Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường xanh – sạch đẹp ở trường tiểu học tát xôm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.85 KB, 12 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TÂN UYÊN
TRƯỜNG TIỂU HỌC TÁT XÔM XÃ TRUNG ĐỒNG
TỔ KHỐI 4
Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường
Xanh – Sạch - Đẹp ở trường Tiểu học Tát Xôm
****************************
Người thực hiện : Nguyễn Thị Hân
Chức danh: Giáo Viên
Năm học: 2012 -2013
1
Phần mở đầu
I. Lí do chọn đề tài
Năm học 2012 - 2013 là năm học tiếp tục thực hiện Phong trào xây dựng
“Trường học thân thiện - Học sinh tích cực" cùng với thực hiện nhiệm vụ năm
học. Một trong nội dung quan trọng đó là xây dựng trường lớp xanh - sạch - đẹp
an toàn và nội dung thích hợp để bảo vệ môi trường vào từng tiết học, từng môn
học qua hình thức tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ thực tế
trong chương trình.
Trên thực tế để học sinh nắm được nội dung "Làm thế nào để bảo vệ môi
trường” đó không phải là điều dễ dàng, mà người giáo viên chủ nhiệm phải tìm
ra phương pháp truyền thụ thích hợp sao cho đạt hiểu quả nhất đối với học sinh
học sinh dân tộc Thiểu số trường tôi đang công tác. Mấy năm gần đây mặc dù
cuộc sống của người dân đã có sự thay đổi xong bên cạnh đó vẫn còn gia đình
kinh tế còn quá nghèo nàn, lạc hậu, cuộc sống bám cả vào nương rẫy, nguồn
sống của hơn 400 hộ dân phụ thuộc cả vào nguồn nước nhỏ ven chân núi nên
việc dạy các em có ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn nước là việc làm
thực sự cần thiết. Do vậy, sau khi được ban giám hiệu nhà trường triển khai các
văn bản của ngành. Số 341/CV- PGDĐT ngày 12 Tháng 9 năm 2012 "V/v
Hưởng ứng Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn" và thực tế tìm hiểu mục đích
đề ra cũng như sự mong muốn của bản thân góp sức nhỏ bé của mình giáo dục
một thế hệ trẻ có lòng yêu quê hương, đất nước, giữ gìn màu xanh cuộc sống lâu


dài, có cuộc sống trong lành, thanh bình trên làng quê thân yêu của các em.
Hơn nữa, biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng bỏng trên toàn cầu. Bảo vệ
môi trường hơn bao giờ hết đã trở thành cấp bách không của riêng ai. Nhưng
thực tế hiện ở nước ta mới chỉ đưa vào một số tiết học ngoại khóa, thời gian và
hình thức tổ chức cho học sinh nắm được nội dung "Thân thiện với môi trường"
còn quá ít, trong khi môi trường cần có ý thức bảo vệ thường trực trong mỗi học
sinh, mỗi bạn trẻ. Vậy làm thế nào để nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho
các em? Để công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực
2
sự mang lại hiệu quả cao như mong muốn cần bắt đầu từ những việc làm, hành
động nhỏ nhất. Chẳng hạn như làm tốt công việc trồng và chăm sóc cây xanh; vệ
sinh trong và ngoài lớp luôn luôn sạch sẽ trước và sau mỗi buổi học Mỗi thầy
cô đang trực tiếp giảng dạy hàng ngày cần giúp các em có lượng kiến thức nhất
định để góp phần bảo vệ môi trường với chủ đề "Vì màu xanh cuộc sống" ngày
một tốt đẹp hơn.
Chính vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra ý tưởng và chọn đề tài "Một số biện pháp
giúp học sinh bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp ở trường Tiểu học Tát Xôm".
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Phạm vi: 140 HS khu Trung Tâm.
Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp học sinh bảo vệ môi trường
Xanh – Sạch - Đẹp ở trường Tiểu học Tát Xôm.
III. Mục đích nghiên cứu
- Làm tốt về công tác bảo vệ môi trường ở trường Tiểu học.
- Kinh nghiệm giáo dục môi trường của nhà trường đối với học sinh.
- Bảo vệ môi trường Xanh - Sạch - Đẹp là nhiệm vụ của mỗi người dân
trong nước cũng như toàn Thế giới nói chung. Với chúng ta các em hiểu bảo vệ
môi trường là góp phần xây dựng quê hương đất nước giàu đẹp, mang lại cuộc
sống ấm no cho tất cả mọi người và sinh vật tự nhiên.
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu
Nâng cao nhận thức và giáo dục ý thức tự giác chưa cao, còn hạn chế để

từng bước nâng dần nhận thức và giáo dục cho các em ý thức bảo vệ môi trường
trong nhà trường, gia đình và xã hội để có môi trường “Xanh – Sạch – Đẹp”
Công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường thực sự
mạng lại hiệu quả như mong muốn.
Huy động học sinh và nhân dân làm vệ sinh thôn bản, như phát dọn
quanh khu vực nhà ở, khơi thông cống rãnh nguồn nước thải, tránh để nước tù
đọng, gây ôi thối làm mất vệ sinh.
Thực tế trong các bài giảng, căn cứ vào điều kiện từng môn học cụ thể, có
thể lồng ghép những kiến thức bảo vệ môi trường. Giáo viên khuyến khích học
3
sinh tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau và đưa ra những lời nhắc nhở
tuyên dương kịp thời, khuyến khích học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm cùng
với việc làm cụ thể về bảo vệ môi trường, giữ gìn cảnh quan xung quanh Xanh -
Sạch - Đẹp. Giáo viên đã đưa việc thực hiện bảo vệ môi trường thành một tiêu
chí đánh giá xếp loại học sinh. Nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường học
đường thân thiện cũng như mang lại lợi ích trước mắt và lâu dài.
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận.
-Trước tiên HS nắm được Môi trường là gì? Qua quá trình học tập và sinh
sống, các em có thể hiểu môi trường là tổng hợp các điều kiện tự nhiên bao
quanh sinh vật có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại và phát triển
của sinh vật. Môi trường có ảnh hưởng rất lớn trên nhiều phương diện trong
cuộc sống của bản thân các em.
- Giáo dục môi trường là tổng hợp các biện pháp nhằm duy trì sử dụng
hợp lý, phục hồi, nâng cao hiệu quả môi trường tự nhiên, giúp con người và
thiên nhiên có sự hài hòa. Đối với hiện nay, công việc giáo dục môi trường là rất
quan trọng, cần thiết. Trong việc xây dựng thời đại mới của cả thế giới, Việt
Nam cũng từng ngày, từng giờ tham gia vào công cuộc đổi mới nền kinh tế hiện
đại “Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa”. Để đáp ứng cho công cuộc ấy thì con
người phải thác nguồn tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên môi trường rất nhiều.

Một thực trạng ngày nay mà ta có thể thấy rõ, môi trường và tài nguyên thiên
nhiên ngày càng bị suy thoái nghiêm trọng. Muốn bảo vệ môi trường phát triển
bền vững mỗi chúng ta cần có nhận thức đúng đắn và biết cách bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và môi trường.
II. Thực trạng của vấn đề
- Điểm trường nằm trong khu dân cư, nơi tập trung khá đông người.
- Diện tích sân chơi bãi tập của các em chưa được phù hợp, sân trường
còn nhỏ so với số lượng học sinh của trường trong những ngày hoạt động tập thể.
4
- Đồ dùng dạy học nội dung giáo dục môi trường hầu như không có, việc
dạy chay và học chay chỉ như mang tính chất thông báo.
- Toàn khu Trung Tâm của nhà trường có 7 lớp với tổng số 140 học sinh
trong đó có tới 43 học sinh từ lớp 3 tới lớp 5 mới chuyển từ xã Pha Mu huyện
Than Uyên về di dân tái định cư tại bản, cuộc sống sinh hoạt của người dân cũng
như học sinh chưa được thực sự nền nếp.
* Đối với học sinh:
- Các em chưa có ý thức giữ gìn và bảo vệ môi trường trong sạch, còn xé
vở làm đồ chơi, ăn quà xong chưa có ý thức vứt giấy, vỏ vào đúng nơi quy định.
chơi những trò chơi mất vệ sinh như là dùng cát ném vào bạn, chân tay khi đến
lớp còn bẩn, cây cối được thầy cô trồng làm bóng mát, cảnh quan quanh trường
học thì còn tự ý rủ bạn bè tới chơi đùa và bẻ ngọn
* Đối với khu dân cư:
- Nhiều hộ gia đình chưa có nhà vệ sinh để đi tiểu tiện, đại tiện. Trâu bò
còn thả rông, chuồng trại chăn nuôi, gia súc, gia cầm chưa đảm bảo vệ sinh.
III . Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề
1. Phương pháp thực hiện của giáo viên
1.1 Khảo sát thực tế
- Tổ chức khảo sát đánh giá thực trạng của lớp bám theo hai mục tiêu , 5 yêu cầu
và 5 nội dung của phong trào. "Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích
cực ".Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình điều kiện khi tham gia

nghiên cứu đề tài trong năm 2012 - 2013 và những năm tiếp theo.
Kết quả khảo sát lần 1:
Tổng số học sinh được khảo sát : 46 em lớp 4,5 điểm trường Trung Tâm
Trong đó có 16 em trả lời được câu hỏi của giáo viên đưa ra liên quan
đến môi trường nơi các em đang sinh sống, số còn lại các em chưa hiểu biết môi
trường đem lại cho ta những lợi ích gì ?
1.2 Những việc đã làm của giáo viên.
Mục đích chính: Nhằm nâng cao hiệu quả cho công tác giáo dục môi
trường trong trường học.
5
* Môi trường không khí
+ Sân trường: Ngay từ đầu năm nhà trường đã phát động phong trào
trồng và chăm sóc cây xanh, các lớp học, hàng ngày học sinh có ý thức trách
nhiệm chăm cây và vệ sinh khu vực được giao.
+ Nhà trường có bể nước vệ sinh cho học sinh trong quá trình vệ sinh
trường lớp, có thùng đựng rác, có hố rác cho học sinh tập kết rác thải.
+ Khu lớp học: Mỗi lớp học có một chậu cảnh, quanh cửa sổ được trồng
cây xanh để tạo “không gian xanh” từ đó cũng tạo cho học sinh thói quen chăm
sóc, giữ gìn và yêu cái đẹp. Giáo dục cho các em ý thức bảo vệ cây xanh và
trồng cây xanh trong nhà trường và gia đình.
- Nghiên cứu và nắm được nội dung cần truyền đạt sát với học sinh, gắn
với thực tiễn, không mang tính hình thức mà đi sâu vào thực tế, thiết kế bài
giảng phù hợp với học sinh trên lớp gắn với địa phương của các em đang sinh sống.
2. Các bước tiến hành
- Trước tiên phải tìm hiểu quan tâm tới tất cả các học sinh trong lớp, làm
tốt công tác chủ nhiệm lớp, thường xuyên dành thời gian tới thăm gia đình các
em để nắm rõ điều kiện sống từng gia đình. Quan sát môi trường quanh khu dân
cư nơi học sinh đang sinh sống xem còn yếu kém ở điểm nào ứng theo mục tiêu
xây dựng kế hoạch theo dõi cùng sổ tay ghi chép của cá nhân trong việc tuyên
truyền ý thức bảo vệ môi trường đạt ở mức độ nào?

- Thường xuyên tổ chức các việc làm liên quan đến bảo vệ môi trường
làm chuồng trại xa nhà ở, khai thông cống rãnh nguồn nước thải, những gia
đình có giếng nước ngầm tuyên truyền làm tốt công tác giữ gìn vệ sinh.
- Tập trung rác thải vào đúng nơi quy định, xử lý bằng cách chôn rác nếu
rác dễ cháy có thể thu gom đốt sạch sẽ. Đặc biệt phải trông coi khi đốt không để
tình trạng cháy đồi, cháy rừng khi làm công tác vệ sinh.
- Bản thân tôi đã liên hệ và được nhà ươm đóng trên địa bàn cấp cho 256
cây giống trồng cả 5 điểm trường được 120 cây. Số còn lại tôi mời một số hộ về
dự buổi trao đổi kinh nghiệm lấy cây về trồng tại trang trại nhỏ bản Pá Pằng.
6
Trong học kì 1 được sự cho phép của BGH nhà trường tổ chức một buổi trao
đổi, tại buổi trao đổi này tôi đã mạnh dạn đưa ra một số nguyện vọng trong công
việc hợp tác với chính quyền địa phương để tuyên truyền sâu rộng chủ trương
này đến các lực lượng xã hội; Ban đại diện cha mẹ học sinh đề ra chủ trương
vận động cha mẹ học sinh xây dựng gia đình thân thiện gắn với cuộc vận động
xây dựng gia đình văn hóa. Cũng tại đây ban đại diện cha mẹ học sinh đã đề
nghị các hộ gia đình không chăn thả các loại gia súc bừa bãi, không chặt phá
rừng đầu nguồn, không chặt cây cối phát nương nơi rừng cấm Cùng các thầy
cô giáo dục con em mình thực hiện tốt nội dung thứ nhất.
" Xây dựng trường lớp xanh, sạch, đẹp, an toàn "
Ngay từ đầu năm học nhà trường đã chú trọng tới công tác xây dựng cảnh
quan trường lớp, 100% Cán bộ GV nhân viên nhà trường đồng tình ủng hộ cùng
chung tay xây dựng trồng được 30 cây cảnh đẹp có giá trị và 60 m
2
thảm cỏ trên
3 khu: Trung Tâm, Hua Cưởm, Tát Xôm 3
- Bản thân tôi luôn nỗ lực tìm tòi tài liệu liên quan đến việc bảo vệ môi
trường giảng dạy trực tiếp trong các tiết học có thể gắn nội dung tích hợp môi
trường. Như là tích hợp toàn phần, tích hợp bộ phận, tích hợp liên hệ ở mỗi nội
dung có trong chương trình.

- Trong các tiết hoạt động ngoài giờ lên lớp có thể tìm kiếm mượn một số
tài liệu của cơ quan Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên - Môi trường truyền đạt nội
dung sát với bài học để giáo dục các em.
- Bản thân giáo viên biết tiếng dân tộc Thái nên việc tuyên truyền cũng có
nhiều thuận lợi. Mặt khác tôi cũng hợp tác với 01 đồng chí giáo viên và người
dân tộc H

Mông dạy tại trường tuyên truyền vào các buổi họp, các tiết chào cờ
và hoạt động tập thể
- Kết hợp với TPT Đội bản thân tôi đã xây dựng kịch bản cho các em
đóng kịch về bảo vệ môi trường nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.Tập trung
chủ đạo vào những ngày này mang tính tuyên truyền sâu rộng tới các bậc phụ
huynh để một phần học sinh được cha mẹ nhắc nhở, giáo dục ngay ở nhà, một
phần là để đem tới sự am hiểu về kiến thức bảo vệ môi trường tới mọi người dân.
7
Kết hợp với BGH nhà trường làm và treo băng rôn tuyên truyền nơi tập
trung đông người một số khẩu hiệu về môi trường như: "Vì tương lai quê hương
đất nước, hãy giữ lấy màu xanh và làm sạch môi trường" Hoặc "Hãy chung tay
vì môi trường Xanh - Sạch - Đẹp"
- Từ thực tế trên, tôi từng bước đưa vào nội dung mang tính chất chia nhỏ
đề phù hợp với lứa tuổi của các em.
- Thân thiện với môi trường là tạo mối quan hệ hài hòa giữa môi trường
và con người, không tàn phá môi trường. Thân thiện với môi trường chính là
thân thiện giữa con người và con người, con người với thế giới xung quanh nói chung.
* Nhiệm vụ của học sinh
- Chú ý nghe giảng trong từng tiết học.
- Có thái độ tốt trong công việc giữ gìn và bảo vệ môi trường
- Biết cùng mọi người trong gia đình, thôn bản trao đổi và làm việc có lợi cho
môi trường.
- Biết làm những việc đơn giản, phù hợp với lứa tuổi góp phần bảo vệ môi trường.

- Có ý thức tham gia vào các hoạt động lớn gắn với nội dung liên quan tới môi
trường do thầy cô giáo tổ chức.
* Kế hoạch khảo sát qua từng thời điểm
Một số câu hỏi áp dụng trong giảng
dạy và tuyên truyền.
1.Gia đình các em dùng nguồn nước
nào để sinh hoạt hàng ngày?
2. Các em cần làm gì góp phần xây
dựng và bảo vệ môi trường?
- Có thể trả lời: Nguồn nước sạch,
nguồn nước giếng, nguồn nước được
dẫn từ núi về.
- Tắt điện các thiết bị khi không thật
sự cần thiết .
- Tiết kiệm nguồn nước.
- Không chặt phá rừng đầu nguồn.
8
3. Qua tuyên truyền và học tập trên lớp
cũng như ở nhà, vậy em cho biết gia
đình mình đã làm gì để bảo vệ môi
trường ?
- Không chăn thả gia súc nơi đầu
nguồn nước
- Quét dọn vệ sinh nơi ở nơi học tập ,
vui chơi
- Cha mẹ em cùng các cô bác trong bản
làm chuồng trại gia súc, gia cầm xa nơi
ở, thường xuyên khơi thông cống rãnh
tại khu Tái định cư.
Khảo sát lần 1 : Tháng 10 năm 2012

Việc làm của các em cũng như hộ gia đình chưa thường xuyên, chưa biết
kết hợp hài hòa trong công việc sự dụng nguồn ngước. Còn xảy ra tình trạng
chặt phá rừng bừa bãi, còn nhổ cây trồng xung quanh trường tại khu Chăn Nuôi,
Tát Xôm 2.
Lần 2: Thời điểm cuối tháng 1 năm 2013.
- Kết quả có sự biến chuyển rõ rệt, học sinh ở tất cả các lớp trong điểm
trường Trung tâm có ý thức giữ gìn vệ sinh tốt trong tất cả các lớp cũng như khu
vực sân trường, quanh trường. Chăm sóc và bảo vệ cây trồng trong lớp, xung
quanh trường thường xuyên.
- Về phía gia đình học sinh: Nhiều gia đình nâng cao được việc bảo vệ môi
trường thông qua công việc cụ thể như, trồng rừng tạo môi trường trong lành,
bảo vệ và sử dụng nguồn nước, khai thác rừng hợp lý, làm chuồng trại gia súc,
gia cầm xa nhà ở, cùng nhau vệ sinh chung khu dân cư
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm.
+ Sau thời gian nghiên cứu đề tài tôi nhận thấy rằng:
- Đề tài này đã mang lại hiệu quả nhất định, qua những tiết học có nội
dung tích hợp bảo vệ môi trường. Giáo viên đã lồng ghép trong các môn học,
học sinh tiếp thu bài một cách dễ dàng và có hệ thống.
- Bước đầu đã tạo được cho các em thói quen, hành vi đúng về ý thức bảo
vệ môi trường ở lớp, ở trường, ở nhà và khu vực nơi sinh sống.
9
- Gắn trách nhiệm của mình với việc bảo vệ môi trường mọi lúc mọi nơi
Thông qua các buổi hoạt động tập thể gắn nội dung bảo vệ môi trường tạo điều
kiện cho học sinh mạnh dạn trao đổi, từ đó rút ra kiến thức về giữ gìn và bảo vệ
môi trường mang tính bền vững.
Phần kết thúc
I. Những bài học kinh nghiệm.
- Phong trào xây dựng " Trường học thân thiện học sinh tích cực " trong
đó có việc bảo vệ môi trường là một việc làm rất mới đòi hỏi phải có cả tinh
thần và trách nhiệm cao, làm tốt công tác dân vận và tuyên truyền sao cho hiệu

quả nhất.
- Để thực hiện được đề tài này có hiệu quả người giáo viên cần phải có
thời gian, đặc biệt là công tác nghiên cứu, tuyên truyền, do bậc Tiểu học các em
nắm lượng kiến thức sơ giản, phù hợp với khả năng của các em trong việc bảo
vệ môi trường đem lại hiệu quả rất lớn, và đây cũng là bước đẩy cho các em học
tập và ứng dụng ở bậc học trên cũng như cuộc sống của mình trong thực tiễn.
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm
- Nâng cao ý thức giáo dục cho học sinh về việc bảo vệ môi trường.
- Mang tính tuyên truyền sâu rộng tới nhân dân.
- Hiện nay kinh phí đầu tư vào các chương trình tuyên truyền môi trường
của nhà nước không phải là nhỏ. Số tiền này được chi vào các hoạt động truyền
thông, các cuộc thi ý tưởng. (vẽ tranh cổ động vì một môi trường trong sạch )
Tuy nhiên hiệu quả thu được từ các chương trình chưa hẳn đã cao so với giáo
dục trong trường học. Đặc biệt là trường Tiểu học, do các em còn nhỏ dễ tiếp
thu kiến thức do giao viên hướng dẫn, thực hiện thường xuyên sẽ tạo được thói
quen tốt cho các em.
III . Khả năng ứng dụng, triển khai.
Đề tài này có thể áp dụng tại lớp, điểm trường và 5 khu trong toàn đơn vị
trường Tiểu học Tát Xôm. Và các thôn bản đóng trên địa bàn xã.
IV. Những kiến xuất, đề nghị
1. Đối với nhà trường
10
- Cần thường xuyên tổ chức trao đổi phương pháp giảng dạy ở tất cả các
môn học, để giáo viên đúc kết kinh nghiệm sau mỗi giờ lên lớp sao cho thu được
nhiều kết quả qua việc tích hợp nội dung tuyên truyền.
- Nhà trường đặt mua sách, tài liệu có liên quan đến nội dung giảng dạy
về bảo vệ môi trường giúp giáo viên nghiên cứu soạn giảng đạt kết quả cao hơn.
2. Đối với phụ huynh
- Cần quan tâm để con em có điều kiện học tập, tiếp thu kiến thức tốt ở
lớp cũng như ở nhà. Thường xuyên nắm bắt trao đổi thông tin giữa giáo viên và

học sinh giúp giáo viên thực hiện tốt đề tài này.
- Tham gia dự họp và trao đổi đầy đủ khi có giấy mời từ giáo viên trong
việc liên quan giữa gia đình - nhà trường - giáo viên chủ nhiệm.

Tân Uyên; ngày 25 tháng 2 năm 2013
Người thực hiện
Nguyễn Thị Hân
11
Môc lôc
Phần mở đầu Trang
I. Lý do chọn đề tài 1
II. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
III. Mục đích nghiên cứu 2
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 3
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận 3
II. Thực trạng của vấnđề 4
III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 4
1.Biện pháp thực hiện của giáoviên 6
2. Nhiệm vụ của học sinh 7
IV Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 8
Phần kết luận
I.Một số bài học kinh nghiệm 9
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 9
III. Kinh nghiệm ứng dụng, triển khai 9
IV. Những kiến nghị đề xuất 10

12

×