểm khác.
• Phạm vi bảo hiểm và những loại trừ bảo hiểm
− Phạm vi bảo hiểm: Những tai nạn gây tử vong hoặc thương tật về thân
thể của NĐBH.
− Loại trừ bảo hiểm:
+ Những sự kiện bảo hiểm không phải là tai nạn thân thể.
+ NĐBH vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của cơ
quan, của chính quyền địa phương…

+ NĐBH sử dụng hoặc bị ảnh hưởng của các chất kích thích như: rượu,
bia, ma túy…
+ NĐBH tham gia vào các hoạt động tính chất nguy hiểm.
+ NĐBH tham gia các hoạt động hàng không, trừ phi là hành khách.
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
9
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
+ NĐBH tham gia đánh nhau, trừ trường hợp phòng vệ chính đáng.
+ Các rủi ro có tính chất thảm họa nhiễm phóng xạ, động đất, núi lửa…
+ Các rủi ro với hậu quả xã hội lan rộng: chiến tranh, đình công…
• STBH – phí bảo hiểm
− Số tiền bảo hiểm: STBH được xác định theo sự thỏa thuận giữa bên
mua bảo hiểm và DNBH. STBH là giới hạn trách nhiệm tối đa của DNBH với
NĐBH trong một vụ tai nạn.
− Phí bảo hiểm: Tuân theo quy trình tính toán phí chung. Mức phí bảo
hiểm mà người tham gia bảo hiểm phải trả cho NBH khi giao kết hợp đồng
được xác định theo tỷ lệ phí toàn bộ và STBH đã thỏa thuận.
• Hiệu lực của HĐBH tai nạn con người: Hiệu lực của HĐBH bắt đầu
từ khi người ký kết bảo hiểm đóng phí bảo hiểm theo quy định trong hợp
đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm. Kết thúc khi hết hạn theo thời gian đã
quy định tại HĐBH hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm, hoặc khi NĐBH bị chết.
Trường hợp một trong hai bên hủy bỏ HĐBH phải thông báo cho bên kia
biết trước theo thời gian đã quy định. Nếu hủy bỏ được chấp nhận khi NĐBH
chưa lần nào được NBH chấp nhận trả tiền bảo hiểm thì NBH sẽ hoàn phí cho
khoảng thời gian còn lại theo một tỷ lệ nhất định.
• Trả tiền bảo hiểm tai nạn con người
Trong thời hạn của hợp đồng xảy ra SKBH gây tổn hại thân thể NĐBH,
NBH sẽ thực hiện cam kết của hợp đồng TTBH cho người thụ hưởng.
Thủ tục trả tiền bảo hiểm: Khi yêu cầu DNBH trả tiền, NĐBH hoặc
người thừa kế hợp pháp phải gửi cho NBH chứng từ sau trong vòng 1 tháng

kể từ ngày NĐBH điều trị khỏi hoặc bị chết. Trường hợp NĐBH ủy quyền
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
10
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
cho người khác nhận STBH phải có giấy ủy quyền.
+ Giấy đề nghị trả tiền bảo hiểm
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc bản sao (trích) danh sách NĐBH
+ Biên bản tai nạn có xác nhận của cơ quan, chính quyền địa phương
hoặc công an nơi NĐBH bị nạn
+ Xác nhận của cơ quan y tế (Giấy ra viện, phiếu điều trị và các giấy tờ
có liên quan đến điều trị tai nạn)
+ Giấy chứng tử và giấy tờ xác nhận quyền thừa kế hợp pháp (trường
hợp chết)
− Trả tiền bảo hiểm
+ Trường hợp NĐBH chết do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, NĐBH
trả toàn bộ STBH ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm.
+ NĐBH bị thương tật thân thể do tai nạn NBH trả tiền theo quy định
tại “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm thương tật”.
+ Trường hợp bị tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, sau một thời gian đã
quy định trong hợp đồng NĐBH bị chết do hậu quả của vụ tai nạn đó thì NBH
sẽ trả phần chênh lệch giữa STBH ghi trong hợp đồng hoặc giấy chứng nhận
bảo hiểm với số tiền đã trả trước đó.
Quyền lợi bảo hiểm được trả cho NĐBH hoặc người mà NĐBH ủy
quyền. Trường hợp NĐBH chết thì người thừa kế hợp pháp sẽ được nhận số
tiền đó.
1.2.2 Bảo hiểm sức khỏe
1.2.2.1 Một số khái niệm
• Bệnh tật là “sự biến chất về sức khỏe” dù bất kỳ nguyên nhân gì, bao
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
11

Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
hàm cả nguyên nhân lây truyền…
• Bệnh viện là một cơ sở khám bệnh được nhà nước công nhận, cấp
giấy phép hoạt động và có khả năng, có phương tiện chuẩn đoán bệnh, điều trị
hoặc phẫu thuật, có điều kiện thuận lợi cho việc điều trị và có phiếu theo dõi
sức khỏe hàng ngày cho mỗi bệnh nhân của mình.
• Nằm viện là việc NĐBH cần lưu trú ít nhất 24 giờ liên tục ở trong
bệnh viện để điều trị khỏi về lâm sàng, bao gồm cả việc sinh đẻ hoặc điều trị
thời kỳ có thai.
• Phẫu thuật là một phương pháp khoa học để điều trị thương tật hoặc
bệnh tật được thực hiện bởi những phẫu thuật viên có bằng cấp thông qua
những ca mổ bằng tay với các dụng cụ y tế hoặc bằng máy móc y tế trong
bệnh viện.
• Bệnh đặc biệt là những bệnh ung thư và u các loại, huyết áp, tim
mạch, viêm loét dạ dày… thuộc danh mục mà Bộ Y tế quy định
• Bệnh có sẵn là bệnh tật có từ trước ngày bắt đầu bảo hiểm và do bệnh
này NĐBH được điều trị trong vòng 3 năm trước, các triệu chứng đã xuất
hiện khiến cho NĐBH phải đi khám, điều trị hoặc do tình trạng đó mà chuyên
gia y tế đã khuyên NĐBH nên điều trị, bất kể NĐBH đã điều trị hay chưa.
1.2.2.2 Hậu quả của bệnh tật và một số nghiệp vụ tương ứng
• Tử vong do bệnh tật và bảo hiểm tử vong do bệnh tật
Khi NĐBH gặp phải một loại bệnh nguy hiểm hoặc các bệnh không được
điều trị kịp thời, điều trị không tích cực các loại bệnh đó có thể dẫn đến tử
vong. Hậu quả tử vong do bệnh tật thường để lại cho gia đình người bệnh
gánh nặng về tài chính, vì đã phải bỏ ra các chi phí cứu chữa trước khi người
bệnh tử vong, chi phí mai táng… Bảo hiểm tử vong do bệnh tật sẽ giúp cho
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
12
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
gia đình NĐBH giảm bớt khó khăn này.

Bảo hiểm tử vong do bệnh tật có mục đích trả một STBH ấn định cho
người thụ hưởng trong trường hợp NĐBH bị tử vong do bệnh tật.
• Chi phí y tế phát sinh do bệnh tật và bảo hiểm trợ cấp chi phí y tế
NĐBH khi ngã bệnh thường phát sinh các chi phí y tế. Để khắc phục
thiệt hại về tài chính khi có rủi ro ốm đau xảy ra NBH tiến hành bảo hiểm trợ
cấp chi phí y tế (Bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật). Đây là loại bảo
hiểm phổ biến và quan trọng nhất trong bảo hiểm sức khỏe.
Bảo hiểm trợ cấp chi phí y tế có mục đích bù đắp các tổn thất về chi phí
phát sinh do bệnh tật gây ra cho NĐBH, bù đắp phần thiếu hụt các khoản trợ
cấp của quỹ bảo trợ xã hội trong trường hợp NĐBH được hưởng trợ cấp
BHXH. Đây là loại BHCN duy nhất áp dụng nguyên tắc bồi thường và có tồn
tại quyền khiếu nại đòi người thứ ba. Việc TTBH có thể áp dụng hai cơ chế
sau: TTBH bổ sung cho bảo trợ xã hội, trả tiền trợ cấp theo định mức.
Trường hợp NĐBH phải phẫu thuật: Việc trả tiền trợ cấp chi phí phẫu
thuật được xác định dựa vào “Bảng tỷ lệ trả tiền phẫu thuật” và tuân thủ các
nguyên tắc theo quy định.
• Mất khả năng lao động do bệnh tật và bảo hiểm mất khả năng lao
động
Sau một bệnh tật NĐBH có thể bị mất khả năg lao động tạm thời hoặc
mất khả năng lao động vĩnh viễn, hậu quả của tình trạng này là NĐBH sẽ bị
giảm hoặc mất thu nhập. Bảo hiểm mất khả năng lao động do bệnh tật được
tiến hành cùng với bảo hiểm mất khả năng lao động do tai nạn, tạo thành bảo
hiểm mất khả năng lao động.
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
13
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
1.2.2.3 Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
• Hình thức ký kết hợp đồng
HĐBH sức khỏe có thể được ký kết theo hình thức bảo hiểm cá nhân
hoặc bảo hiểm nhóm. Để có cơ sở chấp nhận hay từ chối bảo hiểm và định phí

bảo hiểm được chính xác, NBH thường căn cứ vào “Bảng câu hỏi sức khỏe”.
Đây là mẫu câu hỏi liên quan đến tình trạng sức khỏe được NBH thiết kế và
các chuyên gia sức khoẻ thiết kế. NĐBH có trách nhiệm trả lời các câu hỏi
một cách trung thực, chính xác. Trường hợp NĐBH không trung thực, cố ý
khai sai các câu trả lời thì NBH có quyền hủy hợp đồng, còn nếu vô ý thì
NĐBH phải nộp thêm phí.
• Đối tượng bảo hiểm – Người được bảo hiểm
+ Đối tượng của HĐBH sức khỏe là tính mạng, sức khỏe của NĐBH.
+ NĐBH của hợp đồng bao gồm công dân Việt Nam, công dân nước
ngoài sinh sống và học tập, công tác tại Việt Nam từ 16 – 65 tuổi, những
người trên 65 tuổi đã tham gia bảo hiểm này ít nhất từ năm 60 tuổi. Không
thuộc đối tượng của loại bảo hiểm này gồm những đối tượng sau:
+ Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong
+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên
+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật
+ Người được bảo hiểm là người có tên trong giấy yêu cầu bảo hiểm và
được chấp nhận bảo hiểm bằng giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc HĐBH, được
hưởng quyền lợi bảo hiểm khi rủi ro được bảo hiểm xảy ra cho người đó.
• Phạm vi bảo hiểm và những loại trừ bảo hiểm
− Phạm vi bảo hiểm bao gồm những rủi ro sau xảy ra cho NĐBH:
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
14
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
+ Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải nằm viện điều trị hoặc phẫu thuật
+ Tử vong trong thời gian nằm viện hoặc phẫu thuật
− Những loại trừ bảo hiểm
+ Loại trừ theo quy định chung của luật
+ Những loại trừ theo hợp đồng
• Cơ sở định phí bảo hiểm: Dựa vào số liệu thống kê về nhịp độ khám
chữa bệnh và các chi phí phát sinh. Các yếu tố cơ bản mà người định phí bảo

hiểm cần dựa vào:
+ Những quy định về bảo trợ xã hội
+ Tuổi và giới tính của NĐBH
+ Phạm vi bảo hiểm
+ Tình trạng sức khỏe của NĐBH
• Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: NBH sẽ quy định trước một thời hạn
mà HĐBH không có hiệu lực kể từ ngày ký (thời gian chờ). Thời gian chờ dài
hay ngắn là tùy thuộc vào quy định của từng NBH cho từng loại rủi ro. Thời
gian chờ chỉ áp dụng đối với rủi ro ốm đau, bệnh tật.
• Trả tiền bảo hiểm
− Thủ tục trả tiền bảo hiểm: Để được trả tiền bảo hiểm, NĐBH hoặc
người thụ hưởng bảo hiểm phải thu thập và gửi cho NBH đầy đủ giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm
+ Giấy yêu cầu trả tiền bảo hiểm
+ Các chứng từ y tế: Giấy ra viện, phiếu điều trị, phiếu mổ (trường hợp
có phẫu thuật)
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
15
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
+ Giấy báo tử của bệnh viện và giấy xác nhận quyền thừa kế hợp pháp
(trường hợp chết)
− Thời hạn khiếu nại TTBH là 06 tháng kể từ ngày NĐBH, người thừa
kế hợp pháp nhận được thông báo kết quả giải quyết TTBH của NBH.
1.2.3 Bảo hiểm hỗn hợp “tai nạn” và “sức khỏe”
1.2.3.1 Hợp đồng bảo hiểm kết hợp “tai nạn” và “sức khỏe”
Để thương mại hóa các sản phẩm bảo hiểm, các nhà bảo hiểm đưa ra sản
phẩm bảo hiểm mang tính chất kết hợp. HĐBH kết hợp giữa “tai nạn” và “sức
khỏe” bảo hiểm cho cả hai rủi ro xảy ra cho NĐBH trong cùng một hợp đồng.
• Đối tượng bảo hiểm, NĐBH của HĐBH kết hợp được quy định như
trong các HĐBH tai nạn và bảo hiểm bệnh tật đã quy định.

• Rủi ro được bảo hiểm của hợp đồng gồm:
− Những tai nạn thân thể gây thương tật thân thể, tử vong hoặc phát
sinh các chi phí điều trị cho NĐBH.
− Bệnh tật dẫn đến tử vong hoặc phát sinh các chi phí y tế cho NĐBH.
− Mất khả năng lao động do tai nạn hoặc bệnh tật
• Những rủi ro loại trừ bao gồm loại trừ chung và loại trừ riêng. Loại
trừ chung áp dụng cho mọi loại bảo hiểm trong hợp đồng như: chiến tranh,
hành vi cố ý của NĐBH hoặc người thừa kế hợp pháp, khủng bố, mưu sát.
Loại trừ riêng được áp dụng cho mỗi loại bảo hiểm riêng biệt trong hợp đồng.
• Thời hạn hiệu lực của hợp đồng: Các loại bảo hiểm trong hợp đồng sẽ
kết thúc cùng một thời điểm, nhưng thời điểm bắt đầu hiệu lực khác nhau.
Bảo hiểm tai nạn có hiệu lực ngay sau khi ký kết, hợp đồng bảo hiểm bệnh tật
có hiệu lực sau một khoảng thời gian chờ. Nếu hợp đồng được tái tục hàng
năm thì sự khác biệt về thời hạn bắt đầu hiệu lực không tồn tại.
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
16
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
1.2.3.2 Một số loại bảo hiểm kết hợp
• Bảo hiểm toàn diện học sinh
− Đối tượng bảo hiểm là học sinh đang theo học các trường: nhà trẻ,
mẫu giáo, tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học, các trường đại học,
cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, học sinh học nghề.
− Không thuộc đối tượng này gồm:
+ Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong
+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên
+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật
− Theo loại hình bảo hiểm này người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn
hai hay nhiều điều kiện bảo hiểm sau: (A. Chết do ốm đau, bệnh tật); (B. Chết
hoặc thương tật thân thể do tai nạn); (C. Phẫu thuật do ốm đau, bệnh tật); (D.
Nằm viện do ốm đau, bệnh tật, thương tật thân thể do tai nạn).

− NĐBH chết thuộc phạm vi bảo hiểm, NBH trả toàn bộ STBH. NĐBH
bị thương tật thân thể do tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm, NBH trả tiền bảo
hiểm theo “Bảng tỷ lệ trả tiền bảo hiểm”. Trường hợp NĐBH phải phẫu thuật
do ốm đau, bệnh tật, NBH trả tiền theo “Bảng tỷ lệ phẫu thuật”. Trường hợp
NĐBH ốm đau, bệnh tật, tai nạn thuộc phạm vi bảo hiểm phải nằm viện NBH
trả trợ cấp nằm viện theo ngày điều trị và số ngay điều trị được bảo hiểm
không quá 60 ngày/ năm.
• Bảo hiểm sinh mạng cá nhân và kết hợp con người
− Đối tượng bảo hiểm là công dân Việt Nam, người nước ngoài đang
công tác, học tập tại Việt Nam từ 16 đến 60 tuổi. Không thuộc đối tượng của
loại bảo hiểm này gồm:
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
17
Học viện tài chính Luận văn tốt nghiệp
+ Những người bị bệnh thần kinh, tâm thần, phong
+ Những người bị tàn phế hoặc thương tật vĩnh viễn từ 50% trở lên
+ Những người đang trong thời gian điều trị bệnh tật, thương tật
− Người tham gia bảo hiểm có thể lựa chọn tham gia hai hay nhiều điều
kiện bảo hiểm dưới đây. Người mua bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào sẽ
được trả tiền theo loại bảo hiểm đó.
A. Chết do ốm đau, bệnh tật
B. Chết hoặc thương tật thân thể do tai nạn
C. Ốm đau, bệnh tật, thai sản phải nằm viện điều trị nội trú tại bệnh viện
hoặc phẫu thuật
− Những điểm loại trừ
+ NĐBH vi phạm nghiêm trọng pháp luật, nội quy, quy định của cơ
quan, của chính quyền địa phương hoặc các tổ chức xã hội khác, vi phạm luật
lệ an toàn giao thông.
+ NĐBH sử dụng và bị ảnh hưởng của rượu, bia, ma túy và các chất
kích thích tương tự khác.

+ NĐBH tham gia các hoạt động hàng không, các cuộc diễn tập, huấn
luyện quân sự, tham gia chiến tranh của các lực lượng vũ trang.
+ Các rủi ro mang tính thảm họa: động đất, núi lửa phun, chiến tranh…
− STBH của hợp đồng được xác định theo thỏa thuận giữa bên bảo
hiểm và bên mua bảo hiểm trong phạm vi số tiền mà NBH đã giới hạn cho
từng điều kiện bảo hiểm.
− Phí bảo hiểm của hợp đồng được xác định theo điều kiện bảo hiểm
mà người mua bảo hiểm đã lựa chọn và thời hạn tham gia bảo hiểm.
Sinh viên: Lê Thị Hiên Lớp: CQ47/03.01
18

×