Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

Luận văn Hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (236.75 KB, 55 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nói đến thơ ca xứ Thanh người ta không thể nhớ đến một cái tên quen
thuộc “Văn Đắc”. Văn Đắc là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu trong
làng thơ xứ Thanh nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Từng câu thơ của
Văn Đắc đi vào lòng người như một dòng suối chảy về nguồn. Người ta có thể
cảm nhận được sự dịu êm, tinh khiết, trong trẻo và có khi dữ dội, xối xiết trong
mỗi dòng thơ, bài thơ và những tập thơ của ông.
Qua mỗi bài thơ chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp, quê hương đất
nước, tâm hồn, tình cảm mà Văn Đắc dành cho xứ Thanh. Ông viết về xứ Thanh
nhưng người đọc lại cảm nhận được một đất nước Việt Nam thu nhỏ trong lòng
Thanh Hóa. Mỗi bài thơ là một cung bậc cảm xúc của Văn Đắc chạy dọc theo thời
gian từ thời chiến đến thời bình, từ “một thời trai trẻ” đến khi ông về già. Xứ
Thanh được hiện lên qua các cảnh sắc thiên nhiên, qua những con đường bị bom
đạn cày sới, những dòng sông êm đềm và dữ dội tất cả đều có ở thơ Văn Đắc.
Không chỉ cảnh sắc quê hương, mà ông còn viết lại sự cần cù lao động, tình yêu
quê hương, tình thương giàu lòng nhân ái của con người Xứ Thanh.
Nghiên cứu về thơ Văn Đắc là nghiên cứu về cả một cuộc đời của tâm hồn
thơ ông. Công trình nghiên cứu này nhằm góp phần cho việc hỗ trợ giảng dạy
chương trình địa phương Thanh Hóa. Đây sẽ là nguồn tài liệu phong phú để
phục vụ cho việc dạy học.
Từ những lí do trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu về “ Hình tượng nhân
vật trữ tình trong thơ Văn Đắc” để góp phần làm nổi bật cho làn thơ ca Xứ
Thanh, hiểu được vẻ đẹp của Xứ Thanh qua tâm hồn thơ Văn Đắc.
2. Lịch sử vấn đề
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về thơ Văn Đắc như: Phan Diễm
Phương, Thơ Văn Đắc, Nxb Thah niên,1994; Mạnh Lê, Đọc tập thơ tình “ Lời
cho em” của Văn Đắc, Nxb Thanh Hóa, 2003; Mạnh Lê, Thơ Văn Đắc ở tuổi
1
1
“muộn mằn”, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh, 1991; Từ Nguyên Tĩnh: Văn Đắc đi


tìm tên gọi của mình, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh,1997; Nguyên Minh Khiêm;
Văn Đắc và nghệ thuật “găm thơ” vào người đọc, Tạp chí văn nghệ xứ Thanh,
2009.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi nhằm mục đích sau:
Thứ nhất góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc
Thứ hai: Thông qua đề tài này chúng ta nhận diện gương mặt tiêu biểu thơ
Xứ Thanh và quan niệm trữ tình của thơ Văn Đắc
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi tiến hành nghiên nhân vật trữ tình trong thơ Văn
Đắc đặc biệt trên các phương diện: Quê hương, tình yêu và trăn trở cuộc sống
qua 7 tập thơ tiêu biểu: Hai triền sông, Biển xanh, Muộn mằn. Đi tìm thời trai
trẻ, Trái tim dọc đường, Lời cho em, Trăm tình và chương trình văn học địa
phương Thanh Hóa ở THCS, THPT.
5. Phương pháp nghiên cứu
Thực thiện đề tài này chúng tôi tiến hành sử dụng một số phương pháp
khoa học chính sau;
- Khảo sát, thống kê, phân tích.
- Điều tra lấy ý kiến.
- So sánh, giải thích, chứng minh.
6. Đóng góp của đề tài
Góp phần làm rõ hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc qua đó
thấy được vẻ đẹp thiên nhiên và con người xứ Thanh qua một gương mặt thơ
tiêu biểu.
Đề tài cũng góp phần nhận diện một gương mặt thơ xứ Thanh. Đề tài này sẽ
trở thành nguồn tư liệu cho chương trình giảng dạy văn học địa phương sau này
cho sinh viên ngành sư phạm của tỉnh nhà.
2
2
NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CUỘC ĐỜI, SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA NHÀ THƠ
VĂN ĐẮC
1. Cuộc đời
Văn Đắc nhà thơ, nhà văn Việt Nam và là cây bút tiêu biểu của xứ Thanh.
Văn Đắc tên khai sinh là Nguyễn Tiến Tới. Sinh ngày 20/11/1942 tại làng
Triều nay là xã Quảng Trường –thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa. Hiện nay
thường trú tại tỉnh Thanh Hóa.
Vùng biển Sầm Sơn đầy sóng và gió đã ảnh hưởng không nhỏ đến tâm hồn
nhà thơ. Sầm Sơn nơi sinh ra và nuôi dưỡng tâm hồn lãng mạn nhưng mạnh mẽ,
dứt khoát, hồn hậu, giàu tình yêu thương đối với thiên nhiên và con người. Hơn
nữa Thanh Hóa lại là mảnh đất anh hùng đã góp công lớn trong hai cuộc kháng
chiến trường kì của dân tộc. Nơi đây đã trở thành nguồn thi liệu quan trọng để
Văn Đắc sáng tác các tập thơ, trường ca và kịch cùng một số thể loại văn học,
bút kí.
2. Sự nghiệp
Văn Đắc tốt nghiệp trường Đại học Sư phạm Vinh năm 1996. Sau đó trở
thành thầy giáo cấp 3 rồi giảng viên trường Cao đẳng Sư phạm bồi dưỡng cho
nhiều lớp học sinh giỏi của tỉnh. Văn Đắc thử bút với nhiều thể loại như thơ,
trường ca, kịch, bút kí, phê bình và đã đạt đươc những thành công nhất định ở
mọi thể loại tuy nhiên Văn Đắc vẫn được công chúng biết đến nhiều nhất gặt hái
được nhiều thành công hơn cả đó là thể loại thi ca. Ở đề tàin ày chúng tôi nghiên
cứu ông với vị trí là một nhà thơ. Văn Đắc thơ từ sớm nhưng ông thực sự được
bạn đọc rộng rãi trong cả nước biết đến trong cuộc thi thơ của tuần báo văn nghệ
(1969 – 1979) với chùm thơ: “Làng sơ tán” và “Dòng sông trong đêm”.
Sau giải thưởng Văn Đắc tham gia dự khóa bồi dưỡng viết văn Nguyễn Du
(1974). Đến năm 1979 Văn Đắc quyết định “xếp giáo án” về công tác ở Hội văn
học nghệ thuật Thanh Hóa và đi theo sự nghiệp sáng tác thơ văn.
3
3
Từ năm 1973 đến nay Văn Đắc liên tiếp cho ra đời hàng loạt tác phẩm thơ

văn:
1. Hai triền sông (Tập thơ)
2. Biển xanh (Tập thơ)
3. Muộn mằn (Tập thơ)
4. Đi tìm thời trẻ trai (Tập thơ)
5. Trái tim dọc đường (Tập thơ
6. Lời cho em (Tập thơ)
7. Trăm tình (Tập thơ)
8. Khúc hát từ nguồn nước (Trường ca)
9. Dòng sông và thành phố (Trường ca)
10. Trường ca thành Tây Đô (Trường ca)
11. Tôi nói, tôi người Thanh Hóa
12. Lê Hoàn (Kịch thơ)
13. Lời tâm huyết (Kich thơ)
14. Ngai vàng rung chuyển (Kich thơ)
Ngoài ra còn có các bài viết bình luận văn học, bút ký in trên các báo trung
ương và địa phương. Văn Đắc đã đạt nhiều giải thưởng đáng trân trọng. Giải thơ
báo văn nghệ - Hội Nhà văn Việt Nam 1969 – 1970 với bài “Làng sơ tán”
1. Giải thưởng 5 năm của UBND tỉnh Thanh Hóa 1991 – 1995 với tập
“Muộn mằn”, 2000 – 2005 cho: “Trường ca thành Tây Đô”
2. Giải thưởng Lê Thánh Tông của Hội văn nghệ Thạnh Hóa cho các tập:
Muộn mằn, Đi tìm thời trẻ trai, Trái tim dọc đường và Trường ca thành Tây Đô.
Văn Đắc sáng tác từ khá sớm và là cây bút viết khỏe. Văn Đắc cho ra đời
nhiều tác phẩm có giá trị. Ông làm thơ từ thời sinh viên có bài đăng trên báo văn
nghệ khi đang còn ngồi trên ghế nhà trường. Từ ngày cả nước đánh Mĩ, Văn Đắc
đã hòa giọng thơ mình vào trong tiếng thơ dân tộc. Văn Đắc đã tiếp nối giọng
thơ Thanh Hóa từ thời kháng chiến chống Pháp như: Trần Mai Ninh, Hồng
4
4
Nguyên, Hữu Loan, Thơ Văn Đắc mạnh mẽ, ngang tàn, phóng túng, guốc, giàu

chất hiện thực và hào sảng chất sử thi.
Ở giai đoạn sau thơ Văn Đắc đi sâu vào hướng nội, cảm cái riêng tư ngẫm
nghĩ về than phận con người. Văn Đắc cập nhật cuộc sống xã hội.
Nhà thơ luôn ý thức được nghề nghiệp của mình chính bởi vậy ông luôn
tiếp thu cái tinh hoa trong kho tàng tục ngữ ca dao từ truyền thống, các nhân vật
lịch sử với sự đổi mới trong thơ hiện đại để làm mới thơ của riêng mình. Thơ
của Văn Đắc bởi vậy không mai một, dậm chân tại chỗ dù đó là ngòi bút của
người có tuổi, thơ ông luôn có tính mới trong mọi thời đại. Những chùm thơ gần
đây đã có sự đổi mới về cách viết: nhịp điệu, câu chữ. Cách xuống dòng không
còn gò bó theo thể loại mà theo mạch tư duy theo ý đồ nội dung cần diễn đạt
luôn đi tới tận cùng cái bản ngã con người.
Văn Đắc đã góp phần làm giàu cho kho tàng văn học xứ Thanh, đưa văn
học xứ Thanh đến với đông đủ bạn bè trên cả nước. Văn Đắc đã tạo được giọng
thơ mới trên tao đàn thi ca dân tộc, một phong cách rất riêng, rất Văn Đắc mà
không thể lẫn vào ai được. Giọng thơ ấy mang đậm sự mộc mạc, tao nhã nhưng
rất đỗi thiết tha, sâu lắng và nó chân thành như chính trái tim gân guốc của
người xứ Thanh quê ta vậy!
CHƯƠNG 2 HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT TRỮ TÌNH TRONG THƠ
VĂN ĐẮC
2.1 Tình yêu xứ Thanh tha thiết
2.1.1 Quê hương trong dòng chảy thời gian
Quê hương đất nước và con người luôn là đề tài muôn thuở gần gũi và quen
thuộc đối với mỗi nhà văn, nhà thơ. Từ văn học trung đại, từ thơ cổ cho đến thơ
mới quê hương và con người đã trở thành những hình ảnh khó phai trong các tác
phẩm của các nhà văn, nhà thơ.
5
5
Trong văn học dân gian hình ảnh quê hương đất nước in dấu đậm đà nhất là
trong hình thức ca dao, dân ca. Đọc ca dao dân ca ta cảm thấy tâm hồn như hòa
cùng hình bóng của dân tộc. Với nhân dân quê hương là nơi chôn rau cắt rốn, là

quê cha đất mẹ, là cái nôi thân thiết yêu thương, quê hương là những gì rất bình
dị như: mái nhà, cây đa, giếng nước Đất nước, quê hương trong ca dao, dân ca
thể hiện tình cảm yêu thương và niềm tự hào dân tộc của nhân dân ta biết bao
đời nay.
Quê hương đất nước con người là nguồn thơ không bao giờ vơi cạn trong
văn học nước ta. Nó xuyên suốt và là nguồn cảm hứng chủ đạo trong mạch
nguồn thơ của dân tộc. Quê hương, đất nước được tái hiện cụ thể, chân thực và
sinh động qua mỗi trang thơ của dân tộc, đó là hình ảnh đất nước trong ca dao.
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm lộn cổ xuống ao ”
Là hào khí oai hùng khi “Nam quốc sơn hà” được vang lên, là lòng tự hào
dân tộc khi Nguyễn Trãi viết Truyện Kiều, tất cả đã tạo nên một hình tượng rộng
lớn và sâu bền nhất của văn học Việt Nam qua mọi thời kì lịch sử. Hình tượng
quê hương đất nước trong thơ trung đại mà tiêu biểu như trong thơ Nguyễn Trãi
thì quê hương chính là nơi xuất phát của những tình cảm cao đẹp, thiết tha, lắng
đọng đồng thời cũng rất bình dị, mộc mạc. Tình yêu quê hương đó còn thể hiện
ở những trăn trở, khát vọng làm điều gì đó cho quê hương. Trong chùm thơ
Nguyễn Khuyến hình ảnh quê hương làng quê Việt Nam, con người Việt Nam
hiện lên với tất cả những gì bình dị mà cao quý nhất. Thơ ca là sự phản ánh cuộc
sống của con người khi dòng chảy lịch sử thay đổi thơ ca cũng có sự chuyển
biến như để thích nghi, để sống, phát triển và lại soi chiếu những gì tinh túy nhất
từ cuộc sống. Đến thời kì hiện đại đầu TK XX trở đi, thơ ca cũng có nhiều sự
thay đổi, cách nhìn nhận khác nhau về tình yêu quê hương, nó không còn chịu
sự ảnh hưởng nặng nề gò bó của thơ cổ, sự ước lệ tượng trưng về quê hương con
người mang dáng vẻ của phương Bắc nữa. Giờ đây với sự tự do và tâm hồn vượt
ra khỏi mọi khuôn phép, lề lối của thi pháp văn học trung đại, quê hương Việt
6
6
Nam hiện lên với đầy đủ những gì theo đúng nghĩa gần gũi và chân thật nhất. đó
là quê hương thân yêu với vẻ đẹp của thiên nhiên tràn đầy nhựa sống trước cặp

mắt “xanh non” “biếc rờn” của thi sĩ Xuân Diệu.
Đó là nắng và gió, là mái nhà tranh đơn sơ, gần gũi, lung linh sắc màu
trong thơ Hàn Mặc Tử là bức tranh núi rừng Việt Bắc chan hòa màu sắc, đường
nét, ánh sáng, âm thanh của Tổ Hữu là “Khi tổ quốc bốn bể lên tiếng hát” của
Chế Lan Viên Tất cả đó là tiếng lồng của nhà thơ được thể hiện qua những
câu thơ, trang thơ.
Đến với trang thơ địa phương, thơ xứ Thanh không thể không kể đến
những sáng tác và những đóng góp của nhà thơ Văn Đắc cho sự nghiệp thơ ca
chung của đất nước, của dân tộc. Những vần thơ của ông chan chứa tình cảm,
tình yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người xứ Thanh. Thơ ông giản dị mà
hàm xúc, bộc lộ nhiều cung bậc cảm xúc và những suy tư, trăn trở về cuộc đời,
luôn hướng về tổ quốc, quê hương.
2.1.2 Quê hương như là máu thịt của đời
2.1.2.1. Tình yêu cảnh sắc thiên nhiên quê hương
Trịnh Ngọc Dự trong bài đăng báo văn nghệ số 32 ngày 11 tháng 8 năm
2007 đã từng có nhận xét về hồn thơ Văn Đắc: “Từ những ngày cả nước đánh
Mỹ, Văn Đắc đã hòa giọng thơ của mình vào tiếng thơ chung, tiếp nối giọng thơ
Thanh Hóa từ thời kháng chiến chống Pháp như Trần Mai Ninh, Hồng Nguyên,
Hữu Loan mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng, gân guốc, giàu chất liệu hiện
thực đời sống, hào sảng chất sử thi. Anh viết khỏe, liên tục cho ra mắt các tập
thơ. Ở giai đoạn sau, thơ anh đi sâu vào hướng nội, cảm cái tư riêng, ngẫm nghĩ
thân phận con người. Anh cập nhật cuộc sống với những biến đổi, thăng trầm
của lịch sử, đời sống xã hội ”.
Văn Đắc với tâm hồn giàu cảm xúc, nhạy cảm trước mọi sự thay đổi của
cuộc sống, thơ Văn Đắc thể hiện rõ tâm hồn và khí chất của người Thanh Hóa
dù bài thơ đó viết ở đâu và về đề tài nào. Cái tôi trong thơ Văn Đắc được thể
hiện rõ rệt và đậm nét, đọc hầu hết các bài thơ của ông ta dễ nhận ra điều này, có
7
7
khi nhà thơ trực tiếp thể hiện cảm xúc của mình, có khi lại gián tiếp thể hiện qua

nhân vật trữ tình dấu tên.
Cho đến nay nhà thơ Văn Đắc đã cho ra đời nhiều tập thơ và nhiều tập
trường ca cũng như kịch thơ. Ông đã có nhiều đóng góp cho tiếng thơ của Thanh
Hóa cũng như tiếng thơ của đất nước. Đọc thơ Văn Đắc ta luôn thấy hình bóng
quê hương hiện lên trên từng câu thơ, từng trang thơ ông. Trước hết ta thấy thiên
nhiên quê hương đất nước được tác giả miêu tả, cảm nhận với tất cả những gì
hiện thực mà sinh động, giản dị mà sâu lắng nhất. Từ nhan đề của những bài thơ
chúng ta đã cảm nhận được cái tình cảm của nhà thơ với quê hương, tình yêu với
thiên nhiên, cảnh sắc: Bài thơ quê hương, Tiếng chim trong mưa, Tiếng sáo
miệng, Cây gạo già, Hướng đất, Hạt gạo mảnh bom, Đám cháy và con đường,
Dòng sông trong đêm, Đồng cỏ cảnh sắc thiên nhiên trong thơ Văn Đắc không
phải là cái gì đó xa lạ mà là tất cả những gì gần gũi, hiện thực nhất trong cuộc
sống dưới con mắt và tâm hồn nhạy cảm và giàu cảm xúc của nhà thơ, nó hiện
lên cụ thể, tỉ mỉ mà độc giả có thể dễ dàng tưởng tượng ra nhất:
“Tôi đi trong những đường hào
Ngước nhìn lên
Những chiếc mo cau mang hình lưỡi mác
Những con thuyền bay ra khơi
Nắng mọc ùn lên cát bể
Những lùm tre lung lay”
(Bài thơ Quê hương)
“Không biết ai trồng hay cây lớn tự nhiên
Chỉ biết tháng ba cây gọi đàn sáo đến
Bóng cây trùm lên nhiều kỉ niệm
Cây đứng bên sông không tính tuổi riêng mình”
(Cây gạo già)
Văn Đắc - nhà thơ của xứ Thanh, dù ở thời điểm nào, đi tới vùng đất nào
ông cũng có những bài thơ viết về cảnh sắc thiên nhiên, viết về niềm tự hào quê
8
8

hương, tự hào dân tộc. Theo dọc dòng thời gian từ kháng chiến chống Mỹ cho tới
nay, độc giả quan tâm đến thơ Văn Đắc chắc hẳn sẽ không thể quên được những
vần thơ rất thật, những hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét của thiên nhiên
như hòa quyện vào trong những trang thơ để tạo nên những gì đó rất gần gũi, thân
thuộc mà cũng thật nhiều ý nghĩa. Cảnh sắc thiên nhiên của đất nước cũng là một
chủ đề muôn thuở của các nhà thơ. Với nhà thơ Văn Đắc, một tâm hồn nhẹ nhàng,
“hồn nhiên” (theo Nguyễn Ngọc Liễn) và là nhà thơ có thể nói là đi nhiều nơi
theo dọc chiều dài chữ S của đất nước, mỗi lần dừng chân nhà thơ lại cho ra đời
những bài thơ ca ngợi cảnh sắc thiên nhiên nơi đó: “Bài thơ quê hương” - Sầm
Sơn 6/1965, “Hướng đất” - Miền núi Vĩnh Lộc năm 1971, “Hạt gạo mảnh bom” -
Đường bò lăn Như Xuân tháng 2/1972, “Đồng cỏ” - Sông Hiếu Nghệ An tháng
4/1979, “Vườn chôm chôm” - Long Khánh mùa hè năm 1975.
Tình yêu cảnh sắc thiên nhiên quê hương của nhà thơ thật nồng nàn, những
chuyến đi tới những vùng miền khác nhau trong tỉnh Thanh cũng như ở các
vùng miền ngoài tỉnh nhà thơ đều viết về cảnh sắc thiên nhiên và con người.
Một người suốt đời đi tìm cái đẹp, đi tìm ý nghĩa cuộc sống và ái đẹp của nhà
thơ đó thật gần gũi, chân thực mà sâu sắc, in đậm tình quê, đó là những khung
cảnh cuộc sống trong con mắt của một người yêu đời, lạc quan và hơn hết đó là
tình yêu quê hương, tình yêu tổ quốc.
2.1.2.2 Tình yêu với con người của quê hương
Là một người đi nhiều, viết nhiều và sống nhiều với mọi người dân quê
theo khắp chặng đường của lịch sử cũng như chiều dài của tổ quốc, nhà thơ Văn
Đắc có nhiều dịp để tìm hiểu về cuộc sống, cảnh sắc thiên nhiên và con người ở
mỗi vùng miền mà ông đã từng đi qua. Trong những vần thơ, trang thơ ông viết
đều thấm đượm tình quê, tình cảm với thiên nhiên, niềm gắn bó với người dân:
“Mẹ luyện cát vôi nứt máu bàn tay
Cây bưởi ra hoa, cây mơ kết trái
Niềm vui bà cháu sớm chiều
Con biết ai chẳng đau”
9

9
(Làng sơ tán)
Đó là tình cảm xót thương, lòng đồng cảm và sự đau đớn của tác giả trước
sự gian nan, chịu đựng, sự chịu thương chịu khó của con người trong chiến
tranh. Không chỉ đồng cảm và xót thương cho sự vất vả gian nan của con người
trong chiến tranh mà những vần thơ của ông còn hướng tới những sự thật đau
buồn của những người lỡ bước xa cơ, nghiện ngập, mê tín dị đoan (trong bài thơ
“Một sự thật ở Sài Gòn 1975”) đó là tiếng thơ lên tiếng về hiện thực của con
người, là tiếng cười có gì đó thấm đượm nỗi xót xa cho những cảnh đời như thế,
là tiếng cười mang nhiều ý nghĩa tích cực, mong muốn con người sống tốt hơn
và hạnh phúc hơn, điều này thể hiện tình cảm rất lớn của nhà thơ với tất cả mọi
người trên mọi nẻo đường quê hương.
Con người trong thơ Văn Đắc hiện lên trong lao động, hiện lên trong cuộc
sống bình dị, là những người rất bình thường, chất phác, chịu thương chịu khó
và luôn hiện lên với tất cả niềm tin, niềm lạc quan yêu đời, yêu cuộc sống.
2.1.3 Quê hương miền sâu thẳm của con tim
2.1.3.1 Quê hương luôn hiện hữu trong tâm tưởng
Mỗi nhà thơ, nhà văn đều có sự yêu thương cảm nhận về quê hương với
một hình thức riêng, quê hương của mỗi người luôn hiện hữu trong tâm tưởng,
trong suy nghĩ, trong cả cuộc sống. Văn Đắc nhà thơ xứ Thanh, trải qua dòng
đời đầy khó khăn, lặn lội, ông lại vẫn trở về với quê hương xứ Thanh - nơi tập
cho ông những bước đi, cho ông những ước mơ và vì thế quê hương đã đi vào
trong những dòng thơ vừa nhẹ nhàng, vừa du dương mà chứa đựng đầy xúc cảm.
Mỗi bài thơ của ông viết ra rất đa dạng và phong phú về nỗi nhớ, quê
hương như hiện ra trong từng trang sách của ông. Cuộc đời của Văn Đắc cũng
để lại nỗi nhớ. Bốn tuổi Văn Đắc đã ngồi một đầu trên đôi gánh chạy giặc. Văn
Đắc sinh ra ở nơi mà mỗi buổi:
“Con nước thủy triều đang tập nói
Sóng biển bên nhà nghe vỗ tay”
10

10
Rồi từ cửa sông anh ngược theo triền sông lên tới ngọn nguồn. Xứ Thanh
lắm sông nhiều núi, dường như vùng đất này cũng có một con sông chảy. Nhà
thơ gắn bó với sông nước quê hương, hồn thơ xao động tiếng sóng, tiếng gió.
Thơ của Văn Đắc là sự trải nghiệm của một người, gắn bó và vì thế trở thành
niềm tự hào không thể phai nhạt, quả vậy thơ của ông hiện lên rất nhiều địa
danh từ đền Hùng - Phú Thọ đến Huế, Phan Thiết, Sài Gòn, ở địa danh nào cũng
hằn lên, cồn cào một nỗi nhớ. Có một nhà nghiên cứu văn học khi thảo luận về
thơ Văn Đắc đã khẳng định: “Viết về Văn Đắc là viết về một chặng đường lịch
sử thi ca xứ Thanh từ giai đoạn chống Mỹ cứu nước đến bây giờ”.
Quê hương hiện lên trong thơ Văn Đắc không phải là điều gì đó quá xa xôi
mà đơn thuần đó chỉ là những gì quen thuộc, một nỗi nhớ của bao nỗi nhớ. Bài
thơ “Quê hương” được sáng tạo vào tháng 6/1965 thể hiện cho một vẻ đẹp của
quê hương mà Văn Đắc sinh ra và lớn lên - Sầm Sơn. Văn Đắc cảm nhận quê
hương của mình đẹp ngay cả khi ngắm nhìn những chiếc mo cau mang hình lưỡi
mác, những con thuyền bay ra khơi, cái nắng chói chang rọi vào cát bể, những
lùm tre tất cả nhẹ nhàng như thế và đâu đó có bóng hình của người con gái, hay
nụ cười tươi rạng rỡ của những con người nơi đây. Quê hương hiện lên trong thơ
Văn Đắc chỉ đơn thuần thế thoi, nhưng sao đọc thơ ông lên ta bồi hồi, nhớ
nhung, có lẽ nó đã gắn chặt trong từng suy nghĩ của mỗi người đọc thơ.
“Quê hương là gì hở mẹ, mà cô giáo dạy phải yêu, quê hương là gì hở mẹ,
ai đi xa cũng nhớ nhiều” (Đỗ Trung Quân).
Cùng với thời gian chúng ta dần hiểu rằng quê hương là nơi “chôn nhau cắt
rốn” là nơi có sự gắn bó tự nhiên vê tình cảm, đối với nhà thơ quê hương tồn tại
trong từng ngõ ngách của tâm hồn nên luôn ùa ạt trong các sáng tác, quê hương
trở thành một biểu tượng sâu sắc, đa nghĩa và đầy tính tượng trưng trong suốt
quá trình sáng tác của nhà thơ. Quê hương là tuổi thơ ngày hai buổi đến trường,
quê hương là tình cảm gia đình và làng xóm, là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh
thần cho mỗi con người giữa cuộc đời vần xoay chóng mặt. Quê hương trong
thơ Văn Đắc là những hồn thơ nhạy cảm, tinh tế và nồng nàn trước thiên nhiên,

11
11
con người và cuộc sống. Thơ là những gì giản dị, gần gũi, thân thương như
chính tâm hồn con người quê vậy và Văn Đắc đã viết, viết say mê bằng tất cả
những tình cảm, những cảm xúc sâu lắng trong tận đáy lòng mình nhất là viết về
quê hương.
2.1.3.2 Nhớ quá khứ hào hùng của quê hương trong chiến tranh
Nếu như quê hương của Tế Hanh đẹp đẽ thơ mộng trong tâm trí như những
vết thương chiến tranh, vết thương do chia cắt đất nước thì quê hương trong thơ
Văn Đắc là nỗi nhớ quá khứ hào hùng của quê hương trong chiến tranh. Nếu
như vẻ đẹp quê hương trong thơ Văn Đắc hiện lên thật bình dị, nhẹ nhàng của
những gì thân thuộc nhất thì vẻ đẹp ấy lại hiện lên ngay cả khi quê hương đang
trải qua những thử thách, sự sinh tồn.
Quê hương xứ Thanh đã được Văn Đắc viết về một chặng đường lịch sử thi
ca xứ Thanh từ giai đoạn chống Mỹ cứu nước cho đến bây giờ, đúng thế Văn
Đắc trước hết là con người của tỉnh Thanh sau đó mới là con người của cả nước.
Thơ của ông thể hiện rõ khí chất người Thanh Hóa dù chơ được viết ở đâu và về
đề tài nào. Đó là sự gian nan chịu thương, chịu khó:
“Mẹ trộn cát vôi nứt máu bàn tay”
Đó là sự khiêm nhường muốn tự dấu mình
“Ta lẫn vào nơi cuối biển”
Nhưng nếu đi sâu khám phá ta sẽ thấy bật lên cái cốt cách can trường mãnh liệt
“Ta xuống với sông khoát vòng nước sáng
Mới biết dòng sông chảy mạnh vô cùng”
Ta bắt gặp ở tập thơ “Hai triền sông” sự tiếp nối của giọng điệu thô Thanh
Hóa thời kháng chiến chống Pháp. Mạnh mẽ, ngang tàng, phóng túng từ giọng
điệu qua hình tượng thơ gân guốc, chắc khỏe, đậm đà chất liệu hiện thực đời
sống. Có người từng ví von đó là điệu hồn của sông nước quê Thanh. Từ ý thức
tiếp nối truyền thống thơ của người đi trước. Văn Đắc tự biểu hiện mình với
dòng sông trong đêm

“Ôi dòng sông đêm sao mà im lặng
12
12
Ta xuống với sông khoát dòng nước sáng
Mới biết dòng sông chảy mạnh vô cùng”
Có thể nói quê hương trong chiến tranh là những bức tranh là thời gian
chiến tranh, cảnh sắc quê hương được hiện ra với bom đạn cày xới con đường
đi, nhưng với tấm lòng yêu nước với bàn tay của những con người yêu quê
hương con đường lại vượt ra từ hố bom:
“Đám cháy đã tắt
Còn lại ngổn ngang là đất
Im lặng hàng cây bom chặt
Giơ tay chỉ thẳng lên trời…
Một con đường vọt ra từ hố bom
Lao qua đám cháy”
(Đám cháy và con đường)
Quê hương trong chiến tranh không chỉ là sự lụi tàn của thiên nhiên của cỏ
cây, làng mạc và cây cối mà đó còn là sự hy sinh của bao con người, nhìn lại một
thời quá khứ oanh liệt đó. Thơ Văn Đắc văn ngậm ngùi vẫn đồng hành theo
những bước tiếp của lịch sử đã để lại. Xứ Thanh vẫn rạng ngời với những vẻ đẹp
vốn có, với những anh hùng có công bảo vệ đất nước, với những địa danh không
thể phai nhạt được trong tâm tưởng của mỗi người, quá khứ về một thời hào hùng
ấy sẽ vẫn mãi thắp sáng lên của một thời quê hương mang màu sắc hiện đại.
2.1.4 Niềm tự hào mãnh liệt
Mỗi chúng ta ai cũng tự hào về quê hương, về nơi đã sinh ra và lớn lên.
Quê hương của mỗi người luôn là điểm tựa cho bước đi, trong từng lời ca tiếng
hát ấy, trong từng cách sống, tự hào về một quê hương đẹp như tranh đầy thơ
mộng, hay đơn thuần đó là niềm tự hào về phẩm chất con người quê mình, về
truyền thống lịch sử, văn hóa.
2.1.4.1 Tự hào về vẻ đẹp cảnh sắc thiên nhiên

Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng luôn tự hào về những vẻ đẹp
của cảnh sắc thiên nhiên. Vẻ đẹp ấy đã đi sâu vào trong lòng những nhà thơ, và
13
13
Văn Đắc đã gửi gắm tất cả những niềm say mê ấy trong những trang thơ. Thiên
nhiên Thanh Hóa hiện lên không chỉ là đẹp trong cảnh sắc chiến tranh mà nó
còn đẹp trong cả thời bình, trong cả hiện tại.
Bài thơ Quê hương trong phần I “Thơ dọc thời gian” đã thể hiện cho một
vẻ đẹp thiên nhiên chốn làng quê bình dị đơn giản và gần gũi.
“Tôi đi trong những đường hào
Ngước nhìn lên
Những chiếc mo cau mang hình lưỡi mác
Những con thuyền bay ra khơi
Nắng mọc ùn lên cát bể
Những lùm tre lung lay
Dưới bóng mát mẹ ta ngồi đan lưới
Em gái ta quay tơ dệt cửi
Đôi mắt vui như những cánh buồm
Thuyền chở cá, chở mặt trời đỗ bến
Hạ buồm xuống kéo trăng lên đỉnh cột
Quê hương ta neo vào chân sóng
Viết bài thơ cho buổi mai lên”.
(Sầm Sơn, 6/1965)
Đơn giản, gần gũi như chính con người xứ Thanh, quê hương hiện ra trong
bài thơ chỉ là những chiếc mo cau, con thuyền, cát bể, lùm tre, những hành động
của con người như đan lưới, quay tơ, chở cá.
Mỗi vùng, mỗi nơi được Văn Đắc miêu tả để làm nổi lên không gian, cảnh
sắc quê hương:
“Đến đây rồi, ơi Triệu Sơn
Hoa sim tím có tím hơn những mùa

Lượn vòng biếc dải núi Nưa
Rừng xa, dốc dựng hẹn chờ người lên”.
14
14
Dọc theo dòng thời gian, Văn Đắc đã in hằn những nét đẹp của quê hương
giản dị, gần gũi như thế, quê hương cứ thế sống mãi trong mỗi con người. Ngày
nay thiên nhiên xứ Thanh trở nên đẹp hơn, thơ mộng hơn Văn Đắc vẫn dong
duổi đi, hết miền xuôi đến miền ngược, hầu như không còn nơi nào trên đất xứ
Thanh mà ông chưa đến. Bởi càng đi nhiều ông càng cảm nhận được cái hay, cái
đẹp ấy.
Tập thơ Văn Đắc hiện lên rất nhiều địa danh, từ Đền Hùng - Phú Thọ, đến
Huế, Phan Thiết, Sài Gòn, Cần Thơ, Năm Căn, đất Mũi. Địa danh nào cũng đẹp,
cũng thơ mộng.
2.1.4.2 Tự hào về vẻ đẹp và phẩm chất cao quý của con người quê hương
Trong câu hát của mẹ ru ta, tiếng à ơi hòa quyện cùng tiếng lòng đã khắc
sâu vào trong tâm trí của mỗi người. Quê hương là nơi chôn nhau cắt rốn của
mỗi người, ai đi xa cũng luôn mong nhớ về quê hương, bởi quê hương của
chúng ta mang nhiều hương vị màu sắc thiên nhiên khác nhau mà hình bóng con
người cũng hằn sâu trong đó. Con người Việt Nam nói chung và con người xứ
Thanh nói riêng đẹp đẽ, gần gũi, đằm thắm và hết mực giản dị.
Văn Đắc đã thấm sâu vào con người xứ Thanh để hiểu rõ về phẩm chất, vẻ
đẹp sâu xa của những con người chân lấm tay bùn, những con người cả cuộc đời
đã hy sinh. Thơ Văn Đắc thể hiện khí phách tâm hồn người Thanh Hóa dù thơ
được viết ở đâu và về đề tài gì.
Văn Đắc đã gửi gắm vào người đọc những nỗi niềm ấy. Đó là con người
Thanh Hóa trong các cuộc kháng chiến. Những con người ngang tàng, phóng
túng từ giọng điệu, con người Thanh Hóa đã quả cảm đã chống chọi và cũng rất
hy sinh. Ông luôn chiêm nghiệm số phận những cuộc đời, số phận lịch sử dân
tộc chuyển qua giai đoạn thử thách mới, với sự bộc lộ rõ nét vẻ đẹp bên trong
phức tạp và sinh động.

2.2 Tình yêu lứa đôi nồng hậu
Tình yêu là đề tài muôn thuở của con người và là một đề tài không thể
thiếu trong văn học. Có thể nói con người sống không thể không có tình yêu.
15
15
M.Gorki đã từng nói: “Cuộc sống thiếu tình yêu không phải là sống mà chỉ là
sự tồn tại. không thể sống thiếu tình yêu vì con người sinh ra có một tâm hồn
để yêu”.
Đúng như Gorki đã nói “con người không thể sống mà thiếu tình yêu” và
như thế nhà thơ cũng không thể nằm ngoài quy luật này. Có khi tình yêu trong
các nhà thơ – những người nghệ sĩ còn mạnh mẽ, quyết liệt hơn người đời. Bởi
vậy con người sống ai cũng cần có tình yêu và tình yêu đã trở thành đề tài được
mọi lứa tuổi, mọi thời đại quan tâm. Do đó, nhu cầu thưởng thức thơ tình không
thể thiếu với mỗi người. Có thể nói, thơ tình là nguồn sữa dinh dưỡng nuôi nấng
tâm hồn con người. Tuy nhiên, để làm được thơ tình thì trước hết nhà thơ phải
yêu, phải trải nghiệm, kết hợp với tâm hồn đa cảm và tài làm thơ thì mới tạo nên
thơ tình. Thơ tình là tiếng nói, lời tâm sự, những rung động, những tình cảm,
cảm xúc, của nhà thơ khi yêu được bộc lộ ra với người với đời nhưng cũng là để
nói hộ tình cảm của người đời. Hồ Chí Minh đã từng nói: “Thơ là tiếng nói đồng
tình, đồng ý”. Nếu người đời “yêu” trải qua bao nhiêu cung bậc của cảm xúc thì
ở nhà thơ cũng có đầy đủ cung bậc ấy, thậm chí tình cảm ấy, các cung bậc tình
yêu ấy lại còn mạnh mẽ hơn gấp nhiều lần và làm nên được tiếng nói chung cho
nhiều người. Ví như, người đời ai cũng biết con người sống không thể thiếu tình
yêu nhưng có ai đứng lên và nói to trước mọi người một cách dõng dạc mà đầy ý
nhị như Xuân Diệu:
“Làm sao sống được mà không yêu
Không nhớ, không thương một kẻ nào”
Tuy nhiên, ở mỗi nhà thơ cách thể hiện tình yêu lại ở mức độ khác nhau.
Xuân Diệu thì vội vàng, quấn quýt trong tình yêu, khát khao giao cảm với đời:
“Ta muốn ôm

Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn,
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
16
16
Cho chuếnh choáng mùi thơm
Cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc cua thời tươi
Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi”
(Vội vàng)
Với Xuân Quỳnh đó là sự mạnh bạo, chủ động bày tỏ những khát khao,
rung động rạo rực của lòng mình trong tình yêu, tiêu biểu là bài thơ “Sóng”:

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Những con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh - một phương

Với nhà thơ Văn Đắc ta cũng thấy ở tác giả cái vội vàng, quấn quýt, khao
khát đến với tình yêu như Xuân Diệu hay sự mạnh bạo chủ động bày tỏ những
rung động rạo rực giống Xuân Quỳnh khi yêu. Tuy nhiên, cách thể hiện những
tình cảm trên lại có nét riêng không giống bất kì nhà thơ nào.

Một điểm khác giữa thơ Văn Đắc với thơ của các nhà thơ khác trước đó
hay cùng thời và đặc biệt là với hai nhà thơ trên ấy là ở chỗ: Thơ của Văn Đắc
ngoài việc thể hiện những cảm xúc mãnh liệt không thể thiếu khi yêu như trên
đã nói thì thơ Văn Đắc còn là cái nhìn đa chiều, sự ngẫm nghĩ về thân phận con
17
17
người, nhất là những người phụ nữ bị hạnh phúc trốn chạy hoặc đến với họ quá
“muộn mằn”.
Qua đó Văn Đắc thể hiện những suy tư, trăn trở của bản thân trước tuổi tác,
tình yêu.
Để thấy được cái khác, cái mới mẻ của thơ tình Văn Đắc chúng ta hãy cùng
tìm hiểu thơ tình Văn Đắc thông qua hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ ông.
2.2.1 Tình yêu tuổi trung niên
“Nguyễn Ngọc Liễn trong bài “Vài ghi nhận về Văn Đắc – Nhân đọc tập
thơ “Đi tìm thời trẻ trai” đã viết: “Năm 1944, Văn Đắc tặng tôi tập thơ vừa in
“Đi tìm thời trẻ trai” tôi cầm đọc mà lòng rưng rưng, tưởng rằng tất cả những gì
đã qua của một thời trẻ dại sẽ có trong tập thơ ấy, hóa ra không. Anh toàn viết về
yêu. Viết hối hả, viết như sợ ai cướp giật mất. Văn Đắc làm thơ yêu – và anh tìm
lại thời trẻ của mình Cảm giác như Văn Đắc yêu vội vã, hối hả muốn bù đắp
cho những ngày đã qua. Âu là cuộc đời mỗi người vốn thế. Cái chưa làm được
thì nay có làm cái mà mình muốn nói mà không nói được thì nay được dịp nói.
Nói cho thỏa”.
Hay Vương Trọng trong bài viết “Muộn mằn” (tập thơ của Văn Đắc, NXB
Hội nhà văn 1991) đã nhận xét: “Tất nhiên ở lứa tuổi của anh, tình yêu không
giống tình yêu những chàng trai mới lớn dù có giây phút anh ngộ nhận lầm
tưởng mình có thể trẻ trung suốt đời, nhưng rồi ngay sau đó, anh phải chấp nhận
một sự thật khách quan rằng “Tóc đà trót nửa hoa râm”. Bởi thế thơ tình yêu
trong tập này là tình - yêu - muộn - mằn, tình - yêu - ngoái - lại, rạo rực và thấm
một vị buồn thương đắng đót”.
Như vậy, qua hai nhận xét trên ta thấy Văn Đắc hoàn toàn khác với các nhà

thơ khác đó là: Các nhà thơ khác sáng tác thơ tình khi còn trẻ tuổi, tức là tuổi
xuân thì còn Văn Đắc lại sáng tác thơ tình khi “tóc đà trót nửa hoa râm”. Chính
điều này đã chi phối hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc. Đọc thơ
Văn Đắc ta thấy hình tượng nhân vật trữ tình là người trung tuổi khi yêu:
“Thoáng một lối đi khe khẽ qua dòng
Như lối hẹn yêu lần thứ nhất
18
18
Có một nét già trên mái tóc
Có một nét xuân trong mặt cười”
Đây chẳng phải là một biểu hiện của nhân vật trữ tình là người trung tuổi
đang bắt đầu yêu đó sao? Sự đối lập giữa “nét già trên mái tóc” với “nét xuân
trong mắt người” chẳng phải đã cho ta thấy điều này?
Trong bài “Vụng thầm” nhân vật trữ tình đã khẳng định mình không còn độ tuổi
trẻ trai nữa như vậy, “anh” chắc chắn là người trung tuổi đã từng trải qua thời
“phong sương ướt đẫm trên vai”.
Ở bài “Đùa chơi” nhân vật trữ tình cũng bộc lộ tuổi trung niên của mình:
“Thôi thì nàng ạ, mình đã trót
Huống chi sót ít trẻ trai này
Mấy chục năm rồi còn vui lọt
Đáy nguồn sỏi trắng nắm trong tay”
Các cụm từ “sót ít thời trai” và “mấy hục năm rồi” là những dấu hiệu cho ta
thấy rõ độ tuổi của nhân vật trữ tình. Đây có lẽ là độ tuổi “ngoại tứ tuần”.
Vì ở độ trung tuổi rồi nhưng vẫn còn yêu nên nhân vật trữ tình xưng “ta” đã
hành động rất nhanh chóng, vội vàng để tìm lại những ngày xưa và để bù đắp
cho những ngày trai trẻ:
“ Ta lẻn khỏi tuổi ta
Qua ngõ tâm tư
Tìm lại vườn tuổi trẻ
Nàng ào đến ta cơn gió mùa hạ

Thân thể nàng như sợi mây lột vỏ ”
(Thoáng hiện)
Cụm từ “lẻn khỏi tuổi ta” và dòng thơ “tìm lại vườn tuổi trẻ” chẳng phải
một lần nữa minh chứng cho hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc là
người trung tuổi!
19
19
Tại sao nhân vật trữ tình ở độ tuổi trung niên rồi nhưng vẫn tha thiết yêu,
tha thiết tìm lại thời trẻ trai đến vậy, thậm chí yêu mãnh liệt là đằng khắc? Có lẽ,
vì lúc nào nhân vật trữ tình cũng “ngỡ”:
“ Ngỡ tình không tuổi không tên
Tình là lối dẫn ta lên vườn trời! ”
(Vâng ạ!)
Chính vì chữ “ngỡ” này mà ta bắt gặp một thế giới tình yêu rất riêng của
hình tượng nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc với đầy đủ các cung bậc cảm
xúc của người đang yêu cũng như sự đồng cảm với những người phụ nữ bị hạnh
phúc bỏ rơi hay tình yêu đến quá “muộn mằn”.
2.2.2 Tình yêu nỗi lòng cảm thông sâu sắc
2.2.2.1 Nhân vật trữ tình luôn khao khát và tha thiết với tình yêu
Nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc mặc dù cho bước vào độ tuổi trung
niên rồi nhưng vẫn yêu tha thiết yêu mãnh liệt và chân thành tới nỗi thốt lên và
cuống quýt đi tìm:
Tình yêu ở đâu
Tôi xin lại nào
Tôi xin lại thật lòng không mặc cả
Tôi xin lại thật lòng tôi không giả
Tôi xin lại
Tình yêu
Tôi giữ
Làm tấm bùa

Đến chết để mang theo”
( Tình yêu ở đâu - Đi tìm thời trẻ trâu )
Có lẽ, bước vào độ tuổi trung niên rồi mà nhân vật vẫn muốn yêu, vẫn
muốn tìm đến tình yêu. Bởi vậy, nhân vật “ tôi ” đã thốt lên hỏi: “ Tình yêu ở
đâu ” mộ cách tự nhiên như tiếng nói vô thức. Từ chổ hỏi Tình yêu ở đâu nhân
vật tôi đã chuyển sang một hành động rất kính cẩn và chân thành “ Tôi xin lại ”
20
20
và “Xin lại” không chỉ một lần mà xin lại tới 4 lần với tất cả tấm lòng chân thật
“ không mặc cả ” “ Tôi không giả ”. Như vậy đủ thấy nhân vật tôi chân thành tin
đến tình yêu như thế nào và tấm lòng chân thành ấy với tình yêu còn được nhân
vật trân trọng coi là “tấm bùa” hệ mệnh để luôn mang theo bên mình “đến chết”
cũng theo. Bốn câu thơ cuối của bài thơ “Tình yêu ở đâu” đã cho ta thấy nhân
vật trữ tình xưng “tôi” rất chân thành, tha thiết cầu xin tình yêu đến và ở lại với
mình với bất kì giá nào không mặc cả. Mới chỉ ở bài thơ này thôi ta đã thấy sự
khác nhau trong cách thể hiện tình yêu tha thiết của Văn Đắc thực không giống
với các nhà thơ khác. Từ trước tới nay ta đâu thấy có ai lại đi xin tình yêu như
nhân vật trữ tình của Văn Đắc mà lại còn xin rất chân thành không ngần ngại.
Phải chăng, vì chân thành tha thiết với tình yêu như vậy nên khi có được
tình yêu nhân vật trữ tình muốn dữ trọn tình yêu ở bên mình mãi mãi, bằng cách
rào hoa lá bốn bên, tức dùng tình yêu đẹp đầy màu sắc và tươi mát của mình để
níu dữ “em” tình yêu của anh ở lại:
“Nhốt trăng vào ngực anh thôi
Để anh thả rợp cây đời xuống em
Anh rào hoa lá bốn bên
Để không còn lối nào lên xứ trời
Phải chăng nặng kiếp con người
Mà trời cho gặp được nơi lạ này
Khẽ chân cài lại then mây
Ôm em ngủ giữa vòng tay vỗ về”

( Vỗ về )
Tình yêu tha thiết mãnh liệt, chân thành của nhân vật trữ tình trong thơ
Văn Đắc thật có điểm tương đồng với nhân vật trữ tình trong thơ Xuân Diệu.
Nhưng nếu trong thơ Xuân Diệu nhân vật trữ tình mới chỉ dừng lại ở mức ham
muốn tuyệt đích và kêu gọi, thúc dục người yêu hãy hành động:
“ Hãy xát đôi đầu hãy kề đôi ngực
Hãy trộn nhau đôi mái tóc ngắn dài
21
21
Những cánh tay hãy quần xiết đôi vai
Hãy dâng cả tình yêu lên sóng mắt
Hãy khăng khít đôi bờ môi gắn chặt
Cho nhau nghe đôi hàm ngọc của răng
Trong say sưa anh bảo với em rằng
Gần thêm nữa thế vẫn còn xa lắm ”
Thì ở trong thơ Văn Đắc nhân vật trữ tình tiến lên thêm một bước nữa đó
là anh có những hành động và việc làm cụ thể để đến được với em và giữ em
cũng như giữ tình yêu ở lại bên mình.
Hành động “nhốt” và “rào” mà nhân vật trữ tình dùng để giữ người yêu ở
lại mới quyết liệt và dứt khoát làm sao. Điều này minh chứng cho tình yêu của
nhân vật anh giành cho em thật chân thành. Và vì quá yêu em nên anh mới hành
động như vậy để giữ em ở lại. Nhưng không phải “nhốt” “rào” em một cách thô
bạo mà bằng cả tình yêu thương trân trọng. Anh ví em là “trăng” và rào em bằng
“hoa lá” và nhốt em “vào ngực” chứ không phải nơi nào khác để em không còn
lối lên trời mà mãi mãi ở lại bên anh. Bởi lẽ, không phải dễ để anh có được em,
được em yêu thương mà anh phải “mang nặng kiếp con người” “thì trời mới cho
gặp được nơi lạ này ”. Chính vì vậy, nhân vật anh lại càng phải trân trọng hơn và
giữ gìn em cẩn thận hơn. Cũng vì tình yêu anh giành cho em mà anh có thể làm
việc phi thường mà không ai làm được một cách nhẹ nhàng đến thế này: “khẽ
chân cài lại then mây ”. Tất cả sự nỗ lực, chân thành ấy cũng chỉ vì anh muốn

“ôm em ngủ giữa vòng tay vỗ về”. Đây thực ra là một ước muốn, một khát vọng
giải dị của một người đang yêu giành cho người mình yêu. Thế nhưng nhân vật
anh đã phải rất vất vả mới có được giây phút yên bình và lãng mạn đến thế ở bài
thơ “Vụng thầm” khát vọng tình yêu của nhân vật trữ tình cũng được nhân vật
trữ tình thể hiện rõ nét hơn:
“ …Hoa mới ơi chớ vội tàn
Sóng mới ơi chớ vội tan cuối bờ”
(Vụng Thầm)
22
22
Nhân vật anh trong bài thơ thể hiện sự nuối tiếc tình yêu và không muốn
tình yêu tan vỡ cũng như không muốn mất người yêu dù đó chỉ là những phút “
vụng thầm ”
2.2.2.2 Sự giận dỗi, hờn ghen và đau khổ khi nhân vật trữ tình gặp trắc trở
trong tình yêu
Desaidery đã từng nói: “ Đang thật yêu bỗng căm ghét là còn yêu một
cách âm thầm tha thiết ”
Đúng vậy, trong tình yêu không phải lúc nào cũng vui vẻ, hạnh phúc mà
cũng có những lúc đau khổ, hờn ghen, giận tủi thậm chí sợ hãi nghi nghờ và thất
vọng khi không được tình yêu đáp trả, nhân vật trữ tình trong thơ Văn Đắc
không thể tránh khỏi quy luật này.
Đọc thơ Văn Đắc ta thấy nhân vật trữ tình yêu tha thiết, khát khao được
yêu, được đến với người mình yêu một cách cháy bỏng. Vì vậy, có lúc yêu
nhưng nhân vật trữ tình không giám nói ra, sợ nói ra sẽ tan vỡ hết mối tình:
“Người ta bảo phải dấu đi, im lặng
Thành ra tôi chỉ ríu rít một mình
Như con chim bị nhốt trong lồng
Không hót được với cành non lá mỏng
Người ta bảo phải dấu đi im lặng
Không là chết là tan vỡ hết

Thương nàng quá tôi đành tâm giấu biệt
Khi được nàng yêu tình bỗng hóa tình câm”
( Tình câm )
Yêu mà không dám nói ra cũng là một cách biểu hiện của tình yêu âm
thầm mà mãnh liệt của nhân vật trữ tình. Vì không nói ra được nên nhân vật ví
mình như con chim trong lồng muốn cất tiếng hót với cây cối ngoài trời tự do
nhưng không thể hót được. Một sự so sánh rất trúng và đắc sắc vì nó diễn tả
được sự bức bối, khó chịu mất tự do khi mà yêu một người muốn nói ra cho
người đó biết nhưng rồi lại phải im lặng, dấu trong lòng vì:
23
23
“Người ta bảo dấu đi im lặng
Không là chết tan vỡ hết”
Vì yêu nàng, vì thương nàng nê ta đành phải dấu tình cảm của mình và im
lặng cầu mong cho nàng cũng yêu ta để ta được nói ra, được thổ lộ tình yêu của
ta đối với nàng. Ấy vậy mà:
“Khi được nàng yêu tình bỗng hóa tình câm ”
Phải chăng, đây là niềm hạnh phúc quá đỗ bất ngờ nên nhân vật trữ tình
vui sướng không thể cất lên được lời nào nữa. Từ “bỗng” cho thấy sự bất ngờ
của nhân vật trữ tình xưng “ta”.
Từ bất ngờ đến sung sướng, hạnh phúc khi được nàng yêu khiến cho nhân
vật trữ tình không thể nói lên lời trong khoảnh khắc, trong giây phút ấy. Thế
nhưng ngay sau giây phút im lặng nhân vật “ta” đã mạnh mẽ và quyết tâm thể
hiện tình yêu của ta đối với nàng giống như bao người nam giới khi yêu khác.
Nhân vật ta quyết định hẹn hò với người mình yêu. Quyết định như thế vì nhân
vật ta nghĩ:
“Tình mà không hẹn
Buồn ơi là buồn ”
Tình yêu mà không có những khoẳng khắc hẹn hò thì đó là tình yêu đơn
điệu và buồn chán. Nghĩ thế nên nhân vật trữ tình ta mới hẹn hò ấy vậy mà:

“Nhưng mà
Lỗi hẹn
Còn gì đâu em”
Hai dòng thơ “ Nhưng mà ” và “Lỗi hẹn” cho ta thấy nhân vật trữ tình đã
từng hẹn hò với người mình yêu nhưng cuối cùng nhân vật lại bị “lỗi hẹn” tức
người yêu của anh không đến gặp anh như đã hẹn trước. Bởi vậy, anh rơi vào
tâm trạng. Anh cảm thấy sự lỗi hẹn của em là một sự mất mát lớn trong chuyện
tình yêu giữa hai người. Tình yêu mà lỗi hẹn thì dường như không còn gì hết:
“ Còn gì em ơi ”
24
24
Câu thơ vừa như là một câu hỏi nhưng lại cũng là lời khẳng định của anh
về sự trắc trở ấy là nỗi buồn vây kín nhân vật. Nỗi buồn bắt đầu được cảm giác
từ vai sau đó đến môi:
“ Chỉ còn buồn trĩu vai thôi
Chỉ còn buồn tím môi người chờ mong ”
Và trung tâm của nó là tim, là trí óc anh. Từ buồn anh chuyển sang giận
dỗi, hờn ghen, chán nản và nghi nghờ, thâm chí đau khổ.
“Anh giận dỗi
Sao em không nói một lời tâm sự
Để anh hận, để anh ngờ
Để anh chán đến bây giờ, khổ không ?”
( Khóa cửa )
Từ buồn đến giận, từ giận dỗi đến hận rồi tiếp đó là nghi nghờ tăng tốc là
chán nản và kết thúc đỉnh điểm là đau khổ. Sự đau khổ được thể hiện ở chổ nhân
vật trữ tình không chịu đựng được những cảm xúc dồn nén trong lòng nên đã
thốt lên câu hỏi tu từ “khổ không” như muốn trút đi một phần sự đau khổ đó. Tất
cả những gì anh cảm nhận bây giờ cũng chỉ vì em không tâm sự với anh những
điều em nghĩ, những niềm vui hay nỗi buồn cùng anh mà cứ im lặng khiến anh
không hiểu, không biết nguyên nhân từ đâu mà em lại khóa trái tim và “lỗi hẹn”

như thế. Từ đó anh giận, anh ngờ vực chính mình nhưng cũng là ngờ vực em:
Em đi có vặn vẹo lòng
Mà lời hẹn ấy chét cong trước thềm
Câu hỏi được đặt ra cho thấy sự nghi nghờ trong lòng nhân vật về người
mình yêu. Đến đây ta bắt gắp sự đồng điệu giữa nhân vật trữ tình của Văn Đắc
với nhân vật trữ tình trong thơ “Xuân Diệu”. Trong thơ Xuân Diệu nhân vật trữ
tình cũng có những lúc ghen tuông, nghi nghờ người yêu nên muốn vào “dò xem
giấc em mơ”
“Kiếm mãi, nghi hoài, hay ghen bóng gió
Anh muốn vào dò xét giấc em mơ”
25
25

×