Tải bản đầy đủ (.pptx) (27 trang)

TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ ĐƯỢC PHÁP LUẬT CỘNG HÒA PHÁP QUY ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (542.52 KB, 27 trang )


Nhóm: TIẾNG PHÁP THƯƠNG MẠI

TỔNG QUAN VỀ HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ ĐƯỢC
PHÁP LUẬT CỘNG HÒA
PHÁP QUY ĐỊNH


Hợp đồng (contrat) là một thỏa thuận từ đó dẫn tới việc phát
sinh nghĩa vụ của một hay nhiều người đối với một hay nhiều
người khác về việc chuyển giao, làm hoặc không làm một việc
gì đó(Đ1101-LDS)

Mua bán là một thỏa thuận theo đó một bên có nghĩa vụ
chuyển giao một vật, và bên còn lại có nghĩa vụ thanh toán
(Đ1582-LDS)

Yếu tố nước ngoài: yếu tố qua đó hợp đồng có liên hệ có thể
chỉ một phần với một trật tự pháp lý nước ngoài. Yếu tố đó thể
là trụ sở kinh doanh ngoài nước Pháp của một chủ thể, quốc
tịch, vị trí địa lí của một hàng hóa hay nơi kí kết hợp đồng…
1. Khái niệm cơ bản


Các bên giao kết hoàn toàn tự nguyện
- Mọi thỏa thuận đều không có giá trị nếu đạt được do nhầm lẫn, do bị đe dọa hoặc
bị lừa dối(Đ1109-LDS)

Các bên giao kết có năng lực giao kết hợp đồng


- Các trường hợp được coi là không có năng lực giao kết hợp đồng:
+ Người chưa thành niên
+ Người thành niên được bảo vệ theo Điều 448-LDS
+ Hợp đồng sẽ bị tuyên vô hiệu nếu bất cứ người nào nắm giữ chức vụhoặc làm
việc trong các cơ quan, trung tâm chăm sóc người cao tuổi hoặc cung cấp các dịch
vụ chăm sóc người mắc bệnh tâm thần trở thành người mua tài sản, chuyển giao
quyền thuộc về người được chăm sóc tại trung tâm đó, hay cho thuê nơi ở của họ
trước khi vào trung tâm (Đ1125-1- LDS)
2.Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán
quốc tế: 4 điều kiện (Đ1108-LDS)


Đối tượng của hợp đồng phải xác định
- Chỉ những vật phẩm trong thương mại mới có thể trở
thành đối tượng của hợp đồng (Đ1128-LDS).

Căn cứ của hợp đồng phải hợp pháp
- Nghĩa vụ không có căn cứ, căn cứ sai hoặc bất hợp
pháp có thể không hiệu lực (Đ1131_LDS)
2.Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán
quốc tế: 4 điều kiện (Đ1108-LDS)


Đề nghị giao kết hợp đồng
-
là một hành động nhằm thiết lập các yếu tố cần thiết và cơ bản của hợp đồng
mà bên đề nghị đưa ra cho bên được đề nghị và thể hiện ý chí bị ràng buộc
trong trường hợp đề nghị giao kết được chấp nhận.
-
phải thực sự rõ ràng.

-
Thời hạn hiệu lực của một đề nghị giao kết sẽ do bên đề nghị ấn định.
-
Một đề nghị giao kết bị hủy bỏ hay chấm dứt nếu nó không nhận được phản
hồi từ bên được đề nghị hoặc bên được đề nghị không phản hồi đúng thời
hạn quy định của thư đề nghị giao kết.
-
Im lặng là thể hiện sự từ chối đề nghị giao kết hợp đồng của bên được đề
nghị.
3.Giao kết hợp đồng


Chấp nhận đề nghị giao kết

là hành động thể hiện ý chí sẵn lòng để bị ràng buộc với các điều khoản
của đề nghị mà bên đươc đề nghị phản hồi tới bên đề nghị, cần phải rõ
ràng và đơn giản, thể hiện ngay từ hình thức đến nội dung.

Thời hạn hiệu lực: phải đáp ứng thời gian quy định cụ thể ghi trong đề
nghị. Nếu đề nghị không đề cập thì thời hạn hiệu lực của chấp nhận đề
nghị giao kết sẽ đựa trên một khoảng “thời gian hợp lý” tùy từng trường
hợp cụ thể, thường là 30 ngày sau khi nhận được đề nghị giao kết.

Bên được đề nghị có thể hủy bỏ chấp nhận đề nghị giao kêt hợp đồng
nếu thư hủy bỏ đến trước hoặc cùng lúc với chấp nhận giao kết.

Sự im lặng không trở thành một chấp nhận đề nghị giao kết nếu không
nằm trong luật điều chỉnh hợp đồng, hoặc trừ phi giữa các bên đã tồn tại
một thói quen hay tập quán như vậy.
3.Giao kết hợp đồng


4.1> Tư pháp quốc tế
a) Đối tượng điều chỉnh
−)
Là quan hệ dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài.
−)
Về yếu tố nước ngoài:
+ Chủ thể: người nước ngoài, pháp nhân nước ngoài
+ Khách thể của quan hệ đó ở nước ngoài: VD: DS thừa kế ở nước ngoài;
+ Sự kiện pháp lý là căn cứ xác lập, thay đổi, chấm dứt các quan hệ đó xảy ra ở nước ngoài:
VD: Kết hôn ở nước ngoài.
b) Phương pháp điều chỉnh
−)
Là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp luật dân sự, thương
mại, hôn nhân gia đình, lao động, và tố tụng dân sự có yếu tố nước ngoài.
4.Nguồn luật điều chỉnh

c) Nguồn cơ bản của tư pháp quốc tế
−)
Những nguồn thuộc nhà nước: luật pháp của mỗi quốc gia
−)
Những tiêu chuẩn không thuộc nhà nước: các điều ước quốc tế ( Công ước Viên, Rome, La Haye…),
tập quán thương mại quốc tế ( Lex Mercatoria
4.2> Tập quán thương mại quốc tế: Lex Mercatoria
−)
Là bộ nguyên tắc tập quán được viện dẫn và áp dụng trong khuôn khổ quốc tế mà không cần dẫn
chiếu đến bất kì hệ thống luật quốc gia nào.
−)
Đặc điểm chính là “tính chất bổ sung luật” và “ xuyên quốc gia”.
−)

Điều kiện áp dụng: khi các bên trong hợp đồng thương mại quốc tế không chấp nhận lựa chọn một
hệ thống pháp luật cụ thể nào làm luật nào áp dụng cho hợp đồng thì hợp đồng đó sẽ được điều
chỉnh bởi “ những quy định chung của luật” hoặc tập quán thương mại quốc tế” hoặc “Lex
Mercatoria”.
−)
Cơ chế áp dụng:
)
Lex Mercatoria mang tính quốc tế
)
Lex Mercatoria mang tính toàn cầu
)
Lex Mercatoria mang tính bền vững
4.Nguồn luật điều chỉnh

4.3. Công ước quốc tế và luật áp dụng
a) Hai công ước La Haye năm 1964 về mua bán quốc tế những động sản hữu hình
)
Luật thống nhất về thành lập hợp đồng mua bán quốc tế các động sản hữu hình
)
Luật thống nhất cho mua bán quốc tế về động sản hữu hình
b) Công ước La Haye năm 1955 về luật áp dụng đối với mua bán hàng hóa cácđộng sản
hữu hình
Tuân thủ luật mà các bên lựa chọn. Nếu không có sự thỏa thuận về luật áp dụng của
các bên thì luật nước nơi người bán có trụ sở kinh doanh vào lúc nhận được đơn đặt
hàng sẽ được áp dụng, trừ các trường hợp sau:
−)
Khi đơn hàng được giao cho một chi nhánh của người bán thực hiện thì luật của
nước nơi có chi nhánh được áp dụng.
−)
Khi đơn hàng được giao cho người bán hoặc đại lí của người bán ở nước người mua

thì luật của nước nơi người mua thường trú được áp dụng.
4.Nguồn luật điều chỉnh

c) Công ước Viên năm 1980 của Liên hợp quốc về hợp đồng mua bán hàng hóaquốc tế ( viết tắt là
CISG)
-)
Gồm 101 điều, được chia làm 4 phần:
)
Phần 1: phạm vi áp dụng và các quy định điểu chỉnh
)
Phần 2: thành lập hợp đồng
)
Phần 3: mua bán hàng hóa
)
Phần 4: các quy định cuối cùng
-)
Các trường hợp áp dụng CISG cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế:
)
Khi các bên trong hợp đồng có trụ sở thương mại tại các quốc gia thành viên CISG (điều 1.1a
CISG)
)
Trong trường hợp xung đột dẫn chiếu tới việc áp dụng luật của một quốc gia thành viên (điều
1.1b CISG)
d) Công ước Rone năm 1980 về luật áp dụng đối với các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng
Một hợp đồng sẽ bị điều chỉnh bởi luật do các bên lựa chọn,được thể hiện rõ trong các điều khoản
của hợp đồng hoặc theo hoàn cảnh của vụ việc. Các bên có thể lựa chọn luật áp dụng đối với toàn
bộ hoặc chỉ một phần của hợp đồng.
4.Nguồn luật điều chỉnh

ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU CỦA

HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG
HÓA QUỐC TẾ ĐƯỢC QUY
ĐỊNH TRONG LUẬT CỘNG
HÒA PHÁP

1.1> Đối tượng
a) Những vật phẩm nào có thể trở thành đối tượng của hợp.
Theo Đ1128-LDS :“Chỉ những vật phẩm trong thương mại mới có thể trở thành đối
tượng của hợp đồng”.
Các trường hợp không thể là đối tượng của hợp đồng :
)
Các trường hợp ngoài thương mại:Các quyền nhân thân phi tài sản,thân thể
người (trừ sữa mẹ), những vật thuộc sở hữu chung (nước, sông, suối, biển…),tài
sản quốc gia, các thỏa thuận đối với thừa kế chưa chia, thuốc súng, chất nổ, vũ khí
chiến tranh, mọi thứ trái với qui định chung và với thuần phong mĩ tục (được qui
định tại Đ6 và Đ1134-LDS)
)
Trong một số trường hợp, luật cũng cấm chuyển nhượng một vài quyền về vật
bất động sản như : Di sản thừa kế từ một người đang sống ngay cả khi có sự đồng
ý của họ (Đ1600-BLDS), tài sản thuộc lĩnh vực công của các tổ chức nhà nước. Còn
các tài sản thuộc lĩnh vực tư có thể chuyển nhượng được với điều kiện phải có
giấy phép hành chính, của hồi môn của người phụ nữ đã lấy chồng, quyền sử
dụng và quyền cư dụng (Đ634-LDS)
1.Hai điều khoản chủ yếu

b) Sự tồn tại của đối tượng
)
Để hợp đồng có hiệu lực, ngoài việc đối tượng đó mang tính thương
mại pháp lý thì nó còn phải tồn tại, xác định và là tài sản của người bán.
−)

Việc mua bán một vật đã mất.
)
Mất toàn phần: điều này làm hợp đồng vô hiệu hoàn toàn bởi 1 nguyên
tắc là: nghĩa vụ của người bán mà không có đối tượng thì không có căn
cứ phát sinh nghĩa vụ của người mua.
)
Mất một phần: “ nếu chỉ một phần của đối tượng bị mất đi, người mua
có quyền được chọn hủy hợp đồng hoặc yêu cầu tiếp tục hợp đồng với
phần hàng hóa còn lại, đồng thời định giá lại từng phần” Đ1601-2-LDS
−)
Việc mua bán một vật trong tương lai: Đ1130-1-LDS quy định rằng
“những vật trong tương lai có thể là đối tượng của hợp đồng” . Không
nhất thiết đối tượng phải tồn tại ở hiện tại, tại thời điểm giao kết hợp
đồng, mà trong tương lai, có nghĩa là thời điểm giao hàng.
1.Hai điều khoản chủ yếu

c) Sự xác định của đối tượng
−)
“đối tượng cần phải được xác định ít nhất là về chủng loại”. Đ1129-
LDS
d) Đối tượng là tài sản của người bán.
-)
Đ1599-LDS quy định “hợp đồng mua bán tài sản của người khác là
vô hiệu: nó gây ra thiệt hại về lợi ích khi mà người mua không biết
đó là tài sản của người khác”.
1.2> Giá cả
-
Giá xác định hoặc có thể xác định
-
Giá thực (không là giá lừa dối, giá giấu diếm, giá không đáng kể)

-
Giá chính xác (vấn đề về thiệt hại)
1.Hai điều khoản chủ yếu

2.1> Nghĩa vụ người bán

Người bán bắt buộc phải giao hàng cho người mua, có nghĩa là
trao lại hàng hóa tại một địa điểm, thời gian và các điều kiện quy
định trước trong hợp đồng.

Hàng hóa được giao cần phải phù hợp cả về mặt chất lượng và số
lượng theo các điều thỏa thuận trong hợp đồng.

Hợp đồng phải quy định một khoảng thời gian hợp lý để người
mua kiểm tra về chất lượng và số lượng khi hàng được giao.

Luật cũng quy định về các hình phạt trong các trường hợp liên
quan đến lỗi của người bán về nghĩa vụ giao hàng:
2. Nghĩa vụ các bên

-
Bảo hiểm hàng lỗi giấu kín được nêu lên trong điều
1641 BLDS chứng tỏ pháp chế ngày càng coi trọng
nghĩa vụ bảo đảm an toàn của người bán.
-
Bảo hiểm bắt buộc có trong nghĩa vụ của người bán,
không được làm nhiễu người mua khi sở hữu hàng
bán, và chống lại bên thứ ba sở hữu hàng. Việc bảo
hiểm này hiếm khi xảy ra trong khuôn khổ mua bán
thương mại, vì nó thường xuất hiện trong giao dịch

nhà đất, trong trường hợp áp dụng theo điều 2279
BLDS.
2. Nghĩa vụ các bên

2.2. Nghĩa vụ người mua

Theo Đ1650-LDS, nghĩa vụ cơ bản nhất của người mua là: nghĩa vụ thanh toán

Người mua không chỉ phải trả cho người bán số tiền của hàng hóa mà còn cho các
phụ phí khác theo quy định của hợp đồng.

Việc thực hiện nghĩa vụ thanh toán do các bên thỏa thuận.

Nếu thanh toán bằng tiền mặt, việc thanh toán phải vào lúc giao hàng. Hợp đồng
có thể có quy định trước về việc chiết khấu, tức là giảm giá cho người mua nếu họ
thanh toán bằng tiền mặt ngay lúc giao hàng.

Ngoài ra luật còn quy định về nghĩa vụ: tiếp nhận hàng hóa của người mua

Theo Đ1657-LDS, trong hợp đồng mua bán động sản (đặc biệt là những hàng hóa
dễ hư hỏng và thực phẩm), nếu đã hết thời hạn thỏa thuận mà bên mua không tiếp
nhận tài sản, thì hợp đồng đương nhiên bị hủy bỏ. Quy định này nhằm bảo vệ
quyền lợi cho bên bán.
2. Nghĩa vụ các bên


Với hình thức hợp đồng, người mua có thể vô hiệu đối với lỗi hoặc phát hiện
có lừa dối.

Người mua cũng có thể thắng thế trong việc bắt buộc bảo hiểm và bảo hiểm

chống lại những lỗi giấu kín của người bán

Việc bảo hiểm không thể thực hiện nếu người mua đem thêm bằng chứng về
sai sót của hàng hóa

Sai sót xuất hiện khi nào?

Người mua cần kiểm tra hành vi trong một thời hạn ngắn.

Đối tượng hàng hóa được bảo vệ để bồi hoàn một phần giá đã trả, đó là hành
vi bình giá.

Cũng có thể chọn trả lại hàng hóa, đó là hành vi hủy hợp đồng, hình thức giả
quyết việc bán hàng.
2. Nghĩa vụ các bên

VÍ DỤ VỀ TRANH CHẤP LIÊN
QUAN ĐẾN HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
ĐƯỢC PHÁP LUẬT CỘNG
HÒA PHÁP GIẢI QUYẾT

Các bên:
-
Nguyên đơn: Công ty A (Ả Rập)
-
Bị đơn: Công ty B (Pháp)

Công ty A và công ty B kí kết một hợp đồng mua bán 128 tấm kính
nhiều lớp.

-
FOB, Montpellier Incoterm 2000 (nơi sản xuất)
-
Cảng đích ở Dubai.
-
Công ty B kí kết các hợp đồng “sous-traitance” (*) , giao phó việc
sản xuất và đóng gói hàng hóa cho các công ty khác ở Pháp.
Hai tuần sau khi hàng hóa đến Dubai (2 tháng sau khi giao hàng),
người mua đưa ra thông báo về việc hàng hóa không phù hợp với yêu
cầu được kí kết trong hợp đồng.
Vài tháng sau khi đưa ra thông báo, người mua yêu cầu người bán
hủy bỏ hợp đồng hoàn trả số tiền đã thanh toán và bồi thường thiệt
hại.
Tóm tắt vụ việc

Các lí lẽ công ty A đưa ra:
- Điều 36 CƯ Viên 11/4/1980, người bán chịu trách
nhiệm về mọi sự không phù hợp của hàng hóa tồn tại
vào lúc chuyển giao rủi ro sang người mua, ngay cả khi
sự không phù hợp của hàng hóa chỉ được phát hiện sau
đó.Trong trường hợp này, người bán chịu trách nhiệm
phỏng đoán, chứng minh nguyên nhân gây lỗi.
Diễn biến vụ kiện

Các lí lẽ công ty A đưa ra:
Khoản 2 Điều 35 CƯ Viên, trừ trường hợp các bên có
thỏa thuận khác, hàng hóa bị coi là không phù hợp với
hợp đồng nếu:
-
Hàng hóa không thích hợp cho các mục đích sử dụng

mà các hàng hóa hàng hóa cùng loại vẫn thường đáp
ứng.
-
Hàng hóa không được đóng bao bì theo cách thông
thường cho những hàng cùng loại hoặc, nếu không có
cách thông thường, thì bằng cách thích hợp để giữ gìn
và bảo vệ hàng hóa đó.
Diễn biến vụ kiện

Tòa án sơ thẩm:
-
Người mua không chứng minh được nguồn gốc của
các khuyết tật về hàng hóa
-
Ủng hộ người bán. Người mua kháng cáo.
Phán quyết của tòa án

×