Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
BÀI TỰ LUẬN
Đề tài: Vận dụng lý thuyết mâu thuẫn của Triết
học Mác-Lênin để tìm hiểu những mâu thuẫn khi
Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới
WTO
Giáo viên hướng dẫn: Trương Minh Hòa
Tên học viên: Bùi Hải Nam (07/05/1988)
Số thứ tự: 31
Lớp: QT3A
Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
CHƯƠNG I. NGUYÊN LÝ TRIẾT HỌC CỦA ĐỂ TÀI
Đề tài được nghiên cứu dựa trên nguyên lý Triết học:”Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập”. Để tìm hiểu nguyên lý triết học này ta cần tìm hiểu trong các mặt sau:
1.1 Khái niệm các mặt đối lập mâu thuẫn, sự thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
Tất cả các sự vật hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng trong nó các mặt đối lập, trái ngược nhau. Mặt
đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến
đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Sự tồn tại của các mặt đối lập là khách quan và phổ biến trong tất cả các sự vật. Các mặt đối lập nằm
trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Hai mặt đối lập tạo thành
mâu thuẫn biện chứng tồn tại trong sự thống nhất với nhau. Sự thống nhất giữa các mặt đối lập là sự
nương tựa lẫn nhau, tồn tại không tách rời nhau, sự tồn tại của mặt này phải lấy sự tồn tại của mặt kia
làm tiền đề. Những nhân tố giống nhau trong các mặt đối lập gọi là sự đồng nhất giữa các mặt đối lập.
Do có sự đồng nhất giữa các mặt đối lập mà đến một lúc nào đó, các mặt đối lập có thể chuyển hóa lẫn
nhau. Các mặt đối lập không chỉ thống nhất mà còn luôn luôn đấu tranh với nhau, đấu tranh giữa các
mặt đối lập là sự tác động qua lại bài trừ lẫn nhau, phủ định nhau, rất đa dạng phong phú tùy thuộc vào
tính chất của các mặt đối lập và mối quan hệ của các mặt đối lập.
1.2 Mâu thuẫn là nguồn gốc của sự vận động và phát triển
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện
chứng duy vật. Nó vạch ra một trong ba phuơng diện cơ bản của bất kỳ sự phát triển nào diễn ra trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Nội dung của quy luật này là bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng chứa đựng trong
nó những mâu thuẫn nội tại, các mặt các yếu tố, các khuynh hướng đối lập nhau. Chúng luôn đấu tranh,
loại trừ lẫn nhau nhưng đồng thời lại là tiền đề tồn tại của nhau và không thể tồn tại thiếu nhau, tức là
chúng vừa ở trong trạng thái đối lập với nhau vừa ở trong trạng thái thống nhất với nhau. Sự thống nhất
giữa các mặt tạo nên một sự ổn định mang tính tương đối, nhưng sự đấu tranh giữa các mặt làm cho mâu
thuẫn ngày càng trở nên gay gắt và đến một thời điểm nhất định, cái cũ sẽ tiêu tan, cái mới sinh ra và lại
tiếp tục đấu tranh với các mặt đối lập của chính nó.F.Hegel là người đầu tiên nêu lên quan điểm này
nhưng ông lại đứng trên quan điểm duy tâm ”ý niệm tuyệt đối”. Trái với Hegel, triết học Mác nghiên
cứu và giải thích QLTN và ĐTGCMĐL với tính cách quy luật không chỉ của nhận thức, mà của cả thế
giới khách quan. V.I.Lênin có viết:” Sự phát triển là một cuộc “đấu tranh” giữa các mặt đối lập”, tuy
nhiên không có sự thống nhất giữa các mặt đối lập thì cũng không có đấu tranh giữa chúng. Sự vận động
và phát triển bao giờ cũng là sự thống nhất giữa tính ổn định và tính thay đổi. Sự thống nhất và đấu tranh
giữa các mặt đối lập quy định tính ổn định và thay đổi của sự vật. Do đó mâu thuẫn là nguồn gốc của sự
phát triển.
CHƯƠNG II. VẬN DỤNG NGUYÊN LÝ VÀO THỰC TIỄN
Việc nghiên cứu quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập đã mang lại những ý nghĩa quan
trọng về mặt phương pháp luận trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Đây chính là cơ sở cho
chúng ta có cái nhìn sâu rộng về bản chất của sự vật và tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt
động thực tiễn. Việc áp dụng xem xét và tìm hiểu những cơ hội và thách thức của nước ta khi gia nhập
Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
tổ chức Thương mại thế giới WTO chính là đi xem xét những mặt, những mâu thuẫn của nền kinh tế, sự
thống nhất và đấu tranh của những mâu thuẫn đó, từ đó giải quyết mâu thuẫn chuyển hóa chúng, tạo tiền
đề cho sự chuyển hóa và phát triển là việc làm rất quan trọng và cần thiết.
Những cơ hội và thách thức mà Việt Nam có được khi gia nhập WTO chính là những mặt đối lập có tác
động qua lại lẫn nhau, ở đó có sự nương tựa, thống nhất giữa nhiều thành phần kinh tế, việc tìm hiểu và
nghiên cứu sẽ phát hiện ra điểm mạnh yếu, để từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu, tạo bước
đẩy cho chúng ta nhanh chóng phát triển đưa đất nước đi lên.
Khi gia nhập WTO Việt Nam đã được nhiều thuận lợi, nhưng cũng không ít khó khăn mà chủ yếu có thể
gói gọn trong 5 thuận lợi và 4 khó khăn sau:
2.1 Về thuận lợi
A. Một là
Được tiếp cận thị trường hàng hóa và dịch vụ ở tất cả các nước thành viên với mức thuế nhập khẩu đã
được cắt giảm, không bị phân biệt đối xử tạo điều kiện cho chúng ta mở rông thị trường xuất nhập khẩu
và xa hơn trong tương lai đó là sự lớn mạnh của một nền kinh tế.
B. Hai là
Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế theo cơ chế thị trường định hướng XHCN và công khai minh
bạch các thiết chế quản lý theo các quy định của WTO. Môi trường kinh doanh của nước ta ngày càng
được cải thiện, nó làm phát huy tiềm năng của các thành phần kinh tế và thu hút vốn đầu tư nước ngoài,
qua đó tiếp nhận vốn công nghệ sản xuất và công nghệ quản lý, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thực trạng trong những năm qua đã chỉ rõ, cùng với phát huy nội lực, đầu tư nước ngoài có vai trò quan
trọng trong nền kinh tế nước ta và có xu thế ngày càng nổi trội. Năm 2006 đầu tư nước ngoài chiếm 37%
giá trị sản xuất công nghiệp, gần 56% kim ngạch xuất khẩu và 15,5% GDP, thu hút hơn 1 triệu lao động
trực tiếp làm việc trong các doanh nghiệp nước ngoài. Năm 2007, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có
giá trị sản xuất công nghiệp tăng 18,2%. Quí I/2008, thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đạt kết quả
khá cao. Tổng vốn đăng ký của các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đầu năm đến 22/3 (gồm cả vốn
cấp mới và tăng thêm) ước tính đạt khoảng 5,44 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ năm trước, gồm có
vốn của dự án mới cấp giấy phép đạt 5156 triệu USD, tăng 43%; vốn tăng thêm đạt 280,3 triệu USD,
giảm 53%. Vốn ODA cam kết trong quí I/2008 đạt gần 369 triệu USD, tăng 16% so với cùng kỳ năm
trước, trong đó vốn vay trên 342 triệu USD và vốn viện trợ không hoàn lại là 26,4 triệu USD. Tổng giá
trị giải ngân vốn ODA ước tính đạt khoảng 210 triệu USD, bằng 11% kế hoạch năm.
C. Ba là
Gia nhập WTO chúng ta có một vị thế bình đẳng với các thành viên khác trong hoạch định kế hoạch
kinh tế toàn cầu, có cơ hội đấu tranh nhằm thiết lập một trật tự kinh tế mới công bằng hơn, hợp lý hơn
có đủ điều kiện để bảo vệ lợi ích của đất nước cũng như của doanh nghiêp. Đương nhiên kết quả đấu
tranh này còn tùy thuộc vào năng lực cũng như tầm ảnh hưởng của chúng ta, khả năng tập hợp lực lượng
và năng lực quản lý của ta.
Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
D. Bốn là
Mặc dù chủ trương của chúng ta là chủ động đổi cải cách thể chế kinh tế ở trong nước để phát huy nội
lực và hội nhập ở bên ngòai nhưng chính việc gia nhập WTO, hội nhập vào nền kinh tế thế giới cũng
thúc đẩy tiến trình cải cách kinh tế trong nước, đồng bộ hơn hiệu quả hơn
E. Năm là
Cùng với những thành tựu đã đạt đựoc thì việc gia nhập WTO nâng cao vị thế của nước ta trên trường
quốc tế, tạo điều kiện cho công cuộc đối ngoại của ta với các nước trên thế giới.
2.2 Những khó khăn và thách thức
Những khó khăn này căn bản bắt nguồn từ sự yếu kém về năng lực sản xuất cũng như năng lực quản lý,
từ sự chênh lệch giữa năng lực nội sinh của đấy nước với yêu cầu của hội nhập.
A.Một là
Cạnh tranh sẽ diễn ra gay gắt hơn với nhiều đối thủ hơn trên bình diện sâu hơn, rộng hơn. Đây là sự
cạnh tranh giữa sản phẩm ta với sản phẩm nước ngoài, giữa doanh nghiệp ta với doanh nghiệp nước
ngoài, không chỉ tại thị trường quốc tế mà cả thị trường trong nước.
B. Hai là
Trên thế giới sự “phân phối” lợi ích diễn ra không đồng đều, những nước có nền kinh tế phát triển thấp
được hưởng lợi thấp hơn. Nó đã tạo ra thách thức về tăng trưởng kinh tế đi đôi với xóa đói giảm nghèo,
thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
C. Ba là
Hội nhập kinh tế thế giới khiến cho tính tùy thuộc giữa các nước sẽ tăng lên. Một sự biến động nhỏ trên
thị trường thế giới sẽ có tác động mạnh đến thị trường trong nước, điều này đòi hỏi một chính sách kinh
tế đúng đắn có khả năng dự báo và phân tích tình hình, cơ chế quản lý để có thể kịp thời dự báo và đưa
ra các phương pháp giải quyết hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực trước biến động trên thị trường thế
giới.
E. Bốn là
Hội nhập kinh tế đề ra những vấn đề mới trong việc bảo vệ môi trường, giữ gìn bản sắc dân văn hóa và
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Ngoài thách thức cơ bản trên, bên cạnh nó còn có những thách thức như
- Khó khăn về trình độ phát triển.
Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
- Bất lợi của những người đi sau.
- Cạnh tranh với các nước đã và đang phát triển.
- Mâu thuẫn giữa khả năng thực thi và cam kết.
2.3 Đi sâu nghiên cứu vào các nghành để làm rõ mâu thuận biện chứng giữa khó khăn và thách
thức khi Việt Nam ra nhập WTO.
- Ngành dệt may- giày da:
Tháng 1-2007 thuế nhập khẩu hàng dệt may đã giảm, tạo ra nhiều thay đổi lớn trong thị trường nội địa.
Những tổ hợp các công ty nhỏ trong lĩnh vực dệt may sẽ rất khó khăn, và việc đóng cửa hàng loạt là điều
không tránh khỏi. Đặc biệt đối với mặt dệt may, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ khiến cho các mặt hàng
trong nước phải cạnh tranh khốc liệt với các mặt hàng nước ngòai, từ những thương hiệu bình dân của
Thái Lan, Trung Quốc đến những thương hiêu nổi tiếng trên thế giới như Valentino, Giordano,Guest….
Nhưng khó khăn đó cũng đi kèm với những thuận lợi không nhỏ như quan hệ thương mại của Việt Nam
và EU ngày càng phát triển. EU là một đối tác quan trọng của Việt Nam trong các lĩnh vực hợp tác
thương mại mà nhất là xuất khẩu, tuy kim ngạch chưa lớn nhưng tốc độ tăng trưởng và phát triển là
tương đối cao. Danh mục hàng xuất khẩu từ Việt Nam sang EU ngày càng tăng lên, ngoài thủy sản ,
nông sản thì các danh mục hàng như dệt may , đồ gỗ, đồ dung trẻ em cũng có sức tăng đáng kể.Giày
dép là mặt hàng chủ yếu có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất, theo dự báo thì ngành da-giày Việt Nam năm
nay có thể đạt 1,6 tỷ USD. Đây là một thị trường đầy tiềm năng cũng như thị hiếu đa dạng nhưng sự đòi
hỏi về chất lượng sản phẩm là cao
Vậy ta thấy rằng ngành dệt may, giày da Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn khi gia nhập WTO nhưng đi
kèm với nó bao giờ cũng là những thuận lợi nhất định, và giữa khó khăn và thuận lợi này luôn luôn tồn
tại mối quan hệ mà ở đó khó khăn sẽ chi phối tác dụng vốn có của thuận lợi, chúng sẽ cản trở không cho
chúng ta phát huy được những thuận lợi đó, việc tận dụng những cơ hội này để phát triển đất nước buộc
chúng ta phải nghiên cứu tìm hiểu kỹ lưỡng mâu thuẫn biện chứng duy vật giữa thuận lợi và khó khăn
để tìm cách giải quyết mâu thuẫn giữa chúng, nghĩa là dựa trên tiền lệ vốn có của đất nước mà có biện
pháp tận dụng tối đa những cơ hội và giảm những khó khăn ảnh hưởng đến kinh tế đất nước.
- Nông Nghiệp:
Ngay khi bước vào WTO, nền nông nghiệp của Việt Nam đã phải chịu bốn luật chơi khó khăn
Một là luật chơi về an toàn thực phẩm
Hai là luật chơi về chất lượng
Ba là luật chơi về số lượng
Bốn là luật chơi về giá cả
Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
Trong bốn luật chơi trên cái khó nhất của Việt Nam có lẽ là chu trình nông nghiệp an toàn hay nông
nghiệp tốt. Chu trình nông nghiệp an toàn GAF là một bộ hồ sơ trình bày công nghệ sản xuất của nông
trại đồng thời cũng là bộ hồ sơ ghi chép tất cả những quá trình hoạt động tại nông trại. Khó khăn của
Việt Nam trong việc có được một chu trình nông nghiệp an toàn có thể coi là trở ngại lớn nhất trong việc
đưa nông sản Việt Nam đến các nước trên thế giới.
Khó khăn như vậy nhưng bên cạnh đó là những thuận lợi không nhỏ, việc nông nghiệp Việt Nam được
tiếp xúc với một thị trường rộng lớn, với khả năng mạnh. Tuy chính phủ không được phép trợ cấp xuất
khẩu, nhưng chính phủ được phép trợ cấp khuyến nông và phát triển nông nghiệp, nó dẫn đến một sự
thuận lợi trong việc phát triển các kỹ thuật trong nông nghiệp và giúp cho chu trình nông nghiệp an toàn
của Việt Nam (VietGAP) đạt được mức tối ưu mà các nhà nhập khẩu khó tính yêu cầu.
- Ngành Hải quan:
Cơ quan Hải quan sẽ phải thực hiện một loạt các cam kết có liên quan trong WTO. Do mặt bằng pháp lý
được điều chỉnh theo các cam kết với WTO, đây chính là cơ hội để hải quan Việt Nam thực hiện một
cách đồng bộ và đầy đủ những cam kết quốc tế về hải quan với những chuẩn mực và thông lệ tiên tiến
nhất trên thế giới. Nếu thực hiện tốt điều này thì hải quan Việt Nam sẽ có cơ hội tăng cường và nâng cao
khả năng của chính mình, bắt kịp các yêu cầu quản lý hải quan hiện đại. Mặt khác Hải quan Việt Nam sẽ
có cơ hội mở rộng giao lưu, hợp tác với hải quan của các nước khác, việc này có ý nghĩa quan trọng đối
với tiến trình hiện đại hóa của Hải quan Việt Nam.
Tuy nhiên, thực hiện giảm thuế nhập khẩu theo cam kết sẽ tác động đến nguồn thuế xuất nhập khẩu của
ngành hải quan, trong khi chỉ tiêu của ngành không những giảm mà còn tăng, đây chính là một trong
những khó khăn của ngành hải quan Việt Nam. Đã có những sửa đổi nhưng hiện nay ngành hải quan
Việt Nam vẫn không tránh khỏi sự thiếu đồng bộ về văn bản, cơ chế chính sách ngay trong ngành hải
quan và giữa các ban quản lý nhà nước về hải quan với các bộ, ban ngành khác. Khi vào WTO ngành
hải quan cần chủ động thực hiện rà soát hệ thống văn bản pháp luật của ngành mình, đồng phối hợp với
các bộ ngành khác để kiến nghị chính phủ được sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản một cách đồng bộ.
Nhưng khó khăn lớn nhất của ngành hải quan Việt Nam lại là nguồn nhân lực với thói quen lâu năm làm
việc thủ công, khi ra nhập WTO với một khối lượng công việc lớn thì việc đào tạo và thay đổi cơ chế
làm việc là một việc bức thiết cần làm gấp.
KẾT LUẬN
Việc Việt Nam gia nhập WTO là một tất yếu khách quan, việc gia nhập WTO đưa đến cho Việt Nam rất
nhiều cơ hội mới trong sự nghiệp phát triển kinh tế cũng như những thách thức mà chúng ra cần giải
quyết để tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế. Nắm bắt thời cơ, vượt qua những thách thức rất lớn, phát huy
cao độ nội lực, khai thác tối đa các nguồn lực bên ngoài để tạo thế lực mới cho công cuộc phát triển kinh
tế, xã hội, nhất định đất Việt Nam sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc, sớm đưa nước ta ra khỏi tình
trạng nước kém phát triển vào năm 2010 và trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020.
Giáo viên bộ môn: Trương Minh Hòa Học Viên: Bùi Hải Nam-QT3A-31
Liên hệ bản thân:
Là một sinh viên Bách Khoa trong năm đầu tiên học tại trường đại học, việc nhận thức và hiểu rõ hơn về
những thuận lợi và khó khăn mà bản thân đang gặp phải sẽ giúp chúng ta có một quá trình học tập và rèn
luyện tốt hơn. Từ môi trường phổ thông trung học chuyển sang môi trường đại học, đối với các bạn sinh
viên năm nhất đây là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Trong môi trường đại học, tư duy độc lập, tự
chủ luôn là nền tảng của việc dạy, học và nghiên cứu. Do đó, khó khăn đầu tiên mà một sinh viên gặp
phải đó là thay đổi được thói quen học tập đã có từ những năm phổ thông- không còn sự chỉ dạy sát sao
của thầy cô cũng như gia đình. Thêm vào đó môi trường tự do do phải học xa nhà không ai quản lý cộng
với sự tin tưởng của gia đình dẫn đến một số sinh viên bỏ bê việc học, chăm chú vào những thói quen
không tốt hoặc tệ hơn là vướng phải những tệ nạn xã hội. Hơn nữa, cuộc sống tự lập đã thành trở ngại
đối với họ về sinh hoạt cũng như các hoạt động khác. Tuy nhiên quá trình học tập tại một trường đại học
lại có rất nhiều tác động tốt đến sinh viên, sinh viên sẽ được rèn luyện khả năng tự học, lý luận và tự
nghiên cứu, được trang bị kiến thức đầy đủ để hoạt động trong quá trình làm việc độc lập sau này, hay
chỉ đơn giản là khả năng tự lập trong cuộc sống.