Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP SCAMPER PHÂN TÍCH LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRỂN ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (973.94 KB, 22 trang )

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 1

MỤC LỤC
I. Giới thiệu 2
II. Phân tích tư duy sáng tạo 3
1. Thế nào là sự sáng tạo 3
2. Năm cấp độ của tư duy sáng tạo 4
3. Ba nguyên tắc hàng đầu với sự sáng tạo 5
III. Phương pháp SCAMPER 8
1. Sơ lược về phương pháp SCAMPER 8
2. Vài nét về phương pháp SCAMPER 10
2.1. Phép thay thế - Substitute 10
2.2. Phép kết hợp – Combine 11
2.3. Phép thích ứng – Adapt 11
2.4. Phép điều chỉnh – Modify 12
2.5. Phép thêm vào – Put 13
2.6. Phép loại bỏ - Eliminate 13
2.7. Phép đảo ngược – Reverse 14
IV. Phân tích sự phát triển của điện thoại di động dựa trên phương pháp
SCAMPER 15
2.2. Phép kết hợp – Combine 19
2.3. Phép thích ứng – Adapt 19
2.4. Phép điều chỉnh – Modify 19
2.5. Phép thêm vào – Put 20
2.6. Phép loại bỏ - Eliminate 21
2.7. Phép đảo ngược – Reverse 21
V. Tài liệu tham khảo 22

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM



CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 2

I. Giới thiệu
“Giản dị nhất, tính sáng tạo được định nghĩa là một ý tưởng mới, phù hợp với
thời đại và không gian sinh ra nó, và ý tưởng đó mang lại giá trị.”
Trong một kỳ thi tuyển đặc biệt vào trường đại học Oxford (Mỹ). Giáo sư chỉ
cầm một tờ báo đọc sau khi đã yêu cầu cậu thí sinh hãy làm điều gì đó với tờ
báo, nhằm đo chỉ số IQ của anh ta. Sau vài giây suy nghĩ, anh bèn châm lửa
đốt tờ báo và rồi ung dung bước vào trường đại học danh tiếng nhất nước Mỹ.
Đó chính là sự sáng tạo. Thường thì sự sáng tạo là một điều gì đó mới mẻ táo
bạo và khác thường. Khi gặp khó khăn, bạn dể trở thành một người khờ khạo.
Có một ranh giới thật nhỏ giữa việc có một suy nghĩ hết sức sáng tạo và việc
hành động như một người ngu xuẩn nhất trên đời. Vậy, đâu là địa ngục? hãy
suy nghĩ thật kỹ. Sáng tạo là một phần ko thể thiếu trong cuộc sống của chúng
ta, khỏi phải chỉ có những người làm nghệ thuật mới phải thường xuyên sáng
tạo mà những người ở những ngành nghề khác nhau cũng va chạm với nó
trong cuộc sống hằng ngày. Nghĩ sáng tạo là nhìn một vấn đề, một câu hỏi…
theo những cách khác với thông thường. Tức là nhìn mọi thứ từ các góc độ,
tầm nhìn khác nhau, “nhìn” theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen,
bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn…
Nhưng một câu hỏi được đặt ra là liệu sự sáng tạo có một khuôn mẫu hay
không? Câu trả lời là có, có những nguyên tắc và quy luật cho sáng tạo. Để sử
dụng và duy trì khả năng nhận thức rõ sự vật này của trí não, bạn nên hiểu
một vài nguyên tắc suy nghĩ sáng tạo cơ bản. Những nguyên tắc này tạo nên
một nền tảng về thái độ hoặc tâm lý của tất cả các phương pháp khái quát ý
tưởng. Bạn sẽ hiểu rõ vấn đề hơn nếu bạn có thể nghĩ một cách sáng tạo hơn,
và bạn sẽ khái quát lên được những ý tưởng có tính sáng tạo cao hơn khi bạn
áp dụng những nguyên tắc về cách suy nghĩ sáng tạo này. Tuy nhiên, để có
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM


CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 3

thể nghĩ ra một ý tưởng đuợc coi là thực sự sáng tạo là một điều không đơn
giản và cũng không dễ dàng. Do đó, bạn càng hiểu biết về cách thức tư duy
sáng tạo bao nhiêu thì bạn sẽ suy nghĩ sáng tạo hơn bấy nhiêu.
Não của chúng ta là một kho chứa những ý tưởng. Những gì ta biết chính là
những gì ta đã được học và đã trải nghiệm. Ý tưởng đều nằm trong đó cả. Tất
cả những gì ta phải làm chỉ là lấy chúng ra mà thôi. Tuy nhiên, chúng ta sẽ
không thể bàn đến tất cả những ý tưởng trong đầu ta mà không đề cập đến
những quan điểm và phương pháp trí tuệ thích hợp. Không có cách nào giúp
ta có thể gợi nhớ được mọi thứ. Hơn nữa, chúng ta sẽ không bao giờ nghĩ về
một ý tưởng nhất định nếu ta không phụ thuộc vào những nguồn kích thích sự
sáng tạo khác nhau. Bộ óc của chúng ta là những công cụ liên kết không giới
hạn, chúng có thể chứa được rất nhiều ý tưởng giống như chúng là những cơ
sở dữ liệu chứa những ý tưởng.

II. Phân tích tư duy sáng tạo
1. Thế nào là sự sáng tạo
Sáng tạo (Creativity) là hoạt động tạo ra bất kỳ cái gì có tính mới và tính có
ích, lưu ý là phải “có ích”, còn việc tạo ra cái gì mới mà không có ích thì cũng
không được gọi là sáng tạo. Mới và có ích ở đây có nghĩa so với cái trước đó,
cái sau phải có lợi hơn, tiến bộ hơn cái trước.
Để đánh giá một hoạt động có phải là sáng tạo hay không, ta có thể áp dụng
chương trình 5 bước như sau:
 Bước 1: Chọn hoạt động tiền thân (sản phẩm/dịch vụ trước đó)
 Bước 2: So sánh hoạt động hiện tại với hoạt động tiền thân
 Bước 3: Tìm tính mới của hoạt động hiện tại
 Bước 4: Trả lời câu hỏi “tính mới có tác dụng gì? Trong phạm vi nào”
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM


CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 4

 Bước 5: Kết luận

2. Năm cấp độ của tư duy sáng tạo
2.1. Cấp 5: “Nhận ra nhu cầu cần có cách tiếp cận mới” là cấp độ thấp nhất
tương ứng với khi người nhân viên biết
 Vui vẻ đón nhận ý tưởng mới.
 Xem xét lại cách tiếp cận truyền thống và tìm các giải pháp có thể có.
 Nhận ra lúc nào cần một cách tiếp cận mới, tham khảo thông tin để
hướng về cách tiếp cận mới.
2.2. Cấp 4: “Thay đổi các cách tiếp cận hiện có” là cấp độ cao hơn, xuất hiện
khi các nhân viên biết
 Phân tích những điểm mạnh và điểm yếu của các cách tiếp cận hiện có.
 Thay đổi và làm cho các cách tiếp cận hiện có thích hợp hơn với nhu
cầu.
 Nhận diện được các giải pháp khác nhau dựa vào những gì đã biết.
 Thấy được một giải pháp tối ưu sau khi cân nhắc những điểm mạnh và
điểm yếu của các cách tiếp cận khác.
2.3. Cấp 3: “Đưa ra cách tiếp cận mới” là cấp độ 3, tương xứng với lúc các
nhân viên biết:
 Tìm kiếm các ý tưởng hoặc giải pháp đã có tác dụng trong các môi
trường khác để áp dụng chúng tại doanh nghiệp của mình.
 Vận dụng các giải pháp đang có theo cách mới lạ hơn nhằm giải quyết
vấn đề với hiệu quả cao hơn.
 Nhìn thấy được các triển vọng tốt khi tiếp tục vận dụng các giải pháp
đang có theo vài cách mới lạ khác.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM


CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 5

2.4. Cấp 2: Cao hơn nữa, họ tiến đến cấp độ 2 là “Tạo ra khái niệm mới” khi
có được khả năng:
 Tổng hợp các khái niệm cần thiết để định hình một giải pháp mới.
 Tạo ra các mô hình và phương pháp mới cho doanh nghiệp.
 Nhận diện được các giải pháp linh hoạt và thích hợp cũng như xác định
được các tiêu chuẩn về chuyên môn và về tổ chức tương ứng với giải
pháp mới.
2.5. Cấp 1: “Nuôi dưỡng sự sáng tạo”, nhưng năng lực này chỉ có ở rất ít
chuyên gia quản trị, bao gồm:
 Có khả năng phát triển một môi trường nuôi dưỡng tư duy sáng tạo,
luôn kích thích mọi người thi đua tìm tòi các giải pháp sáng tạo.
 Khuyến khích mọi người thử nghiệm ý tưởng mới khác hẳn cách làm
truyền thống.
 Hỗ trợ cho việc thử nghiệm ý tưởng mới nhằm biến ý tưởng thành hiện
thực.
 Như vậy, cùng hướng đến tư duy sáng tạo, nhưng mỗi cá nhân trong
doanh nghiệp có thể thuộc về cấp độ này hay cấp độ khác. Việc quan
sát để biết cấp độ tư duy sáng tạo của đội ngũ nhân viên và tạo điều
kiện để những người thuộc cấp độ từ 4 đến 2 phát huy năng lực của họ
là nhiệm vụ và cũng là thách thức không nhỏ đối với các nhà quản trị
doanh nghiệp. Khi vượt qua được thách thức đó, chính nhà quản trị đã
tự bồi dưỡng để dần đạt được cấp độ 1.

3. Ba nguyên tắc hàng đầu với sự sáng tạo
1. Hoạt động sáng tạo làm tăng khả năng sáng tạo. Khi bạn trở nên tích cực
trong việc sáng tạo, bạn có được khả năng sáng tạo hơn. Nhiều người rất thích
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM


CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 6

có khả năng sáng tạo, nhưng họ đã không bao giờ thực hiện hoạt động sáng
tạo. Khi chúng tôi đóng băng, chúng ta ngừng tạo ra. Shackleton thực hành
thường xuyên, sáng tạo, cho mình và cho phi hành đoàn của ông. Vì vậy, khi
các vấn đề thể hiện bản thân, ông và phi hành đoàn của ông không bao giờ từ
bỏ khả năng của họ để đến với giải pháp sáng tạo.Sáng tạo có thể được nhìn
thấy giống như một cơ hội: Các bạn sử dụng nó, mạnh mẽ hơn nó được.
2. Cuốn sách quy tắc không còn quy định. Mọi người đều muốn cung cấp cho
bạn những cuốn sách quy tắc. David Kelley đã đúng khi ông nói, "Điều quan
trọng nhất mà tôi đã học được từ các công ty lớn là sáng tạo mà bị dập tắt khi
tất cả mọi người đã nhận thực hiện theo các quy tắc. Và Thomas Edison, có
thể là nhà phát minh vĩ đại nhất, sẽ nói với mọi người đến thăm phòng thí
nghiệm của ông, không phải là không có quy tắc ở đây! Chúng tôi đang cố
gắng để hoàn thành một cái gì đó.Cấu trúc và quy tắc phục vụ chúng ta tốt,
nhưng Pháp gia có thể bị nghẹt thở tinh thần sáng tạo của chúng tôi đến cái
chết của nó. Hãy tưởng tượng nếu Shackleton đã theo 'quy tắc'. Câu chuyện
chắc chắn đã có một kết thúc khác.
3. Sáng tạo luôn luôn tìm thấy một cách. Hãy tưởng tượng mình bị mắc kẹt
trong tình trạng tương tự. Nó sẽ rất dễ dàng chỉ đơn giản là nhìn vào các cặp
vợ chồng đầu tiên của tùy chọn, nhận ra họ thực sự không phải là lựa chọn và
chờ đợi để bị hư mất. Thay vào đó,, Shackleton bắt đầu sáng tạo. Ông bắt đầu
nghĩ về những điều mà dường như không thể. Ông không có lựa chọn khác
hơn là để xem xét tất cả các lựa chọn không thể hay không - bởi vì nó là một
trường hợp của cuộc sống hay cái chết. Hầu hết thời gian trong đời sống của
các tổ chức của chúng tôi, chúng tôi không phải đối mặt với cuộc sống và cái
chết và vì vậy chúng tôi không theo đuổi sáng tạo đủ dài để cho nó tìm thấy
một đường cho chúng ta.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM


CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 7

Peter Drucker đã từng nói rằng cách tốt nhất để dự đoán tương lai là tạo ra nó.
Chúng tôi, giống như Shackleton và người đàn ông của mình, có thể tạo ra
tương lai chúng tôi mong muốn nếu chúng ta cho phép mình bắt đầu suy nghĩ
theo những cách mà chúng tôi đã không nghĩ trước đây, nếu chúng ta tự cho
phép mình mơ ước của cách thức mới để làm những việc.
Trong thị trường cạnh tranh có nhịp độ nhanh của chúng tôi, rất ít tài nguyên
có giá trị hơn cho các tổ chức hơn so với sáng tạo, và điều này đặc biệt đúng
trong cuộc khủng hoảng. Đó là khi thực sự lãnh đạo hoặc là tăng hoặc giảm,
và thật không may, sáng tạo thường thấy mình nuốt phải bằng cách cấp bách.
Ai có thời gian để suy nghĩ bên ngoài hộp khi hộp được sụp đổ xung quanh
bạn? Shackleton, tuy nhiên, đã thấy vượt ra ngoài vấn đề hình ảnh lớn. Ông
nhận ra tầm quan trọng của sự sáng tạo trong việc giữ anh ta và phi hành đoàn
của ông còn sống và hoạt động như một nhóm khi họ có ít lợi nhuận cho các
lỗi trong cái lạnh buốt và cô lập của Nam Cực.
Chỉ cần không phải là một kỹ năng, sáng tạo cũng là một thái độ trong cuộc
sống của mình cho phép anh ta để tìm giải pháp cho những trở ngại mà họ gặp
phải. Khi những người khác đã có thể đông lạnh - theo nghĩa đen cũng như
nghĩa bóng - Shackleton tập trung sáng tạo trên còn sống sót sau cuộc khủng
hoảng.
Vì vậy, sử dụng sáng tạo của bạn, để cho nó trở nên mạnh mẽ hơn. Vứt bỏ
'cuốn sách quy tắc, và để cho sự sáng tạo giúp bạn tìm thấy một cách, cũng
giống như nó đã làm cho Sir Ernest Shackleton.

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 8

III. Phương pháp SCAMPER

1. Sơ lược về phương pháp SCAMPER
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư Michael Mikalko phát triển,
SCAMPER là ghép các chữ cái đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế),
Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào),
Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược).
Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu
hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh
nghiệp.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có
phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy
nhiên, phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc
phát triển hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo
trong doanh nghiệp là sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo
trong tiếp thị kinh doanh sản phẩm.

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 9


Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 10

2. Vài nét về phương pháp SCAMPER
2.1. Phép thay thế - Substitute
Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.Với 1
sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ xem

liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác?
Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên
thay địa điểm? Đối tượng?
Các câu hỏi có thể đặt ra:
 Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
 Có thể thay thế nhân sự nào?
 Qui tắc nào có thể được thay đổi?
 Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
 Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác?
 Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
 …
Ví dụ:

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 11


2.2. Phép kết hợp – Combine
Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống
mới. Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để
tạo ra 1 sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
Các câu hỏi có thể đặt ra:
 Nguyên vật liệu cần là gì?
 Các tính năng? Quy trình? Nhân lực?
 Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?
Ví dụ:


2.3. Phép thích ứng – Adapt

Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác. Nghĩ xem khi thay
đổi, các tính năng này có phù hợp không?
Các câu hỏi có thể đặt ra:
 Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
 Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một
tình huống khác?
 Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
 Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
 Quá trình nào có thể được thích ứng?
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 12

Ví dụ:


2.4. Phép điều chỉnh – Modify
Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống. Tăng và giảm kích cỡ,
thay đổi hình dáng, thuộc tính…
Các câu hỏi có thể đặt ra:
 Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
 Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
 Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
 …
Ví dụ:


Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 13


2.5. Phép thêm vào – Put
Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống. Có thể áp dụng cho cách dùng
khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
Các câu hỏi đặt ra:
 Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào?
 Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi?
Ví dụ:


2.6. Phép loại bỏ - Eliminate
Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống. Loại bỏ và đơn giản hoá các thành
phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại đi hàng loạt các quy trình, sản
phẩm, vấn đề và cơ hội, nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình huống này?
Câu hỏi có thể đặt ra: :
 Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
 Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
 Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
 …
Ví dụ:
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 14



2.7. Phép đảo ngược – Reverse
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống. Bạn có thể lật ngựợc
vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc cạnh của vấn đề cũng
như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.

Câu hỏi có thể đặt ra:
 Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác?
 Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
 Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
 …
Ví dụ:


Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 15

IV. Phân tích sự phát triển của điện thoại di động dựa trên phương pháp
SCAMPER
1. Quá trình phát triển của điện thoại di động và các cột mốc
Martin Cooper khi làm việc tại công ty Motorola và ông được giao nhiệm vụ
phát triển nguyên mẫu điện thoại di động mang tên DynaTAC. Sau đó vào
ngày 03/04/1973 cuộc gọi đầu tiên từ điện thoại di động đã được thực hiện
giữa Cooper và đối thủ của ông là Joel Engel làm tại Bell Labs, đơn vị cũng
tham gia phát triển di động đầu tiên. Ông thực hiện cuộc gọi khi đang đi bộ
trên đại lộ số 6 thuộc thành phố New York.
10 năm sau, Motorola DynaTAC chính thức được bán ra thị trường, nó có
tổng cộng 20 phím số với kích thước lớn, một ăng-ten dài làm từ cao su và
cho thời gian thoại chỉ 30 phút. Để sạc đầy pin cho 30 phút gọi, bạn phải mất
khoảng 10 tiếng. DynaTAC khi đó có giá khoảng 4000 USD nhưng nó cho
thấy mức độ thành công và đánh dấu sự khởi đầu cho kỷ nguyên di động.
1.1. Mạng di động ra đời (1979)
Mạng di động đầu tiên - 1G dựa trên công nghệ analog. Nhà mạng của nhật là
NTT đã cho ra mắt mạng di động đầu tiên tại Tokyo năm 1979 và đến năm
1984, nó đã phủ sóng toàn bộ đất nước mặt trời mọc. Cho đến tận năm 1992,

mạng 2G mới bắt đầu xuất hiện tại Phần Lan. 2G ra đời cũng tạo điều kiện
cho những dịch vụ như SMS phát triển. 3G được giới thiệu vào năm 2001 và
hiện tại, chúng ta đang đứng ở thời kỳ chuyển giao sang mạng 4G.
1.2. Tin nhắn SMS (1993)
SMS ra đời là thành quả làm việc liên tục của rất nhiều kỹ sư. Matti
Makkonen đề xuất ý tưởng nhưng Friedhelm Hillebrand mới là người tạo ra
định dạng tin nhắn 160 ký tự như ngày nay. Tin nhắn SMS đầu tiên có nội
dung "giáng sinh an lành", được gửi từ một chiếc PC đến một điện thoại chạy
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 16

mạng Vodafone của Anh vào năm 1992. Một năm sau đó, Nokia giới thiệu
mẫu điện thoại đầu tiên có khả năng gửi và nhận tin nhắn SMS. Khi mới ra
mắt, người dùng chỉ có thể gửi SMS đến những người dùng chung mạng. Tin
nhắn SMS cũng chỉ thực sự phát triển từ năm 2005.
1.3. Điện thoại màn hình cảm ứng (1993)
IBM Simon được xem là điện thoại đầu tiên có màn hình cảm ứng. Nó kết
hợp giữa điện thoại di động và PDA. Công nghệ cảm ứng trên điện thoại thời
đó còn khá tệ, đó là lý do vì sao tất cả các thiết bị cảm ứng đều dùng một
chiếc bút stylus. Sau vài năm, công nghệ màn hình cảm ứng mới thu hút được
các hãng sản xuất như Sony (Ericsson), HTC, LG, nhưng chỉ đến khi iPhone
của Apple ra mắt, công nghệ màn hình cảm ứng mới đạt đến một chuẩn mới
và phổ biến như ngày nay.
1.4. Điện thoại kết nối Internet (1996)
Nokia 9000 Communicator là chiếc điện thoại đầu tiên có khả năng kết nối
Internet. Tại thời điểm đó, giá bán của nó rất đắt và nhà mạng cũng chưa sẵn
sàng cho việc cung cấp dịch vụ Internet. Cho đến thời điểm hiện tại, 29%
lượng truy cập web toàn cầu đến từ các thiết bị di động (theo số liệu của
Walker Sands quý II/2013).

1.5. Điện thoại tích hợp email (1996)
Cùng năm Nokia 9000 ra mắt, RIM tung ra thị trường chiếc 900 Inter@ctive
Pager với tính năng truy cập email. Email cũng là nhân tố chính làm nên
thành công của thương hiệu BlackBerry, đặc biệt là khi nó kết hợp với loại
bàn phím QWERTY đặc trưng của dòng điện thoại "dâu đen". Dịch vụ email
của BlackBerry chính thức ra mắt năm 1999, cho phép thiết bị di động đồng
bộ hóa hàng loạt các hệ thống email.
1.6. Tích hợp GPS (1999)
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 17

Benefon Esc! là chiếc điện thoại thương mại đầu tiên có tính năng GPS.
Model này được thiết kế để làm việc ngoài trời, cho phép tải bản đồ, chỉ
hướng hoặc gửi hình ảnh về vị trí thông qua tin nhắn SMS. Tuy nhiên, GPS
tốn rất nhiều thời gian để nhận diện ra một vị trí cố định, đặc biệt là khi người
dùng ở trong nhà. Do đó, công nghệ Assisted GPS (A-GPS) đã được phát
triển. Công nghệ này kết hợp GPS với tín hiệu di động để tìm vị trí người
dùng.
1.7. Điện thoại chơi nhạc MP3 (2000)
Samsung SPH-M1000 hay còn gọi là UpRoar chính là chiếc điện thoại đầu
tiên có khả năng chơi nhạc MP3. Cũng ở phân khúc này, dòng điện thoại
Walkman của Sony đã từng là bá chủ trên thị trường cho đến khi iPod và
iPhone xuất hiện.
Smartphone là đối tượng chính giết chết thị trường PMP (Portable Media
Player). Không chỉ làm tốt vai trò là một máy nghe nhạc, smartphone còn
được tích hợp các ứng dụng và dịch vụ nghe nhạc trực tuyến.
1.8. Điện thoại tích hợp camera (2000)
Chiếc điện thoại đầu tiên tích hợp camera là Sharp J-SH04, sở hữu camera
0,11 megapixel. Sản phẩm này chỉ được bán ở Nhật Bản. Chỉ trong ít năm,

công nghệ camera trên điện thoại đã phát triển chóng mặt, đến mức nó hoàn
toàn có thể thay thế các dòng máy ảnh compact hiện nay, như trường hợp của
Nokia Lumia 1020 hay Sony Xperia Z1. Trong năm 2012, 83% các mẫu điện
thoại đang chạy đều có camera.
1.9. Nhận diện giọng nói (2000)
Tính năng quay số bằng giọng nói đã xuất hiện từ cách đây khá lâu nhưng nó
không được sử dụng rộng rãi. Nhờ những cải tiến vượt bậc về phần mềm cũng
như công nghệ nhận diện giọng nói, khả năng quản lý chiếc điện thoại của
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 18

bạn thông qua khẩu lệnh đã được cải tiến rõ rệt. Các ứng dụng nhận diện
giọng nói bắt đầu được đưa lên Google Play từ năm 2009. Apple giới thiệu
Siri vào năm 2011, nhưng Google mới là người dẫn đầu trong công nghệ này
với tính năng Google Now. Hiện tại, Moto X đang được xem là thiết bị thông
minh nhất trong việc nhận diện giọng nói.

2. Áp dụng nguyên lý sáng tạo SCAMPER trong quá trình phát triển
điện thoại di động
2.1. Phép thay thế - Substitute
Từ khi ra đời, đến sự phát triển vượt bậc như ngày nay, điện thoại di động đã
trải qua một chuỗi những sự thay thế, từ phức tạp đến đơn giản và thân thiện
với người dùng hơn.
Đầu tiên ta có thể thấy rỏ ràng nhất trong quá trình phát triển của điện thoại di
động là sự thay thế mạng thông tin di động từ 1G, 2G, 2,5G, 3G, 4G… nhằm
phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin, giao tiếp, giải trí đa phương tiện ngày
càng lớn và nhanh chóng từ người dùng.
Bên cạnh đó việc thay thế các chip xử lý, màn hình, pin và một số bộ phận
khác của điện thoại di động từ kích thước to đến kích thước nhỏ gọn có thể bỏ

vừa túi quần, xử lý yêu cầu của người dùng nhanh hơn, phục vụ tốt hơn cho
các yêu cầu của người dùng.


Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 19

2.2. Phép kết hợp – Combine
Kết hợp cổng sạc điện thoại và cổng kết nối lại chung làm giảm độ phức tạp,
hầm hố của điện thoại di động cũng như tăng thẩm mỹ và đa năng cho điện
thoại di động. Bên cạnh đó việc kết hợp các phần mềm tự do vào trong hệ
điều hành của điện thoại di động cũng góp phần tăng sức mạnh cho điện thoại
di động… Mặc dù sự kết hợp không thấy nhiều trong quá trình phát triển của
điện thoại di động nhưng nó đã mang lại những hiệu ứng tích cực cho quá
trình tối ưu hóa và phát triển của điện thoại di động.

2.3. Phép thích ứng – Adapt
Như chúng ta thấy hiện nay điện thoại di động có rất nhiều chủng loại bao
gồm cả diện mạo, phần mềm, phần cứng nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của
thị trường điện thoại di động.
Việc điện thoại cung cấp các chip xử lý mạnh mẽ nhằm thích ứng với nhu cầu
khác nhau của người dùng, bên cạnh đó còn có màu sắc, kích thước màn hình,
cân nặng, độ phân giải màn hình, chức năng và cùng nhiều tính năng mềm
khác đã và đang thích ứng rất tốt nhằm đáp ứng, thúc đẩy sự sáng tạo, cạnh
tranh và phát triển cho điện thoại di động.

2.4. Phép điều chỉnh – Modify
Trong quá trình phát triển của điện thoại di động có rất nhiều bộ phận đã và
đang được điều chỉnh thích hợp với nhu cầu hiện tại như: điều chỉnh camera

từ độ phân giải thấp đến camera có độ phân giải cao hơn, màn hình hiển thị ít
màu đến màn hình có thể hiển thị lên đên hàng trăm hàng nghìn màu khác
nhau, pin điện thoại di động cũng được điều chỉnh cải thiện từ sạc chậm và
nhanh hết năng lượng đến pin có thời gian sạc nhanh và có thời gian sử dụng
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 20

kéo dài, màn hình cảm ứng điện trở đến màn hình cảm ứng điện dung làm
tăng khả năng tương tác với người dùng… Tất cả các sự điều chỉnh mang lại
sự tinh tế và tác động theo chiều sâu đến việc cảm nhận của người dùng về sự
sáng tạo trong quá trình phát triển của điện thoại di động.

2.5. Phép thêm vào – Put
Từ một chiếc điện thoại di động chỉ phục vụ cho việc giao tiếp của con người
khi còn sơ khai cho đến một chiếc điện thoại di động phục vụ rất nhiều cho
công việc và giải trí của con người. Trong quá trình phát triển đó thì việc tạo
ra và tích hợp một số bộ phận, chức năng, công nghệ… vào trong điện thoại
di động là một sự sáng tạo cần được đề cập như:
- Việc tích hợp thêm camera giúp cho việc giao tiếp và chia sẽ thông tin của
người dùng ngày càng đa dạng, phong phú hơn.
- Bên cạnh việc tích hợp chức năng radio trong điện thoại di động cũng làm
tăng thêm tính đa dạng trong phục vụ yêu cầu của người dùng.
- Do bộ nhớ của điện thoại di động có phần hạn chế nên việc gắn thêm các ổ
cứng di động, thẻ nhớ SSD… làm tăng tính khả dụng và sức mạnh cho điện
thoại di động.
- Hệ điều hành cho điện thoại di động làm cho điện thoại di động thông minh
hơn, phục vụ tốt hơn cho con người.
Cùng với rất nhiều bộ phận trong điện thoại di động và các tính năng mềm
bên trong điện thoại di động được tích hợp đã góp phần vào việc sáng tạo và

phát triển cho chiếc điện thoại di động ngày càng hoàn mỹ.

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM

CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 21

2.6. Phép loại bỏ - Eliminate
Ta đã biết từ khi ra đời điện thoại di động đã gắn liền với bàn phím vật lý, và
nó được sử dụng trong một thời gian dài trong lịch sử điện thoại di động, sau
này nó loại bỏ nhằm tăng tính thẫm mỹ, làm tăng đáng kể kích thước màn
hình cũng như làm cho điện thoại di động nhỏ gọn hơn, ngoài ra ta còn thấy
việc loại một số bộ phận cũng như các tính năng không cần thiết như: ăng-ten
vật lý trong các phiên bản đời đầu của điện thoại di động cũng mang lại bước
tiến lớn cho sự phát triển của điện thoại di động.

2.7. Phép đảo ngược – Reverse
Việc phát triền điện thoại di động kèm theo tính năng xác thực người dùng
cũng phát triển theo chiều hướng tích cực và tin cậy hơn cho người dùng, ban
đầu từ việc xác thực người dùng thông qua “mật khẩu”, với cách thức này
gây hạn chế và phiền phức cho người dùng khi phải nhớ “mật khẩu” đã đặt,
tiếp theo đó là việc xác thực người dùng qua hình vẽ, việc xác thực này có
trực quan hơn cách ban đầu nhưng vẫn buộc người dùng cần phải nhớ được
“đường vẽ” của mình đã đặt trước đó.
Gần đây với sự phát triển của “sinh trắc học” và các giải thuật xử lý nhận
dạng ảnh nên việc xác thực người dùng bằng “vân tay” cũng như việc xác
thực bằng “sinh trắc học” đã và đang phát triển mang đến nhiều tiện lợi và
tin cậy cho người sử dụng.


Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH HOÀNG KIẾM


CH1301013 – LÂM LONG HẬU Page 22


V. Tài liệu tham khảo

[1] Slides bài giảng môn ‘‘Phương pháp nghiên cứu khoa học trong tin học’’,
GS.TSKH. Hoàng Kiếm
[2] Phan Dũng, Các thủ thuật (nguyên lý) sáng tạo cơ bản phần một, Trung
tâm sáng tạo khoa học – kỹ thuật (TSK) TpHCM,2007
[3] PGS.TS Lưu Xuân Mới. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học.
[4]
[5]
[6]

×