Tải bản đầy đủ (.docx) (22 trang)

báo cáo thực tập ngành công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (475.54 KB, 22 trang )

Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh


LỜI MỞ ĐẦU
Qua 3 năm học tại trường Đại Học Thủy Lợi, chuyên ngành Quản trị kinh doanh.
Em đã học được rất nhiều kiến thức, hiểu rõ hơn về ngành nghề mình đã lựa chọn. Sau
đợt thực tập ngành vừa qua, em đã hiểu và biết cách ứng dụng lý thuyết đã được học
vào kinh doanh thực tế, có cái nhìn hoàn thiện hơn về hoạt động quản trị kinh doanh,
xác định rõ hơn định hướng kinh doanh sau này của mình.
Trong bài báo cáo thực tập ngành này, em xin trình bày về công ty cổ phần Vina
Acecook Việt Nam - một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành sản xuất mì ăn liền tại
Việt Nam. Bài báo cáo sẽ làm rõ về tiền thân, lịch sử kinh doanh của Acecook Việt
Nam, phân tích môi trường kinh doanh của doanh nghiệp, đánh giá những yếu tố môi
trường vĩ mô và môi trường ngành đến hoạt động kinh doanh, các lợi thế cạnh tranh
của doanh nghiệp.
Em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Hòa, thầy Triệu Đình Phương đã giúp
chúng em có một kỳ thực tập ngành đầy bổ ích, giúp em hiểu hơn về thực tế quản trị
kinh doanh, đồng thời giúp đỡ em hoàn thành bài báo cáo này.



Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
PHẦN 1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY ACECOOK VIỆT NAM
1.1.Quá trình hình thành và phát triển công ty Vina Acecook Việt Nam
1.1.1.Tên, địa chỉ và quy mô hiện tại của doanh nghiệp
Logo Công ty Vina Acecook Việt Nam
- Tên công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam.
- Địa chỉ: Lô II-3 - Đường Số 11 - KCN Tân Bình - Phường Tây Thạnh - Quận Tân


Phú - Thành phố Hồ Chí Minh.
- Tổng giám đốc: Ông Kariwara junichi.
- Điện thoại: 08.381.54080
- Vốn điều lệ: 4.000.000 USD
- Quy mô hiện tại của công ty: Công ty cổ phần Vina Acecook Việt Nam là một trong
những doanh nghiệp lớn của ngành mì ăn liền Việt Nam. Tại thị trường nội địa, công
ty có quy mô gồm 10 nhà máy sản xuất từ Bắc vào Nam, 6000 nhân viên, với hơn 700
đại lý phân phối, chiếm 51,5% thị phần trong nước. Với thị trường xuất khẩu, sản
phẩm của Acecook Việt Nam hiện đã có mặt đến hơn 40 nước trên thế giới, trong đó
có các nước thị phần xuất khẩu mạnh như Mỹ, Úc, Nga, Đức, Singapore, Cambodia,
Lào, Canada
1.1.2. Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển
 Năm 1993
- Thành lập công ty liên doanh Vifon – Acecook.
- Thành phần liên doanh:
+ Công ty kỹ nghệ thực phẩm Việt Nam ( VIFON ) : 40%.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
+ Acecook Nhật Bản, hiệp hội hợp tác hỗ trợ kinh tế Nhật Bản JAIDO: 60%
-Vốn đầu tư: 4 triệu USD.
Năm 1995
- 07/07/1995: Bắt đầu đưa vào sản xuất.
- Sản phẩm đầu tiên: Mì và Phở cao cấp được sản xuất để phục vụ thị trường phía
Nam.
Năm 1996
- Thành lập chi nhánh bán hàng tại Cần Thơ: 162/3 Trần Quang Diệu – Phường An
Thới – TP Cần Thơ. Chịu trách nhiệm bán hàng cho tất cả các tỉnh đồng bằng Sông
Cửu Long.
- Bắt đầu thâm nhập vào thị trường xuất khẩu: Thị trường Mỹ, doanh số xuất khẩu
0,15 triệu USD.

Năm 1997
-Thành lập chi nhánh bán hàng tại Hà Nội, phục vụ toàn bộ thị trường phía Bắc.
Năm 1998
- Ra đời sản phẩm mì Hoành Thánh đã gây được sự chú ý của thị trường, là một sản
phẩm cao cấp đầu tiên và bước đột phá mới trong ngành mì ăn liền Việt Nam.
- Tăng thêm 2 dây chuyền sản xuất mới.
Năm 2000
- Ra đời sản phẩm mì Hảo Hảo - một bước đột phá mới, một thương hiệu tiềm ấn
tượng tạo một bươc nhảy vọt của công ty trên thị trường.
Năm 2001
- Thành lập chi nhánh Hưng Yên có chức năng sản xuất và kinh doanh.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
- Đầu tư thêm 04 dây chuyền mới, nâng tổng số dây chuyền lên 07 dây.
Năm 2003
- Acecook Việt Nam, đã đồng loạt mở rộng thị trường xuất khẩu sang: Úc, Nga, Đông
Âu, Trung Quốc, Đông Nam Á, Châu Phi và đã nâng được kim ngạch xuất khẩu lên 3
triệu USD.
- Thành lập thêm một chi nhánh mới tại Bình Dương, nâng tổng dây chuyền công ty
lên 12 dây chuyền.
- Sản phẩm của công ty tăng và chiếm 60% thị phần mì ăn liền cả nước.
- Nộp ngân sách nhà nước cao gấp 12 lần so với năm 1995.
- Ra đời sản phẩm mới: Đệ Nhất Mì Gia.
Năm 2004
- Ngày 15/01/2004: Khởi công xây dựng nhà máy tại Đà Nẵng, đi vào hoạt động chính
thức từ tháng 10/2004.
- Kể từ ngày 03/12/2004 Công ty liên doanh Vifon - Acecook đã chính thức đổi tên
thành công ty TNHH Acecook Việt Nam ( 100% vốn Nhật Bản ).
- Tháng 06/2004: Tăng cường thêm 1 nhà máy tại Bắc Ninh với hai dây chuyền sản
xuất.

- Ngày 12/04/2004 công ty Acecook Việt Nam vinh dự được đón nhận huân chương
lao động hạng 3 do Chủ Tịch nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trao tặng.
Năm 2006
- Khởi công xây dựng nhà máy Vĩnh Long 06/02/2006: nhà máy thứ 6 của công ty.
- Đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2006.
- Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam do người tiêu dùng bình chọn.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
- Giải thưởng Rồng Vàng dành cho những doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
hoạt động hiệu quả tại thị trường Việt Nam.
Năm 2007
- Đạt doanh số cao nhất trong 14 năm hoạt động: đạt trên 80 triệu đồng.
- Mức lương của nhân viên tăng lên 25%.
- Lần đầu tiên tổ chức thi tay nghề, sắp xếp bậc lương cho nhân viên.
- Xây dựng nhà cho công nhân nhà máy tại Bình Dương.
- Xây dựng nhà máy phở với dây chuyền công nghệ hiện đại cho ra đời các sản phẩm
từ gạo như: phở Xưa và Nay
- Phong trào sáng kiến tiết kiệm phát huy hiệu quả mang về cho công ty số tiền tiết
kiệm trên 10 tỷ đồng.
- Đạt được các danh hiệu danh nhân Sài Gòn tiêu biểu. Hàng Việt Nam chất lượng
cao.
- Được vinh dự là thành viên hiệp hội mì ăn liền thế giới từ tháng 10/2007.
- Công ty Acecook Việt Nam có tên trong danh sách 500 doanh nghiệp lớn nhất Việt
Nam.
Năm 2008:
- Công ty TNHH Acecook Việt Nam chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần
Acecook Việt Nam.
- Trở thành thành viên chính thức của hiệp hội MAL thế giới.
Năm 2010
- Ngày 07/07/2010: Nhận Huân chương lao động hạng Nhất.

Năm 2012
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
- Khánh thành nhà máy Hồ Chí Minh 2 hiện đại hàng đầu Đông Nam Á.
- Đạt chứng nhận tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế IFS.
Năm 2013
- Tháng 3/ 2013: Vina Acecook triển khai chương trình sinh viên tham quan nhà máy
sản xuất mì ăn liền.
Năm 2014
- 01/04/2014: Sau 5 tháng mở chương trình tham quan nhà máy sản xuất mì ăn liền,
công ty đã đón tiếp hơn 1000 sinh viên đến tham quan, giao lưu.
- Ngày 15/05/2014: Ra mắt thị trường sản phẩm mì ăn liền mới – mì Chíp Chíp.
1.2.Chức năng nhiệm vụ của Công ty Acecook Việt Nam
1.2.1 Các chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
- Chức năng của Acecook Việt Nam là sản xuất và kinh doanh sản phẩm thực phẩm
mì ăn liền an toàn, chất lượng cao đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng.
- Nhiệm vụ của Acecook Việt Nam là: “Trở thành doanh nghiệp sản xuất thực phẩm
hàng đầu Việt Nam, có đủ năng lực quản trị để thích ứng với quá trình toàn cầu hóa”.
Đóng góp vào việc nâng cao đời sống ẩm thực của không chỉ riêng xã hội Việt Nam
mà còn cả thế giới thông qua việc sản xuất và kinh doanh thực phẩm chất lượng cao.
Thông qua việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm và dịch vụ có giá trị cao, đáp
ứng nhu cầu thời đại nhằm mang lại sự hài lòng cho người tiêu dùng, mang lại cuộc
sống ổn định và sự phát triển của nhân viên và trở thành một doanh nghiệp có vị trí và
sự ủng hộ trên toàn thế giới.
1.2.2. Các sản phẩm hiện tại
Qua 21 năm không ngừng sáng tạo và phát triển, Acecook Việt Nam đã cung
cấp ra thị trường trong nước hơn 50 sản phẩm với gần 200 hương vị khác nhau trong
ngành hàng mì, bún, phở, miến, thịt hầm, cháo, dầu ăn, nước mắm.
Trong ngành hàng mì, Acecook Việt Nam cung cấp nhiều loại mì nổi tiếng như:
mì tôm Hảo Hảo, mì Chíp Chíp, mì Hít Hà, mì Yummi, mì Lẩu Thái, mì Mikochi, mì

Udon,mì Táo Quân, mì Mibig, mì Modern, mì Enjoy, mì Bốn Phương, mì Sao Sáng,
phở Gà
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
Trong ngành hàng bún phở có các sản phẩm như bún Giò Heo Hằng Nga, phở
bò Đệ Nhất, phở gà Đệ Nhất, phở Nghêu Đệ Nhất, phở bò Xưa và Nay, miến Phú
Hương.
Ngoài ra Acecook Việt Nam còn có các sản phẩm như cháo Hương Ngọc, dầu
ăn Đệ Nhất, nước mắm Đệ Nhất.
1.3.Quá trình tạo ra sản phẩm của Acecook Việt Nam
Quá trình tạo ra sản phẩm mì ăn liền của Acecook Việt Nam gồm các công đoạn
như sau:
1. Bột mì trộn với nước trộn
2. Cho hỗn hợp trên qua hệ thống cối trộn bột tự động.
3. Cho hỗn hợp đã trộn qua hệ thống lô cán thô đến mịn.
4. Cho bột đã mịn qua hệ thống cắt tạo sợi.
5. Qua buồng hấp chín, hệ thống cắt định lượng và thẩm thấu hương liệu.
6. Cho vào dầu chiên, chiên giòn, bổ sung vitamin E và C.
7. Cho sản phẩm qua buồng thổi nguội.
8. Phân loại sản phẩm.
9. Cho các gói gia vị rồi đóng gói.
10. Kiểm tra chất lượng sản phẩm
11. Đóng gói, nhập kho.
1.4.Cơ cấu tổ chức của công ty Acecook Việt Nam
1.4.1.Sơ đồ cơ cấu tổ chức

1.4.2.Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
- Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của công ty, bao gồm tất
cả các cổ đông có quyền biểu quyết. Đại hội cổ đông có quyền quyết định mọi vấn đề
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG
BAN KIỂM SOÁT
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
BAN GIÁM ĐỐC
P.
PTSP
P.
XUẤ
T
P. CƠ
ĐIỆN
P. KẾ
TOÁ
N
P. KỸ
THUẬT
P.
HÀNH
CHÍN
H
P. KẾ
HOẠCH
P.
MA
R
CÁC CHI
NHÁNH
CÁC
NHÀ
MÁY

P.KINH
DOANH
P.
SẢN
XUẤ
T
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
quan trọng của công ty, trong đó có xem xét và phê duyệt các báo cáo của Hội đồng
quản trị về tình hình hoạt động kinh doanh, các phương án sản xuất kinh doanh, đầu tư
và chiến lược phát triển của công ty, sửa đổi và bổ sung điều lệ, bầu Hội đồng quản trị,
Ban kiểm soát và quyết định bộ máy tổ chức của công ty.
- Hội đồng quản trị: Có chức năng quản lý và điều hành hoạt động kinh doanh của
công ty, giám sát giám đốc điều hành và các cán bộ quản lý, quyết định các kế hoạch
phát triển sản xuất kinh doanh, xác định các mục tiêu hoạt động trên cơ sở các chiến
lược Đại hội đồng cổ đông đưa ra.
- Ban kiểm soát: do Đại hội đồng cổ đông bầu ra nhằm quản lý, kiểm tra và giám sát
Hội đồng quản trị và ban giám đốc, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ quy chế và kiểm
soát hoạt động tài chính của công ty.
- Ban giám đốc: Thực hiện các Nghị quyết, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư
của Công ty đã được Hội đồng quản trị và Đại hội đồng cổ đông thông qua. Soạn thảo
các quy chế hoạt động, quy chế quản lý tài chính.
- Phòng hành chính: có nhiệm vụ quản lý chung về mặt nhân sự của công ty.
- Phòng kỹ thuật: quản lý và giám sát kỹ thuật cho toàn bộ hệ thống sản xuất và thông
tin liên lạc của công ty.
- Phòng kế toán: lập kế hoạch thu chi, quản lý thu chi trong công ty. Kiểm soát các chi
phí hoạt động của công ty, quản lý vốn, tài sản, tổ chức, chỉ đạo công tác kế toán trong
toàn công ty, thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc giao.
- Phòng cơ điện: giám sát, kiểm tra và sửa chữa toàn bộ hệ thống máy móc trong công
ty.
- Phòng xuất nhập khẩu: quản lý điều hành thực hiện các hoạt động đối ngoại, phân

tích, mở rộng thị trường và giới thiệu sản phẩm, khai thác trong và ngoài nước. Quản
lý hoạt động xuất nhập khẩu.
- Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm: thực hiện việc nghiên cứu, phát triển công
nghệ, đưa ra các sản phẩm mì mới phục vụ nhu cầu của khách hàng.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
- Phòng kế hoạch: có chức năng xây dựng chiến lược kinh doanh cho công ty theo yêu
cầu của ban giám đốc. Tổng hợp để tham mưu cho Giám đốc xây dựng các quy hoạch,
kế hoạch phát triển, chương trình, dự án.
- Phòng Marketing: nghiên cứu và tiếp thị thông tin, xây dựng kế hoạch quảng cáo sản
phẩm, khảo sát hành vi và thái độ của khách hàng đối với sản phẩm của công ty.
- Phòng sản xuất: hoạch định kế hoạch sản xuất, khai thác và vận hành hiệu quả dây
chuyền sản xuất của công ty, điều hành các nhà máy sản xuất đúng theo yêu cầu và đạt
chất lượng.
- Phòng kinh doanh: lập kế hoạch và quản lý thực hiện kế hoạch kinh doanh cho các
chi nhánh, thiết lập, giao dịch với hệ thống nhà phân phối.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
PHẦN 2.PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.1. Các yếu tố môi trường vĩ mô tác động tới hoạt động của doanh nghiệp
2.1.1. Môi trường kinh tế
Nền kinh tế Việt Nam đã có những bước ổn định và phát triển trong thời gian gần
đây. Biểu hiện ở các chỉ số tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ giá hối đoái, lãi suất và tỷ
lệ lạm phát ổn định trong tầm kiểm soát. Ảnh hưởng tốt đến sự phát triển của ngành
hàng mì ăn liền.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế:
Biểu đồ tăng trưởng GDP từ năm 2004 đến năm 2014:
Nguồn: Tổng cục thống kê
Sau khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất hai miền, nước ta bắt tay vào
công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đặc biệt là sau năm 1986, nước ta tiến

hành cải cách mở cửa, nền kinh tế luôn có sự tăng trưởng vượt bậc, tốc độ tăng trưởng
rất cao. Từ năm 2000 đến năm 2006, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế tăng đều qua các
năm và luôn ở mức cao từ 7-8%/năm. Khi cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu xảy
trong những năm 2007 – 2009, nền kinh tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng trầm trọng.
Khi đó tốc độ tăng trưởng đã sụt giảm đến mức báo động. Tốc độ tăng trưởng GDP chỉ
còn 5.32%. Nhưng đây vẫn là một dấu hiệu tốt vì trong giai đoạn này hầu hết các nước
đều có mức tăng trưởng âm sau cơn lốc khủng hoảng.
Trong năm 2013, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đạt 5.42%, đưa tốc độ tăng trưởng
bình quân 3 năm 2011-2013 đạt 5.6%.
Năm 2014, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 5,98%, cao hơn năm 2013 (5,42%), vượt
kế hoạch đặt ra là 5,8%, đưa Việt Nam trở thành nước có tốc độ tăng trưởng cao thứ
hai trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng tăng kéo theo sự tăng lên về nhu cầu, về số lượng
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, tăng lên về chủng loại, chất lượng, thị hiếu. Đây là dấu
hiệu tích cực của nền kinh tế.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
- Lạm phát:
Dưới đây là biểu đồ diễn biến lạm phát của Việt Nam từ năm 2004 đến năm 2014:
Qua biểu đồ trên, ta thấy chỉ số CPI diễn biến không đồng đều qua các năm.
Trong 3 năm 2004 – 2006, CPI giảm dần (từ 9,5% xuống 6,6%)nhưng vẫn ở mức khá
cao do chính phủ nới lỏng tín dụng và mở rộng đầu tư nhà nước. Từ năm 2006 – 2008,
CPI tăng vọt từ 6,6 % lên 19,9%. Đây là đỉnh điểm của lạm phát, nguyên nhân do
nước ta hội nhập WTO, các luồng vốn nước ngoài đột ngột chảy mạnh vào, cộng thêm
khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008. Sau năm 2009, kinh tế Việt Nam dần đi vào
ổn định, chỉ số CPI giảm dần. Năm 2013, CPI là 6,04%. Đây là năm có chỉ số giá tiêu
dùng thấp nhất trong 10 năm trở lại đây. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 10/2014 tăng
2,36% so với tháng 12/2013 (Bình quân mỗi tháng tăng 0,24%) và tăng 3,23% so với
cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng, chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,47% so với bình
quân cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, tỷ lệ lạm phát những năm gần đây có xu hướng
giảm dưới hai con số, đây là dấu hiệu tốt cho việc kinh doanh của công ty Acecook

Việt Nam.
- Lãi suất:
Lãi suất cũng là một nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty Acecook Việt Nam. Trong những năm qua, tỷ lệ lãi suất khá ổn
định. Tuy ngành hàng mì ăn liền có quy mô vốn đầu tư lớn nhưng vẫn là một ngành có
mức tiêu thụ rất lớn, tỷ lệ lãi suất ổn định sẽ thu hút các nhà đầu tư vào ngành này, làm
cho cung hàng hóa về mì ăn liền ngày càng phong phú, đa dạng mẫu mã, chất lượng,
giảm giá thành, tăng sức cạnh tranh. Vì vậy, đòi hỏi Acecook Việt Nam cần phải xây
dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực,cải tiến sản phẩm, mẫu mã cũng
như chuẩn bị tốt các yếu tố khác nhằm cạnh tranh với các đối thủ.
- Tỷ giá hối đoái:
Trong quan hệ buôn bán ngoại thương, tỷ giá hối đoái có vai trò quan trọng, tác
động lớn tới hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu. Khi tỷ giá hối đoái tăng, giá đồng nội
tệ giảm xuống thì có lợi cho nhà xuất khẩu, do lượng ngoại tệ thu về đổi ra được nhiều
ngoại tệ hơn, kim ngạch xuất khẩu tăng lên, kích thích hoạt động xuất khẩu tăng
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
trưởng và phát triển với điều kiện các chi phí đầu vào của sản xuất hàng xuất khẩu
không tăng lên tương ứng. Mặt khác khi tỷ giá hối đoái tăng (đồng nội tệ giảm giá) sẽ
gây bất lợi cho nhập khẩu, giá nhập khẩu trở nên đắt hơn, việc các nhà nhập khẩu phải
bỏ nhiều tiền hơn để mua một lượng ngoại tệ như cũ sẽ dẫn đến việc giảm lợi nhuận
các nhà nhập khẩu. Một khi lợi nhuận không đủ bù đắp chi phí, cầu nhập khẩu giảm
xuống, do đó kim ngạch nhập khẩu giảm. Nhưng khi tỷ giá tăng, các ngành sản xuất
hàng xuất khẩu được lợi và phát triển, kéo theo sự phát triển của các ngành sản xuất
trong nước nói chung, nhờ vậy thất nghiệp giảm và nền kinh tế tăng trưởng. Acecook
Việt Nam cũng có các hoạt động xuất khẩu sang nhiều nước nhưng do sản lượng xuất
khẩu chưa nhiều nên tỷ giá hối đoái không gây ảnh hưởng mạnh tới công ty.
2.1.2. Nhân tố công nghệ
Trong phạm vi môi trường kinh tế quốc dân, yếu tố kỹ thuật – công nghệ cũng
đóng vai trò ngày càng quan trọng, mang tính chất quyết định đối với khả năng cạnh

tranh, và hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp.
Với xu thế toàn cầu hóa nền kinh tế hiện nay, sự phát triển nhanh chóng của khoa
học, kỹ thuật – công nghệ ở mọi lĩnh vực đều tác động trực tiếp đến hoạt động kinh
doanh của các doanh nghiệp có liên quan. Với trình độ khoa học công nghệ như hiện
nay ở nước ta thì hiệu quả của các hoạt động ứng dụng, chuyển giao công nghệ đã,
đang và sẽ ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ tới các doanh nghiệp. Xu thế hội nhập
buộc các doanh nghiệp ở nước ta phải tìm mọi biện pháp để tăng khả năng cạnh tranh
là giá cả, doanh nghiệp đạt được điều này nhờ việc giảm chi phí trong đó yếu tố công
nghệ đóng vai trò rất quan trọng. Vì vậy, các doanh nghiệp phải chú ý nâng cao nhanh
chóng khả năng nghiên cứu và phát triển, không chỉ chuyên giao, làm chủ công nghệ
ngoai nhập mà phải có khả năng sáng tạo được kỹ thuật công nghệ tiên tiến. Do vậy,
công nghệ tiến tiến ở nước ta hiện nay giúp Acecook Việt Nam tăng khả năng cạnh
tranh giá cả, giảm chi phí. Sự phát triển của công nghệ hiện nay gắn chặt với sự phát
triển của công nghệ thông tin. Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào lĩnh vực quản lý
sẽ góp phần nâng cao khả năng tiếp cận và cập nhật thông tin, đặc biệt là những thông
tin về thị trường. Xóa bỏ các hạn chế về không gian, tăng năng suất lao động. Thêm
vào đó, công nghệ truyền thông của Việt Nam cũng đang phát triển rất mạnh mẽ, giúp
cho doanh nghiệp quảng bá về sản phẩm của công ty một cách dễ dàng tới người tiêu
dùng bằng nhiều cách khác nhau như: quảng cáo trên Internet, báo điện tử, truyền
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
hình, show quảng cáo, Acecok Việt Nam đã thực hiện chiến dịch truyền thông khá
tốt, đầu tư không ít vào truyền thông để quảng bá cho mọi người biết đến thương hiệu
và lợi ích của các sản phẩm của Acecook Việt Nam.
2.1.3. Nhân tố văn hóa – xã hội
Văn hóa xã hội ảnh hưởng một cách chậm chạp hơn song cũng rất sâu sắc đến
hoạt động quản trị và kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Các vấn đề về phong tục tập
quán, lối sống, trình độ dân trí, tôn giáo, tín ngưỡng,… có ảnh hưởng sâu sắc đến cơ
cấu của cầu trên thị trường. Nhân tố này tác động trực tiếp và rất mạnh mẽ đến hoạt
động của các doanh nghiệp.Văn hóa xã hội còn tác động trực tiếp đến việc hình thành

môi trường văn hóa của doanh nghiệp, văn hóa nhóm cũng như thái độ cư xử, ứng xử
của các nhà quản trị, nhân viên tiếp xúc với đối tác kinh doanh cũng như khách hàng.
Mặt khác, Việt Nam có hơn 90 triệu dân, mật độ dân số ngày càng cao, nhất là ở các
thành phố lớn, cơ cấu dân số trẻ, số lượng người trong độ tuổi lao động lớn. Do đó,
Việt Nam là một thị trường có nguồn lao động dồi dào, nhân công rẻ và cũng là thị
trường tiêu thụ hàng hóa đầy hứa hẹn đối với ngành mì ăn liền. Điều này đã làm
Acecook Việt Nam chú trọng hơn đối với thị trường trong nước với hệ thống phân
phối khá rộng có mặt ở hầu hết khắp các địa phương.
2.1.4. Nhân tố tự nhiên
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương, Biên giới Việt Nam giáp
với vịnh Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và biển Đông ở phía Đông, Trung Quốc ở
phía Bắc, giáp với Lào và Campuchia ở phía Tây. Lãnh thổ hình chữ S với chiều dài
1650 km, đường bờ biển dài 3620 km. Nhờ vị trí đặc biệt của Việt Nam, Acecook Việt
Nam dễ dàng thông thương với các quốc gia trên thế giới bằng cả đường bộ, đường
thủy và đường hàng không, thuận lợi để xuất khẩu hàng hóa sang nước ngoài và nhập
khẩu nguyên liệu về để chế biến sản xuất.
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm, các địa phương ở miền Trung hay bị bão
lũ về mùa mưa thì mì ăn liền trở thành món cứu tế cho người dân. Do vậy thị trường
mì ăn liền vào mùa mưa lũ rất sôi động.
2.1.5. Nhân tố chính trị
Ở nước ta, nền kinh tế là nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước do
vậy vai trò của nhà nước đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
là rất lớn. Môi trường chính trị - pháp luật bao gồm có luật pháp, các cơ quan nhà
nước và nhóm gây sức ép có ảnh hưởng và hạn chế tới các tổ chức cá nhân khác trong
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
xã hội, mỗi ngành nghề có văn bản pháp luật điều chỉnh riêng. Sự thay đổi của yếu tố
chính trị - pháp luật có ảnh hưởng tới các hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành,
chính trị - pháp luật mà ổn định sẽ tạo ra một môi trường kinh doanh thuận lợi.Việt
Nam là quốc gia có chế độ chính trị ổn định nhất khu vực châu Á. Điều đó thu hút sự

quan tâm của các nhà đầu tư, ngoài ra việc chính sách mở rộng thị trường, kích thích
đầu tư giúp các doanh nghiệp tiếp cận với nhiều khách hàng hơn. Mặt khác, việc quốc
hội Việt Nam lựa chọn tư tưởng chính cải cách thế hệ lãnh đạo mới thể hiện quyết tâm
của Việt Nam trong việc cải thiện quan hệ cộng đồng quốc tế thông qua con đường
phát triển kinh tế. Trong những năm qua, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản, luật,
thông tư, nghị định đã tạo nên một cách cơ bản hành lang pháp lý cho các hoạt động
kinh doanh. Mặc dù hệ thống pháp luật còn nhiều bất cập, hạn chế, nhưng nhờ vào các
điều khoản pháp luật như: luật bảo vệ bản quyền, luật chống hàng giả, hàng nhái,
chính sách bảo vệ môi trường mà doanh nghiệp đã tạo được niềm tin, giữ vững thương
hiệu trong lòng khách hàng.
2.1.6. Nhân tố môi trường kinh doanh toàn cầu
Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế khu vực và kinh tế
thế giới cũng tạo điều kiện tiếp cận thị trường tốt hơn cho Acecook Việt Nam. Việt
Nam đã gia nhập ASEAN vào tháng 7-1995, ký kết Hiệp định Thương mại song
phương Việt Nam - Hoa Kỳ (BTA) vào năm 2000, gia nhập WTO vào tháng 01-2007
và tham gia 8 Hiệp định thương mại tự do (FTA) khu vực và song phương. Cụ thể, ta
đã cùng với các nước ASEAN ký các Hiệp định thương mại tự do giữa khối ASEAN
với các đối tác như Trung Quốc vào năm 2004, với Hàn Quốc vào năm 2006, Nhật
Bản vào năm 2008, Australia và New Zealeand vào năm 2009, Ấn Độ năm 2009.
Ngoài ra, ta đã ký 2 FTA song phương là FTA Việt Nam - Nhật Bản năm 2008 và
FTA Việt Nam - Chi-lê năm 2011. Hiện nay, Việt Nam cũng đang tích cực tham gia
đàm phán 6 FTA khác, gồm Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), FTA
với Liên minh châu Âu (EU), với Liên minh thuế quan Nga - Bê-la-rút - Ka-dắc-xtan,
với Khối Thương mại tự do châu Âu (EFTA) gồm các nước Thụy Sĩ, Na-uy, Lích-tân-
xten và Ai-xơ-len, FTA với Hàn Quốc và FTA giữa khối ASEAN với Hồng Công,
Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam cũng tích cực chủ động tham gia sâu vào Diễn đàn
Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), đã đăng cai năm APEC 2006 và
tiến tới sẽ đăng cai APEC năm 2017 với hàng trăm cuộc họp từ cấp chuyên viên đến
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh

cấp cao.Việt Nam hiện đã là thành viên của WTO. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức
đối với các doanh nghiệp nước ta nói chung và đối với Acecook Việt Nam nói riêng.
Với việc hội nhấp kinh tế toàn cầu, Việt Nam sẽ được hưởng ưu đãi về thuế, một số
quy định, hàng rào ngăn cản việc xuất khẩu sẽ bị xóa bỏ. Điều này tạo hành lang pháp
lý thông thoáng cho các sản phẩm của Acecook Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế
khu vực và thế giới.
2.2. Các yếu tố môi trường ngành tác động tới hoạt động của Acecook Việt Nam.
2.2.1. Yếu tố khách hàng.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động sản xuất
kinh doanh của ngành. Khách hàng là các tổ chức, các doanh nghiệp, các cá nhân giúp
cho doanh nghiệp có thể tiêu thụ sản phẩm hàng hóa của mình tới người tiêu dùng cuối
cùng. Đối tượng khách hàng hướng tới của công ty Acecook Việt Nam là mọi lứa tuổi.
Công ty cần dựa vào lứa tuổi, giới tính, mức thu nhập, sở thích tiêu dùng, vị trí trong
xã hội để tạo ra nhiều chủng loại, mẫu mã sản phẩm. Khách hàng chính là người nuôi
sống công ty, là đích mà công ty hướng tới, do đó khách hàng có ảnh hưởng rất lớn tới
sự tồn tại và phát triển của công ty. Khách hàng quyết định công ty sản xuất loại sản
phẩm có mùi vị thế nào, hương vị ra sao. Sở thích, khẩu vị ăn của khách hàng là nhân
tố quyết định đến sản xuất sản phẩm của công ty.
Khách hàng được phân thành 2 nhóm:
+ Khách hàng lẻ: Cũng giống như các doanh nghiệp khác, Acecook Việt Nam luôn
phải đối đầu với các áp lực từ khách hàng. Luôn phải thường xuyên có các chương
trình chăm sóc khách hàng và phải làm khách hàng hài lòng. Bất cứ lúc nào khách
hàng cũng có thể từ bỏ không dùng sản phẩm của mình và chuyển sang dùng sản phẩm
của đối thủ cạnh tranh. Đây là áp lực luôn theo đuổi các doanh nghiệp và nó không ao
giờ được giảm xuống cả.
+ Khách hàng lớn như các nhà phân phối, các đại lý.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
Cả hai nhóm khách hàng đều gây áp lực cho doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông

qua quyết định mua hàng.
2.2.2. Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các nhà cung cấp sản phẩm, nguyên vật liệu và dịch vụ đầu vào
cho doanh nghiệp để doanh nghiệp đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh.
Do vậy, nhà cung cấp có tầm ảnh hưởng khá lớn đến chất lượng, giá thành của sản
phẩm. Nhà cung cấp luôn tạo ra áp lực đòi tăng giá nguyên vật liệu hoặc giảm chất
lượng sản phẩm dịch vụ cung ứng, họ có thể chèn ép lợi nhuận của ngành khi ngành
đó không có khả năng bù đắp chi phí tăng lên trong quá trình sản xuất.
Acecook Việt Nam luôn tìm kiếm các nhà cung ứng trên thị trường nhằm giảm mức
tối thiểu nhất về chi phí để có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.
Acecook Việt Nam là một trong những doanh nghiệp lớn tại Việt Nam nên sức mạnh
mặc cả với nhà cung cấp là rất cao. Riêng khối lượng bao bì và bột mì tiêu thụ hàng
năm cũng là một con số đáng kể.
Một số nhà cung cấp của Acecook Việt Nam:
- Công ty TNHH bao bì nhựa Thái Dương: Chuyên cung cấp các loại bao bì nhực cho
thực phẩm như cốc nhựa, ly nhựa, dao nhựa, muỗng nhựa, nĩa nhựa dùng trong ngành
mì ăn liền.
- Công ty cổ phần bao bì Tân Thần Đồng II: Là một công ty hàng đầu trong lĩnh vực
sản xuất bao bì carton.
- Công ty bột mì Bình An: là một trong số những nhà cung cấp bột mì hàng đầu tạ Việt
Nam, sản phẩm chính của công ty là các loại bột mì chất lượng cao dùng cho ngành
chế biến lương thực, thực phẩm.
2.1.5. Đối thủ cạnh tranh
Thời hoàng kim của mì gói ăn liền với mức tăng trưởng "nóng" trên 20%/năm
đã qua và khó có khả năng trở lại khi năm 2014, thị trường này chỉ tăng trưởng ở mức
5%. Tuy nhiên, với mức tiêu thụ của người Việt đối với sản phẩm tiện lợi này tăng đến
21,7 nghìn tỷ đồng, mì ăn liền vẫn là "miếng mồi" được nhiều DN nhòm ngó. Mới
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
đây, Hiệp hội mì ăn liền thế giới cho biết, mức tiêu thụ sản phẩm này tại Việt Nam

đang đứng thứ 4 trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc, Indonesia và Nhật Bản. Theo đó,
tổng sản lượng thị trường trong nước hiện ở mức khoảng hơn 7 tỷ gói/năm.
Dưới đây là biểu đồ thể hiện thị phần của các hãng mì ăn liền tại Việt Nam năm 2014

Nhìn biểu đồ trên ta thấy: Đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Acecook Việt Nam là
Masan Consumer. Khác với Acecook Việt Nam tập trung vào phân khúc trung bình,
Masan Consumer tập trung vào phân khúc cao cấp và đang lấn dần vào phân khúc phổ
thông như Omachi, Kokomi. Hiện Masan Consumer đứng vị trí thứ 2 trong thị trường,
chiếm 16,5% thị phần năm 2014.Trong thông cáo báo chí kết quả kinh doanh quý I
năm 2014 mới công bố, tập đoàn Masan cho biết doanh số ngành hàng thực phẩm tiện
lợi đã tăng hơn 35% so với quý I năm 2013, nhờ doanh số tiếp tục tăng mạnh của nhãn
hàng Omachi ở phân khúc cao cấp và Kokomi ở phân khúc phổ thông. Masan
Consumer vẫn đang là đối thủ mạnh của Acecook.
DN lớn thứ 3 là Asia Food chọn cho mình hướng đi thông qua các hoạt động
đóng góp xã hội. Chiến lược hãng này áp dụng để nhận diện thương hiệu mì Gấu Đỏ là
với mỗi gói mì bán ra sẽ đóng góp 10 đồng vào quỹ trẻ em nghèo. Hiện Asia Food
chiếm 12,1% thị phần.
Mặc dù, một thời gian dài tập trung cho xuất khẩu nên Vifon bị mất thị phần,
nhưng cũng đã kịp nhận ra và quay về để giành lại lợi thế. Cuộc cạnh tranh trong
ngành mì ăn liền ngày càng trở nên khó kiểm soát. Do có quá nhiều doanh nghiệp đầu
tư vào phân khúc thị trường mì "bình dân", khiến cho khu vực này trở thành cuộc cạnh
tranh quyết liệt. Vì vậy, để giảm áp lực cạnh tranh, cũng như tạo ra sản phẩm mới,
Vifon đã và đang nhắm đến nhóm các sản phẩm từ gạo như bún, phở, bánh đa cua…
và đã thực sự làm chủ được công nghệ sản xuất các mặt hàng này. Thêm vào đó, Vifon
đang là DN duy nhất có công nghệ sản xuất các loại súp như thịt hầm, riêu cua…có
thế mạnh về các loại gia vị tương ớt, lắc rắc, bột canh… nên khả năng cạnh tranh khá
tốt và "đe dọa" đến thị phần của Acecook Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số siêu thị bán lẻ cũng có nhãn hiệu mì gói,mì chua cay riêng
như siêu thị BigC đang bán mì tôm chua cay nhãn hiệu “Wow”, với giá chỉ 2.200
đồng/gói.

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
Tuy đã có vị thế vững chắc tại thị trường Việt Nam, nhưng Acecook Việt Nam
vẫn cần phải có biện pháp không để các đối thủ cạnh tranh chiếm mất thị phần.
2.2.4. Các sản phẩm thay thế
Với việc kinh doanh nhiều loại sản phẩm như mì ăn liền, mỳ lẩu thái, mỳ kim
chi, nước mắm, dầu ăn. Ngoài yếu tố chất lượng, giá cả, sản phẩm của Acecook Việt
Nam cũng đang phải đối đầu với nhiều sản phẩm thay thế bởi sự tiện lợi nhờ mạng
lưới “thực phẩm đường phố” rộng khắp và những giá trị riêng mà từng sản phẩm mang
lại cho người tiêu dùng như cháo, phở, miến, hủ tiếu, bún bò huế, bún chả, xôi, bánh

- Cháo: là một món ăn truyền thống, chủ yếu dùng gạo và nước để nấu. Đối với người
Việt, cháo là một món ăn thường ngày nhất.
- Phở, miến, hủ tiếu: Cũng là những món ăn phổ biến và truyền thống của người Việt.
- Xôi: xôi là món ăn được làm từ gạo nếp, đồ hoặc hấp chín bằng hơi nước, thịnh hành
trong nền ẩm thực của nhiều nước Châu Á.
- Bánh mì: là lương thực quan trọng trên thế giới. Bánh mì có thể là lương thực để ăn
hàng ngày. Bánh mì được làm từ bột mì, nước thường có thêm men, trứng gà và muối,
đôi khi có các loại hạt khác như vừng, sau đó có thể nướng.
3. Đánh giá sơ bộ về lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp.
3.1. Về hiệu quả.
Acecook Việt Nam được đánh giá là doanh nghiệp tiêu biểu nhất cho ngành mì ăn
liền tại Việt Nam. Doanh thu hàng năm trung bình Acecook đạt hơn 4000 tỉ đồng,
chiếm 51,5% thị phần ngành mì ăn liền Việt Nam.
Acecook Việt Nam áp dụng cách bố trí cơ sở sản xuất theo sản phẩm, máy móc
được bố trí để thực hiện mỗi công đoạn sản xuất. Công nghệ chế tạo linh hoạt, đưa vào
hệ thống lưu kho đúng thời điểm, thiết lập các nhóm làm việc tự quản, áp dụng việc
xây dựng lại quy trình.
Với "Kế hoạch nâng cao khả năng lưu vận", Acecook Việt Nam lên kế hoạch xây
dựng hệ thống quản lý chuỗi cung ứng có thể kết nối thông tin giữa nhà máy và kho

hàng tại 10 chi nhánh trên toàn quốc với gần 700 đại lý bán hàng để có thể quản lý
thống nhất luồng hàng hóa từ nhà máy đến đại lý bán hàng. Với hệ thống như thế,
công ty có thể nắm bắt chính xác và kịp thời từ số lượng hàng hóa xuất ra đến những
biến động của hàng hóa đã đưa ra thị trường. Thực hiện quản lý hàng hóa hiệu quả và
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
chính xác đi kèm với phân tích kinh doanh hợp lý sẽ là điều kiện để Acecook Việt
Nam tăng cường năng lực cạnh tranh tại thị trường Châu Á - Thái Bình Dương. Về hệ
thống quản lý kho, Acecook có hệ thống quản lý lưu vận “L-series Warehousing” của
NNT DATA Việt Nam để quản lý một cách chính xác và kịp thời 10 kho hàng trên
toàn quốc. Công ty đã xây dựng một hệ thống tiếp thị và phân phối sản phẩm trên cả
nước, với 700 đại lý phân phối, mỗi nơi đều có một văn phòng chi nhánh. Xây dựng và
phát triển hệ thống một cách mạnh mẽ tạo điều kiện cho công ty bán được nhiều hàng
và thu lợi nhuận lớn.
3.2. Về chất lượng
Hình thành từ năm 1993, trải qua 21 năm phát triển. Acecook Việt Nam đã xây
dựng cho mình thành công vững chắc trên nền tảng sản xuất theo công nghệ hiện đại
Nhật Bản với quy trình sản xuất tự động hóa, khép kín và đạt tiêu chuẩn quản lý ISO
9001:2008, ISO 14001:2004, HACCP, IFS, BRC. Từ đó, Acecook đã tạo nên các dòng
sản phẩm ăn liền có chất lượng thơm ngon, hương vị đặc trưng, hấp dẫn, luôn bảo đảm
an toàn vệ sinh thực phẩm, sức khỏe cho người tiêu dùng. Có thể kể tên những nhãn
hàng quen thuộc của Vina Acecook đã trở thành người bạn đồng hành cùng người Việt
trong đời sống hằng ngày như: Hảo Hảo, Hảo 100, Thế Giới Mì, Mikochi, Đệ Nhất
Phở, bún Hằng Nga, hủ tiếu Nhịp Sống, miến Phú Hương Bước sang một giai đoạn
phát triển mới, Vina Acecook định hướng mục tiêu trở thành công ty thực phẩm tổng
hợp hàng đầu Việt Nam với thông điệp “Chất lượng Nhật Bản, đồng hành cùng Việt
Nam”, cam kết mang đến những bữa ăn chất lượng cho người tiêu dùng, sự an toàn
cho người lao động và sẻ chia những giá trị cộng đồng cùng xã hội.
3.3. Về sự đổi mới
Acecook Việt Nam luôn đi đầu trong việc nghiên cứu và mạnh dạn đầu tư công

nghệ mới vào sản xuất. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, Acecook Việt Nam đầu tư
trang thiết bị, dây chuyền sản xuất tiên tiến từ Nhật Bản, quê hương của mì ăn liền.
Nhà máy Acecook Việt Nam với dây chuyền sản xuất khép kín, sử dụng thiết bị và
công nghệ hiện đại, tự động. Toàn bộ nguyên liệu đầu vào cho đến thành phẩm đều
được kiểm soát 24/24 theo những tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm quốc tế.
Khi gói mì đến gần cuối dây chuyền, vắt mì đã được hình thành và chuyển vào hệ
thống đóng gói. Tại đây, nguyên vật liệu và thành phẩm sẽ trải qua hệ thống cân định
lượng, hệ thống dò kim loại, máy X-pray (phát hiện cả những vật nhỏ 1mg)… Hệ
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh
thống này tự động đẩy ra khỏi băng chuyền những sản phẩm không đạt quy cách về
trọng lượng để sản phẩm hoàn hảo nhất. Người tiêu dùng luôn được sử dụng các sản
phẩm Acecook Việt Nam với chất lượng tuyệt hảo. Với hệ thống máy móc sản hiện
đại, sản lượng mì sản xuất hàng năm đạt trung bình 5 tỷ gói mì.
Không chỉ đầu tư về công nghệ sản xuất, Acecook còn thường xuyên nghiên cứu
đổi mới số loại sản phẩm, đưa đến phát triển các sản phẩm mới. Gần đây, Acecook đã
nghiên cứu cho ra sản phẩm mì “ Thế giới mì” mới với các hương vị đặc trưng phù
hợp với từng vùng miền.
3.4. Về việc đáp ứng khách hàng
Doanh nghiệp rất chú trọng đến việc đáp ứng khẩu vị của khách hàng để có được
sản phẩm vừa lòng nhất với người dân Việt Nam. Nền ẩm thực của Việt Nam vốn đã
rất phong phú và tinh tế, người dân ở mỗi vùng, miền nào cũng có “gu” thưởng thức
khác nhau. Do đó, nếu doanh nghiệp không đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu
riêng của từng nhóm khách hàng thì khó có thể tồn tại lâu dài.
Chính vì điều đó, nhiều năm qua, mỗi năm Acecook Việt Nam đã dành ra nhiều tỉ
đồng đầu tư cho công tác nghiên cứu phát triển sản phẩm mới. Mỗi một sản phẩm mà
công ty mang đến cho người tiêu dùng là mỗi một hương vị đặc trưng kết tinh từ sự
sáng tạo về công thức chế biến với nguồn nguyên liệu tại địa phương. Chẳng hạn, nếu
như miến Phú Hương là sự kết hợp giữa những gì tinh túy nhất từ hạt đậu xanh thanh
mát với vị súp đậm đà thì phở bò Đệ Nhất là hương vị nước súp truyền thống Việt

Nam hòa quyện với loại bánh phở thượng hạng. Hay như mì Mikochi là sản phẩm
không chiên nhưng sợi mì vẫn giữ được độ dai và hương vị tự nhiên dành cho những
người không thích thực phẩm sử dụng nhiều dầu mỡ. Bên cạnh đó, công ty còn tạo ra
những đột phá và xu hướng thưởng thức ẩm thực mới của Việt Nam trong việc bổ
sung những nét mới của một số món ăn nổi tiếng thế giới như hương vị lẩu thái, kim
chi vào các sản phẩm của mình. Từ đó, những cái tên mì Hảo Hảo, Hảo 100, Thế giới
mì, mì ly Modern… luôn là sản phẩm yêu thích của mọi gia đình, mọi tầng lớp từ công
nhân, học sinh đến nhân viên văn phòng, mọi thế hệ người Việt.
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2
Báo cáo thực tập ngành Trang 1 Khoa Quản trị kinh doanh

Kết luận
Trong nhiều năm vừa qua, Vina Acecook Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh và
trở thành một doanh nghiệp hàng đầu trong ngành mì ăn liền. Với điều kiện môi
trường vĩ mô thuận lợi, các điều kiện môi trường ngành tiềm năng và định hướng
“Biểu tượng của chất lượng”, Acecook Việt Nam sẽ là một doanh nghiệp tiềm năng
trong ngành hàng thực phẩm ăn nhanh.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Thế Hòa đã tạo điều kiện cho
em được đi thực tế, được có cách nhìn thực tế hơn về ngành Quản trị kinh doanh, biết
vận dụng những lý thuyết đã học vào thực tế, định hướng rõ ràng và thực tế hơn về sự
nghiệp sau này và giúp em hoàn thành bài báo cáo nghiên cứu về Công ty cổ phần
Vina Acecook Việt Nam.
Bài làm của em còn nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự đánh giá đóng góp
của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn.


Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị HợpLớp 53QT2

×