Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống chuối tiêu mới chọn tạo từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập ở điều kiện miền núi phía Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (434.13 KB, 24 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
GIỐNG CHUỐI TIÊU MỚI NHẬP NGOẠI TỪ NGUỒN NGUYÊN
LIỆU NGOẠI NHẬP Ở ĐIỀU KIỆN MIỀN NÚI PHÍA BẮC

Mã số: ĐH 2014-TN03-10

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Thị Hương Xiêm

Thái Nguyên, tháng 01 năm 2017


-

Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài
Đơn vị công tác và
Họ và tên

Nội dung nghiên cứu cụ thể được giao
lĩnh vực chuyên môn

Nguyễn
Thị Viện Khoa học Sự
Hương Xiêm
sống, Bộ môn Công
nghệ tế bào



- Bố trí thí nghiệm, theo dõi, ghi chép, tổng
hợp, phân tích, xử lý các số liệu thí nghiệm và
viết báo cáo.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng phân
bón đến sinh trưởng và phát triển của chuối tiêu
trong vụ Xuân năm 2015.

Lê Sỹ Lợi

Viện Khoa học Sự Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển của chuối
sống, Bộ môn Công tiêu trong vụ Thu năm 2014.
nghệ tế bào

Đào Duy Hưng

Viện Khoa học Sự Nghiên cứu sinh trưởng và phát triển của chuối
sống, Bộ môn Công tiêu trong vụ Xuân năm 2015.
nghệ tế bào

Lê Thị Hảo

Viện Khoa học Sự Nghiên cứu ảnh hưởng của khoảng cách và mật
sống, Bộ môn Công độ trồng đến sinh trưởng và phát triển của chuối
nghệ tế bào
tiêu trong vụ Xuân năm 2015.


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................................... 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 4
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ....................................................................................... 4
3.1.
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chuối tiêu mới trồng bằng cây
nuôi cấy mô ............................................................................................................................................ 4
3.2.

Nghiên cứu xác định mật độ trồng của giống chuối tiêu mới ................................................. 7

3.3.

Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón cho giống chuối tiêu mới ..................................... 10

3.4.

Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của giống chuối mới ..................................... 13

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................................................................... 14


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1. Sinh trưởng thân giả của giống chuối tiêu mới khi trỗ buồng ........................................... 4
Bảng 3.2. Số lá hoạt động của giống chuối tiêu mới khi trỗ buồng ................................................... 5
Bảng 3.3. Thời gian sinh trưởng của giống chuối tiêu mới................................................................ 5
Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất giống chuối tiêu mới ....................................................... 6
Bảng 3.5. Kích thước quả của giống chuối tiêu mới .......................................................................... 7
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra lá mới và độ lớn thân giả giống chuối tiêu
mới khi trỗ buồng ............................................................................................................................... 7
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng giống chuối tiêu mới khi trỗ

buồng.................................................................................................................................................. 8
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chuối tiêu
mới ..................................................................................................................................................... 9
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ lớn quả giống chuối tiêu mới .................................. 9
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả giống chuối tiêu mới ......................... 10
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng ra lá mới và độ lớn thân giả giống
chuối tiêu mới khi trỗ buồng ............................................................................................................ 10
Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng giống chuối tiêu mới .. 11
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chuối
tiêu mới ............................................................................................................................................ 12
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến độ lớn quả chuối tiêu mới ............................. 12
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất quả của giống chuối tiêu mới ....... 13
Bảng 3.16. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của giống chuối tiêu mới trong các thí nghiệm .. 13


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của giống chuối tiêu mới
chọn tạo từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập ở điều kiện miền núi phía Bắc”
-

Mã số đề tài: ĐH2014-TN03-10

-

Chủ nhiệm đề tài: KS. Nguyễn Thị Hương Xiêm


-

Tổ chức chủ trì: Trường Đại học Nông Lâm

-

Thời gian thực hiện: 08/2014 – 08/2016

2. Mục tiêu:
- Đánh giá khả năng sinh trưởng phát triển, xác định mật độ trồng và lượng phân bón phù
hợp cho giống chuối tiêu mới nhập ngoại nhằm phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi phía
Bắc.
3. Tính mới và sáng tạo:
- Cung cấp tư liệu khoa học phục vụ các nghiên cứu ứng dụng tiếp theo trong công tác gieo
trồng và sản xuất, ứng dụng giống mới trong sản xuất nông nghiệp.
-

Bổ sung tư liệu khoa học phục vụ đào tạo.

- Góp phần nâng cao cơ cấu cây trồng trong sản xuất nông nghiệp, tăng hiệu quả kinh tế cho
người nông dân.
4. Kết quả nghiên cứu:
4.1. Kết quả nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của giống chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu
ngoại nhập:
- Về chiều cao cây, cây chuối tiêu mới trồng vụ thu cao 225,4 cm, cao hơn trồng vụ xuân 1,8
cm và đường kính thân là 19,2 cm, lớn hơn trồng vụ xuân 0,7 cm.
Về thời gian sinh trưởng, trồng vụ thu, thời gian sinh trưởng của cây chuối tiêu mới là
356,5 ngày, dài hơn so với trồng vụ xuân 32,1 ngày do phải trải qua mùa đông lạnh làm cây sinh
trưởng chậm lại.
Về chỉ tiêu buồng và năng suất ước tính, trồng vụ thu và vụ xuân không có sự chênh lệch

đáng kể. Năng suất ước tính đạt khoảng 48 – 49 tấn/ha, khối lượng buồng khoảng 28 kg/buồng, có
từ 10,2 – 10,8 nải/buồng và có từ 150 – 155 quả/buồng, và có từ 14 – 16 quả/nải. Quả nải 3 và nải
6 ở 2 vụ trồng có chiều dài quả > 16 cm và đường kính quả > 3, đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả
tươi 10TCN – 568 – 2003.
4.2. Kết quả nghiên cứu xác định mật độ trồng của giống chuối tiêu mới:
- Tại thời điểm trỗ buồng, với mật độ 2.500 cây/ha tương ứng với khoảng cách 2,0 m x 2,0 m,
chiều cao thân giả đạt cao nhất là 225,1 cm. Trong khi đó, ở công thức trồng thưa nhất, mật độ 1.667
cây/ha tương ứng với khoảng cách 2,0 m x 3,0 m chiều cao thân giả thấp nhất là 215,7 cm.
- Đường kính thân giả nhỏ nhất là 18,5 cm ứng với mật độ trồng dày nhất 2.500 cây/ha và cao nhất
là 19,2 cm ứng với mật độ trồng thưa nhất 1.667 cây/ha.


- Đối với những mật độ trồng dày nhất từ 2.222 – 2.500 cây/ha, thời gian sinh trưởng kéo dài
từ 328,3 – 330,8 ngày. Trong khi đó, mật độ trồng thưa từ 1.667 – 1.852 cây/ha, thời gian sinh
trưởng chỉ từ 312,7 – 322,8 ngày. Số nải/buồng biến động trong khoảng từ 10,2 – 10,8 nải/buồng,
số quả/nải ở các mật độ trồng dao động từ 14 – 16 quả/nải.
- Khối lượng quả cũng có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với mật độ trồng. Trồng càng thưa khối
lượng quả càng lớn. Mật độ trồng dày nhất khối lượng quả chỉ đạt 112,6 g, mật độ trồng thưa nhất khối
lượng quả đạt 145,2 g. Đối với mật độ trồng dày nhất (2.500 cây/ha) trung bình mỗi buồng có 143,1
quả. Trong khi đó ở mật độ trồng thưa nhất (1.667 cây/ha) số quả/buồng đạt 158,5 quả.
- Ở mật độ trồng dày nhất 2.500 cây/ha, quả nải 3 có chiều dài 17,8 cm, đường kính 3,6 cm
và quả nải 6 có chiều dài 16,9 cm, đường kính 3,4 cm. Mật độ trồng thưa dần kích thước quả có xu
hướng tăng và đạt cao nhất ở mật độ trồng 1.667 cây/ha. Quả nải 3 có chiều dài 18,7 cm, đường
kính 3,9 cm và quả nải 6 có chiều dài 17,6 cm, đường kính 3,6 cm. Ở cả 5 mật độ trồng của thí
nghiệm, quả nải 3 và nải 6 đều đạt chiều dài quả > 16 cm và đường kính quả > 3, tất cả đều đạt tiêu
chuẩn xuất khẩu quả tươi 10TCN – 568 – 2003.
- Khối lượng buồng cũng có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với mật độ trồng. Ở mật độ trồng 2.500
cây/ha khối lượng buồng chỉ đạt 17,6 kg. Trong khi đó, đối với những mật độ trồng thưa từ 1.667 –
1.852 cây/ha khối lượng buồng lến đến 23,5 – 24,5 kg.
4.3. Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón cho giống chuối tiêu mới:

- Ở liều lượng phân bón là 180 g N : 45g P2O5 : 360 g K2O/cây, thân giả chỉ đạt chiều cao
218,6 cm và đường kính 18,5 cm. Trong khi đó ở liều lượng phân bón là 260 g N : 65g P2O5 : 520 g
K2O/cây các trị số tương ứng đều cao hơn và lần lượt đạt 238,1 cm và 19,3 cm.
- Khi bón liều lượng phân bón thấp là 180 g N : 45 g P2O5 : 360 g K2O/cây thời gian sinh
trưởng kéo 344,7 ngày. Trong khi đó, đối với liều lượng phân bón cao nhất là 260g N : 65 g P2O5 :
520 g K2O/cây thời gian sinh trưởng là 321,9 ngày. Khoảng thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch
giữa các liều lượng phân bón dao động trong phạm vi từ 102,1 - 110,1 ngày.
- Liều lượng phân bón cho thay đổi trong khoảng từ 180 g N : 45 g P2O5 : 360 g K2O/cây đến
260 g N : 65 g P2O5 : 520 g K2O/cây số nải/buồng biến động trong khoảng từ 9,7 – 10,2 nải/buồng.
Số quả/nải chỉ thay đổi trong khoảng từ 14,5 – 14,8 quả/nải.
- Trong các công thức thí nghiệm, liều lượng phân bón tăng, khối lượng quả tăng và đạt cao
nhất ở mức bón 240 g N : 60 g P2O5 : 480 g K2O/cây là 144,8 g. Vượt quá mức bón này trên khối
lượng quả có xu hướng giảm, khối lượng quả đạt 141,6 g ở mức bón 260 g N : 65 g P2O5 : 520 g
K2O/cây cho 1 ha.
- Ở cả 5 liều lượng phân bón của thí nghiệm, quả nải 3 và nải 6 đều đạt chiều dài quả > 16
cm và đường kính quả > 3, tất cả đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả tươi 10TCN – 568 – 2003.
- Ở liều lượng phân bón thấp 180 g N : 45 g P2O5 : 360 g K2O/cây khối lượng buồng chỉ đạt
18,9 kg/buồng. Trong khi đó, đối với liều lượng phân bón 240 g N : 60 g P2O5 : 480 g K2O/cây khối
lượng buồng lên đến 22,6 kg. Vượt quá mức bón này khối lượng buồng có xu hướng giảm.
- Năng suất đạt thấp nhất là 37,81 tấn/ha ứng với liều lượng bón 180 g N : 45 g P2O5 : 360 g
K2O/cây và đạt cao nhất là 45,24 tấn/ha ứng với liều lượng bón 240 g N : 60 g P2O5 : 480 g K2O/cây.
Vượt quá mức bón này, năng suất có xu hướng giảm dần.
5. Sản phẩm:
5.1.
1.

Sản phẩm đào tạo:
02 đề tài tốt nghiệp của sinh viên Đại học K43 ngành Nông học:
Hà Kiều Vinh - Lớp K34-TT-N01 - Khoa Nông học - Khóa: 2011-2015.



+ Tên đề tài: “So sánh đặc điểm sinh trưởng và phát triển của giống chuối tiêu mới từ nguồn
nguyên liệu ngoại nhập và giống chuối tiêu hồng trong vụ Thu 2014 tại Thị xã Sông Công – Tỉnh
Thái Nguyên”.
+ Giáo viên hướng dẫn: TS. Lê Sỹ Lợi
2. Phan Thế Vinh - Lớp K43-TT-N02 - Khoa Nông học - Khóa 2011-2015.
+ Tên đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh trưởng và phát triển của giống
chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập trong vụ Xuân 2015 tại Thị xã Sông Công – Tỉnh
Thái Nguyên”.
+ Giáo viên hướng dẫn: 1. TS. Nguyễn Minh Tuấn
2. TS. Lê Sỹ Lợi
5.2. Sản phẩm khoa học:
-

01 bài báo trong nước:

+ Nguyễn Thị Hương Xiêm (2016), “Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng và phân bón
đến khả năng sinh trưởng và phát triển của giống chuối tiêu mới tại Thái Nguyên năm 2015”, Tạp
chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên, Tập 156, số 11.
-

01 tiêu chuẩn cơ sở:

+ Tên TCCS: Cây giống cây chuối tiêu mới (Musa Paradisiaca L) nuôi cấy mô.
6. Phương thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích mang lại của kết quả
nghiên cứu:
- Phương thức chuyển giao kết quả nghiên cứu: chuyển giao dưới dạng báo cáo, bài viết và
hướng dẫn, tư vấn qua sách báo, internet, điện thoại…
-


Địa chỉ ứng dụng: Áp dụng trồng cho các vùng trồng chuối ở miền Bắc.

-

Tác động và lợi ích mang lại của kết quả nghiên cứu:



Về kinh tế - xã hội
- Mô hình đem lại hiệu quả kinh tế sau khi nhân rộng, hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số
cây trồng khác như lúa, ngô, khoai, sắn…
- Nâng cao trình độ kỹ thuật trồng trọt cho nông dân theo hướng sản xuất thực phẩm sạch
trong nhà mái che.
- Thực hiện chính sách phát triển nông thôn miền núi. Dân trí miền núi được mở mang, tiếp
cận với khoa học và thị trường trong quá trình hội nhập hiện nay.
- Góp phần thực hiện công cuộc xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, duy trì và ổn định tình
hình an ninh chính trị xã hội vùng nông thôn miền núi.


Về đào tạo, bồi dưỡng nhân lực, thông tin

-

Quá trình thực hiện đề tài đã đào tạo được 02 kỹ sư chuyên ngành Trồng trọt.

- Kết quả nghiên cứu dùng làm tài liệu tham khảo và tài liệu chuyển giao khoa học kỹ thuật
trong lĩnh vực trồng chuối tiêu.
Thái Nguyên, ngày 05 tháng 01 năm 2017
Tổ chức chủ trì
(ký, họ và tên, đóng dấu)


Chủ nhiệm đề tài
(ký, họ và tên)


INFORMATION ON RESEARCH RESULT
1. General information:
- Project title: "Look at the growth and development of new banana varieties bred from
imported raw materials in the northern mountainous conditions"
-

Code number: ĐH2014-TN03-10

-

Coordinator: Nguyen Thi Huong Xiem

-

Implementing institution: Colleges of Agriculture and Forestry – Thai Nguyen University.

-

Duration: from 08/2014 to 08/2016.

2. Objective(s):
- Assess the growth development, determine density and fertilizer suitable for bananas
imported to the new targets of socio-economic development of the northern mountainous region.
3. Creativeness and innovativeness
- Provide scientific literature research service next application in the work of planting and

production, application of new varieties in agricultural production.
-

Additional material for training scientists.

- Helping to improve the plant structure in agricultural production, agricultural development
towards food production in the roof clean, economic efficiency increase for farmers.
4. Research results:
4.1. Findings growth and development of new varieties of bananas imported raw materials:
- On the height of trees, newly planted banana trees collection 225,4 cm high, higher than
1,8 cm in spring planting and trunk diameter of 19,2 cm, 0,7 cm larger than spring planting.
- Regarding the growth time, grow revenues and growth time of new banana tree is 356,5
days, longer than the 32,1 days for spring planting due to undergo cold winter slows plant growth .
- On the index and yield estimates stem, autumn and spring planting no significant
difference. Yield is estimated at around 48-49 tonnes/ha, the volume of the stem is about 28
kg/stem, from 10,2 to 10,8 bunches/stem and from 150-155 fruits/stem, and has from 14-16 results
/deer. Bunch bunch 3 and 6 results in 2 fruits crop length > 16cm and a diameter of results > 3cm,
are standard fresh fruit exports 10TCN - 568-2003.
4.2. Result study identified planting density of new banana varieties:
- At the time of flowering stem, with a density of 2.500 trees/ha corresponds to the distance of
2,0 m x 2,0 m, fake body height is 225,1cm highest. Meanwhile, in the formula most sparse planting
density of 1667 trees/ha corresponds to the distance of 2,0 m x 3,0 m height of 215,7cm lowest false.
- Body diameter of 18,5 cm smallest false with the thickest density of 2.500 plants/ha and
19,2 cm high with the most sparse planting density 1.667 plants/ha.
- For the thickest density of 2.222-2.500 trees/ha, growing period extends from 328,3 to
330,8 days. Meanwhile, sparse density of 1.667-1.852 trees/ha, growing time only from 312,7 to
322,8 days. Number bunches/stem ranged from 10,2 to 10,8 bunches/stem, some fruits/bunch in the
planting density ranges from 14-16 fruits/bunch.
- The volume of fruit also tends to increase proportional to the density. Growing increasingly
sparse volume greater results. Thickest density volume reached only 112,6 g results, most sparse



planting density 145,2 g weight gain results. For the thickest density (2.500 trees/ha) 143,1 per results
stem. While in most sparse planting density (1.667 trees/ha) of fruit/fruit stem reaches 158,5.
- In the thickest density of 2.500 plants/ha, fruits bunch 3 is 17,8 cm length, 3,6 cm in
diameter and fruit bunch 6 length 16,9 cm, 3,4 cm in diameter. Planting density extra order size
tends to increase performance and highest density of 1.667 plants/ha. 3 results bunches 18,7 cm
length, 3,9 cm in diameter and 6 fruit bunch length of 17,6 cm, 3,6 cm in diameter. In all five
experiments planting density of fruit bunch bunch 3 and 6 are achieving results length > 16 cm and
a diameter of results > 3 cm, all standard export fresh fruits 10TCN - 568-2003.
- The volume of the stem also tends to increase proportional to the density. At planting
density 2.500 plants/ha volume reached only 17,6 kg stem. Meanwhile, for the sparse density of
1.667-1.852 trees/ha volume stem loss estimated at 23,5 to 24,5 kg.
4.3. Result identified doses of fertilizer for new banana varieties:
- At the dose of fertilizer is 180 g N : 45 g P2O5 : 360 g K2O /tree, fake body height 218,6 cm
only and 18,5 cm in diameter. Meanwhile in the dose of fertilizer is 260 g N : 65 g P2O5 : 520 g
K2O /tree corresponding values are higher and reached 238,1 cm, respectively, and 19,3 cm.
- When applying fertilizer rates as low as 180 g N : 45 g P2O5 : 360 g K2O /tree growing time
drag 344,7 days. Meanwhile, for the highest dose of fertilizer is 260 g N : 65 g P2O5 : 520 g
K2O/plant growth period is 321,9 days. Period from flowering to harvest stem between fertilizer rates
fluctuate in the range of 102,1 to 110,1 days.
- The dose of fertilizer ranged from 180 g N : 45 g P2O5 : K2O 360 g/tree to 260 g N : 65 g P2O5 :
K2O 520 g/tree bunch/stem ranged from 9.7 to 10.2 bunches/stem. Number of fruits/bunch only change
between 14.5 to 14.8 fruits/bunch.
- In the experimental formula, the dose of fertilizer increased, the volume increased and
reached the highest results at fertilizer 240g N : P2O5 60 g : 480 g K2O/plant is 144.8 g. Excess
fertilizer on fruit weight decreased, weight 141.6 g results at 260g fertilizer N : P2O5 65 g : 520 g
K2O/plant for 1 ha.
- In all five doses of the experimental fertilizer, fruit bunch bunch 3 and 6 are achieving
results length > 16 cm and a diameter of results > 3 cm, all standard export fresh fruits 10TCN 568-2003.

- In low doses fertilizer is 180 g N : P2O5 45 g : 360 g K2O/plant stem volume only 18,9
kg/stem. Meanwhile, for the dose of fertilizer 240 g N : P2O5 60 g : 480 g K2O/tree, stem volume
up to 22.6 kg. This excess fertilizer stem volume tends to decrease.
- Achieving the lowest yield was 37,81 tones/ha dose corresponding to fertilizer 180 g N: 45
g P2O5 : 360 g K2O /tree and the highest was 45,24 tonnes/ha with fertilizer dose 240 g N : P2O5 60
g : 480 g K2O/plant. Excess fertilizer, the yield tends to decrease.
5. Products:
5.1. Training products:
-

02 undergaraduate students K43 (achive):

1. Ha Kieu Vinh – Class: K34-TT-N01 – Agronomic Sciences – School Year: 2011-2015.
+ Project title: "Comparing the characteristics of growth and development of new banana
varieties from materials imported bananas and pink pepper in Autumn 2014 in Song Cong town Thai Nguyen province".
- Instructors: Dr. Le Sy Loi


2. Phan The Vinh – Class: K43-TT-N02 – Agronomic Sciences – School Year: 2011-2015.
+ Project title: "To study the effect of fertilizer on the growth and development of new
varieties of bananas imported raw materials in spring 2015 in Song Cong town - Thai Nguyen
province".
+

Instructors:

1. Dr. Nguyen Minh Tuan
2. Dr. Le Sy Loi

5.2. Scientific products:

-

01 article:

+ Nguyen Thi Huong Xiem (2016), "To study the effect of planting density and fertilizer to
the growth and development of new banana varieties in Thai Nguyen 2015", Journal of Science &
Technology - Thai Nguyen University; Vol. 11(156).
- 01 basic standard:
+

Name Basic satndard: “Seedling new banana (Musa Paradisiaca L.) tissua culture”.

6. Transfer alternatives, application institutions, impacts and benefits of results:
- Procedure transfer research results: transfer as reports, articles and tutorials, advice from
books, internet, telephone ...
-

Application institutions: Apply for planting banana growing areas in the north.

-

Impacts and benefits of results:



Regarding socio-economic

- Model Economic effective after scaling, higher than some other crops such as rice, maize,
lilies, ...
-


To raise the technical level of cultivation to farmers towards producing safe food in the roof.

- Implement policies for rural development in mountain regions. AP mountains were opened,
access to science and the market in the current integration process.
- Contribute to the implementation of poverty alleviation, job creation, maintain and stabilize the
political situation of social security in rural mountainous areas.


Training and retraining of personnel, information

- The process to implement the project has trained 02 engineers with speciality is Crop
Sciences.

-

The results serve as reference material and scientific and technological transfer in the field
of banana plantation.


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chuối là cây ăn quả ngắn ngày, có quy mô sản xuất lớn nhất nước ta. Những năm gần đây,
sản xuất chuối có xu hướng tăng với tổng diện tích 105- 110 ngàn ha và tổng sản lượng hàng năm
1,4-1,6 triệu tấn. Chuối còn là một trong số ít cây ăn quả có khả năng phát triển sản xuất thành
những vùng tập trung quy mô 400-500 ha. Tại Quyết định phê duyệt quy hoạch phát triển rau quả
và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuối
được xác định là loại cây ăn quả xuất khẩu chủ lực của nước ta. Theo quy hoạch, đến năm 2020,

tổng sản phẩm chuối quả xuất khẩu tương đương dứa đạt 100 ngàn tấn và kim ngạch xuất khẩu chỉ
đứng sau dứa và thanh long đạt 35 triệu USD.
Trong những năm gần đây, cây chuối ở nước ta phát triển khá mạnh, một số vùng đã lấy cây
chuối là cây xóa đói giảm nghèo cho địa phương. Tuy nhiên do thực trạng sản xuất cây chuối nói
riêng ở Việt Nam vẫn ở quy mô nhỏ lẻ, thủ công trong quy mô hộ gia đình. Vì vậy giá trị hàng hóa
của cây chuối chưa cao, phụ thuộc nhiều vào thương lái. Nguyên nhân dẫn thực trạng này là vấn đề
về giống chuối và kỹ thuật trồng trọt.
Khu vực trung du và miền núi phía Bắc Việt Nam, có diện tích 95.264,4 km2 (chiếm 28,8 %
diện tích toàn quốc), gồm 15 tỉnh thành. Vùng trung du miền núi phía Bắc được coi là vùng khó khăn
nhất của đất nước, trong những năm gần đây chính phủ đã tập trung phát triển miền núi nói chung và
trung du miền núi phía Bắc nói riêng nhằm xoá đói giảm nghèo và phát triển kinh tế xã hội. Các
chương trình chủ yếu tập trung khai thác thế mạnh của vùng như tăng hiệu quả sử dụng quĩ đất đai,
phát triển nông lâm nghiệp, phát triển kinh tế bền vững, bảo vệ nguồn tài nguyên và đa dạng sinh
học...vv. Các chương trình đã bước đầu mang lại tác động tích cực góp phần nâng cao việc sản xuất
hàng hoá và thu nhập của người dân. Tuy nhiên, những kết quả đạt được vừa nêu trên chưa thực sự
cân xứng với tiềm năng của vùng trung du miền núi phía Bắc, trong đó chưa khai thác hết thế mạnh
của vùng về những loại cây trồng mang tính đặc trưng vùng miền để phục vụ tiêu dùng trong nước và
xuất khẩu.
Trong những năm vừa qua, Viện Khoa học Sự sống - Đại học Thái Nguyên kết hợp với Trung
tâm nghiên cứu phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ đã nhân thành công giống chuối tiêu
mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. Thử nghiệm bước đầu
cho thấy, đây là một giống có triển vọng, với những ưu điểm chính như khả năng cho năng suất cao,
phẩm chất tốt và có khả năng thích nghi với điều kiện miền núi. Để có cơ sở đánh giá chính xác tiềm
năng của giống chuối tiêu mới, tiến đến chọn tạo được giống chuối tiêu năng suất và chất lượng phục
vụ phát triển kinh tế xã hội khu vực miền núi phía Bắc, việc "Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và
phát triển của giống chuối tiêu mới chọn tạo từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập ở điều kiện miền
núi phía Bắc" là cần thiết và có tính khả thi cao.
2. Mục tiêu của đề tài
- Đánh giá được khả năng sinh trưởng phát triển, xác định mật độ trồng và lượng phân bón
phù hợp cho giống chuối tiêu mới nhập ngoại.

3. Yêu cầu
- Xác định được các đặc điểm cơ bản về hình thái cơ bản và năng suất của giống chuối tiêu mới.
- Xác định được đặc điểm sinh trưởng, phát triển và năng suất quả của giống chuối tiêu mới
trong điều kiện thực tế sản xuất tại vùng nghiên cứu.


2

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nguồn gốc, phân loại cây chuối
Cây chuối bắt nguồn từ loài Musa acuminata mang kiểu gen A hoặc từ loài Musa
balbisiana mang kiểu gen B hoặc từ cả hai. Nhiều giống chuối nhị bội thể, tam bội thể hoặc tứ
bội thể đã được tạo ra do quá trình lai tạo giữa những genome A và genome B và còn rất
nhiều giống được tạo nên từ biến dị soma. Các giống có genome B có tính chống chịu tốt
hơn. Simmon và Shepherd (1955) đã đưa ra 15 chỉ tiêu về hình thái và thang điểm để phân loại
chuối ăn được theo các nhóm AA, AB, AAA, AAB, ABB, ABBB trong đó các giống chuối ăn
tươi thuộc genome AA hoặc AAA.
Chuối tiêu thuộc nhóm phụ Cavendish mang kiểu gen AAA. Đây là nhóm phụ cực kỳ
quan trọng trong giao dịch thương mại chuối cho cả nhu cầu xuất khẩu hoặc nội tiêu. Chiều cao
của các giống trong nhóm này biến động rất lớn trong khoảng từ 1,8 -5m nên được chia ra 4
loại, cụ thể: loại Dwarf Cavendish (tiêu lùn), loại Giant Cavendish (tiêu vừa), loại Robusta, và
loại Lacatan.
Để bảo tồn cũng như tạo nguồn vật liệu khởi đầu cho công tác chọn tạo giống mới, mỗi
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, Mỹ Latin và Caribe, Châu Phi và các khu vực khác
đều đã thu thập và lưu giữ trên 2,000 mẫu giống chuối. Các vườn tập đoàn giống chuối lớn
nhất là Papua New Guine gồm trên 500 mẫu giống. Tại Honduras, Guadeloup, Philippines và
Jamaica đều lưu giữ khoảng 400 mẫu giống mỗi vùng. Việc sử dụng, khai thác nguồn gen
phong phú này vào mục đích tuyển chọn giống tốt là một hướng đi phổ biến và hiệu quả ở
nhiều nước. Ở đài Loan cũng thế, đến năm 2006 Trung tâm Tài nguyên Gen Cây trồng Quốc

gia (PGRC) đã thu thập và bảo tồn in vitro 123 giống chuối (Musa sapientum), bảo tồn ngoài
đồng 214 mẫu, trong đó có 98 mẫu genome AAA, 36 AAB, 27 ABB, 19 AA, 2 AB, 1 BB, 1
AAAA, 1 AABB và các mẫu khác. Trong số mẫu giống thu thập đã chọn lọc được giống
chuối bản địa Musa formosana (Warb.) có khả năng kháng bệnh héo vàng lá do nấm
Fusarium oxysporum f sp. cubense gây hại.
1.2. Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng chuối
Theo Inge Van den Bergh and Agustin B.Molina (2007), thời vụ trồng chuối rất khác
nhau tùy thuộc vào các vùng trồng nhưng được xác định là thích hợp nhất từ cuối mùa khô đến
đầu mùa mưa. Nhiều kết quả nghiên cứu đã khẳng định thời vụ trồng khác nhau ảnh hưởng
nhiều đến thời gian từ trồng đến thu hoạch, năng suất và chất lượng quả.
Mật độ và khoảng cách trồng thay đổi giữa các giống, tùy thuộc độ màu mỡ của đất trồng và
nhiều yếu tố khác. Trồng dày giúp vườn chuối tăng khả năng chống gió bão nhưng hạn chế ra chồi,
khó phòng trừ sâu bệnh và chỉ đạt lợi nhuận cao ở vụ đầu. Những vụ sau, quả nhỏ dần, hay bị chín
ép và thịt quả nhão. Mật độ trồng phổ biến ở các nước vùng Trung Mỹ và Nam Phi là 1235 cây/ha.
Trồng dày đến 1976 cây/ha, năng suất tăng 4 tấn/ha. Tuy nhiên, nếu tăng mật độ đến 3212 cây/ha
năng suất có chiều hướng giảm. Mật độ trồng ở Surinam biến động rất lớn trong khoảng từ 6004400 cây/ha nhưng mật độ 2000-2500 cây/ha được xác định là thích hợp nhất.
Các kết quả nghiên cứu ở Ecuador đã xác định với lượng bón N – P2O5 – K2O tính cho 1 ha
là 600 – 100 – 600 kg, năng suất quả vụ 1 chỉ đạt 30 tấn ở mật độ trồng 1500 cây/ha nhưng lại
đạt tới 55 tấn nếu trồng dày đến 3000 cây/ha. Những năm gần đây, ở Philippine, Australia,
Đài Loan và nhiều nước trồng chuối xuất khẩu bắt đầu chú trọng thiết kế vườn chuối theo
kiểu trồng hàng kép gồm 2-4 hàng đơn và để đường đi rộng nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
chăm sóc, thu hoạch và vận chuyển. Ngoài ra, nhiều biện pháp kỹ thuật thâm canh chuối khác đã


3

được xác định có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng quả như bón phân vi sinh, phun
chất điều tiết sinh trưởng. Che phủ nilon đen kết hợp với tưới nước đã làm tăng nhiệt độ của
đất trong mùa đông lên 2 – 3 o C và có tác dụng làm cho một số giống chuối thuộc nhóm phụ
Cavendish ra hoa sớm hơn 16 ngày.

1.3. Một số loại sâu bệnh hại chuối tiêu
Chuối tiêu thuộc nhóm phụ Cavendish (AAA), bị rất nhiều sâu, bệnh hại. Ở mỗi nước lại
có đối tượng gây hại chính khác nhau. Theo kết quả tổng hợp tình hình sâu bệnh hại chuối của
Sing HP (2010) những đối tượng sâu, bệnh sau đây thường xuyên xuất hiện và gây hại nhiều
ở Ấn độ, Trung Quốc, Thái Lan và Philippin.
- Sâu đục thân (Cosmopolites sordidus)
- Sâu gặm quả non (Colaspis hypochlora)
- Bệnh chùn ngọn (BBTV )
- Bệnh héo vàng lá FOC (Fusarium oxysporium f.sp Cubense)
- Bệnh đốm đen lá ( Mycosphaerella musicola)
- Bệnh đốm vàng lá (Mycosphaerella fijiensis)
- Bệnh tuyến trùng u rễ (Meloidogyne spp. pratylenchus coffeae/ Helicotylenchus
multicinctus/ Radopholus similis).
Những loại sâu, bệnh này gây thiệt hại rất lớn cho sản xuất và là một trong những
nguyên nhân cản trở sản xuất chuối phát triển.
1.4. Tình hình nghiên cứu trong nước
* Nghiên cứu tuyển chọn giống chuối
Việt Nam nằm ở trung tâm phát sinh và là nơi có điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi cho
sinh trưởng và phát triển của cây chuối. Theo Trần Thế Tục (1995), ở nước ta các vùng đều
trồng được chuối. Trồng chuối sau 1 năm đã được thu hoạch, cần ít vốn đầu tư, nếu biết thâm
canh thì hiệu quả kinh tế rất cao. Các giống chuối trồng bao gồm chuối tiêu, chuối tây, chuối
ngốc và chuối ngự.
Vườn tập đoàn giống chuối quốc gia hiện lưu giữ 120 mẫu giống bao gồm 74 mẫu giống trong
nước và 46 mẫu giống nhập nội. Đáng chú ý là ở nước ta có đủ cả đại diện của 8 nhóm giống chuối
trồng ăn được với các kiểu gen AA, AAA, AAB, AB, ABB, ABBB, BBB và BB.
* Nghiên cứu biện pháp kỹ thuật trồng chuối
Vùng đồng bằng và trung du Bắc bộ có 2 thời vụ trồng chính là vụ xuân từ tháng 24 và vụ thu từ tháng 8-10. Trồng vào vụ xuân cây rất dễ sống nhưng đến khi trổ buồng thì
gặp rét nên vụ thu hiện đang là thời vụ trồng phổ biến. Ở các vùng khác, thời vụ trồng chính là
đầu mùa mưa.
Mật độ trồng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất quả chuối. Ở nước ta, chuối được

trồng nhiều trong vườn hộ, xen với nhiều loại cây trồng và cây ăn quả khác nên mật độ trồng rất tùy
tiện, thưa hoặc dày quá và chủ yếu được xác định theo kinh nghiệm của người dân. Ở quy mô sản
xuất hàng hóa, mật độ trồng chuối khác nhau tùy theo giống và điều kiện canh tác. Theo Trần Thế
Tục và các cộng sự (1998), mật độ trồng phổ biến đối với chuối tiêu và chuối tây từ 2,000-2,500
cây/ha, đối với chuối bom từ 3,000-3,500 cây/ha. Theo Vũ Công Hậu (1999), lượng phân bón thích
hợp tính cho 1 gốc chuối vụ 1 là 50-60 g đạm, 30-40 g lân và 70-80 g kali. Bên cạnh đó, Trần Thế
Tục và các cộng sự (1998) đã chỉ ra rằng lượng phân bón tính cho 1 gốc chuối trong 1 chu kỳ là
100-200 g đạm, 20-40 g lân và 250- 300 g kali.


4

* Nghiên cứu phòng trừ sâu bệnh hại chuối
Năm 2010, Trần Thị Liên nghiên cứu và chỉ ra bệnh thán thư hại chuối tiêu là do nấm
Colletotrichum musae. Giống chuối Tiêu hồng bị bệnh nhẹ hơn các giống chuối tiêu khác.
Các loại thuốc Topsin M 70WP, Anvil 5SC, Bavistin 50FL ở nồng độ 0,05%-0,15% đạt hiệu lực
phòng trừ cao. Nguyễn Duy Trang và Lê đình Danh (1988) đã xác định sâu đục thân chuối có
tên khoa học là Cosmopolites sordidus thuộc họ Curculionidae bộ cánh cứng coleoptera.
Phòng trừ bằng bẫy thân giả, vệ sinh đồng ruộng triệt để kết hợp với luân canh cây trồng để hạn
chế Sigatoka vàng và đen hại lá.
CHƯƠNG 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Vật liệu
Vật liệu là giống chuối tiêu mới nhân từ cây nuôi cấy mô tế bào tại viện Khoa học Sự sống
do Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng - Bộ Khoa học và Công nghệ cung cấp.
Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển giống chuối tiêu mới được thực hiện tại Sông
Công - Thái Nguyên và Sơn Dương - Tuyên Quang.
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Có 4 thí nghiệm tập trung vào 3 nội dung là (1) nghiên cứu sinh trưởng, phát triển của giống
chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập với 2 thí nghiệm vào vụ Thu và vụ Xuân, (2) nghiên

cứu ảnh hưởng của khoảng cách và mật độ đến sinh trưởng và phát triển của giống chuối tiêu mới từ
nguồn nguyên liệu ngoại nhập trong vụ Xuân 2015, (3) nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón đến sinh
trưởng và phát triển của giống chuối tiêu mới từ nguồn nguyên liệu ngoại nhập trong vụ Xuân 2015.
Các thí nghiệm được thiết kế theo kiểu khối ngẫu nhiên hoàn toàn (RCBD). Mỗi ô thí
nghiệm trồng 10 cây và được nhắc lại 3 lần. Cây con đem trồng là cây nuôi cấy mô tế bào có
chiều cao 7 - 10 cm và 4 - 5 lá thật.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Kết quả nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng phát triển của giống chuối tiêu mới trồng bằng cây
nuôi cấy mô
* Khả năng sinh trưởng của chuối Tiêu mới trồng bằng cây nuôi cấy mô
Bảng 3.1 trình bày kết quả theo dõi sinh trưởng thân giả tại thời điểm trỗ buồng của chuối
Tiêu mới trồng bằng cây nuối cây mô trong vụ thu và vụ xuân là những thời vụ trồng chuối chính ở
miền Bắc.
Bảng 3.1. Sinh trưởng thân giả của giống chuối tiêu mới khi trỗ buồng
(Sơn Dương – Tuyên Quang, 2014 - 2015)
Trồng vụ Thu (9/2014)
Trồng vụ Xuân (2/2015)
Giống chuối
Chiều cao cây
Đường kính thân
Chiều cao cây
Đường kính thân
(cm)
(cm)
(cm)
(cm)
Chuối tiêu mới
225,4
19,2

223,6
18,5
Chuối tiêu hồng
206,7
18,0
201,5
17,8
P
0,045
0,031
0,015
0,042
LSD0.05
18,01*
0,99*
12,78*
0,65*
CV%
6,4*
5,5*
5,7*
8,0*
Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có ý nghĩa (P<0,05)


5

Trồng vụ thu, chuôi tiêu mới đạt chiều cao thân giả 225,4 cm và đường kính thân giả đạt
19,2 cm. Các giá trị tương ứng đối với cây chuối tiêu hồng lần lượt đạt 206,7 cm và 18,0 cm.
Trồng vụ xuân, cây chuôi tiêu mới đạt chiều cao thân giả 223,6 cm và đường kính thân giả

đạt 18,5 cm. Các giá trị tương ứng đối với cây chuối tiêu hồng lần lượt đạt 201,5 cm và 17,8 cm.
Có thể thấy rằng ở cùng một thời vụ trồng, giữa cây chuối tiêu mới và cây chuối tiêu hồng không
có sự khác biệt đáng kể về sinh trưởng thân giả. Trồng vụ xuân, chiều cao và đường kính thân giả
không thua kém nhiều so với trồng vụ thu.
Bảng 3.2 trình bày kết quả theo dõi số lá hoạt động tại thời điểm trỗ buồng của chuối Tiêu
mới trồng bằng cây nuối cây mô. Kết quả theo dõi thí nghiệm trình bày ở bảng 3.2 cho thấy ở cùng
một thời vụ trồng, cây chuối tiêu mới có số lá cao hơn chút ít so với cây chuối tiêu hồng. Trồng vụ
xuân, số lá hoạt động không thua kém nhiều so với trồng vụ thu. Trồng vụ thu, cây chuối tiêu mới
đạt số lá hoạt động 13,2 lá, cây chuối tiêu hồng là 12,8 lá. Trồng vụ xuân, cây chuối tiêu mới đạt số
lá hoạt động 13,0 lá và với cây chuối tiêu hồng đạt 12,2 lá. Tuy nhiên, số lá trồng vụ Xuân sai khác
không có ý nghĩa.
Bảng 3.2. Số lá hoạt động của giống chuối tiêu mới khi trỗ buồng
(Sơn Dương – Tuyên Quang, 2014 - 2015)
Trồng vụ Thu (9/2014)
Trồng vụ Xuân (2/2015)
Giống chuối
Số lá (lá/cây)
Số lá (lá/cây)
Chuối tiêu mới

13,2

13,0

Chuối tiêu hồng

12,8

12,2


P

0,003

0,150

LSD0.05

0,14*

ns

CV%

5,3*

ns

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa (P<0,05)
* Thời gian sinh trưởng của chuối tiêu mới trồng bằng cây nuôi cấy mô
Kết quả theo dõi thời gian sinh trưởng của giống chuối Tiêu mới trồng bằng cây nuôi cây mô
được trình bày ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thời gian sinh trưởng của giống chuối tiêu mới
(Sơn Dương – Tuyên Quang, 2014 - 2015)
Trồng vụ Thu (9/2014)
Giống chuối

Đơn vị tính: ngày
Trồng vụ Xuân (2/2015)


Trồng –
trỗ buồng

Trỗ – thu
hoạch

Tổng
số

Trồng – trỗ
buồng

Trỗ – thu
hoạch

Tổng
số

Chuối tiêu mới

250,3

106,2

356,5

220,7

103,7


324,4

Chuối tiêu hồng

260,4

105,6

366,0

230,2

102,6

332,8

P

0,033

0,624

0,169

0,820

LSD0.05

8,56*


ns

ns

ns

CV%

6,0*

ns

ns

ns

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa (P<0,05)
Trồng vụ thu, thời gian sinh trưởng của cây chuối tiêu mới là 356,5 ngày, ngắn hơn khoảng 10
ngày so với thời gian sinh trưởng của cây chuối tiêu hồng là 366,0 ngày. Giai đoạn từ trồng đến trỗ
buồng, cây chuối tiêu mới trỗ trước chuối tiêu hồng 10 ngày, sự sai khác về thời gian từ trồng – trỗ là


6

có ý nghĩa. Cây chuối tiêu mới có thời gian trồng – trỗ buồng là 250,3 ngày còn chuối tiêu hồng là
260,4 ngày. Thời gian từ trỗ - thu hoạch của cả 2 giống chuối gần như thu hoạch cùng thời điểm,
khoảng 106 ngày. Tuy nhiên, sự sai khác về khoảng thời gian này không có ý nghĩa.
Trồng vụ xuân, thời gian sinh trưởng của cây chuối tiêu mới là 324,4 ngày, ngắn hơn khoảng 8
ngày so với thời gian sinh trưởng của cây chuối tiêu hồng là 332,8 ngày. Tương tự như trồng vụ Thu,
giai đoạn từ trồng đến trỗ buồng cây chuối tiêu mới ngắn hơn khoảng 10 ngày so với cây chuối tiêu

hồng. Cả 2 giống có thời gian từ trỗ - thu hoạch khoảng 103 ngày. Thời gian từ trồng – trỗ và từ trỗ thu hoạch đều sai khác không có ý nghĩa ở mức tin cậy 95%.
Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.3 còn cho thấy, trồng vụ xuân thời gian sinh trưởng
của chuối tiêu mới rút ngắn khoảng 30 – 35 ngày so với trồng vụ thu. Nguyên nhân chính là do
trồng vụ thu, sau khi trồng khoảng 4-5 tháng cây chuối phải trải qua mùa đông lạnh kéo dài tới 2-3
tháng. Nhiệt độ xuống thấp ở giai đoạn này đã làm cho cây chuối sinh trưởng chậm lại.
* Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất chuối Tiêu mới.
Bảng 3.4. Các yếu tố cấu thành năng suất giống chuối tiêu mới
(Sơn Dương – Tuyên Quang, 2014 - 2015)
Thời
trồng

vụ

Giống chuối

Vụ
thu Chuối tiêu mới
(9/2014)
Chuối tiêu hồng

Năng
Số nải/ Số quả/ Khối lượng Khối lượng
suất
buồng
buồng
quả (g/quả) buồng (kg)
(tấn/ha)
10,8
155,2
149,8

24,8
49,6
10,2

145,8

153,1

23,8

47,6

P

0,002

0,243

0,046

0,446

0,008

LSD0.05

0,88

ns


11,87

ns

4,69*

CV%

4,4

ns

6,3

ns

5,8*

Vụ xuân Chuối tiêu mới
(2/2015)
Chuối tiêu hồng

10,7

153,7

146,7

24,0


48,0

10,2

150,2

150,8

21,2

42,4

P

0,54

0,408

0,256

0,031

0,017

LSD0.05

2,89

ns


ns

9,53

3,44*

CV%

8,0

ns

ns

10,2

7,2*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa (P<0,05)
Trồng vụ thu, số nải/buồng của giống chuối tiêu mới chênh lệch so với chuối tiêu hồng là 0,6
nải. Chuối tiêu mới có 10,8 nải/buồng còn chuối tiêu hồng có 10,2 nải/buồng. Số quả/buồng của
chuối tiêu mới là 155,2 quả còn chuối tiêu hồng là 145,8 quả. Tuy nhiên sự sai khác về số
quả/buồng của 2 giống chuối trồng trong vụ Thu là không có ý nghĩa. Giống chuối tiêu mới có khối
lượng quả là 149,8g/quả còn chuối tiêu hồng là 153,1g/quả. Như vậy quả chuối tiêu hồng nặng hơn
chuối tiêu mới 3,3g/quả. Khối lượng buồng chuối tiêu mới đạt 24,8 kg, cao hơn 1,0 kg so với
buồng chuối tiêu hồng (23,8 kg). Tuy nhiên sự sai khác về khối lượng buồng là không có ý nghĩa.
Năng suất ước tính được tính bằng khối lượng buồng x 2.000 cây/ha. Chuối tiêu mới có năng
suất dự tính là 49,6 tấn/ha còn chuối tiêu hồng là 47,6 tấn/ha. Sự sai khác về năng suất của 2 giống
chuối trồng trong vụ Thu là có ý nghĩa.
Trồng vụ Xuân cũng như vụ Thu, các chỉ tiêu về số nải/buồng, số quả/buồng, khối lượng

buồng và năng suất của giống chuối tiêu mới đều cao hơn giống tiêu hồng. Sự sai khác về số
quả/buồng và khối lượng quả của hai giống chuối trong vụ Xuân là không có ý nghĩa, dao động


7

khoảng 150 quả/buồng. Chuối tiêu mới có khối lượng quả trung bình là 146,7 g/quả còn chuối tiêu
hồng là 150,8 g/quả. Sự sai khác về số nải/buồng, khối lượng buồng và năng suất ước tính của 2
giống chuối trồng trong vụ Xuân là có ý nghĩa. Khối lượng buồng của chuối tiêu mới là 24,0
kg/buồng cao hơn 2,8 kg so với buồng chuối tiêu hồng là 21,2 kg/buồng. Năng suất dự tính của
chuối tiêu mới là 48,0 tấn/ha còn chuối tiêu hồng là 42,4 tấn/ha. Năng suất dự tính của giống chuối
tiêu mới cao hơn chuối tiêu hồng trồng trong vụ Xuân là 5,6 tấn/ha do sự chênh lệch về khối lượng
buồng lớn hơn trồng trong vụ Thu.
Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.4 còn cho thấy trồng vụ thu cả cây chuối tiêu mới và
cây chuối tiêu hồng, các yếu tố cấu thành năng suất đều có xu hướng cao hơn trồng vụ xuân.
Bảng 3.5 trình bày kết quả theo dõi, đánh giá kích thước quả giống chuối tiêu mới.
Bảng 3.5. Kích thước quả của giống chuối tiêu mới
(Sông Công – Thái Nguyên, 2014 – 2015)
Chiều dài quả (cm)
Đường kính quả (cm)
Giống chuối
Nải 3
Nải 6
Nải 3
Nải 6

Thời vụ trồng

Chuối tiêu mới


18,7

17,0

3,7

3,3

Chuối tiêu hồng

19,4

17,9

3,8

3,4

Chuối tiêu mới

18,3

17,5

3,7

3,3

Chuối tiêu hồng


19,0

17,6

3,7

3,3

Vụ thu (9/2014)

Vụ xuân (2/2015)

Theo Tiêu chuẩn Việt Nam 10TCN-568-2003 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
ban hành, tiêu chuẩn quả chuối xuất khẩu tươi là chiều dài quả >16,0 cm và đường kính quả >3,0
cm. Bảng 3.5 cho thấy giữa cây chuối tiêu mới và cây chuối tiêu hồng không có sự khác biệt đáng kể
về kích thước quả. Trong điều kiện thí nghiệm, ở cả 2 thời vụ trồng chính của vùng Đồng bằng Sông
Hồng là vụ thu và vụ xuân, quả chuối đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu.
Nghiên cứu xác định mật độ trồng của giống chuối tiêu mới
* Ảnh hưởng của khoảng mật độ trồng đến khả năng ra lá mới và độ lớn thân giả của cây
chuối tiêu mới
Bảng 3.6. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến khả năng ra lá mới và độ lớn thân giả giống chuối
tiêu mới khi trỗ buồng
CTTN

Mật độ
(cây/ha)

Chiều cao
thân giả (cm)


Đường kính
thân giả (cm)

Tổng số lá ra
mới (lá/cây)

Tốc độ ra lá
mới (lá/tháng)

1

2.500

225,1

18,5

33,1

5,2

2

2.222

223,4

18,7

33,5


5,3

3

2.000

220,5

19,0

34,7

5,6

4

1.852

218,6

19,1

34,6

5,7

5

1.667


215,7

19,2

34,5

5,8

P

0,003

0,163

0,935

0,102

LSD 0.05

6,68*

ns

ns

ns

CV(%)


8,6*

ns

ns

ns

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)


8

Tại thời điểm trỗ buồng chiều cao thân giả của các công thức dao động từ 215,7 – 225,1 cm.
Mật độ trồng dày chiều cao cây có xu hướng cao hơn trồng thưa. Ở mật độ 2.500 cây/ha chiều cao
thân giả đạt cao nhất là 225,1 cm. Trong khi đó, ở công thức 5 với trồng mật độ 1.667 cây/ha chiều
cao thân giả thấp nhất là 215,7 cm. Đường kính thân giả của các công thức thí nghiệm có xu hướng
ngược lại với sự thay đổi về chiều cao thân giả. Tuy nhiên, sự sai khác về đường kính thân giả là
không có ý nghĩa.
Tổng số lá/cây và tốc độ ra lá mới của các công thức thí nghiệm không có sự sai khác
(P>0,05). Tổng số lá mới ra dao động từ 33,1 – 34,7 lá/cây và ra được từ 5,2 – 5,8 lá/tháng.
* Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng của cây chuối tiêu mới
Kết quả trình bày ở bảng 3.7 cho thấy mật độ trồng thấp có xu hướng làm rút ngắn thời gian
từ trồng đến trỗ buồng. Trong phạm vi thí nghiệm,thời gian từ trồng – trỗ buồng của giống chuối
tiêu mới từ 218,5 – 225,6 ngày. Tuy nhiên sự sai khác giữa các công thức là không có ý nghĩa.
Giữa các mật trồng không có sự khác biệt về thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch. Khoảng thời
gian này dao động trong phạm vi từ 103,2 - 105,2 ngày.
Do không có sai khác về thời gian từ trỗ buồng đến thu hoạch, thời gian sinh trưởng của
chuối tiêu mới chủ yếu phụ thuộc thời gian từ khi trồng đến trỗ buồng. Trong điều kiện thí nghiệm,

mật trồng càng thưa, thời gian sinh trưởng càng ngắn và ngược lại. Đối với những mật trồng dày
nhất từ 2.222 – 2.500 cây/ha thời gian sinh trưởng kéo dài đến 328,3 – 330,8 ngày. Trong khi đó,
đối với mật độ trồng từ 1.667 – 1.852 cây/ha thời gian sinh trưởng chỉ từ 312,7 – 322,8 ngày.
Bảng 3.7. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trưởng giống chuối tiêu mới khi trỗ
buồng
Đơn vị tính: ngày
CTTN

Mật độ (cây/ha)

Trồng – trỗ buồng

Trỗ buồng – thu hoạch

Tổng số

1

2.500

225,6

105,2

330,8

2

2.222


223,6

104,7

328,3

3

2.000

220,7

104,3

325,2

4

1.852

219,0

103,8

322,8

5

1.667


218,5

103,2

321,7

0,171

0,004*

LSD 0.05

ns

4,05*

CV(%)

ns

5,1*

P

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)
* Ảnh hưởng của của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chuối tiêu mới
Qua bảng 3.8 cho thấy, số nải/buồng dao động giữa các công thức trồng từ 10,2 – 10,8
nải/buồng. Mật độ trồng thưa có xu hướng làm tăng số quả/nải. Số quả/nải ở các mật độ trồng sai
khác không có ý nghĩa, dao động từ 14 – 15 quả/nải.
Khối lượng quả của các công thức thí nghiệm biến động từ 112,6 – 145,2 g/quả. Trong thí

nghiệm mật độ trồng càng dày, khối lượng quả càng thấp và ngược lại. Sự sai khác có ý nghĩa ở mức
tin cậy 95%.


9

Trong 1 buồng chuối sự sai khác về số quả là có ý nghĩa, số quả dao động giữa các mật độ trồng
từ 143,1 – 158,5 quả/buồng. Trồng càng dày số quả càng ít và ngược lại.
Có thể thấy rằng trong phạm vi thí nghiệm, mật độ trồng có ảnh hưởng đối với hầu hết các
yếu tố cấu thành năng suất của chuối tiêu mới. Trồng càng thưa, các chỉ tiêu càng lớn và ngược lại.
Bảng 3.8. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống chuối
tiêu mới
CTTN

Mật độ
(cây/ha)

Số nải/
buồng

Số quả/nải

Khối lượng
quả (g)

Số quả/
buồng

1


2.500

10,2

14,0

112,6

143,1

2

2.222

10,3

14,3

126,4

147,0

3

2.000

10,7

14,5


124,3

154,6

4

1.852

10,7

14,7

140,1

157,2

5

1.667

10,8

14,8

145,2

158,5

P


0,005

0,059

0,000

0,000

LSD 0.05

0,86*

ns

2,99*

1,85*

CV(%)

4,3*

ns

6,2*

4,6*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa (P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)
* Ảnh hưởng của mật độ trồng đến kích thước quả của giống chuối tiêu mới

Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.9 cho thấy cả chiều dài quả cũng như đường kính quả
đều có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với mật độ trồng. Trồng càng dày, quả càng nhỏ và ngược lại.
Tuy nhiên, ở cả 5 mật độ trồng của thí nghiệm, quả nải 3 và nải 6 đều đạt chiều dài quả >16 cm và
đường kính quả >3, tất cả đều đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả tươi 10TCN – 568 – 2003.
Bảng 3.9. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến độ lớn quả giống chuối tiêu mới
Chiều dài quả
CTTN

Mật độ
(cây/ha)

1

Đường kính quả

Nải 3
(cm)

Nải 6
(cm)

Nải 6/
nải 3

Nải 3
(cm)

Nải 6
(cm)


Nải 6/
nải 3

2.500

17,8

16,9

0,95

3,7

3,4

0,94

2

2.222

18,0

17,2

0,96

3,7

3,5


0,95

3

2.000

18,2

17,4

0,96

3,8

3,5

0,92

4

1.852

18,4

17,6

0,96

3,8


3,6

0,95

5

1.667

18,7

17,6

0,94

3,9

3,6

0,92

* Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả chuối tiêu mới
Qua bảng 3.10 cho thấy, khối lượng buồng và năng suất ước tính đều cho sai khác có ý nghĩa.
Giống như nhiều yếu tố cấu thành năng suất, khối lượng buồng cũng có xu hướng tăng tỷ lệ thuận
với mật độ trồng. Ở mật độ 2.500 cây/ha khối lượng buồng chỉ đạt 17,6 kg. Trong khi đó, đối với
những mật độ trồng thưa từ 1.852 – 1.667 cây/ha khối lượng buồng lến đến 23,5 – 24,5 kg.
Kết quả trình bày ở bảng 3.10 cũng cho thấy trong phạm vi thí nghiệm, năng suất ở các mật
độ trồng khác nhau là khác nhau. Với mật độ trồng thưa nhất 1.667 cây/ha cho năng suất thấp nhất,



10

đạt 40,84 tấn/ha. Tiếp theo là mật độ trồng 2.000 cây/ha có năng suất là 41,4 tấn/ha. Tuy nhiên mật
độ trồng dày nhất theo thí nghiệm là 2.500 cây/ha không đạt năng suất cao nhất mà chỉ đứng thứ 2
trong 5 mật độ trồng, đạt 44,0 tấn/ha, còn mật độ 2.222 cây/ha đạt năng suất cao nhất là 44,88
tấn/ha (Năng suất dự tính được tính bằng khối lượng buồng x 2.000 cây/ha).
Bảng 3.10. Ảnh hưởng của mật độ trồng đến năng suất quả giống chuối tiêu mới
CTTN

Mật độ (cây/ha)

Khối lượng buồng (kg/buồng)

Năng suất (tấn/ha)

1

2.500

17,6

44,0

2

2.222

20,2

44,88


3

2.000

20,7

41,4

4

1.852

23,5

43,52

5

1.667

24,5

40,84

P

0,001

0,003


LSD 0.05

2,36*

4,75*

CV(%)

5,9*

5,9*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa(P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)
Nghiên cứu xác định liều lượng phân bón cho giống chuối tiêu mới
Thí nghiệm nghiên cứu xác định liều lượng phân bón thích hợp đối với chuối tiêu mới trồng
bằng cây nuôi cấy mô được thực hiện trên nền phân hữu cơ 10 kg/cây và ở khoảng cách trồng 2,0
m x 2,5 m, tương đương với mật độ trồng 2.000 cây/ha (khoảng cách trồng được trồng theo “Kỹ
thuật trồng chuối tiêu vùng Đồng bằng sông Hồng” của Viện Rau quả, năm 2010). Các loại phân
NPK được bón theo tỷ lệ 4:1:8, được trồng trong vụ Xuân 2015 tại Sông Công – Thái Nguyên.
* Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến sinh trưởng thân lá của giống chuối tiêu mới
Bảng 3.11. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến khả năng ra lá mới
và độ lớn thân giả giống chuối tiêu mới khi trỗ buồng
CT

Liều lượng phân bón
(g/cây)

Chiều cao
thân giả

(cm)

Đường kính
thân giả
(cm)

Tổng số lá ra
mới (lá/cây)

Tốc độ ra lá
mới
(lá/tháng)

1

180 N:45 P2O5:360 K2O

218,6

18,5

33,8

5,3

2

200 N:50 P2O5:400 K2O

225,3


18,7

33,7

5,5

3

220 N:55 P2O5:440 K2O

230,5

19,2

34,0

5,6

4

240 N:60 P2O5:480 K2O

236,8

19,2

34,1

5,7


5

260 N:65 P2O5:520 K2O

238,1

19,3

34,2

5,5

P

0,000

0,003

0,603

0,000

LSD0.05

3,78*

0,38*

ns


0,52*

CV%

7,9*

8,1*

ns

4,1*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa(P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)


11

Bảng 3.11 trình bày kết quả theo dõi thí nghiệm về ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến
một số chỉ tiêu sinh trưởng thân lá của chuối Tiêu mới trồng bằng cây chuối tiêu mới như chiều cao
và đường kính thân giả, tổng số lá và tốc độ ra lá mới. Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.1 cho
thấy liều lượng phân bón có ảnh hưởng khá rõ đến sinh trưởng thân giả.
Cả chiều cao và đường kính thân giả đều có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tăng liều lượng
phân bón. Ở liều lượng phân bón thấp nhất (CT1), thân giả chỉ đạt chiều cao 218,6 cm và đường
kính 18,5 cm. Trong khi đó ở liều lượng phân bón cao (CT5) các trị số tương ứng đều rất cao và lần
lượt đạt 238,1 cm và 19,3 cm.
Không có sự sai khác về tổng số lá ra mới giữa các liều lượng phân bón, biến động từ 33,8 –
34,2 lá/cây. Tốc độ ra lá mới có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tăng liều lượng phân bón. Tuy
nhiên, vượt quá mức bón 240 N: 60 P2O5: 480 K2O, tốc độ ra lá mới theo chiều hướng chậm lại.
* Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng của giống chuối tiêu mới

Kết quả trình bày ở bảng 3.12 cho thấy liều lượng phân bón có xu hướng làm rút ngắn thời
gian từ trồng đến trỗ buồng. Thời gian từ trồng – trỗ buồng của các công thức thí nghiệm dao động từ
220,7 – 234,6 ngày. Bón phân nhiều, thời gian trỗ buồng có xu hướng sớm hơn. Trong thí nghiệm, công
thức 4 và 5 trỗ sớm nhất (219,8 – 220,7 ngày), sớm hơn các công thức còn lại ở mức tin cậy 95%. Sự
khác biệt về thời gian từ trồng đến trỗ buồng kể trên chứng tỏ liều lượng phân bón cao giúp cây
chuối sinh trưởng khoẻ hơn và tốc độ ra lá mới nhanh hơn.
Bón phân nhiều, thời gian từ trỗ - thu hoạch cũng có xu hướng sớm hơn. Với mức tin cậy 95%,
CT4 và CT5 có thời gian từ trỗ - thu hoạch sớm nhất (102,1 – 103,2 ngày), sớm hơn các công thức
còn lại. Như vậy, qua bảng 3.12 có thể thấy rằng, bón phân nhiều thời gian từ trồng – thu hoạch có
xu hướng sớm hơn so với bón ít. CT4 và CT5 có thời gian từ trồng – thu hoạch ngắn nhất (321,9 –
323,9 ngày).

CT

Bảng 3.12. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến thời gian sinh trưởng
giống chuối tiêu mới
Đơn vị tính: ngày
Liều lượng phân bón (g/cây) Trồng – trỗ buồng Trỗ buồng – thu hoạch Tổng số

1

180 N:45 P2O5:360 K2O

234,6

110,1

344,7

2


200 N:50 P2O5:400 K2O

229,1

108,6

337,7

3

220 N:55 P2O5:440 K2O

225,3

106,2

331,5

4

240 N:60 P2O5:480 K2O

220,7

103,2

323,9

5


260 N:65 P2O5:520 K2O

219,8

102,1

321,9

P

0,000<0,05

0,003<0,05

LSD05

3,21*

3,36*

CV(%)

4,8*

6,7*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa(P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)
* Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của
giống chuối tiêu mới

Từ những kết quả thí nghiệm trên đây cho thấy liều lượng phân bón có ảnh hưởng nhiều đến
sinh trưởng thân lá và thời gian sinh trưởng của chuối tiêu mới. Tuy nhiên, để có đủ cơ sở cho việc
xác định liều lượng phân bón thích hợp cần thiết phải xem xét ảnh hưởng của liều lượng phân bón


12

đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của vườn chuối. Kết quả thí nghiệm được trình bày
ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến các yếu tố cấu thành năng suất của giống
chuối tiêu mới
Liều lượng phân bón
Số nải/
Khối lượng quả
Số quả/
CT
Số quả/ nải
(g/cây)
buồng
(g)
buồng
1
180 N:45 P2O5:360 K2O
9,7
14,6
133,5
141,6
2

200 N:50 P2O5:400 K2O


10,2

14,5

140,3

147,9

3

220 N:55 P2O5:440 K2O

10,6

14,7

142,1

155,8

4

240 N:60 P2O5:480 K2O

10,7

14,6

144,8


156,2

5

260 N:65 P2O5:520 K2O

10,7

14,6

143,2

156,2

P

0,005

0,851

0,002

0,000

LSD05

0,72*

ns


4,09*

4,11*

CV%

3,7*

ns

5,5*

6,4*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa(P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)
Số nải/buồng biến động trong khoảng từ 9,7 – 10,2 nải/buồng giữa các liều lượng bón. Kết quả
thí nghiệm trình bày ở bảng 7 cũng cho thấy rằng liều lượng phân bón thay đổi có ảnh hưởng không rõ
đối với chỉ tiêu số quả/nải. Trong phạm vi thí nghiệm, số quả/nải chỉ thay đổi trong khoảng từ 14,5 –
14,8 quả/nải. Khối lượng quả có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với tăng liều lượng phân bón. Ở lượng phân
bón thấp nhất, khối lượng quả chỉ đạt 133,5 g. Lượng phân bón tăng, khối lượng quả tăng dần và đạt
cao nhất ở mức bón 240 N: 60 P2O5: 480 K2O là 144,8 g. Vượt quá mức bón kể trên khối lượng quả có
xu hướng giảm. Trong phạm vi thí nghiệm, số quả/buồng chỉ thay đổi từ 141,6 – 156,2 g.

CT

* Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến kích thước quả chuối tiêu mới
Bảng 3.14. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến độ lớn quả chuối tiêu mới
Đơn vị tính: cm
Chiều dài quả

Đường kính quả
Liều lượng phân bón (g/cây)
Nải 3
Nải 6
Nải 3
Nải 6

1

180 N:45 P2O5:360 K2O

17,2

16,0

3,5

3,1

2

200 N:50 P2O5:400 K2O

17,5

16,4

3,6

3,2


3

220 N:55 P2O5:440 K2O

17,8

16,5

3,7

3,3

4

240 N:60 P2O5:480 K2O

18,3

16,8

3,8

3,5

5

260 N:65 P2O5:520 K2O

18,2


16,7

3,8

3,4

Kết quả thí nghiệm trình bày ở bảng 3.14 cho thấy cả chiều dài quả cũng như đường kính
quả đều có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với liều lượng phân bón trong thí nghiệm, tuy nhiên chỉ tăng
đến mức bón cho 1ha là 240g N: 60g P2O5: 480g K2O/cây, vượt quá mức bón này kích thước quả
có xu hướng nhỏ lại. Trồng càng dày, quả càng nhỏ và ngược lại. Tuy nhiên, ở cả 5 mật độ trồng
của thí nghiệm, quả nải 3 và nải 6 đều đạt chiều dài quả >16 cm và đường kính quả >3, tất cả đều
đạt tiêu chuẩn xuất khẩu quả tươi 10TCN – 568 – 2003.
* Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất của giống chuối tiêu mới
Giống như khối lượng quả, khối lượng buồng cũng có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với lượng
phân bón, dao động từ 18,9 – 22,6 kg/buồng. Trong đó, đạt cao nhất là CT4 với 22,6 kg/buồng. Vượt


13

quá mức bón này khối lượng buồng có xu hướng giảm. Kết quả trình bày ở bảng 3.15 cũng cho thấy
trong phạm vi thí nghiệm, năng suất có xu hướng tăng tỷ lệ thuận với lượng phân bón. Năng suất
dự tính được tính dựa trên khối lượng buồng x 2.000 cây/ha. Năng suất đạt thấp nhất là 37,81
tấn/ha ứng với CT1 và đạt cao nhất là 45,24 tấn/ha ứng với CT4. Vượt quá mức bón CT4, năng
suất có xu hướng giảm và chỉ đạt 44,74 tấn/ha (CT5).
Bảng 3.15. Ảnh hưởng của liều lượng phân bón đến năng suất quả của giống chuối tiêu mới
CT

Liều lượng phân bón (g/cây)


Khối lượng buồng (kg/buồng)

Năng suất (tấn/ha)

1

180 N:45 P2O5:360 K2O

18,9

37,81

2

200 N:50 P2O5:400 K2O

20,8

41,50

3

220 N:55 P2O5:440 K2O

22,1

44,28

4


240 N:60 P2O5:480 K2O

22,6

45,24

5

260 N:65 P2O5:520 K2O

22,3

44,74

P

0,043

0,004

LSD05

2,48*

4,95*

CV(%)

6,2*


6,2*

Ghi chú: ns: sự sai khác không có ý nghĩa(P>0,05);*: sự sai khác có nghĩa(P<0,05)
Đánh giá mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của giống chuối mới
Bảng 3.16. Mức độ nhiễm sâu bệnh hại tự nhiên của giống chuối tiêu mới trong các thí nghiệm
Đơn vị tính: % cây bị hại
Thí nghiệm 1

Thí nghiệm 2

Thí nghiệm 3

Thí nghiệm 4

Số cây trong TN

60 cây

60 cây

150 cây

150 cây

Sâu ăn lá

16,67%

25,00%


20,00%

13,33%

Bệnh chùn ngọn

1,67%

0%

0,67%

0,67%

Bệnh đốm đen lá

0%

0%

0%

1,33%

Cây chuối bị sâu bệnh phá hoại làm thiệt hại năng suất, giảm hiệu quả sản xuất vì vậy cần
theo dõi các loại sâu bệnh hại hại và chu kỳ sinh trưởng phát triển của nó để có biện pháp phòng trừ
hiệu quả. Trong phạm vi nghiên cứu, nhìn chung trên toàn bộ các thí nghiệm gần như không bị
nhiễm sâu bệnh hại hoặc bị nhiễm ở mức độ rất nhẹ. Sau khi phát hiện sâu, bệnh hại chúng tôi tiến
hành phòng trừ kịp thời nên không gây ảnh hưởng đến năng suất của cây.
Sâu ăn lá: Bám trên là cắn nát lá. Nếu không phát hiện sớm chúng sẽ ăn hết lá, làm ảnh

hưởng đến khả năng quang hợp của cây. Ở tất các thí nghiệm đều bị sâu ăn lá gây hại. Thí nghiệm
1 có 10 cây bị sâu hại chiếm 16,67%, thí nghiệm 2 có 15 cây bị sâu hại chiếm 25,00%, thí nghiệm
3 có 30 cây bị hại chiếm 20,00%, thí nghiệm 4 có 20 cây bị hại chiếm 20,0%.
Bệnh đốm lá: Do nấm sigtoka đen (Mycosphaerellafifiensis), những đốm bệnh có màu nâu
sậm và xuất hiện ở mặt dưới của lá. Khi cây bị bệnh, tiến hành cắt bỏ lá bị bệnh và phun thốc
phòng trừ. Bệnh phát triển mạnh vào những tháng mùa mưa và mùa có sương ẩm ướt, bệnh nặng
ảnh hưởng tới năng suất cây. Tuy nhiên chỉ có thí nghiệm 4 là có 2 cây bị bệnh, chiếm 1,33% cây
trồng của thí nghiệm này.
Bệnh chùn ngọn: Do virus Bunchy top virus gây hại. Cây bị bệnh lá mọc chụm lại ở thân giả,
lá nhỏ, bìa vàng, mép uốn cong, cuống lá ngắn lại. Trên phiến lá có các sọc xanh nhạt chạy song
song với các gân phụ. Khi cây bị bệnh tiến hành hủy bỏ cây để tránh lây lan. Thí nghiệm 2 không
có xuất hiện bệnh, thí nghiệm 1 có 1 cây bị bệnh chiến 1,67% cây thí nghiệm, thí nghiệm 3 và 4 có
1 cây bị bệnh và chiếm 0,67% cây của thí nghiệm.


14

CHƯƠNG 4
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ


Kết luận

1. Cây chuối tiêu mới trồng bằng cây nuôi cấy mô sinh trưởng khỏe, đạt năng suất, chất
lượng quả tương đương giống chuối tiêu hồng. Khối lượng buồng đạt 24,0 kg trong vụ xuân và
24,8 kg trong vụ thu. Thời gian từ trồng đến thu hoạch quả vụ 1 rút ngắn 9 - 10 ngày so với trồng
chuối tiêu hồng và trồng vụ xuân rút ngắn 12 - 13 ngày so với trồng vụ thu.
2. Khoảng cách trồng chuối tiêu mới bằng cây nuôi cấy mô thích hợp nhất là 1,8m x 2,5 m
ứng tương ứng mật độ trồng 2.222 cây/ha. Ở khoảng cách trồng này, cây chuối sinh trưởng khoẻ,
thời gian sinh trưởng không quá dài, đạt năng suất cao nhất 44,88 tấn/ha, độ lớn quả không thua

kém những khoảng cách trồng thưa hơn.
3. Liều lượng phân bón chuối tiêu mới trồng bằng cây nuôi cấy mô thích hợp nhất là 240 N :
60 P2O5 : 480 K2O g/cây. Ở mức bón này năng suất đạt cao nhất 45,24 tấn/ha, tất cả các chỉ tiêu về
sinh trưởng và độ lớn quả cũng đều đạt cao nhất.
4. Các thí nghiệm đều có mức độ nhiễm sâu bệnh hại ở mức nhẹ, không gây ảnh hưởng đến
năng suất của cây.


Đề nghị

- Đề nghị phát triển sản xuất chuối tiêu mới bằng cây nuôi cấy mô.
- Tiếp tục nghiên cứu mở rộng nghiên cứu mô hình trồng cây chuối tiêu mới để có kết quả
chính xác nhất.



×