Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

CƠ sở lý LUẬN về đầu tư PHÁT TRIỂN cơ sở hạ TẦNG tại địa PHƯƠNG cấp TỈNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (321.91 KB, 50 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ 18
HẠ TẦNG CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010-1013 18
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG TẠI
TỈNH SƠN LA 43
3.1. Giải pháp về huy động và sử dụng vốn đầu tư: 43
47
KẾT LUẬN 48
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ
SỞ HẠ TẦNG TẠI ĐỊA PHƯƠNG CẤP TỈNH
1.1. Cơ sở lý luận về đầu tư
1.1.1. Khái niệm và bản chất của đầu tư
Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động
nào đó nhằm thu về các kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các
nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
Nguồn lực đó có thể là tiền , tài nguyên thiên nhiên, sức lao động và trí
tuệ
Những kết quả đó có thể là sự tăng thêm tài sản tài chính ( tiền), tài sản vật
chất (nhà máy, ), tài sản trí tuệ (trình độ văn hoá, chuyên môn) và nguồn nhân
lực có đủ điều kiện để làm việc có năng suất trong nền kinh tế xã hội. Trong
những kết quả này, những tài sản tài chính, tài sản vật chất, tài sản trí tuệ và
nguồn nhân lực tăng thêm đó có vai trò đặc biệt quan trọng nó đem lại lợi ích
không chỉ cho cá nhân người đầu tư mà cho cả nền kinh tế.
Trong nền kinh tế hoạt động đầu tư gồm 3 loại:
- Đầu tư tài chính: đây là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra cho
vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi xuất định trước hoặc lãi xuất
tuỳ thuộc vào kết quả sản xuất kinh doanh của công ty phát hành.
Đặc điểm của đầu tư tài chính là không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế


mà chỉ làm tăng giá trị tài sản tài chính của tổ chức cá nhân đầu tư. Vốn bỏ ra
đầu tư được lưu chuyển dễ dàng khi cần có thể rút ra nhanh chóng điều này
khuyến khích người có tiền bỏ ra đầu tư. Người đầu tư có thể đầu tư vào nhiều
nơi và mỗi nơi có thể một ít tiền để phân tán rủi ro.
- Đầu tư thương mại: là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra để mua
hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuận do chênh lệch giá
khi mua và khi bán.
Đặc điểm của loại đầu tư này làm tăng giá trị tài sản tài chính của người
đầu tư trong quá trình mua đi bán lại. ở đây chỉ có sự chuyển giao quyền sở hữu
hàng hóa giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của
họ mà không tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế. Thời gian thực hiện đầu tư và
1
hoạt động của các kết quả đầu tư để thu hồi vốn đầu tư ngắn. Tính chất bất định
trong đầu tư không cao đễ dự đoán và dự đoán dễ đạt độ chính xác cao.
- Đầu tư phát triển : là quá trình chuyển hoá vốn bằng tiền thành vốn hiện
vật, là quá trình chi dùng vốn nhằm tạo ra những yếu tố cơ bản của sản xuất kinh
doanh, dịch vụ đời sống, tạo ra những tài sản mới và năng lực sản xuất mới cũng
như việc duy trì những tiềm lực sẵn có của nền kinh tế.
Xem xét lại 3 loại đầu tư trên thì chỉ có đầu tư phát triển là quan trọng nhất
vì nó tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế và có thể duy trì tiềm lực hoạt động của
những tài sản sẵn có của nền kinh tế. Do đó để phát triển và tăng trưởng kinh tế
thì chỉ có hoạt động đầu tư phát triển còn 2 loại hoạt động đầu tư trên thì có tác
dụng hỗ trợ cho đầu tư phát triển: hoạt động đầu tư thương mại có tác dụng thúc
đẩy quá trình lưu thông của cải vật chất do đầu tư phát triển tạo ra, còn hoạt
động đầu tư tài chính là nguồn cung cấp vốn quan trọng cho đầu tư phát triển.
Như vậy, ta có thể định nghĩa về đầu tư phát triển như sau:
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật
chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa chữa nhà cửa và cấu trúc hạ
tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn
nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản

này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới
cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm và nâng cao đời sống của mọi thành viên.
Tóm lại, muốn một đất nước, một vùng, một địa phương tăng trưởng và
phát triển thì cần phải quan tâm đẩy mạnh hoạt động đầu tư phát triển. Trong
phạm vi đề tài này do vấn đề quan tâm là đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội
các vùng cụm xã thuộc miền núi vùng cao. Cho nên ta chỉ xem xét đến phạm trù
đầu tư phát triển.
1.1.2. Đặc điểm của hoạt động đầu tư phát triển
Hoạt động đầu tư phát triển có những đặc điểm cơ bản sau:
- Trong đầu tư phát triển thì tiền vốn, vật tư lao động cần thiết cho các công
trình đầu tư thường rất lớn và nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu
tư.
- Thời gian để tiến hành một công cuộc đầu tư cho đến khi các thành quả
của nó phát huy tác dụng thường đòi hỏi nhiều năm tháng với nhiều biến động
2
xảy ra .
- Thời gian cần hoạt động có thể thu hồi vốn đã bỏ ra đối với các cơ sở vật
chất kỹ thuật phục vụ sản xuất kinh doanh thường đòi hỏi nhiều năm tháng và
do đó không tránh khỏi sự tác động hai mặt tích cực và tiêu cực của các yếu tố
không ổn định về về tự nhiên, xã hội chính trị kinh tế
- Các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển có giá trị sử dụng lâu dài
nhiều năm, có khi hàng trăm năm, có khi tồn tại vĩnh viễn . Điều này nói lên giá
trị lớn lao của các thành quả đầu tư phát triển.
- Kết quả của hoạt động đầu tư phát triển là các công trình sẽ hoạt động
ngay tại nơi nó được tạo dựng nên . Do đó các điều kiện địa hình tại đó có ảnh
hưởng lớn đến quá trình thực hiện đầu tư cũng như tác dụng sau này của các kết
quả đầu tư.
- Mọi thành quả và hậu quả của quá trình thực hiện đầu tư chịu ảnh hưởng
nhiều của yếu tố không ổn định theo thời gian và điều kiện địa lý của không
gian.

Với những đặc điểm cơ bản như vậy đặt ra cho quá trình quản lý hoạt động
đầu tư phát triển phải chú ý quản lý về vốn, vật tư, lao động và thời gian như thế
nào và cần phải làm gì để khắc phục một số rủi ro trong quá trình tiến hành hoạt
động đầu tư.
1.1.3. Vai trò của đầu tư với việc phát triển kinh tế xã hội
Từ việc tìm hiểu bản chất của đầu tư phát triển ta thấy đầu tư phát triển là
nhân tố quan trọng để phát triển kinh tế, là chìa khoá cho sự tăng trưởng. Vai trò
của nó tác động đến nhiều mặt của nền kinh tế xã hội nhưng trong khuôn khổ
của đề tài này xin được đề cập đến vai trò của đầu tư phát triển đối với sự phát
triển kinh tế của đất nước nói chung, của địa phương và vùng lãnh thổ nói riêng.
Trước hết, đầu tư là yếu tố quyết định sự tăng trưởng của nền kinh tế. Bởi
vì bản chất của đầu tư phát triển là tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế cho nên khi
nó tham gia vào quá trình sản xuất thì tạo ra các sản phẩm. Nên đứng trên toàn
bộ nền kinh tế thì đầu tư phát triển tác động trực tiếp và gián tiếp đến sản lượng
của nền kinh tế. Mà sản lượng của nền kinh tế lại chính là thước đo của sự tăng
trưởng. Do đó có thể nói: đầu tư phát triển là “cái hích ban đầu” tạo đà cho sự
3
tăng trưởng và thúc đẩy phát triển kinh tế.
Thứ hai, đầu tư có vai trò thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế (gồm cơ cấu
ngành, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu kinh tế trung ương và địa phương, cơ cấu thành
phần kinh tế ). Trong vấn đề này, cơ cấu đầu tư làm ảnh hưởng đến cơ cấu
kinh tế, nếu biết cách điều hoà các hoạt động đầu tư thì đây sẽ là một công cụ
hữu hiệu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với quy luật phát triển và
chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
+ Trong cơ cấu ngành đầu tư ảnh hưởng đến số lượng ngành và tỷ trọng
phát triển của ngành, góp phần phát huy nội lực của mỗi ngành, nên trên con
đường tất yếu để có tốc độ tăng trưởng nhanh là bằng cách tăng cường đầu tư
tạo sự phát triển nhanh ở khu vực công nghiệp và dịch vụ.
Thứ ba, đầu tư góp phần tạo ra sự cân đối trên phạm vi toàn nền kinh tế
giữa các ngành, các vùng lãnh thổ. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc tạo lập

sự phát triển cân đối giữa các vùng nông thôn và thành thị, những vùng kém
phát triển và phát triển. Đầu tư vào những vùng kém phát triển sẽ giúp cho các
vùng này thoát khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, giúp phát huy tối đa những lợi
thế so sánh về tài nguyên, vị thế kinh tế , chính trị giúp vùng có khả năng phát
triển. Tăng cường đầu tư cho những vùng khó khăn, những vùng nông thôn kém
phát triển sẽ giúp đẩy nhanh quá trình đô thị hoá nông thôn, thu hút lao động tạo
việc làm và nâng cao dần thu nhập cho nhân dân, giảm dần khoảng cách phát
triển giữa nông thôn và thành thị, thúc đẩy kinh tế xã hội ở những vùng nghèo, ít
lợi thế phát triển nhất.
Ngoài ra, đầu tư phát triển còn góp phần ổn định kinh tế - văn hoá - xã hội
cho nhân dân, đảm bảo cho kinh tế phát triển bền vững.
Vậy đầu tư phát triển là nhân tố quan trọng hàng đầu quyết định tốc độ phát
triển kinh tế của đất nước, của vùng, của địa phương. Đầu tư phát triển đúng
hướng và có hiệu quả sẽ tạo ra năng lực mới làm chuyển dịch cơ cấu các thành
phần kinh tế, các vùng, các lãnh thổ theo hướng CNH-HĐH đất nước.
1.1.4. Vốn và nguồn vốn đầu tư
Đầu tư phát triển có vai trò vô cùng quan trọng nhưng để tiến hành các hoạt
động đầu tư thì cần thiết phải có vốn đầu tư. Theo nguồn hình thành và mục tiêu
4
sử dụng thì: Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của xã hội, của các cơ sở sản xuất, kinh
doanh dịch vụ, là tiết kiệm của dân và vốn huy động từ nước ngoài cũng như từ
các nguồn khác được đưa vào sử dụngtrong quá trình tái sản xuất mở rộng của
xã hội, nhằm duy trì tiềm lực sẵn có và tạo tiềm lực mới cho nền sản xuất xã hội.
Nội dung của vốn đầu tư bao gồm:
- Chi phí để tạo ra các tài sản cố định mới hoặc bảo dưỡng sự hoạt động
của các tài sản cố định có sẵn.
- Chí phí để tạo ra hoặc tăng thêm các tài sản lưu động
Nguồn vốn đầu tư bao gồm vốn huy động từ trong nước và vốn huy động
từ nước ngoài. Hai nguồn này có vai trò quan trọng đối với thúc đẩy phát triển
kinh tế của một đất nước, vốn trong nước là chủ yếu, vốn nước ngoài là quan

trọng. Với một nước đang phát triển như nước ta thì giải quyết tốt mối quan hệ
giữa hai nguồn vốn này là cần thiết. Nguồn vốn trong nước bảo đảm cho sự tăng
trưởng và phát triển kinh tế một cách liên tục, bền vững và không phụ thuộc.
Nguồn vốn nước ngoài là nguồn vốn quan trọng bù đắp và bổ sung cùng vốn
trong nước để tạo bước đà phát triển mạnh
* Nguồn vốn trong nước bao gồm:
+ Vốn ngân sách Nhà nước : hiện nay gồm có hai loại chính là vốn đầu tư
trực tiếp từ ngân sách và vốn đầu tư qua tín dụng đầu tư của Nhà nước . Nguồn
vốn đầu tư trực tiếp từ ngân sách Nhà nước chủ yếu được sử dụng cho xây dựng
các công trình văn hoá xã hội, các công trình công cộng không có khả năng hay
chậm thu hồi vốn, được dùng để đầu tư cho những vùng lãnh thổ nghèo nàn khó
khăn như vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới. Nguồn này đặc biệt có vai trò
quan trọng trong đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cả hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã
hội. Còn vốn đầu tư của Nhà nước qua tín dụng được thực hiện cho các công
trình sản xuất kinh doanh có khả năng thu hồi vốn.
+ Vốn của các doanh nghiệp: vốn này được trích từ lợi nhuận để lại, vốn
khấu hao, vốn tự có của doanh nghiệp, vốn vay, vốn liên doanh liên kết với các
tổ chức trong và ngoài nước, Vốn này phục vụu cho sản xuất kinh doanh của
chính doanh nghiệp đó.
+ Vốn huy động của dân cư: vốn này có thể là tiền gửi tiết kiệm qua ngân
5
hàng hay tiền, sức người, nguyên vật liệu được nhân dân đóng góp khi tham
gia các dự án có lợi ích thiết thực cho nhân dân. Những khoản đóng góp này có
vai trò khá quan trọng và cần thiết đối với các dự án xây dựng công trình phúc
lợi công cộng, các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là ở địa bàn nông thôn,
vốn này đặc biệt tỏ ra có hiệu quả khi mà người dân nhận thức được lợi ích kinh
tế của họ gắn với các loại dự án đó.
* Vốn huy động từ nước ngoài: gồm vốn đầu tư trực tiếp và đầu tư gián
tiếp.
+ Vốn đầu tư gián tiếp: đây là nguồn vốn đầu tư dưới dạng viện trợ ( hoàn

lại và không hoàn lại) hoặc cho vay ( cho vay ưu đãi và cho vay thông thường)
của các Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ. Vốn đầu tư
gián tiếp thường lớn nên có tác dụng mạnh và nhanh đối với việc giải quyết dứt
điểm các nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của các nước nhận đầu tư. Tiếp nhận
đầu tư gián tiếp thường gắn với sự trả giá về mặt chímh trị và tình trạng nợ nần
chồng chất nếu không thực hiện nghiêm ngặt chế độ trả nợ.Tuy nhiên, trong quá
trình thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế ở các vùng nông thôn thì vốn này
nhất là vốn ODA (viện trợ phát triển không chính thức của các nước công
nghiệp phát triển) lại có vai trò khá quan trọng thông qua việc hỗ trợ đầu tư qua
các dự án phát triển nông - lâm - ngư nghiệp và kinh tế nông thôn, các chương
trình hỗ trợ cho các lĩnh vực xã hội. Đặc biệt là các khoản hỗ trợ hoàn lại trong
ODA được sử dụng chủ yếu cho các chương trình và dự án xây dựng cơ sở hạ
tầng kinh tế xã hội như: giao thông vận tải, thuỷ lợi, ytế, giáo dục đào tạo, cấp
thoát nước
+ Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài: là vốn của các doanh nghiệp và cá
nhân người nước ngoài đầu tư sang và họ trực tiếp tham gia quản lý quá trình sử
dụng và thu hồi vốn. Với vốn đầu tư loại này nước nhận đầu tư có thể tiếp thu
được kỹ thuật và công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý kinh doanh của nước
ngoài, giúp khai thác có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, giúp sử dụng vốn có
hiệu quả và nâng cao tốc độ phát triển kinh tế. Nhưng vốn đầu tư này thường
không đủ lớn để giải quyết dứt điểm từng vấn đề kinh tế xã hội của đất nước lại
tập trung mạnh ở các vùng đô thị, các vùng phát triển năng động còn các vùng
6
nông thôn, vùng cao miền núi thì không đáng kể.
1.2. Những vấn đề về đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
1.2.1. Khái niệm cơ sở hạ tầng
Nền tảng kinh tế, bao gồm toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội phù hợp với
một trình độ phát triển nhất định của lực lượng sản xuất, trong quan hệ với kiến
trúc thượng tầng chính trị, tư tưởng , xây dựng trên những nền tảng đó. Đây
được gọi là hệ thống cơ sở hạ tầng. Vậy:

Cơ sở hạ tầng là một hệ thống các công trình vật chất, kỹ thuật được tổ
chức thành các đơn vị sản xuất và dịch vụ, các công trình sự nghiệp có chức
năng đảm bảo các luồng thông tin, các luồng vật chất, nhằm phục vụ nhu
cầu có tính xã hội của sản xuất và đời sống dân cư.
Theo cách hiểu này, ta thấy cơ sở hạ tầng chính là tổng thể các điều kiện về
cơ sở vật chất- kỹ thuật và kiến trúc được hình thành theomột kết cấu nhất định
và đóng vai trò làm nền tảng cơ bản cho các hoạt động kinh tế, xã hội diễn ra
trên đó một cách bình thường.
Toàn bộ cơ sở hạ tầng được chia theo lĩnh vực như :
- Cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế : giao thông , thông tin liên lạc
- Cơ sở hạ tầng phục vụ hoạt động xã hội: các cơ cở giáo dục, ytế, nghỉ ngơi
- Cơ sở hạ tầng phục vụ an ninh quốc phòng
Việc phân loại như trên chỉ mang tính tương đối, trên thực tế ít có loại kết
cấu hạ tầng nào hoàn toàn chỉ phục vụ hoạt động kinh tế mà không phục vụ hoạt
động xã hội và ngược lại. Ngay hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ an ninh quốc
phòng cũng vậy, trừ những công trình chuyên dụng cho an ninh quốc phòng,
nhiều cơ sở vẫn có thể phục vụ các hoạt động kinh tế xã hội.
Hay có thể phân chia hệ thống cơ sở hạ tầng theo các ngành của nền kinh
tế như:
- Kết cấu hạ tầng nông nghiệp
- Kết cấu hạ tầng công nghiệp
- Kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
- Kết cấu hạ tầng trong hoạt động ytế, giáo dục, văn hóa,xã hội
- Kết cấu hạ tầng trong hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm
_ .v.v
Kết cấu hạ tầng mỗi ngành, bao gồm những công trình đặc trưng cho hoạt
động của ngành và những công trình liên ngành đảm bảo sự hoạt động đồng bộ
của toàn hệ thống. Chẳng hạn, kết cấu hạ tầng trong công nghiệp bao gồm toàn
7
bộ nhà cửa vật kiến trúc phục vụ trong sản xuất công nghiệp (hệ thống điện, hệ

thống cấp thoát nước, hệ thống vận tải ), kết cấu hạ tầng giao thông vận tải bao
gồm hệ thống đường xá, cầu cống, thông tin tín hiệu đảm bảo giao thông, nhà
ga, bến bãi
Các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật là hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu
phục vụ cho sản xuất và đời sống. Đây là yếu tố mở đường, là động lực và là
một bộ phận cấu thành của phát triển kinh tế xã hội. Còn các cơ sở hạ tầng xã
hội là hệ thống cơ sở phục vụ dân sinh, phát triển văn hoá xã hội. Đây là yếu tố
bổ sung cho phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Khái niệm đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Như trên ta biết được đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng các nguồn lực
tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lực lao động và trí tuệ để xây dựng sửa
chữa nhà cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên
nền bệ, bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện chi phí thường xuyên gắn
liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực hoạt động của
các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế - xã hội, tạo việc làm
và nâng cao đời sống của mọi thành viên.
Như vậy, đầu tư phát triển vào cơ sở hạ tầng là đầu tư xây dựng một hệ
thống cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ, thương mại có chức năng trung gian
đảm bảo sự di chuyển của luồng thông tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu
sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, thương mại trong lĩnh vực nông nghiệp và tiêu
dùng cho xã hội.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng được hiểu là việc thiết lập một mối
quan hệ gắn kết bên trong của các nhân tố cấu trúc mà nó tạo ra được một sự
hợp nhất để hỗ trợ phát triển cho toàn bộ cấu trúc đó thì cơ sở hạ tầng là sự phân
giap những dịch vụ cần thiết như là: cấp nước, vệ sinh môi trường, giao thông
vận tải, năng lượng, công nghệ thông tin mà những yếu tố đó là cơ sở nền
tảng cho phát triển kinh tế xã hội nói chung và của lĩnh vực nông nghiệp và phát
triển nông thôn nói riêng.
Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cũng được hiểu là việc thiết lập một hệ thống
cơ sở vật chất kỹ thuật đảm bảo cho một tổ chức là các đơn vị sản xuất và dịch

8
vụ, thương mại các công trình sự nghiệp có chức năng di chuyển các luồng thông
tin, vật chất nhằm phục vụ các nhu cầu có tính phổ biến của sản xuất và sinh hoạt
của người dân trong xã hội để đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất.
1.2.3. Đặc điểm và phân loại cơ sở hạ tầng
Hệ thống cơ sở hạ tầng có nhiều đặc điểm riêng biệt khác với hệ thống
kinh tế xã hội khác. Đứng dưới góc độ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cần xem
xét các đặc điểm sau:
- Bản thân hệ thống cơ sở hạ tầng là một tập hợp các công trình xây dựng
có vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài thường là thông qua các hoạt động
linh tế khác để thu hồi vốn.
-Trong cơ chế thị trường hiện nay, đồng vốn luôn vận động một cách năng
động và chịu sự chi phối của lợi nhuận, nơi nào có lợi nhuận cao, thời gian thu
hồi vốn nhanh thì sẽ được đầu tư nhiều và ngược lại. Vì thế, lĩnh vực kinh
doanh cơ sở hạ tầng kỹ thuật thờng được các nhà đầu tư ít quan tâm hơn là dịch
vụ kinh doanh buôn bán khác.
- Các công trình cơ sở hạ tầng mang tính xã hội hoá cao, có nhiều đặc tính
của hàng hoá công cộng. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng thì không chỉ có sự tham gia
của chính phủ mà còn có sự đóng góp của khu vực tư nhân, còn hàng hoá công
cộng về cơ bản do chính phủ cấp, chính phủ là người đứng ra bỏ vốn đầu tư xây
dựng mà chủ yếu là vốn từ ngân sách, tư nhân thì rất ít, đầu tư thì các công trình
này thường có vốn đầu tư hơn, thời gian thu hồi vốn chậm, thậm trí rất khó thu
hồi vốn.
- Hệ thống các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật mang tính kỹ thuật cao,
quy mô lớn nó không chỉ đáp ứng nhu cầu cuộc sống, sản xuất, dịch vụ, đời
sống con người trong hiện tại và cả trong tương lai nữa. Mặt khác thời gian tồn
tại của các công trình cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ là rất lâu dài. Vì thế những sai
lầm trong bố trí địa điểm, áp dụng công nghê sẽ đều phải trả giá rất đắt. Do đó,
yêu cầu khi xây dựng cơ sở hạ tầng bên cạnh việc áp dụng những thành tựu tiến
bộ của khoa học kỹ thuật, phải căn cứ vào quy hoạch phát triển vùng và dự kiến

9
đợc những biến động trong tương lai.
- Các công trình cơ sở hạ tầng trên phạm vị lãnh thổ có chức năng phục vụ
sản xuất và đời sống. Tuy vậy, nếu xét về bản chất kết quả hoạt động của các cơ
sở hạ tầng lại là từ dịch vụ chứ không phải là sản xuất vật chất cụ thể chẳng hạn
dịch vụ bu chính viễn thông, giáo dục đào tạo đây chính là điểm điểm phân biệt
giữa cơ sở hạ tầng với các ngành sản xuất vật chất khác.
Có thể chia cơ sở hạ tầng thành ba nhóm chủ yếu sau, gồm cơ sở hạ tầng kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng môi trường:
1.2.3.1.Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật: bao gồm các công trình và phương tiện là điều kiện
vật chất cho sản xuất và sinh hoạt của xã hội . Đó là công trình và phương tiện
của hệ thống giao thông vậntải, bưu chính viễn thông, cung cấp điện nước , chợ
và các trung tâm buôn bán
1.2.3.2.Cơ sở hạ tầng xã hội
Cơ sở hạ tầng xã hội: bao gồm các công trình và phương tiện là điều kiện
để duy trì và phát triển nguồn nhân lực một cách toàn diện và đảm bảo đời sống
tinh thần cho các thành viên trong xã hội. Đó là các công trình và phương tiện
của các cơ sở giáo dục đầo tạo, các cơ sở khám chữa bệnh, văn hoá văn nghệ,
thể dục thể thao, các cơ sở đảm bảo an ninh xã hội
1.2.3.3.Cơ sở hạ tầng môi trường
Cơ sở hạ tầng môi trường là toàn bộ hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ
cho việc bảo về, giữ gìn và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước và môi
trường sống của con người. Hệ thống này bao gồm các công trình phòng chống
thiên tai, các công trình bảo vệ đất đai, vùng biển và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
1.2.4. Vai trò của cơ sở hạ tầng tới việc phát triển kinh tế-xã hội
Vai trò của đầu tư phát triển CSHT được thể hiện qua các mặt sau:
10
• Quyết định sự tăng trưởng và phát triển nhanh của nền kinh tế nói chung

cũng như của các ngành, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh dịch vụ.
Giữa đầu tư và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ mật thiết với nhau, bởi
đầu tư là yếu tố quyết định trực tiếp đến tốc độ tăng trưởng. Khi quy mô kinh tế
đã lớn lên, để kinh tế tăng trưởng 1% đòi hỏi vốn đầu tư chẳng những nhiều hơn
về lượng tuyệt đối, mà còn phải lớn hơn về tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP .
CSHT cung cấp các dịch vụ cho toàn bộ nền kinh tế quốc dân, các yếu tố
đầu vào, đầu ra đảm bảo cho quy trình sản xuất và tái sản xuất của đất nước
được tiến hành một cách thường xuyên liên tục với quy mô ngày càng mở rộng.
Vì thế đầu tư cho CSHT sẽ là điều kiện hết sức căn bản để cho các ngành sản
xuất kinh doanh dịch vụ của đất nước nhanh chóng đi vào hiện đại hoá, trên cơ
sở đó làm tăng nhanh và liên tục năng suất lao động của từng ngành cũng như
năng suất lao động của toàn xã hội, giúp cho nền kinh tế nước ta sớm hoà nhập
với nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên thế giới.
• Tạo ra sự thay đổi căn bản trong cơ cấu kinh tế.
CSHT hiện đại là điều kiện cơ bản cho nhiều ngành nghề mới ra đời và
phát triển, đặc biệt trong hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ. Sự phát
triển của nông thôn nước ta trong những năm gần đây là một minh chứng rõ
ràng. Trước đây ở nông thôn, giao thông không phát triển, điện thiếu thốn, hệ
thống thông tin liên lạc lạc hậu nên mọi hoạt động sản xuất ở nông thôn chậm
phát triển. Những năm gần đây, nhờ đầu tư hiện đại hoá CSHT ở nông thôn sản
xuất nông nghiệp được thay đổi một cách toàn diện, làm cho cơ cấu nông nghiệp
trong GDP ngày càng giảm. Ngược lại tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch
vụ ngày càng tăng.
Về cơ cấu lãnh thổ, đầu tư CSHT có tác dụng giải quyết những mất cân
đối về phát triển giữa các vùng lãnh thổ, đưa những vùng kém phát triển thoát
khỏi tình trạng đói nghèo, phát huy tối đa những lợi thế so sánh về tài nguyên,
11
địa thế, kinh tế, chính trị của những vùng có khả năng phát triển nhanh, làm
bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển.
Như vậy chính sách đầu tư CSHT ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cơ cấu

kinh tế và đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy các ngành, các địa
phương trong nền kinh tế cần phải lập kế hoạch đầu tư dài hạn để phát triển
ngành, vùng đảm bảo sự phát triển cân đối tổng thể, đồng thời có kế hoạch ngắn
và trung hạn nhằm phát triển từng bước và điều chỉnh sự phù hợp với mục tiêu
đặt ra.
• Tạo ra sự phát triển đồng đều giữa các vùng trong nước
Nước ta có 7 vùng kinh tế lớn: Vùng trung du miền núi phía Bắc, Vùng
đồng bằng sông Hồng, Khu Bốn cũ, Duyên hải miền Trung, Tây Nguyên, Vùng
đồng bằng Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long. Những vùng có nhiều đô thị
lớn, có CSHT tốt thì phát triển nhanh, còn những vùng núi cao, vùng sâu, CSHT
lạc hậu thì chậm phát triển làm mất cân đối cơ cấu nền kinh tế của cả nước. Do
đó muốn giảm sự phát triển không đồng đều về KTXH giữa các vùng ở nước ta,
đặc biệt ở vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa thì chúng ta cần đầu tư cho CSHT.
Một hệ thống CSHT đồng bộ, hiện đại sẽ tạo điều kiện cho các vùng này khai
thác được tối đa tiềm năng và thế mạnh của mình, từ đó tạo ra sự phát triển đồng
đều giữa các vùng đó. Khi hệ thống CSHT phát triển cũng tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình sản xuất, cho việc giao lưu hàng hóa đi lại giữa các vùng. Các
công trình CSHT vừa mang ý nghĩa kinh tế là môi trường cho sản xuất phát
triển, vừa mang ý nghĩa chính trị làm cho bộ mặt đô thị văn minh hơn, hiện đại
hơn. Là nhịp cầu nối liền tình đoàn kết giữa các dân tộc, các vùng trong nước.
• Tạo điều kiện để thu hút nguồn vốn đầu tư từ bên ngoài
Đất nước muốn đi vào công nghiệp hoá, hiện đại hoá thì vấn đề quan trọng
trước hết là cần phải có vốn. Kinh tế nước ta còn chậm phát triển, NSNN còn rất
hạn hẹp do đó việc thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài là rất cần thiết. Trong những
năm trở lại đây có rất nhiều dự án đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Phần lớn
các dự án đó được đầu tư vào các thành phố lớn có CSHT tốt như Thành phố Hồ
12
Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng Muốn thu hút thành công vốn đầu tư nước ngoài
thì chúng ta cần phải tạo ra môi trường đầu tư trong đó CSHT là một nhân tố
quan trọng. Ở đây có mối quan hệ tác động qua lại, xây dựng và tạo ra CSHT tốt

để thu hút vốn đầu tư nước ngoài và sử dụng chính vốn đầu tư nước ngoài để
đầu tư xây dựng hệ thống CSHT, tạo động lực cho các ngành sản xuất vật chất
hoạt động có hiệu quả hơn.
• Tạo điều kiện để giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân từ
đó làm tăng nguồn tích luỹ cho nền kinh tế.
CSHT phát triển cho phép chúng ta tạo ra được nhiều cơ sở sản xuất vật
chất mới, tạo điều kiện cho việc giao lưu kinh tế, văn hoá giữa các khu vực góp
phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, đồng thời phân bổ nguồn
lao động hợp lý. Hơn nữa, sự xuất hiện của các cơ sở sản xuất kinh doanh dịch
vụ mới với công nghệ kỹ thuật cao nên sẽ hoạt động hiệu quả hơn mang lại
nhiều lợi nhuận hơn, mang lại thu nhập cao cho người lao động.
1.2.4.1.Nội dung đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Đầu tư phát triển CSHT bao gồm:
• Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật (gọi tắt là hạ tầng kỹ thuật)
Đầu tư cơ cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những bộ phận chủ yếu sau
đây:
- Hệ thống giao thông.
- Hệ thống cấp nước sạch và thoát nước thải.
- Hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải.
- Hệ thống lưới điện.
- Hệ thống bưu chính viễn thông.
- Các công viên cây xanh phục vụ vui chơi, giải trí và bảo vệ môi trường.
- Hệ thống đảm bảo ánh sáng văn hoá và an toàn giao thông đô thị: chiếu
sáng,
đèn tín hiệu, biển báo giao thông.
- Vận tải hành khách công cộng.
Ngoài ra có quan điểm còn tính đến cả các lĩnh vực nhà ở, hệ thống kho
tàng tập trung, các công trình và tổ chức phục vụ công cộng như tang lễ, y tế, cơ
sở xã hội,
13

phòng chữa cháy, phòng chống lụt bão, động đất
Như vậy, trong cơ cấu khu vực hạ tầng kỹ thuật bao gồm hai mảng lớn:
mảng thứ nhất là các công trình cơ sở vật chất có chức năng tạo điều kiện cho
toàn bộ hoạt động KTXH như đường giao thông, hệ thống cấp thoát nước, lưới
điện, Đây là những công trình được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu về dịch
vụ hàng hoá công cộng và có đặc điểm là chúng gắn liền với chức năng đảm bảo
điều kiện cho sự hoạt động bình thường của vùng dân cư. Mảng thứ hai của hạ
tầng kỹ thuật đô thị là các thiết chế tổ chức có chức năng vận hành các công
trình hạ tầng kỹ thuật hoặc cung ứng các sản phẩm hàng hoá công cộng. Đó là
các tổ chức con người được thành lập và hoạt động theo thể chế hiện hành.
Việc phân biệt hai mảng hạ tầng kỹ thuật như trên có ý nghĩa thực tiễn rất
lớn.
Đối với mảng thứ nhất là mảng các công trình hạ tầng kỹ thuật có tầm quan
trọng đặc biệt, đòi hỏi vốn đầu tư lớn, hiệu suất vốn thấp, khó tổ chức thu hồi
vốn
Nhà nước có trách nhiệm đầu tư và có kế hoạch đầu tư thống nhất, còn đối
với mảng thứ hai, tuỳ vào cơ chế quản lý, trình độ quản lý mà có phương thức
và hình thức tổ chức phù hợp.
• Đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội
Là đầu tư phát triển hệ thống công trình vật chất, đảm bảo cho việc nâng
cao trình độ dân trí, văn hoá tinh thần của dân cư, đồng thời cũng là điều kiện
chung cho quá trình tái sản xuất sức lao động và nâng cao trình độ lao động của
xã hội, hệ thống này bao gồm:
- Các cơ sở, thiết bị và công trình phục vụ cho giáo dục đào tạo, nghiên cứu
khoa học, ứng dụng và triển khai công nghệ.
- Các cơ sở y tế, bảo vệ sức khoẻ, bảo hiểm xã hội, nghỉ ngơi, tham quan
du lịch, các công trình phục vụ cho các hoạt động văn hoá xã hội, văn nghệ, thể
dục thể thao
• Đầu tư cơ sở hạ tầng môi trường
Là đầu tư phát triển hệ thống vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc bảo vệ, giữ

gìn và cải tạo môi trường sinh thái của đất nước và môi trường sống của con
người:
14
- Các công trình phòng chống thiên tai.
- Các công trình bảo vệ đất đai, rừng, biển và các nguồn tài nguyên thiên
nhiên.
- Hệ thống cung cấp, xử lý và tiêu thải nước sinh hoạt.
- Hệ thống xử lý chất thải công nghiệp
1.2.4.2.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả đầu tư phát triển cơ
sở hạ tầng
1.2.4.2.1.Các chỉ tiêu đánh giá kết quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
• Khối lượng vốn đầu tư thực hiện
Đó là tổng số tiền đã chi để tiến hành hoạt động của các công cuộc đầu tư
bao gồm: chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư, xây dựng nhà cửa cấu trúc hạ
tầng, mua sắm thiết bị máy móc để tiến hành các công tác xây dựng cơ bản và
chi phí khác theo quy định của thiết kế dự toán và được ghi trong dự án đầu tư
được duyệt.
• Tài sản cố định huy động tăng thêm
Tài sản cố định huy động là công trình hay hạng mục công trình, đối
tượng xây dựng có khả năng phát huy tác dụng độc lập (làm ra sản phẩm hàng
hoá, hoặc tiến hành các hoạt động dịch vụ cho xã hội được ghi trong dự án đầu
tư) đã kết thúc quá trình xây dựng, mua sắm, đã làm xong thủ tục nghiệm thu sử
dụng có thể đưa vào hoạt động được ngay.
Giá trị các tài sản được huy động được tính theo công thức sau:
F = Ivo – C
Trong đó:
Ivo là vốn đầu tư đã thực hiện của các đối tượng, hạng mục công trình đã
được huy động.
C là các chi phí không làm gia tăng tài sản cố định.
• Năng lực sản xuất và sản lượng sản phẩm tăng thêm

Năng lực sản xuất tăng thêm là khả năng đáp ứng nhu cầu xã hội của các
tài sản cố định đã được huy động, sử dụng để sản xuất ra sản phẩm hoặc tiến
hành các hoạt động dịch vụ theo quy định được ghi trong dự án đầu tư.
Sản lượng sản phẩm, dịch vụ là sản lượng các sản phẩm, dịch vụ chủ yếu
15
của dự án được làm ra trong kỳ. Chỉ tiêu này đánh giá khả năng chiếm lĩnh thị
trường và mức độ đáp ứng nhu cầu xã hội của sản phẩm, dịch vụ của dự án.
1.2.4.2.2.Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
Lợi ích KTXH của đầu tư là chênh lệch giữa các lợi ích mà nền KTXH thu
được so với đóng góp mà nền kinh tế và xã hội phải bỏ ra khi thực hiện đầu tư.
Những lợi ích mà xã hội thu được chính là sự đáp ứng của đầu tư với việc thực
hiện các mục tiêu chung của xã hội, của nền kinh tế. Những sự đóng góp này có
thể được xét mang tính chất định tính hoặc đo lường bằng cách tính toán định
lượng. Chi phí mà xã hội phải bỏ ra của dự án bao gồm toàn bộ các tài nguyên
thiên nhiên, của cải vật chất, sức lao động mà xã hội dành cho đầu tư thay vì sử
dụng các công việc khác trong tương lai.
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KTXH của dự án đầu tư xem xét ở tầm vĩ
mô:
- Giá trị gia tăng ròng ký hiệu là NVA
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả KTXH của dự án đầu tư. NVA là
mức chênh lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào (đầu vào chỉ tính chi phí vật
chất không tính chi phí về lao động).
NVA = O – (MI + I
v
)
Trong đó:
O: Giá trị đầu ra.
MI: Chi phí thường xuyên.
I
v

:Vốn đầu tư ban đầu.
- Chỉ tiêu lao động có việc làm của dự án: Được tính bằng số lao động trực
tiếp trong dự án cộng với số lao động tăng thêm của các dự án có liên quan trừ
đi số lao động bị mất tại các dự án.
- Mức tiết kiệm ngoại tệ: để tính chỉ tiêu này chúng ta phải tính được các
khoản thu chi ngoại tệ của dự án và các dự án liên đới, cùng với số ngoại tệ tiết
kiệm được do sản xuất thay thế hàng xuất khẩu, sau đó quy đồng tiền về cùng
mặt bằng thời gian để tính được số ngoại tệ do tiết kiệm từ dự án.
16
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư (những người có vốn hưởng
lợi tức, những người làm công ăn lương, Nhà nước thu thuế ). Chỉ tiêu này
phản ánh các tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc các vùng
lãnh thổ. Để xác định chỉ tiêu này, trước hết phải xác định được nhóm dân cư
hoặc vùng lãnh thổ được phân phối giá trị tăng thêm của dự án, tiếp đến xác
định được phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà nhóm dân cư hoặc vùng
lãnh thổ thu được. Cuối cùng tính chỉ tiêu tỷ lệ gia tăng của mỗi nhóm dân cư
hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt động
bình thường của dự án, so sánh tỷ lệ của các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ
với nhau sẽ thấy được tình hình phân phối giá trị gia tăng do dự án tạo ra giữa
các nhóm dân cư hoặc các vùng lãnh thổ trong nước.
- Các chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế: Chỉ tiêu này cho phép đánh giá
khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sản xuất ra trên thị trường quốc tế
ngoài ra còn có thể đánh giá những tác động khác của dự án như ảnh hưởng tới
môi trường, đến kết cấu hạ tầng
• Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả KTXH ở tầm vi mô:
- Mức đóng góp cho ngân sách
- Mức tiết kiệm ngoại tệ
- Số lao động có việc làm trực tiếp của dự án
- Mức tăng năng suất lao động của người lao động làm việc trong dự án
- Mức nâng cao trình độ kỹ thuật sản xuất, trình độ quản lý của cán bộ

17
CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ
HẠ TẦNG CỦA TỈNH SƠN LA GIAI ĐOẠN 2010-1013
2.1. Vốn và nguồn vốn sử dụng qua các năm
2.1.1. Huy động vốn
Tổng mức vốn đầu tư được giải ngân năm 2012 là 202,5 tỷ đồng, đạt 58%
kế hoạch. Vốn ngân sách tỉnh chi đầu tư xây dựng cơ bản tập trung và vốn hỗ trợ
có mục tiêu từ ngân sách T.Ư và vốn khác với tổng số dự án được ghi kế hoạch
là 910 dự án, số vốn đầu tư 1.571,9 tỷ đồng, đã giải ngân 923 tỷ đồng, đạt 58,7%
kế hoạch.
Trong đoa vốn của các chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng chủ yếu được
khai thác từ các nguồn: xây dựng cơ bản tập trung, vốn các chương trình mục
tiêu quốc gia, vốn hỗ trợ của bộ, ngành trung ương , vốn dân góp, vốn từ ngân
sách.
- Nguồn vốn Nhà nước cấp (ngân sách TW và ngân sách địa phương) được
đầu tư vào các công trình: giao thông, chợ, điện và trạm biến thế, bưu điện
trong tỉnh. Nguồn vốn tự có và nguồn vốn vay được đầu tư vào sản xuất kinh
doanh (vào cơ sở hạ tầng không đáng kể nên không xét đến). Vốn ngân sách
được đầu tư nhiều qua các chương trình phát triển kinh tế miền núi và chương
trình mục tiêu ( của TW và của tỉnh), trực tiếp qua ngân sách không nhiều chủ
yếu là dưới dạng hỗ trợ ( vật tư, máy móc, kỹ thuật, )
- Nguồn lực huy động của đồng bào trên địa bàn cũng đóng góp chiếm tỷ lệ
khá (nhất là trong việc xây dựng giao thông, thuỷ lợi và hệ thống trường học),
nhưng chủ yếu góp bằng ngày công lao động, tham gia sản xuất, xây dựng công
trình, giải phóng mặt bằng Uớc khoảng 35%.
- Các doanh nghiệp Nhà nước và tư nhân trên địa bàn tỉnh đóng góp một
phần nguồn lực giúp địa phương xây dựng trung tâm huyện, thị xã qua việc đầu
tư vốn, vật tư, máy móc, công lao động điển hình là tại huyện Sốp Cộp, Bộ đội
biên phòng đóng trên địa bàn đã đầu tư xây dựng cho 2 xã của huyện các công
18

trình hạ tầng kết hợp gồm trường học - trạm ytế - thuỷ điện. Đây là một đóng
góp đáng kể.
- Nguồn vốn ODA cũng góp phần không nhỏ đến việc phát triển của tỉnh,
nguồn vốn ODA dự kiến năm (2013-2019) là
1.016.300 (triệu đồng)
- Ngoài ra, 5 năm qua(2008-2013), Agribank Sơn La còn thực hiện cho vay
trên 1.500 tỷ đồng đầu tư xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi, công trình
giao thông, trường học, trạm y tế, công trình nước sinh hoạt, điện phục vụ cho
sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân khu vực nông thôn.
Với lượng vốn huy động như vậy, hầu hết các huyện đều có công trình
được đầu tư bước đầu sử dụng có hiệu quả, nhân dân huyện, xã đều tích cự thạm
gia xây dựng góp phần đảm bảo cung cấp đủ vốn cho công trình khởi công và
hoàn thiện.
2.1.2. Sử dụng vốn
Bên cạnh nhiệm vụ huy động vốn, nhiệm vụ quản lý và sử dụng vốn cũng
đã được quan tâm và cải thiện, đã có sự đổi mới trong quản lý điều hành, góp
phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đầu tư xây dựng, những hiện tượng
tiêu cực trong công tác xây dựng cơ bản được khắc phục dần, chất lượng công
trình cũng được tăng lên một bước.
*Đầu tư cơ sở hạ tầng được thực hịên bởi nhiều nguồn, các nguồn này
được sử dụng lồng ghép với nhau cùng hỗ trợ để đầu tư, đảm bảo cân đối đủ
vốn theo kế hoạch đề ra, tập trung được nguồn vốn, tạo hiệu quả đầu tư được
đồng bộ, dứt điểm các hạng mục, công trình.
Nguồn vốn cho đầu tư xây dựng các công trình, cơ sở hạ tầng được cân đối
vốn trên cơ sở lồng ghép các chương trình, dự án, các nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước, nguồn huy động trong dân và các thành phần kinh tế, nguồn chương trình
mục tiêu, vốn xây dựng cơ bản tập trung, đóng góp của dân,
Vốn được sử dụng “lồng ghép” nghĩa là những cụm xã khi xây dựng phải
đáp ứng nhiều nhiệm vụ khác nhau thì có nhiều chương trình dự án cùng được
triển khai như: chương trình 135 -chương trình phát triển kinh tế xã hội các xã

19
đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu, vùng xa; dự án định canh định cư; chương
trình nước sạch và vệ sinh môi trường; chương trình 747- dự án di dân tái định
cư thuỷ điện Sông Đà; chương trình 925- chương trình nước - môi trường -
đường giao thông nông thôn Do đó trên địa bàn sẽ có nhiều nguồn vốn của
các chương trình cùng đầu tư, trong một công trình cũng được đầu tư từ nhiều
nguồn. Các nguồn vốn này cùng phối hợp với nhau để đầu tư xây dựng các công
trình dứt điểm, được đầu tư hoàn chỉnh, toàn diện Cụ thể, vốn đầu tư cho năm
2013 và các năm tiếp theo được lồng ghép như sau:
TỔNG HỢP DANH MỤC TRÌNH CHO PHÉP LẬP CÁC DỰ ÁN NĂM
2013 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO VỐN ODA, VỐN HỖ TRỢ CỦA CÁC
BỘ - NGÀNH TRUNG ƯƠNG; LỒNG GHÉP CÁC NGUỒN VỐN
(Kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 14/3/2013 của HĐND tỉnh Sơn La)
STT
Danh mục
dự án
Chủ
đầu

Tờ
trình
của
Chủ
đầu

Địa
điểm
xây
dựng
Huyệ

n,
TP
Quy mô, nội
dung đầu tư
Thời
gian
KC -
HT
Dự
kiến
tổng
mức
ĐT
(triệu
đồng)
Dự kiến
nguồn
vốn
Ghi
chú
Tổng cộng
1.016.3
00
I
Các dự án
vận động
nguồn vốn
ODA, vốn
hỗ trợ của
các bộ,

ngành
Trung ương
(06 dự án)
476.05
0
1 Dự án Hệ
thống điện
khí hóa
nông thôn
cho 05 bản
thuộc xã
Xuân Nha
và xã
Chiềng Sơn
huyện Mộc
Châu
UBN
D
H.
Mộc
Châu
523
10/5/
2012

Xuân
Nha, Xã
Chiềng
Sơn
Xây dựng

đường dây 35
KV 10,1 Km;
Đường dây
0,4KV với 16,5
Km; Xây dựng
05 trạm với
tổng công xuất
483 KVA
2013 -
2014
22.000 Vận
động
nguồn
vốn
ODA và
đối ứng
từ
NSNN
Cho
phép
lập để
vận
động
nguồn
vốn,
chỉ
triển
khai
thực
hiện

khi vận
20
động
được
nguồn
vốn
2
Hệ thống
cấp nước
đông nam
thành phố
Công
ty
Cổ
phần
cấp
nước
Sơn
La
Thành
phố Sơn
La
18.000m
3
/ngày
đêm
2014 -
2019
315.00
0

Vận
động
nguồn
vốn
ODA và
đối ứng
từ
NSNN
3
Đầu tư xây
dựng trạm
quan trắc và
cảnh báo
phóng xạ
môi trường
tỉnh Sơn La
Sở
Khoa
học

Công
nghệ
29
16/02
/2012
Phường
Chiềng
Sinh,
Thành
phố

Thàn
h phố
Nhà 2 tầng 6
phòng; Hạng
mục phụ trợ:
nhà bảo vệ,
tường rào, hệ
thồng điện;
Thiết bị (Vốn
ODA)
2014 -
2016
21.500
ODA
Nhật
Bản và
đối ứng
NSNN
4
Nâng cấp
Trung tâm
nuôi dưỡng,
điều trị,
phục hồi
chức năng
bệnh nhân
tâm thần
TT
nuôi
dưỡn

g,
điều
trị,
phục
hồi
chức
năng
bệnh
nhân
tâm
thần
405
22/5/
2012
Phường
Chiềng
Cơi,
thành
phố Sơn
La
Thàn
h phố
Nâng cấp lên
200 giường
bệnh; Xây
dựng: Phòng tư
vấn sức khoẻ 1
tầng, Khoa
bệnh xá 1 tầng,
khoa phục hồi

hức năng nam
1 tầng, khoa
phục hồi chức
năng nữ 1 tầng,
khoa bệnh nhân
sa sút tinh thần
1 tầng, nhà tắm
xông hơi 1
tầng, khoa tiệt
trùng 1 tầng,
nhà tang lễ 1
tầng, nhà tập đa
năng 1 tầng;
Các hạng mục
phụ trợ: sán
cổng, tường
rào, đường nội
bộ, nhà gara,
kè; Xây dựng
hệ thống xử lý
chất thải rắn,
lỏng; thiết bị
2016 -
2018
61.000
NSNN,
nguồn
kinh phí
bảo đảm
xã hội

Bộ Lao
động
TBXH
5 Sửa chữa,
nâng cấp
Trung tâm
bảo trợ xã
hội tỉnh Sơn
Sở
Lao
động
TBX
H
375
16/5/
2012
Thành
phố Sơn
La
Thàn
h phố
Xây mới nhà
điều hành, hội
trường, khu nhà
ở cho người
tàng tật, khu
2014 -
2015
45.400 NSNN,
nguồn

kinh phí
bảo đảm
xã hội
21
La cơ sở 2
người cao tuổi,
nhà ăn, nhà bếp
nhà để xe ; sửa
chữa, cải tạo
nhà hội trường,
nhà ăn tập thể
Và các hạng
mục khác
Bộ Lao
động
TBXH
6
Xây dựng
công trình
Hồ chứa
nước Bản
Nà Ngụa, xã
Phỏng Lái,
huyện
Thuận Châu
UBN
D H
Thuậ
n
Châu

506
24/02
/2012
Bản Nà
Nghùa,
phỏng
Lái
Thuậ
n
Châu
12ha ruộng 2
vụ, cấp nước
sinh hoạt cho
200 nhân khẩu
2014 -
2015
11.150
Vân
động
nguồn
vốn
chương
trình
ứng phó
biến đổi
khí hậu
và các
nguồn
vốn
khác

II
Các dự án
lồng ghép
các nguồn
vốn (03 dự
án)
540.25
0
1
Dự án bảo
vệ và phát
triển rừng
trên địa bàn
tỉnh Sơn La
giai đoạn
2014-2015
và tầm nhìn
đến 2020
Ban
QLD
A
661
các
huyệ
n,
thành
phố
294
06/12
/2012

11
huyện,
thành
phố
Toàn
tỉnh
Trồng rừng:
23.529,4 ha,
khoanh nuối tái
sinh tự nhiên:
42.818 ha; Bảo
vệ rừng hiện
còn: 100.000
ha; Xây dựng
cơ sở hạ tầng
phục vụ bảo vệ
và phát triển
rừng
2014 -
2020
486.50
0
Chương
trình
bảo vệ
và phát
triển
rừng;
nguồn
vốn 30a;

vốn sự
nghiệp
kinh tế;
các
nguồn
vốn
khác
Theo
QĐ số
57/QĐ-
TTg
ngày
09/01/2
012
(không
bao
gồm
các địa
bàn
thuộc
ĐA
1460)
2
Dự án trồng
rừng phòng
hộ Thuỷ
điện Hoà
Bình
Ban
Quản


đề án
1460
tỉnh
03
28/01
/2013
Huyện
M. La;
M. Sơn;
M.
Châu;
P. Yên;
B. Yên
5
huyệ
n
thuộc
đề án
Trồng rừng:
3.150 ha;
2014 -
2015
47.250
Nguồn
vốn đề
án 1460;
nguồn
vốn 30a;
các

nguồn
vốn
khác
22
3
Dự án San
ruộng bậc
thang điểm
tái định cư
thủy lợi hồ
Suối Chiếu,
xã Mường
Thải, huyện
Phù Yên,
tỉnh Sơn La
UBN
D H
Phù
Yên
02
02/01
/2013
Phù Yên
Phù
Yên
San ruộng bậc
thang với quy
mô 16 ha
(trồng lúa 2 vụ)
2013 6.500

Nguồn
dự toán
chi và
vượt thu
NSTW
năm
2011 hỗ
trợ có
mục tiêu
năm
2012
cho tỉnh
Sơn La
Đã có
ý kiến
nhất trí
của TT
HĐND
tại CV
số
648/H
ĐND
ngày
16/11/2
012
Chương trình 135 giai đoạn II, năm 2008, Ban Dân tộc tỉnh với chức năng là
cơ quan thường trực đã phối hợp với các ngành liên quan và các huyện đã triển
khai thực hiện có hiệu quả chương trình 135 nhằm giảm bớt khó khăn, giúp
đồng bào các dân tộc Thái, Mông, Tày Dự án Phát triển cơ sở hạ tầng thiết
yếu, kế hoạch giao là 95,8 tỷ đồng. Nguồn vốn trên được các huyện thanh quyết

toán cho 69 công trình chuyển tiếp của năm 2007 là 15,768 tỷ đồng. Đầu tư xây
mới 96 công trình gồm: Giao thông: 32 công trình; Lớp học: 8 công trình; Công
trình phụ trợ trường học: 1 công trình; Nhà văn hoá: 12 công trình; Trạm y tế: 3
công trình; Nước sinh hoạt tập trung: 15 công trình; Nhà ở công vụ cho giáo
viên: 01 công trình; Thuỷ lợi: 7 công trình; Điện hạ thế: 17 công trình. Tuy niên,
đối với các bản đặc biệt khó khăn thuộc các xã khu vực II được giao nguồn vốn
30,6 tỷ đồng.
*Nguồn vốn ODA sử dụng cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng, phân bổ cho các
ngành một cách cân đối, hợp lý
Dưới đây là các dự án được thực hiện cho các công trình trong tỉnh năm
2013
23
DANH MỤC CHO PHÉP LẬP CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH, BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG NĂM 2013 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO DỰ KIẾN BẰNG
NGUỒN VỐN SỰ NGHIỆP KINH TẾ
(Kèm theo Nghị quyết số 40/NQ-HĐND ngày 14/3/2013 của HĐND tỉnh Sơn La)
STT
Danh mục
dự án
Chủ
đầu

Tờ
trình
của Chủ
đầu tư
Địa điểm
xây dựng
Huyện,
TP

Quy mô,
nội dung
đầu tư
Thời
gian
KC -
HT
Dự kiến
tổng mức
ĐT
(triệu
đồng)
Dự kiến
nguồn
vốn
Ghi
chú
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11
TỔNG
CỘNG
8.510
1
Quy hoạch
bảo vệ tài
nguyên
nước,
phòng,
chống và
khắc phục
hậu quả tác

hại do
nước gây
ra trên địa
bàn tỉnh
Sơn La
đến năm
2020, định
hướng đến
năm 2025
Sở
Tài
nguyên
và Môi
trường
210
19/10/20
12
Toàn tỉnh
Toàn
tỉnh
Quy hoạch
phân bổ tài
nguyên
nước; quy
hoạch bảo
vệ tài
nguyên
nước; quy
hoạch
phòng

chống và
khắc phục
hậu quả tác
hại do nước
gây ra
2013 -
2014
4.600
Sự
nghiệp
kinh tế
2 Điều chỉnh
bổ sung
quy hoạch
thủy điện
vừa và nhỏ
tỉnh Sơn
La giai
đoạn 2013
Sở
Công
thươn
g
07
08/01/20
13
Toàn tỉnh Toàn
tỉnh
Quy mô trên
địa bàn toàn

tỉnh; Điều
chỉnh QH
đã được phê
duyệt tại
QĐ số
244/QĐ-
2013 500 Sự
nghiệp
kinh tế
24

×