Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Tiểu luận môn phương pháp nghiên cứu khoa học PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ÁP DỤNG TRONG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.44 KB, 21 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BÀI TIỂU LUẬN
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
PHƯƠNG PHÁP SCAMPER VÀ ÁP DỤNG
TRONG PHÂN TÍCH QUÁ TRÌNH PHÁT
TRIỂN CỦA FACEBOOK
Giảng viên HD: GS.TSKH Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Phan Tử Ánh
MSHV: CH1301080
Trang 1
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS.TSKH Hoàng
Văn Kiếm, người đã tận tình hướng dẫn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành tốt chuyên đề này. Thầy đã định hướng cho chúng em từ cách đặt vấn đề,
phương pháp nghiên cứu khoa học cho đến những công việc cụ thể nhất.
Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô phòng đào tạo sau đại học, những
người đã giúp đỡ, tạo điều kiện tốt cho em trong quá trình học tập thực hiện
chuyên đề.
TP HCM, ngày 01 tháng 5 năm 2014
Học viên
Phan Tử Ánh
Trang 2
LỜI NÓI ĐẦU
Tư duy sáng tạo là một chủ đề trong bộ môn phương pháp nghiên cứu
khoa học, nhằm tìm ra các phương án, biện pháp thích hợp để kích hoạt khả
năng sáng tạo và để tăng cường khả năng tư duy của một cá nhân hay một tập


thể cộng đồng làm việc chung về một vấn đề hay lĩnh vực khoa học kỹ thuật,
chính trị, kinh tế, xã hội, nghệ thuật, …kể cả trong các phát minh, sáng chế.
Do đó, nếu không có tư duy sáng tạo thì không thể có một xã hội phát
triển như ngày nay. Chính nhờ có sáng tạo mà con người qua từng thời đại chế
tạo ra biết bao nhiêu thiết bị hiện đại, ngày càng tiện dụng.
Trong công việc cũng vậy, nếu không có tư duy sáng tạo thì con người
không thể giải quyết được những vấn đề nan giải đòi hỏi phải có những giải
pháp mang tính đột phá và hoàn toàn mới lạ.
Vậy thì, mỗi con người chúng ta ai cũng có khả năng tư duy, động não
để giải quyết vấn đề, nhưng tại sao lại có người thành công giải quyết nhiều vấn
đề trong khi nhiều người khác lại chịu chấp nhận thất bại? Dĩ nhiên sự thành
công trong giải quyết vấn đề lớn hay khó khăn bao gồm nhiều yếu tố về lòng
kiên trì, khả năng tập trung suy nghĩ cao, sự hiểu biết thấu đáo, kể cả may mắn
tình cờ,…Tuy nhiên ở đây ta chỉ xét tới yếu tố tư duy, không phải ai cũng có
khả năng tư duy thông minh bẩm sinh, nhưng ai cũng có thể rèn luyện cho
mình khả năng tư duy tốt hơn bằng một số phương pháp rèn luyện tư duy sáng
tạo như phương pháp SCAMPER.
CHƯƠNG 1: PHƯƠNG PHÁP SCAMPER
I. Nguồn gốc phương pháp SCAMPER.
Trang 3
Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư
Michael Mikalko sáng tạo nên. Đây là một công cụ
tư duy khá hiệu quả, trợ giúp đắc lực trong quá trình
tìm ra các phát kiến nhằm thay đổi sản phẩm hoặc
tiến trình công việc. SCAMPER là ghép các chữ cái
đầu của nhóm từ sau: Substitute ( thay thế),
Combine (kết hợp), Adapt (thích nghi), Modify
(hiệu chỉnh), Put (thêm vào), Eliminate (loại bỏ) và
Reverse (đảo ngược). Phương pháp sáng tạo
SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận dụng nhưng khá hữu hiệu nên ngày càng

được sử dụng phổ biến rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER. (ảnh: nguồn internet)
II. Phân tích SCAMPER.
1. Phép thay thế (Substitute)
Nội dung: Thay thế thành tố này bằng thành tố khác.
- Đối với sản phẩm, quan sát thành phần tạo nên chúng và thử nghĩ
xem có thể thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác không?
Trang 4
- Đối với quy trình làm việc: xem xét vấn đề có thay thế nhân lực?
địa điểm? thời gian?…
Một số câu hỏi được đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này:
- Có thể thay thế, hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
- Có thể dùng quy trình, thủ tục nào khác?
- Có thể thay tên khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
Ví dụ: Trước đây chưa có hạt nêm chay, giờ đã có hạt nêm chay làm
từ các loại nấm, rau, củ quả.
2. Phép Kết hợp (Combine)
Nội dung: Có thể kết hợp, biến tấu thêm thành phần gì để tạo ra sản
phẩm mới để cho hiệu quả tốt hơn.
Một số câu hỏi đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này:
- Thành phần nào có thể kết hợp được?
- Có thể kết hợp hoặc hòa trộn yếu tố này với yếu tố khác?
- Cái gì có thể kết hợp để gia tăng tính hữu dụng?
- Những vật liệu nào có thể kết hợp với nhau?
- Có thể kết hợp những năng lực khác nhau để cải thiện vấn đề?
Ví dụ:
- Bưu thiệp có kết hợp thêm nhạc.

- Ti vi có kết hợp đầu máy video.
3. Phép thích ứng (Adapt)
Nội dung: Khả năng thích ứng khi có sự thay đổi.
Một số câu hỏi đặt ra áp dụng cho nguyên tắc này:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một
tình huống khác?
- Ý tưởng nào khác có thể đề xuất?
- Có thể tương tác với ai?
- Cái gì có thể copy, mượn?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
Ví dụ:
- Giường của trẻ em được cấu tạo như một chiếc xe đua.
4. Phép điều chỉnh (Modify)
Trang 5
Nội dung: Điều chỉnh thành phần của hệ thống như tăng giảm kích cỡ,
hình dáng, thuộc tính màu sắc, mẫu mã,…
Một số câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cường điệu hoặc cực đoan?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Có thể gia tăng tần số của hệ thống?
- Yếu tố nào có thể lặp lại?có thể tạo ra nhiều bản sao?
- Có thể bổ sung thêm những đặc trưng mới hoặc giá trị mới?
Ví dụ:
- Xe đạp đôi.
- Xe buýt nhiều tầng.
5. Phép thêm vào (Put)
Nội dung: Áp dụng cho mục đích, lĩnh vực khác.

Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng vào mục đích khác?
- Đối tượng đang xem xét có thể dùng bởi người khác với mục đích
khác?
- Trẻ em hay người già sử dụng đối tượng đang xem xét như thế
nào?
- Có cách nào khác sử dụng đối tượng đang xem xét không?
- Có thể sử dụng ý tưởng này trong lĩnh vực khác, thị trường khác?
Ví dụ:
- Lốp xe có thể dùng làm hàng rào.
6. Phép loại bỏ (Eliminate)
Nội dung: Đơn giản hóa các thành phần của hệ thống.
Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Tôi có thể đơn giản hóa đối tượng như thế nào?
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ
thống?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Thực hiện với qui mô nhỏ hơn sẽ ra sao?
- Tính chất nào có thể giảm thiểu hoặc loại bỏ?
- Có thể chia tách hệ thống thành các bộ phận khác nhau?
- Có thể làm cho đối tượng gọn hơn như thế nào?
Ví dụ:
- Điện thoại cố định không dây.
- Sạc điện thoại không dây.
- Chuột máy tính không dây.
Trang 6
7. Phép đảo ngược (Reverse)
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành phần của hệ thống, lật ngược
vấn đề để nhìn rõ mọi khía cạnh, phát hiện điểm mới.

Các câu hỏi áp dụng cho nguyên tắc này:
- Có phương án, cấu trúc khác tốt hơn phương án hiện hành?
- Có thể hoán đổi bộ phận này với bộ phận khác trong hệ thống?
- Có thể bố trí theo lớp hay theo chuỗi?
- Có thể hoán đổi giữa tác nhân với hệ quả?
- Có thể thay đổi lịch trình của kế hoạch?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và tiêu cực?
- Có thể tác động ngoại vi thay vì chính diện? bên trên hay bên
dưới?
- Xem xét vấn đề/bài toán theo chiều hướng ngược lại?
- Thực hiện ngược lại với dự tính ban đầu?
Ví dụ:
- Sản xuất ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.
8. Ví dụ minh họa
Xét sơ lược quá trình phát triển của chiếc điện thoại Iphone:
- Phép thay thế (Substitute):
o Thế hệ Iphone 3 (3G, 3GS) : thân võ được cấu tạo từ nhựa, có
hình dạng bo tròn mặt sau, xử dụng bộ vi xử lý Samsung.
o Thế hệ Iphone 4 và 5 (4, 4S, 5): thân võ được thay bằng chất
liệu thép kết hợp với một loại kính đặc biệt, có hình dạng
vuông vức trông cứng cáp, chắc chắn, nhìn mướt và bắt mắt
hơn thế hệ trước, xử dụng vi xử lý Apple.
- Phép kết hợp (Combine):
o Thế hệ Iphone 3: Có tích hợp máy ảnh, quay video, ghi âm, máy nghe
nhạc, chơi game, thiết bị bluetooth, wifi.
o Thế hệ Iphone 4 và 5: Ngoài các tích hợp như Iphone 3 còn có thêm ứng
dụng iBook, iMovies, Siri, đàm thoại Facetime,…
- Phép tương thích (Adapt): kết nối với máy tính.
- Phép điều chỉnh (Modify):
o Thế hệ Iphone 3: tích hợp camera 2-3 megapixel, chỉ có ở mặt sau.

o Thế hệ Iphone 4, 5: tích hợp camera 5-8 megapixel, ngoài máy ảnh mặt
sau còn có cả máy ảnh mặt trước 0.7 megapixel, có đèn LED, Flash, do
đó cho hình ảnh sắc nét, đẹp hơn.
o Dung lượng RAM của thế hệ Iphone 3 từ 128-256MB, có các loại 4GB,
8GB, 16GB bộ nhớ. Trong khi thế hệ 4,5 đượng nâng cấp lên 512MB
RAM, có dung lượng 16GB, 32GB, 64GB bộ nhớ để đáp ứng nhu cầu lưu
trữ cao của người dùng.
- Phép thêm vào (Put):
o Dùng như máy tính PC, Laptop để lưu trữ, thao tác tập tin, thư mục,
duyệt web.
Trang 7
o Dùng như máy nghe nhạc, máy quay phim, máy ảnh, máy ghi âm.
- Phép loại bỏ (Eliminate): Không dùng cục sạc.
- Phép đảo ngược (Reverse): Tạo ra các ốp, bao da, chân đế dành
riêng cho iPhone.
Trang 8
CHƯƠNG 2: CÁC GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK
I. Tổng quan
Hiện nay Facebook có hơn 1 tỉ người dùng trên khắp thế giới và tài sản
của công ty đã trở nên đồ sộ đến mức hãng có thể chi hàng tỉ đô để mua lại
các doanh nghiệp khác. Thế nhưng, vào năm 2004, tức là thời điểm mới ra
đời, Facebook chỉ là một trang mạng để tổng hợp hồ sơ cá nhân của những
người bạn có cùng sở thích với nhau. Nó được phát triển dựa trên mô hình
nhóm đơn giản và trông có vẻ giống như là một cơ sở dữ liệu hơn là một
mạng xã hội có khả năng kết nối mọi người. Chỉ trong một thời gian ngắn,
mạng xã hội này đã trở nên phổ biến khắp nước Mỹ rồi vươn ra toàn cầu ở
một tốc độ không thể ngờ tới. Và mặc dù đã có nhiều mạng xã hội khác
từng lăm le chiếm lấy vị trí dẫn đầu của Facebook nhưng rốt cuộc đến giờ
vẫn chưa có ai có thể làm được chuyện đó. Hãy cùng tìm hiểu xem
Facebook đã làm những gì để có được thành công như bây giờ.

II. Các giai đoạn
1. Mạng xã hội bắt đầu mọc rễ
Trước khi nói tới Facebook, chúng ta hãy xem mạng xã hội vào những
năm 2000 có gì đáng chú ý. Friendster là một trong những mạng xã hội
tiên phong trong lĩnh vực tương tác trên thế giới ảo. Mạng xã hội này ra
đời vào năm 2002 và đã có 100 triệu người dùng tính đến năm 2011. Đặt
trọng tâm vào việc xây dựng thông tin người dùng cũng như các mối
quan hệ trên Interner, Friendster chưa bao giờ có thể phát triển ra khỏi
khuôn mẫu của chính mình. Sau nhiều năm trời, Friendster vẫn sử dụng
hệ thống tương tác xoay quanh hồ sơ cá nhân nhằm quản lý và chia sẻ dữ
liệu trong mạng lưới của mình. Trải qua nhiều đợt liên tục giảm sút lượt
truy cập tại Mỹ, Friendster làm mới mình, tập trung vào game và nhóm
khách hàng chủ yếu của công ty hiện đang ở Châu Á.Trước khi Facebook
xuất hiện, chúng ta còn có Myspace là mạng xã hội lớn nhất thời bấy giờ.
Ra mắt năm 2003, Myspace sử dụng cách trao đổi đơn giản vốn đang
thịnh hành thời đó. Thực chất thì mạng xã hội này từng được cho là sẽ
mua lại trang của Zuckerberg với giá 75 triệu USD hồi năm 2005 nhưng
thương vụ này đã không diễn ra.
Trang 9
Sau khi qua tay News Corp. và một số vụ mua bán khác, Myspace giờ
đây chỉ hoạt động như một cổng thông tin nhấn mạnh vào nhạc và các nội
dung giải trí. Trong khi đó, những mạng xã hội non trẻ như Facebook và
Twitter thì liên tục phát triển và ra mắt nhiều tính năng mới khác nhau
theo định kì. Những kẻ mới tham gia này chú ý đến cách mà người ta sử
dụng dịch vụ của mình, đồng thời đảm bảo rằng mọi thứ mới đều phải dễ
dùng. Hóa ra, điểm này chính là tác nhân chính giúp Facebook và Twitter
phát triển được như hôm nay.
2. Sự khởi đầu
Trong vòng 24 giờ, hơn 1200 sinh viên Harvard đã đăng kí tham gia sử
dụng và chỉ sau một tháng, hơn phân nửa số sinh viên của trường đã tạo

cho mình một trang hồ sơ trên website này.Rất nhanh chóng, The
facebook lan truyền sang các đại học khác ở Boston, sau đó đến các
trường lớn và rồi tất cả mọi cơ sở giáo dục đại học tại Mỹ. Tới tháng
8/2005, Zuckerberg đổi sản phẩm của mình thành Facebook sau khi tên
miền "Facebook.com" được mua lại với giá 200.000$. Trong những tháng
kế tiếp, ngày càng có nhiều sinh viên, học sinh trên khắp thế giới tìm đến
mạng xã hội đầy thú vị này để kết nối với nhau.
Trang 10
Vào những ngày đầu ra mắt, trang hồ sơ của người dùng trên Facebook
chỉ có thông tin và thông tin mà thôi. Ở bức ảnh trên là trang Profile của
Facebook năm 2005, chúng ta có sở thích của người đó, trạng thái quan
hệ, ngày sinh nhật, các mối quan tâm, và quan trọng nhất là tất cả mọi thứ
đó đều được gom chung vào một trong duy nhất để dễ truy cập. Chúng ta
có thể xem Facebook như một quyển danh bạ online và cũng không khác
mấy so với Friendster hay Myspace. Mỗi thông tin do bạn cung cấp sẽ
được sử dụng để xếp bạn vào một nhóm người dùng nhất định. Ví dụ, nếu
bạn nhập vào mình học lớp 6A9 trường B, bạn bè cùng lớp của bạn sẽ
xuất hiện. Tốt nghiệp khỏi đại học X vào năm 2006? Bạn bè của bạn sẽ
hiện ra chỉ với vài thao tác đơn giản.
3. News Feed
Khi bạn mở dịch vụ của mình cho người khác cùng xài, bạn cần phải liên
tục bổ sung nhiều tính năng mới một cách thường xuyên để đảm bảo rằng
người dùng không bị chán và họ sẽ trung thành với dịch vụ của bạn trong
thời gian dài. Hầu hết mọi người sẽ chẳng còn hứng thú với một quyển
danh bạ online sau một thời gian sử dụng, thế là Facebook nhanh chóng
thực hiện các thay đổi cần thiết. Facebook được bổ sung khả năng chia sẻ
hình ảnh vào năm 2005, thời điểm mà tính năng này vẫn chỉ mới xài
trong nội bộ lập trình viên. Giao diện và cách hiển thị hình ảnh của
Trang 11
Facebook đã được thay đổi khá nhiều từ đó đến nay, nhưng khả năng chia

sẻ thì vẫn giữ nguyên như ban đầu. Công cụ được làm ra để chia sẻ hình
ảnh giữa người này với người khác giờ đây trở thành một thứ mà người ta
có thể xài để ghi lại những dấu ấn trong cuộc sống hằng ngày. Không một
ai có thể tưởng tượng được điều đó vào năm 2005 cả.Sau khoảng một
năm kể từ lúc những bức ảnh chụp chuyến đi chơi mùa hè xuất hiện (tức
là vào năm 2006), hãng công bố thêm một tính năng mà giờ đây đã trở
thành một bộ phận cực kì quan trọng của Facebook, đó chính là News
Feed. Bạn sẽ không phải truy cập vào hồ sơ cá nhân của từng người để
biết được họ đang làm gì. Thay vào đó, toàn bộ thông tin sẽ được hiển thị
theo thứ tự thời gian ngay sau khi bạn vừa đăng nhập. Những trạng thái
của bạn bè, hình ảnh được chia sẻ và rất nhiều thứ khác sẽ xuất hiện ngay
tức khắc, và càng cuộn xuống dưới thì bạn càng biết thêm được về người
thân của mình. Đến năm 2007 Facebook bổ sung thêm thông tin về các
trang Pages, và năm 2009 thì nút Like ra đời.
News Feed phiên bản đầu tiên
Khi mà News Feed trở thành trung tâm của mọi hoạt động trên Facebook
thì hãng bắt đầu việc tinh chỉnh lại thiết kế để phù hợp với thế giới công
nghệ theo từng giai đoạn. Chỉ mới vài tuần trước đây hãng đã trình làng
một giao diện mới phẳng hơn, đơn giản hơn và tập trung nhiều hơn vào
nội dung. Đây cũng là lần thứ ba Facebook thực hiện một cải tiến lớn liên
quan đến giao diện mình kể từ đó đến nay.
Trang 12
Phiên bản năm 2009 có thêm nhiều tính năng hơn
Và giao diện News Feed bản mới nhất vào năm 2014
Trong vài năm trở lại đây, Facebook đã liên tục đặt mobile làm trọng tâm
phát triển của mình, nhưng nỗ lực đầu tiên của công ty thực chất đã bắt
đầu từ năm 2006. Sản phẩm đầu tiên là một trang web thân thiện với giao
diện của trình duyệt trên di động mang tên Facebook for Mobile. Đến
năm 2008 thì ứng dụng mobile đầu tiên của công ty ra đời dành cho iOS.
Điều đó cho chúng ta thấy rằng mặc dù chỉ mới ở trong những ngày đầu

của kỷ nguyên di động nhưng Facebook vẫn rất quan tâm đến tiềm năng
của thị trường này cũng như các lợi ích về phía người dùng khi họ được
lướt mạng xã hội trên chiếc điện thoại của mình.
Trang 13
Tiếp bước iOS, Facebook tiếp tục mang sản phẩm của mình lên Android,
Windows Phone (chỉ mới có Messaging thôi, còn app Facebook chính
chủ vẫn chưa) và nhiều nền tảng di động khác. Tất nhiên, dù là di động
hay web thì Facebook vẫn cố gắng hết sức để sản phẩm của mình được
đồng bộ khi có một tính năng mới nào đó xuất hiện.
Không chỉ phát hành ứng dụng, Facebook cũng có phần cứng di động liên
quan đến mình. Tháng 4/2013, Facebook cùng với nhà mạng AT&T Mỹ
và HTC cho ra mắt chiếc HTC First chạy Android đi kèm bộ giao diện
Facebook Home. Tất nhiên, bộ giao diện này được xây dựng để mang lại
trải nghiệm mạng xã hội nhanh chóng ở mọi lúc mọi nơi, từ màn hình
khóa cho đến màn hình chính lẫn ứng dụng. Facebook định vị Home vào
khoảng trống đứng giữa OS và một phần mềm bình thường. Nói về thiết
kế thì Home làm điều này khá tốt bởi nó mang các ảnh Facebook ra cho
chúng ta xem một cách nhanh chóng và thuận tiện. Cover Feed giúp
người dùng biết bạn bè của mình đang post những gì, tính năng Chat
Head thì hỗ trợ nhắn tin bằng Facebook Messenger mà không phải mở
app lên.
Mặc dù vậy, Home vẫn không được nhiều người đón nhận. Bản thân
Facebook cũng không cho thấy chủ trương mở rộng việc kinh doanh
Trang 14
chiếc HTC First lẫn giao diện Home sang nhiều thị trường khác nhau.
Nhiều người đã ví hai sản phẩm này giống như một cái bong bóng, nổi
lên một lúc rồi vỡ tan.
4. Quảng cáo trên Facebook
Tất cả chúng ta đều đã từng thấy quảng cáo của Facebook bởi vì nó được
tích hợp thẳng vào News Feed, nhưng thực chất thì tính năng này đã có

từ năm 2006 rồi. Lúc đó chúng chỉ tồn tại dưới dạng các banner mà thôi.
Với mục tiêu tập trung vào quảng cáo định hướng (đưa quảng cáo được
cá nhân hóa đến từng người dùng cụ thể dựa trên sở thích, hành vi của
họ), bắt đầu từ năm 2007, Facebook dần dần đưa quảng cáo vào thanh
sidebar nằm ở cạnh phải màn hình, sau đó biến chúng thành các mẫu tin
nằm trong News Feed như hiện nay.
5. Liên tục đổi mới
Không như MySpace vốn kiên trì giữ một kiểu thiết kế qua nhiều năm
trời, Facebook liên tục theo dõi xem lượng người dùng giờ đông đảo của
mình tương tác với nhau như thế nào, họ sử dụng hệ thống ra sao và họ
tiêu thụ nội dung theo cách gì. Dựa vào đây, Facebook tinh chỉnh lại giao
diện, bổ sung thêm những tính năng mới (lớn có, nhỏ có) để giúp cho
những gì quan trọng nhất được nổi lên trên, và người dùng có thể truy cập
chúng một cách dễ dàng. Chiến lược này không chỉ áp dụng cho nền web,
hãy còn mang nó áp dụng cho các phần mềm di động lẫn các công cụ bổ
trợ như Facebook Messenger chẳng hạn.Trong những tháng gần đây,
Facebook đã mở chương trình beta để mời gọi người dùng cùng chung
tay thử nghiệm các tính năng mới trước khi ra mắt. Trước đây bản beta
chỉ có cho app Facebook, giờ thì có thêm Messenger . Dựa vào những lời
phản hồi từ cộng đồng, hãng biết được mình nên đổi cái gì, nên bỏ cái gì
và nên thêm cái gì. May mắn thay, đội ngũ Facebook cũng rất linh hoạt
và họ luôn sẵn sàng thay đổi những thứ không mang lại lợi ích cho người
dùng.
Facebook Messenger, sản phẩm có tốc độ thay đổi rất nhanh chóng trong
thời gian qua nhưng vẫn đáp ứng tốt nhu cầu của người dùng.
6. Những đề xuất hấp dẫn
Đề xuất ở đây là đề xuất mua lại Facebook từ những công ty to lớn trong
ngành công nghệ. Vào tháng 7/2006, CEO Terry Semel của Yahoo đề
nghị được mua lại Facebook với giá 1 tỉ USD. Thế nhưng chỉ vài tuần
Trang 15

sau, giá trị thương vụ này bị giảm xuống 850 triệu và Zuckerberg không
còn phải suy nghĩ nhiều nữa. Ông lập tức từ chối đề nghị của Yahoo.CEO
Steve Ballmer của Microsoft cũng đã từng bay đến Palo Alto để thăm
Zuckerberg hai lần. Zuckerberg đi dạo với Ballmer và nói với ông rằng
Facebook đang có giá trị khoảng 15 tỉ USD. Ngay lập tức Ballmer nói:
"Vậy tại sao chúng tôi không mua luôn anh với giá 15 tỉ?". Thế nhưng, lại
một lần nữa, vị CEO trẻ tuổi đã từ chối lời đề nghị hết sức hấp dẫn này:
"Tôi không muốn bán công ty trừ khi tôi được quyền kiểm soát nó (sau
khi đã bán)". Đây cũng là lời nói từng được Zuckerberg lặp đi lặp lại
nhiều lần trong những tình huống như thế này.Chưa từ bỏ, Ballmer quay
trở lại trụ sở của Microsoft và soạn thảo một kế hoạch để mua Facebook
theo từng giai đoạn với hi vọng Zuckerberg sẽ nghĩ lại. Đáng tiếc,
Zuckerberg từ chối tất cả mọi cơ hội đó. Thứ mà Ballmer và Zuckerberg
đồng ý với nhau chỉ là hợp đồng quảng cáo, ngoài ra Microsoft sẽ phải
chi 240 triệu USD để có được 1,6% cổ phần Facebook.

7. Lên sàn chứng khoán
Ngày 17/5/2012, Facebook đã chính thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra
công chúng (IPO) . Sự kiện IPO này được chú ý không chỉ vì sự lớn
mạnh rất nhanh của mạng xã hội mới chỉ chưa đầy 10 năm tuổi này mà
còn có thể biến Facebook thành công ty công nghệ có giá trị IPO lớn nhất
trên thế giới.
Trang 16
Trong thông báo chính thức tối ngày 17/5, Facebook cho biết sẽ phát hành
tổng số 421.233.615 cổ phiếu và kỳ vọng mỗi cổ phiếu có giá 38USD, tuy
nhiên trên thực tế khi mở cửa sáng 18/5 (giờ địa phương), giá mỗi cổ phiếu
của Facebook là 42,05USD, tăng 10,5% so với ban đầu. Nhờ đó, Facebook
thu về tổng cộng 17,7 tỉ USD trong ngày giao dịch đầu tiên.Đáng tiếc, đợt
phát hành cổ phiếu này đã diễn ra không được suôn sẻ như Mark
Zuckerberg và đồng sự mong đợi. Có một vài sự cố kỹ thuật của sàn

NASDAQ khiến cho giá cổ phiếu của Facebook giảm sâu dưới mức giá
chào. Công ty sau đó cũng bị một số tổ chức, cá nhân khác kiện vì những
vấn đề liên quan đến kỳ IPO của mình . Dù sao đi nữa thì Facebook giờ
đây cũng đã trở thành một công ty đại chúng và đang từng bước đi lên.
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH CÁC PHƯƠNG PHÁP SÁNG TẠO
SCAMPER TRONG SỰ PHÁT TRIỂN CỦA FACEBOOK
I. Phép thay thế (Substitute)
- Từ 2011 về sau, Facebook đã thay thế một số cấu trúc cơ sở, thay
thế profile và wall với giao diện timeline mới, và thay thế công cụ
tìm kiếm cũ bằng công cụ tìm kiếm theo đồ thị.
- Facebook thay đổi cách thức quảng cáo. Ban đầu quảng cáo chỉ tồn
tại dưới dạng các banner. Với mục tiêu tập trung vào quảng cáo
định hướng (đưa quảng cáo được cá nhân hóa đến từng người dùng
cụ thể dựa trên sở thích, hành vi của họ), bắt đầu từ năm 2007,
Facebook dần dần đưa quảng cáo vào thanh sidebar nằm ở cạnh
phải màn hình, sau đó biến chúng thành các mẫu tin nằm trong
News Feed như hiện nay.
II. Phép kết hợp (Combine)
- Facebook được bổ sung khả năng chia sẻ hình ảnh vào năm 2005.
- Facebook bắt đầu thực hiện Facebook Platform từ năm 2007, cho
phép các lập trình viên có thể tạo nên các ứng dụng trên Facebook.
Trang 17
Bên cạnh việc chia sẻ, bình luận trạng thái, ảnh, người sử dụng nay
còn có thể chơi game, sử dụng nhiều ứng dụng khác trên facebook.
- Năm 2011 Facebook phối hợp với skype để thêm chức năng chat
video
- Năm 2012, với sự phát triển nhanh chóng của các thiết bị di động,
Facebook ra mắt App Center bao gồm nhiều ứng dụng. Ban đầu
kho ứng dụng này có khoảng 500 ứng dụng, trong đó chủ yếu là trò
chơi.

III. Phép thích ứng (Adapt)
- Năm 2013, Facebook tiến gần hơn đến lãnh địa của Twitter, vốn là
mạng xã hội thứ hai thế giới đứng sau Facebook bằng việc hỗ trợ
sử dụng một số thành phần của twitter như hashtag, tìm kiếm dựa
trên hashtag và giới thiệu các chủ đề nóng.
IV. Phép điều chỉnh (Modify)
- Facebook được thành lập năm 2004. Ban đầu đây chỉ là mạng xã
hội riêng trong trường đại học Harvard. Nhưng sau đó Facebook đã
mở rộng (Magnify) ra khắp các trường học trên nước Mỹ, rồi các
trường đại học toàn thế giới, và sau đó Facebook chuyển sang đăng
ký mở từ năm 2006: bất cứ ai từ 13 tuổi trở lên và có một địa chỉ
email hợp lệ đều có thể đăng ký. Sau đó Facebook còn cho đăng ký
bằng số điện thoại, khiến cho những người không có địa chỉ email
cũng có thể đăng ký.
- Facebook liên tục cập nhật các chức năng mới như là news feed
(năm 2006), thêm thông tin về các trang Pages (2007) và thêm
chức năng ‘like’ (năm 2009).
V. Phép chuyển mục đích sử dụng (Put to other uses)
- Năm 2006, Facebook cho ra đời một trang web thân thiện với giao
diện của trình duyệt trên di động mang tên Facebook for Mobile.
Đến năm 2008 thì ứng dụng mobile đầu tiên của công ty ra đời
dành cho iOS. Điều đó cho chúng ta thấy rằng mặc dù chỉ mới ở
trong những ngày đầu của kỷ nguyên di động nhưng Facebook vẫn
rất quan tâm đến tiềm năng của thị trường này cũng như các lợi ích
về phía người dùng khi họ được lướt mạng xã hội trên chiếc điện
thoại của mình.
Trang 18
- Từ năm 2010 trở về sau, đặc biệt là giai đoạn 2012, Facebook
chuyển hướng chú ý đến phân khúc điện thoại di động. Facebook
phát triển Facebook Zero, Facebook for SIM; cải thiện các ứng

dụng trên iOS và Android, cũng như phát triển Facebook Home và
Facebook Paper. Facebook cũng mua các công ty lớn trong lĩnh
vực di động như là Instagram, và thất bại trong việc mua Snapchat.
VI. Phép đảo ngược (Reverse)
- Facebook đã có nhiều lần thiết kế, bố trí lại các thành phần trong
giao diện.
- Facebook thay đổi cách hiển thị news feed: thay vì hiển thị tất cả
theo thứ tự thời gian, Facebook sử dụng thuật toán để hiển thị
những status đáng quan tâm trước.
Trang 19
KẾT LUẬN
Xã hội ngày càng hiện đại, con người ngày càng tiến bộ và không chấp
nhận bị giới hạn bởi những suy nghĩ thông thường. Chính vì vậy những câu
chuyện sáng tạo luôn tạo ra những giá trị đáng ngưỡng mộ. Con người không
phải ai cũng bẩm sinh có khả năng sáng tạo, tư duy đột phá, tuy nhiên ai cũng
có thể rèn luyện phẩm chất này thông qua những công cụ giúp rèn luyện tư duy
sáng tạo để giải quyết vấn bất kỳ vấn đề nào trong bất kỳ lĩnh vực nào một cách
hiệu quả. Một trong những phương pháp rèn luyện đó là SCAMPER.
Trang 20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Slides bài giảng của GS TSKH Hoàng Văn Kiếm.
2.
3. />Facebook/76/13438687.epi
4. https://en. wikipedia .org/ wiki /History_of_ Facebook
5. />Trang 21

×