Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Tiểu luận Hoạt động cứu trợ ở nước ngoài. So sánh với Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (160.74 KB, 33 trang )

AN SINH XÃ HỘI
Đề tài: Hoạt động cứu trợ ở nước ngoài. So sánh với Việt Nam.
Nhóm 3:
Nguyễn Phương Linh
Lâm Quốc Hoàng
Nguyễn Đình Bắc
Nguyễn Việt Linh
I. Cứu trợ xã hội:
Khái niệm: Cứu trợ xã hội là sự hỗ trợ về mặt vật chất, tinh
thần cho những đối tượng yếu thế trong xã hội, đảm bảo khả
năng sống sót, phục hồi trong ,một thời gian nhất định.
Có thể nói cứu trợ xã hội là một hoạt động mang tính chất
từ thiện, tương thân tương ái giúp đỡ lẫn nhau của con người
trong những giai đoạn lịch sử xã hội khác nhau. Không phải
lúc nào trong cuộc sống con người cũng gặp được những điều
kiện thuận lợi, những cơ may như mong muốn mà có những
lúc gặp phải rủi ro, bất hạnh, hiểm nguy và những bất trắc
trong cuộc sống. do đó con người phải nương tựa vào nhau
thông qua các hình thức trợ giúp phong phú. Có thể là sự trợ
giúp trên cơ sở thông cảm, chia sẻ, có thể là sự trợ giúp bằng
hiện vật hoặc bằng tiền… tùy vào mỗi nước và mỗi giai
đoạn lịch sử có các hình thức cứu trợ xã hội khác nhau
II. Các hoạt động cứu trợ ở nước ngoài:
1. Cứu trợ tại các nước phát triển:
Bão Katrina tại Mỹ
Giới chức trách xác nhận có 207 người thiệt mạng tuy nhiên thị
trưởng New Orleans ước đoán con số tử vong có thể lên đến
hàng ngàn người. Hai con đê ở New Orleans vỡ với hậu quả là
80% thành phố bị lụt; có khu phố nước dâng cao đến 7,6 mét.
Các chuyên gia phỏng đoán khoảng một triệu người đã mất nhà
vì trận bão. Năm triệu người bị cúp điện trong vùng Vịnh


Mexico và phải mất đến hai tháng dịch vụ điện mới được phục
toàn.
.
Tổng thống Mỹ Bush tuyên bố cả nước Mỹ sẽ cầu nguyện cho
nạn nhân bão Katrina vào ngày 16/9 và công bố mỗi gia đình bị
ảnh hưởng bởi trận thiên tai sẽ được hỗ trợ ban đầu là 2.000
USD.
Hạ viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua đề xuất chi 51 tỷ USD để
khắc phục hậu quả bão Katrina.
Khắc phục thảm họa để đáp ứng với cơn bão Katrina bao gồm
các cơ quan chính phủ liên bang như cơ quan Quản lý Khẩn cấp
Liên bang(FEMA), nhà nước và các cơ quan cấp địa phương,
tiểu bang và liên lính Vệ Binh Quốc Gia, các tổ chức phi chính
phủ, tổ chức từ thiện, và các cá nhân.Hàng chục ngàn tình
nguyện viên và quân đội phản ứng hoặc đã được triển khai đến
thiên tai trong khu vực bị ảnh hưởng mà còn trên khắp nước Mỹ
tại nơi trú ẩn trong ít nhất 19 tiểu bang
Chính quyền địa phương trên khắp nước Mỹ đã gửi viện trợ
trong các hình thức của xe cứu thương, các đội tìm kiếm và cung
cấp thảm họa. Trại cho những người di dời đã được thành lập
đóng góp tiền tệ đã phá vỡ kỷ lục được thiết lập bởi sóng thần và
nỗ lực cứu trợ 9/11 ở Mỹ Trong một sự đảo ngược vị trí bình
thường, Mỹ đã nhận được viện trợ quốc tế và hỗ trợ từ nhiều
quốc gia
Kể từ khi cơn bão đi qua,triển khai hơn 10.000 quân đội. huy
động nhiều tàu, máy bay quân sự để phục vụ công tác cứu trợ
Hội chữ thập đỏ Mũ huy động các nỗ lực cứu trợ lớn nhất trong
lịch sử 124năm của nó để hỗ trợ các nạn nhân của cơn bão
Katrina. Chi Hội địa phương trên toàn quốc đã huy động hàng
chục ngàn tình nguyện viên để triển khai ngay lập tức đến khu

vực thảm họa.
Trong hai tuần đầu tiên sau khi cơn bão, Hội Chữ thập đỏ đã
triển khai 74.000 tình nguyện viên đã cung cấp nơi trú ẩn cho
160.000 người sơ tán và hơn 7,5 triệu bữa ăn nóng. Khẩn cấp
hơn 250 Phương tiện đi lại Response (ERVs) đã được gửi để
cung cấp thức ăn và nước uống cho các nạn nhân Hội Chữ thập
đỏ đã kêu gọi cho 40.000 tình nguyện viên mới để làm giảm
những người ban đầu phản ứng. Các lớp học đáp ứng thiên tai đã
được đào tạo hàng chục ngàn người trên khắp đất nước
hơn 90 quốc gia đã đề nghị viện trợ các nạn nhân cơn bão
Katrina. Mỹ đã nhận được hàng cứu trợ từ khoảng 40 nước với
tổng trị giá hơn 500 triệu đô la.
Tổng thống Venezuela quyết định cung cấp 1 triệu thùng xăng
cho Mỹ và trợ giúp 5 triệu đô la.
Quatar, các tiểu vương quốc A rập thống nhất đã quyết định trợ
giúp 100 triệu đô la/ nước. Cuba, Achentina cũng đề nghị cử
chuyên gia, bác sỹ sang hỗ trợ vùng bị thiệt hại
Nhật cung cấp 200 000 USD cho Hội Chữ thập đỏ Mỹ và số lều
bạt, chăn màn, thùng nước và máy phát điện trị giá 300 000
USD
Australia hứa sẽ giúp 7,5 triệu USD thông qua Hội Chữ thập đỏ
Mỹ.
Sri Lanka- quốc gia vẫn đang hồi phục sau trận sóng thần hôm
26/12 cũng đề nghị giúp 25 000 USD và sẵn sàng cử nhân viên y
tế đến New Orleans.
Đặc biệt, các thành viên trong phong trào Chữ thập đỏ Quốc tế
cũng đã triển khai nhiều hoạt động cứu trợ khẩn cấp cho các nạn
nhân thảm họa.Ngày 5/9 đã có danh sách 65 000 nạn nhân của
cơn bão Katrina được đăng trên website tìm kiếm của Ủy ban
Chữ thập đỏ quốc tế.

Hưởng ứng lời kêu gọi của Hội Chữ thập đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ
Mỹ, hơn 80 chuyên gia về công tác phòng ngừa và ứng phó
thảm họa từ hơn 10 Hội Chữ thập đỏ quốc gia trên thế giới
(Anh, Canada, Pháp, Đức, Mexico, Đan Mạch ) và các Ủy ban
Chữ thập đỏ quốc tế đã đến Mỹ để hỗ trợ đội ngũ tình nguyện
viên của Hội Chữ thập đỏ Mỹ trong việc cấp phát hàng cứu trợ:
thức ăn, nước uống, hỗ trợ về sức khỏe, tâm lý cho nạn nhân bị
thiên tai.
Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Chữ thập đỏ- Trăng lưỡi liềm đỏ
Quốc tế cũng đã liên lạc với Hội Chữ thập đỏ Mỹ và đưa ra
thông điệp kêu gọi các thành viên có những hành động hỗ trợ
nước Mỹ khắc phục hậu quả thiên tai.
Tuy cách xa nửa địa cầu, nhưng Việt Nam đã có những sự chia
sẻ kịp thời với người dân Mỹ. Tổng Hội sinh viên Việt Nam
miền Nam California đã thảo luận và quyết định các hình thức
giúp đỡ nạn nhân của cơn bão. Nhiều sinh viên đã có mặt ở
những nơi cam go nhất, trực tiếp nắm bắt thông tin, giúp đỡ
những người bị nạn.
Ngày 8/9, Chính phủ VN đã quyết định gửi 100 000 USD hỗ trợ
người dân vùng bị ảnh hưởng của cơn bão Katrina, trong đó có
cộng đồng người Việt. Đồng thời, thông qua Hội chữ thập đỏ,
VN sẵn sàng cử đội y tế sang vùng bị ảnh hưởng để giúp cứu trợ
những người bị nạn. Ngày 9/9, Hội chữ thập đỏ Việt Nam đã
phát động chiến dịch quyên góp ủng hộ các nạn nhân bị bão
Katrina và trao tượng trưng 20 000 USD cho đại diện Đại sứ
quán Hoa Kỳ tại Hà Nội. Hưởng ứng đợt vận động này, công ty
dệt may Hà Nội đã đóng các thùng quần áo trị giá 40 000 USD
sẵn sàng gửi đến những nạn nhân.
Liên quan đến việc cứu trợ cho những nạn nhân của bão Katrina,
không ít người đang thắc mắc rằng tại sao Mỹ- nước giàu nhất

thế giới và chỉ quen với việc giúp đỡ nước khác – lại phải nhờ
đến sự giúp đỡ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để đẩy
nhanh nỗ lực cứu trợ. Ban đầu, TT Bush có vẻ không muốn
nhận sự giúp đỡ của nước ngoài khi tuyên bố rằng “đất nước này
sẽ đứng dậy và tự lo cho mình”. Dù vậy, ngoại trưởng Mỹ sau
đó buộc phải lên tiếng rằng Mỹ “sẽ không từ chối bất kỳ đề nghị
giúp đỡ nào”. Tổ chức Chữ thập đỏ Anh nhận định rằng dù lời
kêu gọi giúp đỡ của Mỹ là nhằm quyên được tiền nhanh chóng
để giúp đỡ nạn nhân của bão Katrina nhưng nó cũng khiến
người ta không khỏi thắc mắc về những biện pháp mà Chính phủ
Mỹ đang sử dụng để đối phó với các thảm họa lớn trong nước.
Động đất và sóng thần Tōhoku 2011 xảy ra vào ngày 11 tháng
3 năm 2011 đã làm cho 15.854 người thiệt mạng, 9.677 người bị
thương và 3.155 người mất tích tại 18 tỉnh của Nhật Bản và hơn
125.000 công trình nhà ở bị hư hại hoặc phá hủy hoàn toàn. Trận
động đất và sóng thần đã gây ra nhiều thiệt hại nghiêm trọng tại
quốc gia này, bao gồm những hư hỏng nặng nề về đường bộ và
đường sắt cũng như gây cháy nổ tại nhiều khu vực, kèm theo
một con đập bị vỡ. Khoảng 4,4 triệu hộ gia đình rơi vào tình
trạng mất điện và 1,5 triệu hộ bị mất nước. Nhiều nhà máy phát
điện đã ngưng hoạt động, và ít nhất 3 vụ nổ lò phản ứng do rò rỉ
khí hydro đã xảy ra tại nhà chứa các lò phản ứng. Chính phủ
Nhật Bản cho biết tổn thất do động đất và sóng thần tàn phá
miền Đông Bắc có thể lên đến 309 tỉ USD.
phản ứng của chính phủ:
phản ứng của chính phủ: Thủ tướng Naoto Kan công bố chính
phủ đã huy động Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản đến những vùng
chịu thảm họa động đất khác nhau.Ông yêu cầu công chúng
Nhật Bản bình tĩnh hành động đồng thời theo dõi nhiều thể loại
phương tiện truyền thông để cập nhật tin tức. Ông cũng cho biết

nhiều nhà máy điện hạt nhân đã tự ngưng hoạt động để ngăn
ngừa thiệt hại và rò rỉ phóng xạ.Thủ tướng còn thành lập một bộ
chỉ huy khẩn cấp đại diện ông dàn xếp những phản ứng của
chính quyền
Những khu tạm trú đang phải đối mặt với tình trạng thiếu nước
uống, thực phẩm, chăn màn và tiện nghi tắm rửa, trong khi chính
phủ đang cố sắp xếp những thứ thiếu yếu gửi đến nơi cần thiết
sớm nhất có thể, từ những vùng khác nhau của Nhật Bản và từ
nước ngoài. Nhiệt độ giảm do sự hư hỏng đường dây điện và khí
đốt gây ra những vấn đề nan giải hơn tại các nơi tạm trú. Tính
đến ngày 17 tháng 3, 336.521 người Nhật đã được di dời khỏi
nhà cửa để sang định cư ở những nơi khác, trong đó bao gồm
2.367 khu tạm trú.
Người dân: Không hề có bất cứ đề cập nào liên quan đến cướp
bóc hay bạo lực. Tất cả mọi người đều xếp hàng chờ đợi đến
lượt vào cửa hàng. Nhân viên cửa hàng rất lịch sự và tử tế. Thái
độ này được cho rằng có nguồn gốc từ sự kiên trì và nhẫn nại
của người Nhật. thậm chí, tổ chức xã hội đen yakuza tại Nhật là
những người đầu tiên gửi hàng cứu trợ cho nạn nhân
Thế giới : Nhật Bản đã nhận được những thông điệp chia buồn
và lời yêu cầu được trợ giúp từ một loạt các nhà lãnh đạo quốc
tế. Ngày 19 tháng 3, Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết có 128
quốc gia và 33 tổ chức quốc tế đã cung cấp hỗ trợ cho Nhật
Bản.Trung Quốc là một trong những quốc gia góp phần chính
trong hoạt động cứu trợ tại Nhật Bản.Cộng hòa Nhân dân Trung
Hoa đã gửi 167.000 USD để hỗ trợ Nhật Bản, cùng với một đội
cứu hộ gồm 15 người. Thủ tướng Campuchia Hun Sen đề nghị
chính phủ gửi 100.000 USD cho Nhật Bản. Malaysia gửi một
đội cứu hộ, cùng với các bác sĩ và phụ tá y tế. Singapore gửi một
đội cứu hộ. Afghanistan tặng Nhật Bản 50.000 USD; một con số

đáng kể trong khi nước này đang phục hồi sau chiến tranh. Bộ
Ngoại giao Việt Nam tuyên bố chính phủ Việt Nam đã quyết
định trợ giúp nhân dân Nhật Bản 200.000 USD để góp phần
khắc phục hậu quả Ngày 14 tháng 3, Đại sứ quán Việt Nam tại
Nhật Bản đã thiết lập kênh thông tin hỗ trợ các gia đình Việt
Nam có người thân sống và làm việc tại các vùng bị ảnh hưởng
động đất và sóng thần. Cùng ngày, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam
cũng hưởng ứng số tiền 50.000 USD thông qua hội Chữ thập đỏ
Nhật Bản.
nguồn
2. Cứu trợ tại các nước đang phát triển:
Năm 2010, ở Indonesia đã xảy ra thảm họa kép với trận sóng
thần, động đất ở quần đảo Mentawai thuộc tỉnh Tây Sumatra và
núi lửa Merapi phun trào thuộc tỉnh Tây Java, gây ra thiệt hại về
người và của nặng nề.
Trong những ngày khó khăn ấy, đã có hơn 1.250 tình nguyện
viên được điều động tới khu vực Mentawai và thành phố
Padang, Thủ phủ tỉnh Tây Sumatra để tham gia cứu hộ, cứu nạn,
tìm kiếm những người còn sống sót hoặc thu thập thi thể những
người bị nạn.
Hàng chục nghìn tấn hàng cứu trợ đã được chuyển tới
Mentawai, song việc đưa hàng cứu trợ đến tay những người dân
nhanh vì thời tiết xấu. Chính quyền đã cho xây dựng các khu lán
tạm trú cho hàng nghìn người mất nhà cửa. Tổng thống Susilo
Bambang Yudhoyono sau khi thị sát vùng thảm họa Mentawai,
đã chỉ thị cho các cấp chính quyền tìm những nơi an toàn hơn để
tái định cư cho người dân địa phương. Chiều 27/10, một máy
bay vận tải của quân đội chở 16 tấn hàng cứu trợ, cùng bốn
chiếc trực thăng đã tới được khu vực thiên tai.Cùng ngày, tỉnh
Tây Sumatra đã đưa được bốn tàu biển lớn chở 50 tấn vật tư cứu

trợ, 10 nhân viên y tế và một đội cứu nạn hỗn hợp vào khu vực
bị nạn.
Bên cạnh cung cấp hàng cứu trợ cho người dân thì chính quyền
và các tổ chức trên thế giới đã động viên, cứu trợ về mặt tinh
thần họ bị mắc chứng hoảng loạn sau những gì đã xảy ra. Ngày
27/10, Tổng thống Susilo Bambang Yudhoyono đã phải rút ngắn
chuyến thăm cấp nhà nước ở Việt Nam, và từ Hà Nội ông đã bay
thẳng tới thành phố Padang, thủ phủ tỉnh Tây Sumatra để trực
tiếp theo dõi tình hình cùng Phó Tổng thống Boediono. Tổng
thống Mỹ Barack Obama hôm qua đã gửi lời chia buồn tới
Indonesia.
Trong khi đó, tại khu vực núi lửa Merapi phun trào, chính
quyền địa phương đã tổ chức 46 điểm tạm trú tại huyện lân cận
Magelang và vùng đặc khu Yogyakarta để đón nhận trên 49.000
người sơ tán. Tại khu vực này, đến nay đã xác nhận 32 người
chết. Từ thủ đô Jakarta, quân đội và cảnh sát đã huy động hàng
trăm người và hàng chục xe tải chở hàng cứu trợ đến khu vực
núi lửa Merapi, đồng thời hỗ trợ lực lượng chức năng địa
phương tiếp tục tìm kiếm nạn nhân, ổn định lại trật tự trong khu
vực. Hiện giao thông đang bị tắc nghẽn trên nhiều tuyến đường
do hàng nghìn người cùng phương tiện giao thông đổ vào các
trung tâm cứu trợ để tìm kiếm thông tin về người thân và nhận
hàng cứu trợ. Khắp nơi trên đất nước Indonesia, người dân tổ
chức quyên góp tiền và hàng cứu trợ, tổ chức cầu nguyện cho
nạn nhân các vùng bị thiên tai.
3. Cứu trợ tại các nước chưa phát triển:
Năm 2010, tại Haiti –một quốc gia ở vùng biển Ca-ri-bê, đã
xảy ra một trận động đất kinh hoàng với tổng thiệt hại là
200.000 người chết và giảm đến 50% về GDP của Haiti.
Tại Haiti, liên lạc bị cắt đứt

Thủ tướng Haiti Jean-Max Bellerie ước tính, hơn 90% các tòa
nhà trên khắp Haiti bị hư hại sau trận động đất. Rất nhiều tòa
nhà của Chính phủ, gồm văn phòng Tổng thống đã bị hư hại
nặng.
Trụ sở của LHQ tại Port-au-Prince cũng bị sập khiến trưởng đại
diện, phó đại diện của LHQ tại Haiti và hàng chục nhân viên
LHQ thiệt mạng.
Các phương tiện liên lạc ở Haiti hoàn toàn bị cắt đứt trong vài
ngày đầu sau khi động đất xảy ra, ngoại trừ một số điện thoại vệ
tinh. Cả đất nước bị mất liên lạc với thế giới bên ngoài
Việc cứu trợ tại haiti vô cùng khó khăn. Nếu mang được hàng
cứu trợ vào Haiti cũng không dễ phân phối cho dân vì nhiều
nguyên nhân: Hạ tầng giao thông bị tàn phá nặng nề và thông tin
liên lạc vẫn tê liệt; phái bộ LHQ tại Haiti đang lo cứu nhân viên
bị chôn vùi nên không thể làm tốt vai trò điều phối cứu trợ; trụ
sở các tổ chức cứu trợ cũng bị thiệt hại nặng
Hoạt động cứu trợ của chính quyền Haiti khá mờ nhạt. Báo chí
nước ngoài ví tình hình Haiti giống như nút thắt cổ chai. Các tổ
chức cứu trợ nước ngoài nhận định đây là sứ mệnh cứu trợ phức
tạp nhất trong lịch sử thảm họa gần đây, đồng thời báo động:
Nếu không hành động nhanh chóng sẽ có thêm nhiều người
chết.
Giao thông tê liệt
Cộng đồng quốc tế đã nhanh chóng huy động các đội cứu hộ và
gửi đồ cứu trợ tới Haiti sau trận động đất. Tuy nhiên, hệ thống
giao thông bị hư hại nặng đã gây trở ngại cho việc phân phát đồ
cứu trợ và đưa các máy móc cần thiết cho công tác cứu hộ tới
hiện trường. Hàng loạt đồ cứu trợ đổ tới Haiti khiến sân bay duy
nhất ở Thủ đô Port-au-Prince bị quá tải.
Chính phủ các nước trên thế giới cam kết viện trợ 1 tỉ USD cho

Haiti. Hàng nghìn tấn thực phẩm và thuốc men đã được chuyển
tới Haiti bằng đường biển, nhưng phần lớn hàng cứu trợ vẫn
đang mắc kẹt tại các kho hàng do các cảng không hoạt động,
đường sá không thể vào được.
Trong khi đó, hầu hết nhân viên cứu hộ phải đào bới, tìm kiếm
những người sống sót trong những đống đổ nát mà không có các
thiết bị hay máy móc trợ giúp vì việc triển khai các thiết bị cứu
hộ hạng nặng tới hiện trường cứu hộ rất khó khăn do đường sá
bị phong tỏa bởi các đống gạch đá đổ nát.
Người bị thương bị mắc kẹt
Một trong những khó khăn khác hiện nay là có rất nhiều người
bị thương không được điều trị y tế bởi hầu hết các bệnh viện đều
bị hư hại hoặc bị san phẳng và chưa thể hoạt động trở lại.
Mặc dù các tình nguyện viên là người dân địa phương đã hết sức
nỗ lực để điều trị cơ bản cho các nạn nhân nhưng tình trạng
nhiễm trùng ở những người bị thương đang xấu đi do vết thương
không được vệ sinh sạch sẽ.
Hội Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) cho biết, những người sống sót
sau trận động đất đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn.
Người dân đang phải vật lộn để sinh tồn khi cơ hội tiếp cận với
nước sạch, thực phẩm, điều kiện vệ sinh, nơi ở và điều trị y tế
cực kì hạn chế. Trong khi đó, giá thực phẩm tại Haiti đã tăng
vùn vụt.
Để tìm hiểu làm thế nào các chính phủ và các cơ quan cứu trợ đã
nhận được hàng cứu trợ cho các nạn nhân trận động đất,
Thả dù cho phép thực phẩm được đưa ra mà không cần phải hạ
cánh máy bay. Không quân Mỹ cho máy bay tham gia trong thả
dù đầu tiên đến từ một căn cứ ở Bắc Carolina và cung cấp
14.000 bữa ăn và 15.000 lít nước trong một khu vực bảo đảm 5
km về phía đông bắc của Port-au-Prince. Các vấn đề với thả dù

là không có kiểm soát thích hợp trên mặt đất có thể có bạo loạn
như những người chống lại các vật tư
Sân bay Port-au-Prince là nhỏ, bị hư hỏng và tắc nghẽn và thiếu
kho cần thiết để lưu trữ tất cả các viện trợ trước khi nó có thể
được phân phối. Hoa Kỳ đã và quản lý sân bay và đã thành lập
một hệ thống kho để tối đa hóa khả năng của mình. Khoảng 100
chuyến bay một ngày được hạ cánh ở đó, nhưng đã có báo cáo
các tranh chấp giữa các quốc gia và các cơ quan về những người
được ưu tiên cho hạ cánh máy bay của họ
Phải mất 18 giờ để đi 160 km từ Santo Domingo tại Cộng hòa
Dominica Port au Prince. Tuyến đường này là rất tắc nghẽn với
những người cố gắng rời khỏi Haiti và các phẩm vật cứu trợ
đang cố gắng để có được vào nước này. Do tắc nghẽn giao thông
cứu trợ đã gây ra sự chậm trễ lên đến một giờ tại các điểm biên
giới và sự vô tổ chức tiếp tục cản trở hoạt động nỗ lực cứu
trợ. Một văn phòng trường đã được thiết lập tại Jimani cho việc
chuyển giao vật tư vào Haiti. . Các điểm phân phối được thiết
lập ở Haiti để đảm bảo viện trợ đến tất cả các trung tâm dân cư
xa trung tâm
Port-au-Prince, bến cảng đã bị hư hỏng nặng trong trận động đất
và nó có thể là nhiều tháng trước khi nó hoàn toàn hoạt động trở
lại. thợ lặn Mỹ đã khảo sát bến cảng và sẽ bắt đầu một hoạt
động cứu hộ để loại bỏ các mảnh vụn dưới nước. Tàu sân bay
USS Carl Vinson sẽ phục vụ như là một "sân bay nổi" cho các
hoạt động cứu trợ với 19 máy bay trực thăng trên tàu. Tàu khác
của Mỹ đã được triển khai mang theo đội ngũ nhân viên y tế và
thiết bị, cũng như các binh sĩ và hàng cứu trợ. Nguồn cung cấp
khác được chuyển hướng đến các cảng phía bắc
Chương trình Lương thực Thế giới (WFP) báo cáo rằng bể chứa
nước được thiết lập trên khắp Port-au-Prince, với 120.000 chai

nước cung cấp cho bệnh viện chính của thành phố.
Bánh quy, năng lượng cao được xem như là cách hiệu quả nhất
để nuôi những người không thể nấu ăn, cũng đã đến ở Port-au-
Prince.
Các gói chứa các bữa ăn chính như món hầm thịt bò, mì gà hoặc
mì ống, cùng với bánh quy giòn, xúc xích, gia vị và nước
mặn. Mỗi gói chứa khoảng 1.200 calo.
Như tên cho thấy, họ đã sẵn sàng để ăn, nhưng họ cũng có thể
được làm nóng lên bằng cách nhấn chìm trong nước sôi hoặc
bằng cách sử dụng máy sưởi flameless được cung cấp trong gói,
mà hoạt động bằng cách sử dụng một phản ứng hóa học để tạo
ra nhiệt.
Các quan chức tranh luận hàng giờ về phải làm gì với khối
lượng của xác chết. Chính phủ thực hiện chôn cất trong nấm mồ
tập thể, một số ngôi mộ trên mặt đất đã buộc phải mở để các cơ
quan này có thể được xếp chồng lên nhau bên trong, và nhiều
người khác phải hỏa thiêu
Theo Liên Hiệp Quốc (LHQ), trong hai năm qua các quốc
gia và tổ chức quốc tế đã “trao cho” Haiti 1,6 tỉ USD tiền
cứu trợ (tương đương 155 USD/người dân Haiti) và hơn 2
tỉ USD tiền tái thiết (173 USD/người dân Haiti). Tuy nhiên,

×