Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Theo dõi khả năng tăng trưởng và phát triển của bê nuôi bằng một số khẩu phần tại trang trại bò sữa Bình Định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (698.93 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÖ Y
***************




KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


THEO DÕI KHẢ NĂNG TĂNG TRƢỞNG VÀ SỨC KHỎE
CỦA BÊ NUÔI BẰNG MỘT SỐ KHẨU PHẦN TẠI TRANG
TRẠI BÕ SỮA BÌNH ĐỊNH



Sinh viên thực hiện: NGUYỄN MINH LUÂN
Lớp: DH08CN
Ngành : Chăn Nuôi
Niên khóa : 2008- 2012



Tháng 8/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LẦM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CHĂN NUÔI THÖ Y
***************







NGUYỄN MINH LUÂN


THEO DÕI KHẢ NĂNG TĂNG TRƢỞNG VÀ SỨC KHỎE
CỦA BÊ NUÔI BẰNG MỘT SỐ KHẨU PHẦN TẠI TRANG
TRẠI BÕ SỮA BÌNH ĐỊNH


Khóa luận đƣợc đệ trình để đáp ứng yêu cầu cấp bằng kỹ sƣ chăn nuôi


Giáo viên hƣớng dẫn:
ThS. NGUYỄN KIM CƢƠNG
ThS. VƢƠNG NGỌC LONG



Tháng 8/2012

ii

XÁC NHẬN CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN


Họ tên sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Luân

Tên khóa luận: Theo dõi khả năng tăng trƣởng và sức khỏe của bê nuôi bằng
một số khẩu phần tại trang trại bò sữa Bình Định
Đã hoàn thành khóa luận đúng theo yêu cầu của giáo viên hƣớng dẫn và các ý kiến
nhận xét , đóng góp của hội đồng chấm thi tốt nghiệp khoa ngày …………………




TP.HCM ngày …… tháng …. Năm 2012
Giáo viên hƣớng dẫn



ThS NGUYỄN KIM CƢƠNG
iii

CẢM TẠ
Xin chân thành ghi ơn
Thầy Nguyễn Kim Cƣơng và Th S Vƣơng Ngọc Long đã tận tình hƣớng dẫn,
giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Thầy Châu Châu Hoàng và thầy Nguyễn Kim Cƣơng đã hết lòng giảng dạy
truyền thụ kiến thức về chăn nuôi trâu bò cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn
Ban giám hiệu Trƣờng Đại Học Nông Lâm, Ban Chủ Nhiệm khoa chăn nuôi
thú y, quý thầy cô trong khoa Chăn Nuôi Thú Y và toàn thể cán bộ giáo viên nhà
trƣờng đã giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt 4 năm học.
Chân thành cảm ơn
Toàn thể cán bộ, công nhân viên đang làm việc tại trang trại bò sữa Bình
Đinh, Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực
tập.

Cùng gia đình và toàn thể bạn bè yêu mến đã động viên tôi.
Tác giả
iv

TÓM TẮT

Đề tài “ Theo dõi khả năng tăng trƣởng và sức khỏe của bê nuôi bằng một
số khẩu phần tại trang trại bò sữa Bình Định” đƣợc tiến hành từ tháng 01/02 đến
30/6/2012 tại Trang Trại Bò Sữa Bình Định, công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt
Nam.
Thử nghiệm đƣợc tiến hành trên 48 bê cái HF đƣợc phân vào 3 lô, tƣơng đối
đồng đều về khối lƣợng, lô TN1 đƣợc nuôi theo khẩu phần gồm sữa nguyên và
thức ăn tinh, lô TN2 nuôi theo khẩu phần gồm chất thay thế sữa và thức ăn tinh; lô
TN3 nuôi theo khẩu phần chất thay thế sữa, thức ăn tinh và bổ sung chế phẩm nấm
men.
Các chỉ tiêu khảo sát bao gồm: Khối lƣợng cơ thể ở các thời điểm 1 tháng, 2
tháng, 3 tháng; tăng trọng/ngày qua từng giai đoạn; tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng;
tỷ lệ bê bị mắc bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp.
Qua thời gian khảo sát chúng tôi thu đƣợc một số kết quả nhƣ sau:
Khối lƣợng cơ thể trung bình của bê ở 3 tháng tuổi cao nhất ở lô TN3 kế
đến là lô TN2 và thấp nhất là lô TN1 tƣơng ứng với: 99,06; 91,9 và 86,8 kg/ngày.
Tăng trọng tuyệt đối sau 3 tháng thí nghiệm cao nhất ở lô TN3 kế đến là lô
TN2 và thấp nhất là lô TN1 tƣơng ứng với: 0,77 ; 0,69 và 0,64 kg.
Tỷ lệ bê bị bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp cao nhất ở lô TN1 kế đến
là TN2 và thấp nhất là lô TN3 nhƣng sự khác biệt này không có ý nghĩa về phƣơng
diện thống kê.
Nuôi bê theo khẩu phần gồm có chất thay thế sữa, thức ăn tinh và bổ sung
chế phẩm nấm men cho tăng trọng nhanh nhất, tỷ lệ bệnh tật ít nhất và hiệu quả
kinh tế nhất.


v

MỤC LỤC

Chƣơng 1 MỞ ĐẦU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục đích, yêu cầu 2
1.2.1 Mục đích 2
1.2.2 Yêu cầu 2
Chƣơng 2 TỔNG QUAN 3
2.1 Đặc điểm sinh lý của bê 3
2.1.1 Sự phát triển dạ cỏ 3
2.1.2 Sự tiêu hóa và hấp thu 4
2.2 Tổng quan về trang trại chăn nuôi bò sữa Bình Định 6
2.2.1 Vài nét về trang trại bò sữa Bình Định 6
2.2.2 Điều kiện chuồng trại 6
2.2.3 Điều kiện thức ăn 7
2.2.4 Điều kiện chăm sóc , vệ sinh phòng bệnh 9
2.2.5 Định mức một số chỉ tiêu trong chăn nuôi bê ở trang trại Bình Định 11
2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên bê trong giai đoạn uống sữa. 11
2.3.1 Bệnh tiêu chảy 11
2.3.2 Bệnh viêm phổi 12
2.3.3 Bệnh viêm khớp 13
2.4 Một vài nghiên cứu về việc dùng chất thay thế sữa trên bê gần đây 13
2.4.1. Trong nƣớc 13
2.4.2 Nƣớc ngoài 14
Chƣơng 3 NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 16
3.1 Thời gian ,địa điểm 16
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu 16
3.3 Bố trí thí nghiệm 16

3.4 Vật liệu 19
vi

3.5 Các chỉ tiêu và phƣơng pháp theo dõi 19
3.5.1 Khả năng tăng trƣởng 19
3.5.2 Tiêu tốn thức ăn 20
3.5.3 Tình trạng sức khỏe 20
3.6 Phƣơng pháp xử lý số liệu 21
Chƣơng 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22
4.1 Khả năng tăng trọng 22
4.1.1 Khối lƣợng bê qua các giai đoạn thí nghiệm 22
4.1.2 Tăng trọng tích lũy trong toàn thời gian thí nghiệm 26
4.1.3 Tăng trọng tuyệt đối 27
4.1.4 Tăng trọng tƣơng đối 31
4.2 Chuyển hóa thức ăn 32
4.2.1 Tiêu tốn vật chất khô cho 1 kg tăng trọng 32
4.2.2 Tiêu tốn protein thô cho 1 kg tăng trọng 32
4.3 Tình trạng bệnh tật từ khi sơ sinh đến 3 tháng tuổi 33
4.4 Chi phí thức ăn/ kg tăng trọng 35
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 36
5.1. KẾT LUẬN 36
5.2. ĐỀ NGHỊ 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO 38


vii

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CV (coefficient of variation) hệ số biến động
SD (standard deviation) Độ lệch tiêu chuẩn

TN1: thí nghiệm 1
TN2: Thí nghiệm 2
TN3: Thí nghiệm 3
Vck : vật chất khô
TMR (Total mixed ration): thức ăn cho bò đƣợc trộn thành hỗn hợp hoàn chỉnh về
dinh dƣỡng.
WM ( whole milk) : Sữa nguyên
CMR ( calf milk replacer) : Chất thay thế sữa cho bê




viii

DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tỷ lệ hấp thu kháng thể trong sữa đầu sau khi sinh. 6
Bảng 2.2 Thành phần dinh dƣỡng thức ăn tinh cho bê 8
Bảng 2.3 Thành phần dinh dƣỡng trong sữa đầu và sữa thƣờng. 8
Bảng 2.4 Thành phần dinh dƣỡng trong chất thay thế sữa 9
Bảng 3.1 Khẩu phần thức ăn hàng ngày của lô thí nghiệm 1 (TN1) 17
Bảng 3.2 Khẩu phần thức ăn hàng ngày của lô thí nghiệm 2 (TN2) 17
Bảng 3.3 Khẩu phần thức ăn hàng ngày của lô thí nghiệm 2 (TN3) 18
Bảng 3.4 Thành phần vật chất khô và protein của các loại thức ăn 19
Bảng 4.1 Khối lƣợng bê đƣa vào thí nghiệm 22
Bảng 4.2 Khối lƣợng bê 1 sau 1 tháng thí nghiệm 23
Bảng 4.3 Khối lƣợng bê sau 2 tháng thí nghiệm 24
Bảng 4.4 Kết quả khối lƣợng 2 tháng tuổi từ một số nghiên cứu 24
Bảng 4.5 khối lƣợng cơ thể ở 90 ngày thí nghiệm 25
Bảng 4.6 Tăng trọng tích lũy của bê trong toàn thời gian thí nghiệm 26
Bảng 4.7 Tăng trọng/ngày trung bình trong 1 tháng đầu thí nghiệm 27

Bảng 4.8 Tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ 2 28
Bảng 4.9 Tăng trọng/ngày trong tháng thí nghiệm thứ 3 28
Bảng 4.10 Tăng trọng/ngày trong toàn thời gian thí nghiệm 29
Bảng 4.11 Tăng trọng/ngày trong giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi ở một số nghiên cứu 30
Bảng 4.12 Tăng trọng tƣơng đối của bê ở các giai đoạn thí nghiệm 31
Bảng 4.13 Tiêu tốn vật chất khô/kg tăng trọng ở các lô 32
Bảng 4.14 Tiêu tốn protein /kg tăng trọng 33
Bảng 4.15 Tỷ lệ các loại bệnh trên bê trong thời gian theo dõi 34
Bảng 4.16 Chi phí thức ăn /kg tăng trọng 35


1



Chƣơng 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Từ khi gia nhập WTO kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng, mức sống
của ngƣời dân ngày càng đƣợc nâng cao, nhu cầu tiêu thụ sữa cũng nhƣ những thực
phẩm chất lƣợng cao ngày càng lớn. Ngƣời Việt Nam không có truyền thống tiêu
dùng sữa , lƣợng sữa tự sản xuất đƣợc trong nƣớc còn rất thấp so với nhu cầu. Các
doanh nghiệp chế biến sữa phải nhập phần lớn lƣợng bột sữa từ nƣớc ngoài về chế
biến và tiêu thụ trong nƣớc. Vì thế việc nuôi bò sữa để tự cung cấp trong nƣớc ngày
càng đƣợc chú ý và đã trở thành nghề đem lại thu nhập cao cho nhiều hộ nông dân.
Tuy nhiên một trong những yếu tố quyết định đến năng suất của bò khi trƣởng
thành là sinh trƣởng phát triển của bê từ giai đoạn sơ sinh, chọn lựa cho bê uống
sữa nguyên hoặc chất thay thế sữa là một yếu tố quan trọng.Từ thực tế giá sữa hàng
hóa cao, một số trại đã có khuynh hƣớng tận dụng sữa không bán đƣợc nuôi bê trực

tiếp, điều mà các chuyên gia lo ngại sẽ ảnh hƣởng đến sức khỏe của bê và gia tăng
sự đề kháng lại kháng sinh của các vi khuẩn đƣờng ruột. Yêu cầu đặt ra là phải tìm
một sản phẩm có thể thay thế đƣợc sữa nguyên chất với chi phí chấp nhận đƣợc cho
việc nuôi bê. Chất thay thế sữa đƣợc sản xuất từ các phụ phẩm của công nghiệp chế
biến sữa và một số loại thực liệu khác có giá thấp hơn nhiều so với sữa hàng hóa.
Phần lớn các công trình nghiên cứu đều cho kết quả giống nhau giữa sữa nguyên
chất và chất thay thế sữa. Tuy nhiên một số ít nghiên cứu cho thấy dùng chất thay
thế sữa cho hiệu quả chăn nuôi kém hơn sữa nguyên chất, do vậy trƣớc khi đƣa vào
sử dụng đại trà phải kiểm nghiệm trƣớc trong điều kiện chăn nuôi ở nƣớc ta.

2

Từ thực tế yêu cầu trên, đƣợc sự chấp nhận của Khoa Chăn Nuôi Thú Y
trƣờng Đại Học Nông lâm và Công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt Nam chúng tôi tiến
hành đề tài “ Theo dõi khả năng tăng trƣởng và sức khỏe của bê nuôi bằng một số
khẩu phần tại trang trại bò sữa Bình Định” .
1.2 Mục đích, yêu cầu
1.2.1 Mục đích
Theo dõi sự tăng trƣởng và sức khỏe của bê nuôi bằng một số khẩu phần
khác nhau qua đó đánh giá sinh trƣởng , sức khỏe và hiệu quả kinh tế.
1.2.2 Yêu cầu
- Theo dõi tăng trƣởng bê qua các giai đoạn 1 tháng, 2 tháng ,3 tháng
tuổi.
- Theo dõi tỷ lệ nhiễm các bệnh tiêu chảy, viêm phổi, viêm khớp trên
bê thí nghiệm.
- Sơ bộ tính hiệu quả kinh tế các lô thí nghiệm.












3


Chƣơng 2
TỔNG QUAN
2.1 Đặc điểm sinh lý của bê
2.1.1 Sự phát triển dạ cỏ
Đặc trƣng dinh dƣỡng của gia súc nhai lại sử dụng các acid béo bay hơi từ
sự lên men thức ăn thô ở dạ cỏ nhƣ nguồn năng lƣợng chính, dạ dày bê sơ sinh chỉ
có dạ muối khế thực hiện chức năng, và dạ cỏ cần đƣợc phát triển để thực hiện chức
năng lên men cung năng lƣợng cho bê trƣớc khi cai sữa, một vài yếu tố cần thiết
cho sự phát triển của dạ cỏ là : thiết lập hệ vi sinh vật, môi trƣờng nƣớc cho vi sinh
vật hoạt động, nguồn thức ăn chủ lực làm cơ chất cho sự lên men.
Bê mới sinh sau một ngày có thể tìm thấy một lƣợng lớn vi khuẩn hầu hết
là vi khuẩn hiếu khí, sau đó số lƣợng và loại vi khuẩn thay đổi khi ăn vào thức ăn
khô và sự lên men của chất nền sẽ thay đổi. Sự thay đổi số lƣợng và loại vi khuẩn
trong dạ cỏ là tùy thuộc vào thức ăn chính trong dạ cỏ. Trong suốt 3 tuần đầu, vi
khuẩn yếm khí hoặc vi khuẩn tùy nghi chiếm ƣu thế, khi vật chất khô ăn vào tăng
lên thì lactic là sản phẩm chính của quá trình lên men khi bê ăn một lƣợng lớn thức
ăn thì sự lên men xảy ra nhanh sinh nhiều acid béo bay hơi làm cho pH dạ cỏ
xuống rất thấp, trong suốt giai đoạn này có nhiều thay đổi và kết quả là hệ vi khuẩn
yếm khí tăng lên. Khoảng 6 tuần tuổi, hệ vi sinh vật hệ vi sinh vật giống với khi
trƣởng thành chiếm ƣu thế với một vài đặc trƣng của hệ vi sinh vật của bê vẫn còn .

Từ 9-13 tuần tuổi số lƣợng vi khuẩn dùng cellulose và hemicellulose là nguồn năng
lƣợng chính sẽ lấn át và pH dạ cỏ cùng với các cơ chất trong dịch dạ cỏ thuận lợi
cho sự phát triển của các vi sinh vật này.

4

Nƣớc cần thiết cho các vi sinh vật tồn tại và thực hiện quá trình biến
dƣỡng trong cơ thể chúng, lƣợng nƣớc trong sữa sẽ thoát qua rãnh thực quản vào
dạ muối khế, vì vậy để đảm bảo đƣợc hoạt động của vi sinh vật trong dạ cỏ cần cho
bê uống đủ nƣớc.
Tác nhân đầu tiên kích thích sự phát triển của biểu mô dạ cỏ là acid béo
bay hơi đặc biệt là propionic và butyric có vai trò quan trọng trong sự phát triển hệ
thống biểu mô dạ cỏ, thức ăn tinh đƣa vào dạ cỏ chủ yếu đƣợc biến dƣỡng thành
probionic và butyric trong khi thức ăn thô có khuynh hƣớng tạo thành nhiều acetic,
vì vậy thức ăn tinh kích thích dạ cỏ phát triển nhanh hơn thức ăn thô, tuy nhiên khi
lƣợng probionic và butyric nhiều và tác động lâu dài sẽ làm cho các núm dạ cỏ phát
triển quá mức và chúng kết dính lại với nhau làm giảm bề mặt hấp thu và tốc độ
phát triển dạ cỏ sẽ giảm. Vì vậy nên cho bê ăn khẩu phần trƣớc hết là thức ăn tinh
và sau đó cho thêm thức ăn thô để dạ cỏ phát triển tốt mà không ảnh hƣởng đến
chức năng hấp thu.
2.1.2 Sự tiêu hóa và hấp thu
2.1.2.1 Đặc điểm chung
Trong những tuần đầu của cuộc sống dạ dày bê hoạt động giống với dạ dày
của các loài đơn vị, sữa đƣợc đƣa vào dạ muối khế thông qua rãnh thực quản, phản
xạ khép rãnh thực quản chịu sự tác động của một số yếu tố trong đó có hàm lƣợng
vật chất khô trong sữa, khi pha chất thay thế sữa cần phải đảm bảo đƣợc hàm
lƣợng vật chất khô gần giống với sữa mới tạo đƣợc phản xạ khép rãnh thực quản
nếu không sữa sẽ đi vào dạ cỏ và gây ra các xáo trộn tiêu hóa .
2.1.2.2 Tiêu hóa protein.
- Ở dạ muối khế: Pepsin kém hoạt động và chymosin đƣợc tiết ra từ màng

nhầy dạ múi khế. Những enzyme này đƣợc kích hoạt bởi điều kiện acid (HCl) của
dạ múi khế. Chymosin chịu trách nhiệm chủ yếu làm đông vón sữa, làm đứt liên kết
peptide buộc chặt polypeptid casein với ion Ca, kết quả làm đông casein sữa việc
này làm tăng thời gian lƣu lại của casein trong đƣờng tiêu hóa để đảm bảo đƣợc tỷ
lệ tiêu hóa cao.

5

- Ở ruột non: protein đƣợc tiêu hóa trƣớc tiên bởi tác dụng của dịch tụy
(trypsin và chymotrypsin) và sau đó bởi các enzyme tiêu hóa peptid đƣợc tiết ra từ
tuyến tụy và niêm mạc ruột. Protein sữa có tỷ lệ tiêu hóa cao (trên 95%) protein
thực vật có tỷ lệ tiêu hóa thấp hơn .
2.1.2.3 Tiêu hóa chất béo.
- Chất béo đƣợc thủy phân trƣớc tiên bởi enzyme pregastric trong nƣớc bọt.
Dạ múi khế không tiết enzyme thủy phân lipid nhƣng vẫn có tác dụng thủy phân
của enzyme pregastric.
- Phần lớn quá trình tiêu hóa mỡ sữa diễn ra ở ruột non bởi enzyme thủy
phân lipid trong dịch tụy. Hầu hết các acid béo mạch dài bị thủy phân bởi các
enzyme tiêu hóa lipid trong dịch tụy, sản phẩm cuối cùng của quá trình tiêu hóa
lipid là các acid béo bay hơi tự do, mono acylglycerol và diacylglycerol.
- Bê tiêu hóa gần nhƣ 100% mỡ sữa, các loại chất béo khác cũng đƣợc tiêu
hóa tốt nếu chúng đƣợc nhũ hóa thành các hạt nhỏ 3 - 4 micromet.
2.1.2.4 Tiêu hóa carbohydrate
- Trừ lactase, các enzyme tiêu hóa carbohydrate khác đƣợc tìm thấy với
nồng độ rất thấp trong hệ thống tiêu hóa của bê do đó bê sử dụng đƣợc giới hạn rất
thấp disaccharides hoặc polysaccharides trong khi lactose thì đƣợc bê tiêu hóa tốt.
- Maltase trong dịch ruột và amylase trong dịch tụy đƣợc tìm thấy ở giới
hạn rất thấp khi bê sinh ra và sẽ tăng dần theo tuổi bê. Chức năng tiêu hóa tinh bột
và maltose của thú dạ dày kép sẽ tăng lên đáng kể trong suốt ba tháng đầu nhƣng
vẫn rất thấp so với thú dạ dày đơn.

2.1.2.5 Sự hấp thu thụ động kháng thể IG
- Ruột của bê sơ sinh sẽ thấm đƣợc Ig trong sữa đầu ở 1 thời gian ngắn sau
sinh do đó bê không đƣợc uống sữa đầu sớm sẽ giảm lƣợng hấp thu gama globulin.
Hồi tràng là nơi hấp thu chủ yếu gama globulin. Khả năng hấp thu giãm dần theo sự
đóng kín của màng ruột sau khi sinh. Sự hấp thu kháng thể Ig diễn ra trong vòng 24
giờ sau khi sinh, tốt nhất là trong vòng 1h đầu sau khi sinh.

6

- Sự hấp thu sữa đầu là thành công khi hàm lƣợng Ig trong huyết tƣơng bê
đạt 10mg/l. Nhu cầu sữa đầu đƣợc tính dựa trên khối lƣợng huyết tƣơng (6,5% khối
lƣợng cơ thể), hàm lƣợng Ig trong sữa đầu (60 mg/l) và tỷ lệ hấp thu kháng thể Ig
(trung bình là 25%).
Bảng 2.1 Tỷ lệ hấp thu kháng thể trong sữa đầu sau khi sinh.
Thời gian sau khi đẻ (h)
Tỷ lệ hấp thu globulin %
1
100
4
25
6
20
12
17
20
12
Nguồn: Giáo trình chăn nuôi trâu bò, Nguyễn Xuân Trạch (2005)
2.2 Tổng quan về trang trại chăn nuôi bò sữa Bình Định
2.2.1 Vài nét về trang trại bò sữa Bình Định
- Trang trại bò sữa Bình Định thuộc sở hữu của công ty TNHH MTV Bò

Sữa Việt Nam đóng trên địa bàn khu chăn nuôi tập trung, xã Nhơn Tân, thị xã An
Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Tổng diện tích khu vực trang trại là 92 hecta chia làm 2 trại, trại 1 nuôi bò
sinh sản, bò vắt sữa, bò cạn sữa, bê, bò hậu bị; trại 2 dùng nuôi bò cách ly mới nhập
về và trồng cỏ.
- Tổng đàn bò sữa 1400 con trong đó có hơn 500 con vắt sữa. Năng suất sữa
trung bình 18 kg/ngày, cao nhất có con lên đến 35 kg/ngày.
2.2.2 Điều kiện chuồng trại
- Chuồng bò đƣợc xây dựng kiên cố, mỗi chuồng nuôi 500 con, chia thành 2
dãy, ở giữa là đƣờng đi và máng ăn, nền chuồng bằng bê tông, cao 3,5m , bao quanh
bởi các khung kim loại, phân đƣợc gạt liên tục bằng hệ thống gạt phân tự động, sau
đó đẩy vào hố dẫn đến nơi xử lý.

7

- Mỗi bò đƣợc trang bị một ô nằm nghỉ, ngăn cách bởi các khung kim loại,
mỗi ô đƣợc lát nệm cao su và làm vệ sinh hàng ngày để hạn chế các bệnh quan
trọng nhƣ viêm khớp, viêm vú.
- Hệ thống làm mát tự động gồm quạt và vòi phun sƣơng hoạt động luân
phiên giúp giảm nhiệt độ mà không làm tăng độ ẩm trong chuồng.
- Chuồng bê bao gồm cũi đơn để nuôi bê trong giai đoạn sơ sinh và chuồng
nền để nuôi bê uống sữa và sau cai sữa đến 9 tháng.
- Cũi đơn nuôi bê sơ sinh đƣợc làm bằng khung kim loại, sàn và các bên
đƣợc bao bọc bởi các tấm ván gỗ, khoảng các giữa các khe là 5cm đủ cho thông
thoáng tốt mà giữ đƣợc nhiệt độ cho bê. Mỗi cũi có kích thƣớc 0,9 x 0,7 x 1,1 m
đƣợc trang bị 2 xô để cung cấp thức ăn tinh, sữa và nƣớc.
- Chuồng nền nuôi bê: có nền lát bê tông, ở giữa có mƣơng thoát nƣớc và
chất thải đƣợc chắn bởi lƣới sắt, 2 bên nghiên về phía mƣơn thoát nƣớc, máng ăn
đƣợc thiết kế xung quanh chuồng, bao quanh chuồng là khung kim loại có khe hở
đủ để bê đƣa đầu ra ăn.

2.2.3 Điều kiện thức ăn
- Thức ăn cho bò trong giai đoạn vắt sữa, bê sau cai sữa, bò hậu bị đƣợc
phối trộn thành hỗn hợp TMR hoàn chỉnh từ các thực liệu: cỏ voi, thân cây bắp,
rơm ủ chua, thân cây bắp ủ chua và thức ăn tinh công nghiệp.
- Thức ăn cho bò cạn sữa bao gồm: rơm ủ chua, thân cây bắp, cỏ voi, cám.
Rơm ủ chua đƣợc cho ăn tự do, các thứ còn lại phối trộn thành TMR nhƣng chủ yếu
là thân cây bắp, cỏ voi, hàm lƣợng dinh dƣỡng thấp hơn so với TMR cho các nhóm
khác.
- Thức ăn cho bê trong giai đoạn uống sữa bao gồm: sữa đầu, chất thay thế
sữa, cám hỗn hợp FF 40 và cỏ voi.





8

Bảng 2.2 Thành phần dinh dƣỡng thức ăn tinh cho bê
Thành phần
Tỷ lệ
Độ ẩm
13 %
Năng lƣợng trao đổi
2500 kgcal/kg
Đạm
17% min
Ca
0,8 – 1,6
P
0,5

Cl
0,8 – 1,8
Nguồn: Dựa theo thông số trên bao bì
+ Sữa đầu: đƣợc cho uống trong 3 ngày đầu bằng bình nhựa có núm
vú.
+ Sữa nguyên: cho uống với mức 2 kg/lần/ngày

Bảng 2.3 Thành phần dinh dƣỡng trong sữa đầu và sữa thƣờng.
Thành phần
Đơn vị
tính

Sữa đầu

sữa
thƣờng


Vắt lần 1
Vắt lần 2
Vắt lần 3

Vật chất khô
%
23,9
17,9
14,1
12,9
Đạm
%

14
8,4
5,1
3,1
IgG
mg/ml
32
25
15
0,6
Béo
%
6,7
5,4
3,9
4
Lactose
%
2,7
3,9
4,4
5
Khoáng
%
1,1
1
0,8
0,7
Vitamin A
UI/dl

295
190
113
34
Nguồn: Journal of Dairy Science,61:1033-1066

9

- Chất thay thế sữa FOKKAMIX 40: cho uống tƣ ngày thứ tƣ, cho uống
bằng xô nhựa, pha vào nƣớc thành tỷ lệ 1/8 ( 1 kg sữa + 7 lít nƣớc), cách pha chất
thay thế sữa: đun sôi một phần nƣớc sau đó cho vào lƣợng nƣớc lạnh đến khi nhiệt
độ nƣớc vừa nóng tay (khoảng 45-50
o
C), cân bằng lƣợng nƣớc và cho bột chất thay
thế sữa vào khuấy đều đến khi tan hoàn toàn. Sau đó đong vào xô cho bê uống, mỗi
bê uống một xô riêng.
Bảng 2.4 Thành phần dinh dƣỡng trong chất thay thế sữa
Thành phần
%
Đạm
21,5 min
Béo
17 min
Tro
10

0,3
Độ ẩm
4 max
Ca

0,95
P
0,9
Nguồn : Thông tin kỹ thuật in trên bao bì sản phẩm Fokkamix 40, NUKAMEL
2.2.4 Điều kiện chăm sóc , vệ sinh phòng bệnh
2.2.4.1 Chăm sóc bê sau khi sinh
- Đảm bảo hoạt động hô hấp của bê đƣợc bình thƣờng bằng các biện pháp:
kích thích bê ho, dùng khăn lau sạch dịch nhầy quanh mũi miệng.
- Đặt bê trƣớc mặt bò mẹ để cho bò mẹ liếm khô sau đó tách bê trong vòng
30 phút sau khi sinh, Bê đƣợc đƣa vào cũi đơn đã đƣợc làm sạch trƣớc 2 tuần và đã
đƣợc lót rơm khô.
- Cắt rốn : Dùng dây buộc cách bụng 3-5 cm, dùng dao hoặc kéo sắc đã
đƣợc sát trùng cắt một cách dứt khoát rồi nhúng vào dung dịch cồn iod và buộc rốn
ở điểm cách đầu cắt 2 - 3cm.
- Cho uống sữa đầu: sữa đầu đƣợc cho uống sớm nhất nếu có thể chậm nhất
là 1 giờ đầu sau khi sinh, cho uống với mức 10% khối lƣợng cơ thể, cho uống lại

10

lần 2 trong khoảng 8 giờ sau sinh. Cho uống sữa đầu bằng bình nhựa có núm vú cao
su, bình đƣợc vệ sinh sạch sẽ bằng xà phòng sau khi dùng.
- Gán số tai và theo dõi: khi mới sinh cho bê đeo số hiệu tạm thời, sau 2-3
ngày bấm vào tai bảng nhựa có ghi số hiệu bê, mỗi số hiệu sẽ liên hệ với một số
thông tin của bê nhƣ: Ngày sinh, khối lƣợng sơ sinh, số tai mẹ,tình trạng sức khỏe
sau sinh, các thông tin này cùng với lịch sử bệnh của từng bê đƣợc lƣu giữ.
- Trui sừng: đƣợc thực hiện khi bê từ 15-50 ngày tuổi. Sử dụng hóa chất
gồm tinh thể NaOH và CaCO
3
với tỷ lệ 1:2 để trui sừng, hóa chất đƣợc dùng ngay
sau khi trộn, khi trui sừng chỉ cắt lông xung quanh gốc sừng và thoa một lớp mỏng

hóa chất lên gốc sừng, chỉ trui những con chƣa có sừng nhô cao.
2.2.4.2 Vệ sinh phòng bệnh trong trại.
- Vệ sinh chuồng trại: Rơm trên cũi đƣợc thay mỗi 2-3 ngày khi bị ƣớt, sau
10 ngày nuôi bê sơ sinh cũi đƣợc cọ rữa sạch sẽ, phun thuốc sát trùng và để trống.
Chuồng nền đƣợc vệ sinh 2 lần/ngày, phân và nƣớc tiểu đƣợc dội sạch vào đƣờng
ống dẫn đến nơi xử lý. Trong quá trình nuôi bê thuốc sát trùng đƣợc phun trong
chuồng định kỳ 2 lần/tuần, trƣờng hợp nghi có dịch thì 1 lần/ngày cho đến khi hết
dịch.
- Vệ sinh an toàn sinh học: Bê hoặc bò bị bệnh chết đƣợc chôn tập trung ở
một chỗ rải vôi khử trùng xung quanh; bê bệnh viêm khớp, viêm phổi đƣợc cách ly
nuôi ở cuối chuồng, dƣới hƣớng gió; dụng cụ cho uống sữa đƣợc rữa sạch bằng xà
phòng và để ráo sau mỗi lần dùng. Xô và máng ăn đƣợc cọ đƣợc làm sạch sau mỗi
2-3 ngày; công nhân làm việc chỉ đƣợc ở một dãy chuồng nhất định, hạn chế đi lại
tham quan, mỗi khi vào trại phải thay đồ bảo hộ và sát trùng. Trƣớc đầu chuồng có
lắp đặt hố sát trùng khi ra vào chuồng nuôi.
- Tiêm phòng và tẩy ký sinh trùng cho bê trong giai đoạn uống sữa:
+ Phòng trị cầu trùng trên bê nghé lúc 4 tuần tuổi bằng thuốc
Amprolium 20S .
+ Tẩy ký sinh trùng đƣờng ruột, ngoại ký sinh trùng cho bê trong
khoảng 5 tuần tuổi.

11

+ Tiêm phòng lở mồm long móng: nếu bò mẹ đƣợc tiêm phòng thì chỉ
cần tiêm phòng cho bê khi đƣợc 3 tháng tuổi, nếu bò mẹ không đƣợc tiêm
phòng thì tiêm phòng cho bê lúc 2 tuần tuổi và lặp lại ở 6 tuần tuổi.
+ Tiêm phòng tụ huyết trùng: tiêm lúc 3 tháng tuổi.
2.2.5 Định mức một số chỉ tiêu trong chăn nuôi bê ở trang trại Bình Định
Theo Quy định về nuôi dƣỡng chăm sóc bê ở trang trại Bình Định hiện tại:
- Tỷ lệ sống từ sơ sinh đến cai sữa

97%
- Khối lƣợng lúc cai sữa
95 kg
- Tuổi cai sữa
3 tháng
- Tiêu tốn thức ăn đến 3 tháng tuổi
+ Cỏ voi
700 kg
+ Thức ăn tinh
55 kg/bê
+ Sữa tƣơi
290 kg/con
- Nhân công lao động
50 bê/nhân công
- Kỹ thuật kiêm thú y
100 bê/ngƣời
2.3 Một số bệnh thƣờng gặp trên bê trong giai đoạn uống sữa.
2.3.1 Bệnh tiêu chảy
Tiêu chảy là nguyên nhân hàng đầu khiến bê chết trong vòng 3 tuần đầu.
Một vài nguyên nhân gây tiêu chảy thƣờng do nhiều tác nhân nhƣ nhiễm vi sinh vật
gây bệnh, môi trƣờng lạnh, stress, dinh dƣỡng.
Các vi sinh vật gây bệnh hoặc độc chất của nó sẽ tác động làm tổn thƣơng
niêm mạc ruột làm các tế bào này bị viêm dẫn đến gia tăng tiết dịch cùng với chất
điện giải vào ruột gây tiêu chảy, các niêm mạc ruột bị tổn thƣơng không hấp thu
đƣợc các chất dinh dƣỡng làm giảm sức đề kháng tạo cơ hội cho các bệnh khác tấn
công.
Các nguyên nhân tiêu chảy do dinh dƣỡng thƣờng do cho uống nhiều sữa
làm sữa không tiêu hóa kịp đi thẳng xuống ruột gây tiêu chảy, chất thay thế sữa pha
không đạt tiêu chuẩn không tạo ra phản xạ khép rãnh thực quản và sữa sẽ đi vào dạ
cỏ lên men sinh ra các acid làm tiêu chảy.


12

Tiêu chảy do BVDV ( Bovine viral diarrhea virus) sốt cao 41- 41,5
o
C trong
2-3 ngày rồi giảm xuống và tăng trở lại; chảy nƣớc mắt, nƣớc mũi, tiêu chảy ( kéo
dài, phân lẫn máu), ho khan.
Bệnh tiêu chảy có thể đƣợc phát hiện và ghi nhận qua các triệu chứng: bê đi
phân lỏng màu trắng hoặc vàng cùng với các biểu hiện mất nƣớc nhƣ: miệng mũi
khô, mắt trũng sâu, da khô kém đàn hồi.
2.3.2 Bệnh viêm phổi
Viêm phổi là nguyên nhân gây chết nhiều thứ 3 sau tiêu chảy, nhiễm trùng
huyết, khi các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào các phế nang, các phế nang phản
ứng lại bằng cách tiết dịch làm ảnh hƣởng đến khả năng hô hấp, hệ thống hô hấp
không cung cấp đủ oxy cho cơ thể vì vậy bê sẽ nhanh suy yếu.
Nguyên nhân gây viêm phổi là do các vi sinh vật xâm nhiễm hoặc các tác
nhân khác nhƣ bụi, khí độc, khói. Các hạt bụi có thể mang theo các vi sinh vật xâm
nhập vào phế nang nhất là khi dùng vòi nƣớc áp lực cao rửa chuồng, nƣớc sẽ bắn
vào phân, nƣớc tiểu tạo nên các hạt phân nhỏ li ti văng lên theo hơi thở của bê đi
vào phổi, NH
3
từ sự phân hủy phân, nƣớc tiểu tác động lâu ngày làm tổn thƣơng
niêm mạc hô hấp tạo điều kiện cho vi sinh vật tấn công gây bệnh.các triệu chứng:
Ho, chảy nƣớc mũi, chảy nƣớc mắt, sốt cao, thở nhanh.
Điều trị bệnh viêm phổi
- Sử dụng kháng viêm để hạn chế tác động sinh lý của quá trình viêm,
tạo điều kiện cho kháng sinh hoạt động, hạn chế tác động của độc tố vi khuẩn, các
loại kháng viêm đƣợc khuyến cáo là nhóm không steroid nhƣ Flunixine meglumine
(neuxyne), Ketoprofen,…

- Việc dùng kháng sinh chủ yếu là phòng bệnh kế phát do Mycoplasma,
kháng sinh phải thõa mãn các tiêu chí: có phổ rộng, thời gian tác dụng kéo
dài, tác động mạnh.
- Các biện pháp hỗ trợ: thuốc làm long đờm, thuốc giảm ho, thuốc giản
khí quản, bổ sung nƣớc ngăn ngừa mất điện giải,…

13

Bệnh viêm phổi có thể đƣợc phát hiện bằng các triệu chứng: bê có các biểu
hiện ho; chảy nƣớc mũi từ trong, loãng đến đục, nhày; chảy nƣớc mắt; sốt trên
39,4
o
C; nhịp thở nhanh lúc mới bệnh sau đó thở chậm và khó, đôi khi thở bằng
bụng, dùng ống nghe chuẩn đoán nhịp thở và âm rale của phổi; ngoài ra còn dựa
vào các hành vi giảm ăn hoặc bỏ ăn, đứng ủ rủ, mệt nhọc, có khuynh hƣớng tách
khỏi bầy đàn, tai cụp xuống.
2.3.3 Bệnh viêm khớp
Bệnh viêm khớp là bệnh phổ biến trên bê các lứa tuổi, nếu không điều trị
kịp thời sẽ gây cứng khớp và phải loại thải. Nguyên nhân gây viêm khớp là do
nhiễm khuẩn từ các vi khuẩn gây bệnh trƣớc đó nhƣ bệnh viêm ruột, viêm rốn; do
các vi khuẩn cơ hội và Mycoplasma sp.
Triệu chứng của bệnh viêm khớp là khớp bị sƣng, đi đứng khó khăn, nếu
nặng có thể sốt, giảm ăn, nằm một chỗ,…
Để điều trị bệnh viêm khớp cần phát hiện sớm, kết hợp dùng kháng viêm,
kháng sinh và tăng cƣờng sức đề kháng cho bê. Trong trƣờng hợp đã tạo thành bã
đậu trong khớp thì cần nạo vét bã đậu, rữa sạch chỗ viêm bằng thuốc tím 5%, oxy
già 2-3% sau đó dùng băng chống thấm nƣớc băng lại và thay băng cách nhật đến
khi khỏi.
Phòng bệnh viêm khớp: vệ sinh an toàn sinh học, bố trí sân vận động cho
bê, sử dụng chất thay thế sữa thay vì sữa mẹ để hạn chế lây lan các vi sinh vật từ bò

mẹ sang bê qua sữa và thực hành chăm sóc nuôi dƣỡng tốt.
Phát hiện và ghi nhận bê bị viêm khớp: bê có một hoặc nhiều khớp bị sƣng,
đi đứng khó khăn, đi cà nhắc, trƣờng hợp nặng bê bỏ ăn, sốt, nằm một chỗ, đau
sƣng khớp, sau một thời gian ổ viêm sƣng to, có mũ và tạo lỗ dò.
2.4 Một vài nghiên cứu về việc dùng chất thay thế sữa trên bê gần đây
2.4.1. Trong nƣớc
- Trần Ngọc Bích ( 2000) thử nghiệm thay thế một phần sữa nguyên bằng
chất thay thế sữa, thí nghiệm trên 12 bê ( 6 đực, 6 cái) chia thành 3 lô, mỗi lô 2 đực,
2 cái, cho ăn các khẩu phần TN1 là hoàn toàn bằng sữa nguyên, TN2 thay thế 1/3

14

sữa nguyên bằng chất thay thế sữa, TN3 thay thế 2/3 sữa nguyên bằng chất thay thế
sữa, cai sữa ở 75 ngày tuổi, kết quả cho thấy tăng trọng tuyệt đối từ sơ sinh đến 75
ngày tuổi của các lô TN1,TN2,TN3 tƣơng ứng 0,63;0,59; và 0,58 nhƣng sự khác
biệt này không có ý nghĩa về thống kê.Tăng trọng tuyệt đối từ 75- 105 ngày tuổi ở
các lô TN1,TN2,TN3 tƣơng ứng là 0,53;0,53 và 0,55 kg/ngày, khác biệt không có ý
nghĩa về thống kê. Tiêu tốn vck/kg tăng trọng của lô TN2,TN3 và lô TN1 tƣơng
ứng 2,4;2,4 và 2,25,sự khác biệt không có ý nghĩa về thống kê. Bê nuôi bằng mức
chất thay thế sữa thế càng cao thì càng hiệu quả kinh tế.
- Nguyễn Văn Khanh (2007), thử nghiệm dùng chất thay thế sữa nuôi bê
đực lai hƣớng sữa sau khi sinh. Tiến hành thí nghiệm trên 30 bê đực trong 15 tuần,
chia thành 3 lô gồm lô 1 dùng sữa nguyên, lô 2 dùng chất thay thế sữa từ sữa đậu
nành và lô 3 dùng chất thay thế sữa từ sữa ít béo, kết quả cho thấy sự khác biệt về
tăng trọng tuyệt đối và hệ số chuyển hóa thức ăn là không có ý nghĩa thống kê.
2.4.2 Nƣớc ngoài
Nghiên cứu đặc tính sinh trƣởng của bê nuôi bằng chất thay thế sữa có hoặc
không có bổ sung thức ăn tinh đƣợc tiến hành ở Irelen ( Grobler,2008), 24 bê đƣợc
cho uống sữa đầu trong 3 ngày đầu sau đó đƣợc đƣa vào thí nghiệm theo dõi. Bê
đƣợc cho uống 4 lít/ngày sữa nguyên hoặc chất thay thế sữa (20% protein, 12%

béo), thức ăn tinh ( 18 % protein ) và nƣớc đƣợc cung cấp tự do. Khối lƣợng cơ
thể bê ở 56 ngày tuổi là 60,3 và 60,2 tƣơng ứng với sữa nguyên và chất thay thế
sữa, tăng trọng/ngày cho cả 2 nhóm là 0,4kg, sự khác biệt về khối lƣợng tất cả các
chiều đo khác không có ý nghĩa về thống kê.
Nghiên cứu so sánh thành phần sữa thay thế đến sinh trƣởng và sự phát triển
dạ cỏ của bê sơ sinh đƣợc tiến hành ở Baton Rouge - Louisiana ( Anthony, 2009),
53 bê gồm 30 cái và 23 đực đƣợc dùng cho nghiên cứu, tất cả bê đƣợc uông sữa đầu
đầy đủ bê đƣợc nuôi trong chuồng cá nhân, cho ăn các loại chất thay thế sữa có
thành phần protein và chất béo khác nhau (20/20; 20/15; 28/20) với mức 10% khối
lƣợng cơ thể, pha loãng 15% vật chất khô, thức ăn tinh 20,5% protein và nƣớc sạch
đƣợc cung cấp tự do,cai sữa ở đột ngột ở 42 ngày tuổi, kết quả khối lƣợng cơ thể bê

15

ở 56 ngày tuổi là 69,81 ; 79,4 và 76,8 tƣơng ứng với các loại chất thay thế sữa
20/20; 20/15 và 28/20); khác biệt rất có ý nghĩa về thống kê ( p < 0,01). Tăng
trọng/ngày là 0,57; 0,58 và 0,67 kg tƣơng ứng.
Trong một nghiên cứu gần đây của Lee và các cộng sự ( 2009) (trích dẫn
bởi Quigley,2010) tiến hành ở Hàn Quốc, nhằm so sánh các đặc tính sinh trƣởng,
sức khỏe của bê dùng sữa nguyên và chất thay thế sữa, bê trong 2 lô thí nghiệm
đƣợc cho ăn lƣợng giống nhau về thức ăn khô và thức ăn lỏng, chất thay thế sữa
đƣợc tính toán để cung cấp lƣợng giống nhau về protein, béo, Ca và P với sữa
nguyên. Bê đƣợc cho ăn 4 lần/ngày đến 25 ngày, sau đó số lần cho ăn đƣợc giảm
đến khi cai sữa ở 49 ngày. Khối lƣợng cơ thể ở 70 ngày tuổi là 81,9 và 89,8 kg
tƣơng ứng với lô ăn chất thay thế sữa và sữa nguyên. Không có sự khác biệt về sức
khỏe của bê giữa 2 nghiệm thức trong thử nghiệm này, bê khỏe mạnh và không có
chết trong suốt cuộc thử nghiệm.


16




Chƣơng 3
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP TIẾN HÀNH

3.1 Thời gian ,địa điểm
- Thời gian theo dõi từ 01/02 đến 30/06/2012
- Địa điểm: Trang trại bò sữa Bình Định-công ty TNHH MTV Bò Sữa Việt
Nam - xã Nhơn Tân, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định.
3.2 Đối tƣợng nghiên cứu
Bê cái lai HF trong giai đoạn uống sữa, đƣợc nuôi tại trang trại bò sữa Bình
Định, bê có tỷ lệ HF trên 87,5% đƣợc nhập khẩu từ Thái Lan.
3.3 Bố trí thí nghiệm
Thí nghiệm đƣợc bố trí theo sơ đồ sau
Tổng số bê trong thí nghiệm gồm 48 bê cái lai 7/8 HF 4 ngày tuổi đƣợc
phân vào 3 lô, mỗi lô 16 con tƣơng đối đồng đều về khối lƣợng, các lô đƣợc nuôi
dƣỡng theo khẩu phần thức ăn nhƣ sau :
- Lô thí nghiệm 1 (TN1) cho ăn theo khẩu phần gồm: sữa nguyên, cám
hỗn hợp và cỏ voi, sữa nguyên cho uống với mức 4 kg/ngày, sau đó giảm còn 2 kg
ngày 60, đến ngày thứ 80 giảm còn 1 kg và cai sữa sau ngày 90, cám hỗn hợp FF
40 đƣợc cho ăn 0,1 kg/ngày trong 20 ngày đầu sau đó tăng dần lƣợng cám lên 0,5
kg lúc cai sữa. Khẩu phần chi tiết cho lô TN1 đƣợc trình bày trong Bảng 3.1

TN1
TN2
TN3
Số bê
16
16

16
Thức
ăn
Sữa nguyên và
thức ăn tinh, cỏ
voi ăn tự do
Chất thay thế sữa và
thức ăn tinh, cỏ voi ăn
tự do
Chất thay thế sữa và thức ăn
tinh, bổ sung nấm men
Actisaf, cỏ voi ăn tự do

×