Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học Sự tư duy sáng tạo và áp dụng phương pháp sáng tạo SCAMPER trong quá trình phát triển windows của Microsoft

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (346.23 KB, 42 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC QUỐC TẾ HỒNG BÀNG

________________

Sự tư duy sáng tạo và áp dụng phương pháp
sáng tạo SCAMPER trong quá trình phát triển
windows của Microsoft.

Giảng viên hướng dẫn: GS.TSKH. Hoàng Kiếm
Học viên thực hiện: Trần Phan Phong Phú
Mã số: 136011009

11/2013

1


2

Mục lục

2


3
1. Giới thiệu

“Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với thời
đại và khơng gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị.”


Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ). Giáo sư chỉ
cầm một tờ báo đọc sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ báo,
nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa đốt tờ báo
và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.
Đó chính là sự sáng tạo. Thường thì sự sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo
bạo và khác thường. Khi gặp khó khăn, bạn dể trở thành một người khờ khạo. Có
một ranh giới thật nhỏ giữa việc có một suy nghĩ hết sức sáng tạo và việc hành
động như một người ngu xuẩn nhất trên đời. Vậy, đâu là địa ngục? hãy suy nghĩ
thật kỹ. Sáng tạo là một phần ko thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta, khỏi phải
chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng tạo mà những
người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó trong cuộc sống hằng
ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi… theo những cách khác với
thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo
những cách khơng bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khn mẫu hay
khơng? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử dụng
và duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu một vài
nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên một nền tảng
về thái độ hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát ý tưởng. Bạn sẽ hiểu
rõ vấn đề hơn nếu bạn có thể nghĩ một cách sáng tạo hơn, và bạn sẽ khái qt lên
được những ý tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi bạn áp dụng những nguyên tắc
về cách suy nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên, để có thể nghĩ ra một ý tưởng đuợc coi là
thực sự sáng tạo là một điều không đơn giản và cũng khơng dễ dàng. Do đó, bạn
càng hiểu biết về cách thức tư duy sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo
hơn bấy nhiêu.
Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng. Những gì ta biết chính là
những gì ta đã được học và đã trải nghiệm. Ý tưởng đều nằm trong đó cả. Tất cả
3



4

những gì ta phải làm chỉ là lấy chúng ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ không thể
bàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu ta mà không đề cập đến những quan
điểm và phương pháp trí tuệ thích hợp. Khơng có cách nào giúp ta có thể gợi nhớ
được mọi thứ. Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về một ý tưởng nhất định
nếu ta khơng phụ thuộc vào những nguồn kích thích sự sáng tạo khác nhau. Bộ óc
của chúng ta là những cơng cụ liên kết khơng giới hạn, chúng có thể chứa được
rất nhiều ý tưởng giống như chúng là những cơ sở dữ liệu chứa những ý tưởng.
2. Phân tích tư duy sáng tạo
2.1. Thế nào là sáng tạo.

Rất nhiều người bị lầm tưởng những việc làm khác người thì có nghĩa đó là sáng
tạo. Ví dụ thay vì đi bằng 2 chân, thì người đó đi bằng 2 tay và cho rằng đó là sáng
tạo. Hay như thay vì mặc sịp đỏ vào trong quần dài, thấy super man mặc sịp ra
ngồi quần dài – và nhiều người coi đó là sáng tạo, thay vì phải chăm sóc khách
hàng thật tốt thì họ chửi khách hàng thậm tệ hịng mong tạo sự khác biệt và coi đó
là sáng tạo,…
Sáng tạo là thứ nó ngay gần với cuộc sống của mình chứ chẳng cần phải nghĩ đâu
xa. Một đứa bé 1 tuổi chập chững biết đi, thay vì trước đó phải bò cũng được coi là
sáng tạo. Một cậu sinh viên nhà nghèo khơng có tiền đi du học, cậu ta tự tìm kiếm
học bổng để được đi cũng được gọi là sáng tạo,..
Vậy sáng tạo là gì?
Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có tính mới và tính có ích,
lưu ý là phải “có ích”, cịn việc tạo ra cái gì mới mà khơng có ích thì cũng khơng
được gọi là sáng tạo. Mới và có ích ở đây có nghĩa so với cái trước đó, cái sau phải
có lợi hơn, tiến bộ hơn cái trước.
Để đánh giá một hoạt động có phải là sáng tạo hay khơng, ta có thể áp dụng
chương trình 5 bước như sau:



Bước 1: Chọn hoạt động tiền thân (sản phẩm/dịch vụ trước đó)



Bước 2: So sánh hoạt động hiện tại với hoạt động tiền thân



Bước 3: Tìm tính mới của hoạt động hiện tại
4


5


Bước 4: Trả lời câu hỏi “tính mới có tác dụng gì? Trong phạm vi nào”



Bước 5: Kết luận

Có một chuyện vui thế này:
Trong một chuyến đi dự hội nghị tin học, 3 kỹ sư của hãng Apple và 3 kỹ sư của
hãng Microsoft gặp nhau tại ga tàu. Các kỹ sư của Microsoft rất ngạc nhiên khi
các kỹ sư của Apple chỉ mua 1 vé duy nhất, làm sao họ có thể qua mắt được đội
kiểm sốt vé gắt gao của tàu?
Khi người soát vé bước vào toa tàu, ba kỹ sư của Apple đồng loạt đứng lên đi vào
toilet. Hành động của họ khơng thốt khỏi 3 cặp mắt tò mò của các kỹ sư
Microsoft. Sau khi kiểm tra xong trong toa, người sốt vé tiến về phía toilet và gõ

cửa: “Cho kiểm tra vé!”. Một giọng nói ở trong vọng ra: “Thưa đây!” Và một chiếc
vé được luồn qua khe cửa. Người soát vé kiểm tra xong và bỏ đi. Các kỹ sư
Microsoft ồ lên ngạc nhiên trước “công nghệ” của Apple.
Và khi hội nghị kết thúc, 6 kỹ sư lại gặp nhau ở nhà ga. Như lần trước, các kỹ sư
Apple chỉ mua 1 vé, trong khi các kỹ sư Microsoft lại chẳng mua vé nào. Đến lượt
các kỹ sư Apple ngạc nhiên không hiểu làm sao ba người kia có thể thốt được.
Tương tự, 3 kỹ sư Apple lại chui vào toilet đóng cửa lại. Ngay lập tức, 1 trong 3 kỹ
sư Microsoft bước theo và giả giọng người sốt vé, rút ln chiếc vé vừa thò qua
khe cửa và cả 3 bọn họ chui tọt vào toilet bên cạnh.
Thật tuyệt vời vì trong bất kỳ hồn cảnh nào, người thành cơng ln là người biết
tiếp thu những ý tưởng của người khác và áp dụng một cách thật sáng tạo.
2.2. Khi nào cần sáng tạo

Trong quá trình nghiên cứu về lịch sử phát triển của các công ty ở Mỹ, Jim
Collins đặt ra câu hỏi: “Tại sao một số công ty đạt được bước nhảy vọt cịn các
cơng ty khác thì khơng?” Kết quả nghiên cứu từ hàng trăm công ty cho phép Jim
Collins rút ra lời cảnh báo “Tốt là kẻ thù của vĩ đại”. Lý lẽ của vấn đề là thông
thường con người có xu hướng ung dung khi mọi chuyện tiến triển tốt đẹp, nên
khơng nghĩ cách tìm ra những giải pháp tốt hơn và cũng vì vậy khơng thể tạo ra
5


6

được sự phát triển đột phá. Với cách nghĩ đó các công ty không thể theo kịp sự
thay đổi của thị trường và yêu cầu không ngừng nâng cao của xã hội, nên nhịp độ
phát triển sẽ chững lại và dần dần rớt lại phía sau.
Tất cả các giải pháp, cơng nghệ dù có thể được xem là tiên tiến ở một thời điểm
nào đó đều có thể trở nên lạc hậu qua thời gian. Điều đó thể hiện rõ nhất trong
thời đại hiện nay. Trong cuộc đua không khoan nhượng toàn cầu, người dừng lại

hoặc đi với tốc độ của ngày hôm qua sẽ bị rớt lại sau và đối diện với rủi ro bị loại
khỏi cuộc chơi. Thế nhưng trong thực tế con người luôn phải lựa chọn giữa một
trong hai hướng tiếp cận: nếu công việc vẫn đang tiến triển tốt thì đừng thay đổi
và thay đổi sao cho tốt hơn trước khi bị bỏ lại phía sau. Sự lựa chọn đó tạo ra sự
khác biệt giữa người dẫn đầu và kẻ theo đi. Đó là sự thật không thể chối cãi,
những cũng không phải dễ dàng chấp nhận để tự chuyển đổi khi bản thân thỏa
mãn với kết quả đạt được.
Chuyên gia hàng đầu thế giới về tư vấn quản trị Peter Drucker nhấn mạnh một
thực tế: “Người thắng cuộc trong nền kinh tế thế giới đầy cạnh tranh là những
công ty, tổ chức biết loại bỏ một cách có hệ thống những sản phẩm của chính
mính”. Một sự kiện rất tiêu biểu cho quan điểm trên đã diễn ra ở Tập đoàn
Samsung của Hàn Quốc vào năm 1995. Theo lệnh của chủ tịch Lee Kun Hee,
khoảng 2.000 nhân viên với dòng chữ “chất lượng là số 1” trên cánh tay đã tập
trung ở sân nhà máy. Họ được lệnh dùng búa đập và đốt toàn bộ 150.000 chiếc
điện thoại trị giá hàng chục triệu USD chỉ vì mẫu máy điện thoại đó gặp sự cố khi
ơng Lee tặng cho một số khách hàng. Chính với tinh thần quyết liệt đó mà
Samsung đã cho ra hàng loạt sản phẩm có chất lượng cao và vươn từ một cơng ty
quốc gia lên thành cơng ty có tầm cở quốc tế hàng đầu, vào top 10 thương hiệu giá
trị hàng đầu thế giới. Đúng như lời Picasso từng nói: “Mỗi hành động sáng tạo
trước tiên là hành động hủy diệt”
2.3. Ai có thể sáng tạo được?

Sáng tạo là gì: hầu như ai cũng biết và hiểu sự quan trọng của sáng tạo. Đặc biệt
trong cuộc sống hiện đại, khi máy vi tính và kỷ thuật cơ giới cáng đáng hầu hết
những công việc mà trước kia con người phải bỏ ra nhiều thời gian để hoàn
6


7


thành, thì những “lao động sáng tạo” mà máy móc không thể (hoặc chưa thể) thay
thế con người, sẽ tạo nên một giá trị rất khác biệt so với những công việc chỉ
thuần túy dựa vào kỹ năng kiến thức.
Sáng tạo có ý nghĩa rất lớn trong việc cải thiện các vấn đề thuộc đời sống hàng
ngày của chúng ta. Vì thế, sáng tạo khơng chỉ thu hút và trao đặc quyền dành
riêng cho một nhóm người nào đó, mà phải là, nên là, cho tất cả mọi người. Những
người sáng tạo và những người sẽ sáng tao: Ai cũng sáng tạo được, nếu bạn muốn
và thật sự tin rằng các ý tưởng đang ở quanh đây chỉ chờ bạn túm lấy nó. Chỉ cần
một lần mở khóa cho năng lực sáng tạo khai sinh, bạn chợt nhận ra rằng: bạn
được ban tặng một bộ óc sáng tạo tuyệt vời nhưng im ắng tự bấy lâu chỉ vì bạn đã
thiếu can đảm khơi dậy nó.
Tất cả chúng ta đều có khả năng sáng tạo tiềm ẩn, hiệu quả của nó tùy người, tùy
lúc có thể khác nhau vì chúng ta khác nhau bởi di truyền, bởi tác động của không
gian và thời gian, bởi ảnh hưởng của hoàn cảnh và môi trường xã hội nơi ta sống.
Sức sáng tạo của một nông dân nghèo thất học khi tự chế tạo ra một nơng cụ thì
sức sáng tạo đó khơng thua kém gì với bất kỳ một sức sáng tạo nào khác. Nếu
người nơng dân đó có được trình độ của một kỹ sư, một nhà khoa học thì sẽ như
thế nào? Và nếu bạn thực hiện một cú nhảy trong tư duy để khai phá tiềm năng
sáng tạo của chính mình thì cuộc sống của bạn sẽ thay đổi đến đâu?
Trước khi tìm hiểu các trình tự để tìm ra ý tưởng sáng tạo, vấn đề quan trọng nhất
là bạn phải can đảm. Nhận biết khả năng sáng tạo tiềm ẩn của mình, biết mình có
những ý tưởng muốn truyền đạt nhưng bạn sợ hãi vì lo lắng, quan tâm đến những
gì người khác nghỉ về mình thì khả năng sáng tạo của bạn sẽ bị thui chột. Cho dù
bạn có nghiên cứu, học hỏi rất nhiều, rất nhiều các kỹ năng, bí quyết sáng tạo nào
chăng nữa, thì nó cũng chẳng có ích gì. Nếu bạn khơng vượt qua được sự sợ hãi thì
bạn sẽ khơng bao giờ có được ý tưởng sáng tạo mà đáng lẽ ra bạn có khả năng
làm được.
Bạn phải ln biết rằng: Mọi người, ai ai cũng đều có quyền được sáng tạo và ai
cũng sáng tạo được. Chúng ta ln ln có khả năng tìm ra những ý tưởng khác,
khơng có ý tưởng nào là ý tưởng cuối cùng cả, ý tưởng nối tiếp ý tưởng và ý tưởng

mới có thể sẽ tốt hơn, phù hợp hơn mà thôi.

7


8

Thực ra, hiểm trở khó vượt qua nhất, chướng ngại đầu tiên trên con đường đi tìm
sáng tạo của bạn chính là sự lo lắng, quan tâm đến những gì người khác nghỉ về
mình. Chính nó đã bóp chết, tàn phá những ý tưởng sáng tạo của bạn ngay từ lúc
vừa mới manh nha. Đó là sự sợ hãi, có thể bạn đã không nhận biết: Bạn đã làm
việc chăm chỉ, rất muốn có những ý tưởng sáng tạo và đơi lúc dường như bạn có
được nó nhưng rồi bạn bng xi, chẳng thà chấp nhận mình là người kém cõi,
bình thường cịn hơn là phải nhìn thấy cái nhếch mép mĩa mai của một ai đó và
thế là nhà máy sáng tạo của bạn đóng cửa từ đây, có thể là vĩnh viễn.
Tại sao bạn lại phải lo lắng, quá quan tâm đến sự đánh giá của người khác đối với
mình? Chẳng có ai rổi hơi lập kế hoạch theo dõi, dị xét bạn cả. Họ có hàng ngàn
vấn đề của riêng họ cần phải giãi quyết đã là quá đủ đối với họ rồi. Có ai thật sự
quan tâm đánh giá bạn đâu?
Thi thoảng cũng có thể bạn gặp phải trêu chọc, cười chê nhưng đàng sau sự chế
giễu đó phần nhiều lại là sự nể nang, e sợ trước những sáng tạo, cho dù đó là sáng
tạo “điên rồ”. Bạn hãy thử nhớ lại xem, lúc bạn giễu cợt “sáng tạo” của ai đó, một
chút cảm phục và e sợ mới là cảm giác thật sự chứ khơng phải hồn tồn chỉ là sự
cười chê.
Có lẽ bạn cũng còn sợ, sợ tất cả mọi người sẽ cười bạn, sợ ý tưởng chưa tốt nên
công ty sẽ cho bạn nghỉ việc, sợ gia đình trách móc, sợ người yêu xấu hổ vì bạn nên
sẽ chia tay, sợ suốt đời phải mang tiêng là tên thất bại… Thế thì, bạn hãy sáng tạo
thật nhiều ý tưởng vào, bạn sẽ là “Bách khoa sáng tạo- Thiên tài ý tưởng”, bạn là
người dám chơi hết mình thì thất bại chỉ là cái đinh gỉ.
Bạn hãy làm điều mà người khác không dám làm: Tạo ra sự khác biệt, sáng tạo để

thay đổi, để đạt hạnh phúc. Bạn sẽ khác liền và bạn sẽ có những nụ cười, bạn sẽ
khơng cịn bận tâm người khác nghỉ gì về mình, chuyện vặt vãnh ! Bạn sẽ tự tin và
tự hào về bản thân hơn nữa.
Bạn đi câu, thường là chỉ tóm được những chú cá nhỏ. Nhưng cũng chính nhờ vậy,
bạn sẽ vui sướng hơn khi có được con cá lớn. Rồi một hơm, cầm chàng cá đặc biệt
trên tay, bạn sẽ có dịp tận hưởng niềm hạnh phúc đặc biệt. Hãy tự do, hãy là trẻ
thơ, hãy luôn tươi mới! Trẻ thơ chỉ đi tìm niềm vui và ln có được niềm vui. Trẻ
thơ không bị ai trêu ghẹo là gàn dỡ vì chúng khơng quan tâm đến sự gàn dỡ. Bạn
hãy như trẻ thơ, hãy can đảm vượt qua chướng ngại đầu tiên: sự lo lắng và xấu
8


9

hổ. Bằng khơng, bạn sẽ mãi mãi đứng ngồi nhìn vào khu vườn sáng tạo với ánh
mắt nghi ngại, e dè nhưng thèm muốn.
Tìm hiểu, thu thập và xác định vấn đề
Chúng ta hãy bắt đầu từ một điều mà mọi người đều nhất trí với nhau: “Nhận thức
vấn đề” là bước thứ nhất và là bước rất quan trọng trong chu trình của tất cả các
phương pháp sáng tạo từ trước đến nay. Các bạn có thể gọi giai đoạn đầu tiên này
là định nghĩa vấn đề, chuẩn bị vấn đề, phát biểu vấn đề, xác định vấn đề v.v…tùy
bạn. Nhưng tất cả cũng chỉ cùng chung một mục đích, như Einstein đã viết: “Việc
phát biểu vấn đề, nhiều khi cịn thiết yếu hơn giải pháp, vốn có thể chỉ là chuyện kỹ
năng toán học hoặc kỹ năng thực nghiệm. Muốn nêu lên những câu hỏi mới, vấn
đề mới, muốn nhìn vấn đề cũ dưới góc độ mới, ta phải có trí tưởng tượng sáng tạo
và tiến bộ thật sự”.
Hẳn nhiên là như thế, nhưng làm sao có thể có “tiến bộ thật sự” khi hầu hết chúng
ta đều được giáo dục chỉ đi tìm những giải pháp được gọi là đúng đắn? Làm sao có
được “trí tưởng tượng sáng tạo” khi chúng ta phải nghe theo rằng: “chỉ những sự
vật mới mẻ và có ích cho đời sống con người mới được thừa nhận là sáng tạo”?

Làm sao biết được sáng tạo nào là có ích, là có hại? Dựa vào đâu để phê phán một
ý tưởng là có và khơng có ý nghĩa?
Tại sao ta lại phải giới hạn sáng tạo bằng cách “tự giam cầm” mình lại chỉ vì
những chuẩn mực chi chi của một ai đó? Vậy ta có thể làm gì cho việc: Tìm hiểu,
thu thập và xác định vấn đề, giai đoạn thứ nhất và cũng là bước quan trong nhất
trong chu trình sáng tao?
Khơng cần phải dẫn chứng vì có q nhiều bằng chứng: Cuộc sống của chúng ta
hiện tại đang được thừa hưởng từ các “sáng tạo”, trong đó có những sáng tạo mà
xưa kia từng bị xem là những ý tưởng điên rồ, ngu ngốc, vơ tích sự…, thậm chí cịn
bị xử giảo bởi những “giáo sư khả kính và uyên bác”!
Vì thế, để cho nguồn cảm hứng sáng tạo không bị lụi tàn, bạn phải vượt qua và
chấm dứt sự e dè. Bạn hãy sẳn sàng biểu lộ và sáng tạo cho dù người ta sẽ thích nó
hay họ sẽ khơng thích nó: điều đó khơng thành vấn đề!
Sáng tạo của bạn, ý tưởng của bạn có thể sẽ là phù hợp, rất phù hợp hoặc chưa
phù hợp. Có thể bạn sẽ phải điều chỉnh sáng tạo của mình để bán hoặc sử dụng nó,
cũng có thể bạn phải tìm một ý tưởng khác, nhưng đó là việc “lựa chọn và đánh

9


10

giá” khi đã có được ý tưởng rồi, “xem xét” phải là bước sau cùng trong chu trình
sáng tạo.
Vì thế, trong bước đầu tiên của quá trình sáng tạo: Nhận định vấn đề, tìm hiểu và
thu thập dữ liệu, điều lưu ý quan trọng nhất là bạn hãy thật sự quên đi các lời giáo
huấn, các phương pháp, các kinh nghiệm, bất kỳ cái gì cho dù là của một ai. Bạn sẽ
tự do khi xóa đi ranh giới xấu- đẹp, đúng- sai, bạn sẽ không bị bỏ lỡ một dữ liệu
nào cả vì thành kiến, có thể đó sẽ là một dữ liệu tuyệt vời cho sáng tạo sau này.
Bạn không mơ tưởng sáng tạo của bạn sẽ là rất quan trọng, mọi người sẽ đứng

dậy và hoan hô thì đồng thời, cũng khơng vì lý do gì để bạn phải tự quy định cho
mình chỉ đi tìm cái đẹp, cái hữu ích. Thật buồn cười khi quy định sáng tạo phải là
những ý tưởng hữu ích. Làm sao biết được như thế nào là sáng tạo hữu ích? Vì có
rất nhiều ý tưởng bị xem là điên rồ, vơ dụng nay lại rất hữu ích và khơng thiếu
những việc làm gây tác hại cho nhiếu người, tác hại cho mơi trường sống, thậm
chí đe dọa cho sự sinh tồn của cả nhân loại nhưng vẫn được gọi là sáng tạo đó
thơi.
Vấn đề ở đây khơng phải là tranh luận, là định nghĩa cho đúng thế nào là sáng tạo,
mà là nhận biết để không tiếp tục lầm lẩn chạy theo những định kiến tẻ nhạt, buồn
chán như: phải mới, phải đẹp, phải đúng, phải hữu ích, phải, phải và phải phải
phải…
Sáng tạo không nhất thiết là những thành quả to lớn, phức tạp, kỳ lạ để cho mọi
người yêu quý, kính trọng và chiêm ngưỡng. Sáng tạo là đơn giản, sáng tạo là tự
nhiên, sáng tạo là tự do, sáng tạo là cảm hứng và ngược lại. Nó có thể có khi ta
làm mộc, làm gạch, ni trẻ, chơi thể thao, nấu ăn, thậm chí khi đánh bài, chơi cờ
và cả trong sinh hoạt tình dục nữa, có phải thế khơng?
Bạn hãy sáng tạo để có niềm vui sống. Dù sao chăng nữa, tính sáng tạo là một
trong những lý do giải thích sự tồn tại của bạn trên thế gian này. Do đó, bạn gạt
bỏ mọi thành kiến khi tiếp nhận, thu thập các thông tin để làm chất liệu cho sáng
tạo. Khơng có gì là hữu ích hay vô ích, chỉ là phù hợp hay không mà thơi, chuyện
đó, bạn hãy để qua một bên.
Bạn là nhà kinh doanh, vấn đề của bạn hiện nay là khách hàng chẳng hạn: Và để
có một giải pháp nào đó cho phù hợp thì việc trước tiên bạn làm là “thấu hiểu”
khách hàng, thật sự thấu hiểu, thật sự lắng nghe để thấu hiểu. Một khi đã thấu
10


11

hiểu kỷ càng, nắm được cái rắc rối của vấn đề thì các giải pháp, các hành động

tiếp theo nên làm thế nào, thế nào khơng cịn là chuyện q khó. Rõ ràng, mức độ
thấu hiểu khách hàng của bạn càng lớn thì cơ hội sáng tạo các giải pháp để nâng
cao kết quả kinh doanh của bạn càng nhiều.
Điểm mấu chốt là “thật sự”: Thật sự lắng nghe, lắng nghe với sụ thích thú, với sự
vơ tư khi tìm hiểu, chắc chắn bạn sẽ có sự nhận biết, sự thấu hiểu. Trong khi, nếu
lắng nghe với những định kiến đúng sai, đẹp xấu có sẵn, bạn chỉ sẽ chọn những ý
kiến mà bạn cho là hữu ích mà thơi. Làm sao mà biết được những dữ liệu tầm
thường vô dụng lại có thể kết hợp nên sáng tạo tuyệt vời. Bởi thế nó mới gọi là
sáng tạo!
Bởi thế nên những phương pháp sáng tạo được nhiều người ưa thích sử dụng đều
có yếu quyết “Khơng thành kiến”, yếu quyết “Vơ chiêu” này. Đó là: hãy sáng tạo như
trẻ thơ, hãy viết vẽ ra giấy tất cả suy nghỉ của mình-khơng chọn lựa, mũ xanh mũ
đỏ, thu thập ngẫu nhiên, đảo lộn vấn đề v.v…Nhưng chúng ta hầu như không thể
chú ý đúng mức về yếu quyết này, chạy theo cái gọi là “trí tuệ đám đơng” thì dễ
dàng hơn. Như thế này là đẹp, đẹp, đẹp. Như kia là hữu ích ích ích. Chúng ta e dè,
lo lắng, quan tâm về việc người khác phản ứng như thế nào nên chúng ta chỉ có
thể đi theo một khn mẫu định sẵn.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp nào gọi là hoàn hảo để khơi dậy khả năng
sáng tạo ẩn chứa trong mỗi con người. Tùy theo đặc tính của đối tượng làm việc
và môi trường tại chỗ mà mỗi cá nhân hay tập thể có thể tìm thấy các phương
pháp riêng thích hợp. Trong đó, giai đoạn tìm hiểu, thu thập và xác dịnh vấn đề là
then chốt nhất. Và để nhận thức vấn để cho đầy đủ, yếu quyết đầu tiên của cảm
hứng sáng tạo là Tự Do, can đảm phá bỏ mọi tư duy thành kiến, gầy dựng lại tâm
hồn sáng tạo đã có sẵn trong con người.
Hãy quan sát thiên nhiên, vì thiên nhiên là ông thầy vĩ đại nhất. Thiên nhiên luôn
dịch chuyển, tuôn chảy và lại tiếp tục dịch chuyển. Trong đó có vẻ đẹp sáng tạo lạ
thường của núi lửa, bão giông…. Hãy im lặng, đừng phê phán vì sợ hãi thì có thể
thấy được vẻ đẹp tuyệt vời dù là hãi hùng của nó.
Phê phán và Sáng tạo
Tất cả chúng ta đều mong muốn làm việc trong một môi trường sáng tạo, nơi mà

mọi hoạt động đều hướng tới một mục đích chung là tạo nên những kết nối mới,
11


12

nhằm phục vụ cho cuộc sống của chính chúng ta với một khơng khí thật "fresh &
fun".
Vì vậy, có một nguyên tắc chung mà tất cả mọi người đều biết: chúng ta tránh phê
phán, không quy kết. Nguyên tắc này đưa ra để mọi người có thể phát huy hết khả
năng, ý tưởng của mình mà khơng phải e dè hay lo sợ người khác chê cười.
Nếu chúng ta luôn phê phán một cách tiêu cực, bi quan với một thái độ xa lánh thì
hậu quả nào tất yếu sẽ xảy ra? Mọi người sẽ không thể sáng tạo nên cái mới,
khơng thể khuyến khích người khác phát huy hết khả năng của mình nếu lúc nào
họ cũng tìm cách bác bỏ những ý tưởng mới vì một vài lý do chủ quan.
Nhưng chúng ta có nên loại bỏ hồn tồn sự phê phán hay khơng? Câu trả lời thật
đáng ngạc nhiên. Phê phán không đáng chê như vậy, thậm chí, phê phán là một
giai đoạn khơng thể thiếu của sáng tạo.
Phê phán mang tính sáng tạo là gì?
Trước hết, chúng ta phải hiểu phê phán là gì. Theo tơi, phê phán chính là chỉ ra
những yếu tố, thành phần mang tính cũ, lạc hậu, tiêu cực hay tính “ì” trong hệ
thống. Như vậy, nó là một bước trong giai đoạn nhận thức vấn đề khi ta muốn giải
quyết một vấn đề gì đó một cách sáng tạo.
Thật vậy, khi gặp một vấn đề, việc đầu tiên chúng ta nên làm là phải hiểu bản chất
của vấn đề. Nếu ta coi vấn đề như một hệ thống thì, phê phán chính là cái nhìn
giúp chỉ ra đâu là thành phần gây bất ổn, đâu là cái làm cho chúng ta khơng đạt
được mục đích đề ra.
Làm thế nào để nhận thức vấn đề bằng phê phán?
Muốn tìm ra những yếu tố trì hỗn hệ thống, mọi người cần phải hiểu thật rõ hệ
thống mà chúng ta xem xét một cách bằng cách, sử dụng chính khái niệm của nó

để tìm hiểu nó. Nói một cách đơn giản, muốn giải một bài tốn hình học, chúng ta
khơng thể dùng khái niệm số âm, số dương hay số nguyên tố của đại số để suy nghĩ
được. Chúng ta phải dùng những khái niệm như đường thẳng, đoạn thẳng… để
tìm ra lời giải phải không các bạn. Khi đã phân biệt được từng yếu tố, đâu là giả
thiết, đâu là kết luận của bài tốn, chúng ta sẽ nhìn thấy ngay đâu là yếu tố gây
mất ổn định của hệ thống, để từ đó tìm cách giải quyết vấn đề.
Cũng giống như khi làm brainstorming, chúng ta phải ln nhớ rằng, mục đích
của chúng ta là giải quyết vấn đề một cách sáng tạo, vì vậy chúng ta phải nhìn
nhận những gì chưa tốt theo con mắt tích cực, nhằm hướng đến mục tiêu của sáng
12


13

tạo là tạo ra kết nối mới, có ích, có ý nghĩa đối với con người. Làm như vậy ta sẽ
không bị rơi vào trạng thái quy kết, phê phán một cách tiêu cực như đã nói lúc
đầu. Rõ ràng là, nếu ta có thái độ xa lánh những gì chưa tốt, ta không thể hiểu &
giải quyết được vấn đề, nói cách khác, ta sẽ khơng đạt được mục đích của sáng
tạo.
Ngồi ra, chúng ta cũng nên nhớ rằng, bên cạnh cái khơng tốt, cái tiêu cực của nó,
ta cũng có thể tìm ra những yếu tố có thể giúp ích cho chúng ta. Nghĩa là, sự phê
phán phải mang tính kế thừa. Chúng ta khơng đơn thuần loại bỏ cái cũ mà cịn học
tập, phát huy những gì hay, tiến bộ trong hệ thống, thậm chí trong chính yếu tố
gây cản trở hệ thống mà ta đang xem xét.
Tác dụng
Như mọi người đều biết, sáng tạo là tạo ra một cái gì đó mới, có ích, có ý nghĩa,
làm cho cuộc sống trở nên thoải mái, không bị gị ép. Khi chúng ta vạch rõ những
gì chưa tốt, những gì cịn xấu trong hệ thống, có nghĩa là chúng ta đã chỉ ra được,
đối tượng mà chúng ta cần thay đổi là gì. Và khi chúng ta loại bỏ yếu tố, thành
phần đó, chúng ta đã tạo ra được một hệ thống hồn tồn mới. Ở đó, tính lạc hậu,

tiêu cực đã bị loại bỏ, cái tiến bộ, cái mới đã được kế thừa.
Rõ ràng, trong hệ thống mới này, chúng ta lại có thể phát hiện ra những gì chưa
được để rồi cải tiến, sáng tạo thêm cho nó phục vụ tốt hơn cho cuộc sống con
người. Phê phán giúp ta có một cái nhìn khách quan, ln mong muốn tạo ra một
cái mới, tốt hơn, có ích hơn, tuyệt vời hơn. Nó giúp cho chúng ta ln sáng tạo một
cách khơng ngừng, vì bất kỳ hệ thống nào cũng có thể phát triển tốt hơn, giúp ích
cho con người nhiều hơn.
Đối với mỗi cá nhân, cái nhìn phê phán giúp cho chúng ta, khi nhìn nhận bất cứ
một vấn đề nào cũng có cái nhìn tồn diện, khơng chỉ nhìn vào những gì tốt đẹp
của nó mà cịn giúp ta chỉ ra những gì cần phải biến đổi, cần phải sáng tạo thêm.
Tóm lại
Cuộc sống là một chuỗi những thách thức, muốn chiến thắng, chúng ta phải vượt
qua những thách thức một cách sáng tạo. Việc trước tiên chúng ta cần làm là phải
hiểu bản chất của vấn đề mà ta đang đối mặt. Sau khi đã chỉ rõ bản chất của vấn
đề bằng con mắt phê phán, chúng ta bắt tay vào giải quyết vấn đề một cách sáng
tạo. Sau khi vấn đề được giải quyết, chắc chắn cuộc sống lại đặt ta vào một thách

13


14

thức mới. Và chúng ta? chúng ta luôn sẵn sàng cho sự khởi đầu mới, phải không
các bạn?
2.4. Chu kỳ của sự sáng tạo

Tính trì trệ là sự trống trải, là điều bí ẩn lớn mà từ đó sự sáng tạo hình thành và
biến mất. Khi chúng ta tiếp cận được tính trì trệ, chúng ta đã đến gần với tiềm
thức của mình. Đây là giai đoạn giống như hạt giống đợi nảy mầm trong bóng tối
(những gì chúng ta chưa biết) đến khi ra ngoài ánh sáng (khi đã có tri thức, hiểu

biết, sự sáng suốt).
Mặt tiêu cực của tính trì trệ xuất hiện khi do lười biếng và thờ ơ, chúng ta cho
phép bản thân bị mê hoặc, sống trong mê mẩn khơng thắc mắc gì cả, chấp nhận
mọi thứ như đó là chân lí, khơng muốn thay đổi và ln sống trong sợ hãi. Có thể
chúng ta là nơ lệ cho cơng việc vì mục đích kiếm tiền hay nhận thức được sự bảo
đảm từ đó. Chúng ta cũng chịu đựng những mối quan hệ nguy hiểm cũng vì những
lí do tương tự như trên.
Chúng ta cứ tiếp tục như vậy ngay cả khi chúng ta đã ngừng học hỏi và phát triển
bởi vì chúng ta e ngại khi phải tìm kiếm cái mới. Tất cả những gì chúng ta có thể
thấy được là thảm hoạ khi chúng ta xem xét những điều mình chưa biết. Có thể
chúng ta đưa ra một ý tưởng quảng cáo tuyệt vời, một phát minh mới hay đang
cân nhắc một công việc mới rồi chúng ta bày tỏ cho bạn bè và đồng nghiệp biết và
mọi người sẽ nói cho chúng ta biết tại sao lại không nên làm những điều đó. Chúng
ta lắng nghe sự phê bình của bản thân và của cả người khác để rồi mất đi động cơ
thúc đẩy sự ra đời cho ý tuởng mới đó.
Ln có lí do cho việc khơng làm gì đó. Đây giống như cuộc sống trong vùng nguy
hiểm. Chúng ta bị thuyết phục bởi tiếng nói chỉ trích trong thâm tâm và cái tôi tiêu
cực - giống như một dải băng kéo dài vơ tận, nó nhắc nhở chúng ta ba điều “một
điều gì đó khơng ổn“ (tạo ra sự lo ngại), ”không phải thế này “(gây nên sự giận dữ)
và “như thế chưa đủ“ (gây nên sự buồn bã). Ba điều này giống như sự tổn thương,
tách chúng ta ra khỏi những điều kì diệu và khiến tinh thần của con người ngủ
yên.
Cái tôi này khiến chúng ta tin tưởng một cách nhầm lẫn rằng đó là đặc tính của
những nhà lãnh đạo cao cấp trong khi nó thuộc về lĩnh vực quản lí dữ liệu. Khi bạn
14


15

ở trọng tình trạng trì trệ là bạn đang tiến tới khoảng trống mà một số được gọi là:

sự yên lặng đầy ý nghĩa. Đây là nguồn lực không rõ ràng của tiềm năng thuần tuý
của chúng ta.Hãy đi sâu vào lĩnh vực của sự yên lặng. Sự ngẫm nghĩ sẽ dẫn dắt bạn
đến đó giống như thời điểm của tự nhiên vậy. Nghiên cứu khoảng trống và bạn sẽ
sớm nghe thấy lời thì thầm từ đáy lịng mình tiếp thêm sức mạnh cho những mơ
ước.
Sự mô phỏng
Giống như hạt mầm nảy nở trong bóng tối, chúng ta bị khuấy động ra khỏi trạng
thái ngủ yên khi ai đó hay điều gì đó truyền cảm hứng cho ta học hỏi và phát triển.
Đầu tiên chúng ta học hỏi thế giới xung quanh từ bố mẹ, thầy cô giáo, những
người anh hùng và các phương tiện truyền thông. Sự mô phỏng là một phần quan
trong đối với quá trình phát triển của chúng ta. Chúng ta học hỏi từ những bậc
thầy trong lĩnh vực kinh doanh, nghệ thuật, triết học hay khoa học .
Nếu như chúng ta thích ý tưởng của ai đó chúng ta thường mơ phỏng theo. Đơi khi
chúng ta mô phỏng bản thân trong một trạng thái tồn tại. Mô phỏng là một giai
đoạn quan trọng cho phép chúng ta phát triển các ý tưởng một cách thận trọng
nhất. Từ các giáo viên đầy trí tuệ của mình tôi đã học được rằng mọi nơi chốn, mọi
con người, mọi tình huống trong cuộc sống của chúng ta đều dạy chúng ta một
điều gì đó.Khi bài học kết thúc, sự việc sẽ được giải quyết. Những hình thức tồn tại
và kết cấu bị phá huỷ khi chúng đã đạt được mục đích của mình.
Nhận thức được điều này giúp tôi vượt qua quá khứ, rũ bỏ mọi sự lưu luyến. Đức
phật đã dạy rằng nguồn gốc của mọi khổ đau đều do sự lưu luyến mà ra. Ngài
cũng dạy rằng phải biết đặt câu hỏi cho mọi thứ trên đời. Điều naỳ sẽ dẫn chúng ta
đến giai đoạn thứ ba trong chu trình của sự sáng tạo: khả năng trực giác.
Khả năng trực giác là thời điểm lộn xộn và hầu hết thì đây là giai đoạn của sự lo
ngại .Bản thân từ này đã cho thấy một tình trạng lộn xộn. chúng ta đã đọc về sự
lộn xộn ở khắp mọi nơi. Khơng ai trong chúng ta thốt khỏi những thay đổi đầy
kịch tích xảy ra ở mọi mức độ của sự tồn tại. Chúng ta cảm thấy mệt mỏi với
những công việc nguy hiểm, chúng ta mất một khách hàng quan trọng, một mối
quan hệ vừa mới chấm dứt, một giao dịch tài chính bị thất bại..vân vân. Khi chính
quyền, trường học ,gia đình và các tổ chức tài chính khơng cịn sự liên kết, chúng

ta được kêu gọi để đưa ra các giải pháp mới.
15


16

Hãy nhớ rằng chúng ta tạo ra những hệ thống này đầu tiên và chúng ta có thể
thay đổi chúng. Đây là khoảng thời gian mà chúng ta kiểm soát mọi thứ bất chấp
nỗi lo ngại. Những hình thức cũ nên được xoá bỏ để nhường chỗ cho những điều
mới mẻ hơn. Đây là thời điểm để tiến sâu hơn, quên những gì đã thuộc về quá khứ
và tiến hành những công việc sâu hơn. Thức tỉnh và phá vỡ những kìm kép lệ
thường và vượt ra khỏi sự che chở khơng cần thiết ở bên ngồi.
Thay vì lo sợ những gì khơng biết, bạn có thể học cách tin tưởng trực giác của
mình và hãy để nó dẫn bạn qua những khó khăn. Xét về mặt sinh học thì cơ thể
chúng ta không phân biệt được sự khác nhau giữa lo lắng và hồi hộp. Bạn có thể
biến nỗi lo sợ của mình thành hồi hộp và sử dụng trực giác để làm sáng tỏ những
bí ẩn. Những nguời thần bí ln nói rằng câu trả lời ở bên trong chúng ta. Đẻ vượt
qua sự sợ hãi tôi thường lặp đi lặp lại câu “tôi được dẫn dắt một cách tuyệt vời”
hoặc là tự hỏi “cơ hội tiếp theo là gì?“
Theo kiểu mẫu cũ chúng ta được dạy dỗ rằng phải biết hồ nghi trực giác và tôn
thờ logic cũng như sự kiểm sốt. Khơng chỉ có vậy chúng ta cịn được dạy phải làm
theo những gì mà hệ thống giáo dục đã huớng dẫn để làm những công nhân tốt
trong nền kinh tế đầy những khói bụi. Thậm chí chúng ta cịn bị phạt khi mơ mộng
ở trường. Chúng ta không được dạy để phát triển khả năng sáng tạo, chúng ta
được dạy để tránh xa nó.
Chính điều này đã lấy mất sự can đảm và lòng kiên trì của chúng ta để điều khiển
và tin vào trực giác của mình.
Do đó nếu bạn muốn sáng tạo hãy lắng nghe trực giác của mình, nhớ rằng bạn là
ai, hỏi bản thân ”tại sao mình có mặt trên trái đất này“, “Mục đích và ý nghĩa cơng
việc của mình?”, “chỗ của mình ở đâu, mình muốn làm gì ?” Những câu hỏi này

giúp bạn xác định rõ mục tiêu của mình, điều mà tơi tin rằng là ánh sáng dẫn
đường, nền tảng cho tất cả những gì chúng ta đã lựa chọn cho những điều chúng
ta sáng tạo. Khi chúng ta gắn với những gì tự nhiên phù hợp với mình, cơng việc
của chúng ta sẽ đảm nhận chất lượng của cuộc chơi và đó là cuộc chơi thúc đẩy sự
sáng tạo.
Do đó hãy lắng nghe trực giác của bạn
Tôi hay chú ý tới các thông điệp, từ ngữ, các câu chuyện, hình ảnh gây ấn tượng
với tơi và tôi tự hỏi bản thân xem ý nghĩa nào mà sự đồng bộ này mang đến cho
16


17

tôi. Vũ trụ giao tiếp với chúng ta thông qua yếu tố con người, nơi chốn hay các tình
huống. Những người thần bí ln nói rằng giữa chúng ta có mối liên hệ.
Hiện nay thông qua mạng internet chúng ta đã chứng minh điều này là đúng, đây
là một trong những lí do mà tạp chí Wired gọi là “nền kinh tế mạng“. Mỗi một kết
nối của mạng lưới tạo ra sự đồng bộ ,giữ tiềm năng cho những cơ hơi mới của
chúng ta. Tất cả những gì chúng ta cần làm là hãy tỉnh táo với các khả năng có thể
xảy ra.
Bạn phát triển trực giác của mình như thế nào? hãy chú ý tới cảm giác khi có tín
hiệu của ý tuởng hay là sự thơi thúc. Phản ứng chính của bạn là gì hay đâu là câu
trả lời của trái tim ? bạn có cảm thấy thoải mái và rộng mở khơng? hay là thu hẹp
mình lại? Sự chọn lựa của bạn có đem lại sự vui mừng và n bình cho bạn mà
người khác khơng? Tiếng nói từ sâu thẳm tâm hồn hay trong tinh thần chúng ta
luôn dựa trên sự đam mê. Để củng cố mối liên hệ của mình với trực giác, đầu tiên
bạn hãy hành động từ những việc nhỏ nhất mà bạn có thể kiểm tra ngay kết quả.
Hãy thử nghiệm các ý tưởng với logic, điều này sẽ đem đến cho bạn sự tự tin.
Bạn nên cố gắng xác định số lượng thư điện tử đang đợi bạn hoặc là thang máy
nào sẽ đến đầu tiên. Những người theo học thuyết Freud thường tung đồng xu để

có quyết định. Vấn đề không phải là đồng xu rơi như thế nào mà là phản ứng của
mọi người với nó khi nó hướng dẫn cho sự lựa chọn của mọi người.
Tôi thường xuyên sử dụng trực giác để đốn xem điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Điều
này thường giúp tôi làm những việc có vẻ khơng hợp lí như đi dạo trong khi đáng
lẽ tôi phải làm việc hoặc là diệt cỏ dại trong vườn khi tơi đang ở giữa hạn chót của
cơng việc. Bằng cách cho đầu óc nghỉ ngơi và phát triển từ từ, tơi làm cho các
dịng chảy ý tưởng cung cấp cho mình những giải pháp mà tơi cần. Kết quả là công
việc của tôi trôi chảy và thỏai mái hơn. Hãy để ý tới điều gì đã làm cho ngọn lửa
trong bạn cháy sáng hơn.
Chú ý tới thế giới xung quanh bạn. Trực giác đem đến cho bạn khả năng để tiếp
cận được các ý tưởng và giải pháp một cách nhanh chóng.Trong nền kinh tế mới
khi việc kinh doanh được hình thành và đi vào hoạt động chỉ trong 30 ngày ,thì xã
hội khơng thể có thời gian cho những phân tích dài dịng. Đưa ra được quyết định
trong lĩnh vực kinh doanh cần có sự nắm vững trực giác.Trực giác hỗ trợ chúng ta

17


18

đạt kết quả cao nhất với nỗ lực thấp nhất - điều mà Carlos Castanneda trong loạt
tác phẩm về Don Juan gọi là “sự lịch lãm“
Tưởng tượng
Trí tuởng tuợng và óc sáng tạo đưa chúng ta tới mức độ nhận thức tiếp theo. Từ
sự tan rã sẽ xuất hiện nghệ thuật của sáng tạo và các kết cấu và hình thức mới, chỉ
có lúc này chúng mới là của bạn. Đây là thời điểm để hoà nhập tinh thần và vật
chất.
Trực giác và trí tưởng tượng đưa chúng ta tới suy nghĩ mới mẻ, từ đó chúng ta có
thể xoay sở để suy nghĩ sáng tạo. Chúng ta đang ở quá trình sáng tạo một cách
thức làm việc mới: một người được ni dưỡng, học tập, có ý nghĩa, thực hiện và

có liên kết với nhân loại cũng như trái đất. Cách thức này bao gồm các giá trị tinh
tế của trực giác, sự lộn xộn, sự thống nhất sự đầy đủ và cân bằng.
Chúng ta đang nghiên cứu để trở thành và đi cùng với chu trình của dịng chảy
sáng tạo. Cơng việc thay đổi từ cảm giác có sự lo lắng, thụ động cho đến sự thể
hiện óc sáng tạo và tầm nhìn. Thơng qua cơng việc sáng tạo chúng ta tìm thấy ý
nghĩa, mục đích và sự thực hiện.
Sự sáng tạo ở nơi làm việc cần được chăm sóc và ni dưỡng để có thể phát triển
mạnh . Điều này có nghĩa là tạo nên nền tảng tin tuởng và có tự do để bày tỏ
những ý kiến mới mà không bị coi là nực cười , khơng có chỗ cho những sai lầm và
phát triển khả năng nắm lấy cơ hội ở những nơi không thể ngờ tới . Rất nhiều
phát minh mà bây giờ được coi như những thứ bình thuờng ,giống như máy 3M
post-it -note đều bắt đầu từ những ‘sai lầm ‘của chúng ta.
Cơng việc khơng tách ra khỏi trí tưởng tuợng và sáng tạo nữa mà cùng với trí
tửơng tượng nó tạo ra các nghệ sĩ,các nhà thơ ,các nhà có tầm nhìn xa trơng rộng
hay những người bí ẩn .Từ đây chúng ta đang thực sự sống , có liên hệ với tâm
trí,thể xác , trái tim và tâm hồn .Chúng ta vượt qua sự sợ hãi ,tức giận và buồn rầu
trong khu vực nguy hiểm mà trởnên vui vẻ .Công việc trở thành niềm vui .Trí
tưởng tuợng có liên quan tới việc giúp trực giác được hình thành thơng qua óc
sáng tạo , điều đơn giản chỉ là hành động tạo ra một cái mới .
Ĩc sáng tạo ni dưỡng và làm mới chúng ta . Đó cũng là một biểu hiện của sự
đam mê ,khi chúng ta sáng tạo từ sự đam mê chúng ta sẽ có chỗ cho những” sai
lầm “.Ĩc sáng tạo chính là món q của chúng ta cho xã hội.

18


19

Hãy kết hợp chặt chẽ những đặc trưng của người nghệ sĩ trong công việc của bạn,
hãy dành cho bản thân bạn nhưng cơ hội để mơ ước , để có những suy nghĩ vơ

hạn ,Chính những suy nghĩ này tạo ra trí tưởng tuợng ,làm tăng khả năng sáng
tạo và mở rộng các tiềm năng khác. Những tiềm năng mở rộng nối bạn với một
tầm nhìn lớn hơn và những tiềm năng vô tận.
Các hoạt động sáng tạo năng cao sức mạnh trí óc của chúng ta ,bẻ gãy trực giác
bằng logic. Khi Winson Churchill không lãnh đạo nước Anh , ông đã về vùng nông
thôn để vẽ tranh .Khoa học đã chỉ ra rằng óc sáng tạo thực sự phát triển khi các
nơron kết hợp với bộ não của chúng ta .
Trong giai đoạn nhận thức, công viêc mang ý nghĩa và có tính ni duỡng. Mục
tiêu tập trung vào sự tự do sáng tạo, học tập thống nhất và tạo ra các kế hoạch
của riêng bạn. Công việc sinh ra năng lượng hơn là một vấn đề cần giải quyết, nó
là một bí mật cần được tiết lộ. Công việc thay đổi từ người thắng - người thua
sang việc chiến thắng dành cho cả ba phía : cả ban,cả tôi và cả xã hội
Nguồn cảm hứng
Mức độ thứ 5 của chu trình sáng tạo là sự cảm hứng. Tiếng nói phê bình từ bên
trong rất nhẹ nhàng. Những suy nghĩ có ý thức ngừng hoạt động. Đây là tiềm năng
đơn thuần, là khoảng trống giữa các ngôn từ. Đó là sự kì diệu của sáng tạo khi ta
đánh mất mình trong một thời khắc lớn lao. Suy nghĩ và thời gian đều biến mất.
Chúng ta với óc sáng tạo là một. Chúng ta thức tỉnh hoàn toàn với tinh thần, năng
lựợng tràn đầy và hồn tịan liên kết với năng lượng của cuộc sống với một trạng
thái ngây ngất. Một số người gọi đó là: “vùng”. Ơng Eliot đã miêu tả nó như là
“điểm dừng trong thế giới chuyển động”. Đó là Siva trong vũ điệu của cuộc sống,
bạn là 1 phần trong vũ điệu hài hoà đó.
Khi chúng ta có liên hệ với mục đích của mình, chúng ta có liên hệ với sức mạnh sức mạnh để đam mê, tin tuởng và gây cảm hứng cho ngừơi khác để tạo thành
một nhóm. Sức mạnh khơng chỉ đến từ lời nói mà cịn là sự đam mê. Đó là năng
lượng lơi cuốn và động viên. Sáng tạo là quá trình đưa bạn từ trạng thái trì trệ
cho tới trạng thái sáng tạo cảm hứng.
Nó xảy ra khi chúng ta gắn liền tinh thần của mình trong q trình thể hiện sự
sáng tạo, nó có thể liên quan tới âm nhạc, nghệ thuật, khiêu vũ, thiết kế hay thực
hiện những đổi mới. Nắm vững chu trình này sẽ giúp bạn hiểu biết và nhận thức rõ
19



20

ràng các bước tiếp theo vì nó thật sự là một phần của sự tiến hố theo hình xoắn
ốc.
2.5. Đổi mới và có tư duy sáng tạo

Đổi mới tư duy.
Trong bối cảnh sự cạnh tranh diễn ra ngày càng mạnh mẽ, có 4 yếu tố để nhà sản
xuất, chủ doanh nghiệp tính đến: Giá thành, tính năng sản phẩm, cơng nghệ sản
xuất - quản lý và thiết kế sản phẩm. Tại những nước công nghiệp phát triển, thế
mạnh của họ là sản xuất hàng hóa với số lượng lớn, chất lượng cao, trong khi
trình độ về sản xuất hàng hóa và quản lý ở VN cịn ở mức thấp. Vì vậy, theo các
chuyên gia, trong bốn yếu tố của lĩnh vực cạnh tranh sản phẩm, VN nên đầu tư vào
việc thiết kế để đem lại giá trị cao nhất.
Đội ngũ những người làm thiết kế cơng nghiệp có vai trị không nhỏ trong việc tạo
nên diện mạo của nền kinh tế. Tuy nhiên, theo ông Hồ Trọng Minh (ĐH Mỹ thuật
VN), đội ngũ này còn nặng về tư duy làm theo cái có sẵn mà chưa chủ động sáng
tạo cái mới. Có thể nhìn thấy điều này trong các thiết kế ở ngành điện, cơ khí gia
dụng, sản xuất đồ gồm sứ, thiết kế quảng cáo...
Các thiết kế của VN ít được biết đến là những sản phẩm đẹp mắt, hấp dẫn. Chủ
doanh nghiệp chưa có sự hiểu biết đầy đủ về tầm quan trọng của việc xây dựng
thương hiệu, chiến lược phát triển sản phẩm... nên chưa có sự đầu tư đúng mức
vào nghiên cứu thiết kế. Trong hoàn cảnh việc sản xuất công nghiệp quốc tế đã
tiến tới chuyên nghiệp, để đáp ứng các nhu cầu về kiểu dáng, thiết kế thì đội ngũ
nhân lực ngành thiết kế của VN cần có sự thay đổi mạnh mẽ.
Nâng thời lượng thực hành trong đào tạo.
Ngành thiết kế đã có sự gia tăng nhân lực cả về số lượng và chất lượng thời gian
qua. Đến nay, số lượng cơ sở đào tạo của ngành thiết kế mỹ thuật đã tăng nhiều

lần, cả trong lĩnh vực công lập và dân lập, ĐH, CĐ và các trung tâm đào tạo nghề.
Nhân lực được đào tạo hàng năm cho ngành thiết kế công nghiệp ước tính mỗi
năm có khoảng 1.500 người tốt nghiệp. Tuy nhiên, công tác đào tạo nhân lực
ngành này vẫn còn nhiều hạn chế.
Việc đào tạo dù cơ bản, nhưng thiếu cập nhật những tiến bộ của khoa học công
nghệ. Chương trình giảng dạy vẫn cịn nặng về lý thuyết. Trong thời gian đào tạo 5

20


21

năm cho bậc ĐH và 3 năm cho bậc CĐ thì thời gian học lý thuyết, đại cương chiếm
2/5 thời lượng học tập. Việc đào tạo chưa nhấn mạnh vào tư duy thiết kế và kỹ
năng thực hành. Một hạn chế nữa là chưa có sự liên kết giữa doanh nghiệp sản
xuất ứng dụng và cơ sở đào tạo. Theo nhà thiết kế Lê Quý Hải - Giảng viên ĐH Mỹ
thuật cơng nghiệp Hà Nội - tại các nước có ngành thiết kế phát triển, mối quan hệ
giữa doanh nghiệp và cơ sở đào tạo là hết sức mật thiết.
Tại VN, do chưa có sự gắn kết nên nhiều doanh nghiệp phải đi th cơng ty nước
ngồi thiết kế mẫu mã sản phẩm. Để nâng cao năng lực ngành thiết kế, cần có sự
đột phá trong tư duy, thốt ra ngồi khn khổ như trước. Muốn vậy, ơng Hồ
Trọng Minh cho rằng các cơ sở đào tạo cần đào tạo theo phương pháp kết hợp liên
ngành, kết hợp giữa thiết kế mỹ thuật với nghiên cứu hiện tượng thiên nhiên...
2.6. Năm cấp độ tư duy sáng tạo

Doanh nghiệp nào cũng muốn đội ngũ nhân viên của mình biết làm việc sáng tạo.
Bản thân các nhân viên cũng hiểu là nếu phát huy được tính sáng tạo trong cơng
việc thì họ sẽ thăng tiến trong nghề nghiệp, được sự thừa nhận của doanh nghiệp
và xã hội.
Nhưng khi đề cập chi tiết hơn thì khái niệm “tư duy sáng tạo” thường chỉ được

nhiều người quan niệm đại khái, chung chung. Theo các chuyên gia về rèn luyện
khả năng sáng tạo của con người, năng lực tư duy sáng tạo được thể hiện qua ít
nhất năm cấp độ dưới đây.

21


22

2.6.1.“Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới” là cấp độ thấp nhất

(cấp độ 5), tương ứng với khi người nhân viên biết:
• Vui vẻ đón nhận ý tưởng mới.
• Xem xét lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp có thể có.
• Nhận ra lúc nào cần một cách tiếp cận mới, tham khảo thông tin để hướng
về cách tiếp cận mới.
2.6.2.“Thay đổi các cách tiếp cận hiện có” là cấp độ cao hơn (cấp độ 4),

xuất hiện khi các nhân viên biết:
• Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có.
• Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu cầu.
• Nhận diện được các giải pháp khác nhau dựa vào những gì đã biết.
• Thấy được một giải pháp tối ưu sau khi cân nhắc những điểm mạnh và
điểm yếu của các cách tiếp cận khác.
2.6.3.“Đưa ra cách tiếp cận mới” là cấp độ 3, tương xứng với lúc các

nhân viên biết:
• Tìm kiếm các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các mơi trường
khác để áp dụng chúng tại doanh nghiệp của mình.
• Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết vấn

đề với hiệu quả cao hơn.
• Nhìn thấy được các triển vọng tốt khi tiếp tục vận dụng các giải pháp đang
có theo vài cách mới lạ khác.
2.6.4.Cao hơn nữa, họ tiến đến cấp độ 2 là “Tạo ra khái niệm mới” khi

có được khả năng:
• Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới.
• Tạo ra các mơ hình và phương pháp mới cho doanh nghiệp.
• Nhận diện được các giải pháp linh hoạt và thích hợp cũng như xác định
được các tiêu chuẩn về chuyên môn và về tổ chức tương ứng với giải pháp
mới.
2.6.5.Cao hơn cả là cấp độ 1

“Nuôi dưỡng sự sáng tạo”, nhưng năng lực này chỉ có ở rất ít chun gia
quản trị, bao gồm:
• Có khả năng phát triển một môi trường nuôi dưỡng tư duy sáng tạo, ln
kích thích mọi người thi đua tìm tịi các giải pháp sáng tạo.
• Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm truyền
thống.


22


23

Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiện
thực.
• Như vậy, cùng hướng đến tư duy sáng tạo, nhưng mỗi cá nhân trong doanh
nghiệp có thể thuộc về cấp độ này hay cấp độ khác. Việc quan sát để biết cấp

độ tư duy sáng tạo của đội ngũ nhân viên và tạo điều kiện để những người
thuộc cấp độ từ 4 đến 2 phát huy năng lực của họ là nhiệm vụ và cũng là
thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị doanh nghiệp. Khi vượt qua
được thách thức đó, chính nhà quản trị đã tự bồi dưỡng để dần đạt được
cấp độ 1.


2.7. Bí mật của sự sáng tạo

Có thể nói trong bất kỳ thời đại nào, xã hội nào, thì sáng tạo cũng là một trong
những nền tảng của phát triển. Càng văn minh, thì sức mạnh của sự sáng tạo càng
được thể hiện rõ và cho thấy tầm quan trọng của mình. Nó xuất hiện trong tất cả
các lĩnh vực của đời sống, từ văn hóa-nghệ thuật, tới khoa học-công nghệ, giáo
dục-đào tạo…
Trong lĩnh vực kinh doanh, sáng tạo chắc chắn là một yếu tố không thể thiếu cho
sự thành cơng. Chính vì thế, đây ln là một thứ “vũ khí” lợi hại khơn lường trên
thương trường. Và cũng đã có khơng ít cơng trình nghiên cứu về vấn đề này, để có
thể phần nào rút ra những bài học chung. Tất nhiên, sáng tạo là “thiên biến vạn
hóa”, phụ thuộc nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan, nhưng dù sao, cũng có
những nền móng nhất định. Người ta thường nói đến hàng loạt các “nguyên tắc”
để xây dựng và phát triển sự sáng tạo. Đầu tiên là việc “học hỏi từ mọi thứ”. Hãy
để ý các diễn biến của đời sống xung quanh và cố gắng tìm ra cái gì đó phù hợp với
cơng việc của mình. Đó là khả năng tổng hợp và kết nối các vấn đề. Tất nhiên,
trước đó, bạn phải thực sự hiểu rõ vấn đề của mình, biết một cách chắc chắn
“mình muốn gì”! Sau nữa, những người sáng tạo thường biết cách “tách mình ra
khỏi đám đơng” một cách có cơ sở, để làm người tiên phong tới những miền đất
mới.
Câu chuyện về thương hiệu của Steve Jobs-“thầy phù thủy” lẫy lừng trong giới
công nghệ là một minh chứng thật sinh động cho điều này. Số là vào những thập
kỷ 70 và 80 của thế kỷ trước, khi sản phẩm máy tính đầu tiên của Jobs xuất hiện,

trên thị trường đã có hàng loạt các tên tuổi lớn khác. Tất cả đều mang những cái
tên theo Công ty mẹ, hay gây cảm giác lạ, như Motorola, Xerox, Siemens… Và chàng
23


24

thanh niên Steve đã thấy, đây chính là “lối nhỏ” của riêng mình. Anh đặt cho sản
phẩm máy tính của mình cái tên vơ cùng giản dị là “Apple” (Quả táo). Đặc biệt, đi
cùng với dịng chữ ấy, là hình một quả táo bị cắn dở. Cái tên và logo ấy hòa nhập,
ăn khớp nhau một cách kỳ lạ, ngay lập tức gây chú ý và găm vào trí nhớ khách
hàng, mặc dù cấu hình của “Apple” thời điểm đó chưa có gì q nổi trội so với các
“đồng loại”.
Khơng chỉ thế, vào năm 1984, khi một dịng máy tính mới của Công ty ra đời, Jobs
đã không theo lối mịn mà gọi nó là “Apple III”, theo vết của “Apple I” và “Apple II”
trước đó. Ơng đặt cho nó cái tên hồn tồn mới: Macintosh. Điều này gây tị mị và
khiến người ta phải tìm hiểu xem loại máy tính này đã có gì khác biệt. Kết quả là
Macintosh luôn được quan tâm hơn nhiều so với loại máy tính của “đối thủ khổng
lồ” IBM, cũng được tung ra thị trường vào cùng thời điểm với cái tên không gây
bất cứ ấn tượng nào là IBM PC!
Và đến đây, chắc bạn sẽ chẳng thể quên câu slogan thường xuất hiện trên các
quảng cáo của “Apple”: “Think Defferent” (“Hãy suy nghĩ khác đi!”). Đó chính là
thơng điệp của một trong những bậc thầy sáng tạo trong thế giới công nghệ, Steve
Jobs!
2.8. Ba nguyên tắc hàng đầu với sự sáng tạo

Như nhiều bạn đã biết Sir Ernest Shackleton là một nhà thám hiểm vĩ đại người đã
tìm thấy chính mình và phi hành đồn của ơng trong một cuộc khủng hoảng cuộc
sống hay cái chết khi họ đã phải từ bỏ con tàu trong vùng nước băng giá xung
quanh Nam Cực.

Năm đó là năm 1914, và đồn thám hiểm Shackleton đã lên kế hoạch một vùng đất
chưa từng có qua các lục địa đông lạnh. Khi con tàu đã bị mắc kẹt trong băng và
chìm, thủy thủ đồn đã bắt đầu một thử nghiệm 18 tháng sống còn đau đớn.
Họ vẫn còn sống khi họ di chuyển giữa các tangr băng trơi cho đến khi cuối cùng
họ tìm thấy một hịn đảo, nơi họ thành lập một trại. Khi quy định của họ bắt đầu
chạy thấp, Shackleton và một số thành viên phi hành đoàn lên một xuồng cứu sinh
cứu hộ và đã thực hiện một chuyến đi 800 dặm táo bạo đến một trạm đánh bắt cá
voi. Họ trở lại với một con tàu, và tất cả 27 người đàn ông sống sót qua thử thách.
Câu chuyện của họ là đáng kinh ngạc.
24


25

Nhiều cuốn sách đã được viết gần đây bao gồm các bài học sâu sắc được tìm thấy
trong câu chuyện kịch tính của sự sống cịn và độ bền. Cá nhân tơi nghĩ rằng có rất
nhiều bài học chúng ta có thể tìm hiểu về lãnh đạo cuộc khủng hoảng từ những
kinh nghiệm của Shackleton, đặc biệt sáng tạo.
Có hai loại người trong cuộc khủng hoảng - những người đóng băng, và những
người tập trung. Shackleton và người đàn ông của mình đã bị mắc kẹt trong một
trong những nơi lạnh nhất trên hành tinh, nhưng sáng tạo của mình khơng bao
giờ bị đóng băng. Thay vào đó, nó là quan trọng đối với sự sống còn của mọi
người. Sáng tạo của ơng là trung tâm sự sống cịn của cuộc sống của những người
đàn ơng đã giao phó mình cho Người cho cuộc hành trình của họ.
Như tơi đã nghiên cứu kinh nghiệm Shackleton, 3 nguyên tắc hàng đầu với sự sáng
tạo trong cuộc khủng hoảng đến tâm trí.
1. Hoạt động sáng tạo làm tăng khả năng sáng tạo. Khi bạn trở nên tích cực
trong việc sáng tạo, bạn có được khả năng sáng tạo hơn. Nhiều người rất thích có
khả năng sáng tạo, nhưng họ đã khơng bao giờ thực hiện hoạt động sáng tạo. Khi
chúng tơi đóng băng, chúng ta ngừng tạo ra.Shackleton thực hành thường xuyên,

sáng tạo, cho mình và cho phi hành đồn của ơng. Vì vậy, khi các vấn đề thể hiện
bản thân, ơng và phi hành đồn của ơng khơng bao giờ từ bỏ khả năng của họ để
đến với giải pháp sáng tạo.Sáng tạo có thể được nhìn thấy giống như một cơ hội:
Các bạn sử dụng nó, mạnh mẽ hơn nó được.
2. Cuốn sách quy tắc khơng cịn quy định. Mọi người đều muốn cung cấp cho
bạn những cuốn sách quy tắc. David Kelley đã đúng khi ơng nói, "Điều quan trọng
nhất mà tôi đã học được từ các công ty lớn là sáng tạo mà bị dập tắt khi tất cả mọi
người đã nhận thực hiện theo các quy tắc. Và Thomas Edison, có thể là nhà phát
minh vĩ đại nhất, sẽ nói với mọi người đến thăm phịng thí nghiệm của ơng, khơng
phải là khơng có quy tắc ở đây! Chúng tơi đang cố gắng để hồn thành một cái gì
đó.Cấu trúc và quy tắc phục vụ chúng ta tốt, nhưng Pháp gia có thể bị nghẹt thở
tinh thần sáng tạo của chúng tơi đến cái chết của nó. Hãy tưởng tượng nếu
Shackleton đã theo 'quy tắc'. Câu chuyện chắc chắn đã có một kết thúc khác.
3. Sáng tạo ln ln tìm thấy một cách. Hãy tưởng tượng mình bị mắc kẹt
trong tình trạng tương tự. Nó sẽ rất dễ dàng chỉ đơn giản là nhìn vào các cặp vợ
chồng đầu tiên của tùy chọn, nhận ra họ thực sự không phải là lựa chọn và chờ đợi
25


×