Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (601.1 KB, 32 trang )

Trường THCS Bình Đa
A. LỜI NÓI ĐẦU
Từ xưa, ông bà ta đã dạy: Thương người như thể thương thân.
Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ
Đó cũng là truyền thống tốt đẹp, niềm tự hào của dân tộc ta qua bao
nhiêu đời nay.
Thế mà thời gian gần đây, tình trạng bạo lực học đường đã khiến dư
luận trong cả nước hết sức lo ngại. Thật đáng báo động cho sự xuống cấp về
đạo đức của một bộ phận thanh thiếu niên, thể hiện qua lối hành xử côn đồ,
giải quyết mâu thuẫn bằng bạo lực, nhưng điều chúng tôi bận tâm hơn cả lại
chính là thái độ thờ ơ của những người đứng xem, mà hầu hết là học sinh !Có
hàng chục video clip quay cảnh học sinh một số trường học ở các địa phương
đánh nhau, thậm chí cắt tóc, lột áo rồi tung lên mạng. Những hành động đó
làm mất đi phần nào truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam !
Chúng tôi – những giáo viên chủ nhiệm lớp, đồng thời cũng đang có con
theo học ở trường phổ thông, trực tiếp giải quyết những mâu thuẫn từ nhỏ đến
lớn của các em hàng ngày.Vấn đề hết sức khó khăn với chúng tôi, bởi bao
nhiêu học sinh trong lớp là bấy nhiêu hoàn cảnh mà người giáo viên chủ
nhiệm cần nắm bắt để có phương pháp giáo dục phù hợp, góp phần ngăn chặn
bạo lực xảy ra. Mục đích cuối cùng là hướng các em đến tình yêu thương, sự
cảm thông và chia sẻ với các bạn mình để xây dựng mối đoàn kết.
Ngoài cái chung ra, chúng tôi cũng như bao bậc cha mẹ khác phải gần gũi,
thường xuyên hỏi han con mình về việc học tập ở trường, dạy con không được
vô cảm với bạo lực, biết phản ứng khi bạn gặp nạn, cuối cùng là dạy cho con
kỹ năng giao tiếp và hoà đồng với bạn bè, biết nói lời xin lỗi và cám ơn trong
cuộc sống. Đó chính là lý do mà chúng tôi trình bày chuyên đề này.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 1
Trường THCS Bình Đa
B. NỘI DUNG
Khái niệm “bạo lực học đường”: đó là những hành vi xâm phạm có chủ ý,
có ý đồ, thường gây hậu quả nghiêm trọng và xảy ra trong phạm vi nhà


trường. Và, nếu nhìn từ góc độ lấy HS làm trung tâm thì bạo lực học đường là
sự xâm hại của HS đối với HS, sự xâm hại của HS đối với người bên ngoài
nhà trường, là sự xâm hại của GV đối với HS và ngược lại… Bạo lực xâm
phạm đến sức khoẻ hoặc danh dự, tính mạng và nhân phẩm của người bị hại.
Bạo lực ấy không chỉ xảy ra trong phạm vi nhà trường mà nhiều khi xảy ra
bên ngòai nhà trường.
PHẦN I. THỰC TRẠNG VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
I. Tình hình bạo lực học đường trên thế giới
Trong những năm gần đây, ở Việt Nam đã diễn ra hàng chục vụ bạo hành
trong trường học khiến dư luận rất bất bình, xót xa. Không chỉ riêng nước ta,
hầu như năm nào cũng có những vụ bạo hành trường học thảm khốc xảy ra
trên thế giới.
1. Bạo hành tinh thần.
Cô bé Ayumi Yabe, năm nay 18 tuổi, đã từng phải chịu đựng những đau
đớn cực độ ngay từ khi bước vào lớp một. Một cậu bé trong lớp đã chọn cô
làm đối tượng để quấy rối. Cậu ta hét vào mặt em: “Mày hãy chết đi!”, và
ngay sau đó thì những đứa trẻ khác cũng hùa theo trêu chọc.
Khi đã lớn, cô vẫn bị những đứa con trai khác bám đuổi trên đường về nhà
với những lời chửi rủa, đe doạ. Những tên này đôi lúc còn đẩy em ngã xuống
đất và bắt cô ăn thứ quả làm em phát ói.
Nhưng cô nói rằng điều đau đớn nhất chính là việc các thầy cô giáo đã từ
chối giúp đỡ cô. Một lần, cô bé nhận nhận được một lời đe dọa về cái chết từ
một người bạn cùng lớp học lớp 5, cô bé mang cho cô giáo và cô này sau đó
đã đọc to lá thư đe doạ đó trước toàn thể lớp. “Họ thật là vô tâm!” Ayumi đã
nghĩ như vậy và cô bé đã bắt đầu nghĩ đến cách để thoát khỏi những chuyện
này.
Cô bé nói: “Tôi ước gì tôi có thể chết đi. Nhưng tôi không có đủ can đảm”.
Thật may mắn cho Yabe là mẹ cô đã xoay xở để tìm cho cô một ngôi trường
mới.
2. Ở Nhật

Gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng Nhật liên tục đăng tải
những câu chuyện kinh hoàng về những vụ tự tử ở lứa tuổi học đường.
Nguyên nhân những vụ tự tử này rõ ràng là do bị bạo hành. Trong con mắt
của rất nhiều người dân Nhật thì những vụ scandal này chỉ đơn thuần là hậu
quả còn rơi rớt lại của cuộc khủng hoảng giáo dục. Các nhà phê bình cũng cho
rằng kỷ cương và kỷ luật trong lớp học không còn được chú trọng như xưa.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 2
Trường THCS Bình Đa
Tình trạng bắt nạt trong trường học đã tồn tại từ lâu giờ lại trở nên nhức
nhối hơn bao giờ hết. Bà Midori Komori, người tham gia các hoạt động chống
lại nạn bạo hành trường học ở Nhật nói: “Tôi nghĩ số vụ bạo hành trong
trường học đang tăng đột biến, tuy nhiên, càng ngày càng khó để kiểm soát
vấn đề này, nhiều vụ không hề đơn giản chút nào. Những tên ác ôn có thể
dùng điện thoại di động hoặc Internet để gửi những lời nguyền rủa của chúng
tới các em mà các bậc phụ huynh chúng ta không hề hay biết”.
Tháng 5 vừa rồi, tại đất nước này cũng diễn ra một vụ việc kinh hoàng,
gây náo động các phụ huynh và học sinh nhật. Đó là việc một nam sinh thuộc
trường trung học ở Hikari, khu Yamaguchi phía nam Nhật bất ngờ ném một
chai thuốc súng vào lớp học làm 58 người bị thương.
3. Ở Hàn Quốc
Theo thống kê cũng cho thấy gần 13,2% học sinh nam và 5,8% HS nữ
từ lớp 4 đến lớp 12 bị các bạn cùng lớp đánh hoặc làm tổn thương.
Chung Se-young - một giáo viên 52 tuổi ở Seoul cho biết khắp nước có
hơn 400.000 HS THCS và THPT là thành viên của các nhóm “đầu gấu”. Để
ngăn ngừa nạn bạo lực trường học, cùng với việc thi hành luật, người dân
nước này cũng đã đã tham gia nhiều cuộc vận động nâng cao nhận thức về bạo
lực học đường, tư vấn cũng như các biện pháp khác nhằm hỗ trợ các nạn nhân
là HS.
Hệ thống cảnh sát học đường cũng được tăng cường để chiến đấu với
nạn bạo lực trường học đang gia tăng và ngăn chặn tội phạm vị thành niên.

Công việc của những cảnh sát này là giám sát bạo lực trường học, tư vấn cho
HS, phụ huynh và giáo viên đồng thời bảo vệ các nạn nhân. Hơn 70 trường
học Hàn Quốc đã áp dụng hệ thống này nhằm xoá sổ bạo lực học đường.
4. Ở Trung Quốc.
Ngày 15/5, nhiều báo chí cũng đã đưa tin về vụ một học sinh trung học
giết chết 2 người bạn và làm bị thương 4 người khác ngay sau giờ học.
Trung Quốc cũng là quốc gia mà bạo lực học đường chiếm tỉ lệ ngày
càng tăng cao so với các nước trong khu vực.
5. Ở Mỹ
Ngay sau vụ thảm sát kinh hoàng của Cho Seung Hui - 23 tuổi người
Hàn Quốc - tại trường Đại học công nghệ Virginia làm 32 người đã chết và
nhiều người khác bị thương vào tháng 4 năm nay thì chỉ 2 ngày sau, một học
sinh 16 tuổi tại trường trung học phổ thông North Mecklenburg, Huntersville,
bang North Carolina đã chĩa súng doạ hai bạn học cùng trường tại bãi đỗ xe.
Và cùng ngày hôm đó, bảy tòa nhà ở trường Đại học Minnesota cũng
phải sơ tán khẩn cấp khi một giáo sư của trường phát hiện ra một tờ thông báo
đe dọa đánh bom một số tòa nhà của trường đại học này. Tất cả các lớp học và
các cuộc họp trong các tòa nhà này đều đã phải hủy bỏ.
Nhưng có một điều đáng buồn là, theo một cuộc điều tra ở Mỹ, số lượng
các vụ bạo hành trường học đến từ các học sinh châu Á chiếm một số lượng
lớn (số lượng sinh viên châu Á trong các trường ĐH danh tiếng Mỹ chiếm đến
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 3
Trường THCS Bình Đa
20-30%) với nhiều nguyên nhân khác nhau: tâm lý, kết quả học tập, vấn đề
sắc tộc…
II. Tình hình bạo lực học đường ở Việt Nam
* Hai học sinh lớp 7 đánh nhau, một người chết.
Khoảng 12 giờ 30 ngày 25.9, em Nguyễn Cảnh Sang (13 tuổi), học sinh
lớp 7/8, trường THCS Nguyễn An Ninh, TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu)
đã dùng cây inox đánh vào người em Nguyễn Xuân Hiệp (14 tuổi), học sinh

lớp 7/6. Do bực tức vì bị đánh đau, Hiệp đã chạy ra ngoài cổng trường, vào
một tiệm tạp hóa lấy một con dao rồi vào trường đâm một nhát vào người của
Sang. Ngay sau đó, Sang được đưa đi Bệnh viện Lê Lợi, TP Vũng Tàu cấp
cứu nhưng đã chết vào lúc 17 giờ cùng ngày. Vụ việc đang được điều tra xử
lý.
* Giết bạn vì không cho mượn điện thoại
TAND TP Cần Thơ vừa đưa ra xét xử sơ thẩm và tuyên phạt Trần Phạm
Hoài Phong (22 tuổi, ngụ KV 5, đường Mậu Thân, P.An Hòa, Q.Ninh Kiều,
TP Cần Thơ) 9 năm tù về tội giết người; buộc bị cáo phải liên đới bồi thường
thiệt hại về tổn thất tinh thần cho gia đình nạn nhân với số tiền 39 triệu đồng.
Theo cáo trạng, trước đó, Phong và một số bạn, trong đó có anh Võ Ngọc
Ân (28 tuổi) ngồi nhậu trong quán trên đường Mậu Thân. Đến 23 giờ thì giữa
Phong và anh Ân xảy ra cự cãi về việc anh Ân không cho mượn điện thoại di
động để Phong gọi cho bạn, sau đó hai bên xảy ra xô xát. Phong dùng chân đá
vào người làm anh Ân té xuống nền nhà, sau đó tiếp tục dùng chân giẫm lên
ngực. Hậu quả: anh Ân bị dập tim, chấn thương vùng ngực kín, dẫn đến tử
vong tại bệnh viện. (Mai Trâm)
* Xin tiền không cho đâm chết người
Phòng CSĐT tội phạm về TTXH Công an TP Cần Thơ vừa hoàn tất bản
kết luận điều tra chuyển sang Viện KSND đề nghị truy tố Trần Thanh Tòng
(22 tuổi), Võ Tấn Lợi (19 tuổi), Lâm Tiến Đông (19 tuổi), Võ Minh Trí (17
tuổi, cùng ngụ KV1, P.Bình Thủy, Q.Bình Thủy, TP Cần Thơ) về tội danh
giết người.
Trước đó, khoảng 2 giờ ngày 17.6, Tòng, Lợi, Đông, Trí tụ tập chơi ở
trước nhà số 61A/13 đường Lê Hồng Phong, P.Bình Thủy thì gặp Võ Văn
Thừa (21 tuổi) cùng với 2 người bạn là Nguyễn Hoàng Vinh (22 tuổi) Nguyễn
Văn Lượm (22 tuổi, cùng ngụ tại ấp Thới Bình, xã Xuân Thắng, H.Thới Lai,
TP Cần Thơ) đi làm thuê tại TP.HCM đang đón xe về nhà. Thấy nhóm của
Thừa đi tới, Tòng bàn với Lợi, Đông, Trí ra chặn đường xin tiền để đi nhậu.
"Xin" không được, Tòng đã dùng dao bấm đâm 2 nhát vào bụng Thừa. Tuy

được đưa đi cấp cứu, nhưng Thừa đã chết tại bệnh viện vào lúc 8 giờ cùng
ngày. (Mai Trâm)
* Đánh nhau vì đua xe chưa đã
TAND TP Quy Nhơn (Bình Định) vừa tuyên phạt Lê Thị Diễm Thu (19
tuổi, ở P.Ghềnh Ráng) 3 năm tù giam và Trần Quang Nghĩa (19 tuổi, ở P.Trần
Hưng Đạo) 4 năm tù giam. Do mâu thuẫn với nhau trong việc đua xe trên
đường phố, Thu và Nghĩa đã rủ rê, tụ tập bạn bè, dùng hung khí tổ chức đánh
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 4
Trường THCS Bình Đa
nhau. Cùng với mức án cho 2 kẻ cầm đầu, tòa còn phạt
16 thanh thiếu niên liên quan từ 18 tháng tù treo đến 2
năm tù giam.
Theo thống kê sơ bộ của Công an Bình Định,
trong vòng 5 năm qua, trên địa bàn tỉnh Bình Định đã xảy
ra hơn 4.000 vụ phạm pháp hình sự, trong đó số vụ do
các đối tượng còn trong độ tuổi vị thành niên gây ra
chiếm gần 40%.
* Tung video clip đánh nhau lên mạng
Chỉ trong hơn một tháng trở lại đây, đã xảy ra ít nhất ba đoạn clip quay
cảnh các nữ sinh tụ tập đánh nhau được đưa lên mạng. Nguyên nhân đánh
nhau của cả ba đoạn clip đều xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân như
chuyện tình cảm, va chạm nhỏ trong lớp, hoặc hiểu nhầm qua lời nói.
Đoạn clip nữ sinh đánh nhau của nhóm nữ sinh Cẩm Phả (Quảng Ninh)
được đưa lên mạng vào chiều tối 23/10 khiến người xem phẫn nộ. Gần 4 phút
clip toát lên lối hành xử vô nhân và dã man của một bộ phận giới trẻ.
Không chỉ ở clip này mà nhiều đoạn clip nữ sinh đánh nhau khác đều có sự
xuất hiện của các nam sinh. Nhưng họ chỉ đứng xem và còn buông ra vô số lời
tục tĩu, thậm chí kích động để hoàn thành clip.
Trước đó, các phụ huynh, HS Hà Nội xôn xao với clip một nữ sinh Trường
THPT Trần Nhân Tông bị các bạn đánh hội đồng tại vườn hoa. Đứng, ngồi

xem nhóm bạn đánh hội đồng một nữ sinh có cả các bạn nam. Họ ngồi như
đang xem "phim chưởng"!
Những lý do dẫn đến đánh nhau cũng lãng xẹc, khi một nhóm HS lớp 8,
lớp 9 ở Hà Nội xử nhau chỉ vì nghĩ "bạn mình gọi điện vào máy di động chửi
bậy" nên đánh. Nạn nhân là Nguyễn Ngọc A 13 tuổi (HS lớp 8 Trường
THCS Vân Hồ).
Đau lòng và đáng lên án hơn là việc HS
Nguyễn Thị Hương T. lớp 12B Trường THPT dân
lập Hữu Nghị (TP.Vinh, Nghệ An) đoạt được một
huy chường (HC) vàng, hai HC bạc giải quốc gia
và giải trẻ quốc gia về karatedo cũng tham gia
đánh bạn dã man vào giữa tháng 9 vừa rồi.
Đánh nhau từ miền núi…
Nhiều người đã từng xem clip nữ sinh được
cho là ở Lào Cai bị 4 bạn nữ cấp III vây quanh
đánh hội đồng cách đây hai năm. Vụ việc khiến
nhiều người bàng hoàng bởi nạn nhân không chỉ bị đấm, đạp, giật tóc, tát, mà
còn bị lột trần rồi quay video tung lên mạng.
Nguyên nhân là nạn nhân trong một lần đi chơi với bạn trai đã “nói xấu
nhóm nữ sinh kia” và một buổi hẹn gặp nói chuyện cho ra nhẽ đã biến thành
cuộc đánh hội đồng.
Theo những gì video clip này thể hiện thì nạn nhân bị đánh vì đã nói
xấu bạn bè trước mặt "mấy anh" có vẻ như là bạn trai của cả đám. Sự vụ này
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 5
Nữ sinh Nghệ An bị
đánh hội đồng
Trường THCS Bình Đa
đến tai đám nữ sinh giang hồ kia và tất nhiên chuyện phải rõ ràng trắng đen.
Nạn nhân bị hẹn gặp và trận đánh hội đồng diễn ra.
Những chuyện như ăn chơi, đi nhà nghỉ, đi Hạ Long của các nữ sinh

này xem ra là chuyện “cơm bữa”. Nạn nhân bị chửi vì đi taxi đi học nhưng
ngay sau đó, một trong đám nữ sinh giang hồ cũng thổ lộ: "Tao cũng đi taxi đi
học nhưng tiền là tiền của bố mẹ tao".
Tiếp nữa là mấy clip ghi lại cảnh đôi bạn nữ (chắc mới chỉ cấp II) ở
Điện Biên xử nhau đến tuột cả cúc áo ngoài. Cô bạn kia sau đó lấy khăn
quàng đỏ buộc vào cổ, thắt áo lại che phần hở ra.
Đến đánh nhau ở đồng bằng
Xuôi xuống Hà Nội, ngoài các clip đã được biết đến, cư dân mạng cũng
không lạ lẫm gì với clip hai nữ 9X được cho là ở Gia Lâm xử nhau. Với độ
dài gần 7 phút, được chia làm 2 phần với hai khung cảnh “xử người” khác
nhau, clip khiến nhiều người phẫn nộ bởi những lời lẽ tục tĩu của các học sinh
còn ngồi trên ghế nhà trường dành cho “đối tượng bị xử”.
“Đây là vết thương của chị, tôi sẽ quay
cận cảnh. Ôi giời ơi, thương quá!”- Cô
bạn quay clip vừa cười đùa, vừa xuýt
xoa, cùng với tiếng cười đùa của những
người ngoài cuộc. Có cô miệng còn
ngậm kẹo mút. “Nhẹ thế, nhẹ thế. Đánh
mạnh vào” – Đám đông tiếp tục hô.
Một cô khác lại lao vào túm tóc, thúc
chân vào mặt, đá vào bụng. Mãi tới khi
có người lớn vào can ngăn, đám mới
tạm tan.
Clip khác với ghi chú girl 9X Ứng Hòa- Hà Nội đánh nhau ghi lại cảnh
nhóm bạn cả trai lẫn gái xử một cô bạn trong khi lớp đã đóng kín cửa.
Đến khắp cả ba miền
Trong clip với chú thích ở Ban Mê Thuột (Đắk Lăk) có độ dài gần 1
phút đã ghi lại rõ nét cảnh hai cô bạn nữ xử nhau giữa đường, giữa ban ngày.
Có lẽ trời mùa đông nên cả hai đều mặc áo khoác. Cô bạn bị đánh đau hơn
thậm chí có lúc đã bị kéo lộ cả áo ngực.

Với đội dài 4 phút 28 giây, một clip khác với
chú tích Teen 9X Q.N đánh nhau khiến người xem
sửng sốt khi chứng kiến cảnh hai bên có cả nam nữ
lao vào loạn ẩu với nhau.
Clip mang cái tên đầy "võ thuật" là t boxing quay
cảnh một cô bạn bị người kia đánh đổ xe và tiếp tục
lao vào đánh. Nhờ có sự can ngăn kịp thời của
người lớn nên mới dừng lại.
Phần nhiều clip được tìm thấy trên mạng
Internet cũng chỉ là phần nổi của nhiều “clip chưa được phát tán lên mạng”
mà teen đã xử “kín” hay xử “hở” (giữa ban ngày) nhưng chưa được biết đến.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 6
Trường THCS Bình Đa
Một lần nữa hàng loạt câu hỏi về trách nhiệm của gia đình, nhà trường,
xã hội ở đâu? Và phải chăng nhiều người ngày càng quen dần với sự vô cảm,
thờ ơ trước bạo lực ?,
III. Bạo lực học đường ở Đồng Nai:
1. Biên Hòa:
Trưa 14-10, Trương Văn Thanh, sinh năm 1995, ngụ số 322/5, khu phố
9, phường Tân Biên, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, đã vào lớp học
trường nghề 26-3 (phường Hố Nai, thành phố Biên Hoà), rút dao mang sẵn
trong người đâm Vũ Phạm Cao Cường, 15 tuổi, ngụ phường Long Bình, thành
phố Biên Hòa.Vết dao đâm của Thanh đã làm Cường chết sau đó.
Qua điều tra của cơ quan công an, từ trước, trong sinh hoạt tại trường,
Thanh đã có mâu thuẫn với Cường.
2. Xuân Lộc
Lúc 14g45 ngày 27-3, L.Đ.Hiến, học sinh lớp 10C8 Trường THPT dân
lập Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, Đồng Nai), đã dùng dao thủ sẵn trong
người đâm bạn học cùng lớp là Lưu Thanh Tú ngay trước cửa lớp. Vụ án
mạng xảy ra trong giờ ra chơi trước sự chứng kiến của hàng chục học sinh. Tú

được thầy cô, bạn bè đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa huyện Xuân Lộc
nhưng do vết dao đâm xuyên tim, Tú đã chết tại bệnh viện. Nguyên nhân do
mâu thuẫn cá nhân.
3. Trường THCS Bình Đa:
Đặc điểm của trường THCS Bình Đa là nằm trên địa bàn tiếp giáp với
nhiều khu công nghiệp, phần đông là dân nhập cư, học sinh dễ ảnh hưởng với
những thói hư tật xấu xung quanh.
Trường chúng tôi cũng như bao trường khác, vấn đề bạo lực học đường
có xảy ra, với nhiều nguyên nhân. Bè phái, không cho nhìn bài, “nhìn thấy
ghét”, nghi bạn mách thầy cô về tội lỗi của mình, nhiều khi chỉ là tranh luận
một bộ phim… Tất cả đều dẫn đến xô xát, đánh nhau. Trong các nguyên
nhân trên đáng sợ nhất là kết bè phái dẫn đến đánh hội đồng mà có cả học sinh
nam và học sinh nữ. Gặp phải những vụ việc trên giáo viên chủ nhiệm chúng
tôi phải kết hợp với nhau tách các em ra mỗi nơi để tường trình sự việc. Sau
đó mời gia đình các em cùng ban quản sinh phân tích từng mâu thuẫn để các
em thấy được hậu quả của vụ việc. Có trường hợp, thời gian đầu giờ học lợi
dụng sự sơ hở của bảo vệ, người lạ mặt mặc đồng phục học sinh vào trường đi
đến các lớp học, với biểu hiện không bình thường. Chúng tôi báo ngay với
bảo vệ hoặc giám thị để xử lí. Do có sự kết hợp tốt giữa gia đình, nhà trường
và xã hội một số vụ bạo lực học đường đã ngăn chặn kịp thời, nhiều vụ bạo
lực học đường đã giải quyết những mâu thuẫn một cách có hiệu quả.
IV. Bạo lực học đường - Từ phía giáo viên
1. Bạo hành tinh thần nơi học đường
Từ quan niệm đánh sẽ để lại dấu vết nhưng mắng nhiếc thì không, nhiều
giáo viên đã dùng cách la mắng, chửi bới, xúc phạm, trấn áp học sinh.
“Mẹ ơi, hôm nay đi học con vui lắm!” - bé N.T.N., học sinh lớp 3 Trường tiểu
học ĐĐ (Q.4, TP.HCM) vui vẻ khoe với mẹ. Chị T., mẹ bé, ôm con và hỏi:
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 7
Trường THCS Bình Đa
“Có chuyện gì vui hả con?”. “Vì hôm nay con không bị cô đánh”. Nghe con

nói mà chị T. như xé lòng.
“Cô lạy sống em luôn”
Mấy ngày sau, chị T. phát hiện con thường xuyên ăn cắp tiền của mình.
Không có tiền, bé la khóc và không chịu đi học. Lo sợ, chị đưa bé đi khám bác
sĩ tâm lý. Trong buổi nói chuyện, bé kể ở trường có HS lớp 5 ngày nào cũng
bắt bé cống nộp 20.000 đồng, nếu không nộp sẽ bị đánh. Bé còn kể chuyện ở
lớp học thêm của cô giáo chủ nhiệm: “Con làm sai bài tập, cô giáo lấy roi
đánh vào đầu. Rồi cô thắp ba cây nhang, lạy ba lạy xong cắm vào túi áo con,
con ngồi viết bài một hồi, cây nhang rớt xuống đất”.
Ban giám hiệu Trường ĐĐ đã chuyển bé N. sang lớp khác, đồng thời
phê bình cô V
“Cái lớp này rất gian”
Một HS lớp 9 ở Q.1 bày tỏ nỗi bức xúc về một giáo viên dạy vật lý ở
trường: “Cháu mong đừng đến tiết đó, đó là nỗi kinh hoàng, ám ảnh, mỗi tuần
mong nó qua đi thật nhanh. Những lúc bực dọc cô chỉ ghi tựa bài lên bảng rồi
ngồi im không dạy và còn nói: “Muốn khó tôi cho khó luôn”. Mỗi lúc đến tiết
của cô cả lớp phải ngồi im không động đậy. Ai cũng sợ cô”.
Trong khi đó, một số HS Trường THCS NTT (Hà Nội) tâm sự: “Thầy
dạy toán của chúng em là giáo viên giỏi có tiếng. Nhưng cách cư xử của thầy
khiến chúng em rất sợ. Khi giảng bài, chúng em chưa hiểu thầy thường nói:
“Cái lớp này ngu lắm, chả biết gì cả”. Hoặc gọi ai lên bảng không thuộc bài,
làm sai, thầy hay có câu cửa miệng là “ngu quá” hoặc “ngu thế lần sau đến giờ
tôi không cần vào học nữa”. Việc đó khiến chúng em rất ức chế. Môn toán
cuối cấp rất khó, lại thêm ức chế nên chúng em đầu óc mụ mẫm, cứ xem thời
khóa biểu có môn toán là đêm đó ngủ không ngon giấc”.
Một HS khác ở Trường THCS BĐ, Hà Nội kể: “Em được cô giao
nhiệm vụ cất micro cho cô sau mỗi buổi dạy. Nhưng có hôm không hiểu bạn
nào nghịch ngợm đã giấu micro của cô.
Thế là cô đã nói em trước lớp rất lâu về tội để mất micro và kết luận:
“Cái lớp này rất gian. Tôi vừa vào lớp đã biết ngay, tôi chưa thấy ở đâu như

HS ở đây”. Có thể cô tức giận nên nói cho đỡ tức, nhưng em thấy nặng nề và
bị xúc phạm. Em không còn muốn học giờ của cô nữa”.
Khủng hoảng
Không chịu nổi việc bị giáo viên la mắng, đánh đòn, một HS lớp 5 ở
Q.Thủ Đức, TP.HCM đã sinh hoảng loạn, không chịu đi học. Em viết trong
máy tính: “Suốt cuộc đời học trò, tôi sẽ không bao giờ quên năm học lớp 4.
Tôi rất yêu mái trường HD nhưng không biết từ bao giờ tôi lại sợ bước vào
sân trường đến thế. Sợ sự la mắng chửi rủa của cô, sợ những đòn roi, sợ ánh
mắt nhìn hằn học không thân thiện của cô, sợ những lời lẽ miệt thị của cô
trước lớp. Tôi không hiểu mình đã làm gì nên tội”.
HS này sau một thời gian khủng hoảng tâm lý đã được phụ huynh
chuyển sang học ở một trường khác.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 8
Trường THCS Bình Đa
Trường hợp như HS này, đáng tiếc, không phải là cá biệt. Thời gian
qua, phòng khám tâm thần nhi Bệnh viện Tâm thần TP.HCM tiếp nhận khá
nhiều trường hợp bị khủng hoảng tâm lý ở độ tuổi là học sinh mà nguyên nhân
thường do một cú sốc tâm lý hoặc sợ hãi khi bị uy hiếp, đe dọa ở trường.
2. Giáo viên và bạo lực học đường
a. Thành phố Mỹ Tho
Khoảng 13 giờ ngày 12/5, thầy giáo dạy toán Đoàn Hoài Thanh, Trường
THCS Xuân Diệu (TP Mỹ Tho) đã đánh 3 học sinh ngay tại lớp 8/11. Trong
đó, có một học sinh đã bị đánh đến gãy xương tay.
Theo tường trình của em Nguyễn Thanh Duy,
học sinh lớp 8/11, vào cuối tiết học thứ nhất buổi
chiều 12/5, thầy Đoàn Hoài Thanh có yêu cầu
kiểm tra bài tập đã cho trước đó. Đầu tiên, do em
La Thanh Hậu không làm bài nên thầy Thanh dùng
thước cây dùng để vẽ hình học đánh vào phía sau
bả vai phải của em.

Đến lượt mình, Duy cũng bị thầy Thanh dùng
thước đánh do không làm bài. Thầy Đoàn Hoài
Thanh đã đánh Duy mạnh đến nỗi cây thước bị
gãy đôi.
Không dừng ở đó thầy Thanh đã tiếp tục
dùng phần cây thước bị gãy còn lại có mũi nhọn
“chọt” rách da ở cổ tay trái của một học sinh khác
là em Nguyễn Hoàng Tôn. Như chưa đã, thầy Thanh còn tiếp tục gí cây thước
vào người em học sinh này lần thứ hai. Tôn đưa bàn tay trái ra đỡ thì bị trầy
xước, chảy máu ở lòng bàn tay.
Ngay sau đó, cả lớp 8/11 đồng loạt đứng dây phản ứng hành động của
thầy Thanh. Lúc này thầy Thanh mới rời khỏi lớp.
Duy kể: “Sau khi bị thầy đánh, tay của em bị tê cứng, mất cảm giác
và không nhấc lên được. Tối về nhà, em thấy tay đau quá nên mới nói mẹ đưa
đi bệnh viện chụp X-quang”.
Theo chẩn đoán của BS Võ Thanh Phong (Bệnh viện Đa khoa trung
tâm Tiền Giang), em Duy bị “gãy đầu trên xương cánh tay trái”. Do vị trí gãy
không thể bó bột được, nên bác sĩ chỉ cố định tạm thời và cho uống thuốc.
b. Long Thành – Đồng Nai
Ngày 14/12, trong giờ thực hành tin học tại phòng máy của lớp 7/4
Trường THCS An Phước (Long Thành - Đồng
Nai). Theo lời kể của nhiều học sinh lớp 7/4, bắt
đầu học khoảng 10 phút thì cả lớp phát hiện có mùi
khét của diêm quẹt
Tra hỏi nhưng không học sinh nào nhận, cô
Nguyễn Thị Thanh Xuân cho cả lớp ra sân quỳ và
báo ban giám hiệu. Khi cô Xuân quay lại có thêm
thầy Lê Hoàng Điệp là giáo viên dạy nhạc đi cùng.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 9
Từ trái qua phải: Nguyễn

Hoàng Tôn và Nguyễn
Thanh Duy, hai học sinh
lớp 8/11 đã bị thầy
giáo đánh đến thương tích.
(Ảnh: A. Thuyên)
Vết bầm tím ở mông em
Phạm Minh Hoàng
Trường THCS Bình Đa
Thần Điệp hỏi: “Ai đã đốt diêm tự giác đứng lên! Thầy đếm 1, 2, 3
không em nào nhận là thấy đánh hết cả lớp, đánh từ các bạn hàng đầu đến
hàng cuối”.
Sau đó vẫn không học sinh nào nhận lỗi, thầy Điệp đã dùng com-pa và
tre tầm vông đánh 6 học sinh, gồm 2 nữ và 4 nam. Trong đó, 2 em Phạm Minh
Hoàng và Tô Hoàng Long bị nghi ngờ đốt diêm đã bị thầy Điệp đánh nhiều
nhất. Hoàng bị đánh 8 roi, Long bị đánh 5 roi. Sau đó các em bị đứng ngoài
sân không được vào học. Nhà trường đã nhiều lần nhắc nhở, nghiêm cấm
giáo viên đánh học sinh.
c. TP Hồ Chí Minh
* THCS Nguyễn Văn Bé (Q. Bình
Thạnh) cô giáo tát học sinh diễn ra vào
cuối năm 2009. Riêng em học sinh chụp
những bức ảnh này đã phải nghỉ học và
cho biết, đây không phải là lần đầu tiên,
cô Châu Thị Hồng Đào đánh học sinh lớp
9.4
Qua tường trình của cô Đào và học
sinh lớp 9.4 thì cô Đào đã xử phạt học
sinh trong tiết sinh hoạt chủ nhiệm ngày
28/12/2009 dưới hình thức tát vào má và véo tai học sinh, do nhiều học sinh
của lớp không thuộc bài môn Anh văn và bị các lỗi khác nên giáo viên bộ môn

ghi vào sổ đầu bài.
* Mẫu giáo: Trường mầm non Hoa Lan
Thấy Vinh khóc không chịu ăn, cô Nữ bỏ bé vào thang máy dùng để vận
chuyển thức ăn rồi nhấn nút cho chạy từ tầng 1 xuống. Khi mở cửa thang máy
để bế bé Vinh ra thì phát hiện Vinh đã ngất xỉu, trên người bê bết máu có
nhiều vết thương nặng.
Ngay lập tức Vinh được đưa vào bệnh viện đã
khoa Phú Thọ (quận Tân Phú) để cấp cứu. Sau đó, bé
Vinh được chuyển ngay đến bệnh viện Chợ Rẫy điều
trị. Tại đây các bác sĩ xác định Vinh bị bị chấn thương
đầu, sưng bầm thái dương trái, xuất huyết vùng cổ
mặt, hai mắt bị xuất huyết kết mạc, nề mi. Đặc biệt
trên đầu có vết thương gây lóc da thái dương trái 15
cm, lộ sọ. Chấn thương sọ não thấy tụ khí mô mềm, xây xát rộng trước ngực,
bụng. Chụp chấn thương ngực, bụng thấy tổn thương dạng phế nang thùy dưới
hai phổi, theo dõi dập phổi. X-quang phổi thấy gãy 1/3 giữa xương đòn trái…
Trước những vết thương quá nặng của bé Vinh, gia đình nạn nhân đã
gửi đơn đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc để làm rõ trách nhiệm của cô
giáo Nữ và nhóm trẻ trường mần non Hoa Lan.
Kết quả khám nghiệm tại hiện trường cho thấy, hệ thống thang máy vận
chuyển thức ăn được kết cấu thô sơ. Mặt trước của thang có cửa để lấy thức
ăn, tiếp xúc trực tiếp với bức tường gồ ghề, có các mẩu sắt chìa ra ngoài. Đây
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 10
Trường THCS Bình Đa
cũng chính là nguyên nhân khi thang máy vận chuyển gây thương tích nặng
cho bé Vinh
3. Học sinh đánh thầy trên bục giảng nhận án treo
Vũ Hoàng Hiếu (lớp 11) ném đá, dùng một đoạn gậy có đóng đinh vụt
liên tiếp vào đầu thầy giáo dạy môn Toán.
Ngày 7/7, TAND thành phố Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk xử sơ thẩm, tuyên phạt

Vũ Hoàng Hiếu 2 năm tù treo về tội cố ý gây thương tích.
Khi gây án, Hiếu là học sinh lớp 11B8 trường THPT Buôn Ma Thuột.
Ngày 14/1, cả lớp đứng dậy chào khi thầy Lưu Phước Mỹ vào lớp dạy môn
Toán, riêng Hiếu đứng gù lưng, co chân thiếu nghiêm túc. Thầy Mỹ yêu cầu
lớp trưởng hô lệnh cho lớp chào lại. Tới lần thứ ba, Hiếu vẫn không đổi tư thế,
thầy bèn gọi Hiếu lên nhắc nhở rồi bắt đứng quay mặt vào tường. Hiếu chạy
xuống lấy cặp bỏ rồi ra ngoài. Cậu học sinh này sau đó quay lại hành hung
thầy Mỹ ngay trên bục giảng làm thầy ngã bất tỉnh.
Sau khi bỏ trốn, ngày 3/2 Hiếu ra đầu thú tại Công an Buôn Ma Thuột.
Theo kết quả giám định, thầy Mỹ bị thương tật 19%.
PHẦN II. NGUYÊN NHÂN BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Theo thống kê, trên thế giới, mỗi năm có 6 triệu em trai và 4 triệu em gái
có liên quan trực tiếp đến bạo lực học đường. Trên thực tế, con số đó đang
ngày càng tăng lên, bạo hành trường học trở thành vấn đề chung của giáo dục
quốc tế.
Nguyên nhân của các vụ bạo hành có những điểm khác nhau, nhưng nhìn
chung đều là những vấn đề liên quan đến tâm sinh lý học sinh. Việc bị bạn bè
xa lánh, bố mẹ, thầy cô thiếu quan tâm, hay là ảnh hưởng từ môi trường học
tập, sinh sống…
Ở Việt Nam những năm gần đây, dư luận xã hội lên tiếng khá nhiều về bạo
lực học đường, với những lo ngại về sự đa dạng và mức độ nguy hiểm của
hành vi này. Thực chất, bạo lực học đường không phải là một vấn đề mới,
nhưng càng ngày, mức độ và tính chất của hành vi này càng nguy hiểm, phức
tạp hơn. Thật đau lòng, bạo lực học đường còn xảy ra ở cả phái nữ, vốn được
mệnh danh là “phái yếu”.
Một cuộc khảo sát do khoa Xã hội học, trường ĐHKH XHNV (ĐHQG
HN) thực hiện vào năm 2008 tại 2 trường THPT thuộc quận Đống Đa (Hà
Nội) về tình trạng bạo lực nữ sinh đã cho thấy nhiều kết quả đáng lo ngại. Cụ
thể, có đến 96,7% số học sinh trong mẫu được hỏi cho rằng, ở trường các em
có xảy ra hiện tượng nữ sinh đánh nhau. Mức độ bạo lực trong nữ sinh là

44,7% rất thường xuyên; 38% thường xuyên; và 17,3% không thường xuyên.
Kết quả khảo sát cũng cho con số đáng lo khi có tới 64% các em nữ được
hỏi thừa nhận là đã từng có hành vi đánh nhau với các bạn khác. Đáng chú ý,
hầu hết những chuyện đánh nhau lần đầu tiên đều diễn ra trong khuôn viên
trường học, và những lần đánh nhau tiếp theo thì đa số lại diễn ra ngoài trường
học.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 11
Trường THCS Bình Đa
Việc nữ sinh đánh nhau có lẽ đã trở nên quen thuộc với nhiều học sinh.
Chính vì vậy, khi được hỏi “quan niệm về hiện tượng đánh nhau giữa các học
sinh nữ” thì có đến 45,3% cho rằng, điều đó là “bình thường”; 30,7% trả lời
có thể chấp nhận được; và chỉ có 24% học sinh “không chấp nhận” hành vi
bạo lực trong nữ sinh.
Trong số các nữ sinh đã từng có hành vi hành hung người khác, hầu hết
đều biết bạo lực gây nên tổn thương về tinh thần và thể xác, làm mất đi thiện
cảm của mọi người đối với con gái. Nhưng vẫn còn gần 1/4 cho rằng, hành vi
bạo lực không gây ra hậu quả gì.
Khảo sát cho thấy, có những lý do rất đơn giản nhưng cũng là cớ gây ra
xung đột, như không ưa thì đánh (24%); bị khiêu khích nên đánh (16%); đánh
vì lí do tình cảm (13,3%). Đáng lo ngại là, có những lý do không thể hình
dung được, ví dụ: người khác nhờ đánh (20%) và chẳng có lý do gì cũng đánh
(12%). Còn phải kể thêm một yếu tố thúc đẩy hành vi bạo lực học đường, đó
là sự cổ vũ của bạn bè, trong đó có các nam sinh.
Với câu hỏi “Khi đánh nhau với học sinh khác, bạn thường dùng hình thức
nào là chủ yếu?”, thì có tới 1/2 số em cho biết, thường “đánh tập thể”. Điều
này cho thấy, bạo lực học đường không chỉ là chuyện của mỗi học sinh, mà có
tính chất lây lan theo nhóm bạn, cũng có nghĩa rằng, đa số học sinh coi
chuyện đánh nhau bình thường. Thậm chí, nhiều em còn đứng ngoài xem và
cổ vũ đánh nhau, như là cổ vũ bóng đá.
Về phương tiện sử dụng khi đánh nhau, có 1/3 không sử dụng phương tiện

nào, các em có thể túm tóc, cào cấu, xé áo, và lăng nhục Cách hành hung
này tuy không gây nên những thương tích nghiêm trọng về thể chất, nhưng lại
gây ra những tổn thương về tâm lý, tinh thần đối với nạn nhân.
Một điều đáng sợ nữa là, có những nữ sinh sử dụng hung khí trong khi
hành hung bạn. Vật hành hung có thể là dép, guốc (28%); gậy gộc (8%), gạch
đá (4%), thậm chí là dao lam, ống tuyp nước (0,7%). Những phương tiện này,
tùy mức độ mà có thể gây nên thương tích, thậm chí gây tàn phế hoặc cướp đi
mạng sống của bạn học cùng trường.
Còn một phương tiện nữa, mang tính chất bạo lực về tinh thần, đó là sử
dụng điện thoại di động để ghi hình vụ hành hung, sau đó đưa lên mạng
Internet như là cách để làm nhục nạn nhân và thậm chí là để khoe thành tích
của mình. Tuy khảo sát không đề cập đến vấn đề này, nhưng thông qua số
lượng các video clip xuất hiện trên mạng, có thể thấy cách thức này ngày càng
được sử dụng phổ biến.
Khảo sát này cũng đặc biệt quan tâm tới thái độ của cha mẹ khi con cái có
hành vi bạo lực, bởi điều này có ảnh hưởng quan trọng tới diễn biến tâm lý và
việc điều chỉnh hành vi của các em. Kết quả thật đáng buồn: Có 41,7% các em
nói rằng bị cha mẹ “mắng chửi và đánh”; 9,4% cha mẹ “khuyên bảo nhẹ
nhàng”; 6,3% yêu cầu phải “xin lỗi bạn”; và có đến 42,6% nói rằng “cha mẹ
không quan tâm đến hành vi đánh nhau của con gái”.
Những con số này đáng gióng lên hồi chuông báo động về vai trò làm cha
mẹ trong gia đình hiện nay. Chính sự thờ ơ, vô cảm và vô trách nhiệm của
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 12
Trường THCS Bình Đa
nhiều bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, cộng thêm phương pháp giáo dục
sai lầm sẽ là mảnh đất nuôi dưỡng hiện tượng bạo lực phát triển trong học
sinh.
Tỉ lệ người pham tội ở tuổi vị thành niên ngày một tăng, Theo thống kê
của Viên KSND tối cao: năm 1986 có 3.607 người; năm 1996 có 11.726
người. Tệ nạn xã hội trong giới học đường theo chiều mũi tên đi lên: năm

2004, có 600 HSSV nghiện ma túy; năm 2007, tăng hơn gấp đôi (1.234
người).
Những biểu hiện tiêu cực: Theo điều tra của Viện nghiên cứu và phát
triển Việt Nam cho một kết quả: Tỉ lệ học sinh đi học muộn: tiểu học 20%;
THCS 21%; THPT 58%. Tỉ lệ quay cóp lần lượt là: 8%-55%-60%. Nói dối
cha mẹ-20%: 50%-64%. Tỉ lệ không chấp hành Luật giao thông: 4%-35%-
70%.
I. Bạo lực học đường: Gia đình là nguyên nhân đầu tiên
Hiện nay, nhiều bậc cha mẹ học sinh có quan niệm giáo dục, quản lý học
sinh rất sai lầm. Họ chăm chút con chủ yếu về vật chất. Con cái đang tuổi học
trò mà đã được trang bị xuyến, nhẫn vàng,điện thoại di động đắt tiền, xe máy
đời mới phân khối lớn… Các cậu ấm, cô chiêu sống trong cộng đồng lớp học
như một tầng lớp trên giàu có. Họ chăm ăn chơi hơn học tập. Một số vị phụ
huynh còn "khoán trắng" cho nhà trường bằng câu nói cửa miệng "trăm sự
nhờ các thầy". Có vị không biết cả tên cô giáo chủ nhiệm. Học sinh "thuê" cha
mẹ "rởm" đi họp hội nghị cha mẹ học sinh suốt ba năm học, cha mẹ, thầy giáo
đều không biết? Khoảng cách cha mẹ và con cái xa dần, mâu thuẫn thế hệ cứ
tăng. Những câu chuyện vui quan tâm đến nhau quanh bữa cơm gia đình
không còn nữa. Nhiều học trò tâm sự, coi gia đình như "địa ngục". Nhiều bi
kịch gia đình, cha mẹ cờ bạc, nghiện hút, li dị "anh đi đằng anh, tôi đi đằng
tôi" dẫn đến học trò cảm nhận mình là "thế hệ bị ruồng bỏ". Họ căm thù cha
mẹ. Căm thù tất cả. Họ sống lãnh cảm. Tìm cách "giải tỏa" tiêu cực. Từ đó họ
phạm pháp âu cũng là hậu quả tất yếu. Một nguyên nhân nữa, phim ảnh, sách
báo ngoài luồng, các trò chơi điện tử, chít chát đầy tính bạo lực tràn lan đang
"vẽ đường cho hươu chạy", tiếp tay cho học trò bắt chước "thần tượng" trong
phim, dẫn đến gây ra tội ác lúc nào không biết.
Nếu chịu khó ngồi đọc những thông tin chung quanh các vụ việc đã nêu,
chúng ta dễ dàng nhận thấy một đặc điểm chung đó là sự “không ngờ” của gia
đình các hung thủ. Hầu như cha mẹ của hung thủ nào cũng đều bất ngờ trước
việc làm của con cái mình, thậm chí có cha mẹ còn nói rằng con cái của họ là

những đứa con ngoan trong nhà. Yếu tố này nói lên điều gì? Chính là sự lỏng
lẻo trong quan hệ gia đình của xã hội chúng ta hiện nay đáng báo động, những
người làm bố mẹ như chúng ta đang quá chú trọng đến việc “nuôi” mà quên
mất việc “dạy” cho con em mình thành người thì phải.
Thực thế, trong xã hội hiện nay chúng ta đang sống, thử hỏi xem có bao
nhiêu phần trăm người làm cha mẹ trước khi sinh con được trang bị kiến thức
về vấn đề giáo dục con cái? Hay là đa phần chúng ta đều áp dụng hình thức
“sao y” từ thế hệ trước mà quên mất rằng cuộc sống đang biến đổi không
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 13
Trường THCS Bình Đa
ngừng. Đứng trước một vấn nạn gì đó của con cái, chúng ta thường hay so
sánh “ngày xưa, đâu có vậy ” hoặc “ngày xưa thì thế này v.v ” mà không
nhận ra rằng ngày xưa chúng ta cũng đã từng bị cha mẹ chúng ta chép miệng
bảo “ngày xưa ”.
Áp lực cơm áo gạo tiền của cuộc sống đang làm cho bố mẹ và con cái
trong ngôi nhà dần dần xa cách nhau, bố mẹ quá căng thẳng trong việc tìm
kiếm vật chất phục vụ cho nhu cầu sống hàng ngày nên khi trở về nhà đã quá
mệt mỏi, không còn thời gian đâu để lắng nghe, để hỏi han trò chuyện với con
cái. Con cái thì cũng không muốn nói chuyện với cha mẹ vì thấy cha mẹ hình
như không hiểu được mình, lúc nào cũng chỉ la mắng hoặc giảng “đạo đức”.
Gia đình chính là nơi hình thành cho các em nhân cách sống và cách ứng
xử trong xã hội văn minh, nơi giáo dục cho các em những cảm nhận đầu tiên
về quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thiên nhiên và
giữa mỗi người với chính bản thân mình. Làm sao các em có thể biết tôn trọng
người khác khi thấy trong gia đình bố mẹ không tôn trọng lẫn nhau, khi thấy
bố mẹ quyết ăn thua đủ với hàng xóm chỉ vì một chuyện nhỏ nhoi, khi các em
không được học “một sự nhịn là chín sự lành” mà chỉ thấy “một sự nhịn bằng
chín sự nhục”.
Vì thế, có thể thấy, trong vấn đề bạo lực học đường, sự thiếu quan tâm
của gia đình trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của các em lứa

tuổi teen là một nguyên nhân quan trọng, và có lẽ trong trường hợp này một
câu nói đã xưa nhưng không cũ “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” – mỗi người
làm cha mẹ hãy tự trách bản thân mình trước khi trách xã hội.
1. Tưởng thương, hóa hại con!
Tại Q.2, TP.HCM, một số phụ huynh ở trường THPT Thủ Thiêm hiện
kêu trời vì quá nuông chiều con cái khiến chúng ăn chơi, lêu lổng. Chị T., ngụ
P.An Khánh, Q.2 kể trong nước mắt: "Sau khi nhận tiền đền bù dự án Thủ
Thiêm, gia đình tui cũng dư dả tiền bạc nên cho con cái tiền mua xe, laptop và
điện thoại di động, để con có điều kiện học hành và bằng bạn bằng bè. Nào
ngờ, từ ngày có tiền, nó toàn tụ tập đám bạn ngồi quán nước đánh bài suốt
ngày, tối còn đua xe, chẳng chịu học hành. Gia đình tui nói hoài mà nó chẳng
chịu nghe. Mới đây, gia đình tui tá hỏa khi hay tin nó cùng đám bạn chặn
đường đánh người !".
Cũng vì nuông chiều con cái mà nhiều bậc cha mẹ phải khóc hận, khi
biết con họ phạm tội. Điển hình là vụ án mạng xảy ra tại Q.Tân Bình giữa 2
nhóm học sinh hỗn chiến. Nguyên nhân chỉ vì 2 nhóm này xảy ra mâu thuẫn
trong buổi xem văn nghệ do trường tổ chức, thế là gần 30 người (trong đó có
khoảng 20 thanh thiếu niên ở bên ngoài) dùng mã tấu, dao, tuýp sắt hỗn chiến.
Hậu quả: T.V.T.Đ (học sinh lớp 10, ngụ Q.Tân Phú) bị N.T.T (17 tuổi, học
sinh lớp 11 của một trường tư thục trên địa bàn quận) đâm chết
2. Chiều con đến hư hỏng
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 14
Trường THCS Bình Đa
Ngày 9.9, TAND TP.HCM tuyên
phạt Nguyễn Văn Lâm (24 tuổi) 18 năm tù
(tổng hợp với bản án 3 năm tù chưa thi
hành, Lâm phải chấp hành tổng cộng 21
năm tù), Phạm Văn Mạnh (15 tuổi) 13
năm tù về cùng tội "cướp tài sản". Lâm và
Mạnh cùng một số đồng phạm tổ chức

đánh, cướp xe và tiền của ông V.V.T tối
5.5.2009 ở Q.Thủ Đức. Số tiền cướp được
900 triệu đồng cả bọn chia nhau tiêu xài.
Lâm khai sau khi có tiền đã tặng người
tình 25 triệu đồng để mua xe và đi du lịch,
tổ chức nhiều cuộc ăn chơi tại các vũ trường với chi phí mỗi đêm cả chục triệu
đồng. Đến khi sạch túi, Lâm lấy lại chiếc xe của bạn gái đem bán để tiếp tục
lao vào các cuộc "bay đêm". Cuối cùng, đôi nhân tình rủ nhau đi bán ma túy,
thì bị Công an tỉnh Bình Dương bắt và bị tòa xử 3 năm tù.
Trong giờ giải lao của phiên tòa, Mạnh rụt rè cho biết cha mình từng là
bộ đội nhưng ông rất cưng chiều Mạnh. Cũng vì vậy mà Mạnh hư hỏng lúc
nào không hay. Trước khi phạm tội, Mạnh được gia đình cấp vốn mở cửa
hàng bán điện thoại nhưng do sa đà vào cờ bạc nên chẳng bao lâu cửa hàng đó
phải đóng cửa. Thất nghiệp, Mạnh thường tụ tập uống cà phê với bạn bè, cặp
kè với Lâm rồi phạm tội.
3. Dạy con cách xài tiền
Một cán bộ của Công an TP.HCM nhận định: "Bây giờ ra đường dễ
dàng bắt gặp nhiều thanh thiếu niên hiện diện ở mấy quán cà phê, quán nhậu,
quán bar, vũ trường, tiền xài thoải mái. Mấy đứa trẻ lấy đâu ra tiền mà xài
hoang thế, nếu không phải chúng được người thân cung phụng?". Từ nhìn
nhận này, vị cán bộ công an cho rằng bố mẹ cần khắt khe hơn trong việc cho
tiền con cái tiêu xài, chỉ nên đưa trẻ tiền vừa đủ để chi cho các nhu cầu cơ
bản, tối thiểu. Khi các em xin một khoản tiền lớn, quá mức bình thường, cần
tìm hiểu kỹ nguyên nhân thông qua bạn bè, thầy cô xem lý do xin tiền các
em đưa ra có đúng thực tế. Ngoài ra, cần thường xuyên khéo léo kiểm tra tiền
cho các em có sử dụng đúng mục đích
II. Trách nhiệm của nhà trường
1. Áp lực việc dạy và học
a. Học sinh
Đến trường, học trò được giáo dục, học hành nhiều, trưởng thành về thể

xác, trí tuệ, biết phân biệt phải, trái thì thói hư tật xấu sẽ giảm. Song cứ nhìn
vào con số "biết nói" thống kê nói trên, có thể khẳng định, nguyên nhân "bạo
lực học đường", trách nhiệm thuộc về nhà trường. Học trò đến trường học
quá nhiều, theo kiểu "nhồi" cho hết kiến thức cơ bản của đủ các loại sách
giáo khoa, sách tham khảo. Trò không còn thời gian "tiêu hóa" khối lượng
kiến thức khổng lồ những định luật, khái niệm, công thức, dữ kiện lịch sử,
thuộc lòng cả một bài thơ dài… bài học cũ chưa kịp hiểu, bài mới "ập" đến
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 15
Một nữ sinh trở thành bị cáo
phạm tội giết chết người tình chỉ
vì nhậu say, bị kích động .
Trường THCS Bình Đa
như một nỗi kinh hoàng. Trò càng học càng đuối. Và khi cảm thấy cái sự học
khó khăn, học mãi không "vào". Đâm chán. Chúng phá phách, bỏ học rủ
nhau đi chơi, uống thuốc "lắc" ở vũ trường, yêu sớm hoặc tìm đến ma túy,
thanh toán nhau băng hung khí. Trong khi các trường đều trương khẩu hiệu
rất to: Tiên học Lễ… nhưng "Lễ" là gì ? Nội dung của Lễ - Nghĩa ? Cách đối
nhân xử thế ? Hành xử giữa con người với con người ? Lời ăn tiếng nói ?
Thế nào là bạn tốt ? Ý thức trách nhiệm đối với đất nước, gia đình, bản
thân ? Lẽ sống ở đời ? Trường học đều có dạy. Bậc mẫu giáo mầm non
môn giáo dục công dân. Bậc tiểu học môn đạo đức. Bậc TH môn giáo dục
công dân. Nhưng học chỉ để mà học, hời hợt, nặng hình thức, hô khẩu hiệu
quá nhiều, thực tế trò tự tung tự tác, bao che cho nhau, vào hùa làm việc xấu.
Quay cóp khi kiểm tra bài là "quốc nạn". Học sinh ngang nhiên vi phạm Luật
giao thông, công khai phóng xe máy phân khối lớn tốc độ cao, không đội
mũ bảo hiểm, chửi nhau, đánh nhau, . Lí lẽ các em đưa ra thật đáng sợ. Hỏi:
"Tại sao em dùng dao chém bạn?". Em tỉnh khô, lạnh lùng trả lời "em không
chém, nó cũng chém em". Trong cốp xe, ba lô sách có trò "găm" dao để kịp
thời chiến đấu khi "có biến". Quan hệ thầy trò nhợt nhạt, thầy ít quan tâm
đến diễn biến tư tưởng của trò. Đạo đức của một bộ phận không nhỏ thầy

giáo "xuống cấp" là tấm gương "mờ" phản cảm với học trò.
Việc dạy chữ nặng hơn dạy người, áp lực học tập đè nặng những căng
thẳng lên học sinh. Một buổi dồn 5 tiết học, học chữ còn không hết nội dung
sách giáo khoa nói chi đến học làm người. Bên cạnh đó môi trường sư phạm
một số nơi chưa được đảm bảo gây phản cảm với học sinh như buôn bán lẫn
lộn, giáo viên chưa gương mẫu, thậm chí thiếu nghiêm túc công bằng với học
sinh… dẫn đến bạo lực trong nhà trường.
Trong khi đó sĩ số học sinh trong một lớp ngày càng đông khiến người
thầy không thể theo sát học trò, khó can thiệp để kịp thời ngăn chặn mâu
thuẫn. Thêm nữa, phòng quản sinh vốn là nỗi ác mộng của học trò, phải
“thăm” phòng giám thị thường được hiểu là học sinh quậy, bị soi mói, viết
kiểm điểm, giải quyết qua quýt Nhiều lúc cách giải quyết không thấu tình
đạt lý, khiến các em học sinh ngại thổ lộ khi gặp vấn đề, dẫn đến ức chế và
phản ứng bằng hành động bạo lực là lẽ tự nhiên.
b. Giáo viên
Đội ngũ giáo viên hiện nay được đào tạo từ rất nhiều nguồn khác nhau,
chất lượng đào tạo không đồng đều nên có những giáo viên khi đã trực tiếp
làm công tác giáo dục mà vẫn chưa có đủ hiểu biết và kỹ năng ứng xử sư
phạm.
Học sinh lơ đễnh, không chịu học thường khiến giáo viên cảm thấy bực
bội. Nhưng cũng còn nhiều nguyên nhân khác. Nhiều giáo viên mang những
nỗi buồn bực, mệt mỏi ở gia đình hay bên ngoài vào lớp học; hoặc thường có
tâm lý tự ái, phản ứng căng thẳng khi học sinh có ý kiến phản biện. Nhiều
giáo viên còn dùng điểm để uy hiếp học sinh. Những ức chế, căng thẳng dồn
nén do giáo viên tạo ra sẽ đẩy đến những phản ứng không đáng có giữa mối
quan hệ thầy trò.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 16
Trường THCS Bình Đa
Một số thầy cô quá nóng nảy, lại bị tác động bởi nhiều yếu tố: giờ làm
việc căng thẳng, lương thấp, phụ huynh không hợp tác, các loại sổ sách giấy

tờ, các phong trào, các bản kế hoạch lồng ghép nên có những lúc có hành
động, lời nói không chuẩn mực. Giáo viên cũng chịu nhiều áp lực, trong môi
trường học đường luôn phải để ý lời nói, giọng cười, đi đứng, kể cả trang
phục Nhưng không phải ai cũng đủ kiên nhẫn ép mình vào khuôn mẫu, chỉ
một lần bùng phát với học trò là để lại hậu quả khôn lường.
Đặc biệt giáo viên hành xử với học sinh cá biệt không chỉ cần sự kiên
nhẫn mà còn phải có nghệ thuật. Hình ảnh người giáo viên một lúc nào đó đã
thành nỗi sợ cho trẻ khi đến trường. Chính những hành động, lời nói không
chuẩn mực của giáo viên sẽ khiến trẻ bị ám ảnh và tổn thương một thời gian
dài. Nhiều người coi những lời mắng nhiếc học sinh là chuyện nhỏ nhưng
không nhỏ chút nào.
Cũng có trường hợp học sinh trở thành nạn nhân của cả mẹ và cô.
“Chính phụ huynh nhờ tôi dạy cháu thay họ và họ dặn tôi cứ thẳng tay đánh
cháu nếu cháu không thuộc bài vì gia đình đã bó tay” - một giáo viên tâm sự.
2. Thiếu chuẩn mực sư phạm
HS ngày nay hiểu biết hơn, tiếp cận nhiều thông tin hơn nên nhiều thầy
cô cho rằng các em không “thuần” như trước đây. Do vậy giáo viên cần có kỹ
năng xử lý các tình huống sư phạm khéo léo để vừa thể hiện sự nghiêm khắc
với HS vừa không gây căng thẳng cho học sinh
Tiến sĩ Trần Thị Hương, trưởng bộ môn giáo dục học, khoa tâm lý giáo
dục, Trường ĐH Sư phạm TP.HCM, đánh giá việc ứng xử thiếu chuẩn mực sư
phạm ở một bộ phận giáo viên trong công tác giáo dục học sinh là có thật. Đó
là sự vi phạm đạo đức nhà giáo và không thể chấp nhận. Đã là giáo viên - nhà
giáo dục làm nhiệm vụ dạy dỗ, giáo dục con người thì trước hết phải là tấm
gương mẫu mực cho học sinh về mọi mặt.
Không thể đổ lỗi cho học sinh mình ngỗ ngược mà lỗi trước hết do giáo
viên không biết cách ứng xử phù hợp. Những lời nói, hành vi ứng xử không
đúng, thiếu chuẩn mực sư phạm của giáo viên sẽ để lại những dấu ấn nặng nề
trong tâm hồn HS và ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển nhân cách
của các em.

3. Thiếu kỹ năng sống :
Lứa tuổi vị thành niên là giai đoạn các em có nhu cầu thích thể hiện
mình, nhu cầu muốn làm người lớn và bản thân các em hay hành động theo
cảm xúc. Lứa tuổi này thường không để ý đến hậu quả của hành vi, khi bị kích
động, dễ dẫn đến bạo lực. Khi xảy ra những hành vi bạo lực, các em không đủ
kiên nhẫn và kinh nghiệm để đánh giá hậu quả mà mình gây ra. Rất nhiều em
hiện nay thiếu giá trị sống, thiếu sự trải nghiệm, dẫn đến thiếu hụt kỹ năng
sống.
Qua khảo sát điều tra của những người nghiên cứu về giáo dục. Bạo lực
học đường bắt nguồn từ sự thiếu hụt về kỹ năng sống. Bởi qua điều tra tại 9 cơ
sở đào tạo cho thấy: 95% các em nhận thức chưa đúng về kỹ năng sống.
Chương trình trong nhà trường ít thấy quan tâm đến giáo dục sống và hướng
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 17
Trường THCS Bình Đa
phấn đấu vươn lên trong học tập của học sinh mà chỉ tập trung lo dạy chữ.
Chính vì thế kỹ năng sống của học sinh mới lớn rất hạn chế, không phân biệt
cái đúng và cái sai một cách chính xác, dễ dẫn đến vi phạm pháp luật.
Thực tế được các địa phương đưa ra là các em học sinh hiện nay đầu tư
quá nhiều thời gian cho việc học tập nên ít hoặc thậm chí không bao giờ tham
gia các chương trình hoạt động tập thể, trong khi đó là cơ hội giúp cho các em
hình thành kỹ năng sống.
III. Xã hội.
Theo góc nhìn của TS Võ Văn Nam, khoa Tâm lý giáo dục ĐH Sư phạm
TPHCM, bạo lực học đường còn phản ánh bạo lực trong xã hội, đó là hiện
tượng xã hội chứ không đơn thuần tự giáo dục trong nhà trường. Thử hỏi nhà
trường, thầy có thể ngăn được làn sóng bên ngoài xã hội tác động hàng ngày,
hàng giờ ? Các em học sinh phải chứng kiến những vụ xô xát, đánh nhau
thường xuyên (bạo lực sân cỏ, bạo lực kinh doanh, bạo lực gia đình…) tác
động đến nhận thức và các em nhận ra rằng những gì thầy cô răn dạy chỉ có ý
nghĩa trên sách vở. Khi ra ngoài xã hội, các em cần phải thay đổi cách hành

xử cho phù hợp, quan niệm mạnh được yếu thua để bảo vệ mình khỏi bị ăn
hiếp…
Một vấn đề khác cũng làm nhức nhối cho những người làm công tác giáo
dục là tình trạng học sinh nghiện game, chát. Khi không có tiền chơi, các em
sẵn sàng thông qua mạng Internet để kết thành băng nhóm đi trộm cắp, giết
người hoặc “bán mình” chỉ vì vài chục ngàn đồng để “cứu nét”. Một số học
sinh còn nhiễm vào trang web đen, có nội dung bạo lực, đồi trụy để rồi bị sa
ngã lúc nào không hay…
Thống kê từ năm 2005 đến nay, tổng số vi phạm hình sự trong học sinh,
sinh viên khoảng 8.000 trường hợp. Trong đó có hơn 2000 trường hợp đánh
nhau, gây rối trật tự công cộng, gần 900 trường hợp tội phạm ma túy, 83 vụ
giết người, gần 1400 trường hợp cướp tài sản…Tình trạng học sinh, sinh viên
phạm tội sử dụng công nghệ cao tấn công các trang web để ăn cắp tiền qua
mạng, tống tiền qua điện thọai cũng tăng…
Vì vậy, cả xã hội cùng chia sẻ những khó khăn và trách nhiệm với ngành
giáo dục. Gia đình cần quan tâm hơn nữa đến con em mình. Ngành văn hóa
thông tin cần nghiêm cấm game bạo lực. Ngành giáo dục sẽ chỉ đạo chặt chẽ
các biện pháp ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường, đề nghị các trường báo
cáo thường xuyên để có sơ kết, tuyên dương khen thưởng những đơn vị làm
tốt vấn đề này.
Chương trình đào tạo của khoa tâm lý - giáo dục ở trường sư phạm đã có
những môn học, những nội dung cụ thể để trang bị cho sinh viên tri thức, kỹ
năng về ứng xử sư phạm, nhưng thời lượng dành cho môn tâm lý học, giáo
dục học quá ít, chưa tương xứng với vị trí hai môn học này trong trường sư
phạm. Vì vậy sinh viên mới chỉ được định hướng ban đầu về tri thức và kỹ
năng ứng xử sư phạm để tiếp tục tự hoàn thiện trong quá trình nghề nghiệp
sau này, chứ chưa được rèn luyện kỹ về kỹ năng giải quyết các tình huống sư
phạm.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 18
Trường THCS Bình Đa

Có hiện tượng băng hoại về đạo đức
Một loạt những vụ bạo hành, án mạng với hành động dã man xảy ra
khiến người ta phải đặt câu hỏi: dường như đạo đức xã hội đang có hiện tượng
băng hoại. Nền kinh tế thị trường đang làm nảy sinh những vấn đề phức tạp,
ảnh hưởng đến công tác quản lý, giáo dục đạo đức thanh thiếu niên
vấn đề đạo đức trong giới trẻ không chỉ liên quan đến giáo dục trong nhà
trường. Giáo dục có nhiều biện pháp, khuôn khổ của nhà trường thì cũng có
vai trò nhất định nhưng gia đình, xã hội và các đoàn thể cũng có vai trò rất lớn
trong định hướng giáo dục đạo đức, lối sống cho thanh thiếu niên.
Vai trò của nhà trường không quan trọng bằng môi trường gia đình và
môi trường xã hội mà mỗi bạn trẻ đang sống. Cần một quá trình hợp tác giữa
cá nhân và cộng đồng, trong đó vai trò của cộng đồng rất quan trọng. Một môi
trường xã hội lành mạnh, các cá nhân được trang bị cách thức hành xử, kỹ
năng thích ứng với các biến đổi bất thường sẽ góp phần làm giảm bớt những
xung đột, tránh xảy ra những hành động điên cuồng, mất hết nhân tính.
PHẦN III. GIẢI PHÁP NGĂN CHẶN VÀ GIẢI QUYẾT
BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Trong số gần 1.600 vụ HS đánh nhau Bộ GD - ĐT nắm bắt được thông
tin thì có đến 735 HS bị buộc thôi học có thời hạn từ 3 ngày đến 1 năm; số
còn lại nhận hình thức khiển trách và cảnh cáo. Tuy nhiên, không vì thế mà
bạo lực học đường giảm
Ai là người chịu trách nhiệm trước vấn nạn bạo lực này? Câu trả lời có
lẽ là không riêng một ai. Để giáo dục thì không chỉ phụ thuộc vào riêng một
người, một cơ quan, nhưng hơn ai hết, những người gần gũi với các em chính
là những nhân tố quan trọng nhất.
Hiện nay, ở Việt Nam, thông thường mọi người quan tâm đến những vụ
bạo hành kiểu như: thầy cô giáo đánh đập, làm nhục học sinh, học trò chém
giết nhau… Nhưng những sự việc rất nhỏ như chuyện bạn bè bắt nạt nhau,
chuyện tâm lý học sinh cũng còn chưa được quan tâm để ý nhiều. Sự thực,
giai đoạn từ nhỏ đến những năm phổ thông là những giai đoạn quan trọng

trong việc hình thành nhân cách trẻ.
Nếu nhận thức được điều này, và giáo dục con em một cách có hiệu quả
thì chúng ta không phải lo lắng về nạn bạo hành học đường cũng như những
vấn nạn khác mà xã hội đang lo lắng như tình trạng bỏ học, chán học, cứu net,
sử dụng ma túy, thuốc lắc. Thậm chí, chúng ta cũng có thể xây dựng một đội
ngũ nhà giáo có đạo đức, nhân cách và thực sự là tấm gương cho học sinh noi
theo. Hy vọng cuộc vận động bốn “không” trong đó có “Nói không với vi
phạm đạo đức nghề giáo” sẽ giúp công tác giáo dục nước nhà có hiệu quả hơn.
I. Gia đình
Theo các chuyên gia giáo dục, là cha mẹ phải quản lý cho được giờ giấc
của con cái. Ngoài giờ học ở trường, thì cha mẹ cần quan tâm, kiểm soát đến
cách giải trí của con. Thông thường nhiều phụ huynh quản lý giờ giấc giải trí
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 19
Trường THCS Bình Đa
của con bằng cách thỏa thuận hoặc lên kế hoạch phân rõ giờ giấc giờ học tập,
chơi game, đọc sách, xem phim, nghe nhạc các bậc phụ huynh cần quan tâm
theo dõi nội dung phim ảnh, trò chơi, nhạc của con xem có phù hợp với lứa
tuổi, đồng thời can thiệp ngay nếu thấy những nội dung không phù hợp
Gia đình là nền tảng, nên cha mẹ phải ý thức cho được vai trò quan
trọng của mình trong việc giáo dục và hình thành nhân cách cho con cái. Cha
mẹ phải biết xây dựng nếp nhà. Vì thực tế, khi nếp nhà tốt thì đương nhiên
con cái sẽ có sức đề kháng trước những cạm bẫy bên ngoài. Để xây dựng
được nếp nhà thì cần giáo dục cho con tình cảm gia đình, để khi đi đâu, làm
gì, trẻ cũng nghĩ tới gia đình, giúp chúng ý thức hơn trách nhiệm với gia đình
khi thực hiện những hành vi bên ngoài xã hội. Để hiểu và giáo dục con, cha
mẹ cần dành nhiều thời gian hơn nữa để trò chuyện, chia sẻ cùng con cái. Có
thể tạo ra những mối liên hệ như vậy từ những bữa cơm gia đình, những việc
làm chung trong gia đình, hoặc đi chơi cùng gia đình Đó là những cơ hội để
tạo cho con cái sự gần gũi, để con tâm sự những suy nghĩ của mình, từ đó cha
mẹ mới có cơ hội hiểu thêm và chia sẻ với con cái. Từ thực tế ở trường, nhiều

bậc phụ huynh thường bao che đối với những việc làm sai của con cái. Điển
hình như con đi học trễ do ngủ dậy trễ, phụ huynh thường lấy lý do này, lý do
kia, chẳng hạn như kẹt xe để “gỡ tội” cho con. Chính những hành động nhỏ
như vậy, trẻ dần không biết chịu trách nhiệm về việc làm sai của mình. Do đó,
cha mẹ cần ý thức rằng, thà để con mình bị phạt để chúng ý thức được khi
mình làm sai thì phải biết chịu trách nhiệm.
II. Nhà trường
1. Xây dựng môi trường giáo dục thân thiện
Trước tình trạng vi phạm pháp luật,
bạo lực học đường diễn biến phức tạp, Sở
Giáo dục - đào tạo Đồng Nai vừa có công
văn chỉ đạo các trường, đơn vị trực thuộc
tăng cường hơn nữa công tác giáo dục đạo
đức, lối sống cho học sinh, sinh viên. Bên
cạnh đó, theo lãnh đạo Sở Giáo dục - đào
tạo, nhà trường, gia đình và chính quyền
địa phương cần có sự phối hợp chặt chẽ
hơn nữa để đảm bảo an ninh trật tự môi
trường học đường cũng như quản lý học sinh và sinh viên khi các em rời khỏi
cổng trường học. Trong đó, người lớn phải kịp thời phát hiện để giải tỏa các
học sinh có biểu hiện mâu thuẫn, vi phạm pháp luật, xu hướng bạo lực và
ngăn ngừa tình trạng mang hung khí, chất nổ, vật nguy hiểm vào trường
học. Thực hiện phong trào thi đua "Trường lớp thân thiện, học sinh tích cực",
các trường học phải cụ thể hóa bằng nhiều hình thức, phong trào rèn luyện
chân - thiện - mỹ, xây dựng sự yêu thương, gắn kết giữa thầy và trò, học
đường với xã hội và phụ huynh học sinh. tuổi học trò rất hồn nhiên, trong
sáng nên công tác giáo dục phải đầy ắp tình thương, sự bao dung, hướng thiện
và liên tục hình thành nhân cách sống tích cực cho các em.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 20
Trường THCS Bình Đa

Học đường thân thiện không thể thiếu sự kết dính mối quan hệ giữa giáo
viên với học sinh cùng phụ huynh, xã hội và giữa học sinh với học sinh. Trong
đó, vai trò giáo viên chủ nhiệm phải được đề cao, xem trọng. Cán bộ đoàn, đội
thì cần tăng cường giáo dục kỹ năng sinh hoạt, vui chơi, rèn luyện kỹ năng
sống cho các em. muốn giáo dục thể chất, đạo đức, tri thức cho học sinh toàn
diện thì toàn xã hội phải vào cuộc với sự góp sức tích cực của nhà trường, phụ
huynh, chính quyền địa phương và bản thân học sinh.
Hiện tại việc xây dựng học đường thân thiện ở nhiều nơi gặp trở ngại về
quỹ thời gian, do việc truyền đạt kiến thức cho học sinh chiếm phần lớn thời
gian trên lớp, nên ảnh hưởng lớn đến công tác bồi dưỡng kỹ năng sống, giải trí
cho học trò. Trong khi đó, nhu cầu vui chơi của các em không được đáp ứng
đầy đủ nên bị lôi kéo vào các trò chơi thiếu lành mạnh, tiêu cực. Sự giáo dục
của giáo viên thiếu kỹ năng sư phạm, không thân thiện dễ đẩy các em đến mặc
cảm, phản kháng và vi phạm nội quy, pháp luật.
2. Vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc xây dựng trường học thân
thiện, học sinh tích cực
Giáo viên chủ nhiệm là người chịu trách nhiệm trực tiếp với học sinh
của mình, là người gần gũi, gắn bó nhất của các em - do vậy vai trò giáo viên
chủ nhiệm phải được đề cao, xem trọng. Trong lớp học có nhiều đối tượng
học sinh, mỗi học sinh lại có hoàn cảnh gia đình khác nhau. Giáo viên phải
nắm vững hòan cảnh cụ thể của mỗi học sinh để có biện pháp giúp đỡ các em.
Đối với học sinh, sự quan tâm của giáo viên chủ nhiệm lớp là điều hết
sức quan trọng, có ý nghĩa rất lớn. Đặc biệt là sự quan tâm về mặt tinh thần, là
người mà các em có thể tâm sự như một người “ bạn lớn”, có thể định hướng
và giúp các em vượt qua những khó khăn của tuổi mới lớn. Giáo viên phải
làm cho học sinh của mình tin tưởng, các em cảm thấy an tòan khi bày tỏ
những suy nghĩ, hành động của mình – Lúc này điều quan trọng là giáo viên
không được phê phán, phán xét các việc làm sai trái hoặc chưa đúng của các
em mà hãy đặt mình vào vị trí của các em để đề ra các cách thức xử lý cho tốt
nhất.

Khỏanh cách giữa giáo viên và học sinh là trở ngại lớn cho việc giáo
dục học sinh, học sinh không dám tâm sự suy nghĩ của mình với giáo viên vì
sợ bị mắng, bị mang ra giữa lớp làm trò cười. Các em không dám tố cáo
những hành vi bạo lực của bạn vì sợ người lớn không giải quyết được vấn đề
của các em, mà có thể làm trầm trọng thêm, các em sợ bị bạn trả thù, bị “tẩy
chay” vì dám “ mec” giáo viên . Để xóa bỏ khoảng cách này, giáo viên phải
là người chủ động. Giáo viên phải trân trọng các em, phải giữ bí mật cho các
em, đồng thời khuyến khích học sinh học tập, hướng dẫn các em biết tự kiềm
chế trong các tình huống không mong muốn vì bất cứ tình huống xấu nào
cũng có thể xảy ra bạo lực học đường.
Tuy nhiên, không phải học sinh nào cũng chia sẻ “ nỗi niềm” với giáo
viên. Thực tế, các em còn nhút nhát, e dè….không dám trực tiếp nói chuyện
với giáo viên. Giáo viên có thể tạo điều kiện cho các em giao tiếp với mình
bằng cách gián tiếp như qua bạn bè, viết thư… và đặc biệt ngày nay em nào
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 21
Trường THCS Bình Đa
cũng thích tiếp cận qua thư điện tử. Giáo viên cho học sinh địa chỉ email và
cùng “ chát” với các em – Chúng tôi đã thực hiện phương pháp này đã 3 năm
và có hiệu quả. Thật bất ngờ khi đối tượng chia sẻ thông tin trong thư điện tử
phần lớn không phải các em học sinh được đánh giá là ngoan, hiền, học giỏi
mà lại là những em có “ hoàn cảnh”: Những học sinh tương đối nghịch cũng
tâm sự được nguyên nhân “ gây án” và nhận lỗi về mình. Có những học sinh
thường ngày trong lớp thì “ Im hơi lặng tiếng” nhưng lại có nhiều nỗi niềm để
tâm sự cùng giáo viên. Nhiều hành vi “ Bạo lực…” của bạn cũng được các em
phản ánh. Có thể đó còn là tiếng kêu cứu cho bạn mình: Cô ơi ! Cứu bạn ấy
với ! Cô đổi chỗ cho bạn ấy đi ! Để bạn ấy ngồi như vậy ngày nào cũng bị bạn
ngồi bên cạnh đánh mà bạn ấy không dám nói với cô .Cô cũng đừng nói em
méc nhé.Nếu không em bị xử đấy! Từ những lời tâm sự đó, người giáo viên
chủ nhiệm biết phải là gì để xây dựng tinh thần đoàn kết cho các em. Thậm
chí có một số phụ huynh học sinh cũng tham trao đổi với giáo viên về cách

giáo dục con em của họ. Bởi lứa tuổi học sinh THCS tâm sinh lý chưa ổn định
mà học sinh từ mẫu giáo vẫn thường nói rằng: “Cô con bảo như vậy” .
Xây dựng môi trường thân thiện với học sinh nói thì dễ nhưng làm được
mới khó. Mỗi giáo viên chủ nhiệm cần linh động và sáng tạo trong cách giáo
dục của mình đừng biến giờ sinh hoạt thành giờ “xử án”. Chúng tôi tranh thủ
giáo dục các em hàng ngày vào 15 phút đầu giờ, những em nào có lỗi ngày
hôm trước đều được hỏi nguyên nhân và cho thời gian sửa chữa, giờ sinh hoạt
sẽ cho các em bộc lộ tài năng của bản thân mình là chủ yếu. Giáo viên lắng
nghe học sinh, dành thời gian để giáo dục giới tính. Hay những tiết ngoài giờ
lên lớp ngoài phần cứng của chương trình nên tìm các trò chơi phù hợp với
chủ đề như ô chữ, câu đố để các em được chơi chứ đừng cứng nhắc, gò bó các
em. Hãy là “ người bạn lớn” đồng hành cùng học sinh
Trước nạn bạo lực học đường đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, tác
giả Melissa Kelly đã gợi ý trên trang About.com về 10 biện pháp mà các giáo
viên có thể áp dụng để góp phần ngăn chặn thực trạng này.
1. Đảm nhận trách nhiệm cả ở trong và ngoài lớp mình chủ nhiệm
2. Đừng để định kiến xảy ra trong lớp học
3. Lắng nghe
4. Tham gia vào các tổ chức chống bạo lực của sinh viên
5. Tập nhận biết về các dấu hiệu nguy hiểm
Có rất nhiều dấu hiệu cảnh báo trước khi xảy ra một vụ bạo lực
nào đó. Chẳng hạn như:
- Đột nhiên mất hứng thú
- Bị ám ảnh bởi các game bạo lực
- Chán nản và thay đổi tính tình
- Viết văn thể hiện sự tuyệt vọng và cô lập
- Thiếu các kỹ năng kiểm soát sự tức giận
- Nói về cái chết hoặc mang vũ khí đến trường
- Bạo lực với động vật
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 22

Trường THCS Bình Đa
Một nghiên cứu dựa trên những cá nhân từng gây bạo lực học đường
cho thấy ở họ có cả chán nản và xu hướng tự sát. Sự kết hợp của hai yếu tố
này có thể có những ảnh hưởng khủng khiếp.
6.Thảo luận với học sinh về ngăn chặn bạo lực
7. Khuyến khích học sinh nói về bạo lực
8. Dạy các kỹ năng kiểm soát sự giận dữ và giải quyết xung đột
9. Liên lạc với phụ huynh
10. Tham gia vào các sáng kiến trường học
* Khảo sát thực tế: Học sinh Trường THCS Bình Đa
CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM VỀ BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG
Câu 1. Theo em bạo lực học đường xảy ra nguyên nhân là do đâu ?
a. Do thiếu kĩ năng sống nên không làm chủ được hoàn cảnh khi có bạn gây
xích mích với mình.
b. Do gia đình chưa quan tâm giáo dục học sinh đến nơi, đến chốn.
c. Do thích thể hiện bản thân của tuổi mới lớn và ảnh hưởng từ việc chơi
game.
d. Cả a,b,c đều đúng.
* Ý kiến khác của bản thân:
Câu 2. Em nghĩ gì về hiện tượng bạo lực học đường đang diễn ra?
a. Đó là hành vi xấu làm ảnh hưởng đến truyền thống tốt đẹp của người
Việt Nam.
b. Đối với nữ sinh làm xấu đi hình ảnh của người con gái duyên dáng,
thướt tha.
c. Đó chỉ là một hiện tượng bình thường từ xưa đến nay.
d. Cả a,b,c đều đúng.
*Ý kiến khác của bản
thân:
Câu 3. Em có suy nghĩ gì về việc dùng máy quay cảnh các bạn đánh nhau rồi
tung lên mạng?

a. Đó là hành vi chứng tỏ bản thân mình sành điệu, theo kịp thời đại.
b. Đó là hành vi mà gia đình nhà trường và xã hội cần phối hợp để đẩy
lùi.
* Ý kiến khác của bản
thân:
Câu 4. Khi chứng kiến bạn khác ở trường bị bắt nạt hoặc khi bị bắt nạt, em sẽ
làm gì?
a.Thuyết phục và can ngăn.
b. Báo ngay với giáo viên, giám thị .
c. Mặc kệ vì sợ trở thành kẻ mách lẻo và bị vạ lây .
d. Tự giải quyết
*Ý kiến khác của bản
thân:
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 23
Trường THCS Bình Đa
Câu 5. Khi gặp khó khăn trong cuộc sống, em thường trao đổi với ai để tìm ra
hướng giải quyết?
a.Với bố mẹ hoặc người thân trong gia đình.
b.Không nói với ai mà tự mình đối phó.
c.Với thầy cô giáo.
d. Trao đổi với bạn
Câu 6. Những việc làm nào sau đây sẽ giảm được bạo lực học đường?
a. Giáo dục kỹ năng sống như ứng xử giữa mọi người với nhau và xử lý
các tình huống khó khăn.
b. Tổ chức giao lưu rộng rãi giữa các lớp, các trường, các tổ chức, đoàn
thể.
c. Tổ chức các trò chơi “đóng kịch” về tình huống bày thể hiện lòng yêu
thương và sự tôn trọng nhau.
d. Cả ba ý kiến trên đều đúng.
Câu 7. Em thích học môn gì nhất ? Vì sao?


Câu 8. Em không thích học môn nào? Vì sao?

Câu 9. Theo em, các môn học nào có ưu điểm nổi trội để rèn đạo đức, lối ứng
xử vị tha, thương yêu đồng loại?
a.Các môn khoa học tự nhiên
b.Các môn khoa học xã hội.
c. Cả a,b đều đúng
d.Cả a,b đều sai
Câu 10. Theo em, tìm hiểu giới tính trong lứa tuổi học sinh THCS có sớm hay
không? Vì sao ?

Câu 11. Những mâu thuẫn nào sau đây dẫn đến bạo lực học đường?
a. Nhìn đểu nhau, ghen tuông vớ vẩn.
b.Không cho nhau “cóp” bài khi kiểm tra.
c.Khi chơi ở sân trường vô tình giẫm vào chân nhau.
d.Tất cả các ý trên.
Câu 12. Em sẽ sử sự như thế nào khi gặp những mâu thuẫn ở tình huống a,b,c
ở câu 11?
a. Giải thích để bạn hiểu. b.Xin lỗi bạn.
c.Cả a và b đều đúng. d. Kệ muốn đến đâu thì đến.
Câu 13. Em có suy nghĩ gì khi chuyện chỉ “nhỏ như con thỏ” ở câu 11 ấy, mà
lại rủ bạn đến đánh “hội đồng” cho hả dạ : túm tóc, đấm đá vào mặt, giật áo,
đạp vào đầu bạn, dùng cả lưỡi lam để hăm doạ bạn?
………………………………………………………………………………
Câu 14. Khi gặp chuyện rắc rối của cơ thể đang trong quá trình dậy thì em sẽ
làm gì?
a. Hỏi bố mẹ ,thầy cô giáo hoặc người thân thiết.
b.Tự tìm đọc thông tin có liên quan trên mạng.
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 24

Trường THCS Bình Đa
c.Lo lắng ăn ngủ không yên.
d.Cả a và b đều đúng.
Câu 15. Khi thấy một bạn nào đó đến trường mà đem theo hung khí, em sẽ
làm gì?

Câu 16. Những vụ bạo lực trong nhà trường thường xảy ra ở những học sinh
nào ?
a.Nhóm học sinh cá biệt , gia đình không hạnh phúc.
b.Không phải là HS cá biệt, không phải là nam sinh mà lại chính là cán
bộ lớp, là những nữ sinh trong độ tuổi còn rất nhỏ và có sức học khá.
c.Cả a và b đều đúng.
Câu 17. Ước mơ của em được học tập trong môi trường như thế nào?

Câu 18. Những việc làm của bố mẹ em trước tình trạng bạo lực học đường
đang diễn ra?
a.Thường xuyên hỏi han em việc học tập ở trường .
b.Dạy em không được vô cảm với bạo lực biết phản ứng khi bạn gặp
nạn.
c.Dạy cho em kỹ năng giao tiếp và hoà đồng với bạn bè.
d.Tất cả các ý nêu trên.
Câu 19. Em phải rèn luyện kĩ năng sống như thế nào để tránh bạo lực học
đường?
a. Rèn kĩ năng giao tiếp: hạn chế những câu nói không hay gây mất
lòng bạn bè.
b. Rèn luyện kỹ năng ứng xử để có những hành động thấu tình đạt lý,
đạt tới giá trị nhân văn cao nhất.
c. Rèn luyện kỹ năng kiềm chế cảm xúc để tránh những hành động
bộc phát,biết sống bao dung độ lượng với mọi người.
d. Tất cả các kĩ năng trên.

Câu 20. Theo em làm thế nào để hạn chế và ngăn chặn tình trạng bạo lực học
đường?
a.Có một sân chơi phù hợp cho học sinh các cấp để xây dựng tinh thần
đoàn kết.
b.Khi chiếu những cảnh bạo lực trên ti vi thì phải có những cảnh báo
không cho trẻ em xem.
c.Cần có đội ngũ tư vấn học đường để góp phần giảm bạo lực trong
trường học.
d.Tất cả những ý trên.
*Ý kiến khác của bản thân:

Qua những câu hỏi trắc nghiệm trên, chúng tôi photo và chỉ phát cho
mỗi lớp 10 tờ để các em thảo luận theo nhóm, một nhóm từ 4 đến 5 em . Theo
quan sát của chúng tôi và sự phản ánh lại của giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Học sinh rất hứng thú về những câu hỏi này, phương án các em chọn đã chứng
Chuyên đề: Bạo lực học đường: Thực trạng – Nguyên nhân và giải pháp 25

×