Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

tình hình sản xuất hồ tiêu ở việt nam giai đoạn từ năm 2011 đến 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (256.51 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ PHÁT TRIỂN
oOo
BÀI TIỂU LUẬN
MÔN: THỊ TRƯỜNG VÀ GIÁ CẢ
ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH SẢN XUẤT HỒ TIÊU Ở VIỆT NAM
TRONG GIAI ĐOẠN 2011-2014
Huế, 05/2015
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1
IV.Phương pháp nghiên cứu 1
2011 6
Tỉnh thành 6
Diện tích canh tác (ha) 6
Sản lượng (tấn) 6
Diện tích canh tác (ha) 6
Sản lượng (tấn) 6
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Một trong những sản phẩm nông sản xuất khẩu tiêu biểu đánh dấu
thương hiệu của Việt Nam trên thị trường quốc tế, đó là mặt hàng hồ tiêu.
Bên cạnh vai trò cung cấp hàng hoá cho thị trường trong nước, ngành hồ
tiêu hiện nay đã vươn ra các thị trường nước ngoài, và giữ vị trí dẫn đầu thế
giới về sản lượng xuất khẩu. Sản phẩm của ngành hiện nay ngày càng đa dạng
phong phú, chất lượng ngày một nâng cao và khả năng cạnh tranh cũng ngày
càng được gia tăng trên thị trường quốc tế, thu được một nguồn ngoại tệ lớn
cho đất nước. Tuy nhiên, sản phẩm hồ tiêu Việt Nam đa phần chỉ sản xuất
dưới dạng thô, kích thước hạt không đồng đều, dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật tồn đọng…


Để hiểu rõ hơn tình hình sản xuất hồ tiêu Việt Nam trong thời gian qua
nhóm đã chọn đề tài: “Tình hình sản xuất hồ tiêu của Việt Nam giai đoạn
2011-2014” để nghiên cứu.
II. Mục tiêu
- Tìm hiểu tình hình sản xuất hồ tiêu của Việt Nam, qua đó thấy được
những thành tựu, khó khăn trong qúa trình sản xuất.
- Từ đó, đưa ra những giải pháp khắc phục.
III.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: hồ tiêu Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Không gian: tại Việt Nam
Thời gian: từ 2011-2014
IV. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp thu thập số liệu thứ cấp, kết hợp xử lí, tổng hợp và
phân tích số liệu.
1
B. NỘI DUNG
I. Cơ sở lí luận
Hồ tiêu còn gọi là cổ nguyệt, hắc cổ nguyệt, bạch cổ. Hồ tiêu là một loại
dây leo, thân dài, nhẵn không mang lông, bám vào các cây khác bằng rễ. Thân
mọc cuốn, mang lá mọc cách. Lá như lá trầu không, nhưng dài và thuôn hơn.
Một năm tiêu thu hoạch một lần, muốn có hồ tiêu đen, người ta hái quả
vào lúc xuất hiện một số quả đỏ hay vàng trên chùm, nghĩa là lúc quả còn
xanh, những quả còn non quá chưa có sọ rất giòn, khi phơi dễ vỡ vụn, các quả
khác khi phơi vỏ quả sẽ săn lại, ngả màu đen. Muốn có hồ tiêu trắng (hay hồ
tiêu sọ), người ta hái quả lúc chúng đã thật chín, sau đó bỏ vỏ. Loại này có
màu trắng ngà hay xám, ít nhăn nheo và ít thơm hơn (vì lớp vỏ chứa tinh dầu
đã mất) nhưng cay hơn (vì quả đã chín).
Tiêu có mùi thơm và cay nồng , nó có tác dụng kích thích tiêu hóa, và
chữa một số bệnh. Ngoài ra, hạt tiêu cũng rất giàu chất chống oxy hóa, chẳng

hạn như beta carotene, giúp tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa sự hủy
hoại các tế bào, gây ra các căn bệnh ung thư và tim mạch.
II. Khái quát tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
 Diện tích trồng
Cây Hồ tiêu có nguồn gốc ở vùng Tây Nam Ấn Độ, do xuất xứ từ vùng
nhiệt đới ẩm nên cây Hồ tiêu chủ yếu được trồng tại các nước vùng xích đạo.
Hiện nay trên thế giới có khoảng 70 nước trồng tiêu, với diện tích khoảng
570.000 ha, trong đó có 7 nước sản xuất chính gồm Ấn Độ khoảng 230.000
ha, Indonesia 170.000 ha, Việt Nam 50.000 ha, Brazil 45.000 ha, Sri Lanka
32.000 ha, Trung Quốc 18.000 ha và Malaysia 13.000 ha, các nước trên
chiếm tới 98% diện tích toàn cầu.
 Sản lượng thu hoạch
Bảng sản lượng thu hoạch hồ tiêu toàn thế giới
2
Sản lượng thu
hoạch toàn cầu (tấn)
2011 2012 2013 2014
Tiêu đen 258.000 261.235 264.550 255.950





Tiêu trắng 65.500 68.115 75.250 77.550
Tổng 323.500 329.350 339.800 333.500
Nguồn: IPC
 Năng suất thu hoạch
Do quảng canh nên năng suất thu hoạch tiêu ở hầu hết các nước rất thấp.
Ấn Độ, Indonesia năng suất thu hoạch bình quân năm cao nhất khoảng 350
kg/ha, những năm gần đây chỉ còn 250 kg/ha. Riêng Việt Nam năng suất thu

hoạch bình quân đạt khoảng 2,5 tấn/ha, nhiều vùng đạt 4 - 5 tấn/ha, nhiều hộ
đạt 6 - 7 tấn/ha, cá biệt có hộ đạt trên 10 tấn /ha (tiêu đen khô).
 Nhu cầu
Theo IPC nhu cầu tiêu thụ tiêu toàn cầu khoảng 350.000 tấn/năm và có
xu hướng tăng khoảng 5%/năm.
 Giá
2011 2012 2013 2014
Giá
(USD/tấn)
Tiêu đen 6.127 6.572 6.761 8.200
Tiêu trắng 8.528 9.257 9.234 11.500
Nguồn: IPC
 Nhận xét chung tình hình sản xuất hồ tiêu trên thế giới
- Sản lượng Hồ tiêu thế giới năm 2012, 2013 có tăng nhẹ so với năm
2011, nhưng năm 2014 lại giảm so với 2013.
- Trong bối cảnh nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cùng với tình
hình thương mại toàn cầu ngày càng hội nhập sâu, tình trạng độc quyền, chi
phối thị trường giá cả Hồ tiêu của các nhà đầu cơ ngày càng hạn chế. Vì vậy
giá tiêu đã duy trì ở mức cao mấy năm qua theo xu hướng tăng, không theo
chu kỳ tăng giảm như những năm trước đây.
III.Tình hình sản xuất hồ tiêu ở Việt Nam
1. Tình hình sản xuất
3
Do hồ tiêu là một loại cây dài ngày rất khó trồng vì mẫn cảm với điều
kiện khí hậu, thời tiết và dễ nhiễm nhiều loại sâu bệnh hại, nên thường được
trồng chủ yếu trên vùng đất đỏ bazan, có độ phì cao. Một số diện tích tiêu
cũng được canh tác trên đất xám. Hiện nay, hồ tiêu được trồng chủ yếu các
tỉnh Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, tập trung nhiều nhất ở sáu tỉnh Gia Lai,
Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phuớc, Đồng Nai và Bà Rịa-Vũng Tàu. Trong đó,
chủ yếu là trên nền đất đỏ với diện tích trung bình trên 7000ha. Các tỉnh khác

thuộc các vùng trên có diện tích trồng tiêu ít hơn, và không mang tính chất
sản xuất hàng hóa lớn, tập trung cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu.
Nguồn: Bộ Nông nghiệp & PTNT
Nhận xét:
Nhìn chung, diện tích canh tác và sản lượng hồ tiêu của cả nước từ
2011-2014 có xu hướng tăng lên. Cụ thể:
Giai đoạn 2011-2012:
• Diện tích canh tác tăng 4.81% hay 2.500ha so với năm 2011.
• Tuy nhiên sản lượng lại giảm 10.000tấn tức giảm 8.33% so với
2011.
Giai đoạn 2012-2013:
•Diện tích canh tác tăng 4.59% hay 2500ha so với 2012.
•Sản lượng tăng đạt mức năm 2011, tức đạt 120.000tấn so với 2012 tăng
10.000 tấn hay 9.09%.
Giai đoạn 2013-2014:
4
•So với 2013, diện tích canh tác 2014 tăng 16.000 ha tức 28.07%, năm
2014 diện tích canh tác của cả nước tăng nhiều nhất so với các năm.
•Sản lượng tăng 15.000 tấn hay 12.5% so với sản lượng 2013.
Đạt được sản lượng cao như vậy là nhờ vào điều kiện thiên nhiên, thời
tiết năm 2013-2014 khá thuận lợi cho Hồ tiêu phát triển.
Trong 3 năm trở lại đây, ngành hồ tiêu của Việt Nam đã có những bước
phát triển ngoạn mục, tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng. Hiện
nay, diện tích hồ tiêu của cả nước đã đạt trên 79.000 ha. Trong đó, các tỉnh
Tây Nguyên chiếm 51.6%, các tỉnh Đông Nam bộ chiếm 39.6% diện tích hồ
tiêu của cả nước. Đặc biệt, năng suất hồ tiêu bình quân của cả nước đã đạt
2.16 tấn tiêu khô/ha, được xếp vào loại cao nhất thế giới.
5
Bảng: Sản xuất tiêu 6 tỉnh trọng điểm
2011 2012 2013 2014

Tỉnh
th
à
n
h
Diện
t
í
c
h

c
a
n
h

t
á
c

(
h
a
)
Sản
l
ư

n
g


(
t

n
)
Diện
t
í
c
h

c
a
n
h

t
á
c

(
h
a
)
Sản
l
ư

n

g

(
t

n
)
Diện
tích
canh
tác
(ha)
Sản
lượng
(tấn)
Diện
tích
canh
tác (ha)
Sản
lượng
(tấn)
Bình
Phước
10.000 26.200 10.000 25.400 10.258 25.242 11.000 20.100
Đắk
Nông
8.000 13.100 8.900 14.600 9.370 15.790 9.200 19.000
Đắk Lắk 6.900 13.800 8.000 15.600 7.800 14.040 8.500 16.000
Bà Rịa

Vũng
Tàu
7.600 10.900 8.100 12.500 7.795 12.141 7.700 16.000
Đồng
Nai
8.000 13.300 8.900 14.000 7.100 11.656 9.300 14.200
Gia Lai 7.300 24.600 8.400 28.200 9.500 29.545 9.500 22.500
Nguồn: />Nhận xét:
Nhìn chung, diện tích canh tác và sản lượng hồ tiêu của 6 tỉnh qua các
năm có sự thay đổi, cụ thể:
• Tỉnh Bình Phước: diện tích canh tác lớn nhất trong số 6 tỉnh. Qua 4
năm diện tích canh tác có xu hướng tăng nhẹ, tuy nhiên sản lượng thu hoạch
6
lại giảm. Đặc biệt, từ năm 2011-2014, diện tích canh tác tăng 1.000ha nhưng
sản lượng thu hoạch lại giảm 6.100 tấn.
• Tỉnh Đắk Nông: là tỉnh có sản lượng sản xuất hồ tiêu tăng nhiều
nhất qua 4 năm (5.900 tấn), từ 2011-2013 diện tích canh tác tăng 1.370ha,
năm 2014 giảm nhẹ.
• Tỉnh Đắk Lắk: diện tích canh tác tăng giảm không đồng đều qua các
năm, năm 2014 diện tích canh tác tăng nhiều nhất so với các năm, sản lượng
sản xuất thay đổi cùng chiều với diện tích canh tác tương ứng mỗi năm.
• Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu: diện tích canh tác qua 4 năm giao động từ
7.600-8.100ha, chỉ có năm 2012 tăng thêm 500ha so với 2011, còn lại 2 năm
sau liên tiếp giảm. Tuy nhiên, sản lượng sản xuất có chiều hướng tăng, riêng
năm 2013 giảm nhẹ. Đáng chú ý năm 2014, sản lượng sản xuất tăng mạnh so
với các năm trước.
• Tỉnh Đồng Nai: 2011- 2012 diện tích canh tác tằng 900ha, nhưng
sang đến năm 2013 lại giảm xuống còn 7.100ha và đến 2014 lại đạt diện tích
canh tác cao nhất qua 4 năm.
• Gia Lai: diện tích canh tác tăng dần qua các năm, sản lượng sản xuất

tăng liên tục từ 2011-2013, riêng năm 2014 lại giảm xuống mặc dù diện tích
canh tác không bị giảm. Nguyên nhân là do ở giai đoạn này ở Gia Lai cây tiêu
bắt đầu già cỗi, nhiễm bệnh chết trên diện rộng.
2.Tình hình thương mại
Cũng như hầu hết các nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu ở Châu Á, hộ
nông dân trồng tiêu ở Việt Nam thường không bán thẳng sản phẩm hồ tiêu
cho đại lý thu mua, nhà máy chế biến hoặc doanh nghiệp xuất khẩu mà phần
lớn bán cho thương lái.
Hồ tiêu thu mua từ thương lái hoặc nông hộ xử lý theo 2 hướng: bán
thẳng cho doanh nghiệp/nhà máy chế biến hoặc tiến hành sơ chế lại sản phẩm
(chủ yếu là phơi, sấy cho khô đều, đạt độ ẩm dưới 14% và làm sạch tạp chất
trước khi bán cho nhà máy, doanh nghiệp.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu lớn đều có nhà máy chế biến
riêng, phần lớn các nhà máy chế biến đạt quy chuẩn thực hành chế biến tốt
(GMP), do đó sàn phẩm tiêu xuất khẩu của Việt Nam đạt tiêu chuẩn mặt hàng
7
gia vị của các thị trường khó tính như Mỹ (ASTA), châu Âu (ESA), Nhật Bản
(JSA).
a. Nội địa
Bảng giá tiêu nội địa qua các năm
2011 2012 2013 2014
Giá tiêu bình quân
(đồng/kg)
120.000 130.000 140.000 154.000
Nguồn: Sở NN&PTNT
Nhận xét:
Nhìn chung, giá tiêu bình quân ở trong nước có xu hướng tăng liên tục
qua các năm, cụ thể:
- Giai đoạn 2011-2013: Giá tiêu bình quân mỗi năm tăng
10.000đồng/kg so với năm trước đó.

- Đặc biệt, năm 2014 giá tiêu bình quân tăng mạnh so với các năm
trước, so với 2011 tăng 28.33%, so với 2012 tăng 18.46% và so với 2013 tăng
10%.
b. Xuất khẩu
Trung bình mỗi năm nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu trên thế giới tăng thêm
10.000 - 12.000 tấn, trong khi diện tích trồng hồ tiêu trên thế giới giảm, làm
cho giá hồ tiêu trên thế giới tăng cao trong những năm gần đây.
Bảng: Giá trung bình của xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam từ 2011 đến 2014
Đơn vị: USD/tấn
Năm Giá tiêu đen Giá tiêu trắng
2011 6.375 9.163
2012 6.379 9.176
2013 6.596 9.606
2014 7.399 10.648
Nguồn: Sở NN & PTNT
8
Trong bối cảnh nguồn cung chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cùng với tình hình
thương mại toàn cầu ngày càng hội nhập sâu, tình trạng độc quyền, chi phối
thị trường giá cả Hồ tiêu của các nhà đầu cơ ngày càng hạn chế. Vì vậy giá
tiêu đã duy trì ở mức cao mấy năm qua theo xu hướng tăng, không theo chu
kỳ tăng giảm như những năm trước đây.Từ Năm 2011 đến 2014 giá tiêu đen
tăng 16.06% và giá tiêu trăng tăng 16.21%.
Ở Việt Nam, trên 95% lượng hồ tiêu sản xuất hàng năm dùng cho xuất
khẩu. Trong những năm gần đây nhu cầu hồ tiêu của thế giới ngày càng tăng,
đồng thời sản lượng tiêu sản xuất trong nước cũng tăng lên. Nhờ đó, sản
lượng tiêu xuất khẩu ngày càng tăng với giá cao và đem lại một nguồn ngoại
tệ lớn cho đất nước.
Biểu đồ: Sản lượng và kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu ở Việt Nam từ năm
2011-2014
Nguồn: Sở NN& PTNT

Có thể nói giai đoạn 2011-2014 là thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong
lịch sử phát triển ngành Hồ tiêu Việt Nam. Trong thời gian nay, tình hình khó
khăn về thiên tai, sâu bệnh và sự tác động kéo dài bởi suy thoái kinh tế thế
9
giới và tài chính, tín dụng trong nước, sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng
nông sản của Việt Nam bị sa sút, không ít doanh nghiệp bị thua lỗ phá sản.
Nhưng ngành Hồ tiêu vẫn tăng trưởng mạnh, nhiều kỷ lục về số lượng xuất
khẩu, giá trị kim ngạch và giá bán sản phẩm được liên tiếp xác lập mới năm
sau cao hơn năm trước. Với sản lượng hồ tiêu xuất khẩu từ năm 2011 đến
năm 2014 tăng 32,07 %, điều đó làm kim ngạch xuất khẩu hồ tiêu tăng 74.60
% trong giai đoạn này. Và đã trở thành quốc gia lớn nhất thế giới về sản xuất
và xuất khẩu hồ tiêu.
Thông qua các chuyến đi khảo sát thị trường, xúc tiến thương mại, hội
chợ triển lãm, tham gia hội nghị thường niên, Việt Nam đã đã nắm bắt nhiều
thông tin, trao đổi học hỏi nhiều kinh nghiệm, đã quảng bá, khuyếch trương
ngành Hồ tiêu Việt Nam trên trường quốc tế. Đấu tranh về những thông tin
sai lệch của một số doanh nghiệp nước ngoài về ngành Hồ tiêu Việt Nam, vị
thế của Hồ tiêu Việt Nam ngày càng có uy tín. Từ chỗ Hồ tiêu Việt Nam chưa
có chỗ đứng và thường bị các nhà đầu cơ chi phối giá cả, đến nay vị thế Hồ
tiêu Việt Nam đã vững vàng trên thương trường. Sản phẩm Hồ tiêu Việt Nam
đã hiện diện trên hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Trung bình
hàngnăm, thị phần xuất khẩu tiêu Việt Nam vào châu Âu chiếm 34%, châu Á
36%, châu Mỹ 20%, châu Phi 10%.
Các quốc gia hàng đầu thế giới sản xuất và xuất khẩu Hồ tiêu trước đây
như Ấn Độ, Indonesia đã liên kết xuất nhập khẩu với Việt Nam hàng chục
ngàn tấn/năm. Chất lượng, chủng loại mặt hàng ngày càng phong phú, từ xuất
khẩu tiêu hạt đen là chủ yếu nay đã xuất khẩu tiêu trắng, tiêu bột, tiêu gia vị
thực phẩm tới bàn ăn người tiêu dùng, gia tăng giá trị mặt hàng, thu nhập và
lợi nhuận ngày càng cao.
Tuy nhiên chất lượng tiêu của Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của

một số thị trường hồ tiêu khó tính.
Tháng 5 – 2014, nhiều doanh nghiệp (DN) xuất khẩu tiêu Việt Nam đã bị
một số nước châu Âu (Đức, Hà Lan…) trả lại hàng và chịu mọi phí tổn vận
10
chuyển, hợp đồng… do dư lượng thuốc BVTV vượt ngưỡng cho phép. Cụ thể
là hoạt chất Carbendazim, một chuyển hóa của Benomyl, được sử dụng rộng
rãi ở nước ta để diệt các bệnh nấm trên cây hồ tiêu cao hơn mức cho phép là
0,1 mg/kg.
Tại Hội nghị Hồ tiêu Quốc tế IPC lần thứ 42 được tổ chức tại TP. Hồ
Chí Minh vào cuối tháng 10 năm 2014, ông Michio Nozaki, Chủ tịch Hiệp
hội Gia vị Nhật Bản đã gửi văn bản cảnh báo tới các DNXK, nếu không cam
kết chất Carbendazim gần bằng 0 thì Nhật Bản sẽ không nhập khẩu tiêu Việt
Nam. Còn tại Mỹ, nước tiêu thụ hơn 24.500 tấn tiêu Việt Nam thì hoạt chất
Carbendazim lại là chất cấm trong thực phẩm. Như vậy, từ năm 2015 nếu
Việt Nam không cam kết bảo đảm được tiêu chí này thì ngành hồ tiêu sẽ mất
30% thị trường cao cấp, khó tính nhưng sẵn sàng trả giá cao nếu bảo đảm các
rào cản kỹ thuật, xuất xứ, thương mại bềnvững xã hội và môi trường. Cũng
theo các DNXK, để xuất khẩu hồ tiêu ra thị trường thế giới, khâu kiểm định
chất lượng rất chặt chẽ, với khoảng 600 hoạt chất cấm, hạn chế trong hồ tiêu
được các đơn vị thu mua nước ngoài đưa ra. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn chưa
có phòng thí nghiệm nào đáp ứng được các yêu cầu này, việc siết chặt chất
lượng hồ tiêu từ khâu sản xuất đang được các DNXK chú trọng.
IV. Khó khăn trong sản xuất hồ tiêu
- Chất lượng trái không đồng đều, sản phẩm chủ yếu sơ chế thô, các
công đoạn sản xuất hầu như không theo tiêu chuẩn nào.
- Xuất thông qua các đại lý, thương lái.
- Sản xuất tự phát, thiếu quy hoạch.
- Việc áp dụng quy trình kĩ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch, ứng
dụng các tiến bộ KHKT vẫn còn hạn chế, đặc biệt tại các vùng sâu, vùng xa.
- Quản lý dịch hại, bệnh do nấm và tuyến trùng là một thách thức chưa

được cơ quan chức năng, các nhà nghiên cứu giải quyết.
- Chưa có cơ sở sản xuất tiêu giống uy tín, khó kiểm soát nguồn giống
trên thị trường.
- Việc bảo quản, chế biến sau thu hoạch đối với sản phẩm hồ tiêu chưa
được chú trọng, chưa đáp ứng được nhu cầu thị trường thế giới.
11
- Cơ sở hạ tầng chưa được đảm bảo cho việc phát triển hồ tiêu: đường
giao thông, máy móc, hệ thống kho bảo quản,…nhìn chung còn lạc hậu.
- Sản xuất phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên và cơ chế thị trường.
V. Giải pháp
3. Giải pháp khoa học-công nghệ trong sản xuất
- Lựa chọn các giống hồ tiêu có tính thích nghi rộng, ít bị sâu bệnh,
trồng thay thế các giống hồ tiêu có năng suất thấp.
- Chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất
- Áp dụng rộng rãi việc áp dụng quy chuẩn VietGAP trong sản xuất.
- Phổ biến rộng rãi thông tin, tài liệu kỹ thuật, tổ chức tập huấn về thu
hoạch và sau thu hoạch cho nông dân trồng tiêu.
- Hoàn thiện và nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất và thương
mại giữa nông dân và doanh nghiệp.
4. Giải pháp thị trường
- Xây dựng và quảng bá thương hiệu, tiếp cận các thị trường mới.
- Cần đẩy mạnh việc phổ biến thông tin thị trường để nông dân và
doanh nghiệp chủ động trong sản xuất, kinh doanh.
- Quan tâm hơn nửa đến chất lượng vệ sinh và an toàn thực phẩm hồ
tiêu thay vì sản xuất ồ ạt, kém chất lượng.
- Đa dạng hóa sản phẩm hồ tiêu.
5. Về phía nhà nước
- Cập nhật và phổ biến thông tin về yêu cầu chất lượng hồ tiêu của các
thị trường nhập khẩu đến doanh nghiệp sản xuất, chế biến, xuất khẩu, người
trồng hồ tiêu.

- Quy hoạch các vùng đất trồng tiêu, có chính sách hỗ trợ người nông
dân ở những vùng trồng tiêu trọng điểm.
- Tổ chức các câu lạc bộ chia sẽ kinh nghiệm trồng, chăm sóc và
những thông tin liên về hồ tiêu ở các làng, các xã.
- Đào tạo bồi dưỡng để có chuyên gia, nhà khoa học giỏi chuyên
ngành về khuyến nông, bảo vệ thực vật, Xúc tiến thương mại, quan hệ Quốc
tế, xây dựng và quảng bá thương hiệu … cho Hồ tiêu ở cấp Bộ, tỉnh, huyện.
- Đầu tư xây dựng hệ thống giao thông nhất là vùng sâu, vùng xa giúp
thuận tiện trong việc tiêu thụ sản hồ tiêu sang các vùng khác.
4. Bản thân người sản xuất, doanh nghiệp chế biến
12
- Mỗi người nông dân phải chủ động tìm kíêm thông tin về giá cả, các
yêu cầu về chất lượng sản phẩm của các thị trường nhập khẩu khó tính, để
tuân thủ theo các yêu cầu chất lượng sản phẩm.
- Thường xuyên tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật do cán bộ khuến
nông tổ chức.
- Doanh nghiệp chế biến cần đầu tư máy móc hiện đại, kho bãi thoáng
mát, đảm bảo vệ sinh.
C. KẾT LUẬN
Trong 4 năm trở lại đây, ngành hồ tiêu của Việt Nam đã có những bước
phát triển ngoạn mục, tăng nhanh cả về diện tích, năng suất, sản lượng cũng
như chất lượng. Tuy nhiên, sản xuất hồ tiêu nước ta đang đối mặt với nhiều
thách thức và phát triển thiếu bền vững, nhất là diện tích hồ tiêu phát triển quá
nhanh, vườn cây được đầu tư thâm canh cao độ, nhiều vườn tiêu bị hủy diệt
do sự phá hại của sâu bệnh… gây thiệt hại lớn cho bà con nông dân. Để có thể
13
giải quyết thực trạng trên, các địa phương cần sớm tổ chức lại sản xuất, nhất
là đưa các hộ nông dân sản xuất nhỏ, lẻ như hiện nay thành các nhóm hộ, tổ
hợp tác, hoặc hợp tác xã kiểu mới… với hướng liên kết lại để dễ dàng tiếp
nhận với các tiến bộ kỹ thuật, thuận tiện trong việc tiếp cận với các nguồn vốn

tín dụng và các đơn vị cung cấp vật tư đầu vào. Giúp cho chất lượng hồ tiêu
Việt Nam ngày một nâng cao, giữ vững vị trí dẫn đầu xuất khẩu hồ tiêu trên
thế giới.
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
 />spx?CN_ID=379245&CO_ID=0
 /> />2014-va-huong-toi-nam-2015.htm
 />15

×