Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Phương pháp nghiên cứu khoa học Giải quyết ỨNG DỤNG Quá trình phát triển của TV dưới góc nhìn SCAMPER

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.18 KB, 16 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP.HCM
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHOA KHOA HỌC MÁY TÍNH



Bài thu hoạck môn học
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC



GVHD : GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên : Lê Hoàng Vân
MSHV : CH1301071




TP. HCM, Tháng 5 năm 2014
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
2

MỤC LỤC
Lời mở đầu 3
I. Phương pháp SCAMPER 4
1. Sơ lược về phương pháp SCAMPER 4
2. Các phép của phương pháp SCAMPER 6
2.1. Phép thay thế - Substitute 6
2.2. Phép kết hợp – Combine 7
2.3. Phép thích ứng – Adapt 8


2.4. Phép điều chỉnh – Modify 9
2.5. Phép thêm vào – Put 10
2.6. Phép loại bỏ - Eliminate 11
2.7. Phép đảo ngược – Reverse 12
II. Quá trình phát triển của TV dưới góc nhìn SCAMPER 13
Kết luận 16
Tài liệu tham khảo 16

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
3

Lời mở đầu
Tính sáng tạo trở thành yếu tố quan trọng nhất, có giá trị nhất đối với năng lực
của con người. Sáng tạo càng độc đáo, giá trị càng cao và cơ hội thành công càng lớn.
Nếu trước kia người ta chú trọng đến sở hữu vật chất là chính thì ngày nay sở hữu trí
tuệ là nguồn tài sản ngày càng được chú trọng. Một nền giáo dục ưu tú trong thời đại
ngày nay là nền giáo dục tập trung vào việc truyền cảm hứng, khơi dậy tài năng và giải
phóng tiềm năng sáng tạo của người học.
Một trong những phương pháp sáng tạo nổi tiếng và được vận dụng, chứng
minh trong nhiều sự phát triển của xã hội loài người, đó là phương pháp SCAMPER.
Lịch sử phát triển của máy tính đã chứng minh được tính đúng đắn cũng như khoa học
của phương pháp SCAMPER.

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
4

I. Phƣơng pháp SCAMPER
1. Sơ lƣợc về phƣơng pháp SCAMPER

Phương pháp sáng tạo SCAMPER được giáo sư
Michael Mikalko phát triển, SCAMPER là ghép các chữ cái
đầu của nhóm từ sau: Substitute (thay thế), Combine (kết hợp),
Adapt (thích nghi), Modify (hiệu chỉnh), Put (thêm vào),
Eliminate (loại bỏ) và Reverse (đảo ngược).
Phương pháp sáng tạo SCAMPER dễ lĩnh hội, dễ vận
dụng và khá hữu hiệu nên ngày càng được sử dụng phổ biến
rộng rãi, nhất là trong các doanh nghiệp.
Hiện nay, có khá nhiều phương pháp sáng tạo khác nhau nhưng không có
phương pháp nào vượt trội trong mọi tình huống, trong mọi lĩnh vực. Tuy nhiên,
phương pháp sáng tạo SCAMPER tỏ ra có nhiều ưu điểm trong việc phát triển hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Hai trọng tâm sáng tạo trong doanh nghiệp là
sáng tạo trong phát triển đổi mới sản phẩm và sáng tạo trong tiếp thị kinh doanh sản
phẩm.

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
5


Bản đồ tư duy của phương pháp SCAMPER

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
6

2. Các phép của phƣơng pháp SCAMPER
2.1. Phép thay thế - Substitute
Nội dung: Thay thế thành tố hiện có của hệ thống bằng thành tố khác.
Với 1 sản phẩm, bạn hãy quan sát thành phần tạo nên chúng và thử suy nghĩ

xem liệu các thành phẩm này có thể được thay thế bằng nguyên vật liệu nào khác?
Trong một quá trình làm việc, liệu vấn đề nhân lực thay thế sẽ là ai? Có nên thay địa
điểm? Đối tượng?
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Có thể thay thế hay hoán đổi bộ phận nào trong hệ thống?
- Có thể thay thế nhân sự nào?
- Qui tắc nào có thể được thay đổi?
- Có thể dùng nguyên liệu, vật liệu nào khác?
- Có thể dùng qui trình / thủ tục nào khác?
- Có thể dùng ý tưởng này tại địa điểm khác?
- …
Ví dụ:
Trước đây ta không có món xúc xích hotdog chay nhưng giờ đã có, nó làm bằng chất
liệu ra củ quả.


Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
7

2.2. Phép kết hợp – Combine
Nội dung: Kết hợp thành tố của các hệ thống khác nhau để tạo ra hệ thống mới.
Bạn hãy quan sát xem có thể biến tấu thêm gì, kết hợp thêm được gì để tạo ra 1
sản phẩm mới, đề cao khả năng hợp lực của từng tính năng.
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Nguyên vật liệu cần là gì?
- Các tính năng? Quy trình? Nhân lực?
- Cái gì có thể kết hợp lại? Sẽ kết hợp khâu nào? Ở đâu?
Ví dụ:
Chúng ta cho ra loại bưu thiếp có nhạc, TV với đầu máy video.




Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
8

2.3. Phép thích ứng – Adapt
Nội dung: Thích ứng hệ thống trong một bối cảnh khác.
Nghĩ xem khi thay đổi, các tính năng này có phù hợp không?
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Đối tượng ta đang xem xét giống với cái gì khác?
- Có cái gì tương tự với đối đối tượng ta đang xem xét nhưng trong một
tình huống khác?
- Cái gì tôi có thể copy, mượn hay đánh cắp?
- Ý tưởng nào ngoài lĩnh vực của tôi có thể hợp nhất?
- Quá trình nào có thể được thích ứng?
- …
Ví dụ:
Giường cho trẻ em cấu tạo như 1 chiếc xe đua






Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
9


2.4. Phép điều chỉnh – Modify
Nội dung: Điều chỉnh qui mô thành tố của hệ thống.
Tăng và giảm kích cỡ, thay đổi hình dáng, thuộc tính…
Các câu hỏi có thể đặt ra:
- Yếu tố nào có thể điều chỉnh lớn hơn?
- Yếu tố nào có thể cao hơn, to hơn hay mạnh hơn?
- Yếu tố nào có thể lặp lại? Tôi có thể tạo ra nhiều bản sao?
- …
Ví dụ:




Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
10

2.5. Phép thêm vào – Put
Nội dung: Thêm thành tố mới vào hệ thống.
Có thể áp dụng cho cách dùng khác? Mục đích khác? Lĩnh vực khác?
Các câu hỏi đặt ra:
- Tôi có thể lấn sân sang thị trường nào?
- Thị trường nào có thể tiêu thụ hàng của tôi?
Ví dụ:
Lốp xe có thể dùng làm hàng rào



Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071

11

2.6. Phép loại bỏ - Eliminate
Nội dung: Loại bỏ thành tố khỏi hệ thống.
Loại bỏ và đơn giản hoá các thành phần, nghĩ xem chuyện gì xảy ra nếu bạn loại
đi hàng loạt các quy trình, sản phẩm, vấn đề và cơ hội, nghĩ xem bạn sẽ làm gì với tình
huống này?
Câu hỏi có thể đặt ra: :
- Bộ phận nào có thể loại bỏ mà không làm thay đổi tính năng hệ thống?
- Qui tắc nào có thể hạn chế hoặc loại bỏ?
- Bộ phận nào không mang tính cốt lõi hay không cần thiết?
- …
Ví dụ:
Điện thoại không dây cố định ra đời, điện thoại di động.



Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
12

2.7. Phép đảo ngƣợc – Reverse
Nội dung: Đảo ngược trật tự các thành tố của hệ thống.
Bạn có thể lật ngựợc vấn đề? Cách suy nghĩ này sẽ giúp bạn nhìn rõ mọi góc
cạnh của vấn đề cũng như như cơ hội thấy điểm mới cho vấn đề.
Câu hỏi có thể đặt ra:
- Chuyện gì xảy ra nếu tôi làm theo theo hướng khác?
- Nếu tôi lật ngược trât tự cách làm cũng như cách sử dụng?
- Có thể hoán đổi giữa yếu tố tích cực và yếu tố tiêu cực?
- …

Ví dụ:
Cho ra loại vải không phân biệt mặt phải hay trái.





Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
13

II. Quá trình phát triển của TV dƣới góc nhìn SCAMPER
Được phát minh vào thập niên 20 của thế kỷ trước, TV luôn phát triển song
hành với nhu cầu giải trí của con người. Và đến năm 2013, chúng ta đang được chứng
kiến một bước phát triển ngoạn mục chưa từng có trong lịch sử với công nghệ TV
tương tác thông minh độc đáo.
Những chiếc TV được thương mại hóa đầu tiên là TV màn hình trắng đen với
kích thước nhỏ (5,9,12 inch).


Lúc này, chưa có sự xuất hiện của điều khiển từ xa, đến những năm 1950 thì
điều khiển từ xa mới được ra đời nhưng phải kết nối bằng dây.

Modify: Thay vì phải tùy chỉnh TV bằng cách sử dụng các nút bấm trực tiếp
trên TV, thì với chiếc ĐKTX, việc tùy chỉnh sẽ thuận lợi hơn. Thuộc tính các nút bấm
đã được thay đổi.
Đến năm 1955, chiếc ĐKTX không dây ra đời với 4 nút và sử dụng flashlight
để hoạt động.
Eliminate: Một thành phần của chiếc ĐKTX đã được loại bỏ để làm cho sản
phẩm tốt hơn, tiện dụng hơn.

Mặc dù, năm 1949, chiếc TV màu đầu tiên đã xuất hiện, nhưng đến tận những năm
1956, TV mới bắt đầu phổ biến với số đông dân chúng.
Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
14

Substitue: Trước năm 1980, công nghệ hồng ngoại đã thay thế cho công nghệ
flashlight trên ĐKTX
Modify: Công nghệ màn hình TV trải qua nhiều giai đoạn phát triển từ CRT,
RPTV, TV Plasma, TV LCD, TV LED, TV 3D, TV OLED





Modify: Về công nghệ truyền tải tín hiệu cũng được phát triển qua nhiều hình
thức khác nhau: analog, cáp, kỹ thuật số, iptv,…
Combine: Những chiếc TV được tích hợp đầu đọc DVD, hay ngày nay là USB.
Put: Với những chiếc TV màn hình lớn, có thể kết nối với máy tính, thì TV có
thể được dùng như chiếc máy chiếu.
Adapt: Ngày nay, mọi thứ yêu cầu phải thông minh, công nghệ internet phát
triển, những chiếc TV thông minh được ra đời, phần nào xử lý được như 1 máy vi
tính, đáp ứng được trong môi trường hiện tại.
Combine: Thậm chí, người ta đã kết hợp thêm với bàn phím và chuột để TV
thông minh trở thành 1 máy vi tính thật sự.
Reverse: Trước đây, xem TV là theo thời gian thực , một cách thụ động, ngày
nay với sự ra đời của IPTV (truyền hình internet), sự tương tác chủ động đã thuộc về
người dùng. Có thể dễ dàng xem chương trình TV cách hiện tại 5 phút, 10 phút hay 2
tiếng, … một cách dễ dàng.


Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
15

Eliminate: Hiện nay đã xuất hiện các công nghệ tương tác thông minh như
Điều khiển bằng giọng nói, điều khiển bằng cử chỉ, hay nhận diện khuôn mặt. Một
phần nào đó có thể giúp loại bỏ hoặc thay thế dần ĐKTX.
Adapt: Ngày nay với sự phát triển của công nghệ, có thể biến máy tính, điện
thoại thông minh thành TV một cách dễ dàng.

Phương pháp nghiên cứu khoa học GVHD: GS.TSKH. Hoàng Văn Kiếm
Học viên: Lê Hoàng Vân – CH1301071
16

Kết luận

Việc sử dụng phương pháp SCAMPER là đều dễ dàng có thể nhìn thấy, từ đó
chúng ta thấy phương pháp SCAMPER là công cụ cực kỳ mạnh có thể giúp chúng ta
có những lối tư duy sáng tạo mới lạ, giúp ích cho quá trình làm việc trở nên chắc chắn
hơn.
Trong mỗi con người chúng ta đều tồn tại những sáng tạo mới lạ. Điều cần thiết
là phải có một tư duy sáng tạo để sinh ra những sáng tạo trong mọi hoạt động hàng
ngày. SCAMPER là sự lựa chọn đúng đắn vì nó được minh chứng nhiều ở độ tin cậy
và thực tế là nhiều công ty, nhiều cá nhân đã thành công rực rỡ khi áp dụng các phương
pháp này.

Tài liệu tham khảo

[1] GS.TSKH. Hoàng Kiếm, Bài giảng môn “Phương pháp nghiên cứu khoa học”
[2] Website:


×