Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Báo cáo thực tập xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (501.73 KB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUY NHƠN
KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN


BÁO CÁO THỰC TẬP TỔNG HỢP
TẠI: XÍ NGHIỆP CHẾ BIẾN LÂM SẢN BÔNG HỒNG

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Hồng Ân
Lớp : Kế toán K30A
Giáo viên hướng dẫn : TS. Trần Thị Cẩm Thanh
1
Quy Nhơn, tháng 8 năm
2010
PHẦN 1
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng:
1.1.1. Tên, địa chỉ Xí nghiệp CBLS Bông Hồng:
- Tên xí nghiệp: Xí nghiêp Chế biến lâm sản Bông Hồng.
- Tên giao dịch: BONG HONG FUNITURE FACTORY
- Trụ sở đóng tại: Khu vực 3 – phường Ghềnh Ráng – TP Quy Nhơn – Tỉnh
Bình Định
- Điện thoại: (056)3846891 – (056)3647996
- Fax: (056)3646155
1.1.2. Thời điểm thành lập, các mốc quan trọng:
Xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng được thành lập năm 1982. Lúc này, xí
nghiệp có tên là Xưởng dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản Bông Hồng.
Xưởng DVSX và XNK Bông Hồng là một trong ba đơn vị trực thuộc Tổng công ty
dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu lâm sản 2 (nay là Tổng công ty Lâm nghiệp Việt
Nam). Hai đơn vị trực thuộc còn lại là Xí nghiệp Chế biến lâm sản Gia Lai và Xí
nghiệp Chế biến lâm sản An Nhơn.
Năm 1990, để đảm bảo tốt việc quản lý, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất và xuất


nhập khẩu, Tổng công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản 2 đã ký quyết
định thành lập Công ty Lâm nghiệp 19 thao quyết định 261/TCLĐ ngày 01/10/1990
của Bộ Lâm nghiệp. Công ty có trụ sở chính tại số 71 Lam Sơn – Quy Nhơn (nay là 71
Tây Sơn ), được thành lập trên cơ sở tiếp nhận các xí nghiệp chế biến trước đây của
Công ty dịch vụ sản xuất và xuất nhập khẩu Lâm sản 2. Gồm có: Xí nghiệp CBLS Gia
Lai và Xí nghiệp CBLS An Nhơn.
Năm 1994, căn cứ quyết định số 34/HĐBT ngày 03/02/1990 của Hội đồng Bộ
trưởng về việc sắp xếp lại tổ chức DVSX và XNK lâm sản, căn cứ quyết định
261/TCLĐ ngày 01/10/1990 của Bộ Lâm nghiệp về việc thành lập Công ty Lâm nghiệp
19 và xét theo đề nghị của giám đốc Công ty Lâm nghiệp 19, Tổng giám đốc Lâm sản
2
2 đã ký quyết định thành lập Xí nghiệp Chế biến lâm sản Bông Hồng trực thuộc Công
ty Lâm nghiệp 19. Xí nghiệp đặt trụ sở tại khu vực 3 – phường Ghềnh Ráng – TP Quy
Nhơn.
Năm 2002, Xí nghiệp Chế biến lâm sản Bông hồng được tổ chức SGS cấp
chứng chỉ FSC. Cũng trong năm này, xí nghiệp tham gia Hội chợ triển lãm “Tiềm năng
và hội nhập Bình Định”, được bình xét là gian hang chất lượng và đạt huy chương
vàng cho sản phẩm “Bàn xoay tròn Bông Hồng”.
Năm 2005, để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và thuận theo
chủ trương của Đảng và Nhà nước, Công ty Lâm nghiệp 19 chuyển đổi thành Công ty
Cổ phần Lâm nghiệp 19, Xí nghiệp Chế biến lâm sản Bông Hồng trở thành đơn vị trực
thuộc Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19.
Đến nay, xí nghiệp đã có đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất khẩu và tạo đà
tăng trưởng cho những nă tiếp theo.
Nhìn chung, Xí nghiệp Chế biến lâm sản Bông Hồng đã đi đúng định hướng của
Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 19, định hướng của Nhà nước, khẳng định vai trò của
mình trong nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN hiện nay.
1.1.3. Qui mô hiện tại của Xí nghiệp Chế biến Lâm sản Bông Hồng:
Khi mới thành lập, qui mô của xí nghiệp là rất nhỏ. Đến nay, xí nghiệp đã trở
thành đơn vị sản xuất có qui mô vừa.

* Qui mô lao động:
Từ năm 1982 – 1990: Qui mô lao động của xí nghiệp vào khoảng 220 - 250 cán
bộ công nhân viên.
Từ năm 1991 - 1997: Qui mô của xí nghiệp bị thu hẹp hơn so với các năm trước
do sự sắp xếp thay đổi của Nhà nước, lao động chỉ còn từ 120 - 150 cán bộ công nhân
viên.
Từ năm 1998 đến nay: Qui mô lao động của xí nghiệp lien tục gia tăng và đạt
trên 400 người.
* Qui mô sản xuất:
Từ năm 1982 – 1990: Ngành sản xuất chính của xí nghiệp là tiếp nhận nguyên
liệu gỗ tròn cưa xẻ cung ứng theo chỉ tiêu kế hoạch của Nhả nước, đóngầnngf mộc dân
dụng phục vụ cho thị trường nội địa.
3
Từ năm 1991 - 1997: Xí nghiệp chuyên xẻ gỗ và làm các dịch vụ gỗ xẻ, khai
thác gỗ ở Campuchia.
Từ năm 1998 đến nay: Xí nghiệp đã chuyển đổi cơ cấu sản xuất, chuyên sản
xuất các hàng mộc xuất khẩu và được công ty mẹ đầu tư đúng mức, qui mô của xí
nghiệp đã không ngừng lớn mạnh, sản xuất kinh doanh đạt hiệu quả cao.
Trong những năm gần đây, thị trường xuất khẩu ổn định, các sản phẩm của xí
nghiệp luôn gia tăng, các mặt hàng đều đa dạng về mẫu mã, kích cỡ, chủng loại, … đã
đáp ứng được nhu cầu trong và ngoài nước, giữ được uy tín với khách hàng.
Bên cạnh đó, xí nghiệp đã đầu tư day chuyền sản xuất, trang thiết bị vật tư kỹ
thuật tương đối hiện đại, nên bình quân hàng tháng xí nghiệp đã xuất 20 công hàng
tương ứng với 6000 sản phẩm/tháng.
* Qui mô về vốn:
Bảng 1.1 : Qui mô về vốn của xí nghiệp năm 2009.
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Đầu năm
Tỷ
trọng

Cuối năm
Tỷ
trọng
Chênh lệch ĐN/CN
Số tiền %
Vốn cố
định
3.848.519.901 25,64 1.923.149.477 16,89 -1.925.370.424 -50,03
Vốn lưu
động
11.158.696.517 74,36 9.462.883.930 83,11 -1.695.812.587 -15,2
Tổng cộng 15.007.216.418 100 11.386.033.407 100 -3.621.183.011 -24,13
(Nguồn: Phòng kế toán)
Vốn lưu động năm 2009 chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn của xí nghiệp.
Qui mô về vốn của xí nghiệp cuối năm 2009 giảm so với đầu năm 2009. Cụ thể:
nguồn vốn cuối năm 2009 giảm 24,13% so với đầu năm 2009 với mức giảm tuyệt đối
là 3.621.183.011 đồng; trong đó vốn cố định vào cuối năm giảm so với đàu năm 2009
50,03% với mức giảm tuyệt đối là 1.925.370.424 đồng; vốn lưu động giảm 15,2% với
mức giảm tuyệt đối là 1.695.815.587 đồng.
4
1.1.4. Kết quả kinh doanh của xí nghiệp, đóng góp vào ngân sách của xí nghiệp
qua các năm:
Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh và những đóng góp vào ngân sách
của xí nghiệp, ta xem xét bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sau:
Baûng 1.2: Báo cáo kết quả kinh doanh trong 2 năm gần đây.
(ĐVT: đồng)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh 2009/2008
Tăng (giảm) Tỷ lệ (%)
1. Tổng doanh thu 46.813.889.915 49.032.059.514 +2.218.169.600 +4,74

2. Các khoản giảm trừ
3. Doanh thu thuần 46.813.889.915 49.032.059.514 +2.218.169.600 +4,74
4. Gía vốn hàng bán 40.444.400.567 43.314.278.694 +2.869.878.130 +7,1
5. Lợi nhuận gộp 6.369.789.348 5.690.780.820 -679.008.528 -10,66
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
259.799.111 1.530.098.897 +1.270.299.786 +488,95
7.Chi phí tài chính 295.812.720 411.313.741 +115.501.021 +39,05
- Trong đó chi phí lãi vay 295.812.720 411.313.741 +115.501.021 +39,05
8. Chi phí bán hàng 2.803.793.914 666.854.584 -2.136.939.330 -76,22
9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
501.920.213 3.268.028.048 +2.766.107.835 +551,11
10. Lợi nhuận thuần từ
hoạt động kinh doanh
3.028.061.612 2.874.683.334 -153.378.268 -5,07
11. Thu nhập khác
12. Chi phí khác
13. Lợi nhuận khác
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế
3.028.061.612 2.874.683.334 -153.378.268 -5,07
15. Thuế TNDN phải nộp
16. Lợi nhuận sau thuế 3.028.061.612 2.874.683.334 -153.378.268 -5,07
(Nguồn: Phòng kế toán)
Từ số liệu bảng 1.2 ta thấy: tổng doanh thu của xí nghiệp năm 2009 tăng 4,74%
so với năm 2008 với mức tăng tuyệt đối là 2.218.169.000 (đồng), doanh thu hoạt động
tài chính tăng 1.270.299.786 (đồng). Tuy nhiên, trong năm 2009 chi phí quản lý doanh
nghiệp của xí nghiệp đã gia tăng với mức cao là 2.766.107 (đồng) tương ứng tăng
551.11%, đồng thời chi phí lãi vay cũng tăng 39.05% tương ứng tăng 115.501.021

5
(đồng); do đó lợi nhuận của xí nghiệp năm 2009 giảm so với năm 2008 cụ thể giảm
5.07% tương ứng với mức giảm tuyệt đối là153.378.268 (đồng).
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của xí nghiệp:
1.2.1. Chức năng:
- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước công
ty Cổ phần Lâm nghiệp 19 về kết quả hoạt động của đơn vị mình.
- Nhận và sử dụng hiệu quả vốn, tài sản do Tổng công ty cấp và vốn của các cổ
đông nhằm thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Tăng kim ngạch xuất khẩu tỉnh nhà, đảm bảo lợi nhuận cho đơn vị, góp phần
thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.2.2. Nhiệm vụ:
- Xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh.
- Quản lý đội ngũ cán bộ, tạo công ăn việc làm ổn định, nâng cao trình độ văn
hóa, nghiệp vụ tay nghề cho công nhân viên, phân phối thu nhập hợp lý, chăm lo đời
sống vật chất và tinh thần cho toàn thể công nhân viên trong toàn đơn vị.
- Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với nhà nước.
- Xây dựng an toàn lao động, phòng chống cháy nổ.
- Làm tốt công tác bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.
- Không ngừng tìm kiếm thị trường mới.
1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp:
1.3.1. Loại hình kinh doanh và các loại hàng hóa, dịch vụ chủ yếu mà xí nghiệp
đang kinh doanh:
Xí nghiệp là đơn vị hoạt động sản xuất lâm xuất khẩu, sản xuất sản phẩm theo
đơn đặt hàng. Các mặt hàng xí nghiệp sản xuất ra chủ yếu là: các loại bàn ghế xuất
khẩu, giường tắm nắng, xích đu… Sản phẩm của xí nghiệp không những đa dạng về
mẫu mã, chủng loại, mà còn đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng khó tính. Ngoài
các mặt hàng truyền thống từ gỗ chò, white teak, bạch đàn, xí nghiệp đã mở rộng các
loại sản phẩm mới như: gỗ kết hợp nhôm, gỗ kết hợp vãi… và những sản phẩm mới đã
tạo được chỗ đứng trên thị trường.

1.3.2. Thị trường đầu vào và đầu ra:
1.3.2.1. Thị trường đầu vào:
6
Trong cơ cấu nguyên vật liệu của xí nghiệp thì vật liệu phụ được lấy từ nội địa
đây là những sản phẩm phổ thông được bán khá rộng rãi đặc biệt là ở Quy Nhơn.
Nguồn nguyên vật liệu chính của xí nghiệp chủ yếu là gỗ được nhập từ nước ngoài
như: Singapore, Thailan, … đặc biệt là Indonesia, Malaysia. Đây là 2 nguồn cung ứng
nguyên vật liệu nhiều nhất cho xí nghiệp (chiếm hơn 80% tổng lượng vật liệu ngoại
nhập). Phần số ít nguyên vật liệu còn lại thì được khai thác từ nội địa, tập trung ở các
tỉnh như: Kom Tum, Gia Lai, Lâm Đồng… nhưng số lượng này không nhiều.
1.3.2.2. Thị trường đầu ra:
Thị trường đầu ra của xí nghiệp chủ yếu là thị trường Châu Âu như: Anh, Pháp,
Hà Lan, Đức, Tây Ban Nha,… Nhìn chung Châu Âu là thị trường tiêu thụ lớn nhất, tuy
nhiên đây cũng là thị trường khó tính và có những yêu cầu khắc khe về chất lượng cũng
như về giá cả và mẫu mã hàng hóa. Chính điều này đã đặt ra cho xí nghiệp nhiều cơ hội
cũng như nhiều thách thức, buộc xí nghiệp phải phát triển không ngừng để đáp ứng nhu
cầu đa dạng của thị trường.
1.3.3. Vốn kinh doanh của xí nghiệp:
- Hình thức sở hữu vốn: sở hữu vốn cổ đông.
+ Nhà nước chiếm 30%.
+ Cán bộ công nhân viên chiếm 70%.
- Vốn kinh doanh của xí nghiệp là vốn đầu tư của chủ sở hữu có trị giá hơn 2,3 tỉ
đồng. Sau mỗi năm, nguồn vốn chủ sở hữu cốn được bổ sung bởi nguồn lợi nhuận thu
được từ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
1.3.4. Đặc điểm các nguồn lực chủ yếu của xí nghiệp:
1.3.4.1. Tình hình sử dụng lao động:
Để sản xuất kinh doanh thì mỗi cơ sở sản xuất phải có vốn, khoa học kỹ thuật,
máy móc, thiết bị và một yếu tố không thể thiếu là lao động. Lao động là đối tượng
trực tiếp tạo ra sản phẩm cung cấp cho thị trường.
Bảng 1.3: Quy mô về lao động.

7
Chỉ tiêu
Năm
2008
Tỷ
trọng
(%)
Năm
2009
Tỷ
trọng
(%)
So sánh 09/08
Chênh lệch %
I. Tổng số lao động 408 100 470 100 +62 +15,2
1. Nam 178 43,62 210 44,68 +32 +17,98
2. Nữ 230 56,38 260 55,32 +30 +13,04
II. Phân theo trình độ
1.Đại học, trên đại học 10 2,45 12 2,56 +2 +20
2.Cao đẳng, trung cấp 8 1,96 10 2,13 +2 +25
3.Công nhân kỹ thuật 260 63,73 275 58,51 +15 +5,77
4.Lao động phổ thông 130 1,96 173 36,8 +43 +33,08
III. Phân theo độ tuổi
1. Từ 18 – 35 tuổi 231 56.62 253 53,83 +22 +9,52
2. Từ 35 – 55 tuổi 135 30,09 174 37,02 +39 +28,89
3. Từ 55 tuổi 42 13,29 43 9,15 +1 +2,38
(Nguồn: Phòng tổ chức)
Qua bảng ta thấy: quy mô lao động của xí nghiệp năm 2009 tăng 15,2% so với
năm 2008 với mức tăng tuyệt đối là 62 người, trong đó lao động Nam tăng 17,98% (cụ
thể tăng 32 người), lao động Nữ tăng 13,04% (cụ thể là tăng 30 người).

Vì đặc điểm của xí nghiệp là chế biến lâm sản nên lao động dồi dào và đòi hỏi
phải có sức khỏe, sự khéo léo, nên việc tăng về quy mô lao động của xí nghiệp như vậy
là hợp lý.
1.3.4.2. Tình hình sử dụng tài sản cố định:
Tình hình tài sản cố định của xí nghiệp được thể hiện qua bảng sau:
8
Bảng 1.4: Tình hình sử dụng TSCĐ năm 2009.
(ĐVT: đồng)
Đầu năm Cuối năm
Nguyên giá 7.559.553.535 7.968.061.712
Hao mòn 3.751.033.634 6.044.912.235
Giá trị còn lại 3.848.519.901 1.923.149.477
(Nguồn: Phòng kế toán)
Qua bảng trên ta thấy trong năm 2009 xí nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất và
đầu tư dây chuyền máy móc để nâng cao chất lượng sản phẩm.
1.4. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh, tổ chức quản lý tại xí nghiệp:
1.4.1. Đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh tại xí nghiệp:
1.4.1.1. Giới thiệu quy trình công nghệ sản xuất:
Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp chế biến lâm sản Bông Hồng được
mô tả theo sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.1: Quy trình công nghệ sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất của xí nghiệp là một quá trình liên tục từ khâu
chuẩn bị nguyên vật liệu cho đến khi sản phẩm hoàn thành. Điều này đã giúp cho quá
9
Bào bốn mặtĐục Phay mộng
Làm nguội
Ra
Cắt
XẽGỗ tròn
Đánh tu bi Lọng

Lắp ráp Chà nhám
Bào hai mặt
SấyLuộc
Nghiệm thu Hoàn chỉnh Đóng thùngNghiệm thu
trình sản xuất diễn ra một cách liên tục. Tuy quy trình sản xuất trải qua nhiều công
đoạn nhưng tập trung lại là qua những công đoạn sau:
• Xẻ gỗ tròn : Từ nguyên liệu chính là gỗ tròn các loại đưa vào máy cưa
xẻ theo kích cỡ, theo yêu cầu sản xuất sản phẩm.
• Sấy khô và tẩm gỗ: Khi gỗ xẻ còn tươi, ẩm nên đưa vào lò sấy để xấy
cho khô gỗ với nhiệt độ khác nhau tuỳ theo miếng gỗ xẻ là mỏng hay dày. Vì gỗ hay bị
mọt nên ta phải tẩm thuốc để bảo quản gỗ được lâu hơn.
• Cắt phôi: Khi gỗ có độ ẩm nhất định thì đưa vào cắt phôi tạo thành
phôi chi tiết, tuỳ theo kích cỡ quy cách của từng loại sản phẩm, khi phôi chi tiết được
cắt xong được xếp vào palét chuyển vào kho để bảo quản.
• Tinh chế: Phôi chi tiết được đưa vào cưa lộng tạo cho phôi có những
đường cong lượn hay gợn song tuỳ theo yêu cầu của bản vẽ. Sau đó ta đưa vào máy
bào, máy cắt phay mộng, máy đục lỗ, soi rãnh để tạo ra chi tiết sản phẩm.
• Tổ ghép hoàn thiện: Sử dụng lao động thủ công, công nhân sẽ dùng bào
tay để sữa chữa những chỗ máy không làm được, tiến hành lắp ghép các chi tiết sản
phẩm. Sau đó có thể nhúng dầu, phun sơn…
• Nhập kho thành phẩm: sản phẩm hoàn thiện nhập kho phải qua khâu
kiểm tra để đảm bảo sản phẩm mới nghiệm thu đúng kỹ thuật, chất lượng theo yêu cầu
sản xuất.
1.4.1.2. Sơ đồ cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh:
10
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Hệ thống sản xuất của xí nghiệp được phân chia thành các phân xưởng sản xuất
chính theo sản phẩm được sản xuất. Mỗi tổ chức trong phân xưởng phải đảm nhận gia
công một vài công đoạn của sản phẩm. Hệ thống sản xuất của xí nghiệp là chuyên môn
hóa sản phẩm. Quá trình sản xuất hình thành theo một dây chuyền khép kín cho sản

phẩm tạo những đường di chuyển thẳng dòng trong khi gia công chế biến.
Theo hình thức này tổ chức trở nên đơn giản, chu kỳ sản xuất được rút ngắn,
chuyên môn hóa lao động sâu, năng suất lao động cao cho phép xí nghiệp có thể tiết
kiệm được chi phí.
1.4.2. Đặc điểm tổ chức quản lý:
1.4.2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý:
Cơ cấu tổ chức quản lý nhân sự được thiết lập theo mô hình trực tuyến.
Đứng đầu là giám đốc trực tiếp điều hành các phòng ban và các phân xưởng sản
xuất. Trưởng các phòng ban tham mưu cho giám đốc điều hành về mọi hoạt động sản
xuất của xí nghiệp.
11
Cưa xẻ
gỗ tròn
Giám đốc
Phòng nghiệp vụ Phân xưởng
Tổ mộc
máy
Tổ xẻ
phôi
Tổ sản
xuất
Tổ lò
sấy
Tổ bốc
xếp
Tổ
nguội
Tổ lắp
ráp
Tổ kỹ

thuật
Chú thích:
: quan hệ trực tiếp
: quan hệ phối hợp
Sơ đồ 1.3: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của xí nghiệp.
1.4.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ máy quản lý nhà nước:
Đứng đầu là ban giám đốc gồm có:
Giám đốc: là người do Tổng công ty lâm nghiệp Việt Nam ủy quyền cho Công ty
cổ phần 19 ký quyết định, là người điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất của xí nghiệp,
tạo điều kiện cho phân xưởng và các tổ chức sản xuất hoạt động có hiệu quả, kịp thời
và giải quyết khó khăn phát sinh trong quá trình sản xuất, đồng thời chịu trách nhiệm
trước hội đồng quản trị, các cổ đông cùng toàn thể cán bộ công nhân viên của Xí
nghiệp về hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp.
Phó giám đốc: là người hỗ trợ đắc lực cho giám đốc, đóng góp những ý kiến cho
các quyết định quan trọng trong việc điều hành xí nghiệp, phân xưởng và các tổ chức
12
Giám đốc
P.Giám đốc
P.Tổ chức P.Kế toán P. Kế hoạch P. Kỹ thuật Px.sản xuất
Tổ kỹ thuậtTổ xẻ phôi Tổ mộc máy Tổ nguội Tổ lắp ráp
khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời tham mưu cho các bộ phận trong
toàn xí nghiệp. Ngoài ra, phó giám đốc còn là người có thể thay mặt giám đốc điều
hành mọi hoạt động của xí nghiệp cũng như giải quyết một số vấn đề khi giám đốc đi
vắng.
Các bộ phận khác trong xí nghiệp:
Phòng tổ chức hành chính:
+ Có chức năng xây dựng tổ chức bộ máy nhân sự của xí nghiệp theo phân cấp,
sắp xếp nhân sự sao cho hợp lý, đồng thời bổ sung quy chế, chế độ làm việc. Tổ chức
bộ máy hoạt động của xí nghiệp sao cho có hiệu quả trong từng kỳ kế hoạch.
+ Giúp giám đốc trong việc tuyển chọn, bố trí công việc phù hợp với năng lực

từng người. Tìm giải pháp tham mưu cho giám đốc về qui hoạch đào tạo cán bộ quản
lý và kỹ thuật, đồng thời giúp giám đốc điều hành trong công tác điều hành về mặt
hành chính của toàn xí nghiệp.
+ Thực hiện chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng cho công nhân viên, nắm
vững tình hình đội ngũ công nhân viên dựa trên kế hoạch sản xuất kinh doanh.
+ Đề xuất biện pháp giữ cân đối giữa lao động và tiền lương, tổng hợp và phân
tích tình hình lao động, trả lương, thưởng trên cơ sở của quỹ tiền lương bằng đúng theo
qui định.
+ Ngoài ra, phòng tổ chức – hành chính còn thực hiện các công việc hành chính,
quản trị văn thư, đánh máy, tiếp tân, fax, trang bị văn phòng …
Phòng kế toán – tài chính:
+ Chịu trách nhiệm theo dõi nguồn vốn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
thực hiện đúng các chế độ, chính sách nhà nước qui định.
+ Chịu trách nhiệm lập các chứng từ, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh,
tổng hợp các chứng từ, lập báo cáo như: bảng cân đối kế toán, bảng cân đối số phát
sinh, báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh và bảng thuyết minh báo cáo tài
chính.
13
+ Chịu trách nhiệm với giám đốc về việc lập kế hoạch tài chính, tham mưu cho
giám đốc trong quá trình xây dựng giá thành, phân tích hoạt động kinh tế trong xí
nghiệp nhằm phát hiện những mặt chưa hoàn thiện để xí nghiệp hoạt động hiệu quả
hơn.
+ Phân tích tình hình kinh doanh và sử dụng hiệu quả đồng vốn cố định, tăng
nhanh đồng vốn vay lưu động, kiểm soát tình hình kinh tế tài chính của xí nghiệp.
Phòng kế hoạch:
+ Theo dõi tình hình nguyên vật liệu, hàng hóa trên thị trường. Theo dõi các
chiều hướng phát triển, khả năng phối hợp với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
+ Tham mưu, trợ giúp giám đốc trong công tác đánh giá hàng hóa về mẫu mã,
hình thức, giá cả, chất lượng sao cho phù hợp với quy cách mặt hàng xuất khẩu.
+ Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, chiến lược kinh doanh của xí nghiệp, quản

lý toàn diện các kế hoạch của xí nghiệp, sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu, dịch vụ
liên doanh liên kết đầu tư, lao động, tiền lương, xây dựng cơ bản.
Phòng kỹ thuật vật tư:
+ Nghiên cứu, lên chi tiết thiết kế về quy cách chất lượng mặt hàng sao cho phù
hợp với giá cả đã đề ra.
+ Đưa ra các định mức lao động, bảo hộ lao động, thi đua khen thưởng và kỹ
thuật trong lao động.
+ Đồng thời đưa ra các sáng tạo trong mẫu mã mặt hàng, thay đổi các chi tiết,
hàng hóa sao cho phù hợp, đẹp mắt và đúng tiêu chuẩn mà khách hàng đề nghị, tham
mưu, mặt khác hướng dẫn cho khách hàng về các loại hàng đang được ưa chuộng hiện
nay trên thị trường.
Phân xưởng sản xuất: là nơi trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm của xí nghiệp, bao
gồm nhiều tổ sản xuất:
+ Tổ xẻ gỗ: có nhiệm vụ xẻ gỗ tròn mới nhập về thành từng lóng theo quy cách
của mặt hàng cần sản xuất.
14
+ Tổ xẻ phôi: có nhiệm vụ xẻ gỗ tròn thành phôi theo quy định của từng loại sản
phẩm.
+ Tổ mộc máy: nhận các phôi từ tổ xẻ phôi để tiến hành khoan lỗ và đục mộng.
+ Tổ nguội: làm nhiệm vụ chà nhám, nhúng dầu và đánh bóng các loại sản phẩm
theo tiêu chuẩn và các yêu cầu về chất lượng và kỹ thuật đặt ra.
+ Tổ lắp ráp: nhận các bán thành phẩm từ tổ mộc để đưa vào lắp ráp thành
những sản phẩm phù hợp với bản vẽ và tiêu chuẩn của từng loại sản phẩm theo đơn đặt
hàng của khách hàng.
+ Tổ kỹ thuật: kiểm tra kỹ thuật của thành phẩm trước khi nhập kho hay trước khi
đưa đi tiêu thụ.
1.5. Đặc điểm tổ chức kế toán:
1.5.1. Mô hình tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 1.4: Mô hình tổ chức kế toán tại xí nghiệp.
1.5.2. Bộ máy kế toán của xí nghiệp:

Đứng đầu bộ máy kế toán là kế toán trưởng điều hành các công việc trong
phòng, phân công tác từng thành viên. Kế toán tổng hợp và thủ quỹ chịu sự chỉ đạo
trực tiếp từ kế toán trưởng.
- Kế toán trưởng: Là người đứng đầu bộ máy kế toán. Có trách nhiệm tổ chức
công tác kế toán, chỉ đạo mọi hoạt động kế toán, tài chính của xí nghiệp, chịu trách
nhiệm trước giám đốc về công việc chuyên môn, giúp giám đốc tham gia vào hợp đồng
kinh tế, xây dựng kế hoạch tài chính, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan tài
chính cấp trên về mọi mặt hoạt động tài chính của xí nghiệp.
15
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
Kế toán tổng hợp
- Kế toán tổng hợp: Là người trực tiếp làm công việc tập hợp chi phí sản xuất và
tính giá thành, căn cứ vào các chứng từ sổ sách, để tổng hợp lên báo cáo định kỳ, xác
định hiệu quả kinh doanh, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn. Kế toán tổng hợp còn phụ
trách hạch toán tài sản cố định, theo dõi tình hình biến động tài sản cố định cũng như là
việc tính khẩu hao hàng quý, hng năm. Đồng thời kiêm cả công tác tính giá thành sản
phẩm, phụ trách theo dõi tiền mặt từ quỹ, tình hình thanh toán tiền lương các khoản
trích theo lương. Mặt khác kế toán tổng hợp còn có quyền quyết định công việc khi kế
tóan trưởng đi công tác và chịu trách nhiệm trước kế toán trưởng về công việc của bộ
phận kế toán xí nghiệp.
- Thủ quỹ: Phụ trách việc thu chi tiền mặt theo chứng từ thu chi hợp lệ. Theo dõi
và phản ánh chính xác việc cấp phát và nhận tiền mặt từ quỹ. Ngoài ra, thủ quỹ thường
xuyên đối chiếu sổ sách với sổ sách kế toán có liên quan hàng ngày và cuối tháng để
kịp thời sữa chữa những sai sót, thiếu sót khi ghi chép, tránh tình trạng thâm hụt về quỹ
tiền mặt.
1.5.3. Hình thức kế toán mà xí nghiệp áp dụng:
* Hình thức kế toán mà xí nghiệp đang áp dụng là hình thức Chứng từ ghi sổ.
* Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “Chứng từ ghi sổ”. Việc ghi sổ

kế toán tổng hợp bao gồm:
+ Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ.
+ Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ Cái.
Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng
hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế.
Chứng từ ghi sổ đựoc đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo
số thứ tự trong Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải
được kế toán trưởng duyệt trước khi ghi sổ kế toán.
* Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau:
- Chứng từ ghi sổ;
16
- Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ;
- Sổ Cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết.
* Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ:
Ghi chú:
: Ghi hàng ngày
: Quan hệ đối chiếu
: Ghi cuối tháng
Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ.
Trình tự ghi sổ kế toán:
Chứng từ gốc
Sổ quỹ
Bảng tổng
hợp chứng
từ gốc
Sổ, thẻ kế
toán chi tiết

Chứng từ ghi sổ

Sổ Cái Bảng tổng
hợp chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
17
Sổ Đăng ký
chứng từ ghi sổ
BÁO CÁO TÀI CHÍNH
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc Bảng Tổng hợp chứng từ gốc kế toán
lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào Chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký Chứng từ ghi
sổ, sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập
Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết có liên quan.
Cuối tháng phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra tổng số phát sinh Nợ,
tổng số phát sinh Có và số Dư của từng tài khoản trên Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập
Bảng Cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu khớp đúng, số hiệu ghi trên Sổ Cái và Bảng Tổng hợp chi tiết
(được lập từ các sổ kế toán chi tiết ) được dùng để lập Báo Cáo Tài Chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ và tổng số phát
sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng
tổng số tiền phát sinh ghi trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ. Tổng số dư Nợ và tổng số
dư Có của từng tài khoản trên Bảng Cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của
từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương
ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết.
18
PHẦN 2
THỰC HÀNH VỀ GHI SỔ KẾ TOÁN
2.1. Hạch toán chi tiết Nguyên vật liệu tại xí nghiệp:
Chứng từ kế toán liên quan đến tình hình nhập, xuất và sử dụng Nguyên vật liệu
gồm các loại:

- Phiếu nhập kho, phiếu xuất kho.
- Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ.
- Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ.
- Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm. hàng hóa.

Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu đòi hỏi phải phản ánh cả về giá cả số lượng,
chất lượng của từng thứ vật tư, từng nhóm theo từng kho và từng người phụ trách. Để
hạch toán chi tiết vật tư, xí nghiệp Chế biến lâm sản Bông Hồng sử dụng phương pháp
thẻ song song. Hạch toán chi tiết vật tư được thực hiện ở cả phòng kế toán và ở cả kho.
Công việc cụ thể như sau:
* Thủ tục và chứng từ sủ dụng khi nhập kho, xuất kho Nguyên vật liệu tại xí
nghiệp:
Khi nhập: Minh họa: Ngày 01/06/2010 xí nghiệp nhận được dơn đặt hàng của
khách hàng về mặt hàng ghế Life Resort Chair số lượng 250 sản phẩm. Căn cứ vào số
lượng nguyên vật liệu thực tế hiện có tại kho, phòng kế hoạch làm giấy đề nghị mua
vật tư như sau:
19
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
GIẤY ĐỀ NGHỊ MUA VẬT TƯ
Kính gửi: Lãnh đạo Xí nghiệp CBLS Bông Hồng.
Theo nhu cầu sản xuất sản phẩm và thực trạng nguyên vật liệu hiện có phục vụ
cho đơn đặt hàng, nay phòng kế hoạch xin mua:
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú
1
2
3
4
5

6
7
Gỗ tròn
Gỗ xẻ
Dầu tẩm gỗ
Keo dán gỗ
Keo 502
Phụ kiện ghế Life Resort Chair
Đệm ghế
m
3
m
3
Lít
Kg
Lọ
Bộ
cái
90
40
35
17
30
260
250
Ngày 01 tháng 06 năm 2010
Giám đốc Trưởng phòng kế hoạch
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi giấy đề nghị mua vật tư được ban lãnh đạo ký duyệt, cán bộ vật tư tiến hành
mua nguyên vật liệu về nhập kho và số lượng hàng này có hóa đơn thanh toán như sau:

20
HÓA ĐƠN Mẫu số: 01GTKT – 3LL
GTGT CC/2010N
Liên 2 giao cho khách hàng
Ngày 02/06/2010
Đơn vị bán hàng: Cửa hàng Dung.
Địa chỉ: 185 Nguyễn Thái Học – Tp Quy Nhơn.
Số tài khoản:
Mã số: 4100662300.
Họ tên người mua hàng: Trương Minh Hùng.
Đơn vị: Xí nghiệp CBLS Bông Hồng.
Địa chỉ: Khu vực 3 – phường Ghềnh Ráng – Quy Nhơn.
Hình thức thanh toán: TM Mã số thuế: 4100258994001.
STT Tên dịch vụ hàng hóa ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C 1 2 3
1
2
Dầu tẩm gỗ
Keo dán gỗ
lít
kg
35
17
23.500
39.500
822.500
671.500
Cộng 1.494.000
Thuế GTGT: 10% 149.400
Tổng thanh toán: 1.643.400

Viết bằng chữ: Một triệu, sáu trăm bốn mươi ba nghìn, bốn trăm đồng.
Người bán hàng Kế toán trưởng Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Khi vật liệu về đến kho xí nghiệp, phòng kế toán căn cứ vào hóa đơn tiến hành
lập biên bản kiểm nghiệm vật tư và phiếu nhập kho.
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc.
21
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
Căn cứ quyết định số 250 ngày 01/06/2010 của Xí nghiệp CBLS Bông Hồng.
Ban kiểm nghiệm gồm có các ông bà sau:
Ông (bà):Nguyễn Tấn Giang. Chức vụ: Trưởng phòng kỹ thuật Trưởng ban
Ông (bà): Nguyễn Kim Nga. Chức vụ: Nhân viên Ủy viên
Cùng tiến hành kiểm tra số hàng về nhập kho.
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng
Kết quả kiểm nghiệm
Số lượng
đúng quy cách
Số lượng không
đúng quy cách
1
2
Dầu tẩm gỗ
Keo dán gỗ
lít
kg
35
17
35
17

0
0
Ý kiến của ban kiểm nghiệm: qua kết quả của cuộc kiểm nghiệm thì số lượng
hàng về nhập kho là đúng quy cách.
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Biên bản kiểm nghiệm được lập bởi các thành viên đại diện như: đại diện phòng
kế hoạch, đại diện phòng kế toán, thủ kho, cán bộ mua hàng.
Biên bản này trình lên lãnh đạo duyệt, sau đó kế toán vật tư lập phiếu nhập kho.
22
Đơn vị: ……………… Mẫu số 01 – VT
Bộ phận: ……………. (Theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 02 tháng 06 năm 2010 Nợ ………
Số: 167 Có ………
- Họ và tên người giao: DNTN Thủy Trọng Tuấn (Nguyễn Cửu nhập)
- Theo DD/2010N số 0164826 ngày 01 tháng 06 năm 2010 của: ………………
- Nhập tại kho: Quang. Địa điểm: ……………………………………………
STT Mã hiệu Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3
1
2
A103
A102
Dầu tẩm gỗ
Keo dán gỗ
Lít
Kg
35
17

23.500
39.500
822.500
671.500
Cộng 1.494.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Một triệu, bốn trăm chin mươi bốn nghìn đồng chẵn.
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
23
Đơn vị: ……………… Mẫu số 01 – VT
Bộ phận: ……………. (Theo QĐ số: 15/2006/QĐ – BTC ngày 20/03/2006)
PHIẾU NHẬP KHO
Ngày 02 tháng 06 năm 2010 Nợ ………
Số: 170 Có ………
- Họ và tên người giao: Cửa hàng DUNG.
- Theo BL/2010N số 82344 ngày 04 tháng 06 năm 2010 của: ………………
- Nhập tại kho: Quang. Địa điểm: ……………………………………………
STT Mã hiệu Tên vật tư ĐVT Số lượng Đơn giá Thành tiền
A B C D 1 2 3
1
2
C003
C004
Đinh F20
Đinh F30
Hộp
Hộp
10
10
22.000

32.000
220.000
320.000
Cộng 540.000
Tổng số tiền (viết bằng chữ): Năm trăm bốn mươi nghìn đồng chẵn.
Người lập phiếu Người giao hàng Thủ kho Kế toán trưởng
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu lập 3 liên: liên 1 giao cho thủ kho, liên 2 giao cho khách hàng, liên 3 giữ
lại để lưu.
Khi xuất kho: Minh họa vào số lượng sản xuất sản phẩm theo kế hoạch, tổ sản
xuất viết giấy đề nghị cấp vật tư lên ban lãnh đạo và giấy này có mẫu như sau:
24
Xí nghiệp CBLS Bông Hồng. Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Địa chỉ: Khu vực 3 – P.Ghềnh Ráng – Quy Nhơn. Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
PHIẾU ĐỀ NGHỊ CẤP VẬT TƯ
Kính gửi: Lãnh đạo Xí nghiệp CBLS Bông Hồng.
Tôi tên: Nguyễn Công Thành.
Đơn vị: Tổ lắp ráp.
Đề nghị lãnh đạo duyệt cấp vật tư để sản xuất sản phẩm
STT Tên vật tư ĐVT Số lượng Ghi chú
1
2
3
4
5
Dầ tẩm gỗ
Keo dán gỗ
Keo 502
Phụ kiện ghế
Đệm ghế

Lít
Kg
Lọ
Bộ
Cái
35
17
24
260
250
Ngày 14 tháng 06 năm 2010
Người nhận Thủ kho Kế hoạch Giám đốc
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
Phiếu đề nghị cấp vật tư được gửi lên lãnh đạo duyệt rôì chuyển lên phòng kế
toán để lập xuất kho.
25

×