Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thiên nhiên trong thơ bác qua các bài mộ, tảo giải, tăn xuất ngục học đăng sơn (nhật kí trong tù

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (67.04 KB, 3 trang )

Thiên nhiên trong thơ Bác qua các bài Mộ, Tảo giải, Tăn xuất
ngục học đăng sơn (Nhật kí trong tù
Nhật kí trong tù là tập thơ bằng chữ Hán của Hồ Chí Minh viết khi bị chính quyền Tưởng
Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây hơn một năm trời. Đọc Nhật ki trong tù chúng ta bắt
gập một tàm hồn vĩ dại của một nhà ái quốc, một tâm hồn vĩ đại của một bậc đại trí, đại
nhân, đại dũng và đọc Nhật kí trong tù, chúng ta cũng cảm nhận được những bức tranh
thiên nhiên với những sắc thái khác nhau. Tiêu biểu có thiên nhiên trong bài Mộ, Tảo
giải, Tăn xuất ngục học đăng sơn Chiều tối (Mộ) là bài thơ số 31 trong tập Nhật kí trong
tù, được sáng tác trên đường đi bị áp giải, người tù đang trên đường đi, đường thì còn xa
mà trời thì sắp tối, không gian, thời gian, hoàn cảnh đặc biệt đã gợi cho tác giả nhiều cảm
xúc. Trong bài thơ, tác giả đặc biệt quan tâm miêu tả không gian, thời gian. Đây là một
vùng núi quạnh vắng, thời gian tối và người tù đã mệt: Quyện điểu quy lăm tẩm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không. (Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm măy trôi nhẹ
giữa tầng không). Cảnh trời chiều được vẽ ra qua hình ảnh cánh chim trở lại rừng và một
áng mây lẻ loi, chầm chậm trôi ngang qua bầu trời rộng. Cảnh rất thực mà cũng rất nên
thơ, hiện đại mà thấm đượm phong vị cổ thi, gợi nhớ những buổi chiều buông với quyện
điều và cô vân. Từ trong ca dao đã có hình ảnh cánh chim bay về tổ là báo hiệu trời tối
(chim bay về núi tối rồi) đến Truyện Kiều của Nguyễn Du thì chim mang cả thời gian và
tâm trạng: Chim hôm thoi thót về rừng Rồi buổi chiều nghiêng xuống theo cánh chim nói
lên sự bơ vơ, lẻ loi theo Huy Cận: Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. (Tràng giang)
Hai câu thơ của Hồ Chí Minh cũng gợi nhớ đến hai câu thơ của Lí Bạch: Chúng điểu cao
phi tận Cô văn dộc khí nhàn. (Chim bay vút bay hết Mây lẻ bay một mình). Hình ảnh thơ
của Lí Bạch và Hồ Chí Minh có những nét tương đồng nhưng hai câu thơ của Lí Bạch thì
có sắc thái biểu hiện thời gian không rõ nét. Còn hai câu thơ của Hồ Chí Minh vừa có ý
nghĩa biểu hiện thời gian vừa có ý nghĩa biểu hiện tâm trạng. Cánh chim trong thơ Lí
Bạch sao mà xa xăm như tan biến vào cỡi 285 vô tận. Còn cánh chim trong Chiểu tối cua
Hồ Chí Minh đang trớ về rừng theo nhịp sống hàng ngày gần gũi. Nó hiện lên trong cảm
quan gắn bó với hiện thực, với đời sống trong tấm lòng trìu mến, yêu thương. Cánh chim
bay trong trạng thái không bình thường mà mệt mỏi, mải miết. Qua hình ảnh cánh chim
mỏi, người đi tìm thấy sự tương đồng, hoà hợp với tâm trạng và cảnh ngộ của mình:
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không Câu thơ dịch tuy đẹp nhưng ý thơ có phần nhẹ đi so


với nguyên tác chữ Hán. Người dịch đã bỏ mâ’t chữ cô trong cô văn, nghĩa là chòm mây
cô đơn, trơ trọi. Hai từ trôi nhẹ cũng chưa lột tả được hết ý của mấy chữ mạn mạn độ
(Mạn mạn là dáng vẻ chậm chạp, trì hoãn; độ thiên không là sự chuyển dịch từ chân trời
này sang chân trời kia). Chòm mây ở đây như có tâm hồn, nhơ mang tâm trạng cô đơn, lẻ
loi, lặng lẽ trôi giữa trời chiều. Đó cũng là hình ảnh ẩn dụ của người tù chưa biết đâu mà
dừng. Cảnh thiên nhiên trong bài gợi ra cả một không gian tâm trạng, cảnh buồn, người
buồn. Tất cả man mác một nỗi buồn, buồn nhưng vẫn đẹp và rất nên thơ. Bên canh cảnh
trời chiều buồn, cô đơn, thơ Bác cũng có những cảnh ban mai tràn đầy sinh khí. Một
trong những cảnh ban mai đế lại ấn tượng mạnh cho người dọc là cảnh Bác bị giải đi
sớm. Giải đi sớm là bài thơ sô’ bốn mốt. và bôn hai của tập Nhật kí trong tù. Bài thơ thứ
nhất vẽ ra một bức tranh núi rừng vào lúc trời còn chưa sáng, bóng tối còn bao trùm con
đường xa thẳm, gió lạnh lẽo thổi từng cơn. Gà gáy một lần đêm chửa tan Bài thơ mở ra
những hình ảnh tiếng gà gáy, cách đếm thời gian khá quen thuộc của dân tộc ta xưa nay
và cũng thường gặp trong văn học cổ Trung Quô’c. Gà gáy lần thứ nhất là lúc quá nửa
đêm, đêm chưa tàn bóng tối còn ngự trị. Đêm chửa tan vẫn là sự giẫm chân tại chỗ không
nhích lên được. Hai thông báo khác nhau cùng tồn tại trong một câu thơ: Một từ khách
quan gà gáy một lần và một từ chủ quan cảm nhận đêm chửa tan Iihư một cảm nhận hoàn
cảnh khó khăn, bất trắc đang đón đợi mình trong đêm tối. Sau câu thơ ghi nhận thời gian
khởi đầu của cuộc hành trình, ý thơ bỗng chuyển sang một hình ảnh mới tươi sáng, đẹp
đẽ: Chòm sao dưa nguyệt vượt lên ngàn Không gian được chuyển dịch nhanh chóng từ
mặt đất lên bầu trời theo cái ngước nhìn của người ra đi. Không gian mặt đất rộn tiếng gà,
không gian bầu trời đầy trăng sao (Quần: bầy đàn; ủng: là ôm, hợp lại, đi theo, nâng đỡ;
thu san: là núi mùa thu). Đây là câu thơ tả thực, bầu trời sáng nhờ có quần tinh, bầu trời
ấm áp hơn nhờ có quần tinh ủng nguyệt, một ý thơ đẹp của một hồn thơ tinh tế đầy nhạy
cảm với vẻ đẹp của thiên nhiên. Trăng sao quấn quýt, sum vầy, ấm áp, nâng đờ nhau
cùng vượt lên ngọn núi mùa thu. Cảnh vật thiên nhiên tự thân nó đã đẹp, qua tâm hồn Hồ
Chí Minh, nó trở nên sinh động, tươi sáng và ả’m áp niềm vui. Điều đột ngột là người tù
lên đường một mình, cảnh ngộ cô đơn, vậy mà cùng một lúc khi người tù lên đường thì
trăng sao trên trời cũng như khởi hành. Người không đi một mình, trăng sao dường như
cùng người lên đường. Trăng sao vượt lên rặng núi mùa thu, con người đang vượt lên

gian khó trên đường thẳm. Thiên nhiên ở đây gợi sự khắc nghiệt, trận trận hàn là cảnh gió
thu lạnh giá liên tiếp thổi tới. Thế nhưng người tù vẫn kiên cường, rắn rỏi, vượt lên hoàn
cảnh, làm chủ hoàn cảnh. Đến bài thơ Tảo giải II, mạch thơ chuyển sang cảnh rạng đông,
cảnh đất trời bừng sáng: Đông phương bạch sắc dĩ thành hồng u ám tàn dư tảo nhất
không. Bài thơ mở ra cảnh đẹp ở chân trời khi rạng đông. Điều đáng chú ý là thiên nhiên
chuyển biến mau lẹ, vũ trụ vận động thật nhanh chóng {dĩ thành hồng-, đã thành hồng,
tảo nhất không-, sớm hết sạch, quét sạch trơn). Trong chốc lát, màu hồng thay thế cho
bóng tối đêm tàn, cả vũ trụ bao la từ bầu trời đến mặt đất, bỗng rực rỡ, tươi sáng. Sau này
trong bài Đi thuyền trên sông Đáy, Bác viết: Thuyền về trời dã rạng đông Bao la nhuốm
một màu hồng đẹp tươi. (1949) Một bài là cảqh rạng đông trên đường lưu đày, một bài là
cảnh tự do nơi chiến khu Việt Bắc. Cảnh ngộ tuy khác nhau nhưng đều biểu hiện tâm hồn
yêu nước, một tâm thế lạc quan, yêu đời của người lính. Mặt trời lên toả sáng hơi ấm cho
vạn vật: Noãn khí bao la trùm vũ trụ Hành nhân thi hứng hốt gia nồng. Mới rạng đông,
khí ấm của trời, đất đã có nhưng chưa nhiều. Vậy mà tất cả đều ấm, một sức ấm tràn ngập
cả đất trời, chính là sức ấm từ con người toả ra. Trước cảnh bình minh, tâm hồn Bác sảng
khoái dào dạt thi hứng, hoà mình vào vẻ đẹp của thiên nhiên tạo vật. Đó là tâm hồn của
một thi sĩ chiến sĩ: hành nhăn thi hứng hốt gia nồng. Sau mười bốn tháng giam cầm và
chuyển lao, Bác được tự do: Sáng suốt nhờ ơn Hầu chủ nhiệm Tự do trở Lại với mình rồi.
(10.9.1943) Và Bác phải rèn luyện thân thể để tiếp tục những ngày hoạt động mới. Trong
khi tập leo núi, Bác viết bài Tân xuất ngục học đăng sơn. Mở đầu bài thơ là hình ảnh mảy
và núi quyến luyến, quyện vào nhau. Một bức tranh sơn thuỷ thật trữ tình: Văn ủng trùng
sơn, sơn ủng vân Giang tâm như kính tịnh vô trần. Nguyên tác bài thơ: mây – núi; núi –
mây, mây thấy trước thì nhà thơ phải đứng ở trên cao, đứng ở trong mây. Nhìn lên thấy
núi và những lớp mây nữa, quả là một phong cảnh vừa trữ tình, vừa mênh mông như thế.
Nhìn lên thấy điệp trùng mây núi. Tác giả không nói đến chữ cao mà vẫn thấy cao vời vợi
nhờ cách sáp xếp hình ảnh núi mây quanh hai chữ ủng. Nhờ biện pháp dùng điệp từ và
nhân hoá đã gợi được hình ảnh một thiên nhiên sống động, tươi vui, giao hoà, ấm áp.
Nhìn xuông thấy dòng sông lặng lẽ, lấp lánh dưới mặt trời. Giang tâm là lòng sông chứ
không phải là dòng sông hay mặt sông. Đó là cái nhìn từ tít trên cao xuống: Giang tâm
như kính tịnh vô trần. Lòng sông sáng như gương không chút bụi, sạch sẽ, trong sáng,

tinh khiết. Tịnh vô trần là tuyệt nhiên không có chút bụi, sạch sẽ. Hình ảnh lòng sông
gương sáng còn ẩn đàng sau một ý nghĩa. Đó là tấm lòng người, đăng sau bức tranh
phong cảnh nảy chính là tâm trạng vừa trong trắng, vừa cao cả của người (Đặng Thai
Mai). Cảnh này nhắc ta nhớ tới khung cảnh năm trăm năm về trước khi Nguyễn Trãi dạo
quanh núi Ván Đồn, ông đã ví mặt sông phẳng lặng như inột bầu nước biếc gương trong
vắt khiến người ngắm cảnh tưởng chừng: Vũ trụ bồng nhiên tan bụi bặm Lòng sắt son
không gợi phong ba. Bao quát cả cảnh núi sông hùng vĩ, bao la như vậy nhưng nhà thơ đả
tô nên bức tranh màu sắc vài ba đường nét đã tạo nên hình ảnh cân dối, núi cao, sông
rộng. Đúng là sơn thuỷ hữu tình, hài hoà, cản đối vá trong sáng. Băng bút pháp tả cổ
điển, với vài ba nét chấm phá mà đã truyền lại linh hồn của thiên nhiên, tạo vật. Hai câu
thơ là hình tượng thiên nhiên trong sáng, tươi đẹp đã được lọc qua tâm hồn tinh khiết với
tư thê ung dung, nhàn tản như một tiên ông, một ẩn sĩ cày nhàn câu vắng như Nguvễn
Bính Khiêm ở am Bạch Vân hay Nguyễn Trãi ở Côn Sơn ngày trước. Hồ Chí Minh là
một chiến sĩ: Độc bộ dạo bước Tây Phong lĩnh Dao vọng Nam thiên ức cố nhân. Nói tóm
lại, phong cảnh trong Nhật kí trong tù đã phản chiếu một tâm lòng yêu thiên nhiên tha
thiết, thế’ hiện một con người tràn trề tình cảm, tràn trề sức sống và hết sức vĩ đại.

×