Tải bản đầy đủ (.doc) (9 trang)

VĂN HOÁ MIỀN TRUNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.03 KB, 9 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời nói đầu
Trước khi tìm hiểu về văn hoá một vùng nào đó, chúng ta hãy cùng
tìm hiểu về một số khái niệm.
- Không gian văn hoá Việt Nam: Bao gồm tất cả những vùng lãnh
thổ cư trú của người Việt Nam, ở đó diễn ra mọi sinh hoạt văn hoá qua
các thời đại. Không gian văn hoá bao giờ cũng rộng hơn không gian lãnh
thổ. Vậy nên không gian văn hoá Việt Nam còn có thể bao trùm lên vùng
khác.
Không gian văn hoá Việt Nam nằm trong không gian văn hoá khu
vực Đông Nam Á. Có thể hình dung nó như một tam giác với cạnh đáy là
sông Dương Tử (nay thuộc Trung Quốc). đỉnh là đồng bằng sông Mê
Kông ở phía Nam.
- Lãnh thổ văn hoá Việt Nam: Là phần lãnh thổ nằm vào không gian
văn hoá Việt Nam, có liên quan mật thiết đến chủ quyền lãnh thổ. Lãnh
thổ văn hoá Việt Nam gồm 6 vùng: Vùng văn hoá Tây Bắc, vùng văn hoá
Việt Bắc, vùng văn hoá Bắc Bộ, vùng văn hoá Trung Bộ, vùng văn hoá
Tây Nguyên và vùng văn hoá Nam Bộ.
- Vùng văn hoá Việt Nam: Tuy có sự thống nhất do cùng cội nguồn
đã tạo ra bản sắc chung của văn hoá Việt Nam, song ở từng khu vực nhỏ
lại có các tộc người riêng, họ làm nên những bản sắc riêng, đặc sắc cho
dân tộc mình, hội tụ lại làm nên văn hoá vùng.
- Tiểu vùng văn hoá Việt Nam: Là những nơi nổi bật về vẻ đẹp tự
nhiê, có chiều sâu lịch sử.
PHẦN I
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
VĂN HOÁ MIỀN TRUNG
I. Vài nét về hoàn cảnh địa lí
Dải đất miền Trung của nước ta là vùng hẹp về chiều ngang và kéo
dài từ Bắc xuống Nam. Hầu hết các tỉnh miền Trung đều có biển và đặc


biệt biển miền Trung là vùng biển giàu tiềm năng hải sản nhất vùng biển
Nam Trung bộ. Miền Trung là vùng đất có khí hộ đặc biệt hơn các vùng
khác. Do vị trí địa lí, miền Trung là nơi hội tụ rất nhiều yếu tố khắc
nghiệt của thời tiết. Khí hậu nóng và khô, là nơi thường xuyên bỏng rát
dưới cái nắng gay gắt và gió Lào khô khốc. Có người từng gọi gió Lào
miền Trung là thứ gió thổi lộng óc suốt ngày đêm. Khí hậu khô hạn như
thế nên đất đai ở miền Trung phần lớn khô cằn, là đất cát pha kém màu
mỡ, không phù hợp lắm với việc trồng lúa nước.
Đặc điểm khí hậu này tạo nên miền Trung là một vùng đất với cảnh
quan đặc trưng là những bãi cát trải dài đầy nắng gió, những hàng phi lao
trên cát nóng và khô. Miền Trung nằm trải dài ven biển và trên đường di
chuyển của các khối khí khác nhau về tính chất, bởi vậy vùng đất vố đã
khắc nghiệt này cò phải gánh chịu thêm những cơn giận dữ của thời tiết
khi hàng năm các cơn bão đi vào nước ta đều luôn dành những nhát chổi
mạnh nhất giáng xuống miền Trung. Quanh năm, con người và thiên nhiên
nơi đây phải đối mặt với những bất lợi và sự khắc nghiệt do thời tiết đem
lại. Vùng đất gió Lào cát trắng và thiên tai bão lụt này luôn phải giồng
mình chống chọi với tự nhiên không mấy ưu ái mình.
II. Vài nét về con người miền Trung
Nếu hoàn cảnh khó khăn là một môi trường tạo nên những con
người có khí chất đặc biệt thì có lẽ mảnh đất miền Trung luôn xứng đáng
là vùng đất sản sinh ra những người tài. Đặc trưng của hoàn cảnh sống đã
rèn luyện cho con người miền Trung những tính cách đặc biệt để chiến
đấu với tự nhiên, để tiếp tục sinh sống và phát triển bên mảnh đất không
mấy hiền hoà này. Người miền Trung ngày này qua ngày khác, năm này
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
qua năm khác kiên cường chịu đựng và đấu tranh với thiên nhiên, chắt
chiu từng chút những giá trị của sự sống. Có phải vì vậy, trong tố chất con
người miền Trung luôn lộ rõ phẩm chất chịu thương chịu khó, không ngại

khổ hạnh, luôn kiên trì tích tiểu thành đại, luôn vận động đầu óc để vượt
qua những trở ngại của cuộc sống. Có lẽ không ở nơi đâu, lòng kiên trì và
ý chí bám trụ lấy quê hương đất nước, không chịu thoái lui dù cuộc sống
có mang đến nhiều nỗi khốn khổ và bất hạnh, thì người miền Trung vẫn
kiên cường và đầy nghị lực. Đó là phẩm chất tiêu biểu mà người miền
Trung đã để lại trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam qua bài ca dao
“Mười quả trứng”. Khi tất cả hi vọng về sự sinh sổi nảy nở đều như tắt
ngấm thì sức sống thực sự trong ý chí của người miền Trung mới thật sự
trỗi dậy mãnh liệt trong con người qua niềm tin tưởng sắt đá mà vô cùng
tự nhiên, như một tất yếu của người miền Trung.
“Chớ than phận khó ai ơi
Còn da lông mọc còn chồi nảy cây”
Ý chí ngoan cường ấy đã đi vào ý chí phấn đấu trên con người sự
nghiệp của mỗi con người miền Trung. Trong học tập, trong lao động, họ
cần cù, chăm chỉ, kiên trì, với tố chất thông minh luôn tiềm ẩn. Người
miền Trung sống trong khốn khổ đã nhiều, họ hiểu giá trị của sức lao
động, hiểu giá trị của học thức. Thiên nhiên không ưu đãi họ, không để
cho họ nhiều cơ hội để kiến tạo một cuộc sống đầy đủ êm ấm thì bản thân
họ, bằng ý chí và niềm tin, bằng khối óc của mình tự kiến tạo lấy cuộc đời
bằng con người học thức, bằng cần cù hăng say lao động, canh tác, bằng ý
thức trân trọng sức lao động, không lãng phí của cải làm ra, sản vật phải
vất vả lắm mới có được và thậm chí những điều ấy đã hình thành trong
con người nơi đây tính cách tiết kiệm, căn cơ, ý thức tích luỹ theo hướng
“năng nhặt chặt bị”.
Tuy nhiên, đời sống tinh thần của con người nơi đây không phải lúc
nào cũng bị bó buộc trong sự tính toán về tốn kém hay sự nghèo nàn và
khí tiết. Nét phẩm chất cứng cỏi của người miền Trung là đặc điểm dễ
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
nhận thấy nơi những danh nhân xuất thân từ mảnh đất này. Như Hoàng

Diệu, Nguyễn Duy Hiệu, Trần Cao Vân… Đời sống sinh hoạt văn hoá khá
phong phú với những đặc trưng của nghề nghiệp và đời sống, đó là tục thơ
thần biển, mong muốn đời sống đầy đủ, sinh sôi nảy nở trong tín ngưỡng
phồn thực, vẻ trầm lắng, điềm tĩnh trong tâm linh người miền Trung khi
thờ cúng đạo Phật ở văn hoá xứ Huế…
PHẦN II
NHỮNG NÉT VĂN HOÁ ĐẶC SẮC CỦA MIỀN TRUNG QUA
MỘT SỐ VÙNG ĐẤT
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Vùng văn hoá Thừa Thiên Huế
Trong lịch sử, đây là vùng đất mới Thuận Hoá, pha trộn nhiều yếu
tố văn hoá khác nhau. Là đất cũ, Chămpa, là vùng biên ải phồn quận của
Đại Việt, lại là nơi trong nhiều thế kỉ đã từng là dinh phủ, đô thành rồi
kinh thành của các chúa Nguyễn, vua Nguyễn. Văn hoá Huế vừa mang
những nét thô mộc của yếu tố sắc tộc. (Ẩm thực xứ Huế có nhiều món gốc
Mường) vừa mang vẻ kiêu sa của văn hoá cung đình trong trang phục, ca
múa nhạc, giao tiếp. Và một điều đặc biệt là một vùng từng là vùng đất
thuộc vương quốc Chăm Pa. Nhưng Huế lại đậm đà văn hoá Việt chứ
không chịu ảnh hưởng nhiều của văn hoá Chămpa. Con người Huế thường
được coi có cá tính, chừng mực, tế nhị, trầm lắng, gắn bó với truyền thống
và nhắc đến Huế người ta không chỉ nhắc đến những cảnh đẹp sông
Hương núi Ngự, mà còn là những món ăn Huế đậm đà chất Huế.
Tôm chua
Người phụ nữ Huế khéo tay, thông minh sáng tạo và chịu thương
chịu khó đã chế biến rất nhiều món muối chua rất “bất ngờ” và hấp dẫn
như tép chua, thịt lợn muối chua, nem chua, chạo… trong đó tôm chua là
độc đáo nhất. Tôm chua Huế quả thực là thứ đặc sản “không nơi nào có
được”. Tôm chua tức là tôm sống muối chua. Sinh thời cụ Nguyễn Tuân
thích nhất món tôm chua Huế ăn với thịt ba chỉ, rau sống, chuối chát, vả

thái lát. Nhà văn phải đợi bạn tri âm mới “bóc tem” một lọ tôm chua từ
Huế gửi ra. Món thịt ba chỉ - tôm chua là “món chơi” đại hạng của Huế.
Món ăn mà người phàm ăn tục uống không chịu nổi, chỉ có những người
sành điệu ngồi với nhau để tận hưởng như tận hưởng một hương hoa, một
đoá phong lan quý đang nở. Tôm chua Huế ngoài việc ăn kẹp với thị ba
chỉ- rau sống- vả- chuối xanh lát, người ta còn chế biế món bánh cuốn
tôm chua, ăn rất thú vị. Các loại nguyên liệu như khoai nướng thái chỉ,
rau muống chẻ, rau thơm, bún, gắp gói trong bánh cuốn, rồi ăn kẹp với
tôm chua- thịt phay chấm nước ruốc. Món này ăn đến no cũng không thấy
ớn.
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×