Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tài liệu TÍNH CỤ THỂ, HÀM SÚC, SÂU SẮC CỦA HỒ CHÍ MINH QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN NGHỆ TĨNH TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.03 KB, 8 trang )

TÍNH CỤ THỂ, HÀM SÚC, SÂU SẮC CỦA HỒ CHÍ MINH
QUA CÁC BÀI NÓI CHUYỆN VỚI NHÂN DÂN NGHỆ TĨNH
TRONG HAI LẦN VỀ THĂM QUÊ HƯƠNG CỦA NGƯỜI
Ths-GVC Phan Hoàng Minh

Khoa Lịch sử-Đại học Vinh
Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân tộc kiệt
xuất, nhà văn hóa lớn, tiêu biểu của thế giới. “Dân tộc ta, nhân dân ta, non sông
đất nước ta đã sản sinh ra Hồ Chủ Tịch, người anh hùng dân tộc vĩ đại, và chính
Người đã làm rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”
1
.
Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh đã tiếp thu chủ nghĩa
Mac-Lênin, lấy đó làm cơ sở lý luận, đồng thời kết hợp nhuần nhuyễn truyền
thống tốt đẹp, tinh hoa văn hóa của dân tộc với tinh hoa văn hóa nhân loại, hình
thành ra tư tưởng của mình. Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm về
những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, bao gồm vấn đề dân tộc và giải
phóng dân tộc, vấn đề cách mạng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đảng cách mạng, vấn
đề về văn hóa cách mạng và đạo đức cách mạng...Toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp
cách mạng vẻ vang của Hồ Chí Minh là một tấm gương chuẩn mực sáng ngời đạo
đức cách mạng.
Hiện nay, toàn Đảng, toàn dân ta đang thực hiện cuộc vận động “Học tập và
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Đảng phát động, đồng thời nhân
kỷ niệm 50 năm ngày Bác Hồ Về thăm quê hương Nghệ Tĩnh, trong bài viết này,
chúng tôi muốn đề cập đến một nét đặc sắc trong rất nhiều nét đặc biệt thuộc
phong cách đạo đức Hồ Chí Minh là Tính cụ thể, hàm súc, sâu sắc của Hồ Chí
Minh qua các bài nói chuyện với nhân dân Nghệ Tĩnh trong hai lần về thăm quê
hương của Người .
Nét đặc sắc trong những nét đặc biệt ở lãnh tụ Hồ Chí Minh có cội nguồn từ
nhận thức sâu sắc, phong phú về đất nước, con người Việt Nam trong cuộc đời và
quá trình hoạt động cách mạng của Người.


Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh, vấn đề đạo đức cách mạng không thể
tách rời. Đạo đức cách mạng, theo quan điểm và hành động của Người là biết sống
vì đồng bào, đồng loại, biết tìm hạnh phúc của mình trong hạnh phúc của nhân
dân. Cho nên trong đạo đức Hồ Chí Minh, quan hệ với nhân dân là một tiêu chuẩn
rất quan trọng, không thể thiếu. Điều đó thể hiện ở chỗ coi lợi ích của nhân dân là
mục đích tối cao của mọi hành động, việc làm. Điều gì có lợi cho dân, phải hết sức
làm, điều gì có hại cho dân, phải hết sức tránh. Lợi ích của dân suy rộng ra là lợi
ích của dân tộc, lợi ích chân chính của nhân loại. Như vậy, nhân dân là đối tượng
phục vụ của mọi người ở bất cứ cương vị xã hội nào. Từ đó ta thấy, ở phương diện
này, đạo đức Hồ Chí Minh đòi hỏi phải toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, phải
cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Từ quan niệm đó, Hồ Chí Minh luôn đặt lợi
ích của dân tộc, lợi ích của nhân dân lên trên hết và đã trọn đời phấn đấu hy sinh
cho lợi ích đó. Từ những việc lớn lao như dời non lấp bể của cách mạng đến
những việc tưởng như nhỏ nhặt, bình dị trong cuộc sống đời thường, Hồ Chí Minh
đều nghĩ đến dân, đến nước. Cả cuộc đời, Người chỉ có một ham muốn và ham
1
muốn tột bậc là làm sao cho nước nhà được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn
toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành. Vì thế
mà ngay cả trong cách nói chuyện với nhân dân về những vấn đề dù có hệ trọng,
lớn lao đến mấy Hồ Chí Minh cũng diễn đạt một cách ngắn gọn, cụ thể, súc tích,
để mọi người dân đều hiểu, đều lĩnh hội được để thực hiện. Người muốn đường
lối, chủ trương của Đảng đến được nhân dân bằng con đường ngắn nhất, thuận lợi
nhất. Điều đó đã trở thành phong cách giao tiếp, phong cách truyền đạt đặc biệt ở
Hồ Chí Minh.
Hồ Chí Minh là người hơn ai hết hiểu sâu sắc, toàn diện về xã hội Việt Nam
dưới ách thống trị tàn bạo của đế quốc thực dân, phong kiến, cũng như tâm tư tình
cảm, nhận thức và khát vọng của người dân Việt Nam, mặc dù trước lúc ra đi tìm
đường cứu nước Người chưa đến được nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, trừ thời
gian lưu học tương đối lâu tại Huế. Người biết rằng, dưới triều Nguyễn, ruộng đất
của nhân dân ta bị bọn địa chủ chiếm đoạt, dân phải chịu cảnh sưu cao thuế nặng,

lại thêm nạn cường hào tham nhũng lộng hành làm cho đời sống của người dân
khổ cực. Đến khi thực dân Pháp xâm lược với chính sách tận lực vơ vét của
chúng, đời sống của nhân dân ta càng thêm điêu đứng, cơ cực trăm đường. Thực
dân Pháp còn thi hành chính sách văn hóa ngu dân, giam hãm nhân dân ta trong
vòng tối tăm, dốt nát và lạc hậu. Trong hoàn cảnh đó, dân ta mấy ai có cơm no, áo
ấm, mấy ai được học hành. Từ sự hiểu biết sâu sắc đó, ngay từ đầu thế kỷ XX, khi
truyền bá Chủ nghĩa Mac-Lênin vào nước ta Nguyễn Ái Quốc đã tìm cách diễn đạt
phù hợp với khả năng tiếp thu của nhân dân ta bằng hình thức đơn giản, cụ thể,
vừa tầm, dễ hiểu, từ đó dần dần nâng lên thành nhận thức đi tới chân lý của thời
đại, chứ không cung cấp cho dân ta những nguyên lý, những khái niệm trừu tượng
cao siêu. Nhờ vậy quần chúng lao động nước ta buổi đầu tiếp thu Chủ nghĩa Mac-
Lênin do Người truyền bá một cách nhẹ nhàng, dễ hiểu và họ đã tin rằng, làm theo
học thuyết đó là cách duy nhất để đạt tới mục tiêu và là ước mơ ngàn đời của họ là
độc lập dân tộc, người cày có ruộng, xóa bỏ áp bức bóc lột, xây dựng xã hội bình
đẳng. Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
chỉ đạo Đảng ta vạch đường, chỉ lối cho nhân dân, hướng dẫn nhân dân tiến hành
cách mạng cũng bằng những hình thức nhẹ nhàng, đơn giản dễ hiểu, giúp nhân
dân thấm nhuần mục đích, nhiệm vụ cách mạng của Đảng. Nhờ thế mà nhân dân
ta đã làm nên thắng lợi vĩ đại cho Cách mạng tháng Tám 1945, tiến hành hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược giành thắng lợi vẻ
vang. Từ đó mà toát lên nét độc đáo trong cách “ứng nhân xử thế” của Người
trong quá trình lãnh đạo Đảng và nhân dân ta tiến hành cách mạng là cụ thể, hàm
súc, dễ hiểu mà sâu sắc.
Trong cuộc đời cách mạng, Nguyễn Ái Quốc đã ròng rã 30 năm hoạt động xa
Tổ quốc và gần hai mươi năm nữa Người mới chính thức về thăm quê hương theo
nghĩa gốc là nơi chôn rau cắt rốn của mình. Đến 1957, kể từ khi Người rời xa quê
hương đã trọn 50 năm. Hai lần về thăm quê vào 1957 và 1961 của Người với
những bài nói, bài viết, trong đó những lời khen ngợi, biểu dương, những lời nhắc
nhở, phê bình, những lời chỉ bảo, dặn dò của Người đã trở thành những lời tâm
tình sâu nặng của người Cha, người Bác kính yêu, thân thương trìu mến, là điều

2
phải nghĩ suy, phải trăn trở để thực hiện đối với toàn Đảng bộ và nhân dân quê
hương. Điều đó còn trở thành nguồn đề tài, nguồn cảm hứng đối với giới nghệ sỹ
cả nước nói chung và Nghệ Tĩnh nói riêng để cho ra những công trình nghiên cứu,
những tác phẩm nghệ thuật về Bác với quê hương. Đó là điều hết sức thú vị mà
không xa lạ, ngạc nhiên mà không khó hiểu, vì Hồ Chí Minh là sản phẩm của thời
đại, là người giàu quốc tế đậm Việt nam từng nét . Người đã bôn ba khắp thế giới,
thông thạo nhiều thứ tiếng, am hiểu nhiều nền văn hóa, nhiều phong tục tập quán
khác nhau, nhiều mức sống khác nhau của nhiều nước trên thế giới, nhưng không
hề quên, không hề đánh mất những nét dáng, những phẩm chất được tạo ra từ một
vùng quê khắc khổ, sự gần gũi chan hòa của cư dân cộng đồng nông nghiệp, mộc
mạc, dung dị trong cuộc sống đời thường, đoàn kết chống thiên tai, chống ngoại
xâm, để sinh tồn và phát triển. Vì vậy sau bao nhiêu năm xa quê, Người vẫn hết
sức gần gũi, thân thương trìu mến với người dân cả trong tình cảm, cử chỉ và lời
nói, làm cho mọi người thấy không có sự ngăn cách giữa vị lãnh tụ tối cao của dân
tộc, một người cách mạng với tầm cỡ quốc tế, từ đó mà tiếp thu những lời dạy của
Người như lời nhắc nhở ân cần của người Cha, người Bác ruột thịt, gần gũi thân
thương, đồng thời là mệnh lệnh của Đảng, của cách mạng một cách thoải mái
nghiêm túc, hiệu quả.
Trong bài nói chuyện với Hội nghị đại biểu nhân dân Nghệ An ngày 14-6-
1957, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ tự xưng là “một người con của tỉnh nhà”
2
, chỉ
từng đó thôi cũng đã toát lên sự cô đọng, hàm súc, chứa đựng tình cảm ruột thịt
đậm đà, sâu nặng của một vị chủ tịch nước đối với quê hương. Khi biểu dương
những thành tích của nhân dân Nghệ An trong kháng chiến chống thực dân Pháp,
Người đưa ra những số liệu rất cụ thể, chi tiết đầy thuyết phục mà những tưởng ở
cương vị người lãnh đạo cao nhất của Đảng và Nhà nước với muôn việc trọng đại
lớn lao làm sao nhớ hết: “...Trong kháng chiến, tỉnh nhà đã có hơn 8 vạn thanh
niên vào bộ đội, hơn 1 vạn 5 ngàn dân quân du kích, hơn 1 triệu dân công phục vụ

kháng chiến, trong đó có 96 đơn vị và cá nhân đã có thành tích vẻ vang được Chính
phủ khen thưởng.
Trong anh hùng quân đội thì tỉnh ta có 8 vị. Đó các đồng chí Cù Chính Lan,
Phạm Minh Đức, Nguyễn Quốc trị, Đặng Quang Cầm, Trần Can, Phạm Tư,
Nguyễn Thế Như, Đặng đình Hồ. Đấy là những người con ưu tú của nước nhà.
Hồi kháng chiến, anh chị em Trường Thi, Bến Thủy vận chuyển rất nhiều máy
móc đưa lên chiến khu, phục vụ kháng chiến. Đồng bào nông dân đã cung cấp cho
kháng chiến hơn 10 vạn tấn lương thực. Anh em trí thức đã đào tạo hàng ngàn học
sinh để cung cấp cho quân đội, huấn luyện thành cán bộ quân sự. Đồng bào công
thương cũng đoàn kết tham gia kháng chiến. Do sự đoàn kết ấy và cố gắng ấy mà
tỉnh ta đã góp phần xứng đáng vẻ vang trong cuộc kháng chiến thắng lợi...”
3
Chỉ ngần ấy từ, ngần ấy con số thôi, Người đã đã nêu lên những trang sử
đáng tự hào của tập thể và cá nhân thuộc mọi ngành, mọi giới của nhân dân Nghệ
An trong việc thực hiện đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ, tự
lực cánh sinh của dân tộc chống đế quốc thực dân pháp thắng lợi.
Khi khen ngợi thành tích trong xây dựng hòa bình của nhân dân Nghệ An,
Người dẫn ra rất cụ thể: “Đồng bào ta đã khôi phục lại hệ thống nông giang phía
3
Bắc và Nam. Hệ thống nông giang ấy tưới được 4 vạn mẫu tây ruộng...”, khi biểu
dương thành tích của chị em phụ nữ , Người nói: “ Trong nông nghiệp, tôi muốn
nêu một công trạng của chị em phụ nữ tỉnh ta. Đó là phong trào chăn nuôi gia súc”,
Người còn nêu rõ: “ Trong 165 xã đã nuôi thêm được 14.190, trung bình mỗi xã
được 86 con. Thế là rất tốt, rất giỏi. Nhưng còn phải cố gắng thêm, bởi vì dân ta ăn
thịt lợn nhiều. Thêm mỗi xã 86 con thì còn ít, nhưng bước đầu thế là tốt...Tôi cũng
muốn nêu một số cá nhân có thành tích. Chị Trương Thị Tầm ở Nghĩa Đàn một
mình nuôi 300 con gà, 4 con lợn. Đồng thời làm ruộng, công tác xã hội, làm tổ
trưởng phụ nữ. Đấy là một phụ nữ anh hùng. Anh hùng không phải “đông chinh tây
phạt” hoặc cứ làm cái gì kỳ khôi xuất chúng mới là anh ùng. Nuôi được nhiều lợn,
nhiều gà, tăng gia sản xuất, tiết kiệm, tham gia công tác xã hội tốt là anh hùng, như

thế là chiến sỹ...Tôi dề nghị với đồng bào, khi về, tôi sẽ đề nghị với Chính phủ khen
thưởng chị Trương Thị Tầm để khuyến khích chị em khác. Về nông nghiệp thì
chúng ta có anh hùng nông nghiệp Hoàng Hanh, có các chiến sĩ Vi Văn Vần,
Nguyễn Sĩ Chấp, Kha Thị Bình, Phạm Đào. Nếu trong kháng chiến, chúng ta có
những anh hùng thì xây dựng hòa bình, cũng có anh hùng chiến sĩ. Đó là đội tiền
phong để xây dựng lại kinh tế nước nhà. Đó cũng là những người con ưu tú làm
cho tỉnh nhà vẻ vang”
4
.
Như vậy, những điều Hồ Chủ tịch nói với nhân dân lao động vừa ngắn gọn,
súc tích, vừa cụ thể vừa bình dị dễ hiểu nhưng vô cùng sâu sắc, bởi qua đó toát lên
những tư tưởng lớn của Đảng và Nhà nước ta về sự nghiệp xây dựng con người
mới xã hội chủ nghĩa. Từ cách diễn đạt của Người, chúng ta hiểu con người mới
xã hội chủ nghĩa là con người bình dị biết yêu Tổ quốc, yêu chủ nghĩa xã hội, biết
chiến đấu hy sinh để bảo vệ Tổ quốc, biết cần cù lao động sáng tạo, biết làm chủ
xã hội, làm chủ bản thân để xây dựng chủ nghĩa xã hội, biết sống theo đạo lý mình
vì mọi người, mọi người vì mỗi người để không ngừng làm vẻ vang cho quê
hương, đất nước.
Nói với thanh thiếu niên về vấn đề học tập, Người chỉ rõ :“... Mục đích bây
giờ không phải như khi trước, học để kiếm bằng, để làm ông thông, ông ký. Bây giờ
không còn ông thông, ông ký nữa... Chúng ta bây giờ là học cho tốt để lao động
cho tốt... Các cháu biết bây giờ, công nghiệp ta ngày càng phát triển thì người công
nhân trình độ văn hóa ngày càng cao. Vì vậy Tổ quốc cần những công nhân có
trình độ văn hóa cao... Nông nghiệp cũng đần dần tiến lên, người nông dân cũng
cần có trình độ văn hóa. Có như thế thì chúng ta mới đẩy nền kinh tế lạc hậu của
chúng ta bây giờ thành nền kinh tế tiền tiến. Chứ không phải là những người học ra
để đi làm quan. Sự thực bây giờ chúng ta không có quan nữa. Nếu có là hạng quan
liêu”
5
.

Những lời tâm tình ngắn gọn đó của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói lên sự
khác nhau căn bản về bản chất của nền văn hóa phong kiến, văn hóa nô dịch dưới
chế độ cũ với nền văn hóa dân chủ mới xã hội chủ nghĩa theo 3 nguyên tắc là khoa
học, dân tộc và đại chúng, mà Đảng và Nhà nước ta đã và đang lãnh đạo toàn dân
ra sức xây dựng. Qua đó còn toát lên quan điểm, đường lối giáo dục của Đảng ta
là học đi đôi với hành, giáo dục gắn với thực tiễn lao động sản xuất, nhà trường
gắn liền với xã hội.
4
Phê bình đồng bào ta thiếu ý thức tiết kiệm, Người đưa ra dẫn chứng rất cụ
thể và chỉ rõ tác hại của việc không thực hành tiết kiệm: “Không tiết kiệm tức là
lãng phí. Đây tôi nói một thí dụ: Trong dịp tết vừa rồi có những huyện giết hơn 400
con trâu, bò- ăn rồi sau không có trâu, bò cày. Như mồng 5 tháng 5 vừa rồi, là
ngày Trung Quốc kỷ niệm Khuất Nguyên, một nhà thơ rất gỏi, rất yêu nước... Có xã
hôm ấy giết hết 3 trâu, bò. Thế là không tốt.
Tôi nghe báo cáo việc nấu rượu, uống rượu, tỉnh nhà cũng tương đối bừa bãi.
Những cái đó là có hại đến thuần phong mỹ tục, có hại đến sản xuất, là làm trái với
chính sách của Đảng và Chính phủ, mà chính sách của Đảng và Chính phủ là cốt
làm lợi cho dân. Ngoài lợi ích của nhân dân, Đảng và Chính phủ không có lợi ích
riêng nào khác. Đồng bào nơi nào đã làm như thế thì nay phải sửa đổi... Tỉnh ta đã
có truyền thống và có tiếng là có thuần phong mỹ tục. Chúng ta phải phát triển và
giữ gìn thuần phong mỹ tục đó. Đừng để rượu chè, cờ bác, hát xướng lung tung.
Phải tăng cuờng ý thức giữ gìn kỷ luật, giữ gìn pháp tắc của Nhà nước”.
6

Như vậy bằng những con số, minh chứng cụ thể và lời nói thân tình mà
nghiêm khắc, Hồ Chủ tịch đã thẳng thắn chỉ ra khuyết điểm cần phải khắc phục
của nhân dân ta. Qua đó nhân dân ta hiểu rằng, xây dựng chủ nghĩa xã hội không
phải là việc làm cao xa ở đâu, mà là những việc thường ngày trong đời sống sản
xuất gắn với ý thức tiết kiệm. Sau Cách mạng tháng Tám, khi Tổ quốc lâm vào
cảnh ngàn cân treo sợi tóc, nhân dân ta đã thực hiện chủ trương tăng gia sản xuất,

thực hành tiết kiệm của Đảng, Nhà nước, nhờ vậy mà từng bước đẩy lùi được nạn
đói và làm cho tiềm lực kinh tế vật chất của Nhà nước ta dần dần được nâng lên,
góp phần to lớn vào cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, giữ vững nền độc
lập, chế độ dân chủ nhân dân và chính quyền dân chủ nhân dân. Đồng thời từ
những lời nhắc nhở, chỉ bảo của Người, toát lên tinh thần chủ trương của Đảng là
cần triệt để bài trừ, xóa bỏ các tệ nạn xã hội do chế độ cũ để lại, nhằm xây dựng
đời sống văn hóa lành mạnh, xã hội mới văn minh, để mọi người dân được thực sự
sống trong ấm no hạnh phúc.
Nói chuyện với Ban chấp hành tỉnh Đảng bộ Nghệ An ngày 8-12-1961 trong
lần thứ hai về thăm quê, khi miền Bắc đang thực hiện kế hoặch 5 năm lần thứ
nhất, miền Nam đang đấu tranh chống chiến lược “ Chiến tranh đặc biệt” của đế
quốc Mỹ, Người đề cập đến nhiều vấn đề cấp bách, bức thiết do cách mạng đặt ra.
Đối với nhân dân miền Bắc lúc này là phải ra sức xây dựng chủ nghĩa xã hội để
tạo ra tiềm lực to lớn cho hậu phương, đủ sức chi viên cho tiền tuyến miền Nam
đánh Mỹ. Nước ta là nước nông nghiệp, lúc đó vấn đề xây dựng hợp tác xã nông
nghiêp được Đảng ta rất quan tâm. Xây dựng thành phần kinh tế tập thể trong
nông nghiệp vững mạnh là một trong những nhân tố quan trọng tạo ra tiềm lực
kinh tế cho đất nước và giúp con em nhân dân yên tâm lên đường chiến đấu, phục
vụ chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nghệ An cơ bản là một tỉnh nông
nghiệp, nên Người nói nhiều đến vấn đề xây dựng hợp tác xã nông nghiệp. Muốn
xây dựng hợp tác xã thì vấn đề làm chủ tập thể là một nội dung cực kỳ quan trọng
mà cán bộ, đảng viên và người dân cần phải quán triệt để thực hiện. Bằng những
câu hỏi cụ thể sát thực với tình hình các địa phương của tỉnh Nghệ An, Người vừa
kiểm tra việc bám sát cơ sở của cán bộ, vừa để nắm mức độ nhận thức và năng lực
5

×