Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

luận văn chuyên ngành bảo hiểm Bàn về bảo hiểm liên kết đầu tư và tiềm năng phát triển ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.39 KB, 25 trang )

Đề án môn học

Lời mở đầu
Cuộc sống của đại bộ phận người dân Việt Nam đang ngày càng được cải
thiện do những tác động tích cực từ sự tăng trưởng kinh tế, đặc biệt trong
mấy năm gần đây; tuy nhiên bên cạnh ý nghĩa tích cực đó còn có nhiều vấn
đề về tự nhiên và xã hội. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, khả năng
cạnh tranh yếu, còn phụ thuộc nhiều vào bên ngoài; ô nhiễm môi trường,
bệnh dịch, thiên tai… mọi thứ như trở lên nguy hiểm hơn. Nhiều người đã
nghĩ đến bảo hiểm và nhiều biện pháp khác để hạn chế những rủi ro có thể
gặp phải trong cuộc sống. Bảo hiểm với những ưu thế của mình đang ngày
càng phổ biến rộng rãi trong đời sống và tương lai sẽ có chỗ đứng trong nền
kinh tế nước ta.
Sau một thời gian dài bùng nổ bùng nổ của bảo hiểm nhân thọ, đặc biệt
trong những năm 2001-2003 kỳ vọng của người dân vào các sản phẩm bảo
hiểm nhân thọ đã giảm đáng kể, sự giảm sút này do nhiều nguyên nhân
nhưng chủ yếu là do các sản phẩm nhân thọ kém hấp dẫn hơn so với nhiều
dịch vụ Tài chính khác như ngân hàng hay chứng khoán; số tiền đáo hạn và
lãi chia theo hợp đồng không tương ứng với biến động tăng lãi suất tiền gửi
và trái phiếu Chính phủ, cộng với thủ tục và điều kiện để được nhận quyền
lợi bảo hiểm khó khăn phức tạp lại càng khiến cho nhiều người không mặn
mà với bảo hiểm nhân thọ. Sự chững lại này cần phải được giải quyết sớm,
một trong những hướng giải quyết được đưa ra đó là sự ra đời của những
gương mặt mới, khi đó tình hình mới hi vọng có thể được cải thiện và tạo sự
tăng trưởng cho thị trường bảo hiểm nhân thọ hiện nay.
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
1
Đề án môn học
Với thị trường chứng khoán trong những năm gần đây rất sôi động và đã
thu hút được nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước, sau một thời gian dài
phát triển nóng đã đi vào hoạt động theo quỹ đạo và sức hút với các nhà đầu


tư không hề giảm mà đang đi vào chiều sâu.
Trong bối cảnh như vậy bảo hiểm liên kết đầu tư được xem là một gương
mặt mới của thị trường bảo hiểm Việt nam. Càng ngày nhu cầu của con
người càng lớn, đa dạng và bảo hiểm liên kết đầu tư ra đời phát triển nhằm
thỏa mãn nhu cầu đầu tư cũng như nhu cầu an toàn của mọi người, đặc biệt
với các nhà đầu tư. Tại Việt nam bảo hiểm liên kết đầu tư đã được nhắc đến
từ lâu đặc biệt là khi thị trường chứng khoán phát triển, tuy nhiên không
phải ai cũng hiểu và tin tưởng vào tương lai của nó tại thị trường nước ta,
đây là sản phẩm còn khá mới mẻ nên tôi đã chọn đề tài “Bàn về bảo hiểm
liên kết đầu tư và tiềm năng phát triển ở Việt Nam”, qua bài viết hi vọng sẽ
mang lại những hiểu biết cần thiết cho mọi người về loại bảo hiểm này từ đó
tạo ra sự tác động cho sự phát triển, phổ biến rộng rãi của bản thân nó cũng
như toàn thị trường bảo hiểm nhân thọ. Qua đây người viết cũng chân thành
cảm ơn Ths.Nguyễn Thị Ngọc Hương –Bộ môn Kinh tế Bảo hiểm, trường
Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội đã hướng dẫn để bài viết có thể hoàn
thành, do thời gian và khả năng không cho phép nên không tránh khỏi sai sót
mong mọi người đóng góp ý kiến để bài viết hoàn thiện và đạt được mục
tiêu đề ra.
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
2
Đề án môn học
I. Giới thiệu chung về Bảo hiểm liên kết đầu tư.
1. Bảo hiểm liên kết đầu tư là gì ?
Về lý thuyết, bảo hiểm liên kết đầu tư (BHLKĐT) là một loại bảo hiểm
nhân thọ không chia lãi có khả năng thỏa mãn hai nhu cầu cơ bản của khách
hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ (BHNT) là nhu cầu đầu tư và nhu cầu bảo
vệ. Phí bảo hiểm do khách hàng đóng cho công ty BHNT sẽ được dùng để
mua một hợp đồng BHNT và mua đơn vị đầu tư (unit) trong các quỹ đầu tư
chuyên nghiệp.
Giá trị của sản phẩm BHLKĐT gắn chặt với hoạt động của các quỹ đầu tư,

cho nên các sản phẩm liên kết đầu tư còn có tên gọi là các sản phẩm bảo
hiểm unit-linked. Các chi phí quản lý sẽ được tính gộp trong phí bảo hiểm và
tiền bán các đơn vị đầu tư
Hiện nay về cơ bản có hai sản phẩm BHLKĐT. Thứ nhất là loại đóng phí
bảo hiểm toàn bộ một lần và thứ hai là loại đóng phí bảo hiểm định kỳ nhiều
lần (theo năm, nửa năm, quý, tháng).
Theo hình thức bảo hiểm này, tiền phí của khách hàng sẽ được dùng để mua
quyền lợi bảo hiểm và tham gia vào các quỹ đầu tư chuyên nghiệp, có nghĩa
là khách hàng vừa mua bảo hiểm vừa đầu tư trên thị trường mà cụ thể là thị
trường chứng khoán, nhằm mang lại giá trị gia tăng cho bản thân mình; với
mô hình hoạt động thông qua các quỹ đầu tư, khi mua bảo hiểm khách hàng
sẽ được cung cấp một danh mục các quỹ đầu tư để lựa chọn phù hợp với
mức độ chấp nhận rủi ro của họ. Như vậy, giá trị của hợp đồng bảo hiểm liên
kết đầu tư thường xuyên thay đổi phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của quỹ
đầu tư được lựa chọn. Khi hợp đồng bảo hiểm đáo hạn số tiền khách hàng có
được lớn hơn khi chỉ tham gia bảo hiểm đơn thuần.
Đặc biệt khi khách hàng không có nhu cầu họ có thể bán lại các hợp đồng
bảo hiểm cho các nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm và công ty bảo hiểm không
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
3
Đề án môn học
có quyền từ chối việc này. Công ty BHNT sẽ thay mặt khách hàng bán các
tài sản đầu tư ra thị trường để lấy tiền trả cho khách hàng. Một hợp đồng
BHLKĐT còn cung cấp cho khách hàng sự bảo vệ cho gia đình họ khi gặp
sự cố chết bất ngờ, người thế quyền sẽ nhận được một khoản tiền cao hơn
tổng số tiền được bảo hiểm và giá trị của đơn vị đầu tư, hay đơn giản
BHLKĐT cố gắng đáp ứng nhu cầu đầu tư của nhà đầu tư và nhu cầu bảo vệ
hay bảo hiểm của một người yêu cầu bảo hiểm.
Số tiền mà người được bảo hiểm sẽ nhận được khi chết hoặc đến ngày thanh
toán phụ thuộc vào giá trị cơ bản của đơn vị tại thời điểm đó. Nếu trường

hợp đóng phí một lần thì số tiền được thanh toán khi chết sẽ được tính bằng
cách nhân giá trị đầu tư với một yếu tố dựa trên tuổi của người có hợp đồng
bảo hiểm khi chết. Nếu hợp đồng là đóng phí định kỳ thì công ty bảo hiểm
đảm bảo thanh toán một khoản tiền tối thiểu khi chết.
2. Lợi ích và rủi ro của khách hàng.
Đây là một sản phẩm quen thuộc ở nhiều nước trên thế giới nhưng với
người dân Việt Nam thì đây là loại sản phẩm rất mới mẻ. Để có thể phát
triển rộng rãi một sản phẩm mới nói chung và BHLK ĐT nói riêng thì trong
thiết kế và chào bán phải làm cho khách hàng hiểu được về sản phẩm, mà cụ
thể là thấy được những lợi ích và rủi ro có thể gặp khi tham gia.
a. Lợi ích.
Sản phẩm BHLKĐT ra đời muộn hơn so các sản phẩm BHNT truyền
thống, nó có thể phát triển và ngày càng phổ biến vì có những lợi ích mà ít
sản phẩm BHNT truyền thống cạnh tranh nào có được.
 Khả năng linh hoạt mạnh mẽ: điều này thể hiện ở việc khách hàng có
quyền bổ sung vốn vào các quỹ đầu tư một cách định kỳ hoặc không định
kỳ để có được các cơ hội tạo thêm khả năng sinh lời mà không phải mua
thêm một sản phẩm mới nào, tự do rút tiền mặt từ quỹ đầu tư, hoặc thay
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
4
Đề án môn học
đổi quỹ đầu tư, thay đổi mức độ hưởng quyền lợi bảo hiểm. Với cơ chế
phí tự động, nếu khách hàng không tiếp tục đóng phí, khách hàng sẽ tự
động trừ tiền từ giá trị đang tích lũy đầu tư mà không lo hợp đồng bị
chấm dứt.
 Chủ động lựa chọn quỹ đầu tư: các công ty BHNT sở hữu một nguồn đa
dạng các quỹ đầu tư chuyên nghiệp để cho khách hàng tự chủ lựa chọn
khi quyết định tham gia BHNT phù hợp với khả năng của mình tất nhiên
dưới sự giúp đỡ tư vấn từ các nhà tư vấn.
 Phong phú, đa dạng: các công ty BHNT cũng sẽ tư vấn giúp khách hàng

tham gia đầu tư vào những danh mục đầu tư bao gồm nhiều loại tài sản,
ngành nghề khác nhau, lĩnh vực khác nhau.
 Tiềm năng lợi nhuận cao: tính về lâu dài sản phẩm này có khả năng mang
lại lợi nhuận cao hơn nhiều so với các sản phẩm BHNT truyền thống
khác, thậm chí nó còn không giới hạn mức lợi tức cao nhất có thể đạt
được vì khi thị trường hoạt động tốt lợi nhuận đưa lại là không thể dự
đoán được.
b. Rủi ro
Tuy nhiên cũng như các hình thức đầu tư khác sản phẩm BHLKĐT cũng
tiềm ẩn và không thể tránh khỏi những rủi ro mà khách hàng nhất thiết phải
được biết và tư vấn trước khi quyết định có tham gia bảo hiểm hay không,
các rủi ro có thể là:
 Công ty bảo hiểm không thể đảm bảo với khách hàng là luôn thu được lợi
nhuận từ các hoạt động đầu tư, họ cũng là các nhà đầu tư và rủi ro không
loại trừ bất kỳ ai.
 Khách hàng phải chấp nhận rủi ro thua lỗ nếu quỹ đầu tư do chính khách
hàng lựa chọn không sinh lời. Bên cạnh làm ăn tốt mang lại siêu lợi
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
5
Đề án môn học
nhuận thì khả năng ngược lại cũng có thể xảy ra, trước khi đầu tư nhà đầu
tư phải xác định rõ.
 Giá của đơn vị đầu tư có thể lên xuống theo thị trường hoặc theo thời
gian tương tự như cổ phiếu, chứng khoán, chứng chỉ quỹ. Thị trường
luôn vận động, đó là bản chất của nó và không ai có thể thay đổi.
 Đơn vị đầu tư có thể không đủ để đảm bảo quyền lợi bảo hiểm do yêu
cầu bảo hiểm ngày càng cao khi khách hàng lớn tuổi cộng với hoạt động
kém của quỹ khiến cho giá của đơn vị đầu tư không đủ để trả quyền lợi
bảo hiểm.
Vì thế khi tham gia BHLK ĐT khách hàng cần đặc biệt lưu ý các yếu tố sau để

lợi ích đưa lại là cao nhất và hạn chế đến mức thấp nhất các thiệt hại:
 Xác định rõ loại, mức độ và thời gian hưởng quyền lợi bảo
hiểm.
 Xác định khả năng chịu rủi ro và mục tiêu đầu tư vì mọi
chuyện đều có thể xảy ra trong quá trình đầu tư.
 Xác định rõ loại quỹ đầu tư thích hợp phù hợp với điều kiện
của mình.
 Xác định tư tưởng giữ hợp đồng BHLK ĐT có hiệu lực trong
thời gian dài, đặc biệt đối với những sản phẩm BHLK ĐT trả
phí định kỳ vì các loại chi phí cho quá trình đầu tư, chứ không
phải cho quá trình bảo hiểm thường rất cao trong những năm
đầu tiên. Cho nên nếu hủy hợp đồng sớm thì khả năng mất
trắng phí bảo hiểm đã đóng là rất lớn.
3. So sánh BHLKĐT với các sản phẩm BHNT truyền thống khác.
Về thực chất đây không phải là hình thức BHNT khác mà là cách khác để
đầu tư phí bảo hiểm thu được từ người có hợp đồng bảo hiểm, cho nên khi
so sánh BHLKĐT với các sản phẩm BHNT truyền thống khác có thể thấy
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
6
Đề án môn học
ngay đây vẫn là các sản phẩm BHNT, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu phòng
chống rủi ro, tiết kiệm và đầu tư của khách hàng. Đặc điểm này giúp mọi
người phân biệt được sản phẩm BHNT và cổ phiếu, chứng khoán. Tuy nhiên
so với các sản phẩm BHNT truyền thống, BHLKĐT vẫn có những điểm
khác biệt nhất định cơ bản sau:
 Thứ nhất, về ủy thác đầu tư (Investment Mandate): sản phẩm BHLKĐT
có cơ chế phí bảo hiểm đầu tư sẽ được đưa vào các quỹ đầu tư do khách
hàng lựa chọn, đầu tư theo những mục tiêu đầu tư nhất định, còn các sản
phẩm BHNT truyền thống thì tuân theo nguyên tắc phí bảo hiểm được
đưa vào các quỹ chia lợi tức của công ty bảo hiểm nhân thọ và được xem

như một phần trong hoạt động đầu tư của các quỹ này.
 Ngoài ra, khi tham gia sản phẩm BHLKĐT, khách hàng có thể theo dõi
hoạt động của các quỹ đầu tư mỗi ngày thông qua bản công bố đơn giá
đầu tư, tương tự như bảng báo giá cổ phiếu, chứng khoán. Điều này là
không có với sản phẩm BHNT truyền thống, kết quả hoạt động của các
quỹ có chia lợi tức của công ty BHNT phụ thuộc vào hoạt động chi bồi
thường bảo hiểm, hoạt động đầu tư và các chi phí hoạt động khác của
công ty bảo hiểm và chỉ được tính toán theo định kỳ hàng tháng, quý,
nửa năm, cả năm.
 Thứ hai, về lợi nhuận đầu tư (Investment Returns): khách hàng tham gia
sản phẩm BHLKĐT thường phải chấp nhận toàn bộ rủi ro khi đầu tư,
còn tham gia các sản phẩm BHNT truyền thống thì công ty bảo hiểm sẽ
chịu một phần rủi ro đầu tư đối với các lợi tức có bảo đảm cùng với
khách hàng (Guaranteed Benefit).
 Thứ ba, về giá trị tích lũy (Cash Value): chủ hợp đồng BHLKĐT có thể
rút một phần hoặc toàn bộ giá trị tích lũy đầu tư sau khi đã đóng một số
phí bảo hiểm nhất định, còn chủ hợp đồng BHNT truyền thống sau vài
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
7
Đề án môn học
năm đóng phí, các sản phẩm BHNT trọn đời và hỗn hợp mới bắt đầu có
giá trị tích lũy mà cũng chỉ dừng lại ở mức tối thiểu, còn với các hợp
đồng BHNT tử kỳ thì không có giá trị tích lũy.
 Thứ tư, về lợi tức (Bonuses): các sản phẩm BHLK ĐT không có lợi tức,
giá trị tích lũy phụ thuộc vào kết quả hoạt động của các quỹ đầu tư đã
lựa chọn. Nhưng trong các sản phẩm BHNT truyền thống, đối với các
hợp đồng nhân thọ trọn đời và hỗn hợp, lợi tức không bảo đảm (not
guaranteed benefit) sẽ dựa trên lợi tức chung của công ty bảo hiểm nhân
thọ, riêng đối với các hợp đồng BHNT tử kỳ thì không trả lợi tức vì đây
chỉ đơn thuần là hợp đồng BHNT bảo vệ rủi ro.

 Thứ năm, về tính phân chia của phí bảo hiểm (Premium Breakdown):
từng phần riêng biệt của phí bảo hiểm trong sản phẩm BHLK ĐT được
dùng để mua quyền lợi bảo hiểm, mua đơn giá đầu tư, chi phí quản lý.
Các loại phí liên quan đến sản phẩm BHLK ĐT thông thường là phí bảo
hiểm, phí quản lý quỹ, phí quản lý hợp đồng, phí giải ước, phí thay đổi
quỹ đầu tư, phí hoạt động, chênh lệch giữa giá hỏi mua và giá bán…Còn
các sản phẩm BHNT truyền thống, tất cả các khoản phí đều được gộp
chung là một, tức là phí bảo hiểm.
4. Cơ chế hoạt động của một quỹ liên kết đầu tư.
Cơ chế hoạt động này có thể được minh họa qua sơ đồ sau:
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
8
Đề án môn học

Trong BHLKĐT, một phần cơ bản của phí trong phạm vi bảo hiểm sẽ đi
vào các quỹ đầu tư do mình lựa chọn. Tỷ lệ này phụ thuộc vào tuổi, sức
khỏe và các nhân tố khác liên quan đến bản thân người tham gia bảo hiểm có
thể đạt tới 95% của lượng phí hàng năm trong 10 năm.
Qua sơ đồ hình vẽ cơ chế hoạt động của quỹ liên kết đầu tư có thể thấy rõ.
Theo đó chủ hợp đồng – khách hàng đóng phí bảo hiểm cho công ty BHNT,
phí này được phân bổ vào hai loại quỹ là quỹ đầu tư và quỹ không đầu tư.
Vốn của công ty bảo hiểm được đưa vào quỹ không đầu tư, hai quỹ này hoạt
động sau khi trừ đi các loại chi phí sẽ còn dư lại lợi nhuận trả cho khách
hàng.
Do đặc thù có hai loại quỹ nên khi khách hàng đóng phí bảo hiểm cho công
ty bảo hiểm, công ty phải tự tính toán tỷ lệ phân phối phí bảo hiểm để đảm
bảo quyền lợi của khách hàng tham gia sản phẩm BHLKĐT. Với hợp đồng
đóng phí một lần thì 100% phí bảo hiểm được dùng để mua các đơn vị đầu
tư của các quỹ đã được lựa chọn. Còn với các hợp đồng đóng phí định kỳ, ở
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b

Công ty
bảo hiểm
nhân thọ
Chủ hợp
đồng
Phí bảo
hiểm
Lợi
nhuận
Quỹ không
đầu tư
Quỹ đầu

Chi phí Vốn
Lợi nhuận
phân chia
9
Đề án môn học
đây công ty bảo hiểm sẽ khấu trừ một phần phí – 100% trong năm đầu tiên
(nghĩa là không có phần phí bảo hiểm nào được phân bổ đầu tư), 40% trong
năm thứ hai, 10% trong năm thứ ba, và 5% trong những năm còn lại để trang
trải các chi phí hoạt động của công ty như phí quản lý hoặc phí phân phối.
Có nhiều công ty không trích khấu trừ và phân bổ hơn 100% phí dùng cho
đầu tư vào những năm hợp đồng sau để khuyến khích chủ hợp đồng duy trì
hợp đồng có hiệu lực trong thời gian dài. Tất nhiên tất cả các loại phí sẽ trừ
vào tổng hiệu quả đầu tư của sự đầu tư. Ngoài ra với các hợp đồng đóng phí
định kỳ còn có cách tính là toàn bộ phí bảo hiểm sẽ được dùng để mua ngay
các đơn vị đầu tư, chủ hợp đồng sẽ phải trả phí đầu tư khi muốn chấm dứt
hợp đồng, một phần hoặc toàn bộ phí trong một khoảng thời gian nhất định.
Ngoài tính tỷ lệ phí cho phần bảo hiểm và phần đầu tư, công ty bảo hiểm

còn phải chủ động tính đơn giá các đơn vị đầu tư. Tần suất và phương pháp
tính đơn giá thay đổi tùy vào quỹ đầu tư. Đối với hầu hết các sản phẩm
BHLKĐT, đơn giá được tính theo phương pháp áp giá phía trước nghĩa là
sau khi thị trường đóng cửa, công ty BHNT với tư cách là nhà quản lý quỹ
đầu tư liên kết sẽ xác định giá trị tài sản ròng dựa trên giá trị của tài sản có
trong quỹ liên kết đầu tư, theo đó:
Giá trị tài sản ròng – chi phí quản lý
Đơn giá =
Số đơn vị đầu tư trong quỹ
II. Bảo hiểm liên kết đầu tư trên thế giới.
Do đặc thù về lịch sử và địa lý, các nước phương Tây luôn có sự phát
triển nhanh hơn các nước ở các khu vực khác cả về kinh tế và kĩ thuật.
Nhưng với lợi thế của nước đi sau, nhiều nước trong đó có các nước ở châu
Á đã đạt được những kết quả đáng nể về kinh tế và ứng dụng kĩ thuật vào
sản xuất, có thể kể ra đây như Nhật Bản, Singapore, Hồng Kông…
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
10
Đề án môn học
Với BHLKĐT xuất hiện và phát triển rộng rãi trên thị trường BHNT
thế giới được gần 40 năm vào những năm cuối thập kỷ 60, đặc biệt ở những
nước mà bảo hiểm và TTCK phát triển như Mỹ, Anh. Sau đó được phổ biến
hơn ở những nơi khác, gần đây là châu Á. Vào đầu những năm 90 ở
Singapore đã phổ biến rộng rãi loại bảo hiểm này, sau đó là Nhật Bản, Đài
loan, Hồng Kông…
Trong khu vực Đông Nam Á các nước có nền kinh tế phát triển như
Singapore, Malaysia, Thái lan, Indonexia đều đã có sản phẩm bảo hiểm này.
Việc xem xét và phân tích kinh nghiệm ở các nước xung quanh chúng ta là
cần thiết để có thể thực hiện thành công ở nước ta.
Ở Inđônesia loại hình BHLKĐT đã thực hiện được trong một số năm,
kết quả thu được là đáng kể trong sự phát triển của BHNT, đây là kinh

nghiệm rất cần thiết để chúng ta học tập khi thực hiện triển khai. Đi đầu
trong sự phát triển này ở Inđônêsia là công ty Prudential (Anh), và tiếp theo
đó là nhiều công ty BHNT của Inđônêsia như là Axamandri Services, Sun
Life Financial Inđônêsia …Băt đầu triển khai từ năm 2000 chỉ với 2 công ty,
nhưng đến năm 2003 đã là 17 công ty, con số này là 21 vào quý 3-năm
2005; đây là sự tăng trưởng rất nhanh về số công ty, thị phần bị chia sẻ nên
để phát triển các công ty phải cạnh tranh với nhau nhiều hơn để thu hút
khách hàng làm thị trường trở lên rất sôi động. Số phí mà BHLKĐT thu
được tăng qua từng năm (phí đóng mới một lần) :
năm Số phí BHLKĐT
(tỷ RP)
Tổng phí BHNT toàn
ngành (tỷ RP)
2000 121 3933
2001 259 4679
2002 684 5752
2003 1703 6768
2004 2758 9991
Q3-2005 3941 8824
( Nguồn: công ty BHNT Prudential)
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
11
Đề án môn học
Từ số liệu như trên có thể thấy rõ vị trí của BHLKĐT, tỷ lệ phí thu được so
với toàn ngành tăng nhanh qua từng năm: 2000 là 3,1%, 2001 là 5,5%, 2002
là 11,9%, năm 2003 là 25,2%, 2004 là 27,6% và đến quý 3- 2005 là 44,7%.
Prudential đi đầu trong thực hiện BHLKĐT ở Inđônêsia nhưng sau đó
công ty chịu sự cạnh tranh rất lớn từ các công ty khác làm cho phí thu được
có thể tăng về tuyệt đối, còn tương đối thì bị giảm.
năm Số phí BHLKĐT

(tỷ RP)
Tổng phí BHNT toàn
ngành (tỷ RP)
2000 82 103
2001 173 185
2002 307 316
2003 636 644
2004 990 994
Q3-2005 946 948
(Nguồn: công ty BHNT Prudential)
Thị phần của Prudential là (%)
năm BHLKĐT BHNT
2000 68,0 2,6
2001 67,1 4,0
2002 44,9 5,5
2003 37,9 9,5
2004 35,9 9,9
Q3-2005 24,0 10,7
Ở một nơi khác thuộc châu Á là Hồng Kông vào cuối năm 2005 có tất cả 30
công ty với hơn 180 sản phẩm BHLKĐT, đây là sản phẩm phát triển nhất ở
nơi này. Năm 2005 số phí bảo hiểm mới đã tăng 110% ứng với 18,5 tỷ HK$
so với 2004.
Các nước phương tây với hệ thống kinh tế, kỹ thuật phát triển đã đi
cách chúng ta một bước khá xa, nhưng với các nước châu Á xung quanh có
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
12
Đề án môn học
sự tương đồng nhất định về một số lĩnh vực; họ đã thực hiện khá thành công
sản phẩm BHLKĐT này. Việt Nam sẽ học tập và cũng có kế hoạch cho sự
phát triển tương tự. Vậy khi thực hiện ở Việt Nam sẽ như thế nào?

III. Dự báo tiềm năng phát triển của bảo hiểm liên kết đầu tư ở Việt
Nam
Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của WTO được gần 1 năm, xung
quanh sự kiện này đã có nhiều thay đổi, nhất là lĩnh vực kinh tế. Việt Nam
trở thành điểm đến của nhiều nhà đầu tư nước ngoài, môi trường cạnh tranh
mang tính quốc tế hơn…Việt Nam được coi là nền kinh tế mới nổi. Để tồn
tại trong cơ chế đó tất cả các doanh nghiệp luôn phải tự làm mới mình để
duy trì sự tồn tại và phát triển, trong đó có doanh nghiệp bảo hiểm. Thị
trường bảo hiểm Việt Nam đặc biệt hấp dẫn với tiềm năng khoảng 84 triệu
dân, tốc độ tăng trưởng kinh tế thời gian tới dự kiến sẽ ổn định ở mức 7,5-
8,5%, thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng theo kế hoạch đến năm
2010 có thể đạt 1000-1100 USD/ người, đầu tư toàn xã hội là 39%-40%
GDP…. báo hiệu đây là một thị trường đầy tiềm năng. BHNT là mảng quan
trọng của bảo hiểm, hiện nay ở nước ta đang là cuộc chơi của các doanh
nghiệp có vốn nước ngoài, trong nước hầu như chỉ có Bảo Việt có khả năng
cạnh tranh lâu dài, thị trường tuy tăng trưởng sau một thời gian nhưng đang
phát triển chậm lại một cách rất đáng lo ngại. Để đưa BHNT về đúng vị trí
của mình cần có những nhân tố đột phá, và BHLKĐT là một trong những
phương án được đánh giá sẽ đem lại những kết quả khả quan.
Sự phát triển bùng nổ của thị trường chứng khoán, công ty quản lý quỹ đã
khiến cho sản phẩm BHLK ĐT trở thành chiến lược phát triển mũi nhọn của
từng công ty BHNT. Hiện tại các doanh nghiệp BHNT Việt Nam kể cả trong
nước và nước ngoài đều đang ráo riết chuẩn bị cho sự ra đời của dòng sản
phẩm bảo hiểm mới mẻ này. Trong tháng 9 Bộ Tài chính đã cơ bản xây
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
13
Đề án môn học
dựng xong dự thảo cơ chế pháp lý cho BHLKĐT và dự kiến cho phép hai
nhà bảo hiểm nước ngoài có kinh nghiệm trong thực hiện loại bảo hiểm này
được triển khai thí điểm là Manulife và Prudential. Đây được đánh giá sẽ mở

ra một hướng đi mới cho thị trường bảo hiểm nói riêng và thị trường tài
chính nói chung, là “cú đâm” để các doanh nghiệp bảo hiểm đẩy mạnh hơn
việc khai thác thị trường, mang lại lợi ích cho công chúng đầu tư, liệu câu
chuyện này sẽ đi đến đâu?
1. Những kỳ vọng mang lại cho kinh tế Việt Nam.
BHLKĐT được dự kiến thực hiện trong bối cảnh hiện nay là cần thiết và
quan trọng, có khá nhiều mục tiêu được đề ra nhưng những kết quả có thể
đạt được trước mắt là:
 Hoạt động kinh doanh bảo hiểm sẽ khởi sắc trở lại: như đã nói ở trên tình
hình kinh doanh bảo hiểm trong thời gian gần đây đang chững lại và có dấu
hiệu giảm sút, lấy ví dụ trong tổng kết thị trường BHNT Việt Nam năm
2006, đó là những con số rất đáng buồn, doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ
của tất cả các doanh nghiệp đạt gần 8.500 tỉ đồng, tăng 4,34% so với năm
trước đó. Trong đó, tổng doanh thu phí bảo hiểm của các hợp đồng mới khai
thác đạt 1.289 tỉ đồng, bằng 97,6% so với năm 2005. Đây là năm có mức
tăng trưởng doanh thu thấp nhất kể từ năm 2000 đến nay trong lĩnh vực này.
Người dân đang rời bỏ bảo hiểm nhân thọ và điều này được nhìn thấy rõ
nhất qua số hợp đồng khai thác mới của các công ty. Trong năm 2006, số
hợp đồng mới được khai thác (chỉ tính riêng các sản phẩm bảo hiểm chính)
là 488.000 hợp đồng, giảm 17,1% so với năm 2005. Việc giảm số lượng hợp
đồng khai thác mới đồng nghĩa với doanh thu phí bảo hiểm những năm sau
2006 sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Bên cạnh đó, số hợp đồng bị hủy cũng
gia tăng. Khách hàng khi hủy hợp đồng, tức là không tiếp tục đóng thêm
tiền, sẽ chịu thiệt thòi nhưng họ vẫn hủy bởi càng đóng thêm phí, càng thấy
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
14
Đề án môn học
sản phẩm bảo hiểm không hấp dẫn so với gửi tiết kiệm ngân hàng hay đầu tư
chứng khoán. Tổng cộng trong năm 2006, có 431.023 hợp đồng bị hủy bỏ.
Hơn nữa sự ra đi của các đại lý bảo hiểm cũng tăng mạnh ở các công ty như.

năm 2006 Công ty AIA chỉ còn 8.632 đại lý, giảm 52,28% so với số đại lý
của năm 2005. Tương tự với Bảo Việt Nhân thọ còn 21.529 đại lý, giảm
15,44%; của Manulife 2.821 đại lý, giảm 24,21%; Prudential 20.989 đại lý,
giảm 44,53%. Mức giảm đại lý của Công ty Dai-ichi Life ở mức thấp nhất,
2,44%. Chỉ có Ace Life tăng được số đại lý, nhưng quy mô và xuất phát
điểm của công ty này ở mức thấp. Điều đáng quan tâm là phần lớn, khoảng
60% tổng số đại lý hiện hành, là các đại lý mới, vừa được tuyển chọn, đào
tạo. Việc thay đổi đại lý khiến cho việc chăm sóc khách hàng không liên tục,
với cùng một chất lượng, có thể tác động, làm giảm sút thêm lòng tin của
người mua bảo hiểm.
Một trong những lý do khiến người dân không còn mặn mà với bảo hiểm
nhân thọ là sản phẩm của các doanh nghiệp đơn điệu và kém hấp dẫn. Hiện
các công ty có tổng cộng khoảng 100 sản phẩm, nhưng nhìn chung đó vẫn là
sản phẩm gốc bảo hiểm tử kỳ cộng với tích lũy. Tâm lý người Việt Nam
không muốn mua bảo hiểm cho tai nạn hoặc cái chết. Còn sản phẩm tích lũy
lại có bảo tức quá thấp. Các công ty bảo hiểm nhân thọ vẫn đầu tư chủ yếu
phí bảo hiểm vào trái phiếu nhằm đảm bảo an toàn và do đó lợi nhuận họ thu
được chỉ khoảng 12-13%/năm. Kết quả là bảo tức của các công ty, cao nhất
cũng chỉ 6-8%/năm, thấp hơn nhiều so với lãi suất tiết kiệm ngân hàng. Còn
nếu so sánh với chứng khoán, thì lợi nhuận từ mua bảo hiểm tích lũy, quả
thật, có khoảng cách khá xa….
Cho nên sự ra đời của BHLKĐT có thể sẽ lấy lại được vị thế của bảo hiểm,
với những ưu điểm mà nhà đầu tư không thể bỏ qua trong quá trình xem xét
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
15
Đề án môn học
đầu tư của mình. Sản phẩm này được các chuyên gia đánh giá có thể đem lại
70-80% doanh thu của BHNT.
 Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ thu hút được thêm một lực lượng mới,
vốn mới cho phát triển: thị trường chứng khoán ( TTCK) là một bộ phận của

thị trường vốn gắn liền với sự phát triển của kinh tế thị trường, không một
nước nào có kinh tế phát triển mà không có sự hoạt động của TTCK. Sự ra
đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào
vận hành Trung tâm giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh ngày
20/07/2000 (nay là sàn giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh) và thực
hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/07/2000, nhưng nhìn lại thị trường
chỉ thực sự bùng nổ vào năm 2006. Chức năng đầu tiên và quan trọng nhất là
kênh huy động vốn cho nền kinh tế quốc dân, là nơi khuyến khích dân chúng
tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư; trong nền kinh tế thị
trường hệ thống ngân hàng và tín dụng không có khả năng đáp ứng đủ nhu
cầu về vốn, trong khi đó theo kinh nghiệm ở nhiều nước TTCK có thể bảo
đảm được 50% nhu cầu vốn cho toàn xã hội. Dự đoán trong năm 2007 và
những năm tiếp theo ở Việt Nam việc đầu tư gián tiếp thông qua các quỹ đầu
tư sẽ tăng nên khi sản phẩm BHLKĐT được thực hiện sẽ là điều kiện để thu
hút thêm một số lượng lớn các nhà đầu tư với lượng vốn không nhỏ thông
qua các quỹ liên kết đầu tư. Và nhà đầu tư, người tham gia bảo hiểm sẽ có
thêm một lựa chọn vừa được bảo vệ (qua hợp đồng bảo hiểm) vừa được
tham gia vào một thị trường hấp dẫn có khả năng sinh lợi cao (qua danh mục
đầu tư các quỹ đưa ra), điều này sẽ làm các nhà đầu tư chú ý vì tính rủi ro
cao của TTCK.
 Ý nghĩa xã hội: làm cho TTCK trở lên đơn giản với mọi người và xóa bỏ
hạn chế về không gian địa lý. Vì nói đến TTCK hiện nay dường như chỉ có
các nhà đầu tư ở hai thành phố lớn có hai sàn giao dịch chứng khoán là Hà
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
16
Đề án môn học
Nội và TP Hồ Chí Minh mới có điều kiện trực tiếp tham gia được, khi mua
loại sản phẩm bảo hiểm này thì các nhà đầu tư thông qua các công ty bảo
hiểm và các quỹ đầu tư đã đầu tư vào TTCK, họ sẽ theo dõi sự hoạt động
của thị trường qua thông tin mà các nhà quản lý quỹ cung cấp hoặc qua các

phương tiện truyền thông khác. TTCK vốn là cao cấp đã trở lên đơn giản, dễ
hiểu và thực hiện với mọi người; từ đây có cơ sở để phát triển TTCK nói
chung và thị trường tài chính nói chung.
Ngoài ra, nó có thể tạo ra một số lượng việc làm nhất định cho người lao
động, một sản phẩm mới và mang tính chiến lược ra đời có nhiều việc phải
làm để công ty có thể cạnh tranh với các công ty khác trên thị trường.
2. Rủi ro không loại trừ.
Loại bảo hiểm này đã có từ lâu trên thế giới và Việt Nam chưa áp dụng thực
hiện,có nhiều lý do được đưa ra khách quan cũng như chủ quan. Khi thực
hiện ở nước ta các rủi ro có thể đưa lại là:
 Công ty bảo hiểm không thể chắc chắn mọi hoạt động đầu tư luôn đúng
và hiệu quả. Khi quyết định đầu tư khách hàng được công ty bảo hiểm tư
vấn để lựa chọn quỹ đầu tư cũng như danh mục đầu tư, tuy nhiên các nhà
tư vấn đôi khi cũng gặp các sai sót trong kĩ thuật và kết quả tính toán
khác với thực tế xảy ra, mà rủi ro khi xảy ra nhà đầu tư phải chấp nhận
toàn bộ rủi ro, nhà tư vấn có thể có bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp
nhưng thiệt thòi vẫn thuộc về khách hàng. Khi đầu tư họ buộc phải tính
đến và chấp nhận rủi ro.
 Không phải công ty bảo hiểm nào cũng thực hiện thành công loại bảo
hiểm này. Đây là sản phẩm bảo hiểm mang tính kỹ thuật cao, cần có sự
đồng bộ từ nhiều bộ phận khác của nền kinh tế, nếu công ty nào tính toán
sai sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và uy tín của mình. Kinh
nghiệm trên thế giới công ty BHNT Great Eastern Life (Singapore) thực
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
17
Đề án môn học
hiện khá thành công sản phẩm bảo hiểm này, nhưng đó lại là những bài
học xương máu của PingAn Life (Trung Quốc). Các doanh nghiệp BHNT
Việt Nam chưa đồng đều nhau về kinh nghiệm, vốn…và sự liên kết theo
bề ngang là rất yếu, điều này gây khó khăn cho hội nhập nói chung và khi

thị trường xuất hiện một cơ hội mới tương tự như việc BHLKĐT triển
khai thực hiện.
 Sự biến động của TTCK nói chung và TTCK Việt Nam nói riêng.
BHLKĐT có mối quan hệ chặt chẽ với TTCK, lịch sử tài chính thế giới
có bài học lớn trong “ngày thứ năm đen tối”- 1929 và “ngày thứ hai đen
tối”- 1987, TTCK khủng hoảng kéo theo cả nền kinh tế các nước hỗn
loạn, phải mất khá nhiều năm sau đó hoạt động kinh tế trong đó có bảo
hiểm mới trở lại hoạt động bình thường, như tại Anh sau sự sụp đổ của
TTCK năm 1987 phải mất 6 năm khai thác thì doanh thu của BHLKĐT
mới trở lại mức trước khủng hoảng. Khủng hoảng kinh tế và khủng
hoảng TTCK gần như mang tính quy luật, hơn nữa ngay trong quá trình
hoạt động rủi ro là không nhỏ. Với TTCK Việt Nam chỉ mới đi vào hoạt
động trong một thời gian ngắn mà thời gian thực sự phát triển theo đúng
nghĩa của nó là ngắn hơn nữa nên tính ổn định và thanh khoản còn thấp,
đầu tư mang tính tự phát không qua các quỹ đầu tư chuyên nghiệp; như
đã nói ở trên khi thị trường có dấu hiệu bất ổn khách hàng bán lại hợp
đồng cho công ty để giảm thiểu thua lỗ, tính thanh khoản của thị trường
thấp nên việc bán lại các tài sản đầu tư để thu tiền trả cho khách hàng rất
khó khăn.
3. Thực tiễn tại Việt Nam.
Thị trường bảo hiểm Việt Nam bắt đầu đổi mới từ năm 1986, nhưng chỉ
thực sự đổi mới sau khi có Nghị định 100/CP của Chính phủ về kinh doanh
bảo hiểm (1993), đây là cơ sở để mở rộng và phát triển thị trường, xóa bỏ
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
18
Đề án môn học
tình trạng độc quyền và thay vào đó là sự tham gia của nhiều loại doanh
nghiệp bảo hiểm thuộc các thành phần kinh tế. Còn BHNT được triển khai ở
Việt Nam từ năm 1996, phát triển mạnh vào giai đoạn 2000-2003, chững lại
và có xu hướng giảm từ 2004 đến nay. Sự phát triển này với Việt Nam là cả

quá trình và kết quả đạt được là quan trọng nhưng so với thế giới chúng là
quá nhỏ bé, đây là tình trạng chung của nhiều ngành, lĩnh vực khác trong
nền kinh tế.
Sự ra đời của BHLKĐT vào thời điểm này tuy được đánh giá là phù hợp
xong còn có nhiều vấn đề được đặt ra và không thể giải quyết trong một sớm
một chiều.
a. Những việc đã làm được.
Đây được coi là những điểm giúp BHLKĐT phát triển, tuy chưa nhiều
nhưng rất quan trọng và cần thiết.
 Về pháp lý: trong Nghị định 45/2007/NĐ-CP quy định một số chi tiết
một số một số điều của luật Kinh doanh bảo hiểm, đã bổ sung quy định
loại hình sản phẩm BHLKĐT thuộc các nghiệp vụ quy định tại điều 7-
những nghiệp vụ bảo hiểm được phép kinh doanh. Quy định này là hành
lang pháp lý cần thiết để các doanh nghiệp BHNT chuẩn bị triển khai
sản phẩm này, hơn nữa TTCK đang phát triển mạnh mẽ và trở thành
nhu cầu không thể thiếu của mọi người.
 Về thị trường: hiện nay TTCK đã xác định được tầm, đã đi vào hoạt
động tương đối ổn định và thu sự quan tâm của công chúng đầu tư, hết
năm 2006, TTCK Việt Nam đã đạt 17% GDP, nghĩa là đã vượt mục tiêu
từ 10 – 15% Chính phủ đặt ra cho năm 2010, BHNT cũng thu hút được
hàng triệu khách hàng tham gia. Đây là điều căn bản nhất vì sản phẩm
bảo hiểm này có liên hệ chặt chẽ với TTCK và sự hiểu biết của người
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
19
Đề án môn học
dân về các sản phẩm bảo hiểm nói chung sẽ tạo điều kiện để phát triển
sản phẩm mới này.
b. Những khó khăn.
Nền kinh tế Việt Nam bắt đầu mở cửa vào năm 1986, kết quả thu được là
quan trọng nhưng còn quá nhỏ bé, nền kinh tế xuất phát thấp và chậm như

vậy đã gây nhiều khó khăn khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế. Các ngành
kinh tế nhìn chung cũng nằm trong tình trạng đó, khi triển khai BHLKĐT
bản thân nền kinh tế cũng tạo một số khó khăn cần được tháo dỡ dần dần và
đồng bộ. Cụ thể:
 TTCK đã đi vào ổn định hơn sau một thời gian phát triển quá nóng
nhưng thực sự nó chưa ổn định và tính thanh khoản còn thấp. Chứng
khoán trên thế giới phát triển từ giữa thế kỷ 19, và sản phẩm
BHLKĐT ra đời cách đây được gần 40 năm; trong khi đó TTCK ở
Việt Nam bắt đầu hoạt động năm 2000, phát triển trong năm 2006.
Qua sự so sánh có thể không công bằng nhưng có thể thấy những khó
khăn sẽ gặp phải như đã nói ở trên và nhiều vấn đề khác, nhưng không
phải không có cơ hội vì chúng ta có lợi thế của nước đi sau.
 Thị trường đầu tư, nguồn nhân lực và chế tài chưa sẵn sàng cho sự ra
đời của sản phẩm này. Đầu tư ở Việt Nam hiện nay chủ yếu mang tính
tự phát, việc đầu tư qua các quỹ chưa phổ biến; hơn nữa Việt Nam có
quá ít các quỹ đầu tư, các doanh nghiệp bảo hiểm chỉ có thể liên kết
với một vài quỹ như quỹ VF1, PRUBF1 và một số quỹ chưa niêm yết
trên TTCK, sản phẩm BHLKĐT không cho phép công ty bảo hiểm
đầu tư trực tiếp vào chứng khoán.
 Về nguồn nhân lực cũng như chế tài cho sản phẩm mới này, sự chuẩn
bị của chúng ta là chưa đáng kể. Cơ chế pháp lý đã xây dựng xong
nhưng với một sản phẩm mới mang tính kỹ thuật cao trong quá trình
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
20
Đề án môn học
thực hiện chắc chắn còn phải bổ sung nhiều, hơn nữa hệ thống luật ở
nước ta còn nhiều bất cập và đang ở trong quá trình hoàn thiện dần
theo lộ trình cam kết khi gia nhập WTO. Nguồn nhân lực là yếu kém
vì ngay với những sản phẩm BHNT truyền thống sự hạn chế về trình
độ và đạo đức của một số đại lý đã ít nhiều không giúp khách hàng

hiểu đúng về sản phẩm mà mình tham gia, tạo suy nghĩ không tốt của
khách hàng, nếu vẫn giữ phong cách như vậy khi triển khai BHLKĐT
sẽ rất khó thực hiện.
 Nhận thức của người dân về BHNT đã có chuyển biến tích cực nhưng
đa số vẫn chưa hiểu thấu đáo về nó. So với nhiều năm trước đây sự
hiểu biết của mọi người về bảo hiểm nói chung và BHNT nói riêng đã
cải thiện đáng kể nhưng để hiểu đầy đủ không phải ai cũng có thể. Đa
số người dân nhận thức không đầy đủ thậm chí còn sai lệch về bảo
hiểm. Nhiều người còn cho rằng khi tham gia bảo hiểm cứ tổn thất là
được bồi thường 100% nên khi không được thỏa mãn suy nghĩ ấy thì
họ không tin tưởng vào bảo hiểm, nhiều người còn chê bai và không
muốn tham gia bảo hiểm nữa. Một phần là do tính khó hiểu của hợp
đồng, sai sót của đại lý bảo hiểm… dẫn đến những sai sót, tranh
chấp…BHLKĐT là sản phẩm phức tạp hơn nên được đánh giá không
phải là sản phẩm của tất cả mọi người, nó phù hợp với những cá nhân
mà họ đã là người được bảo hiểm đầy đủ và có khả năng suy luận
cũng như hiểu biết để đưa ra các quyết định đầu tư trong quyền lựa
chọn mà một chủ hợp đồng BHLKĐT có được.
4. Một số ý kiến đề xuất
Xuất phát từ những kỳ vọng mà BHLKĐT mang lại và thực tế thị trường
Việt Nam còn phải làm rất nhiều việc trước mắt cũng như lâu dài
 Vấn đề trước mắt.
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
21
Đề án môn học
 Về nguồn nhân lực: cần phải có đội ngũ tư vấn bảo hiểm chuyên
nghiệp được đào tạo đầy đủ về chuyên môn nghiệp vụ và đạo đức
nghề nghiệp để giúp khách hàng có thể hiểu đúng tránh những sai sót
đáng tiếc. Việc này có thể thực hiện qua việc tuyển dụng mới và đào
tạo lại. Bộ Tài chính và Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam cần có chương

trình huấn luyện và cấp bằng bắt buộc cho các công ty bảo hiểm để
đảm bảo rằng những ai có đủ điều kiện mới có thể tham gia tư vấn
loại bảo hiểm này.
 Các công ty bảo hiểm phải lập các quỹ đầu tư tương tự như
Prudential lập ra quỹ PRUBF1 để tạo thuận lợi, chủ động trong hoạt
động tránh việc bị lệ thuộc vào các quỹ khác.
 Các công ty BHNT và Bộ Tài chính cũng như Hiệp hội Bảo hiểm
Việt Nam bằng các biện pháp, hình thức khác nhau trong việc quan
hệ công chúng giúp nhiều người hiểu về bảo hiểm, BHNT tạo nền
tảng hiểu biết cho sản phẩm mới này.
 Qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, phát thanh,
truyền hình, phim ảnh cùng việc tổ chức những hội nghị khách
hàng, hướng dẫn nghiệp vụ, các công ty qua đó phổ biến kiến thức
bảo hiểm và còn có cơ hội quảng bá hình ảnh về công ty, thu thập
những phản hồi từ khách hàng…
 Các cơ quản lý cần có chế tài sử phạt thích đáng với những trường
hợp vi phạm, không thể để khách hàng mất niềm tin với đại lý hay
công ty bảo hiểm vì BHLKĐT mà quay lưng lại với BHNT. Một
trong những lý do mà sự tuân thủ các quy định không tốt là mức
phạt còn thấp, chưa có tính răn đe; nhất là khi ở Việt Nam ý thức
tuân thủ pháp luật là rất kém.
 Kế hoạch lâu dài.
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
22
Đề án môn học
 Tiếp tục hoàn thiện và chuyên nghiệp hóa TTCK, vì khi nó hoạt
động ổn định và hiệu quả không những tạo điều kiện cho BHLKĐT
phát triển mà nhiều ngành kinh tế khác có điều kiện huy động nguồn
lực cho phát triển, cả bộ máy hoạt động tốt sẽ kéo theo hiệu ứng rất
tốt. Từ đó khách hàng có niềm tin, an tâm đầu tư ổn định lâu dài.

 Mối quan hệ theo bề ngang giữa các công ty bảo hiểm, giữa công ty
bảo hiểm và công ty quản lý quỹ nhằm thiết lập các danh mục đầu
tư an toàn và hiệu quả, hạn chế thấp nhất các sai sót, bảo đảm lợi ích
của khách hàng và lợi nhuận cho các công ty bảo hiểm.
 Hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, tạo môi trường đầu tư chuyên
nghiệp để không chỉ thu hút các nhà đầu tư trong nước mà cả các
nhà đầu tư lớn của nước ngoài đầu tư ổn định và lâu dài ở Việt
Nam.
 Hoàn thiện thị trường nhân lực, nếu như lao động được định hướng,
đào tạo quy mô, chuyên nghiệp sẽ mang lại hiệu quả cho các ngành,
đặc biệt là các ngành dịch vụ trong đó có bảo hiểm- các ngành
không thể thiếu con người.
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
23
Đề án môn học
Kết luận
Bảo hiểm là ngành kinh doanh dịch vụ, sản phẩm bảo hiểm mang
những đặc thù riêng; để đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn của khách hàng và
sự cạnh tranh để tồn tại của mỗi doanh nghiệp thì sự ra đời của các sản phẩm
mới hay ứng dụng các công nghệ mới…vào hoạt động là tất yếu. BHLKĐT
là sản phẩm bảo hiểm mới của thị trường BHNT Việt Nam hiện nay, được
đánh giá rất cao vì khả năng lợi ích mang lại. Thị trường đang rất cần những
nhân tố mới như vậy để có thể “bật” trở lại, việc triển khai và chào bán rộng
rãi một sản phẩm mới nói chung cũng như BHLKĐT nói riêng cần khá
nhiều thời gian để có thể thu được kết quả gì đó.
BHLKĐT là sản phẩm BHNT không chia lãi, thỏa mãn nhu cầu đầu
tư và nhu cầu an toàn của khách hàng. Thực chất đây không phải là hình
thức BHNT khác mà là một cách khác để đầu tư phí bảo hiểm thu từ khách
hàng, phí bảo hiểm được chia làm hai phần để mua hợp đồng bảo hiểm và
đầu tư vào các quỹ chuyên nghiệp. Việc tính toán các thông số mang tính kĩ

thuật phức tạp hơn những loại hình BHNT truyền thống và các nhà đầu tư
cũng phải tính toán nhiều hơn khi lựa chọn đầu tư.
Cùng với nhiều yếu tố khác về thị trường như đã nói ở trên khi áp
dụng ở Việt Nam sẽ mất nhiều thời gian để đồng bộ các bộ phận làm cho
“cỗ máy” có thể hoạt động tốt và mang lại các kết quả đã đề ra. Sẽ luôn là
như vậy với mọi vấn đề, nhưng vì mục tiêu cũng như kết quả đề ra phù hợp
với xu thế phát triển chung của thế giới nên chúng ta chấp nhận cải cách,
thay đổi để tiến lên.
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
24
Đề án môn học
Tài liệu tham khảo
1. Tạp chí Tài chính - Bảo hiểm – số 2/2007
2. Bảo hiểm Nguyên tắc và thực hành – Nhà xuất bản Tài chính
3. Tổng kết thị trường Bảo hiểm Việt Nam 2006
4. Báo Đầu tư chứng khoán, 08/07/2007
5. Kinh nghiệm triển khai BHLKĐT ở Inđônêsia – Prudential
……
Nguyền Thị Phương Hảo – Bảo hiểm 46b
25

×