Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐI HỌC ĐỀU KHÔNG BỎ HỌC ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.05 KB, 6 trang )

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH ĐI HỌC ĐỀU KHÔNG BỎ HỌC
oo0oo


1. Thực trạng ban đầu của vấn đề:
Việc đảm bảo tốt sĩ số là chỉ tiêu mà Ngành đề ra và tôi thấy cũng rất
bức xúc đối với nhà Trường nói chung và lớp Một nói riêng,vì ở lứa tuổi
6,7,8 mà không học, không biết chữ là một thiệt thòi cho trẻ ở thời công
nghiệp hóa hiện đại này.
2. Lý do đặt vấn đề:
Muốn nâng cao dân trí là phải học tốt, là phải đi học đều, không bỏ
học giữa chừng cho nên tôi đặt vấn đề để đảm bảo sĩ số ngay từ đầu năm
và có hướng giải quyết ngay từ khi bắt đầu ngày học đầu tiên.
3. Các biện pháp tiến hành:
Tôi nghĩ ra các biện pháp và tổ chức tiến hành như sau :
_Trước tiên tôi nắm ngay lý lịch của từng em để nắm rõ hoàn cảnh, đặc điểm
của học sinh mình mà sắp xép chỗ ngồi cho hợp lý.
_Tôi cho các em có hoàn cảnh khó khăn ngồi chung với các em con gia đình
khá giả và em học yếu ngồi gần em học giỏi để các em không có sự cách biệt
giữa nghèo và giàu, giỏi và yếu mà phải biết thương yêu nhau giúp đỡ nhau
trong học tập và đối xử không phân biệt vì tất cả các em đều có quyền lợi
như nhau.
_Học sinh có nguy cơ bỏ học (như em Hào,Nghị gia đình nghèo và học yếu )
, tôi đã ân cần khuyên bảo, và đến gặp phụ huynh tìm hiểu động viên giúp đỡ
về vật chất … không phải một lần mà nhiều lần đến thăm, động viên dần dần
Phụ huynh cũng hiểu được tâm sự của Giáo viên ,tình cảm nẫy sinh sẽ có sự
chuyển biến về cách nghĩ của Phụ huynh từ đó các em đã đến lớp một cách
điều đặn, không vắng trừ lý do bệnh.
_Giáo dục học sinh tình đoàn kết, cùng học cùng chơi với bạn bè sẽ vui hơn
và học tập tiến bộ hơn.
_Tôi luôn khuyến khích động viện các em chưa tiến bộ và nêu những gương


học tập tốt để các em hưng phấp trong học tập.
_Tạo cho lớp học sự sinh động cho các em phát biểu theo cảm nghĩ của
mình không gò bó, rập khuôn (và sẽ sửa sai khi các em nghĩ không đúng) để
các em thấy rằng đi học cũng “rất vui ” chứ không phải lúc nào cũng “căng
thẳng” cho nên học trò tôi bảo: “Cô ơi về nhà con thấy nhớ Cô lắm”, ôi thật
dễ chịu và thật sung sướng với những lời mộc mạc ấy.
_Phải có biểu hiện công bằng, đối xử không phân biệt.Luôn tạo niềm tin cho
các em.
_Không thể bỏ lớp (nếu không có lý do), không đến lớp muộn và đây là việc
không thể thiếu được nếu muốn duy trì sĩ số.
4. Kết quả:
Sau một thời gian áp dụng từ những biện pháp đã đề ra liên tiếp các năm
liền từ năm học 1995-1996,199-1997,1997-1998 lớp tôi đều có số học sinh
đi học đều hàng ngày (nếu có vắng thì đó là nguyên nhân khách quan như
bệnh hoặc có chuyện đột xuất của Cha Mẹ nếu không xin phép kịp thì hôm
sau cũng có đơn hoặc người nhà đến gặp Giáo viên, những rất giới hạn việc
nghĩ). Điển hinhg như năm nay thì lớp tôi nhận được số cờ luân lưu về duy
trì sĩ số nhiều hơn các lớp khác trong khối lớp . Không có học sinh nào bỏ
học giữa chừng, luôn đảm bảo sĩ số 100%.
Tôi cũng có nêu ra các biện pháp trên trong phiên họp Tổ và cũng
được các bạn đồng tình và áp dụng trong khối lớp mình.
5. Nguyên nhân thành công và tồn tại:
Mỗi học sinh đều có hoàn cảnh không giống nhau , không phải học
sinh nào cũng áp dụng theo cách như vậy, nhưng đôi lúc tình cảm của
ngươì Thầy đã làm cho sự việc thay đổi , có thể cảm hóa được học sinh
và cả Phục Huynh nữa.
6. Những bài học kinh nghiệm:
Qua các vẫn đề được giải quyết ở trên tôi rút ra được một số việc
như sau:
Phải luôn quan tâm đến các em, yêu thương chăm sóc thật lòng.

Phải hiểu rõ hoàn cảnh của từng học sinh của mình mà giải quyết cho
kịp thời và đúng lúc.
Phải đối xử công bằng, tạo niềm tin nơi Giáo Viên.
Giáo dục học sinh tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.
Liên hệ thường xuyên với phụ huynh.
7. Kết luận:
Việc làm tuy nhỏ nhưng kết quả khả quan.Tôi thấy rằng trong
những năm qua tôi đã thực hiện, lớp tôi luôn đảm bảo sĩ số hằng ngày và
cả năm học rất tốt. Tôi mong rằng một số việc làm trên đây được góp
thêm trong kinh nghiệm “Giữ vững sĩ số 100%”.

Mỹ Bình,ngày 20 tháng 05 năm 1998
Người viết


Từ Thị Mỹ Phương





















×