Tải bản đầy đủ (.doc) (54 trang)

luận văn thạc sĩ du lịch THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.29 KB, 54 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bài chuyên đề này là do bản thân thực hiện không sao
chép các công trình nghiên cứu của người khác để làm sản phẩm của riêng
mình. Các thông tin trong chuyên đề có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của chuyên đề.
Sinh viên
Đào Thị Loan
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, du lịch đang trở thành một ngành kinh tế quan trọng bao
gồm nhiều hoạt động khai thác tiềm năng của các hệ địa sinh thái khác nhau
trên khắp đất nước. Sự phong phú đa dạng của các hình thức du lịch được thể
hiện từ thăm quan các thắng cảnh tự nhiên, nghiên cứu các thành phần tự
nhiên, xã hội để nghỉ dưỡng, từ du lịch bằng xe, đi thuyền, đi bộ, đến du lịch
cưỡi thú lớn. Quá trình phát triển mạnh mẽ của các loại hình du lịch đã tạo
khả năng to lớn của các tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn. Đặc biệt
trong những năm gần đây thay vì đến những nơi đô thị ồn ào náo nhiệt với
những toà nhà cao tầng che khuất tầm nhìn của con người thì khách du lịch có
xu hướng đến với những miền quê để được hồ mình vào cuộc sống của người
dân với những phong tục tập quán mang đậm tính truyền thống và tính địa
phương, được hiểu thêm về những kiến thức lịch sử, kiến trúc mỹ thuật ở mỗi
địa phương nói riêng và đất nước nói chung, được hồ minh với thiên nhiên
trong lành với vẻ đẹp cổ kính của các di tích lịch sử, các công trình tôn giáo
tín ngưỡng và gắn với nó là các lễ hội truyền thống độc đáo. Do vậy việc tìm
hiểu khai thác các giá trị văn hoá lịch sử của các di tích ở mỗi vùng quê có ý
nghĩa vô cùng quan trọng. Nam Định là một tỉnh thuộc vùng châu thổ Sông
Hồng, nằm trong vùng du lịch Bắc Bộ, cách thủ đô Hà Nội 90 km về phía
Đông Nam có tuyến đường sắt Bắc Nam và các tuyến quốc lộ 10, 21 chạy qua
nối với cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Quảng Ninh) và khu du lịch Hạ Long
cùng với hệ thống giao thông đường thuỷ : Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Ninh


Cơ. Do đó Nam Định có điều kiện thuận lợi giao lưu với các vùng miền trong
cả nước và quốc tế. Thiên nhiên ưu đãi hào phóng đã dành cho Nam Định
những cánh đồng thẳng cánh cũ bay những dòng sông đỏ nặng phù sa bên
những làng quê trù phú. Bãi biển Quất Lâm và Thịnh Long còn hồn nhiên với
dáng vẻ hoang sơ và bầu không khí mát lành, có khu bảo tồn thiên nhiên đất
1
ngập nước Xuân Thuỷ với hệ sinh thái rừng ngập mặn đa dạng, phong phú
với nhiều loại động vật quớ hiếm được ghi trong sách đỏ quốc tế và là nơi
dừng chân của các loài chim di trú từ Phương Bắc. Không những thế Nam
Định còn là vùng đất địa linh nhân kiệt và là nơi sinh ra nhiều danh nhân của
đất nước, nơi phát tích vương triều nhà Trần - một triều đại hưng thịnh vào
bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Con người Nam Định tài hoa
thông minh, cần cù, dũng cảm với truyền thống lịch sử lâu đời từ ngàn xưa
người dân Nam Định đã tạo dựng và để lại cho thế hệ ngày nay nhiều di sản
văn hoá tinh thần mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc.Các quần thể di tích với
nét kiến trúc tinh xảo, độc đáo: Đền Trần,Chùa Tháp, Chùa Keo, Chùa Cổ
Lễ…
Được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia từ 1/10/2012, khu di tích
lịch sử đền Trần là một nguồn tài nguyên du lịch lớn, với các giá trị về văn
hóa, kiến trúc và lịch sử rất lớn. Những năm gần đây, vào dịp đầu năm, nhất là
vào đêm 14 tháng Giêng âm lịch, khách thập phương lại tập trung rất đông để
dự lễ Khai ấn ở đền Trần (phường Lộc Vượng, thành phố Nam Định). Ban
đầu, người ta đến đần Trần để lễ, “xin ấn”. Gần đây, đền Trần đã được biết
đến như một điểm tham quan du lịch lễ hội đặc sắc vào dịp đầu xuân. Đối với
tỉnh Nam Định, cũng như đối với ngành du lịch Việt Nam, đây có thể coi là
một hướng đi mới cho việc phát triển loại hình du lịch văn hóa, du lịch lễ hội.
Nhưng cho tới nay, nguồn tài nguyên du lịch của khu di tích lịch sử đền Trần
vẫn chưa được khai thác một cách có hiệu quả, người ta chỉ biết đến giá trị
văn hóa tâm linh của đền mà quên đi những giá trị to lớn về lịch sử, về kiến
trúc.

Qua chuyên đề này, em muốn phân tích rõ hơn thực trạng phát triển du
lịch tại điểm đến là Khu di tích lịch sử Đền Trần (Nam Định), qua đó chỉ ra
những tồn tại trong tổ chức và quản lý, đồng thời đưa ra những góp ý nhỏ để
cải thiện những tồn tại đó.
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng về công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử
đền Trần
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tổ chức và quản lý
khu di tích lịch sử đển Trần
3. Phương pháp nghiên cứu: phương pháp thu thập dữ liệu
• Dữ liệu sơ cấp: Thị sát trực tiếp tại đần Trần (Nam Định)
• Dữ liệu thứ cấp: Thông qua sách báo, các phương tiện thông tin đại
chúng, qua trải nghiệm thu thập được từ những khách thập phương từng tham
quan đền Trần
4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu: công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử
đền Trần
• Phạm vi nghiên cứu:
- Địa điểm nghiên cứu: Khu di tích lịch sử đền Trần
- Thời gian nghiên cứu: 17/2/2013 đến 20/4/2013
5. Giới hạn nghiên cứu: công tác tổ chức và quản lý khu di tích lịch sử
đền Trần (Nam Định)
3
CHƯƠNG I. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN
1.1. Giới thiệu về khu di tích đền Trần
1.1.1.Lịch sử hình thành khu di tích đền Trần
Triều đại nhà Trần tồn tại 175 năm (1225-1400), di tích đền Trần được
xây vào những triều đại khác nhau ở Tức Mạc (phường Lộc Vựng bây giờ),

vốn là mảnh đất dấy nghiệp của vương triều Trần. Hành cung được xây dựng
năm 1923, nơi ở của vua khi về thăm.
Từ thời Trần đã có chế độ thái thượng hoàng, vua cha tuổi trên dưới bốn
mươi nhường ngôi cho con (trên thực tế vẫn quyết định những việc quan
trọng đồng thời rèn cặp vua đương nhiệm). Hai công trình lớn ở Tức Mạc
gồm có điện Trùng Quang nơi thượng hoàng về ngự và điện Trăng Hoa để
các vua Trần về chầu.
1.1.2. Vai trò của khu di tích đền Trần đối với du lịch tỉnh Nam Định
Nam Định có tiềm năng phát triển du lịch khá phong phú gồm sản phẩm
du lịch văn hóa với Quần thể di tích lịch sử, văn hóa phủ Dầy (Vụ Bản), Khu
di tích lịch sử, văn hóa Đền Trần - Chùa Tháp (TP Nam Định); du lịch sinh
thái Vườn Quốc gia Xuân Thủy (Giao Thủy); làng nghề hoa cây cảnh Vị Khê,
xã Điền Xá (Nam Trực); làng nghề đúc đồng Tống Xá, xã Yên Xá (Ý Yên);
du lịch sinh thái biển với khu du lịch biển Quất Lâm (Giao Thủy), Thịnh
Long (Hải Hậu)… Ngoài ra còn có các đặc sản ẩm thực như kẹo lạc Sừu
Châu, bánh nhãn, gạo tám Hải Hậu, di sản văn hoá phi vật thể hát Văn, hát
Chầu văn…
Với tiềm năng trên, thời gian qua các địa phương trong tỉnh đã đẩy mạnh
công tác xã hội hoá du lịch, tạo điều kiện cho người dân và các thành phần
kinh tế tham gia làm kinh tế du lịch, đẩy mạnh công tác tôn tạo, bảo tồn các di
tích lịch sử, văn hoá, xây dựng các khu, điểm, tour du lịch, phát triển các làng
4
nghề truyền thống gắn với hoạt động du lịch…, góp phần vào sự phát triển
kinh tế của tỉnh. Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch như đường giao
thông, các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ đã được đầu tư, phát triển nhanh ở
Thành phố Nam Định, khu du lịch biển Quất Lâm, Thịnh Long. Năm 2012,
tỉnh ta tiếp tục được Trung ương hỗ trợ 3 dự án với số vốn 27 tỷ đồng đầu tư
phát triển hạ tầng du lịch, nâng tổng số vốn Trung ương hỗ trợ các dự án đầu
tư hạ tầng du lịch của tỉnh lên 185 tỷ đồng. Các doanh nghiệp, cá nhân trong
và ngoài tỉnh đã đầu tư xây dựng thêm 7 khách sạn, nhà nghỉ với 125 buồng

phòng với số vốn đầu tư khoảng 90 tỷ đồng. Đến nay, toàn tỉnh có 533 cơ sở
kinh doanh dịch vụ du lịch, trong đó 306 cơ sở kinh doanh lưu trú với 3.989
buồng phòng, 17 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa, còn lại là các cơ
sở kinh doanh dịch vụ phục vụ việc ăn, nghỉ, mua sắm hàng lưu niệm của du
khách. Với những sản phẩm du lịch đặc trưng và nỗ lực của các cấp, các
ngành, người dân quan tâm phát triển kinh tế du lịch, tỉnh ta đang dần trở
thành điểm đến thu hút du khách trong và ngoài nước. Năm 2012, tổng lượng
khách du lịch của tỉnh ước đạt hơn 1,8 triệu lượt người, tăng 8,2% so với năm
2011; trong đó khách lưu trú chiếm 31,5%. Tổng doanh thu từ hoạt động du
lịch của tỉnh ước đạt 305,7 tỷ đồng, tăng 33,4% so với năm 2011, trong đó
doanh thu ăn uống và lưu trú đạt 233,3 tỷ đồng (chiếm 75,5%), doanh thu từ
khách lễ hội và mua sắm đạt 53,49 tỷ đồng, doanh thu lữ hành đạt 18,97 tỷ
đồng. Trong 3 tháng đầu năm 2013, tổng số lượt khách tới các lễ hội, điểm
tham quan, du lịch của tỉnh ước đạt 720 nghìn lượt người, thu nhập từ hoạt
động du lịch ước đạt 85,2 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ năm 2012.
Theo thống kê, số lượng khách tham dự lễ hội vẫn chiếm tỷ lệ lớn,
khoảng 55% trong tổng số lượt khách đến tham quan du lịch trong tỉnh, còn
lại 30% khách đến các khu du lịch biển; 15% khách công vụ, thăm thân nhân
kết hợp du lịch.
5
Trong đó, hàng năm, đền Trần đón hàng trăm nghìn lượt khách đến tham
quan, nhất là vào đầu năm âm lịch, trong thời gian tổ chức lễ hội. Khách thập
phương tới đần Trần cúng bái, cầu nguyện, đồng thời sử dụng các dịch vụ,
đem lại nguồn thu lớn cho tỉnh, tạo nhiều việc làm cho người dân địa phương,
tạo điều kiện phát triển cơ sở vật chất hạ tầng…
1.1.3. Quy hoạch khu di tích đền Trần
Khu di tích đền Trần gồm các hạng mục: ngũ môn, hồ nước, nghi môn,
giải vũ, đền Thiên Trường, đền Cổ Trạch và đền Trăng Hoa.
Ngũ môn gồm năm cửa (ba cửa lớn và hai cửa nhỏ). Bước qua ngũ môn
vào bên trong sẽ thấy hồ nước có diện tích khoảng 1.000m2.Hồ thống, cảnh

trí đẹp, cây cao in bóng xuống mặt hồ rất nên thơ, lãng mạn.
Đền nằm chính giữa khu di tích là đền Thiên Trường. Chuyện kể rằng,
khi khởi dựng, đền có ba gian, kết cấu bằng gỗ lim. Đến niên hiệu Long Đức
2 (1733), đền được mở rộng, với năm gian tiền đường, kết cấu bằng gỗ lim.
Bao quanh đền là các hạng mục kiến trúc như: nghi môn, sân trong, hai
nhà giải vũ, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu, hậu cung.
Tiền đường dài 12m, rộng 6,6m, gồm năm gian. Hai cánh cửa gian giữa
bằng gỗ lim, được làm công phu nhất, với họa tiết lưỡng long chầu nguyệt,
mang phong cách nghệ thuật thời hậu Lê, thế kỷ XVII. Bộ khung tiền đường
bằng gỗ lim, với bốn hàng chân cột, chân tảng đá chạm hoa văn hình cánh
sen, mang phong cách nghệ thuật thời Trần, thế kỷ XIII-XIV.
Tất cả các hạng mục kiến trúc đền Thiên Trường hợp thành thế tay ngai,
đối xứng với nhau theo trục Bắc – Nam.
Nằm ở phía đông đền Thiên Trường là đền Cổ Trạch. Mặt bằng kiến trúc
có bố cục dạng tiền chữ “Nhất”, hậu chữ “Đinh”, gồm các hạng mục: nghi
môn, sân trong, giải vũ phía đông, tiền đường, thiêu hương, tả vu, hữu vu,
trung đường, hậu cung.
Nằm ở phía tây đền Thiên Trường là đền Trăng Hoa, kiến trúc gồm: tiền
đường, thiêu hương, trung đường và cung cấm. Khung nhà được dựng bằng
gỗ lim, các tòa đều thiết kế theo kiểu bốn mái, với bốn đầu đao được uốn
6
cong tạo dáng mềm mại, thanh thoát.
Trong đền Trăng Hoa có 14 pho tượng bằng đồng của 14 hoàng đế nhà
Trần đặt tại tòa trung đường và tòa chính tẩm
1.1.4. Các hoạt động du lịch được khai thác tại khu di tích đền Trần
1.1.4.1.Lễ hội
Lễ khai ấn là một tập tục từ thế kỷ XIII, chính xác là vào năm 1239 của
triều đại nhà Trần thực hiện nghi lễ tế tiên tổ. Tại phủ Thiên Trường, vua
Trần mở tiệc chiêu đãi và phong chức cho những quan quân có công. Những
năm kháng chiến chống Nguyên- Mông sau đó, Lễ khai ấn bị gián đoạn cho

tới năm 1262 được Thượng hoàng Trần Thánh Tông cho mở lại. Thiên
Trường không phải là Kinh đô nước Việt nhưng gắn với việc khai ấn là bởi
trong kháng chiến chống Nguyên - Mông, Thăng Long thực hiện vườn không
nhà trống, rút lui chiến lược thì nơi đây là căn cứ địa dễ tiến thoái như một
"Thủ đô kháng chiến" theo cách gọi hiện đại để tận dụng địa thế và huy động
sức người sức của cả một vùng trấn Sơn Nam, phủ Thiên Trường Vậy nên
danh sĩ Phạm Sư Mạnh mới gọi nơi đây là "Hùng thắng Đông kinh hộ ấn
vàng ". Trải bao thế kỷ, ấn cũ không còn. Năm 1822, vua Minh Mạng qua
Ninh Bình có ghé lại đây và cho khắc lại. Ấn cũ khắc là "Trần triều chi bảo",
ấn mới khắc là "Trần triều điển cố" để nhắc lại tích cũ. Dưới đó có thêm câu
"Tích phúc vô cương". Và từ đây, Lễ khai ấn vào giờ Tý ngày rằm tháng
Giêng (từ 11 giờ đêm 14 đến 1 giờ sáng ngày 15 tháng Giêng) là một tập tục
văn hóa mang tính nhân văn để nhà vua tế lễ Trời, Đất, Tiên tổ thể hiện lòng
thành kính biết ơn non sông, cha ông. Và cũng là "tín hiệu nhắc nhở" chấm
dứt ngày Tết, thực sự bắt tay vào công việc. Tại đền Cố Trạch các bô lão tề
tựu đông đủ để lễ đức Thánh Trần, sau đó tham dự buổi lễ khai ấn đầu năm.
Hòm ấn được đặt trang trọng trên ban thờ, trong hòm có hai con dấu. Quả nhỏ
trên mặt khắc hai chữ “ Trần Miếu”, quả lớn có khắc những chữ: “ Trần Triều
Tự Điển, Tứ phúc vô cương” theo kiểu chữ triện. Đúng giờ tý (12 giờ đêm)
buổi lễ bắt đầu một cụ cao niên nhất đứng ra thay mặt dân làng làm lễ. Tiếp
7
đó người rước hòm ấn đi theo nhịp trống, chiêng cùng ánh đèn, nến, tiến sang
đền Thiên Trường tiếp tục làm lễ, cuối cùng là tổ chức đóng dấu son đỏ trên
các tờ giấy vàng chia phát cho những người tham gia dự buổi lễ, chia về treo
tại nhà để cầu phúc, cầu may, tránh mọi hoạn nạn rủi ro trong năm. Lễ khai ấn
tại đền Cố Trạch và Thiên Trường hàng năm vẫn được dân làng Tức Mạc duy
trì đến nay, xong về hình thức nghi lễ có đơn giản hơn trước đây.
Sau lễ khai ấn đầu năm tại đền Cố Trạch và Thiên Trường còn có lễ hội
lớn được mở vào dịp từ 15-20/8 âm lịch hàng năm. Cũng như những lễ hội
khác nó bao gồm các nghi lễ và sinh hoạt văn hoá dân gian từ xưa nghi lễ ở

đây diễn ra với các lễ rước từ khác đền chùa xung quanh về làm lễ dâng
hương và tế tự ở đền Thiên Trường thờ 14 vị vua Trần và đền Cố Trạch thờ
Trần Hưng Đạo. Các đám rước gồm có: cờ, bát kiệu, kiệu long đình, đội trống
nhạc lễ cùng đông đủ các bô lão và dân các làng xung quanh tham dự. Khi
đám rước về đến đền thi nghi lễ được diễn ra. Trước đây chỉ có lễ chứ không
có hội, những năm gần đây do nhận thức được tầm quan trọng của các di tích,
các cơ quan văn hoá, kết hợp với các cấp cơ quan chính quyền địa phương với
chỉ đạo nghi lễ, với sinh hoạt văn hoá tổ chức thành lễ hội lớn lễ hội đền Trần,
lễ hội Trần Hưng Đạo.
Lễ dâng hương với nghi thức 14 cô gái đồng trinh đội 14 mâm hoa sau
khi làm lễ ở ngoài sân theo tiếng nhạc lễ đi thẳng vào trong đền dâng lên
trước ngai thờ của 14 vị vua sau lễ dâng hương và lễ đại tế của các bô lão
trong làng nhằm diễn tả lại những nghi thức của triều đình phong kiến xưa,
sau lễ tế ở đền Thiên Trường là lễ tế ở đền Cố Trạch. Sau phần lễ là phần hội
với các sinh hoạt văn hoá khá phong phú và độc đáo như hội diễn vị củ 3 thế
hệ (ông, cha, con) tại sân đền Thiên Trường còn diễn ra cuộc đấu vật, múa
rồng, múa sư tử…hội chọi gà, ném vòng cổ chai, chơi đu, chơi cờ thẻ… Đặc
biệt múa bài Bông một điệu múa mừng chiến thắng của quân dân thời Trần.
Tương truyền do thái sư Trần Quang Khải sáng tác và dạy cho các ca vũ ở
8
cung đình. Sau này dân làng Phường Bông (Mỹ Trung) vốn xưa là phương
múa hát phục vụ cung đình, tập luyệ các điệu múa này và trình diễn trong các
dịp lễ hội đền Trần. Ngoài lễ hội lớn tháng 8 âm lịch hàng năm đúng vào ngày
kỵ Trần Hưng Đạo tại đền Cố Trạch còn có những ngày kỵ giỗ khác như ngày
giỗ của thân Phụ Vương Mẫu, các con các lão tướng Trần Hưng Đạo. Lễ khai
ấn đền Trần năm 2013 diễn ra vào giờ Tý - nửa đêm 14 - rạng sáng ngày 15
tháng giêng (đêm ngày 23 - rạng sáng ngày 24.2) tại Tiên miếu nhà Trần
(hương Tức Mạc xưa), Nam Định.
Với ý nghĩa nhân văn lớn lao là cầu mong cho thiên hạ thái bình, thịnh
trị, mọi nhà chung hưởng lộc ấn đền Trần "Tích phúc vô cương"; cầu mong

mọi người bước sang năm mới mạnh khoẻ, lao động, sản xuất hăng say, học
tập, công tác tốt. Trải qua nhiều năm, lễ khai ấn vẫn được người dân duy trì
và phát triển và trở thành một trong những tập tục đẹp, một nét văn hóa đẹp
trong những ngày đầu năm mới của người Việt được gìn giữ lâu đời
Việc đóng ấn đền Trần vốn chỉ là một truyền thống địa phương, nay đã
bị “phóng đại” về quy mô, ý nghĩa đến mức gây hệ lụy về tâm linh. Chắc
chắn đấy không phải là ấn tín của triều đình, của các vua Trần. Đây chỉ là
chiếc ấn của nhà đền để thực hiện nghi lễ của mình. Nó cũng giống ấn đúng
bùa treo khắp nhà cần trấn yểm sự cố hoặc các bùa cầu may mang theo người.
Có thời gian, việc đóng ấn ở đền Trần trong ngày khai ấn lại do các quan chức
nhà nước từ cấp cao xuống đến cấp tỉnh, huyện, xã thực hiện với ý nghĩa
“khai ấn” là mở đầu cho công việc của nhà nước. Việc làm sai lệch này trong
nhiều năm dẫn đến nhiều hệ lụy về tâm linh mà bây giờ đang phải giải quyết.
Ban đầu ấn đền Trần chỉ là một biểu tượng cầu an cho cộng đồng địa
phương, cho các gia đình trong khu vực. Nhưng để tuyên truyền, người ta đã
“nâng cấp” ý nghĩa của ấn và việc khai ấn lên thành việc của triều đình nhà
Trần, của lãnh đạo nhà nước đương đại. Do đó, một thông điệp ngầm về việc
9
ấn đó mang lại quyền lực, sự may mắn về chức quyền cho người có được ấn
trở thành điều hiển nhiên. Điều đó lại phù hợp với tâm lý xã hội chạy đua lên
các thang bậc khác nhau của chức quyền vốn gắn với bổng lộc. Các quan
chức ở tỉnh, ở các tỉnh bạn và cả các ban, ngành ở trung ương cũng đã từng nô
nức về đền Trần đêm khai ấn, chắc hẳn cũng chạy theo dòng thông điệp ngầm
sai lầm này.
1.1.4.2.Các hoạt động tham quan du lịch ngoài dịp lễ
Không chỉ được biết đến qua lễ hội Khai ấn đền Trần diễn ra thường niên
vào dịp đầu xuân năm mới, khu di tích lịch sử đền Trần còn được biết đến với
lối kiến trúc xưa cũ nhưng vẫn được bảo tồn, gìn giữ. Với không gian rộng
lớn, trang nghiêm, khu di tích lịch sử đền Trần là một điểm đến lý tưởng đối
với những khách du lịch muốn tìm về chốn thanh tịnh, yên bình và không

gian tâm linh, tĩnh tại. Đến với khu di tích lịch sử đền Trần vào những ngày
không diễn ra lễ hội, ta có thể ung dung tự tại thưởng ngoạn cảnh sắc thiên
nhiên, ngắm nhìn kiệt tác kiến trúc của thời đại nhà Trần, cũng có thể trầm
mình vào không gian linh thiêng của đền, tưởng nhớ công lao các vị vua Trần.
Do vậy, sau những ngày lễ nhộn nhịp, ồn ào, khu di tích lịch sử đền Trần vẫn
thường xuyên đón tiếp các vị khách thập phương đến thắp hương, vãn cảnh.
1.2. Công tác tổ chức và quản lý ở khu di tích lịch sử đền Trần.
1.2.1. Lễ hội khai ấn đền Trần
1.2.1.1.Công tác chuẩn bị của ban tổ chức
Thời gian quản lý lễ hội diễn ra từ ngày măng 1 đến ngày 30 tháng
Giêng Âm lịch hàng năm. Thời gian tổ chức lễ hội diễn ra trong ba ngày từ
ngày 14 đến 16 tháng Một Âm lịch. Trong đó, lễ Khai ấn được tổ chức trang
trọng theo nghi thức truyền thống, diễn ra vào đêm 14 rạng sáng ngày 15
tháng Giêng. Các hoạt động bao gồm nghi thức rước kiệu ấn từ Đền Cố Trạch
thờ Đức Thánh Trần sang Đền Thiên Trường và tổ chức Lễ Khai ấn. Từ sáng
giờ ngày 15 tháng Một sẽ tổ chức phát ấn cho nhân dân và du khách thập
10
phương tại ba địa điểm là nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trăng Hoa và một
số địa điểm khu vực vườn cây hai bên hồ nước.
Toàn bộ hoạt động này sẽ do lực lượng Hội Cựu chiến binh, Hội người
cao tuổi phường Lộc Vượng đảm nhiệm. Trong ba ngày 14, 15 và 16 sẽ diễn
ra các hoạt động hội truyền thống gồm: múa Lân-Rồng-Sư tử, hát chèo, chầu
văn, thi đấu cờ, vị, vật bên ngoài cổng Ngũ Môn đền Trần. Để chuẩn bị cho
Lễ hội Khai ấn Đền Trần, Ban tổ chức đã thành lập bốn tiểu ban là An ninh,
Tuyên truyền, Nghi lễ, Hậu cần và phân công nhiệm vụ, giao trách nhiệm cụ
thể cho các đơn vị triển khai các biện pháp an ninh trật tự, vệ sinh môi trường,
an toàn giao thông; huy động các lực lượng công an, quân sự, dân quân tự vệ
làm nhiệm vụ trong thời gian trước, trong và sau lễ Khai ấn.
1.2.1.2.Các hoạt động đón tiếp khách
Lễ Khai ấn đền Trần được tổ chức trong 3 ngày (từ 14 đến 16 tháng

Giêng Âm lịch) và lễ phát ấn diễn ra đến hết ngày 20 tháng Giêng. Ngay từ
những ngày đầu năm đã có hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến lễ
mỗi ngày. Mặc dù ban tổ chức sớm được thành lập để công tác quản lý lễ hội
được tốt hơn, tuy nhiên cần thúc đẩy mạnh mọi khâu chuẩn bị như bãi đỗ xe,
vệ sinh an toàn thực phẩm, giá cả dịch vụ, đặc biệt là công tác phòng chống
cháy nổ trong lễ hội.
Cụ thể, Cùng với việc sẽ túc trực trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, đợi
Phòng cháy chữa cháy, Công an tỉnh Nam Định cử các tổ công tác đến Đền
Trần - Chùa Tháp kiểm tra, hướng dẫn về công tác phòng cháy chữa cháy.
Đền Trần được trang bị một máy bơm chữa cháy chuyên dụng, nhiều bình
chữa cháy và các dụng cụ chữa cháy đặt ở nhiều nơi dễ tìm, dễ lấy. Ngoài ra,
công tác quản lý việc dựng điện, thắp nhang và đốt vàng mã được siết chặt
hơn nhằm đảm bảo an toàn về phòng chống cháy nổ.
Bên cạnh đó là công tác chuẩn bị về an ninh trật tự, an toàn du khách.
Những mùa lễ hội thường xảy ra tình trạng như tăng giá vé trông giữ xe là
3.000 lên 10.000 đồng/lượt xe máy và 20.000 lên 30.000 đồng/lượt ô tô, phí
11
dịch vụ ăn uống cũng bị đẩy lên cao, nạn đổi tiền lẻ cũng gây lộn xộn mất trật
tự ngay ngoài cổng đền. Điều này gây phản cảm cho lễ hội và khu di tích, gây
bức xúc cho nhân dân và khách thập phương trẩy hội
ể giải quyết tốt những vướng mắc nêu trê , ban tổ chức tăng cường công
tác tuyên truyền đối với khách hành hương hạn chế tối đa việc đốt nhang, tuân
thủ theo đúng quy định của lễ hội và của nhà đền
Tại buổi họp báo trước khi diễn ra Lễ khai ấn đền Trần 2013, Phó viện
trưởng Viện Văn hóa dân gian, ông Dương Hồng Quang, người chủ trì đề án
Tổ chức lễ hội đền Trần, cho biết đến nay lễ hội đền Trần đã thoát khỏi 3
khủng hoảng là khủng hoảng về hình ảnh, khủng hoảng về giá trị và khủng
hoảng về trật tự lễ hội. Ông Quang khẳng định đang đi đúng hướng trả lại lễ
hội về cho cộng đồng trong công tác tổ chức lễ hội đền Trần, và có thể tin lễ
hội đền Trần sẽ dần tìm lại vị trí một lễ hội lớn của cả nước. Còn bà Cao Thị

Tính, Phó chủ tịch thường trực UBND TP.Nam Định, Trưởng ban Tổ chức lễ
hội đền Trần thì khẳng định rất chắc chắn về một lễ hội an toàn, trang nghiêm,
đậm tính truyền thống. Tuy nhiên, tạễ hộ i , nhất là đêm khai ấn, người ta sẽ
thấy sự thật không hoàn toàn đúng như những gì đã tuyên bố. Trong khi ban
tổ chứckhẳng đị nh chỉ cho 1.000 người được vào bên trong khuôn viên đền
để đảm bảo lễ rước, đúng ấn trang nghiêm, trật tự, nhưng vào thời điểm khai
ấn, trong sân đền Thiên Trường, Cố Trạch thường có tới gần v
người.
Đáng nói là nếu trả lễ hội về cho cộng đồng thì người dự khai ấn phải là
cộng đồng. Nhưng có mặt ở đêm khai ấn, số lượng cán bộ, quan chức chiếm
áp đảo. Điểm mặt thấy đủ lãnh đạo các ban ngành Namcủa tỉnh Định, rồi
quan chức T.Ư và các địa phương khác. Ngoài ra, hầu như thẻ cũng chỉ được
cấp cho thân nhân, người nhà cán bộ. Rất dễ nhận ra điều này vì trước lễ khai
ấn vài ngày, trong danh sách phát thẻ của UBND TP có đủ các ngành, địa
phương đến lấy thẻ, phân rõ đâu là của lãnh đạo, đâu là để ngoại giao. Mỗi
12
nNamgành của Định được cấp bình quân khoảng 10 thẻ. Chương trình khai
ấn cũng không thấy tính cộng đồng ở đâu mà vẫn đậm đặc trách nhiệm của
quan chức. Trừ nghi lễ rước ấn do cư dân Tức Mặc thực hiện và việc thủ
nhang đền Trần đúng ấn, mọi nghi thức khác như tế, lễ, đúng ấn, tuyên cáo…
đều do quan chức chính quyền
m nhiệm.
Nổi bật là cảnh ném tiền, tranh cướp đồ lễ diễn ra trong sân đền Thiên
Trường. Bỏ mặc sự tôn nghiêm, người dự lễ giẫm đạp lên nhau, đạp cả vào lư
hương để ném được tiền vào kiệu ấn hoặc giật được một món đồ trên mâm
lễ rồi quay sang hả hê khoe hay than thở, buồn bã vì tiền ném trúng hay
không trúng kiệu ấn. Sự kiện vỡ trận, người đi lễ phá rào xông vào khu vực
khai ấn trước sự bất lực của công an đêm 14 tháng giêng cũng là một minh
chứng rõ nét cho sự lộn xộn, mất trật tự của lễ hội đền Trần. Sự suồng sã với
thần linh thể hiện rõ khi trước ngày khai ấn, đếm sơ sơ đã đạt số lượng gần 50

hòm công đức được đặt khắp nơi trong di tích đền Trần. Chiều 14 tháng
giêng, nhà đền bày hai hàng bàn chạy dọc lối vào đền Thiên Trường, Cố
Trạch với các chồng phiếu ghi công đức được in sẵn các mức đúng từ 50.000
đồng trở ên. Rồi n hân viên phục vụ nhà đền bán ấn trấn trạch, lệnh bài và cả
thẻ cầu may cho xe ô tô để thu thê
1.2.1.3.kinh phí
Tổ chứ
lễ hội
Đêm 14 tháng Giêng tại đền Thiên Trường, khu di tích lịch sử, văn hóa
Đền Trần - cha Tháp, p hường Lộc Vượng (TP Nam Định) diễn ra Lễ Khai ấn
Xuân Quý Tỵ. Dự Lễ Khai ấn có Đại tướng Trần Đại Quang, Uỷ viên Bộ
Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an; các đồng chí Ủy viên BCH Trung ương
Đảng: Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ; Phạm Hồng Hà, Bí
thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội của
tỉnh; Nguyễn Khắc Hưng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn
13
Tuấn, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo một số bộ, ban,
ngành của Trung ương; các đồng chí trong Ban TVTU; lãnh đạo các sở, ban,
ngành của tỉnh; lãnh đạo Thành uỷ, HĐND, UBND Thành phố Nam Định
cùng đông đảo nhân dân trong tỉnh và du khách thập phương. Trước khi lễ hội
đền Trần diễn ra, ban tổ chức khẳng định sẽ trả lại lễ hội cho cộng đồng,
nhưng đáng tiếc, trong số 1.000 người được cấp thẻ vào đền trong giờ thiêng,
quan chức (và người nhà) chính quyền địa phương chi
áp đảo.
Dòng người chen lấn, xô đẩy nhau mục đích để vào được trong cung
cấm thắp hương cầu khấn cho kịp khung giờ thiêng khiến lực lượng an ninh
rất vất vả để điều tiết.Trong đám đông,tiếng la hét thậm chí chửi nhau không
tiếc lời, thêm vào đó là chèn ép, chen lấn đến ngạt thở. Không còn những sự
nhã nhặn, thong dong khi đi lễ ban đầu nữa mà thay vào đó là sự tranh đấu
không thương tiếc chỉ vì để được vào lầm rầm khấn vái bên trong. Trên ban

vái vọng được đặt phía ngoài cung cấm, người người chen lấn xô đẩy nhau
lên thắp hương, cầm vào thanh kiếm thần– tượng trưng cho uy linh của Đức
Thánh Trần, rồi xoa tiền lên cây kiếm đến mức làm gãy luôn thanh kiếm đang
cắm trong bát hương. Điều này là một phần tối kỵ nơi chốn linh thiêng. Thậm
chí có vị khách nam giới,cũng trạc ngoài 30 tuổi tỏ ra hả hê sau khi tranh
đấu,sau khi bình thản khấn vái xong liền rút ngay máy ảnh tự chụp hình ngay
trước ban thờ bất chấp những ánh mắt ngạc nhiên và thiếu thiện cảm xung
quanh. Trong khi đó, những người của ban quản lý cứ thản nhiên nhặt tiền
giọt dầu mà khách dâng lễ để bỏ vào thùng công đức rồi mang đi mà không
mảy may nhắc nhở về những hành động lộn xộn trước ban thờ Đức Trần
Triều, đồng thời phía ngoài sân, hệ thống loa phát thanh của ban quản lý liên
tục nhắc nhở “ Quý khách sửa soạn trang phục thành kính, trang nghiêm trước
hi vào hành lễ ”. Phải được tận mắt chứng kiến những cảnh ấy mới có thể cảm
nhận hết được những hỗn loạn, thiếu sự trang nghiêm và tôn kính tối thiểu
14
nhất khi hành lễ tại đền,chùa. Một bộ phận thanh niên mới lớn, chưa có sự
nhận thức đầy đủ về tác phong hành lễ thì ra vẻ phấn khích và có những hành
động cổ súy cho những “ trị lố” trên kia. Sau giây phút ngạt thở,đám đông
cũng dần giải tán, người thì về nhà người thì tìm cho mình chỗ trú ngụ qua
đêm để chờ đến sớm mai xin Ấn. Ai cũng thấm mệt nên dù là nằm trên ghế
đá lạnh cóng hay thậm chí là hành lang cửa ra vào cung phát ấn cho đến phía
bên trong cung cấm cũng đều là quý giá. Phía bên ngoài cửa đền rác la
liệt,khung cảh
ht tan hoang.
N gày 15/1 âm lịch, mặc dù ban tổ chức thông báo là 7h mới chính thức
phát ấn nhưng hàng nghìn người đã khởi động từ lúc sớm tại hai nhà Giải Vũ
của đền Thiên Trường và nhà trưng bày bên đền Trăng Hoa để lấy ấn với
mong ước cầu lộc, cầu may. Cảnh tượng hãi hùng lại xảy ra khiến nhiều du
khách hoảng sợ. Một số người do không kiên nhẫn chờ xếp hàng nên đã xô
đẩy, giẫm đạp lên nhau, thậm chí leo thẳng lên các mái đền, đứng lên các lan

can để nhận ấn. Từ những người già cho đến những phụ nữ bình thường “
chân yếu tay mềm” là thế mà nay cũng nóng lòng leo lên cao để nhận ấn cho
nhanh. Phải mất gần một giờ đồng hồ lực lượng an ninh mới chấn chỉnh được
tình hình, yêu cầu mọi người kiên nhẫn xếp hàng, tuy nhiên quy trình vẫn
diễn ra theo kiểu mua bán hơn là ban phát ấn lộc, hầu hết là ai đưa tiền mới
được phát ấn với mức tiền dao động t
15-50.000 đồng.
Năm 2013, mặc dù UBND tỉnh Nam Định triển khai phương án an ninh
rất chặt chẽ,lực lượng công an, cảnh sát cơ động cũng đã vào cuộc rất tích
cực để đảm bảo an toàn cho khu vực trong và ngoài lễ hội, nhưng xem ra
cũng vẫn “chưa lại” với ý thức của người dân khi tham gia. Theo như ông Vũ
Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ VH-TT&DL thì “lễ hội năm nay có sự
chuyển biến tích cực, đặc biệt là nhận thức của chính quyền địa phương nơi
15
diễn ra lễ hội. Dĩ nhiên, sạn lễ hội vẫn còn nhiều như rải tiền lẻ, nhét tiền vào
lư hương, tượng Phật Nhưng để thay đổi tình trạng này chắc phải cần đến
một cuộc cách mạn
1.2.1.4. về ý thức người dân”
Công tác bảo vệ và giải quyết sự cố trong quá tr
nh diễn ra lễ hội
Những ai đã từng tham dự Lễ hội khai Ấn đền Trần những năm trước
đây hẳn chưa quân những hình ảnh lộn xộn, mất an ninh trật tự tại lễ hội này,
đặc biệt là trong đêm diễn ra nghi lễ khai Ấn. Vậy nhưng, theo cảm nhận của
báo chí, nhất là của nhiều du khách, trong đêm khai Ấn những năm gần đây
tình trạng lộn xộn, mất an ninh trật tự trên cơ bản đã được khắc phục. "Điểm
cộng” này có được trước hết nhờ việc Ban tổ chức đã chủ động, nỗ lực hơn
rất nhiều trong công tác đảm bảo an ninh trật tự. Đặc biệt những thay đổi
trong công tác tổ chức đã mang lại những hiệu ứng tích cực. Cụ thể, thay
bằng việc phát Ấn ngay trong đêm khai Ấn và ngay sau khi nghi lễ này được
thực hiện như những năm trước đây, Ban tổ chức đã cho lùi việc phát Ấn đến

7 giờ sáng hôm sau, qua đó hạn chế đáng kể cùng lúc có quá đông người
trong khuôn viên đền Thiên Trường - nơi diễn ra nghi lễ khai Ấn vốn không
phải quá rộng… Tại thời điểm din ra nghi lễ khai Ấn tr ng sân đền Thiên
Trường , số lượng người có mặt trên thực tế đã đượchạn chế đáng kể. Theo đ
ú, chỉ những người có thẻ hồng kèm theo giấy mời (bắt buộc) của Ban Tổ
chức mới được vào. Không những thế, trên đoạn đường dài khoảng ơn 1km từ
Quốc lộ 10 và o đến cổng đền, những người có đủ thẻ và giấy mời còn phải
trải qua 4 vòng kiểm soát của lực lượng an ninh xem có đủ không mới được
vào. Bantổ chức như đã lường tr ước việc giấy mời có thể sẽ bị quay vòng,
mục tiêu hạn chế lượng người có mặt nên khi khách mời qua cửa đền Trần,
1000 giấy mời được phát ra (con số do Ban tổ chức công bố) đều bị hủy bỏ.
Sự kiểm soát có thể nói rất chặt chẽ nhằm hạn chế lượng người này dẫu có
khiến nhiều người bất bình, dẫu có khiến không nhiều người dân, kể cả người
16
dân địa phương (chủ thể của lễ hội) được chứng kiến vào giờ Tý -thời khắc
được cho là thi êng liêng, khi đất trời giao hòa - nghi lễ khai Ấn được tiến
hành bởi những lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước. Nhưng, theo điều
tra xã hộ của phóng viên, nhiều ý kiến cho rằng đó là việc làm cần thiết để
đảm bảo an ninh trật tự trong một sự kiện có quá đông người như lễ hội khai
Ấn đền Trần. Nếu chẳng may xảy ra sự cố dẫm đạp, chết người sẽ chẳng có
sự đông vui,
1.2.2. ộ nhịp nào bù đắp được.
C ông táctổ chức và quản lý c ác h
1.2.2.1.̣t động ngoai lễ hội
Hoạt động t rùng tu, t
tạo, bảo vệ di tích
Đền thờ Trần Hưng Đạo được xây dựng từ năm 1958, trải qua thời gian,
nhiều hạng mục của đền đã xuống cấp trầm trọng. Thực hiện chủ trương của
UBND quận 1 về việc tăng cường quản lý và khuyến khích các cơ sở đền,
đình, trùng tui tích, từ đầu năm 2012 , Ban quản trị đền đã tiến hành thực hiện

trùng tu các hạng mục: Làm mới đẹp lại chính điện; trang trí, thiết kế nội thất
phòng trưng bày truyền thống thời Trần và công lao của Hưng Đạo Đại
Vương Trần Quốc Tuấn; xây dựng lại khu vực nhà bếp, nhà kho, lò hóa sớ và
sửa chữa nhà vệ sinh…với tổng giá trị hơn 2 tỷ đồng t
tiền công đức đóng góp.
Đền Trần đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia, việc chăm
sóc, gìn giữ còn được quan tâm bởi các ban ngành chức năn như Sở Văn hóa
Thể th ao và Du lịch tỉnh Nam Định, các cơ quan cấp Trung ương thường
xuyên giám sát các công tác
1.2.2.2.ổ chức quả lý này.
Hoạt động t
́p đón khách tham quan
Trong dịp lễ hội, đền Trần được bảo vệ và chăm sóc bởi rất nhiều các tổ,
17
ban… do lượng khách thập phương đến rất đông đảo. Sau dịp lễ, khi khách
đến thăm đền thưa dần, chỉ còn khách du lịch tham quan, vãn cảnh… công
việc vệ sinh, chăm sóc đền trở nên nhẹ nhàng hơn. Nhưng ở đây luôn có một
ban quản lý hoạt động thường xuyên, túc trực. Ban quản lý này tổ chức vệ
sinh, bảo vệ, sửa sang khu di tích. Tuy nhiên, do diện tích khuôn viên khu di
tích khá rộng, lực lượng quản lý đần còn thiếu, tình hình vệ sinh vẫn chưa
được đảm bảo. Vẫn còn trường hợp rác thải không kịp xử
1.2.2.3.́, làm mất ảnh quan.
Hoạt đô
g q uảng bá hình ảnh
Nhắc đến Khu di tích lịch sử đền Trần, người ta không còn cảm thấy lạ
lẫm nữa. Đền Trần được biết đến như một điểm tới đáng quan tâm khi tổ chức
các cuộc du xuân, lễ tất. Nhưng hình ảnh đền Trần lại không mấy đặc sắc
ngoài những dịp lễ hội. Việc biến lễ hội Khai ấn trở thành lễ hội tầm cỡ quốc
gia cho thấy khả năng quảng bá hình ảnh, thương hiệu của du lịch văn hóa
tỉnh Nam Định, nhất là Khu di tích lịch sử đền Trần rất đáng chú ý. Nhưng sự

quảng bá này vẫn còn chưa cân đối. Khách du lịch chỉ đến tham quan vào dịp
lễ, sau lễ hội,
ần Trần khá vắng vẻ.
Nhưng tuy được biết đến khá nhiều qua lễ hội Khai ấn, ấn tượng của
khách du lịch về khu di tích đền Trần cũng như lễ hội nơi đây chỉ là sự đông
đúc quá đáng, những tệ nạn vẫn còn tồn tại, những hình ảnh không hề đẹp mắt
trong quá trình diễn ra lễ hội. Đó là những hình ảnh khó thu hút đối với
khách du lịch. Ngoài yếu tố tâm linh, lễ hội Khai ấn đền Trần không mang lại
nhiều ý nghĩa lịch s
như bản chất của nó.
Bên cạnh đó, lễ Khai ấn đền Trần còn bị coi là một sự xuyên tạc lịch sử,
bởi ý nghĩa của khai ấn đã không còn mang giá trị ban đầu. Từ một hoạt động
18
của triều đình dưới thời Trần, đã trở thành một đại lễ cầu an đối với không ít
người hiện tại. Câu chuyện về ấn đền Trần vẫn đang là một dấu hỏi đối với
các nhà nghiên cứu lịch sử cũng như các nhà làm du lịch. Quảng bá hình ảnh
du lịch là một việc làm thiết thực, nhưng quảng bá sao cho đúng, cho chuẩn,
la
19
̀ điều đáng quan tâm.
CHƯƠNG II: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC TỔ CHỨC VÀ QUẢ
KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỀN TRẦN
1. Căn cứ đề xuất giải pháp
2.1.1. Định hNamướng
át triển du lịch tỉnh Định
Cùng sự nghiệp đổi mới của đất nước hơn 20 năm qua, ngành Du lịch đã
có nhiều tiến bộ và đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Những chỉ tiêu
về khách, thu nhập, tỷ trọng GDP và việc làm đã khẳng định vai trò của ngành
Du lịch trong nền kinh tế quốc dân. Không thể phủ nhận, ngành Du lịch đã

góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, đảm bảo
an sinh xã hội, bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá, bảo vệ môi trường và giữ
vững an ninh, quốc phòng. Bên cạnh những thành tựu đó, ngành Du lịch còn
bộc lộ những hạn chế và bất cập nhất định; nhiều khó khăn, trở ngại vẫn chưa
được giải quyết thoả đáng; chưa có bước phát triển đột phá để khẳng định
thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn; hiệu quả tăng trưởng chưa tương xứng với
tiềm năng và lợi thế của đất nước; phát triển nhưng vẫn ẩn chứa
iều yếu tố thiếu bền vững.
Xu hướng hội nhập, hợp tác, cạnh tranh toàn cầu, giao lưu mở rộng và
tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ trong nền kinh tế tri thức trên thế
giới và khu vực đã và đang tạo những cơ hội đồng thời cũng là thách thức đối
với phát triển du lịch Việt Nam. Trước bối cảnh và xu hướng đó, định hướng
phát triển Du lịch Việt Nam phải đáp ứng được những yêu cầu mới của thời
20
đại về tính chuyên nghiệp, tính hiện đại, hội nhập và hiệu quả đồng thời bảo
tồn và phát huy bản sắc dân tộc, yếu tố truyền thống để phát triển bền vững,
tương xứng với tiềm năng, lợi thế của đất nước và đáp
g yêu cầu cạnh tranh quốc tế.
Đánh giá của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch (ITDR) về những
thành công và hạn chế trong phát triển du lịch thời gian qua có thể rút ra bài
học kinh nghiệm định hướng cho giai đoạn tới là: thứ nhất, lấy hiệu quả về
kinh tế, văn hóa, xã hội và môi trường là mục tiêu phát triển tổng thể; thứ hai,
chất lượng sản phẩm và thương hiệu là yếu tố quyết định; thứ ba, doanh
nghiệp là động lực chính của quá trình phát triển và thứ tư, phân cấp
liên kết là trọng tâm quản lý.
Trong giai đoạn tới, Du lịch Việt Nam tiếp tục duy trì quan điểm phát
triển bền vững với mục tiêu phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn và đưa Việt Nam trở thành điểm đến hấp dẫn và có đẳng cấp trong
khu vực. Để đạt mục tiêu đó, ngành Du lịch cần đặt trọng tâm vào phát triển
du lịch có chất lượng, có thương hiệu, có tính chuyên nghiệp và hiện đại trên

cơ sở khai thác tối ưu nguồn lực và lợi thế quốc gia, phát huy tính liên ngành,
liên vùng và xã hội hóa và vai trò đ
ng lực của các doanh nghiệp.
Đối với phát triển sản phẩm và định hướng thị trường cần tập trung xây
dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng và chất lượng cao trên cơ sở phát
huy giá trị tài nguyên du lịch độc đáo, có thế mạnh nổi trội. Ưu tiên phát triển
du lịch biển; phát triển du lịch văn hóa làm nền tảng, phát triển du lịch sinh
thái, du lịch xanh, du lịch có trách nhiệm; liên kết phát triển sản phẩm khu
vực g
Namn với các hành lang kinh tế.
21
Định là tỉnh duyên hải ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, có diện tích
165.145,72 ha, dân số 1.830.0Nam23 người (Niên giám thống kê tỉnh Định
năm 2010). Phía đông nam tỉnh Nam Định là biển Đông, phía đông giáp tỉnh
Thái Bình, phía tây giáp tỉnh NnhBình, phía bắc giáp tỉnh Hà Na m. Với khả
năng tiếp cận thuận lợi với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh trong khu vực nhờ hệ
thống giao thông đường bộ, đường sắt tương đối phát triển, Nam Định có
những lợi thế nhấtđnh để phát triển ngành du lịch. Nam Nguồn tài nguyên
thiên nhiên của Định khá phong phú. Nam Định có bờ biển dài 72 km từ cửa
Ba Lạt đến cửa Đáy, một số nơi có bãi cát thoải mịn thích hợp với phát triển
du lịch nghỉ dưỡng biển. Nằm trong vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng,
Nam Định có bề dày văn hóa truyền thống, với văn hóa phi vật thể phong phú
như hát chèo, hát văn, rối nước và lễ hội cổ truyền (lễ hội Phủ Dầy, hội chợ
Viềng, lễ Khai ấn tại đền Thiên Trường ). Truyền thống lịch sử vàNam văn
hóa đã ghi dấu trên vùng đất Định nhiều di tích nổi tiếng như: Khu di tích
lịch sử- văn hóa Trần, chùa Cổ Lễ, chùa Keo Hành Thiện, quần thể di tích
lịch sử- văn hoá Phủ Dầy Đây chính là những tài nguyên du lịch nhân văn
hấp dẫn khách du lịch. Với xu thế mở cửa, hồ nhập kinh tế thế giới của đất
nước, với những lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân
văn, Nam Định đã và sẽ có những điều kiện, cơ hội thuận lợi để phát triển

ngành du lịch và dịch vụ. Quy hoạch Namtổng thể phát triển du lịch tỉnh
Định đến năm 2010 (xây dựng năm 2003) được thực Namhiện trong bối cảnh
du lịch Việt và thế giới có nhiều thay đổi. Trên thế giới, dòng khách du lịc đã
và đang tập trung ào khu vự c Đông Á - Thái Bình D ương, đặc biệt là khu
vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ở trong nước, du lịch đã và đang
tiếp tục phát triển mạnh, đóng vai trị ngày càng quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân. Quy hoạch đã có những định hướng quan trọng về phát triển du
lịch tỉnh thời gian qua. Cùng với tiến trình phát triển trên đây của du lịch cả
nước, du lịch tỉnh Nam Định đã đạt được những thành tựu đáng kể, có những
22
đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và đối với sự
phát triển du lịch chung của cả nước. Du lịch Nam Định đang từng bước trở
thành một trong những trọng điểm phát triển du lịch của các tỉnh đồng bằng
sông Hồng. Tuy nhiên, đến nay, thời gian thực hiện quy hoạch đã hết, bối
cảnh quốc tế và trong nước đã xuất hiện nhiều yếu tố mới ảnh hưởng đến việc
phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh trong đó có du lịch. Đặc biệt những năm
gần đây, tình hình trên thế giới có nhiều biến động phức tạp như thiên tai,
dịch bệnh, nạn khủng bố xảy ra ở nhiều nơi. Những vấn đề như biến đổi khí
hậu, tình hình tranh chấp chủ quyền trên biển Đông, khủng hoảng tài chính
toàn cầu đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đếNamn sự phát triển của du
lịchNam Việt nói chung và du lịch tỉnh Định nói riêng. Tỉnh Nam Định cùng
chung định hướng với cả nước, với mục tiêu phát triển du lịch bền vững, bên
cạnh phát triển du lịch biển, đồng thời quan tâm phát triển du lịch văn hóa,
dựa trên tiềm
ăng văn hóa giàu có nơi đây.
2.1.2. Nguyện vọng của các cơ quan tổ chức, quản lý và người dân địa
Namhương cũng như khách du lịch
Định là m
• nh có bề d
lịch sửNam:

Thời tiền sử
Trên đất Định, dấu tích con người ở thời kỳ này còn lưu lại ở các dãy
núi thuộc huyện Vụ Bản và huyện Ý Yên nằm về phía tây bắc của tỉnh. Tại
đây đã tìm thấy những chiếc rìu đá có vai mài lưỡi, các hòn nghè, chày đá và
bàn nghiền. Đó là những dấu tích của những cư dân thuộc thời kỳ đồ đá mới
23

×