Phòng GD&ĐT Gia viễn
Trờng Tiểu học gia sinh
Đề thi học sinh giỏi lớp 5 năm học: 2010-2011
Môn: Tiếng Việt
Họ và tên học sinh: Lớp:
Điểm: Gv coi chấm:
Phần I: Trắc nghiệm
Khoanh tròn vào chữ cái trớc câu trả lời đúng:
Câu 1: Trong câu: Khi con thấy họ khóc, hãy nói với họ con yêu họ biết bao và nếu
họ vẫn khóc, con hãy làm cho trái tim họ đợc bình yên., dấu phẩy thứ hai có tác dụng
gì?
A. Ngăn cách các vế trong câu ghép
B. Ngăn cách trạng ngữ với bộ phận chính trong câu
C. Ngăn cách các vị ngữ trong câu
Câ u 2 : Câu: Con đê thân thuộc đã nâng b ớc, dìu dắt và tôi luyện cho những bớc
chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin lớn lên, tự tin bớc vào đời., bộ phận nào là
chủ ngữ ?
A. Con đê thân thuộc
B. Con đê thân thuộc đã nâng bớc, dìu dắt và tôi luyện cho những bớc chân của tôi
C. Con đê thân thuộc đã nâng bớc, dìu dắt và tôi luyện cho những bớc chân của tôi ngày
một chắc chắn
Câu 3: Câu: Biển lặng đỏ đục, đầy nh mâm bánh đúc, loáng thoáng những con thuyền
nh những hạt lạc ai đem rắc lên trên. Từ đồng âm với tiếng đục trong từ đỏ đục là
từ nào?
A. đục ngầu C. vẩn đục
B. đục đẽo D. trong đục
Câu 4: Câu: Tuổi thơ tôi với con đê sông Hồng gắn liền nh hình với bóng, tựa nh hai
ngời bạn thân thiết suốt ngày quấn quýt bên nhau. Sử dụng biện pháp nghệ thuật nào?
A. So sánh B. Nhân hoá C. Cả 2 ý trên
Câu 5: Tục ngữ có câu: Một con một của ai từ. Từ của trong câu trên là gì?
A. Danh từ C. Tính từ
B. Động từ D. Quan hệ từ
Câu 6: Câu: Cậu ấy bây giờ vẫn là một học trò giỏi. Thuộc kiểu câu kể nào?
A. Câu kể: Ai là gì?
B. Câu kể: Ai làm gì?
C. Câu kể: Ai thế nào?
Câu 7: Trong những câu sau, câu nào là câu ghép?
A. Khi chim én bay về thì mùa xuân đến.
B. Khi chim én bay về, mùa xuân đến.
C. Nếu chim én bay về thì mùa xuân đến.
Câu 8: Dòng nào chứa các quan hệ từ đợc sử dụng trong câu sau: Con đê thân thuộc đã
nâng bớc, dìu dắt và tôi luyện cho những bớc chân của tôi ngày một chắc chắn để tự tin
lớn lên, tự tin bớc vào đời.?
A. đã, và, của, để
B. và, của, để
C. và, để
D. đã, của, để
Câu 9: Trong các dòng sau, dòng nào đều là từ ghép?
A. phong cảnh, hoan hỉ, thúng mủng, mùa thu.
B. mùa thu, phong cảnh, học tốt, bông hoa.
C. mùa thu, phong cảnh, long lanh, thúng mủng.
D. hoan hỉ, mùa thu, thúng mủng, núi cao.
Câu 10:Trong các dòng sau, dòng nào mà từ ghép có tiếng cây đều đợc dùng theo
nghĩa chuyển?
A. cây dừa, cây cầu, cây vải, cây bút.
B. cây vàng, cây cầu, cây bút, cây thớc.
C. cây vàng, cây cọ, cây cau, cây vải.
D. cây cọ, cây vải, cây tre, cây dừa.
Phần II: Tự luận
Câu1: Trong bài Cửa sông của nhà thơ Quang Huy đã viết:
Là cửa nhng không then khoá
Cũng không khép lại bao giờ
Mênh mông một vùng sóng nớc
Mở ra bao nỗi đợi chờ.
Em hãy nêu biện pháp nghệ thuật tiêu biểu mà tác giả đã dùng để giới thiệu về cửa
sông? Cách giới thiệu đó có gì hay?
Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để giới thiệu về cửa sông? Cách giới
thiệu đó có gì hay?
Câu 2: Hởng ứng chủ đề của năm học Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích
cực, em cùng các bạn đã làm đợc nhiều việc tốt. Hãy kể lại một việc tốt mà em
( hoặc em cùng với các bạn) đã làm và để lại trong em ấn tợng sâu sắc nhất.
Phòng GD&ĐT Gia viễn
Hớng dẫn chấm
Năm học 2010 2011
Môn: Tiếng Việt
Phần I: Trắc nghiệm
Mỗi câu trả lời đúng cho 1 điểm.
Câu 1: B Câu 6: C
Câu 2: A Câu 7: C
Câu 3: B Câu 8: B
Câu 4: D Câu 9: A
Câu 5: A Câu 10: B
Phần II: Tự luận (30 điểm)
Câu1: (15 điểm)
- Biện pháp tiêu biểu mà tác giả đã dùng để giới thiệu về cửa sông: Biện pháp chơi chữ .
Tác giả dựa vào cái tên cửa sông để chơi chữ: Là cửa nhng không có then để khoá, cũng
không khép lại bao giờ.
- Cách nói đó rất đặc biệt cửa sông cũng là một cái cửa nhng khác với mọi cửa bình
thờng không có then, không có khoá. Bằng cách đó, tác giả làm cho ngời đọc hiểu
ngay thế nào là cửa sông, cảm thấy cửa sông rất thân quen.
Câu 2: (15 điểm)
Yêu cầu:
- Học sinh viết đúng thể loại bài văn kể chuyện.
- Xác định và viết đúng yêu cầu đề bài : kể câu chuyện có nội dung theo chủ đề Tr ờng
học thân thiện, học sinh tích cực. Câu chuyện có thể là: Giúp đỡ các gia đình thơng
binh, liệt sĩ, gia đình neo đơn , tu sửa làm vệ sinh nghĩa trang liệt sĩ, các di tích lịch sử,
giúp đỡ bạn bè
- Bài viết có thứ tự, biết xen hình ảnh, câu văn gợi tả, gợi cảm trong khi kể.
- Câu chuyện kể phải gây đợc cho ngời đọc sự hồi hộp, thích thú.
- Câu văn phải trôi chảy, dùng từ chính xác, có chọn lọc.
Cụ thể:
1- Mở bài: ( 2.5 điểm)
- Giới thiệu đợc một việc làm tốt là việc gì? Xảy ra ở đâu? Do ai làm?
2- Thân bài: ( 10 điểm)
- Kể lại việc em hoặc bạn em làm nh thế nào từ lúc bắt đầu đến khi kết thúc
- Kể tỉ mỉ, chi tiết một việc
- Trong khi kể có xen tả hình dáng, cảm xúc của ngời đang làm việc; xen tả khung cảnh
xung quanh nh: trời mây, cây cỏ, đồ vật )
- Nêu đợc tình cảm, thái độ của ngời đợc giúp đỡ (hoặc khung cảnh sau khi làm việc)
- Cách kể chuyện tự nhiên, biết xen cảm xúc, tránh liệt kê các sự việc.
3- Kết bài: ( 2.5 điểm)
- Nêu đợc ý nghĩa câu chuyện mà em đã kể. Câu chuyện trên rút ra cho em bài học gì?
*L u ý : Tuỳ theo mức độ bài viết của học sinh để cho điểm theo các mức nh sau:
. 13 15 điểm: đạt tốt các yêu cầu trên
. 9 12 điểm: đạt khá các yêu cầu trên
. 6 8 điểm: đạt trung bình các yêu cầu trên
. Dới 6 điểm: bài yếu