Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

Báo cáo thực tập CTY phần chế biến thuỷ sản xuất nhập khẩu Minh Cường Cà Mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (770.17 KB, 68 trang )

SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
LỜI CẢM ƠN

Bài báo cáo hoàn thành ngoài sự cố gắng của bản thân, trong thời gian qua
em còn được các Anh/Chị ở phòng kế toán của công ty cổ phần chế biến thủy
sản xuất nhập khẩu Minh Cường đã giúp đỡ em hoàn thành bài viết này.
Xin cảm ơn Ban giám đốc, các Cô/Chú Anh/Chị và Anh Huỳnh Thanh
Toàn của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường đã
nhiệt tình cung cấp cho em các số liệu cần thiết để hoàn thành bài báo cáo.
Em xin chân thành cảm ơn Thầy Vương Quốc Duy Trường Đại học Bình
Dương – Cà Mau đã truyền đạt những kiến thức cần thiết để em sớm hoàn thành
đề tài.
Cuối cùng, em xin kính chúc các Cô/Chú, Anh/Chị, Anh Huỳnh Thanh
Toàn của công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường và
Thầy Vương Quốc Duy Trường Đại học Bình Dương – Cà Mau, được dồi dào
sức khoẻ và đạt nhiều thành công tốt đẹp trong công việc của mình.
Cà Mau, ngày 01 tháng 05 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Tô Ngọc Lam
i
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 1
2.1. Mục tiêu chung 1
2.2. Mục tiêu cụ thể 2
3. Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu 2
3.1. Đối tượng nghiên cứu 2
3.2. Phạm vi về không gian 2


3.3. Phạm vi về thời gian 2
4. Phương pháp nghiên cứu 2
5. Kết cấu đề tài 3
NỘI DUNG 4
Phần 1: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP 4
1.1. Giới thiệu chung 4
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty 4
1.1.2. Quy mô và phạm vi hoạt động 5
1.1.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty 6
1.1.3.1. Thuận lợi 6
1.1.3.2. Khó khăn 7
1.2. Bộ máy tổ chức của công ty 8
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức của công ty 8
1.2.1.1. Chức năng 8
1.2.1.2. Nhiệm vụ 8
1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty 9
1.2.3. Sơ đồ, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh 10
1.2.3.1. Sơ đồ phòng kinh doanh 10
ii
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
1.2.3.2. Chức năng cụ thể của từng nhân viên 10
1.2.3.3. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh 10
1.2.3.4. Ưu và nhược điểm của cơ cấu tổ chức công ty 11
1.2.3.4.1. Ưu điểm 11
1.2.3.4.2. Nhược điểm 12
1.3. Tình hình nhân sự tại công ty 12
1.3.1. Tình hình nhân sự 12
1.3.2. Ưu và nhược điểm về tình hình nhân sự 14
1.3.2.1. Ưu điểm 14

1.3.2.2. Nhược điểm 14
1.4. Doanh số 14
1.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014 14
1.4.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 14
1.4.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013 16
1.4.1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014 18
1.4.2. Nhận xét kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiêp năm
2012 – 2014 20
1.5. Địa bàn kinh doanh của công ty 23
1.5.1. Địa bàn kinh doanh trong nước 23
1.5.2. Địa bàn kinh doanh ngoài nước 24
1.6. Phương thức kinh doanh của công ty 27
1.7. Tình hình tài chính của doanh nghiệp 27
1.8. Khả năng cạnh tranh trong nước và ngoài nước của doanh nghiệp 35
1.8.1. Đối thủ cạnh tranh nước ngoài 35
1.8.2. Đối thủ cạnh tranh trong nước 37
1.9. Phân tích SWOT của doanh nghiệp 39
1.10. Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 41
Phần 2: THỰC HIỆN PHỎNG VẤN NHÀ QUẢN TRỊ TẠI ĐƠN VỊ
THỰC TẬP 42
iii
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
2.1. Thực hiện phỏng vấn 42
2.1.1. Đối tượng phỏng vấn 1 42
2.1.1.1. Chi tiết công việc 42
2.1.1.2. Kiến thức và kỹ năng cần thiết tại vị trí 43
2.1.1.3. Thuận lợi trong công việc 43
2.1.1.4. Khó khăn trong công việc 43
2.1.1.5. Nhận định về sự phát triển của ngành kế toán 43
2.1.1.6. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp 44

2.1.1.6.1. Lời khuyên chuyên môn 44
2.1.1.6.2. Lời khuyên về kỹ năng giao tiếp 45
2.1.1.6.3. Lời khuyên về ngành nghề 45
2.1.2. Đối tượng phỏng vấn 2 46
2.1.2.1. Chi tiết công việc 47
2.1.2.2. Kiến thức và kỹ năng cần thiết tại vị trí 48
2.1.2.3. Thuận lợi trong công việc 48
2.1.2.4. Khó khăn trong công việc 48
2.1.2.5. Nhận định về sự phát triển của ngành Quản trị kinh doanh 48
2.1.2.6. Lời khuyên cho sinh viên sắp tốt nghiệp 48
2.1.2.6.1. Lời khuyên chuyên môn 48
2.1.2.6.2. Lời khuyên về kỹ năng giao tiếp 49
2.1.2.6.3. Lời khuyên về ngành nghề 49
2.2. Bài học kinh nghiệm sau khi thực tập 50
2.2.1. Bài học về xin thực tập 50
2.2.2. Bài học về thu thập thông tin tại đơn vị thực tập 51
2.2.3. Bài học về giao tiếp và tổ chức phỏng vấn 51
2.2.4. Bài học kinh nghiệm rút ra từ hai lần phỏng vấn 51
2.2.5. Nguyện vọng về nghề nghiệp sau khi thực tập 52
2.3. Đề xuất cho ngành học tại trường Bình Dương 52
2.3.1. Đề xuất về các môn học 52
iv
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
2.3.2. Đề xuất về cách thức tổ chức thực tập 54
Phần 3: BÀI TẬP TÌNH HUỐNG: NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ NHŨNG
GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY 55
3.1. Nhận xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh
doanh của công ty 55
3.1.1. Tình hình doanh thu 55

3.1.2. Tình hình chi phí 57
3.1.3. Tình hình lợi nhuận 59
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh
nghiệp 60
KẾT LUẬN 62
v
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
1. Bảng 1.1: Danh sách nhân viên văn phòng của các phòng ban năm 2015.
2. Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012.
3. Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013.
4. Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014.
5. Bảng 1.5: Hợp đồng thu mua nguyên liệu đầu vào của công ty.
6. Bảng 1.6: Các thị trường xuất khẩu của công ty.
7. Bảng 1.7: Bảng cân đối kế toán năm 2014.
8. Bảng 1.8: Kết quả doanh thu của doanh nghiệp năm 2012 – 2014.
9. Bảng 1.9: Tình hình sử dụng chi phí của công ty năm 2012 – 2014.
10.Bảng 1.10: Lợi nhuận thực tế của công ty qua các năm 2012 – 2014.
vi
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
 















Cà mau, ngày 15 tháng 05 năm 2015.
Xác nhận của đơn vị thực tập
(Ký, đóng dấu và ghi rõ họ tên)
vii
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
HƯỚNG DẪN
 













Chấm Điểm Của Giảng Viên Hướng Dẫn
STT Các Mục Cần Chấm Điểm Điểm Số
1 Báo cáo tổng hợp (10 mục)

2 Phỏng vấn hai chuyên gia thực tế
3 Bài tập giảng viên giao cho sinh viên
4 Bộ hồ sơ tài chính hoặc XNK lien quan đến
công ty thực tập ( bản pho to copy đính kèm
báo cáo )
5 Hình thức của báo cáo kết quả thực tập
Tổng Cộng
viii
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam, thủy sản là ngành kinh
tế mang lại hiệu quả xuất khẩu cao, với tốc độ phát triển nhanh, ngành đã đưa nền
kinh tế Việt Nam hội nhập với kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là xuất khẩu tôm
đông lạnh. Hiện nay, ngành tôm Việt Nam đã tiến bộ vượt bậc, đưa Việt Nam vào
hàng ngũ các nước xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới, đem về nguồn ngoại tệ ngày
càng lớn cho đất nước. Cùng với sự phát triển của nghề nuôi tôm công nghiệp, hàng
loạt nhà máy chế biến tôm xuất khẩu đã ra đời. Công nghệ chế biến tôm Việt Nam
đang ngày càng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thông qua sự gia tăng tỷ trọng của
các sản phẩm chế biến giá trị gia tăng. Tuy nhiên hiện nay, sự phát triển của ngành
tôm Việt Nam đang đứng trước những thách thức rất lớn, cho nên đòi hỏi các doanh
nghiệp xuất khẩu tôm phải có những giải pháp tốt nhất để có chổ đứng vững chắc
trên thị trường thế giới.
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường chuyên sản
xuất, xuất khẩu các mặt hàng tôm đông lạnh. Qua tìm hiểu và nghiên cứu tình hình
sản xuất của công ty vừa qua thì thấy công ty hoạt động có hiệu quả. Mặc dù chỉ 8
năm bước vào hoạt động mà công ty đã góp một phần không nhỏ trong kim ngạch
xuất khẩu thủy sản của cả nước. Nhưng để công ty hoạt động có hiệu quả hơn nữa
trong thời gian tới, em chọn đề tài nghiên cứu và phân tích tình hình kinh doanh của
tại Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường. Đây là vấn đề

hết sức cần thiết nhằm giúp công ty thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, nâng cao chất
lượng sản phẩm và kết quả kinh doanh của công ty, từng bước nâng cao vị thế của
công ty trong ngành thủy sản Việt Nam và trên thương trường quốc tế.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
2.1. Mục tiêu chung:
Từ thực trạng hoạt động xuất khẩu tôm của công ty ở 8 năm vừa qua, qua đó
đề ra các giải pháp cho Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh
Cường nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của công ty tốt hơn.
1
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
2.2. Mục tiêu cụ thể:
• Tình hình xuất khẩu tôm của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất
nhập khẩu Minh Cường Năm 2012 – 2014.
• Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần chế biến
thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường năm 2012 – 2014.
• Đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Công ty
cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường được tốt hơn
trong thời gian tới.
3. Đối tượng – Phạm vi nghiên cứu:
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đề tài tập trung vào hoat động kinh doanh của Công ty Cổ phần chế biến
thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường.
3.2. Phạm vi về không gian:
Đề tài được thực hiện tại : Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập
khẩu Minh Cường.
3.3. Phạm vi về thời gian:
• Số liệu sử dụng phân tích được thu thập vào năm 2012 – 2014.
• Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian 09/03/2015 đến 10/05/2015.
4. Phương pháp nghiên cứu:
• Thông tin và số liệu thu thập được công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất

nhập khẩu Minh Cường cung cấp và tham khảo ý kiến người có kinh
nghiệm.
• Đề tài được thực hiện bằng cách thu thập các dữ liệu thứ cấp thông qua các
bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Minh Cường và trên
internet. Qua đó dùng các phương pháp thống kê mô tả, phân tích, so sánh và
tổng hợp để xử lý số liệu.
5. Kết cấu đề tài:
Gồm 3 phần chủ yếu sau:
 Phần 1: Đánh giá về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
2
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
 Phần 2: Phỏng vấn các nhà quản trị tại đơn vị thực tập.
 Phần 3: Bài tập tình huống: Nhận xét và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến
kết quả hoạt động kinh doanh và những giải pháp nâng cao kết quả hoạt động
kinh doanh của công ty.
3
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
NỘI DUNG
Phần 1: ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. Giới thiệu chung:
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty:
• Cà Mau là vùng đất cực nam của tổ quốc, một vùng đất được coi là rừng
vàng biển bạc, có nhiều tiềm năng thủy sản được thiên nhiên ưu đãi với ba
mặt giáp biển, đồng thời có bờ biển chạy dài từ Kiên Giang đến Cà Mau.
Trong tỉnh Cà Mau có hệ thống sông ngòi chằng chịt rất thuận lợi cho ngành
thủy sản phát triển và có nguồn lao động dồi dào từ các vùng lân cận, chính
những điều kiện thuận lợi mà thiên nhiên ưu đãi đó mà có nhiều công ty thủy
sản được hình thành trong tỉnh Cà Mau trong đó có Công ty Cổ phần chế
biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường.

• Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường được thành
lập vào ngày 04 tháng 01 năm 2007 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh số 6102000091 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Cà Mau cấp ngày 01
tháng 01 năm 2007.
 Tên giao dịch của công ty: Công ty Cổ phần chế biến thủy sản xuất
nhập khẩu Minh Cường.
 Tên đối ngoại: MC Seafood Imort – Export Processing Jointstock
Company.
 Tên viết tắt: MC Seafood.
 Trụ sở giao dịch: Số 254 Ấp 3, Xã Tắc Vân, Thành Phố Cà Mau, tỉnh
Cà Mau.
 Điện thoại: 07803.845 659 – 07803 845 969 – 07803 845 979.
 Fax: 07803 845989; 0780 3 845 999.
 Email:
 Website: www.minhcuongseafood.com.
4
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
1.1.2. Quy mô và phạm vi hoạt động:
Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất nhập khẩu Minh Cường có trên 800
công nhân với trang thiết bị hiện đại nhập từ nước ngoài, công ty hiện đang đầu tư
thêm nhà xưởng để mở rộng quy mô sản xuất những mặt hàng cao cấp để xuất trực
tiếp sang các siêu thị nước ngoài. Sản phẩm chủ yếu của công ty là chế biến các mặt
hàng tôm sú, tôm thẻ: Tôm đông lạnh nguyên con; Tôm vỏ (Block); Tôm thịt (PTO,
PD, PUD).
 Vốn điều lệ của công ty: 40.000.000.000 (Bốn mươi tỷ đồng)
 Chủ tịch: Nguyễn Việt Cường.
 Giám Đốc: Nguyễn Văn Hiển.
 Tổng giám đốc / Giám đốc: Ông Nguyễn Minh Tuấn
 Ngành nghề, Nhóm mặt hàng sản xuất, Kinh doanh chủ yếu: Kinh doanh
chế biến xuất nhập khẩu hàng thủy hải sản

 Nhãn mác sản phẩm: MCSea
 Kim ngạch xuất khẩu: 12.000.000 USD
 Năng suất: 4,000 tấn/năm.
 Tầm nhìn chiến lược:
 Công ty chủ yếu tập trung vào phát triển những mặt hàng truyền thống
uy tín, chất lượng,
MC phấn đấu để trở thành một trong những công ty xuất khẩu thủy
sản uy tín chất lượng hàng đầu của Việt Nam.
 Xây dựng nhãn hiệu MCSea uy tín, phát triển bền vững.
 Giữ vững thị trường xuất khẩu hiện có và không ngừng mở rộng thị
trường xuất khẩu mới.
 Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, công tác tổ chức nhân sự,
tiền lương và không ngừng đào tạo, thu hút nguồn nhân lực giỏi, luôn
có chính sách đãi ngộ tốt đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản
lý và công nhân lao động.
 Năng lực sản xuất
5
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
 Công ty thủy sản Minh Cường có trên 300 tấn thành phẩm mỗi tháng,
Minh Cường luôn luôn mở rộng thị trường, duy trì hệ thống máy và
thiết bị. Minh Cường có khu vực nhà máy và các thiết bị như sau:
 Diện tích nhà máy:
• Tổng diện tích: 20.000 mét vuông.
• Diện tích nhà máy: 5.000 mét vuông. Bao gồm:
1. Khu vực tiếp nhận: 200 mét vuông.
2. Khu vực sơ bộ: 300 mét vuông.
3. Khu vực chế biến: 1.400 mét vuông.
4. Khu vực đông lạnh: 350 mét vuông.
5. Khu vực lưu trữ: 700 mét vuông.
6. Khu vực khác: 2050 mét vuông.

 Thiết bị:
03 Máy làm đông lạnh - 1200kgs / 2 giờ.
01 I.Q.F - 750kgs/giờ.
2 máy nước đá vảy sản xuất.
2 máy quấn thu nhỏ.
1 máy đóng gói chân không.
1 máy rửa nguyên liệu thô.
Các thiết bị khác.
1.1.3. Thuận lợi và khó khăn của công ty:
1.1.3.1. Thuận Lợi:
- Công ty đóng trên địa bàn là trung tâm giao lưu kinh tế, là trục chính và là
cửa ngỏ của Thành phố Cà Mau, đặt biệt là lĩnh vực thương mại, có thể mua bán
qua đường sông lẫn đường bộ, rất thuận lợi trong việc thu mua, tiếp nhận nguyên
vật liệu phục vụ đầu vào.
- Các ngành có liên quan và các đơn vị bạn giúp đở trong quan hệ giao dịch
mua bán, được khách hàng tín nhiệm tin cậy…
6
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
- Nội bộ Công ty đoàn kết quyết tâm thực hiện nhiệm vụ được giao, dưới sự
lãnh đạo của Ban giám đốc Công ty đã có những chiến lược đối sách phù hợp với
tình hình thực tế.
- Nằm gần vùng nguyên liệu, mạng lưới và địa bàn thu mua rộng, huy động
nguồn đại lý dòi dào nên giá cả đủ sức cạnh tranh.
- Trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên ngày càng nâng cao, sử dụng
chiến lược maketing tìm hiểu khách hàng tiêu thụ sản phẩm.
- Ban giám đốc công ty là những người đã từng có kinh nghiệm trong ngành
thủy sản nhiều năm qua.
1.1.3.2. Khó khăn:
- Do sự cạnh tranh mua bán giữa các công ty xuất nhập khẩu trên địa bàn làm
cho giá mua và bán có sự biến động mạnh, làm ảnh hưởng đến việc thu mua nguyên

liệu và bán thành phẩm.
- Tôm đúng là mặt hàng kinh tế cao chủ yếu xuất sang các nước như :EU,
Mỹ, Singapo, Hồng Kông, Đài Loan, Nhật Bản … và các nước phát triển khác.
Trong đó thị trường tiêu thụ nhiều nhất là Nhật Bản. Mặt dù vậy do cạnh tranh về
giá cả nên thường bị khách hàng ép giá .
- Trong những năm qua tình hình đánh bắt thủy sản trên địa bàn vượt quá
những quy định cho phép làm cho nguồn thủy sản chủ yếu là tôm ngày càng cạn
kiệt, đồng thời môi trường nước trong thời gian qua bị nhiễm bẩn làm cho một số
nơi trên địa bàn nuôi và đánh bắt không đạt hiệu quả. Điều này làm ảnh hưởng rất
lớn đến nguồn nguyên liệu.
- Do sự biến động giá của nguyên, nhiên vật liệu trong những tháng vừa qua
là khó khăn lớn ảnh hưởng đến giá thành sản xuất của công ty cũng như sức cạnh
tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
- Lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng đến giá thành của công ty vì công ty
phải tăng nguồn vốn lưu động bằng cách vay tại các ngân hàng thương mại cổ phần
7
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
trên bàn để tăng cường vốn cho quá trình mua nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản
xuất kinh doanh.
1.2. Bộ máy tổ chức của công ty:
1.2.1. Chức năng và nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức của công ty:
1.2.1.1. Chức năng:
Công ty cổ phần chế biến thuỷ sản xuất nhập khẩu Minh Cường có đầy đủ tư
cách pháp nhân là đơn vị hạch toán độc lập, có con dấu riêng. Doanh nghiệp được
thành lập theo luật doanh nghiệp trên cơ sở quy chế về thành lập và giải thể doanh
nghiệp được huy động vốn sản xuất kinh doanh, liên kết hợp tác vay vốn …và mở
rộng tài khoản giao dịch tại ngân hàng, kho bạc theo quy định của Nhà Nước.
1.2.1.2. Nhiệm vụ:
- Tổ chức liên doanh liên kết với các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước, tạo
nguồn vốn đầu tư tiếp nhận và chuyển giao kỹ thuật công nghệ cho ngư dân.

- Quản lý sử dụng có hiệu quả tất cả các nguồn vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật
và lao động, tự tạo ra các quy trình sản xuất kinh doanh tự hoàn vốn và bảo toàn
vốn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước theo quy định.
- Tổ chức nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật và các biện pháp đáp ứng
nhu cầu phát triển của công ty.
1.2.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty:
8
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
9
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
GIÁM ĐỐC
PHÓ GIÁM ĐỐC
TÀI CHÍNH
PHÓ GIÁM ĐỐC
SẢN XUẤT
PHÓ GIÁM ĐỐC
KINH DOANH
PHÒNG
KẾ
TOÁN
TÀI VỤ
PHÒNG
QUẢN

CHẤT
LƯỢNG
PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KỶ
THUẬT
BAN
ĐIỀU
HÀNH
SẢN
XUẤT
PHÒNG
TỔ
CHỨC
HÀNH
CHÍNH
TỔ
CHẾ
BIẾN
TỔ
PHÂN
CỞ
KIỂM
CỞ
TỔ
XẾP
HỘP
TỔ
CẤP
ĐÔNG
TỔ
PHỤC
VỤ

SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
1.2.3. Sơ đồ, chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của phòng kinh doanh:
1.2.3.1. Sơ đồ phòng kinh doanh:
1.2.3.2. Chức năng cụ thể của từng nhân viên:
- Huỳnh Văn Thiệu: Điều phối và quản lý phòng kinh doanh.
- Vương Giáng Kiều: Làm hợp đồng nội địa và khai báo hải quan.
- Nguyễn Hải Vân: Làm hợp đồng luân chuyển hàng hóa và hợp đồng đặt
bao bì.
- Nguyễn Thị Bé Duy: Làm chứng từ xuất khẩu.
- Phan Phú Vinh: Làm quản lý kho thành phẩm, thống kê xuất nhập tồn kho
thành phẩm.
- Nguyễn Ngọc Rạng: Làm chứng từ xuất khẩu.
1.2.3.3. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh:
- Chủ động tìm kiếm đối tác để phát triển, mạng lưới phân phối, từng bước
mở rộng thị trường trong và ngoài nước. Nghiên cứu và tham mưu cho Ban Giám
đốc trong công tác định hướng kinh doanh và xuất nhập khẩu. Đây là chức năng,
nhiệm vụ chủ yếu của Phòng Kinh doanh.
10
Huỳnh Văn Thiệu
(Trưởng Phòng Kinh Doanh)
Vương
Giáng
Kiều
(Nhân
Viên)
Nguyễn
Hải
Vân
(Nhân
Viên)

Nguyễn
Thị Bé
Duy
(Nhân
Viên)
Phan
Phú
Vinh
(Nhân
Viên)
Nguyễn
Ngọc
Rạng
(Nhân
Viên)
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
- Thực hiện công tác marketing, nghiên cứu thị trường, chọn lựa sản phẩm
chủ lực và xây dựng chiến lược phát triển, thúc đẩy hoạt động xúc tiến thương mại,
tham gia hội thảo, hội chợ, tìm kiếm đối tác, thực hiện liên doanh, liên kết, mở rộng
mạng lưới kinh doanh trên thị trường nội địa và phát triển kinh doanh xuất nhập
khẩu. Chủ động giao dịch, đàm phán trong và ngoài nước, ký các thư từ, đơn chào
hàng, trao đổi thông tin với khách hàng trong nước và nước ngoài trong quá trình
giao dịch khi đi đến ký kết hợp đồng kinh doanh của Công ty.
- Chủ động soạn thảo các hợp đồng kinh tế có liên quan đến hoạt động kinh
doanh của công ty. Tổ chức thực hiện đúng quy định các hợp đồng kinh doanh đã
được ký kết.
- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kinh doanh, xuất khẩu
của công ty như: chuẩn bị nguồn cung ứng xuất khẩu, tiêu thụ hàng nhập khẩu, các
khâu giám định, kiểm dịch, hải quan, giao nhận, bảo hiểm, khiếu nại đòi bồi
thường, và đối ngoại như: tìm kiếm giao dịch giữa những người bán và người

mua, giải quyết tranh chấp khiếu nại với khách hàng có liên quan đến các hoạt động
kinh doanh của Công ty.
- Phối hợp với Phòng Tài chính - Kế toán Công ty trong các nghiệp vụ thu
tiền bán hàng hóa, thanh toán tiền mua hàng hóa - dịch vụ có liên quan đến hoạt
động kinh doanh trên cơ sở các cam kết và quy định của pháp luật hiện hành.
- Phối hợp với các phòng nghiệp vụ và các đơn vị kinh doanh trực thuộc
quản lý theo dõi thực hiện các hợp đồng kinh tế cho đến khi hoàn thành việc thanh
lý hợp đồng đã ký kết theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
- Xây dựng và triển khai thực hiện phương án kinh doanh sau khi được Ban
Giám đốc Công ty phê duyệt. Thống kê, báo cáo hoạt động kinh doanh theo đúng
tiến độ và quy định. Chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động kinh doanh trước Ban
Giám đốc Công ty.
- Lưu trữ các hồ sơ, hợp đồng kinh tế có liên quan đến công tác kinh doanh
của Công ty theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
1.2.3.4. Ưu và nhược điểm của cơ cấu tổ chức công ty:
11
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
1.2.3.4.1. Ưu điểm:
- Cơ cấu tổ chức rộng, quản lý hiệu quả và chặt chẽ hơn đối với các phòng
ban và bộ phận của công ty.
- Phân nhiệm vụ rõ ràng cho từng phòng ban và từng bộ phận của công ty.
- Dễ dàng quản lý nhân viên của từng khâu.
1.2.3.4.2. Nhược điểm:
- Dễ quản lý nhưng làm cho cơ cấu công ty phức tạp, do có quá nhiều phòng
ban và nhiều bộ phận khác nhau trong công ty.
- Mỗi nhân viên chỉ có một chuyên môn nhất định, không linh hoạt chuyển
đổi giữa các phòng ban và các bộ phận.
1.3. Tình hình nhân sự tại công ty:
1.3.1. Tình hình nhân sự:
- Cán bộ công nhân từ khâu đầu đến khâu cuối của các công đoạn trong dây

chuyền sản xuất, được bố trí hợp lý và khả năng làm việc của công nhân viên chức
trong từng công đoạn không để xảy ra thừa, thiếu công nhân.
- Tình hình lao động năm 2009 của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất
nhập khẩu Minh Cường như sau:
 Tổng số công nhân viên: 784 người, trong đó:
• Nhân viên quản lý (lao động gián tiếp): 24 người.
• Nhân viên sản xuất (lao động trực tiếp): 540 người.
- Tình hình lao động năm 2010 của Công ty cổ phần chế biến thủy sản xuất
nhập khẩu Minh Cường như sau:
 Tổng số công nhân viên: 837 người, trong đó:
• Nhân viên quản lý (lao động gián tiếp): 35 người.
• Nhân viên sản xuất (lao động trực tiếp): 802 người.
- Cán bộ nhân viên văn phòng, trong đó:
• Trình độ đại học: chiếm 51,7%.
• Trình độ cao đẳng: chiếm 3,5%.
12
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
• Trình độ trung cấp: chiếm 24,1%.
• Trình độ 12/12: chiếm 20,7%.
- Thâm niên công tác trong ngành lâu năm và có nhiều kinh nghiệm.
 Danh sách nhân sự của công ty trong các phòng ban:
Bảng 1.1: Danh sách nhân viên văn phòng của các phòng ban năm 2015.
STT Họ Và Tên Chức Vụ Trình Độ
Ngày Vào
Công ty
I Ban Giám Đốc
1 Nguyễn Văn Hiển CT – HĐQT Đại Học 01/01/2008
2 Nguyễn Minh Tuấn Giám Đốc Đại Học 01/01/2008
3 Vưu Huỳnh Nga PGĐ – KD Đại Học 02/01/2010
4 Dương Khánh Oanh Trợ Lý 12/12 01/06/2014

II Phòng Kế Toán
1 Nguyễn Văn Bé KTT TC KT 01/01/2008
2 Phan Thị Minh Thơ KT TH TC – Kế Toán 01/01/2008
3 Nguyễn Thị Thúy Hằng Thủ Quỹ 12/12 20/10/2010
4 Huỳnh Thanh Toàn Nhân Viên Tin Hoc KT 02/05/2011
5 Nguyễn Ngọc Điểm Nhân Viên Đại Học 03/06/2011
6 Nguyễn Trung Trực Nhân Viên Đại Học 01/12/2013
7 Nguyễn Thị A Đam Nhân Viên ĐH – Kế Toán 01/03/2014
8 Chung Ngọc Lụa Nhân Viên CĐ – Kế Toán 09/10/2013
9 Nguyễn Hồng Điệp Nhân Viên ĐH – Kế Toán 20/08/2014
III Phòng Công Nghệ
1 Lưu Trung Kiên TP – CN TC – CB TS 09/08/2010
2 Cao Vũ Ngàn PP – CN ĐH – CB TS 27/06/2011
3 Ngô Cẩm Tiên Nhân Viên ĐH – CNTP 05/05/2011
4 Nguyễn Bạch Duyên Nhân Viên TC – CNTP 02/06/2012
5 Diệp Ngọc Tú Nhân Viên ĐH – CNTP 22/02/2014
IV Phòng Kinh Doanh
1 Huỳnh Văn Thiệu TP – KD ĐH – QTKD 24/02/2014
2 Nguyễn Hải Vân Nhân Viên TC – Kế Toán 11/06/2013
3 Vương Giáng Kiều Nhân Viên ĐH – QTKD 11/06/2013
4 Phan Phú Vinh Nhân Viên TC – CBTS 07/04/2012
5 Nguyễn Thị Ngọc Rạng Nhân Viên ĐH – QTKD 24/02/2014
6 Nguyễn Thị Bé Duy Nhân Viên ĐH - KTTS 02/06/2014
V Phòng Tổ Chức
1 Trần Văn Hoành TP – Tổ Chức 12/12 05/09/2009
2 Phạm Thái Linh PP – Tổ Chức 12/12 10/02/2014
13
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
3 Lâm Văn Hoàng NV – IT ĐH – KTĐ 10/02/2011
4 Trần Thị Kim Cương Tạp Vụ 12/12 08/12/2014

5 Lý Thị Bé Ba NV – C.Tin 12/12 30/11/2014
Tổng Cộng: 29 Cán Bộ Công Nhân Viên
1.3.2. Ưu và nhược điểm về tình hình nhân sự:
1.3.2.1. Ưu điểm:
- Nhân viên trong các phòng ban điều có trình độ 12/12 trở lên.
- Nhân viên trẻ nhiệt tình và năng động trong công việc.
- Nhân viên lao động có thâm niên và kinh nghiệm công tác trong ngành cao
giúp công ty phát triển.
1.3.2.2.Nhược điểm:
- Chưa nâng cao trình độ chuyên môn thêm cho nhân viên.
- Nhân viên trong phòng có sự chênh lệch về trình độ.
1.4. Doanh số:
1.4.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 – 2014:
1.4.1.1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012:
Bảng 1.2: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012.
(Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam)
STT Chỉ Tiêu Mã
Thuyết
Minh
Năm 2012 Năm 2011
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
01 VI.25 285.168.136.932
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
02 9.870.000
3
Doanh thu thuần về

bán hàng và cung
cấp dịch vụ
(10=01-02)
10 285.158.266.932
4 Giá vốn hàng bán 11 VI. 27 261.161.835.098
5 Lợi nhuận gộp về 20 23.996.431.834
14
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
bán hàng và cung
cấp dịch vụ
(20=10-11)
6
Doanh thu hoạt động
tài chính
21 VI. 26 763.980.706
7
Chi phí tài chính 22 VI. 28 14.521.811.625
Trong đó: - Chi phí
lãi vay
23 14.374.931.044
8 Chi phí bán hàng 24 5.959.908.640
9
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
25 2.794.195.922
10
Lợi nhuận từ hoạt
động kinh doanh
(30=20+(21-22)-
(24+25))

30 1.484.496.353
11 Thu nhập khác 31 553.276.328
12 Chi phí khác 32 453.494.988
13
Lợi nhuận khác
(40=31-32)
40 99.781.340
14
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế
(50=30+40)
50 1.584.277.693
15
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hiện
hành
51 VI.30 83.399.716
16
Chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp hoãn lại
52 VI.30
17
Lợi nhuận sau thuế
thu nhập doanh
nghiệp
(60=50-51-52)
60 1.500.877.977
18
Lãi cơ bản trên cổ
phiếu

70
15
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản
Xuất Nhập Khẩu Minh Cường
254 Ấp 3, Xã Tắc Vân
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Lập ngày 27 tháng 03 năm 2013
1.4.1.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013:
Bảng 1.3: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2013.
(Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam)
STT Chỉ Tiêu Mã Năm 2013 Năm 2012
1
Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ
01 645.482.580.125 285.168.136.932
Trong đó: - Doanh thu
bán hàng hóa, dịch vụ
xuất khẩu
02
2
Các khoản giảm trừ
doanh thu
(03=04+05+06+07)
03 9.089.532.337 9.870.000
a Chiết khấu thương mại 04
b Giảm giá hàng bán 05
c
Giá trị hàng bán bị trả
lại

06 9.089.532.337
d
Thuế tiêu thụ đặc biệt,
thuế xuất khẩu, thuế giá
trị gia tăng theo phương
pháp trực tiếp phải nộp
07
3
Doanh thu hoạt động
tài chính
08 2.367.673.978 763.980.706
4
Chi phí sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch
vụ
(09=10+11+12)
09 626.666.002.112
a Giá vốn hàng bán 10 611.955.921.784
b Chi phí bán hàng 11 11.036.663.115
c Chi phí quản lý doanh 12 3.673.417.213
16
SVTH: TÔ NGỌC LAM GVHD: TS. VƯƠNG QUỐC DUY
nghiệp
5 Chi phí tài chính 13 11.404.640.667 14.521.811.625
Trong đó: Chi phí lãi
tiền vay dùng cho sản
xuất, kinh doanh
14
6
Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh
(15=01-03+08-09-13)
15 690.038.977 1.484.496.353
7 Thu nhập khác 16 223.024.985 553.276.328
8 Chi phí khác 17 10.470.000 453.494.988
9
Lợi nhuận khác
(18=16-17)
18 212.554.985 99.781.340
10
Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế thu
nhập doanh nghiệp
(19=15+18)
19 902.593.962 1.584.277.693
Công Ty Cổ Phần Chế Biến Thủy Sản
Xuất Nhập Khẩu Minh Cường
254 Ấp 3, Xã Tắc Vân
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Lập ngày 28 tháng 03 năm 2014
1.4.1.3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2014:
Bảng 1.4: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2014.
(Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam)
STT Chỉ Tiêu Mã Năm 2014 Năm 2013
1
Doanh thu bán
hàng và cung cấp
dịch vụ
01 688.318.747.846 645.482.540.125
2

Các khoản giảm trừ
doanh thu
02 14.420.924.839 9.089.532.337
3 Doanh thu thuần
về bán hàng và
10 673.897.823.007 636.393.007.788
17

×