Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

Biện pháp thực hiện xã hôi hóa giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn quận Hai Bà Trưng( Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.81 KB, 93 trang )

Lời cảm ơn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn đối với Quí
Thầy, Cô giáo đã tận tình giảng dạy, truyền đạt
những kiến thức về quản lý giáo dục trong quá trình
học tập và nghiên cứu chơng trình đào tạo Thạc sỹ
Quản lý giáo dục; Thầy Đặng Quốc Bảo đã tận tâm
hớng dẫn cụ thể trong suốt thời gian nghiên cứu
viết luận văn.
Xin trân trọng cảm ơn:
- Trờng Đại học s phạm HN,
- Dự án phát triển và đào tạo giáo viên THCS,
- Học viện Quản lý giáo dục Bộ GD&ĐT,
- Vụ Giáo dục Mầm non Bộ GD&ĐT,
- Sở Giáo dục và Đào tạo - Hà Nội;
- ủy ban nhân dân, Phòng Giáo dục Quận Hai Bà
Trng;
- ủy ban nhân dân các phờng, các nhà trờng thuộc
Hệ thống giáo dục mầm non Quận, đã giúp đỡ cho
nhiều ý kiến giá trị, nhiệt tình cung cấp số liệu và
có những chỉ dẫn quý báu cho tác giả.
Tác giả
Phạm Thị Tâm
1
Bảng chữ viết tắt
XH Xã hội
XHH Xã hội hóa
XHHGD Xã hội hóa giáo dục
XHHCTGD Xã hội hóa công tác giáo dục
HTGD Hệ thống giáo dục
GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo
GDMN Giáo dục mầm non


UBND
ủy ban nhân dân
HĐND Hội đồng nhân dân
ĐCSVN Đảng Cộng sản Việt Nam
KHXH Khoa học xã hội
HCMHS Hội cha mẹ học sinh
2
Mục lục

Trang
Phần mở đầu 3
Phần nội dung 10
Chơng 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
10
1.1. Sơ lợc về vấn đề nghiên cứu
10
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
12
1.2.1. Giáo dục
12
1.2.2. Giáo dục mầm non
14
1.2.3. Xã hội hóa giáo dục
18
1.2.4. Xã hội hóa giáo dục mầm non
20
1.2.5. Quản lý giáo dục
24
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta về giáo dục mầm non
và xã hội hóa giáo dục mầm non

25
1.4. Mục tiêu - Nguyên tắc - Nội dung xã hội hóa giáo dục
mầm non.
32
1.4.1. Mục tiêu xã hội hóa giáo dục mầm non.
32
1.4.2. Nguyên tắc xã hội hóa giáo dục mầm non.
36
1.4.3. Nội dung xã hội hóa giáo dục mầm non.
39
1.5. Quản lý xã hội hóa giáo dục mầm non.
42
1.5.1. Kế hoạch hóa - Chu trình kế hoạch hóa.
43
1.5.2. Tổ chức thực hiện
43
1.5.3. Chỉ đạo, chỉ huy, điều phối
43
1.5.4. Kiểm tra
44
1.5. Thông tin
44
Chơng 2: Phân tích thực trạng xã hội hóa giáo dục
mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trng HN
46
2.1. Khái quát về giáo dục của Quận Hai Bà Trng
46
2.2. Thực trạng giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trng
48
2.2.1. Giáo dục mầm non ở Hà Nội

48
3
2.2.2. Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trng
49
2.2.3. Giáo dục mầm non ở Quận Hai Bà Trng: Mạng lới các nhà
trờng
51
2.3. Thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non trên địa bàn
Quận Hai Bà Trng.
54
2.3.1. Tổ chức khảo sát thực trạng
54
2.3.2. Những hoạt động xã hội hóa giáo dục mầm non mà Quận
và nhà trờng đã thực hiện
2.4. Đánh giá chung về xã hội hóa giáo dục mầm non trên địa
bàn Quận Hai Bà Trng
64
2.4.1. Đánh giá chung
64
2.4.2. Những u điểm, nhợc điểm về xã hội hóa giáo dục mầm non
trên địa bàn Quận Hai Bà Trng
66
2.4.3. Những thuận lợi và khó khăn XHH GDMN trên địa bàn
Quận Hai Bà Trng
68
Chơng 3: Biện pháp thực hiện xã hội hóa giáo
dục mầm non ở địa bàn Quận Hai Bà Trng (Hà Nội)
đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục
70
3.1. Định hớng phát triển giáo dục mầm non và xã hội hóa

giáo dục mầm non Quận Hai Bà Trng trong sự nghiệp đổi
mới giáo dục hiện nay
71
3.2. Các biện pháp tăng cờng xã hội hóa giáo dục mầm non
trên địa bàn Quận Hai Bà Trng.
72
3.2.1. Tiếp tục nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của giáo
dục mầm non và xã hội hóa giáo dục mầm non cho mọi lực lợng
chính trị, xã hội của Quận.
73
3.2.2. Phát huy sứ mạng của trờng mầm non vào đời sống cộng
đồng, vào việc nôi dạy trẻ thơ đúng phơng pháp khoa học.
76
3.2.3. Huy động cộng đồng tham gia tích cực vào việc nâng cao
chất lợng sự nghiệp giáo dục mầm non và trờng mầm non trên địa
bàn Quận Hai Bà Trng
80
3.2.4. Hoàn thiện cơ chế phối hợp nhà trờng và cộng đồng, phối
hợp ngành giáo dục và cơ quan hữu quan để thực hiện xã hội hóa
83
4
giáo dục mầm non trên địa bàn Quận Hai Bà Trng
3.2.5. Tổng kết kinh nghiệm tiên tiến về xã hội hóa giáo dục mầm
non và có phơng thức nhân điển hình
85
3.3. Kiểm chứng sự nhận thức tính cấp thiết và khả thi của
các biện pháp nêu ra.
Kết luận và khuyến nghị 89
Danh mục và tài liệu tham khảo
Phần Mở đầu

1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, quan điểm Phát triển giáo dục là quốc sách
hàng đầu, cha đợc nhận thức đầy đủ trong xã hội, cha thực sự chi phối sự chỉ
đạo tổ chức thực tiễn của nhiều cán bộ quản lý và cấp quản lý, kể cả đầu t
cho giáo dục và tạo cơ chế cho tổ chức và hoạt động giáo dục. Trong quản lý
về giáo dục cha tạo ra đợc sự phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp, các
lực lợng xã hội để phát triển sự nghiệp giáo dục.
Nhiệm vụ đặt ra cho công tác quản lý, cách làm, cách thực hiện chủ tr-
ơng đờng lối của Đảng bằng con đờng giác ngộ, huy động và tổ chức sự tham
gia của mọi ngời dân, mọi lực lợng xã hội; tạo ra sự phối hợp liên ngành một
cách có kế hoạch dới sự chỉ đạo và quản lý thống nhất của Nhà nớc làm cho
sự nghiệp giáo dục và đào tạo thực sự là của dân, do dân và vì dân.
Trong xu thế hội nhập và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế đặt ra nhiều
yêu cầu mới đối với giáo dục. Giáo dục đang đứng trớc những thời cơ phát
triển cực kỳ thuận lợi, nhng cũng đang đối mặt với nhiều thách thức to lớn.
Báo cáo Chính trị của Ban chấp hành Trung ơng Đảng Cộng sản Việt
Nam tại Đại hội lần thứ VIII đã khẳng định: Các vấn đề chính sách xã hội
5
đều giải quyết theo tinh thần xã hội hoá. Nhà nớc giữ vai trò nòng cốt, đồng
thời động viên mỗi ngời dân, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các cá
nhân và tổ chức nớc ngoài cùng tham gia giải quyết những vấn đề xã hội.
Mục đích cuối cùng của quá trình xã hội hoá sự nghiệp giáo dục là nâng cao
thêm mức hởng thụ về giáo dục của nhân dân, nâng cao chất lợng cuộc sống
tinh thần và vật chất của từng ngời dân.
Trẻ em hôm nay sẽ là chủ nhân đất nớc ngày mai, vì thế cần phải bắt
đầu từ việc chăm sóc, giáo dục trẻ em tuổi mầm non và trách nhiệm này
không chỉ thuộc về các nhà mầm non, mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội.
Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 đã khẳng định rõ ở điều 12 về Xã hội
hóa sự nghiệp giáo dục .
Theo tinh thần của Luật giáo dục, công tác quản lý chỉ đạo, phát triển

giáo dục mầm non cần phải gắn với công tác vận động xã hội mới đem lại
hiệu quả cao. Phát triển giáo dục luôn đi liền với xã hội hoá giáo dục. Đối với
giáo dục mầm non, xã hội hoá để phát triển luôn là quy luật tồn tại và phát
triển.
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc, xã hội hoá
giáo dục mầm non là một trong những nhân tố hàng đầu để thực hiện phát
triển giáo dục mầm non có chất lợng, phục vụ cho mục tiêu hình thành nhân
cách trẻ em, tạo điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục ở các bậc học khác.
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX và Văn kiện Đại hội
lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ : Chăm lo phát triển mầm non, thực hiện
Chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm
non là một quy luật và khâu then chốt để thực hiện chuẩn hóa, hiện đại
hóa, thực hiện chủ trơng của Đảng và Nhà nớc ta đến năm 2020 là: Xây
dựng hoàn chỉnh và phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ
tuổi. Phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ cho các gia đình.
6
Song hiện nay, xã hội hoá giáo dục mầm non trên thực tế cha phát huy
đợc thế mạnh của nó, bởi vì trong xã hội còn tồn tại nhiều nhận thức cha thật
tinh tế, toàn diện. Có quan điểm cho rằng xã hội hoá giáo dục mầm non chỉ
đơn thuần là sự đa dạng hoá các hình thức tham gia của nhân dân và xã hội
mà ít chú trọng tới nâng mức hởng thụ từ giáo dục của ngời dân. Vì vậy, có
nơi công tác xã hội hoá giáo dục mầm non chỉ đơn thuần về mặt huy động tài
chính, huy động cơ sở vật chất, Nhà nớc khoán cho dân, ít quan tâm đến sức
dân. Trái lại có nơi lại thụ động trông chờ vào sự bao cấp chủ yếu của Nhà n-
ớc.
Tình hình này cũng có ở Hà Nội. Vấn đề đặt ra là phải lámau sắc hơn
về lý luận và thực tiễn ở từng địa bàn dân c để tăng cờng công tác xã hội hoá
giáo dục mầm non.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu Biện pháp thực hiện
xã hội hoá giáo dục đối với ngành học mầm non trên địa bàn Quận Hai

Bà Trng (Hà Nội) đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục .
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và phân tích thực trạng giáo dục mầm
non Quận Hai Bà Trng, đề tài đề xuất các giải pháp xã hội hoá để phát triển
giáo dục mầm non quận Hai Bà Trng đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
3. Khách thể và đối tợng nghiên cứu
Khách thể nghiên cứu : Giáo dục mầm non ở địa bàn Quận,
Đối t ợng nghiên cứu: Xã hội hoá giáo dục mầm non ở địa bàn Quận
Hai Bà Trng.
7
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
1. Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về giáo dục, giáo dục
mầm non, quản lý giáo dục, quản lý giáo dục mầm non, xã hội hóa giáo dục,
xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non.
2. Chỉ ra thực trạng xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non và các
biện pháp thực hiện xã hội hóa sự nghiệp giáo dục mầm non ở Hai Bà Trng
Hà Nội.
3. Đề xuất các biện pháp tăng cờng thực hiện xã hội hóa sự nghiệp
giáo dục mầm non trên địa bàn Hai Bà Trng Hà Nội trong thời kỳ đổi mới
hiện nay.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài này nghiên cứu đề xuất các giải pháp cơ bản về xã hội hoá giáo
dục mầm non nhằm phục vụ các cấp quản lý: Phòng giáo dục và các nhà tr-
ờng mầm non tháo gỡ khó khăn tạo cơ hội cho giáo dục mầm non phát triển
vững chắc.
6. Phơng pháp nghiên cứu
6.1. Phơng pháp nghiên cứu lý luận.
6.2. Phơng pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phơng pháp khảo sát qua trng cầu ý kiến
- Phơng pháp toạ đàm, phỏng vấn sâu,

- Phơng pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục thực tiễn.
7. Cấu trúc luận văn
Luận văn có dung lợng 95 trang bao gồm Phần mở đầu (Đề cập một số
vấn đề chung của đề tài) và phần kết quả nghiên cứu.
Phần kết quả nghiên cứu đợc bố trí thành ba chơng:
- Chơng 1. Trình bày "Cở sở lý luận của vấn đề nghiên cứu".
- Chơng 2. Phân tích "Thực trạng xã hội hoá giáo dục mầm non ở địa
bàn quận Hai Bà Trng Hà Nội".
8
- Chơng 3. Đề xuất "Các biện pháp thực hiện xã hội hoá giáo dục mầm
non ở địa bàn quận Hai Bà Trng - Hà Nội đáp ứng yêu cầu Đổi mới giáo
dục".
Chơng I
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
1.1. Sơ lợc về vấn đề nghiên cứu
9
Nghiên cứu về xã hội hoá công tác giáo dục mầm non đã đợc sự quan
tâm ở nớc ta trên cả hai phơng diện lý luận và thực tiễn.
Năm 1998, trong khuôn khổ của Đề án xã hội hóa giáo dục và đào
tạo, Vụ Giáo dục mầm non - Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá những
thành tựu và hạn chế, thiếu sót của hơn mời năm qua và xác định mục tiêu,
nhiệm vụ xã hội hóa đối với giáo dục mầm non.
Đứng trớc những yêu cầu và thách thức của việc thực hiện chiến lợc
phát triển giáo dục mầm non, nhằm phát triển giáo dục mầm non theo tinh
thần Nghị quyết Trung ơng 2 (Khóa VIII) và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ IX. Ngày 25/6/2002 Thủ tớng Chính phủ đã tổ chức Hội nghị
bàn về công tác giáo dục mầm non. Hội nghị đã đề ra những giải pháp cơ
bản, trong đó nhấn mạnh: Tiếp tục đẩy mạnh biện pháp xã hội hóa giáo dục
mầm non, đa dạng hóa các loại hình giáo dục mầm non.
Quán triệt chủ trơng của Đảng và Nhà nớc về xã hội hoá giáo dục trên

bình diện chung, ngành giáo dục mầm non đã có những văn bản chỉ thị nêu
rõ tầm quan trọng của hoạt động này trong công tác chung của ngành.
Đáng chú ý là các Văn bản 05/2003/TTLT của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính ban hành ngày 24/2/2003, nêu lên trách nhiệm
chung của xã hội đối với sự nghiệp giáo dục mầm non từ cấp cơ sở (Phờng,
xã) đến Trung ơng.
Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với tổ chức UNESCO đã tổ chức
nghiên cứu Dự án phát triển trẻ thơ dựa vào cộng đồng cho trẻ em nghèo
vùng nông thôn. Dự án này, đã thu đợc nhiều kết quả và đợc Hội nghị Tổng
kết tại Hà Nội ngày 7/4/2006 đánh giá có ý nghĩa về khoa học và giá trị thực
tiễn.
Một số công trình khoa học nh công trình luận án tiến sĩ của Dơng
Thanh Huyền Xã hội hoá giáo dục ngành giáo dục mầm non trên địa bàn Hà
10
Nội, công trình luận văn thạc sĩ của Nguyễn Văn Kiên đề cập Xã hội hoá
giáo dục ngành học mầm non vùng nông thôn.
Các công trình khác của Hồ Nguyệt ánh, Nguyễn Thanh Tâm, Trần
Thị Bích Liễu, Nguyễn Thị Hoài An (dới dạng các luận văn thạc sỹ) tuy
không trực diện bàn vào vấn đề xã hội hoá giáo dục mầm non nhng trong các
biện pháp đề cập vấn đề nâng cao chất lợng giáo dục mầm non đều coi Xã
hội hoá giáo dụcnh một phơng thức chủ đạo để ngành học vợt qua các khó
khăn khi nguồn lực tài chính còn hạn chế.
Công trình của Hồ Nguyệt ánh (1999) đề cập vấn đề Nâng cao chất
lợng, bồi dỡng cán bộ quản lý giáo dục mầm non đã nêu phải huy động các
lực lợng xã hội tham gia vào hoạt động này.
Công trình của Trần Thị Bích Liễu đề cập vấn đề Lập kế hoạch của
hiệu trởng các trờng mầm non năm 1999 đã nêu ngời hiệu trởng phải chú ý
đa xã hội hỗ trợ cho quá trình đào tạo giáo dục mầm non vào khâu kế hoạch.
Công trình của Nguyễn Thị Hoài An đề cập vấn đề Xây dựng trờng
mầm non t thục ở Hà Nội đã nhấn mạnh đến tiềm năng xã hội to lớn cho

mục tiêu này.
Công trình của Nguyễn Thị Thanh Tâm Những biện pháp nâng cao
chất lợng đội ngũ quản lý ngành học mầm non tỉnh Nghệ An cũng nêu đặc
thù xã hội hoá giáo dục vào hoạt động bồi dỡng cán bộ quản lý nhìn từ đặc
thù một tỉnh miền trung.
Các công trình đã nêu cung cấp nhiều kiến giải cho hoạt động này,
song hiện nay vẫn cần các kiến giải đặt trong bối cảnh của tinh thần Luật
giáo dục ban hành năm 2005.
1.2. Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Giáo dục
11
Có hai cách tiếp Phạm trù giáo dục thờng đợc tiếp cận theo hai phơng
diện:
Thứ nhất: Tiếp cận theo quá trình giáo dục- theo tiếp cận này thì Giáo
dục là quá trình đào tạo con ngời một cách có mục đích nhằm chuẩn bị cho
con ngời tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất, nó đợc thực
hiện bằng cách tổ chức tuyển chọn và lĩnh hội các kinh nghiệm lịch sử xã hội
của loài ngời.
Giáo dục là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển tinh thần, thể chất của một đối tợng nào đó, làm cho đối tợng ấy
dần dần có đợc những phẩm chất và năng lực nh yêu cầu đã đặt ra. Giáo dục
nảy sinh cùng phát triển xã hội loài ngời, trở thành một chức năng sinh hoạt
không thể thiếu đợc và không bao giờ mất đi ở mọi giai đoạn phát triển của
xã hội.
Giáo dục là một bộ phận của đời sống xã hội, hoạt động giáo dục luôn
luôn phát triển trong mối tơng tác biện chứng, qua lại với các lĩnh vực khác
của đời sống xã hội, nh quá trình kinh tế, văn hoá, xã hội tuy nhiên xã hội
muốn duy trì và phát triển đợc nhất thiết phải thực hiện chức năng giáo dục.
Giáo dục luôn luôn đợc coi là chức năng quan trọng bậc nhất, mang
tính tất yếu, đợc thực hiện thông qua các dạng hoạt động thực tiễn ở mức độ,

phạm vi khác nhau, ở môi trờng khác nhau: Nhà trờng, gia đình và xã hội.
Trong điều kiện giáo dục đợc xã hội hoá cao độ nh hiện nay thì các tổ chức
văn hoá, khoa học kỹ thuật cũng có thể tham gia gián tiếp hoặc trực tiếp
vào các hoạt động của giáo dục.
Nhờ thực hiện tốt chức năng giáo dục, xã hội tái sản xuất ra những
nhân cách, đáp ứng những nhu cầu phát triển của các thế hệ kế tiếp nhau.
Giáo dục sáng tạo nên các giá trị mới qua việc hình thành Nhân cách - Sức
lao động, tạo nên động lực phát triển và tiến bộ không ngừng của xã hội.
Các thế hệ nối tiếp nhau trong đời sống xã hội đều tiếp thu, kế thừa và phát
12
triển sáng tạo các thành tựu văn hóa, khoa học, kỹ thuật mà xã hội đã chọn
lọc, tích luỹ trong suốt tiến trình lịch sử của mỗi dân tộc, mỗi quốc gia và
nhân loại nói chung.
Thứ hai: Tiếp cận về mặt hệ thống giáo dục quốc dân - Theo cách tiếp
cận này thì Giáo dục là hệ thống các thể chế, các biện pháp tổ chức đào tạo
và giáo dục của một nớc. (Từ điển Bách khoa Việt Nam, tập 2 trang 120 -
Nhà Xuất bản Từ điển Bách khoa, Hà Nội 2002)
Trong xu thế phát triển của nó, giáo dục luôn luôn có xu thế "mở"
không chỉ trong phạm vi quốc gia, dân tộc mà cả ở bình diện quốc tế. Giáo
dục không đơn thuần là sự phản ảnh các lực lợng kinh tế và xã hội đang hoạt
động trong một xã hội. Nó còn là phơng tiện quan trọng để đào tạo nên các
lực lợng kinh tế, xã hội và văn hoá, khoa học, kỹ thuật, quyết định chiều h-
ớng phát triển của các lực lợng này. Đến lợt mình, động lực của chúng lại tác
động ngợc trở lại đối với giáo dục.
Với ý nghĩa trên, giáo dục đợc xem nh một hiện tợng xã hội đặc biệt vì
giáo dục tác động mạnh mẽ đến các hiện tợng xã hội khác và quyết định sự
tồn tại và chiều hớng phát triển của xã hội. Nếu không có giáo dục thì không
có sự truyền lại các kinh nghiệm xã hội, không tạo ra các tiền đề tạo đà cho
xã hội phát triển.
Vậy, giáo dục là một hiện tợng xã hội đặc biệt, là hoạt động đặc trng

của xã hội để hoàn thành những mẫu ngời của từng giai đoạn lịch sử nhất
định. Giáo dục vừa có vai trò động lực thúc đẩy sự phát triển và tiến bộ xã
hội vừa chịu sự quy định của trình độ phát triển chung của nền kinh tế- xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.
Nhấn mạnh vai trò to lớn của giáo dục trong phát triển kinh tế xã hội;
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Đảng Cộng sản Việt
Nam đã khẳng định "Giáo dục là quốc sách hàng đầu" và "Đầu t cho giáo
dục là đầu t cho phát triển". Ông Ph. Mayer - Tổng giám đốc UNESCO còn
13
nhấn mạnh: Trong thế kỷ 21, nớc nào đầu t vào giáo dục thì nớc đó có khả
năng cạnh tranh mạnh nhất. Tuy nhiên thành công của giáo dục còn phụ
thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác. Một trong những yếu tố quan trọng
nhất là quản lý giáo dục, đặc biệt đối với nớc ta trong thời kỳ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nớc.
1.2.2. Giáo dục mầm non
a) Khái niệm giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non đã đợc nghiên cứu một cách có hệ thống ở nớc ta
trong suốt tiến trình phát triển nền giáo dục cách mạng. Theo cách tiếp cận
nội dung thì giáo dục mầm non là một phân hệ của Hệ thống Giáo dục và
Đào tạo Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dỡng chăm sóc giáo dục từ 3
tháng tuổi đến 6 tuổi.
Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ em phát triển về thể chất,
tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách,
chuẩn bị cho trẻ vào học lớp một.
(Luật Giáo dục năm 2005, Điều 21- 22)
Theo cách tiếp cận hệ thống thì Giáo dục mầm non có vị trí là phân hệ
đầu tiên trong Hệ thống giáo dục quốc dân. Phân hệ này có nhiệm vụ thực
hiện sự hài hoà giữa chăm sóc và giáo dục phù hợp với sự phát triển tâm sinh
lý của trẻ mầm non từ 3 tháng đến sáu tuổi.
Sự chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo dục mầm non đợc

thực hiện từ Bộ Giáo dục và Đào tạo xuống các Sở giáo dục và Đào tạo ở các
tỉnh, tới cơ quan giáo dục cấp quận (huyện), phờng (xã) và cuối cùng đợc
thực hiện ở cơ sở: trẻ em trong độ tuổi ở các nhà trẻ, trờng mầm non, trờng,
lớp mẫu giáo cũng nh một bộ phận trẻ em cha đợc đến trờng lớp nhng trực
tiếp hoặc gián tiếp đợc hởng các chơng trình phổ biến kiến thức đến các gia
đình.
14
b) Nhiệm vụ của giáo dục mầm non:
Giáo dục mầm non có nhiệm vụ thực hiện việc nuôi dỡng, chăm sóc, giáo
dục trẻ em từ 3 tháng đến 6 tuổi nhằm mục tiêu giúp trẻ phát triển về thể
chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ nhằm hình thành những yếu tố đầu tiên
của nhân cách, chuẩn bị tiền đề cần thiết cho trẻ bớc vào lớp một cũng nh đặt
nền móng cho sự phát triển nhân cách về sau.
Để thực hiện nhiệm vụ trên, giáo dục mầm non cần phải:
- Có các chiến lợc, chơng trình phát triển giáo dục mầm non theo định
hớng của Đảng và chủ trơng chính sách của Nhà nớc, trong đó dự báo đợc
các khả năng phát triển để làm cơ sở hoạch định chính sách của Nhà nớc về
phát triển giáo dục mầm non toàn quốc, từng vùng, từng địa phơng.
- Hình thành đợc hệ thống mạng lới đa dạng về các loại hình trờng lớp
mầm non, đảm bảo các dịnh vụ chăm sóc - nuôi dỡng- giáo dục trẻ đợc thực
hiện trên toàn quốc, ở tất cả các vùng, miền, tỉnh tới tận thôn xã, từng bớc
khắc phục tình trạng mất công bằng trong hởng thụ các dịch vụ chăm sóc-
giáo dục trẻ theo định hớng của Nhà nớc.
Các cơ sở giáo dục mầm non gồm nhà, nhóm trẻ; trờng, lớp mẫu giáo,
trờng mầm non công lập và ngoài công lập có trách nhiệm thu nhận trẻ từ 3
tháng đến 6 tuổi và tổ chức tốt công tác chăm sóc giáo dục trẻ.
- Có nội dung và phơng pháp chăm sóc- giáo dục trẻ đợc đổi mới, đảm
bảo vừa phù hợp với truyền thống dân tộc vừa tiếp cận đợc với sự phát triển
của chất lợng giáo dục mầm non của các nớc tiên tiến trong điều kiện của n-
ớc ta; phù hợp với yêu cầu thực tiễn phát triển của địa phơng và nhu cầu của

các bậc cha mẹ.
- Có đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục mầm non và đội ngũ giáo viên có
đủ trình độ, phẩm chất, năng lực đảm nhận công việc trong lĩnh vực quản lý
và thực hiện chơng trình giáo dục mầm non.
15
- Các điều kiện về cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động chăm sóc-
giáo dục trẻ không ngừng đợc cải thiện theo hớng thiết thực, phù hợp tại chỗ.
Đồng thời phải huy động đợc các nguồn lực từ cộng đồng để đảm bảo các
điều kiện về cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non.
- Những nơi khó khăn, cha có điều kiện, trẻ phải đợc hởng sự chăm
sóc- giáo dục tại gia đình từ các bậc cha mẹ đợc trang bị kiến thức khoa học
về nuôi dạy trẻ. Trong các cơ sở GDMN, trẻ đợc chăm sóc-giáo dục kết hợp
chặt chẽ giữa gia đình - nhà trờng - xã hội.
Các chính sách về giáo dục mầm non nhằm hớng tới khuyến khích
phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập, hớng tới công bằng cho mọi trẻ
em: phân bổ ngân sách nhà nớc, chế độ chính sách cho giáo viên ngoài biên
chế khu vực nông thôn, cơ chế thực hiện chính sách,
Nhiệm vụ của giáo dục mầm non và điều kiện để thực hiện nói trên đặt ra
cho cơ quan quản lý giáo dục mầm non phải có nỗ lực rất lớn để tìm kiếm
các giải pháp quản lý chỉ đạo thích hợp mà xã hội hoá giáo dục mầm non là
một trong những hớng cơ bản nhất đảm bảo thực hiện nhiệm vụ thành công.
c) Vai trò của giáo dục mầm non
Giáo dục muốn phát triển bền vững thì phải đầu t vào chơng trình
chăm sóc và phát triển trẻ thơ từ những năm nhỏ tuổi, coi đây là một phần
của chiến lợc cơ bản. Sở dĩ nh vậy, vì cũng nh trớc khi xây dựng toà nhà, ta
cần xây cho nó một cái nền tảng bằng đá vững chắc để có toàn bộ công trình
kiến trúc đó. Trớc khi một em bé vào trờng tiểu học cũng cần cho nó một nền
tảng tơng tự. Chính gia đình, cộng đồng và những giá trị văn hoá cộng đồng
là những nhân tố tạo nên nền tảng đó. Do đó từ lúc lọt lòng đến lúc lên 6
tuổi, trẻ em cần đợc sự đầu t hỗ trợ phát triển thể chất, tinh thần và hiểu biết

xã hội. Việc giáo dục trẻ em trong những năm học ở nhà trờng có thành công
hay không một phần lớn là tuỳ thuộc những tảng đá làm nền, tạo đợc trong
những năm phát triển trẻ thơ, sau này từ những tảng đá đó làm nền cho sự
nghiệp giáo dục, cho tất cả mọi ngời.
16
Tại hội nghị thế giới về "Giáo dục cho mọi ngời" (Education for all),
tại Jomtien, Thái Lan, tháng 3/1990 đã thống nhất cách nhìn là giáo dục cơ
bản đợc bao trùm việc đáp ứng những nhu cầu cơ bản trong những năm đầu
tiên của cuộc đời. Định nghĩa này đã mở rộng và thể hiện sâu sắc nhận thức:
Sự phát triển của trẻ mầm non tạo nền tảng cho việc học tập tiểu học và đóng
góp xã hội trong cuộc sống sau này. Hội nghị nhấn mạnh rằng việc giáo dục
phải bắt đầu từ khi mới sinh. Bản tuyên bố chơng trình hành động còn tuyên
bố những điều kiện tiên quyết cho chất lợng giáo dục, sự công bằng trong
giáo dục, tính hiệu quả trong giáo dục chính là những năm tháng trẻ thơ.
d) Giáo dục mầm non góp phần bình đẳng giới
Giáo dục mầm non góp phần giải phóng phụ nữ, thực hiện bình đẳng
nam nữ. Phụ nữ luôn có ví trí đặc biệt quan trọng trong xã hội. Những phẩm
chất chịu thơng, chịu khó chăm lo công việc gia đình luôn làm nổi bật hình
ảnh phụ nữ Việt Nam. Phát triển giáo dục mầm non làm tăng cơ hội bình
đẳng cho phụ nữ: Nhờ có phát triển giáo dục mầm non, phụ nữ có thể yên
tâm trong sản xuất, có điều kiện học hành nâng cao hiểu biết và hởng thụ
những phúc lợi trong gia đình cũng nh có cơ hội đóng góp cho xã hội. Để cải
thiện địa vị của phụ nữ, tăng cơ hội bình đẳng cho phụ nữ, phát triển giáo dục
mầm non là một trong những giải pháp hữu hiệu cần đợc coi trọng.
1.2.3. Xã hội hoá giáo dục
a) Xã hội hóa:
Khái niệm Xã hội hoá có những mối liên hệ nhất định với quá trình
tổ chức chính trị xã hội. "Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng" luận điểm
này đã đợc chứng minh trong quá trình đấu tranh cách mạng. Xuất phát từ lý
luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về vai trò của quần chúng trong đấu tranh

cách mạng và truyền thống "Lấy dân làm gốc" trong quá trình dựng nớc và
giữ nớc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã kế thừa một cách sáng tạo truyền thống
17
vẻ vang ấy tuỳ theo hoàn cảnh của mỗi giai đoạn cách mạng. Từ khi nắm
quyền lãnh đạo cách mạng Việt Nam đến nay, trong mọi chủ trơng của mình
Đảng ta luôn luôn lấy dân làm gốc, coi trọng việc thờng xuyên bồi dỡng sức
dân, đồng thời với việc giác ngộ, huy động và tổ chức lực lợng to lớn của
toàn dân vào việc thực hiện mọi nhiệm vụ cách mạng nhằm đem lại no ấm,
hạnh phúc cho nhân dân làm đờng lối chính trị quan trọng nhất của mình. Đ-
ờng lối dựa vào dân đợc đúc kết trong câu nói nổi tiếng của Hồ Chủ Tịch:
"Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong".
Trong thực tiễn cách mạng, sự vận động và phát triển của đờng lối này
ngày càng đạt tới trình độ cao hơn cả về lý luận và thực tiễn. Tới Đại hội VIII
thì xuất hiện thuật ngữ "Xã hội hoá". Thuật ngữ "Xã hội hoá" trong bối cảnh
phát triển của nớc ta ở thời kỳ Đổi mới đợc dùng để chỉ "cách" thực hiện chủ
trơng của Đảng bằng con đờng giác ngộ, vận động và tổ chức sự tham gia
tích cực, tự nguyện của mọi lực lợng xã hội, của toàn dân vào sự nghiệp
chung đồng thời cũng tăng cờng trách nhiệm của Đảng và Nhà nớc đối với
mọi mặt của đời sống nhân dân.
b) Xã hội hóa giáo dục
Thuật ngữ Xã hội hoá giáo dục đợc dùng phổ biến ở Việt Nam vào
thập kỷ 90 của thế kỷ trớc. Khái niệm này nội dung vừa đợc tiếp cận từ giáo
dục học và đợc tiếp cận từ chính trị học.
Thứ nhất: Khái niệm chỉ sự tăng cờng chú ý, hởng ứng, quan tâm của
xã hội đóng góp vật chất và tinh thần cho sự nghiệp giáo dục.
Thứ hai: Khái niệm chỉ sứ mệnh của ngành giáo dục, của nhà trờng
làm cho ngời học đợc thích ứng nhanh với đời sống xã hội (xã hội hoá cá
nhân).
Ngời ta thờng biểu đạt xã hội hoá giáo dục bằng công thức có mối liên
hệ tơng tác hai chiều, thông qua tiếng Anh là EFA=AFE

18
Education for all - Giáo dục cho mọi ngời (EFA)
All for Education - Tất cả cho giáo dục (AFE).
GS.VS. Phạm Minh Hạc (Nguyên Bộ trởng Bộ Giáo dục) khi nhấn
mạnh đến bản chất của giáo dục là bản chất xã hội và giáo dục là sự nghiệp
của toàn xã hội đã nêu:
Mọi thành viên trong xã hội đều phải tham gia xây dựng giáo dục và
đợc hởng thụ giáo dục. Cách biểu đạt của Phạm Minh Hạc là Việt Nam hóa
công thức EFA=AFE
(Phạm Minh Hạc - Mời năm đổi mới giáo dục - trang 85).
Nghị quyết 90/CP ngày 21 tháng 8 năm 1997 về phơng hớng và chủ tr-
ơng xã hội hoá các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá đã nêu: Xã hội hoá là
xây dựng sự cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc
tạo lập và cải thiện môi trờng kinh tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các
hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá. ở mỗi địa phơng, đây là cộng đồng trách
nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, các cơ quan Nhà nớc, các đoàn thể
quần chúng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp đóng tại địa phơng và của
từng ngời dân.
Riêng trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo là "Tạo ra phong trào học tập
sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân làm
cho xã hội trở thành một xã hội học tập. Vận động toàn dân chăm sóc thế hệ
trẻ, tạo ra môi trờng giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục
trong nhà trờng với giáo dục gia đình và giáo dục ngoài xã hội, tăng cờng
trách nhiệm của cấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các
đoàn thể quần chúng, các doanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục" (Nghị
quyết 90/CP).
1.2.4.Xã hội hoá giáo dục mầm non
19
Khái niệm xã hội hoá giáo dục mầm non đợc xây dựng từ khái niệm
xã hội hoá giáo dục và vận dụng vào đặc thù của ngành học mầm non.

Đó là việc huy động nhân lực, tài lực, vật lực của xã hội vào quá trình
chăm sóc giáo dục trẻ thơ (dới 6 tuổi) và đa mục tiêu giáo dục mầm non vào
đời sống cộng đồng để trẻ trong lứa tuổi này Phát triển cơ thể cân đối khoẻ
mạnh, nhanh nhẹn, biết kính trọng yêu mến, lễ phép với ông bà, cha mẹ, thầy
giáo, cô giáo và ngời trên, yêu quí anh chị em, bạn bè; thật thà, mạnh dạn,
hồn nhiên, yêu thích cái đẹp, ham hiểu biết, thích đi học
Trong hoàn cảnh nớc ta cha phải mọi trẻ em trong lứa tuổi mầm non
đều đợc ra lớp thì giáo dục mầm non phải phấn đấu giúp các bậc cha mẹ
(Hoặc ngời nuôi dỡng các em) có kiến thức, và thái độ đúng đắn trong việc
nuôi dỡng các em theo mục tiêu mà Luật Giáo dục đề ra.
Công tác xã hội hóa là:
- Làm cho toàn Đảng, toàn dân nhận thức sâu sắc vai trò của giáo dục
và vị trí, vai trò của giáo dục mầm non đối với việc xây dựng và phát triển
nguồn nhân lực, chính là giai đoạn đầu tiên hết sức quan trọng để tạo ra
nguồn lực con ngời.
- Xây dựng, huy động và tổ chức cộng đồng trách nhiệm của từng ngời
dân, của từng gia đình, tập thể và các tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, của
các đoàn thể quần chúng, của các tổ chức kinh tế, xã hội đối với việc phát
triển giáo dục mầm non và đối với việc xây dựng môi trờng giáo dục lành
mạnh ở mọi lúc mọi nơi: môi truờng này trớc hết là sự kết hợp giữa các trờng
mầm non với gia đình để giúp trẻ phát triển, là việc giúp các gia đình có
những kiến thức cần thiết để chăm sóc, nuôi dỡng và giáo dục trẻ ở ngay tại
gia đình.
- Đa dạng hoá các loại hình và hình thức giáo dục mầm non, củng cố
các trờng công lập hiện có và mở rộng các loại, dân lập, t thục. Tuỳ theo
hoàn cảnh của địa phong có thể có nhiều hình thức học tập khác nhau nh: 1
20
buổi, 2 buổi/ ngày, cả ngày và phổ biến kiến thức cho các bậc cha mẹ để nuôi
dạy ở nhà nếu có điều kiện.
- Huy động và tổ chức các lực lợng xã hội tham gia trực tiếp hoặc

gián tiếp vào quá trình chăm sóc giáo dục trẻ:
+ Tham gia việc xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục mầm non tại
địa bàn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội tại địa bàn sinh sống
của họ.
+ Tham gia vào việc tổ chức hoạt động tham quan, tìm hiểu môi trờng
xung quanh theo kế hoạch của nhà trờng.
+ Tham gia su tầm tài liệu, sách vở, tranh ảnh hoặc vẽ tranh ảnh phục
vụ cho từng chủ đề học và chơi của trẻ.
+ Tham gia cùng giáo viên lựa chọn các chủ đề mà họ cho là cần thiết
(trong hoặc ngoài chơng trình đã biên soạn) để tổ chức hoạt động vui chơi và
học tập cho trẻ. Có sự tham gia ý kiến trong việc biên soạn hoặc chỉnh lý ch-
ơng trình định kỳ của Bộ.
+ Tham gia các hội thi nấu ăn, và các hội thi khác có sự phối hợp giữa
giáo viên, trẻ em và cha mẹ để giúp đỡ trẻ.
- Tổ chức sự phối hợp liên ngành trong khi triển khai thực hiện kế
hoạch phát triển giáo dục mầm non. Đây là một trong những yếu tố then chốt
của xã hội hoá giáo dục mầm non. Trong khi thực hiện sự phối hợp này, mỗi
ngành vẫn thực hiện đúng chức năng riêng có của mình, thông qua đó thực
hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Chẳng hạn, ngành y tế tổ chức khám định
kỳ hoặc tổ chức chăm sóc vệ sinh răng miệng cho trẻ. Ngành Giao thông, h-
ớng dẫn giúp đỡ thực hiện các trò chơi về thực hiện các điều luật giao thông,
ngành Văn hoá và Uỷ ban bảo vệ chăm sóc trẻ em cùng phối hợp thực hiện
các điểm vui chơi kết hợp với trờng mầm non,
Sự phối hợp liên ngành để thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non cần
đợc thể chế hoá về mặt nhà nớc dới hình thức văn bản pháp quy, để đảm bảo
thực hiện đợc lâu dài nghiêm túc và triệt để.
21
Sự phối hợp liên ngành còn đợc thể hiện trong việc cùng nhau thống
nhất xây dựng các chính sách, chế độ để tạo điều kiện phát triển giáo dục
mầm non phù hợp làm cơ sở để Nhà nớc ban hành.

- Tổ chức việc chăm lo xây dựng đội ngũ giáo viên về mọi mặt, trình
độ, chất lợng chuyên môn, tinh thần và vật chất tôn vinh nghề nghiệp để giáo
viên không ngừng nâng cao chất lợng chăm sóc- giáo dục trẻ đồng thời tạo
ta lực lợng nòng cốt duy trì và phát triển cuộc vận động xã hội hoá giáo dục
mầm non.
- Huy động và tổ chức lực lợng xã hội thực hiện đa dạng hoá nguồn
lực đầu t cho giáo dục mầm non.
- Huy động nguồn nhân lực: làm cho lực lợng lao động xã hội và cá
nhân trong cộng đồng mang sức lực và tài năng của mình tham gia vào mọi
hoạt động của giáo dục mầm non, từ việc tích cực tạo điều kiện đa trẻ đến
lớp, đóng góp xây dựng trờng sở, làm đồ chơi, su tầm tranh ảnh cho nhà tr-
ờng đến việc tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp vào vịêc biên soạn chơng
trình tài liệu, phổ biến kiến thức đến các gia đình
+ Huy động vật lực: Nhằm tăng cờng cơ sở vật chất cho trờng, lớp
mầm non. Chẳng hạn, giành đất đai thuận lợi cho việc xây dựng trờng, lớp,
sân chơi, đóng góp ngày công xây dựng, sửa chữa trờng lớp, hỗ trợ các thiết
bị đồ dùng đồ chơi phục vụ cho dạy và học cho nhà trờng.
+ Huy động nguồn tài chính: Đối tợng huy động nguồn tài chính trong
cuộc vận động xã hội hoá giáo dục mầm non bao gồm: Nhà nớc và các cơ
quan chức năng của Nhà nớc (giữ vai trò chủ đạo, nồng cốt), các tổ chức phi
chính phủ, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, các đoàn thể và hội quần
chúng, các gia đình và cá nhân đóng góp trên cơ sở tự nguyện, công khai, dân
chủ. Để thực hiện chủ trơng này, cần khắc phục 2 khuynh hớng, Một là - ỷ
lại, chỉ trông chờ vào ngân sách của nhà nớc mà không chịu đóng góp; hai là
- kêu gọi nhân dân và mọi lực lợng đóng góp, lạm thu quá khả năng của ngời
dân.
22
- Tăng cờng nguồn thông tin: Đảm bảo dân chủ trong các hoạt động;
công khai trong các khâu thu và chi Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm
tra dới sự quản lý thống nhất của Nhà nớc.

1.2.5. Quản lý giáo dục
Quản lý giáo dục bắt nguồn từ quản lý chung. Đây là hoạt động của
chủ thể quản lý tác động tới khách thể quản lý nhằm đạt đợc mục tiêu chung
nhất là sự ổn định và phát triển của hệ thống.
Quản lý giáo dục là tác động của cơ quan quản lý giáo dục (Bộ Giáo
dục và Đào tạo, Sở giáo dục và Đào tạo, Phòng Giáo dục và Đào tạo và Nhà
trờng) đối với các thuộc cấp của mình nhằm thực hiện đợc mục tiêu giáo dục
mà Đảng và Nhà nớc ban hành.
Quá trình giáo dục theo mối liên hệ hai chiều: Giáo dục tác động vào
xã hội và xã hội tác động vào giáo dục. Cần có sự quản lý, điều khiển để các
hoạt động này diễn ra theo xu thế cân bằng động và đạt đợc sự đồng thuận
làm cho quá trình xã hội hoá của xã hội đạt tới sự bền vững.
Quản lý giáo dục hớng vào bốn cấp độ:
- Quản lý nền giáo dục trong mối quan hệ với nền kinh tế,
- Quản lý Hệ thống giáo dục Quốc dân trong mỗi quan hệ với cơ cấu
dân số và cơ cấu lao động.
- Quản lý nhà trờng trong mối quan hệ với đời sống cộng đồng.
- Quản lý quá trình dạy học/giáo dục/đào tạo trong mỗi quan hệ với
quá trình hình thành nhân cách - sức lao động.
ở xã hội ta, nhà trờng, gia đình, và xã hội là một thể thống nhất cho
nên quản lý giáo dục chỉ có thể thành công khi có sự hỗ trợ của gia đình và
xã hội và đến lợt mình quản lý giáo dục phải phục vụ cho các mục tiêu ổn
định phát triển gia đình và xã hội. Với ý nghĩa này, quản lý giáo dục đã hàm
chứa yêu cầu xã hội hóa giáo dục.
23
1.3. Quan điểm của Đảng và Nhà nớc ta về giáo dục
mầm non và xã hội hoá giáo dục mầm non.
Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Lãnh tụ kính yêu của Dân tộc đã dạy: Muốn
có Chủ nghĩa xã hội phải có con ngời xã hội chủ nghĩa, muốn có con ngời xã
hội chủ nghĩa phải nuôi dạy con ngời ngay từ lúc lọt lòng.

Ngời còn dạy: Mẫu giáo tốt là mở đầu một nền giáo dục tốt.
Ngay trong những ngày chiến tranh ác liệt chống đế quốc Mỹ, Chính
phủ đã đề ra Nghị quyết số 140/CP ngày 15/7/1971 nói về tầm quan trọng
của công tác giáo dục trẻ thơ. Nghị quyết này nhấn mạnh Việc nuôi nấng và
dạy dỗ trẻ em trong thời kỳ trứng nớc có tác dụng quyết định khá lớn đối với
sự hình thành và phát triển thế hệ tơng lai của dân tộc và có ý nghĩa rất sâu
sắc đối với tiền đồ đất nớc ta.
Cố Thủ tớng Phạm Văn Đồng đã có lời nói đầy tâm huyết ngày
7/9/1973:
Nếu hiện nay ta cha có Chủ nghĩa xã hội cho khắp mọi ngời thì làm
sao hãy có Chủ nghĩa xã hội cho trẻ em - Phải nh vậy mới đúng. Đây là ý lớn
của Bác Hồ, của Bộ Chính trị, của Nhà nớc ta.
Bớc vào thời kỳ đất nớc thống nhất, cả nớc đi lên Chủ nghĩa xã hội, Bộ
Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam ra Nghị quyết về cải cách giáo dục
(NQ14) đã có sự khẳng định: Càng làm tốt công tác giáo dục mầm non thì
càng có điều kiện thuận lợi để tạo sự đồng thuận, để đạt chất lợng cao trong
việc giáo dục phổ thông và mở rộng sự nghiệp giải phóng phụ nữ.
Bớc vào thời kỳ đổi mới, giáo dục mầm non tiếp tục đợc khẳng định là
một công việc quan trọng của sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo.
Hội nghị TW2 của Ban chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam khoá VIII
định hớng cho chiến lợc giáo dục và đào tạo với sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nớc đã ghi rõ: Xây dựng hoàn chỉnh và phát triển giáo dục
24
mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi, phổ biến kiến thức nuôi dạy trẻ
cho các gia đình.
Hội nghị lần thứ VI của Ban chấp hành Trung ơng Đảng khoá IX đã cụ
thể hoá thành các chỉ tiêu cho phát triển giáo dục mầm non đến năm 2010:
Mở rộng hệ thống trờng lớp giáo dục mầm non trên mọi địa bàn dân c, đặc
biệt ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số, nông thôn. Tăng tỷ lệ trẻ trớc 3 tuổi đi
nhà trẻ 12% năm 2000 lên 15% vào năm 2005 và 18% vào năm 2010; trẻ từ

3-5 tuổi đi học mẫu giáo từ 50% năm 2000 lên 58% vào năm 2005 và 67%
vào năm 2010 (Trong đó trẻ 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 85% vào năm 2005 và
95% vào năm 2010). Giảm tỷ lệ suy dinh dỡng của trẻ trong các cơ sở giáo
dục mầm non xuống dới 20% vào năm 2005, dới 15% vào năm 2010.
Tiếp tục hoàn chỉnh mạng lới trờng, lớp cho giáo dục mầm non ở cơ
sở, hoàn chỉnh các loại hình và các hình thức giáo dục thích hợp cho mọi địa
bàn, từ đó tạo cơ hội cho trẻ em đợc hởng giáo dục mầm non và mỗi ngời dân
có thể đóng góp năng lực, sở trờng của họ cho giáo dục mầm non.
Các Nghị quyết của Đảng đã định hớng cho xã hội hoá giáo dục
mầm non một số vấn đề quan trọng sau:
Hoạt động xã hội hoá cần thiết phải đảm bảo tính dân chủ, bình
đẳng, công bằng và công khai để phát triển giáo dục mầm non cả về số l-
ợng, chất lợng, hiệu quả
Xã hội hoá giáo dục mầm non phải nhằm hạn chế sự tác động tiêu cực
của cơ chế thị trờng mang lại nh: bất bình đẳng, phân cực hởng thụ giáo dục
mầm non giữa các vùng miền và các nhóm dân c có hoàn cảnh khác nhau.
Việc đầu t, hỗ trợ của nhà nớc cần chú trọng đến đặc điểm khác biệt về tự
nhiên, kinh tế- xã hội.
Xã hội hoá giáo dục mầm non phải đợc thể chế hoá bằng các văn
bản pháp quy quy định cụ thể về quyền lợi và nghĩa vụ, bắt buộc và tự
nguyện đối với tập thể và cá nhân
25

×