Tải bản đầy đủ (.pdf) (216 trang)

Hệ thống thị trường trong nền kinh tế hàng hóa có kế hoạch - Lý luận và thực tiễn cải cách thể chế kinh tế ở Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.09 MB, 216 trang )

THẢI VĂN LONG
CỐC THƯ ĐƯỒNG
HỆ THỐ NG THỊ TRƯÒNG
TRONG NỀN KỈNH TẾ
HÀNG HÓA CÓ KỂ HOẠCH
(LÝLUẬN VÀ THỰC TỈỄN CẢI CÁCH
THỂ CHẾ KINH TỄ Ở TRUNG QUỐC)
S á c h th am kh ảo
NHÀ XU ẤT BẨN CHÍNH TR Ị QUỐC GIA
HÀ N Ộ I-1993
Chịu trách nhiệm xuất bản:
Giáo sư TRẰN NHÂM
Biên tập: NGUYỄN VĂN VẤN
NGUYỀN CỘNG HÒA
Vẽ bìa và trình bày: CAO QUÝ
Sủa bàn in: PHÒNG SỬA BÀI
LỒI NHÀ XUẤ T BẤN
Từ năm 1984, cuộc cải cách thể chế kinh tế ở Trang Quốc
bước vào giai đoạn mới - cải cách toàn diện thể chế kinh tế lấy
thành phố làm trọng điểm.
Cuốn "Lý luận và thực tiễn cải cách thể chế kinh tế thành
phố" do hai tác giả Trung Quốc Thái Văn Long và Cốc Thư
Dường chỉi biên, Nhà xuất bản Học viện hàng không Bác Kinh
xuất bản gầ .1 đây là một trong những công trình nghiên cứu có
tính tổng kết nhằm giới thiệu những kinh nghiệm trong cải
cách thể chế kinh tế thành phố của Trung Quốc. Cuốn sách còn
được các tác giả xem như là một công trình thử nghiệm việc
nghiên cứu và tìm tòi sự kết hợp giữa lý luận và thực tiễn cải
cách thể chế kinh tế mang màu sắc Trung Quốc.
Nội dung cuốn sách được các tác giả giới thiệu như một hệ
thống: Phần đầu trình bày khái quát ý nghĩa, mục tiêu, nguyên


tác chủ yếu, nội dung và phương pháp cải cách thể chế kinh tế
thành phố. Năm phần sau đi vào các vấn đề: "Làm sống động xí
nghiệp", "Hệ thống thị trường", "Liên hiệp theo chiều ngang",
"Mở cửa với bên ngoài" và "Điều tiết thị trường". Phần cuối giới
thiệu những nghiên cứu, tìm tòi về cải cách cơ chế quản lý kinh
3
tế thành phố.
Chúng tôi lược dịch và cho ra mát bạn đọc cuốn "Lý luận và
thực tiễn cải cách thể chế kinh tế thành phố" như là một tài
liệu tham khảo nhằm góp phần phục vụ công tác nghiên cứu
đổi mới cđ chế quản lý kinh tế ở nước ta.
Dể tiện cho người đọc, cuốn sách được xuất bản thành bốn
tập.
Cuốn "Hệ thống thị trường trong nền kinh tế hàng hóa có
kế hoạch" là tập II của cuốn sách.
Tháng 6 năm 1993
NHÀ XUẤT BẨN CHÍNH TRỊ ouóc GIA
I. HỆ THỐNG THỊ TRƯỜNG THÀNH PHỐ
Cuộc cải cách thể chế kinh tế lấy thành phố làm trọng điểm
phát triển 'àng ngày càng sâu, đặc biệt khi xác định lý luận
kinh tế xã Lội chủ nghĩa là kinh tế hàng hóa cổ kế hoạch, thì
vấn đề thị trường hàng hóa gán chặt với kinh tế hàng hổa ngày
càng nổi bật, và việc xây dựng hệ thống thị trường hoàn thiện
trở t hành một trong những điểm cơ bản của thể chế kinh tế xã
hội chủ nghĩa có bản sắc Trung Quốc.
Thị trường hàng hóa có hai nghĩa hẹp và rộng. Theo
nghĩa hẹp, thị trường hàng hóa chỉ nơi hoạt động, giao dịch
buồn bán hàng hóa; theo nghỉa rộng, thị trường hàng hđa chỉ
hiện tượng các loại hoạt động kinh tế và quan hệ kinh tế
được phản ánh trong quá trình trao đổi hàng hốa, không chỉ

gồm nơi trao đổi hàng hóa mà còn đề cập đến các mối quan
hệ kinh tế và hoạt động kinh tế giữa cung và cầu trong trao
đổi hàng hóa ở phạm vi nhất định, là tổng hòa quan hệ trao
đổi hàng hóa.
5
A. M ấ LÊN HỆ CHẶT CHẼ GIỮA THÀNH PHỐ
VÀ THI TRƯÒNG
1. Nguồn gốc thị trường
Thị trường là con đẻ của kinh tế hàng hđa và sự phát triển
của phân công xã hội. Như V.I. Lê-nin đã vạch rõ, "nơi nào co'
phân công xã hội và sản xuất hàng hóa, nơi đó có thị trường"1.
Thành phố và thị trường gán liền với nhau, có môi liên hệ tự
nhiên.
Sức sản xuất xã hội phát triển dẫn đến sự phân công xã hội và
làm nảy sinh kinh tế hàng hóa, là nguyên nhân chủ yếu làm cho
thành phố mọc lên và phát triển. Quá trình thành phố mọc lên và
phát triển là một quá trình "thị" biến thành "thành", hoặc "thành"
biến thành "thị". Trải qua hai lần phân công xã hội lớn và sự xuất
hiện phôi thai của hoạt động trao đổi hàng hóa, con người từng
bước lựa chọn cho mình một số khu vực địa lý thích hợp, giao
thông thuận tiện, tiện lợi cho hoạt động trao đổi hàng hóa để cư
trú và sinh hoạt tập trung, từ đó xuất hiện tập trung tương đối vê
dân số, của cải và hoạt động kinh tế, hoạt động xã hội, hình thành
một số thành phố, thị trấn. Như vậy, thành phố lúc đầu phần lớn
được hình thành trên cơ sở của thị trường cố định, và quy mô,
trình độ, tính chất, chức năng phát triển của thảnh phổ đều chịu
sự ràng buộc của thị trường.
1. V. I. Lê-nin: "Bàn vẻ vân đ ẽ thị trường' , (xem V.I. Lẽ-nin: Toàn tập, Nhà xuất bàn
Nhân dân, 10-1984, q.l, tr. 79).
6

Trong điều kiện sản xuất nhỏ, thị trường hàng hđa nhỏ hẹp,
thành phố chẳng những ít, mà chức năng còn đơn nhất, trình
độ phát triển thấp; đến thời kỳ chủ nghĩa tư bản, kinh tế hàng
hóa phát triển nhanh chóng, quy mô thị trường hàng hóa mở
rộng chưa từng có, nội dung giao dịch càng rộng, vìia có hàng
hóa hữu hình, vìía có hàng hóa vô hình, thậm chí sức lao động
cũng trở thành hàng hóa. Hơn thế nữa, kinh tế hàng hóa đã
vượt qua giới tuyến dân tộc, vượt qua biên giới quốc gia, làm
xuất hiện thị trường cổ tính thế giới. Các loại mậu dịch quốc tế
hoạt động ngày càng dồn dập, tình hình thị trường quốc tế
ngày càng ảnh hưởng đến kinh tế hàng hóa các nước. Sự phát
triển kinh tế hàng hóa tư bản chủ nghĩa thúc đẩy thành phố
nhanh chót g mở rộng, số lượng ngày càng nhiều, hình thành
hệ thống thành phố hiện đại htía.
Thị trương thai nghén thành phố, thành phố trở thành
trung tâm hoạt động kinh tế hàng hđa, cung cấp cho sự phát
triển thị trường hàng hóa những điều kiện vật chất khách
quan tương ứng. c. Mác đã tìíng vạch rõ: "Bản thân thành phố
thể hiện sự tập trung dân số, công cụ sản xuất, vốn, hưởng lạc
và nhu 030" 1.
Lịch sử phát triển xã hội loài người chỉ rõ, mọỉ thứ "tập
trung" như c. Mác đã nđi, đúng là điều kiện khách quan để
kinh tế hàng hóa phát triển, cũng là yếu tố cơ bản của hoạt
động thị trường hàng hóa. Về cơ bản, thành phố là hình thức
1. c. Mác - Ph. Ăng-ghen: "Hình thái ỷ thức Dức'\ (xem c. Mác - Ph. Ăng-ghen:
loàn lập, Nhà xuất bản Nhân dân, 12-1960, q. 3. tr. 57).
7
tồn tại không gian của thị trường còn thị trường là bản chất
chủ yếu của thành phố. Bản thân thành phố là một thị trường;
thành phố hiện đại hóa lấy thị trường hiện đại hóa làm nội

dung chủ yếu, còn thị trường hiện đại hóa lại lấy thành phố
hiện đại hóa làm chỗ dựa; quan hệ thành phố và thị trường
càng hòa hợp làm một. Trên một ý nghla nhất định, thị trường
là hạt nhân nội tại của kinh tế thành phố, không có thị trường
sẽ không cơ thành phố, cũng không thể có sự phát triển kinh tế
hàng hóa.
2. Đặc diểm thị trường thành phố
a) Thành phổ là trung tâm sản xuất kinh doanh hàng hóa.
Thị trường thành phổ là nơi chủ yếu diễn ra sự cạnh tranh của
người sản xuất, kính doanh hàng hóa, là trung tâm sản xuất,
kinh doanh hàng hóa. Nói chung, kinh tế liàng hóa càng phát
triển, thành phố phần lớn lúc đầu từ nơi trao đổi hàng hóa
phát triển thành nơi sản xuất hàng hơa cơ quy mô khác nhau;
ngược lại, sản xuất hàng hóa luôn luôn gán liền với đặc điểm
trao đổi hàng hóa. Thành phố là trung tâm giao dịch, sản xuất
hàng hóa, một mật cần dựa VỀIƠ thị trường hàng hóa để tập
trung và phân tán hàng hóa; mặt khác, cung cấp nguồn hàng
vô tận cho thị trường, xây dựng cơ sở vật chất đáng tin cậy cho
thị trường thành phố.
b) Thành phố là trung tâm tập trung và phân tán hàng hơa.
Nhìn từ số lượng trao đổi của thị trường, thị trường thành phố
là nơi tập trung và phân tán chủ yếu của hàng hóa, là trung
8
tâm lưu thông hàng hóa (gồm lưu thông vật tư và tiền vốn).
Tính chất của hàng hóa được quyết định ở chỗ sản xuất để trao
đổi,i sản xuất vì thị trường. Thành phố sản xuất ra hàng loạt
sản phẩm, ngoài việc thỏa mãn nhu càu của mình, còn một
phần lớn thông qua thị trường di chuyển và phân tán đi nơi
khác, đồng thời thông qua thị trường thu hút và tổ chức khá
nhiều hàng hóa thỏa mãh nhu cầu sản xuất và đời sống cửa

bản thân thành phố. Như vậy, thị trường thành phố là điểm hội
tụ của cung và cầu; thành phố càng lớn, xuất nhập hàng hóa
trên thị trường càng nhiều thì khả năng tập trung và phân tán
hàng hóa càng mạnh, lượng trao đổi hàng ho'a càng nhiều.
c) Thành phố là trung tâm tiêu dùng. Nhìn chung, hướng
lưu thông của hàng hòa là từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, từ
nơi giá cà í êu thụ thấp đến nơi giá cả tiêu thụ cao, từ nơi hiệu
quả kinh tê thấp đến nơi hiệu quả kinh tế cao. Cư dân thành
phổ tiêu dùng hàng hóa nhiều, chất lượng cao, sức mua tự
nhiên cao hơn nông thôn, do đó các loại hàng hóa tất nhiên tập
trung vào thị trường thành phố, hình thành trung tâm tiêu
dùng. Thị trường thành phố là trung tâm tiêu dùng, đó là kết
quả khách quan của sự phát triển. Do vậy, một số thành phố
nào đó co' phát triển thành thành phố "loại tiêu dùng" cũng là
điều bình thường, bởi vì thành phố có nhiêu chức nảng, không
nhất định phải trở thành cơ sở sản xuất, không thể là thành
phố sản xuất đơn thuần.
d) Thành phố là trung tâm phục vụ. Thị trường thành phố
là nơi cung cấp phương tiện kỹ thuật và điều kiện vật chát cho
9
kinh doanh như giao thông vận tải, bưu điện thông tin, ngân
hàng cho vay, kho tàng, quầy hàng, cũng như các thiết bị phục
vụ đời sống có liên quan, và vận chuyển đi nơi khác hàng hóa
của người sản xuất và người kinh doanh với tốc độ nhanh, ít
tốn kém, và đđ là con đường tốt để thực hiện giá trị của hàng
hóa, mà thị trường nông thộn không thể sánh kịp.
đ) Thành phố là trung tâm giao lưu kinh tế kỹ thuật. Thị
trường thành phố sử dụng lực lượng vật chất và phương tiện
thông tin của mình để phát huy tác dụng khuếch tán của kỉnh
tế thành phố đối với bên ngoài, không chỉ liên hệ trực tiếp kinh

tế kỹ thuật với khu vực liên quan mà còn thông qua thị trường
bắt mối liên hệ kinh tế kỹ thuật giữa các khu vực, trở thành
khu bản lề và môi giới làm thông suốt mối liên hệ kinh tế kỹ
thuật với các nơi. Ngoài ra, thị trường thành phố, đặc biệt là
một số thị trường của thành phố cảng còn cđ quan hệ kinh tế
qua lại trực tiếp, rộng rãi với thị trường quốc tế, vỉ bản thân nd
là một bộ phận tổ thành của thị trường quốc tế, trở thành "cửa
sổ" của nội địa để tìm hiểu thị trường quóc tế, trở thành nơi
hoạt động mậu dịch xuất nhập khẩu, nơi thực nghiệm nhập
khấu, tiếp thụ kỹ thuật, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.
e) Thành phố là trung tâm thông tin kinh tế. Thành phố là
trung tâm hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa của một khu
vực nhất định, vì vậy thị trường thành phố giống như một
phong vũ biểu phản ánh trực tiếp, rõ rệt các loại quan hệ và
tình hình kinh tế. Muổn hiểu tình hình kinh tế, đời sống xã hội
của một khu vực, một thành phố, người ta thường tìm đến các
10
loại thị trường của thành phố, vì thị trường thành phố là nơi có
thể phản ánh khách quan bộ mặt kinh tế của một khu vực,
kiểm nghiệm khách quan một khu vực, thậm chí cả hiệu quả
thực tế của phương châm, chính sách, biện pháp phát triển
kinh tế của cả nước. Thành phố là trung tâm phát sinh, truyền
và thu nhận thông tin kinh tế, không những cung cấp cho
người sản xuất, kinh doanh hàng hóa tham gia hoạt động kinh
tế, mà còn cung cấp những căn cứ khách qụan cho các cấp
chính quyền trong việc xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế
một cách khoa học, điều tiết và chỉ đạo phát triển kinh tế cđ
hiệu quả.
B. tim; ' HÌNH PHÁT TRỂN THỊ TRƯÒNG TRƯỐC ĐÂY
CỦA TRUNG QUỐC

Trước giải phóng, Trung Quốc là một nước nửa phong kiến,
nửa thuộc địa, kinh tế hàng hóa rất không phát triển, không có
hệ thống thị trưòng thống nhất. Sở dĩ có tình hình đó là do tư
• bản nước ngoài, tư bản trong nước thổng trị và lũng đoạn thị
trường, trạng thái cát cứ địa phương lâu dài cũng ràng buộc
kinh tế hàng ho'a phát triển.
Từ sau ngày lập nước, Trung Quốc đã xây dựng chế độ công
hữu tư liệu sản xuất, hoàn thành cải tạo xã hội chủ nghĩa công
thương nghiệp tư bản chủ nghĩa, bát đầu phát triển có kế
hoạch kinh tế quốc dân, đã đặt nền tảng phát triển thị trường
hàng hóa xã hội chủ nghĩa thống nhất. Từ đó đến nay, nhìn
11
chung có thể nói kinh tế hàng hóa đã phát triển khá, nhưng
chưa hình thành hệ thống trị trường hàng hóa xã hội chủ nghĩa
thống nhất, hệ thống thị trường thành phố cũng chưa hoàn
thiện, cơ chế vận hành kinh tế, tác dụng tích cực của quy luật
giá trị, cơ chế thị trường chưa được phát huy đầy đủ.
Hệ thống thị trường thành phố của Trung Quốc phát triển
chậm chạp, biểu hiện chủ yếu trên những mặt sau đây:
- Hành động "phi thương phẩm hóa" trong sản xuất và lưu
thông, làm cho thị trường sa sút, sản xuất và lưu thông hàng
hóa bị hạn chế trong phạm vi rất hẹp. Trước đây về mặt lý luận
có lúc chỉ thừa nhận tư liệu tiêu dùng là hàng hóa, còn tư liệu
sản xuất không phải là hàng hóa. Ý chí chủ quán của con người
đã cát đứt mốí liên hệ bên trong giữa tư liệu sản xuất và tư liệu
tiêu dùng trong toàn bộ vận hành kinh tế, gạt bỏ tư liệu sản
xuất, một loại hàng hóa quan trọng, chủ yếu ra khỏi thị trường.
Các cấp chính quyền dùng biện pháp hành chính dựa theo quan
hệ phụ thuộc phân phối cấp phát, không cho bên sản xuất và
bên cố nhu cầu trực tiếp gặp gỡ, trao đổi theo nguyên tác

ngang giá, và trao đổi tự do theo quan hệ cung cầu, do đđ đã
làm suy yếu nghiêm trọng cơ chế bên trong và sức sống vốn có
của từng khâu sản xuất, trao đổi, phân phối và tiêu dùng. Ngay
cả tư liệu tiêu dùng tuy được xem là hàng hóa, nhưng trước đây
theo chế độ "cấp phát ba cấp" và nguyên tắc "ba cố định" (cố
định nguồn nhập hàng hóa, đối trọng cung cấp hàng hốa,
phương pháp làm giá), nhà nước trong thời gian dài thực hiện
biện pháp cung cấp bằng tem phiếu, cung cấp theo "nhu cầu
12
đặc biệt" đối với một số hàng tiêu dùng. Các thị trường khác
như thị trường nhà cửa, đất đai, kỹ thuật, tiền tệ, sức lao động
từ lâu vẫn "bỏ trống". Vì vậy, trên ý nghĩa nhất định nào dó,
không chỉ thiếu thị trường yếu tố, mà ngay cả thị trường hàng
hóa cũng có khuyết tật.
- Trên thị trường, thành phần kinh tế "đơn điệu" tham gia
hoạt động lưu thông hàng ho'a, thực hiện "đơn nhất" phương
thức lưu thông và hỉnh thức kinh tế. Một thời gian dài, thương
nghiệp quốc doanh độc chiếm thị trường, kinh tế tập thể, kinh
tế cá thể không thể phát huy tác dụng vốn có, trên thị trường
thiếu cạnh tranh cần thiết, làm cho một số xí nghiệp quốc
doanh đơn độc, tạo nên tác phong "quan buôn", xí nghiệp công
nghiệp thự • hiện thống nhất cao kế hoạch sản xuất, cấp phát
vật tư và tíèn vổn cũng như sự phân phối thống nhất công
nhân viên chức và thống nhất mua bán sản phẩm. Như vậy, về
cơ bản xí nghiệp cách biệt vói thị trường, không hiểu rõ tình
hình cung cầu của thị trường, cũng không càn quan tâm hàng
hóa sản xuất ra, bị ứ đọng hay thiếu thốn, xí nghiệp công
nghiệp không chú ý và cũng không đủ sức tham gia cạnh tranh
trên thị trường.
- Quản lý thị trường tập trung quá mức, nhấn mạnh "tính

thống nhất", bác bỏ "tính linh hoạt". Thể chế quản lý thị trường
không tách riêng chính quyền và xí nghiệp, mà chủ yếu sử
dụng biện pháp hành chính để quản lý thị trường và hạn chế
lưu thông theo hướng ôm rộng, quản chặt; thông tin hai chiều
chậm, phản ánh không nhạy sự thay đổi quan hệ cung cầu,
13
dùng biện pháp kinh tế gián tiếp để khống chế và điêu tiết lưu
thông hàng hóa; dùng luật pháp cưỡng chế để quản lý thị
trường ít có hiệu quả, thường xuất hiện sự tuân hoàn xấu "nới
lỏng thì loạn", "hễ quản thì chết".
- Thị trường bị chia cát "dọc","ngang", không thể hình thành
hệ thống thị trường thống nhất. Từ lâu chỉ cán cứ vào hệ thống
hành chính và khu vực hành chính để tổ chức sản xuất và lưu
thông; các ngành, các cấp xuất phát từ lợi ích cục bộ đã tự ý đật
những chướng ngại, thực hiện một sô "chính sách địa phương"
phi kinh tế, tạo nên sự phong tỏa giữa các khu vực, các ngành,
cát đứt mối liên hệ kinh tế chiều ngang cần thiết cho phát, triển
kinh tẽ hàng hóa đã hỉnh thành tự nhiên trong lịch sử. Quá
trình lưu thông bị ách tác "dọc" hay "ngang" thi thành phố cũng
biến thành "thành lũy" tôn nghiêm, thị trường bị chia cát phân
tán từng "mẩu" rời rạc. Ngoài ra, do từ lâu đã đóng cửa, quv
mô buôn bán với nước ngoài bị hạn chế, không thể tích cực
tham gia cạnh tranh vởi thị trường quốc tẽ, không tham* gia
phân công kinh tế quóc tế, không thông thạo tim sự giúp đỡ vô
vổn, kỹ thuật, sản phẩm của thị trường quốc tế đế đẩy nhanh
xây dựng kinh tế trong nước. Trên ý nghía nhẫt định, thị
trường Trung Quóc trong nước hay bên ngoài, đều mang tính
chất đóng cửa với mức độ khác nhau.
- Hình thức không gian của thị trường, như thiết bị công
cộng, nơi giao dịch, kho tàng, quày hàng phat triển chậm. Từ

lâu nay ngành sản xuất thứ ba không được phát triển tương
xứng, tõc độ không theo kịp sự phát triển của ngành sản xuãt
14
thứ nhất và thứ hai. mất cân bàng kết cấu. Các nghề phục vụ
chủ yếu của ngành sản xuất thứ ba phát triển chậm, thương
nghiệp, ngành phục vụ, ngành du lịch v.v., thiết bị thiếu,
phương tiện lạc hậu, thiếu hạng mục, làm cho người ta có cảm
giác không thuận tiện.
Có hai nguyên nhằn chủ yếu của những vấn đề tồn tại trong
thị trường hàng hóa của Trung Quốc :
Về khách quan, nước Trung Quốc lớn, dân số đông, nghèo,
trình độ phát triển sản xuất xã hội còn tương đối thấp, kinh tế
hàng ho'a chưa phát triển. Trong hoàn cảnh quốc tế đặc biệt,
thiếu sự giúp đờ bên ngoài, bát buộc chủ yếu dựa vào sức mình
từng bước thoát khỏi nghèo nàn. Hàng hóa thiếu thốn nghiêm
trọng, nhà nước đành thực hiện biện pháp phân phối theo kế
hoạch, cấp phát sàn phẩm, không làm theo nguyền tắc trao đổi
ngang giá hàng hóa, không căn cứ vào cung câu thị trường để
tổ chức kinh tế hàng hóa. Loại thể chế kinh tế "cộng sản chủ
nghĩa thời chiến'' được vận dụng trong thời kỳ chiến tranh và
thiên tai nghiêm trọng để khác phục khó khàn kinh tế, để bảo
đảm hạng mục trọng điểm xây dựng kinh tế nhà nước và xây
dựng quốc phòng, bảo đảm nhu cáu cơ bản đời sống nhân dân,
quà thật đâ có tác dụng tốt. Nhưng đồng thòi cũng tồn tại
nhửng nhược điểm nghiêm trọng, như quyền hạn quyết sách
vê quản lý kinh tế nhà nước quá tập trung, chính quyền các
cấp quản lý xí nghiệp quá chặt, dẫn đến tình hình chính quyền
và xí nghiệp không tách riêng, chia cát khu vực, loại bỏ nhiều
hinh thức kinh tẽ và thành phần kinh tế, tạo nên chủ nghía
15

bình quân trong phân phối, đẻ ra "bát cơm sát", "nồi cơm to"
V.V Loại thể chế này không lợi cho việc thúc đẩy tích cực của
các mặt, không lợi cho tuần hoàn lành mạnh sự phát triển kinh
tế, không lợi cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế của xã hội.
Về chủ quan, Trung Quốc còn thiếu kinh nghiệm xây dựng
chủ nghĩa xã hội, các nước xã hội chủ nghĩa đều đang tìm tòi
mô hình thích hợp phát triển kinh tế hàng ho'a xã hội chủ
nghỉa. Không có kinh nghiệm quốc tế chín muồi để học tập,
nên khó tránh một sô' sai làm trong phương châm, chính sách
xây dựng kinh tế. Quy tụ những sai lầm vào một điểm, tức là bị
ảnh hưởng tư tưởng "tả" và tư tưởng kinh tế tự nhiên truyền
thống ràng buộc. Một thời gian dài trong nhận thức về chủ
nghĩa xã hội đã hình thành quan điểm cố định khồng phù hợp
với tình hình thực tế, như không thừa nhận kinh tế xã hội chủ
nghĩa vẫn thuộc nền kinh tế hàng hóa, hòng đốt cháy giai đoạn
kinh tế hàng hóa, làm kinh tê sản phẩm trong tỉnh hình trình
độ sức sản xuất còn thấp, đã nhầm lẫn cho rằng cơ chẽ' thị
trưòng, quan hệ tiền tệ, trao đổi ngang giá, cạnh tranh trong
kinh tế hàng hóa là "chủ nghĩa tư bản". Nghĩa là cơ bản bác bỏ
kinh tế hàng hóa. Do đó, các loại thị trường, bộ phận tổ thành
quan trọng của kinh tế hàng hóa, tự nhiên không được coi
trọng, cũng không thể phát triển. Trong công tác thực tế,
nhiều người còn thiếu hiểu biết toàn diện về thị trường, không
hiểu quy luật vận động của thị trường, không biết lợi dụng cơ
chế thị trường, thậm chí xem thị trường bó hẹp như những cửa
hàng, hợp tác xã, và cho rằng thị trường đã hình thành từ lâu.
Trên thực tế thiếu sự nhận thức đúng đắn về bản chất của kinh
16
tế hàng hóa xã hội chủ nghĩa và quy luật vận động của nó.
Rõ ràng là, kinh tế hàng hóa ngày nay của Trung Quốc còn

chưa phát triển, hệ thống thị trường chưa hình thành, cần phải
trả lời vấn đề cd nên xây dựng và hoàn thiện hệ thống thị
trường xã hội chủ nghĩa không?
c. TÍNH TẤT YỂU KHÁCH QUAN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN
VÀ HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THỊ TRUÔNG
1. Phát triển và hoàn thiện hệ thống thị trường là
nhu câu khách quan phát triển kinh tế hàng hóa có kế
hoạch
Phát triển kinh tế hàng hóa không tách rời thị trường. Kinh
tế xã hội chủ nghĩa vẫn là kinh tế hàng hóa do đo' thị trường
hàng hóa tất nhiên còn tồn tại; các chức năng của thị trường
hàng ho'a như trao đổi hàng hóa, điều tiết cung cầu, thu thập
thông tin, chỉ đạo sản xuất, kích thích tiêu dùng V.V., vẫn còn
phát huy tác dụng vốn có của nó. Thị trường là khâu nối sản
xuất và tiêu dùng, cung và càu; số lượng sản xuất và sự cấu
thành của sản xuất chịu ảnh hưởng và ràng buộc bởi sức chứa
và cấu thành của thị trường. Kinh tế có kế hoạch làm cân bàng
quan hệ cung cầu, chỉ đạo sản xuất và tiêu dùng, chỉ có thể
xuất )hát tìí nhu cầu thị trường. Có nắm chác khối lượng hàng
hóa, số lượng tiêu dùng, tỷ lệ cấu thành và xu hướng thay đổi
của các loại hàng hóa trên thị trường, mới có thể nâng cao
được tính khoa học, tính hiện thực khi đăt và thưc hiên, điều
17
chỉnh kế hoạch, từ đó thực hiện sự khống chế có hiệu quả các
hoạt động kiĩìh tế thị trường. Trên ý nghía đó, phát triển và
hoàn thiện hệ thống thị trường là điều kiện tiền đê phát triển
kinh tế hàng hóa có kế hoạch.
2. P hát triển và hoàn thiện hệ thống thị trường là
điều kiện hên ngoài không the thiêu dược cùa xỉ nghiệp
Sức sống của xí nghiêp thành phố. vê cãn hàn do hai nhân

tố sau đây quyết định: một là, cơ chế nội bộ của xí nghiệp có
sức đẩy hay không: hai là, hoàn cánh kinh doanh bên ngoài của
xí nghiệp như thế nào. Trong thể chế cũ, kế hoạch vật tư, tiền
vốn cũng r iư sức lao động cúa xí nghiệp, đặc biệt là xi nghiệp
quốc doanh dbu do ngành chủ quản sáp xếp, nên xí nghiệp
thiếu quyên chù động, tách biệt vời thị trường, không hiểu rõ
sản phẩm của mình sàn xuất ra tiêu thụ như thế nào, cũng như
không càn biết nhu cáu của thị trường, càng không chịu sức ép
cạnh tranh thị t rường. Hiện nay thể chế quàn lý xí nghiệp được
từng bước cải cách; quvền tự chù quản lý của xí nghiệp được
U1Ở rông, sức sống nội bộ xí nghiệp bát đau phát huy, nhưng hệ
thống thị trường và cơ chế thị trường chưa được hoàn thiện.
Gác xí nghiệp tự cải tạo, tự phát triển có nhu câu vê vốn, kỹ
thuật, vật tư, cũng như sức lao động và các yếu tố sản xuất
khác chưa hoàn toàn được thị trường giải quyết; xí nghiệp còn
rất thiếu tự do trong việc lựa chọn và điêu tiết trên thị trường.
Và điều đó đã không thể không
tác động đến sự phát huy sức
sống của xí nghiêp Có thể so sánh mối quan hệ giữa xí nghiệp
18
và thị trường như quan hệ giữa vận động viên trong hoạt động
thể dục với trường đua, vận động viên có trình độ cao mà
không có trường đua tốt, thì cũng khó phát huy được trình độ
thật sự. Cũng như vậy, khí thị trường không sống động, thì xí
nghiệp cung không thể sống động thật sự được
3. Phát triển và hoàn thiện hệ thông thị trường là cơ
sở để phát huy tác dụng thành phô làm trung tâm kinh
tẽ có nhièư chức: nhng
Thành phố trung tàm có những chức nàng chủ yếu sau đây:
giao lưu, tập trung và phân tán hàng hóa, kỹ thuật, tiền vốn.

thông tin, nhân tài. và thực hiện những chức nàng này gán liền
với thị trường. Thành phố trung tâm với khu vực tại chỗ giống
như mối quan hê giữa vật tư và từ trường, tìí trường rộng hay
hẹp là do cường đỏ cùa vật tư quyết định. Tác dụng nhiều chức
nàng của thành phô trung tàm phát, huy càng tốt thi sức
khuốch tán, thu hút. sự chú ý và sức háp dần vẻ kinh tế càn ;
mạnh. Phát huy tác dung nhiêu chức náng của thành phố
trung tám cán lây thị trường mò, đa nguyên hóa làm tiên đê và
biện phap. Muôn phát huv tác dụng trung tâm kinh tế của
thành phố, t.rươe hốt là ra sức phát tribn các loại thị trường,
mở các loại thị trường, táng cường mối liên hệ ngang giữa các
khu ực, giữa các X) nghiệp, lấy thị trường làm cái đai và chiếc
cầu của mõi liên hệ, thúc đáy lưu thông tiẻn vốn, thúc đấy sự
tiếp thụ và ứng dụng thành quả khoa học kỹ thuật, thúc đẩy sự
giao lưu hợp lý về nhân tài, thông tin, thúc đẩy hàng hóa mua
19
bán rộng rãi, thúc đẩy giao lưu kinh tế kỹ thuật trong nước và
ngoài nước. Nhìn một cách toàn cục, trong phát triểa nền kinh
tế quốc dân, "thành phố là trung tâm kinh tế, chính trị và đời
sống tinh thần của nhân dân, là động lực chủ yếu tiến lên phía
trước"1. Vì vậy, thị trường thành phố là hạt nhân và chủ thể
của toàn bộ hệ thống thị trường. Chỉ có xây dựng mạng lưới
kinh tê dựa vào thị trường thành phố mới có thể phá bỏ cơ bản
sự ràng buộc "chia cắt dọc và ngang", vạch được con đường mới
lấy thành phố làm trung tâm; tổ chức và phát triển kinh tế
hàng hóa, mới có thể sáng tạo điều kiện hình thành được thị
trường thống nhất trong cả nước theo kiểu mở.
4. P hát triển và hoàn thiện hệ thống thị trường là
một khâu quan trọng của cải cách thể chế kinh tế thành
phố

Mục đỉch căn bản của cải cách thể chế kinh tế lấy thành phố
làm trọng điểm là thông qua cải cách quan hệ sản xuất và
những khâu, những mặt trong kiến trúc thượng tầng không
thích hợp với yêu càu phát triển sản xuất để thúc đẩy sức sản
xuất xã hội phát triển. Bản chất của cải cách là thay đổi cơ chế
vận hành kinh tế kiểu hành chính pháp lệnh không thích hợp
với sự phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa thành cơ chế vận
hành kinh tế hàng hđa có kế hoạch. Nhiệm vụ cải cách các mặt,
các lĩnh vực được tiến hành xoay quanh sự thay đổi ấy. Muốn
1. V. I. Lẽ-nin: "Bút kỷ triết học" , (xem V. I. Lê-nin: Toàn tập, Nhà xuất bản Nhân
dân, tháng 2-1959, q.19, tr. 264).
20
thực hiện sự thay đổi ấy cần phải coi trọng đầy đủ tác dụng cơ
chế thị trường, kết hợp hữu cơ cơ chế kế hoạch với cơ chế thị
trường, kết hợp hữu cơ kinh tế kế hoạch với kinh tế hàng hđa.
Có thể thực hiện sự kết hợp hữu cơ kinh tế kế hoạch với
kinh tế hàng ho'a hay không? Đây là một vấn đề quan trọng
đang được tìm tòi về mặt lý luận và thực tiễn. Vấn đề căn bản
của việc thực hiện "kết hợp hữu cơ" kinh tế kế hoạch và kinh tế
hàng hóa là "chỗ kết hợp” ở đâu, thực hiện "kết hợp" như thế
nào. Lịch sử và kinh nghiệm thực tế chứng tỏ, "chỗ kết hợp" đó
là ở chỗ có được một hệ thống thị trường hoàn thiện không. Vi
vậy việc kiên định, phát triển thật sự và hoàn thiện hệ thống
thị trường, và hoàn thiện một cách tương xứng những biện
pháp khống chế vỉ mô, được xem là cái mốc đánh dấu quan
trọng để xem xét chúng ta có thật sự thực hiện kinh tế hàng
hóa có kế hoạch hay không.
Tóm lại, việc phát triển và hoàn thiện hệ thống thị trường
vừa đề cập đến kinh tế vi mô (bao gồm cải cách xí nghiệp),
cũng như các mặt quản lý kinh tế vỉ mô, vừa có đề cập đến

quan hệ kinh tế, vấn đề xã hội, pháp luật, quan điểm, vừa phải
giải quyết vấn đề cơ sở kinh tế, vừa phải giải quyết vấn đề
thượng tầng kiến trúc co' liên quan với nó, đồng thời đề cập đến
cả cả ' each thể chế chính trị. Hệ thống thị trường dưới sự chỉ
đạo caa kế hoạch là bộ phận tổ thành cơ bản của thể chế kinh
tế mới, xoay quanh vấn đề hạt nhân phát triển kinh tế hàng
hóa xã hội chủ nghĩa, hoàn thiện thêm một bước hệ thống thị
trường, và làm tốt cải cách đồng bộ thể chế kế hoạch, thể chế
21
giá cả, thể chế ngoại thương, thể chế đầu tư và các chế độ tiền
lương, lao động khác , chúng ta sẽ nám được cái chốt của cải
cách thể chế kinh tế, làm cho các mặt cải cách liêng lẻ của kinh
tế vi mô và kinh tế vĩ mô đã và sẽ xuất hiện liên« ;ết hữu cơ
thành một chinh thể, từ đó làm cho các mối quan iìệ kinh tế
dược tuần hoàn lành mạnh trong toàn bộ sự vận hành kinh tế.
D. LÝ LUẬN VÀ THỰC TlỀN v ề h ệ t h ố n g th ị TRUÔNG
MẤY NĂM GẦN ĐÂY Ỏ TRUNG QUỐC
Về lý luân, trước hết, đả đột phá vào quan điểm truyền
thống trướ đây đem đối lập kinh tế kế hoạch xã hội chủ nghĩa
với kinh t hàng hóa, xem thị trường là "chủ nghĩa tư bản", bác
bỏ cơ chế thị trường, và khẳng định quan điểm kinh tế xã hội
chủ nghĩa là kinh tế hàng hóa cđ kế hoạch, khẳng định quan
điểm phát triển đầy đủ kinh tế hàng hổa là giai đoạn không
thể bỏ qua được của phát triển kỉnh tế xã hội chủ nghĩa, xác
định rõ chỉ có phát triển đày đủ kỉnh tế hàng hóa mối có thể
nâng cao rộng rãi sức sản xuất xã hội, mới củng cố và hoàn
thiện chế độ xã hội chủ nghĩa, từ đó mới có thể thực hiện hiện
đại hóa kinh tế và xã hội ho'a sản xuất. Sự khảng định về lý
luận này đã dẫn đến một loạt những thay đổi căn bản trong lý
luận kinh tế, đặt cơ sở lý luận cho việc phát triển hệ thống thị

trường xã hội chủ nghĩa. Hai là, đã đả phá quan điểm truyền
thống cho rằng chỉ có tư liệu tiêu dùng mới là hàng hóa, uốn
nắn các loại thiên kiến trước đây cho tư liệu sản xuất, nhà cửa,
kỹ thuật V.V ., không phải là hàng hóa; phạm vi hàng hốa bắt
22
đầu được nhận thức lại, bắt đầu cđ nhận thức hoàn chỉnh về
cấu thành của thị trường, nhận thức tính chất, chức năng và vị
trí, vai trò của thị trường cũng ngày càng sâu sắc hơn.
Về thực tiễn, cuộc cải cách thể chế kinh tế lấy thành phổ
làm trọng điểm được triển khai toàn diện; vị trí và vai trò của
thành phố ngày càng nổi bật, cuộc cải cách tổng hợp thể chế
kinh tế từ điểm đến diện được triển khai từng bước, một loạt
thành phố trung tâm lần lượt thực hiện kế hoạch của minh và
thực hiện quyền hạn quản lý kinh tế cấp tỉnh; các thành phố
ven biển mở cửa và các đặc khu kinh tế được xây dựng đã tạo
điều kiện cho việc mở cửa hơn nữa. Ngoài ra, thực hiện cải
cách trong mấy năm qua, nhà nước đã bỏ việc thống nhất thu
mua nông sản phẩm phụ, thống nhất mua và bán hàng công
nghiệp tlníờng dùng, phạm vi điều tiết của thị trường hàng tiêu
dùng ngày càng mở rộng; các mặt hàng tư liệu sản xuất được
phân phối theo kế hoạch thu hẹp rất nhiều Trao đổi vật tư
không ngừng phát triển, tb dạng phân phối cung cấp quá độ
sang dạng giao dịch thị trường, đang đặt tiền đề cho việc phái
triển của thị trường. Những biện pháp ấy làm cho kinh tế
thành phố thoát khỏi trạng thái khép kín, chia cát, tạo nên sức
sống và sự sôi động chưa từng có, đặt nền tảng làm sống động
thị trường. Nhìn chung trong cả nước việc cải cách tổng hợp
các tl ành phố, đã gây nên sự hấp dẫn đối với mọi người, trong
đó sự đột phá có hiệu quả nhất là mở cửa thị trường, ra sức
nhát triển liên kết kinh tế kỹ thuật chiều ngang dựa trên nền

tảng các loại liên kết kinh tế giữa các xí nghiệp. Sự liên kết ấy
đã phá vỡ ranh giới giữa các khu vực, ngành nghề, chế độ sở
23
hữu. Thông qua các hoạt động kinh tế chiều ngang, liên kết thị
trường các khu vực thành một khối mà thị trường thành phố
trở nên giàu có; đồng thời, thị trường thành phố mở cửa lại
thúc đẩy kết cấu ngành nghề của thành phố được điều chỉnh
hợp lý, giúp đỡ ngành nghề thứ ba (có nội dung chủ \ ếu là phục
ụ) phát triển nhanh chóng, làm cho tình hình kinh tế, xã hội
của các thành phố được cải thiện rõ rệt, nhiều chức năng của
thành phố được phát huy từng bước.
Tuy đã có những bước tiến triển đột phá như vậy, nhưng
cũng càn phải thấy rằng, hệ thống thị trường mới được phát
triển ở bước đầu, còn xa mới đạt được mục tiêu làm cho thị
trườngsổnf động thật sự.
Trước ết, nếu nhìn kết cấu hê thống thị trường thì thấy
rằng, thị trường hàng tiêu dùng tuy có bước phát triển lớn
nhưng chưa hoàn toàn được nới lỏng; thị trường tư liệu sản
xuất, thị trường kỹ thuật đã có bước tiến, nhưng thể chế mới
và cữ vẫn còn cùng tồn tại đã gây nên nhiều mâu thuẫn; thị
trưòng tiền tệ, thị trưòng sức lao động mới ở dạng phôi thai;
các loại thị trường khác, có loại chưa nhận thức được đầy đủ,
cố loại về mặt lý luận còn đang được thảo luận, có loại do điều
kiện hiện nay hạn chế nên chưa thể một lúc hoàn toàn nới
lỏng Vì vậy, nhìn một cách tổng thể, hệ thống thị trường
thàĩih phố Trung Quốc còn đang trong quá trình hình thành.
H ai là, nếu nhìn vào cơ chế vận hành thị trường thì trong
quá trình cải cách phương thức quản lý kinh tế vĩ mô, sau khi
sô dụng một số biện pháp khống chế gián tiếp, việc cải cách
24

chưa đồng bộ, còn nhiều điều kiện khách quan ràng buộc, xí
nghiệp chưa thể có sự phản ứng linh hoạt đối với thay đổi của
thị trường và các biện pháp điều chỉnh khống chế vĩ mô; một số
biện pháp quản lý vĩ mô chưa theo kịp trình độ phát triển của
thị trường, thậm chí còn để xuất hiện một số vùng "trống"
trong quản lý kinh tế. Các biện pháp điều tiết kinh tế, luật
pháp, hành chính còn chưa được vận dung hài hòa, tìí đó làm
nảy sinh một số hiện tượng gây thiệt hại lẫn nhau. Tđm lại cơ
chế thị trường còn chưa được hoàn thiện.
Ba là, hệ thống quản lý thích ứng với thị trường, bao gồm
các biện pháp quản lý thị trường, các quy tắc và điều lệ , còn
chưa đầy đủ, chưa thỏa mãn nhu cầu quản lý kinh tế thị
trường. Ngoài ra, việc thiết lập thị trường tuy đã có bước phát
triển lớn, nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế
hàng hóa và vẫn còn nhiều chỗ trống.
Tình hình trên đang đạt ra cho Trung Quốc một nhiệm
vụ quan trọng: trên cơ sở đã đạt được một bước tiến triển có
tính đột phá, cần phải hoàn thiện cuộc cải cách thể chế th.
trường lên một bước mới, thúc đẩy việc chuyển tiếp thể chế
từ cũ sang mới.
D. FHÁT TRIỂN VÀ HOÀN THIỆN HỠN NỮA HỆ THốNG
TH| TRƯÒNG
Xuất phát từ yêu cầu phát triển kinh tế hàng hóa có kế
hoạch, từ điều kiện thực tại của Trung Quốc, phương hướng
25

×