Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

đánh giá nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi tại khoa điều trị tự nguyện a – bệnh viện nhi trung ương năm 2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (472.88 KB, 70 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


ĐỖ THANH TÙNG
ĐÁNH GIÁ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA GIA ĐÌNH
BỆNH NHI TẠI KHOA ĐIỀU TRỊ TỰ NGUYỆN A
BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2014
Chuyên ngành: Quản lý bệnh viện
Mã số: 60720701
ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
1. TS. Đặng Đức Nhu
2. GS.TS. Trương Việt Dũng
HÀ NỘI – 2014
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHYT Bảo hiểm y tế
BN Bệnh nhi
BV Bệnh viện
BV Nhi TW Bệnh viện Nhi Trung ương
BYT Bộ Y tế
CI Khoảng tin cậy (Confident Interval)
ĐTTNA Điều trị tự nguyện A
ĐTNC Đối tượng nghiên cứu
DVCSSK Dịch vụ chăm sóc sức khoẻ
DVKCB Dịch vụ khám chữa bệnh
DVYT Dịch vụ Y tế
GĐBN Gia đình bệnh nhi
GS Giáo sư
KCB Khám chữa bệnh
KCBTN Khám chữa bệnh tự nguyện


KNCT Khả năng chi trả
OR Tỷ suất chênh (Odd Ratio)
SD Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)
TB Trung bình
WHO Tổ chức y tế thế giới
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1.1.Khái quát về nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện và tình hình bệnh tật ở
trẻ em 3
1.1.1. khái quát về nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện 3
1.2.Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ KCB. 4
1.3. Một số mô hình và hoạt động khám chữa bệnh tự nguyện nhằm đáp
ứng nhu cầu KCB của nhân đân 6
1.3.1.Một số mô hình KCB theo yêu cầu 6
1.3.2.Vận hành của hoạt động KCB ngoài giờ và theo yêu cầu 7
1.4. Tình hình một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam 9
1.4.1. Trên thế giới 9
1.4.2. Ở Việt Nam 11
1.5. Thông tin về Bệnh viện Nhi Trung ương 17
1.5.1. Thông tin chung về bệnh viện 17
1.5.2. Nhiệm vụ cụ thể và tầm nhìn 2020 của Bệnh viện Nhi Trung ương 20
1.5.3. Giới thiệu về khoa điều trị tự nguyện A - BV Nhi TW: 21
1.5.3.3. Định hướng phát triển của khoa khám bệnh tự nguyện A 24
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 26
2.1.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 26
2.2.Thiết kế nghiên cứu 26
2.3.Đối tượng nghiên cứu 26
2.3.1.Tiêu chuẩn lựa chọn: 26
2.3.2.Tiêu chuẩn loại trừ: 26

2.4.Cỡ mẫu và cách chọn mẫu 27
2.5.Biến số và chỉ số 28
2.6.Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu 29
2.7.Quy trình thu thập số liệu 30
2.8.Sai số và cách khống chế sai số 30
2.9.Quản lý, xử lý và phân tích số liệu 30
2.10.Vấn đề đạo đức nghiên cứu 31
CHƯƠNG 3: DỰ KIẾN KẾT QỦA NGHIÊN CỨU 32
3.1.Đặc điểm của đối tượng nghiển cứu 32
3.2.Sự hài lòng và nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của gia đình bệnh
nhi 37
3.2.2. Mức độ nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện của gia đình bệnh nhi 42
3.3.Mối liên quan giữa một số đặc điểm của gia đình BN đến nhu cầu khám
chữa bệnh tại Khoa ĐTTNA 47
DỰ KIẾN KẾT LUẬN 53
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHIÊN CỨU 55
KẾ HOẠCH KINH PHÍ CHO NGHIÊN CỨU 57
TÀI LIỆU THAM KHẢO 59
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1: Thông tin về đối tượng nghiên cứu 32
Bảng 3.5: Lý do đối tượng nghiên cứu lựa chọn khoa ĐTTNA 37
Bảng 3.6: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về Cơ sở vật chất, trang thiết bị của
khoa ĐTTNA 37
Bảng 3.7: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về vệ sinh, an ninh của khoa ĐTTNA
37
Bảng 3.8: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về trình độ chuyên môn của nhân
viên y tế khoa ĐTTNA 38
Bảng 3.9: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về tinh thần và thái độ phục vụ của
nhân viên y tế khoa ĐTTNA 39
Bảng 3.10: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về thời gian chờ đợi khám bệnh và

xét nghiệm 39
Bảng 3.11: Sự hài lòng của đối tượng nghiên cứu về sự thuận tiện nơi đỗ xe máy, ô tô
39
Bảng 3.12: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thủ tục khám bệnh 40
Bảng 3.13: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thủ tục nhập viện 41
Bảng 3.14: Đánh giá của đối tượng nghiên cứu về thủ tục thanh toán bảo hiểm y tế 41
Bảng 3.13: Điểm mức độ ưu tiên triển khai các dịch vụ KCB theo yêu cầu 42
Bảng 3.14: Điểm mức độ nhu cầu của gia đình BN về KCBTN 44
Bảng 3.15: Điểm mức độ khả năng chi trả của gia đình BN về dịch vụ KCBTN 46
Bảng 3.16: Mối liên quan giữa quan hệ với nhu cầu KCBTN 47
Bảng 3.20: Khu vực địa lý liên quan đến nhu cầu KCBTN 48
Bảng 3.21: Trình độ học vấn liên quan đến nhu cầu KCBTN 48
Bảng 3.22 Nghề nghiệp liên quan đến nhu cầu KCBTN 48
Bảng 3.23: Nhóm tuổi của gia đình bệnh nhi liên quan đến nhu cầu KCBTN 49
Bảng 3.24: Nhóm tuổi của bệnh nhi liên quan đến nhu cầu KCBTN 49
Bảng 3.26: Tình trạng sức khỏe của trẻ và sử dụng thẻ BHYT liên quan đến nhu cầu
KCBTN 50
Bảng 3.27: Mức thu nhập bình quân liên quan đến nhu cầu KCBTN 51
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
“Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo
đảm nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là một trong
những chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước” . Vì vậy nhu cầu
được chăm sóc sức khỏe đã có từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt là các nước
phát triển. theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hoa Kỳ đã dành 8,608$ bình
quân đầu người cho chăm sóc sức khỏe và chiếm tới 17,2% tổng sản phẩm
quốc gia . Ở Việt Nam từ sau khi đất nước giành được độc lập ngành Y tế
cũng như nền kinh tế của đất nước ngày càng nâng cao. Kéo theo đó là nhu
cầu được chăm sóc sức khỏe, được khám và điều trị bệnh của bệnh nhi cũng

như của nhân dân ngày càng cao. Đối với trẻ em có những đặc điểm sinh lý
riêng và tính chất bệnh tật cũng rất đặc biệt bởi lẽ trẻ em không phải là người
lớn thu nhỏ do vậy cần có những kế hoạch chăm sóc sức khỏe ngay từ thủa
ban đầu. Trước những tình hình đó Chính phủ đã đặt ra mục tiêu về qui
hoạch, phát triển mạng lưới KCB và tầm nhìn năm 2020: “Xây dựng và phát
triển mạng lưới khám, chữa bệnh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế ngang tầm các nước tiên
tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân hướng
tới mục tiêu công bằng, hiệu quả và phát triển” .
Nhưng thực tế trong những năm gần đây hiện tượng quá tải bệnh viện,
tình trạng vượt tuyến xảy ra hằng ngày, các cơ sở y tế tuyến dưới không đáp
ứng được nhu cầu của gia đình bệnh nhân. Quá tải tại các bệnh viện cũng ảnh
hưởng tới chất lượng KCB và thái độ phục vụ người bệnh. Theo số liệu thống
kê của cục quản lý KCB - BYT tính đến hết năm 2011, tình trạng quá tải các
BV tuyến TW lên đến 364% tập trung ở các chuyên khoa sâu như bệnh viện
K, bệnh viện phụ sản TW, bệnh viện nội tiết, bệnh viện nhi đồng I, nhi đồng
2
II. Tại bệnh viện Nhi Trung ương tình trạng quá tải cũng đang xẩy ra hàng
ngày với tỉ lệ quá tải lên đến 200% .
Mặc dù bệnh viện Nhi Trung ương đã có những giải pháp, những bước đi
cụ thể để cải thiện tình trạng này như triển khai một số dịch vụ khám chữa
bệnh (KCB) theo yêu cầu ở các khoa khám bệnh A, B, C, tuy nhiên tình trạng
quá tải vẫn chưa được cải thiện nhiều, đặc biệt là ở khoa điều trị tự nguyện A
với sự đầu tư về cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị hiện đại nhưng vẫn
không đáp ứng hết nhu cầu của gia đình bệnh nhi (GĐBN) khi mà tình trạng
chờ đợi để được khám và xét nghiệm vẫn còn lâu, diễn ra thường xuyên.
Nhằm tham mưu cho Ban lãnh đạo và quản lý của bệnh viện Nhi Trung
ương trong việc lập kế hoạch và triển khai cung cấp các loại hình dịch vụ để
giảm tình trạng quá tải cũng như đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám và điều trị
của GĐBN, chúng tôi tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá nhu cầu khám chữa

bệnh của gia đình bệnh nhi tại Khoa điều trị tự nguyện A – Bệnh viện
Nhi Trung ương năm 2014” với hai mục tiêu sau:
1. Mô tả nhu cầu khám chữa bệnh của gia đình bệnh nhi đến khám bệnh
tại khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2014.
2. Phân tích một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của
gia đình bệnh nhi đến khám bệnh tại khoa điều trị tự nguyện A - Bệnh
viện Nhi Trung ương năm 2014.
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Khái quát về nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện và tình hình bệnh
tật ở trẻ em.
1.1.1. khái quát về nhu cầu khám chữa bệnh tự nguyện
Nhu cầu KCB tự nguyện là sự đòi hỏi, sự lựa chọn của bệnh nhân và
gia đình bệnh nhân đối với các dịch vụ y tế vào mục đích chăm sóc sức khỏe
hoặc khám chữa bệnh cho bản thân hay người nhà một cách tự nguyện, phù
hợp với điều kiện của họ. Họ sẵn sàng chi trả mức phí sử dụng các dịch vụ y
tế cho nhà cung cấp ( bệnh viện, cơ sở y tế tư nhân, các phòng khám theo yêu
cầu…). Ngược lại các nhà cung cấp dịch vụ y tế cần đầu tư cơ sở hạ tầng,
trang bị máy móc, ứng dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại để đáp ứng nhu cầu đó.
Nó phản ánh nhu cầu KCB gắn liền với sự phát triển kinh tế và trình độ phát
triển của xã hội về mọi mặt, Khi ngành Y tế phát triển thì nhu cầu KCB của
nhân dân sẽ càng cao và rất đa dạng.
1.1.2. Đặc điểm về bệnh tật ở trẻ em
Trẻ em vốn không phải là cơ thể của người lớn thu nhỏ, quá trình phát
triển của trẻ rất dặc biệt do vậy tình trạng mắc bệnh ở trẻ cũng đặc biệt. Ở lứa
tuổi từ sơ sinh đến dưới 6 tuổi mức độ ốm đau bệnh tật, các bệnh viêm nhiễm,
suy dinh dưỡng, lây lan do dịch bệnh… càng cao. Theo tổ chức Y tế thế giới
(WHO) và Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) công bố báo cáo cho biết
số trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong trên toàn thế giới đã giảm từ trên 12 triệu trẻ
năm 1990 xuống còn 7,6 triệu trẻ vào năm 2010. Theo WHO các nguyên nhân

chủ yếu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi là do viêm phổi, tiêu chảy, sốt rét
và các bệnh lý chu sinh. 1/3 số tử vong ở trẻ có liên quan đến vấn đề dinh
4
dưỡng. Tỷ lệ tử vong của trẻ ở các nước có thu nhập thấp cao gấp 18 lần ở các
nước có mức thu nhập cao [32].
Theo đánh giá của UNICEF 2011 hàng năm ở Việt Nam có tới 31.000
trẻ em dưới 5 tuổi tử vong, trong đó ước tính khoảng 16.000 là trẻ sơ sinh.
Các nguyên nhân chính gây tử vong ở trẻ em Việt Nam là bệnh lý chu sinh và
thai nhi, tai nạn, ngộ độc, các bệnh tim mạch, bệnh về hô hấp, tiêu hóa, ung
thư. Mô hình bệnh tật ở nước ta chủ yếu là mô hình bệnh tật của các nước
đang phát triển, đúng đầu là các bệnh nhiễm khuẩn và suy dinh dưỡng. Song
hiện nay do sự phát triển kinh tế xã hội, quá trình đô thị hóa tăng nhanh các
bệnh nhiễm khuẩn có xu hướng giảm đi, một số tai nạn thương tích, bệnh
trầm cảm, tim mạch, ung thư, dị ứng và dị tật bẩm sinh có chiều hướng tăng
cao ở trẻ [30],[31]. Chính vì vậy nhu cầu KCB của gia đình bệnh nhi cũng
ngày một tăng cao.
1.2. Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến dịch vụ KCB.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều tài liệu pháp lý được ban
hành nhằm củng cố việc cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh.
Luật Khám bệnh, chữa bệnh (Luật số 40/2009/QH12) đã được Quốc hội
khoá XII, kỳ họp thứ VI thông qua ngày 23 tháng 11 năm 2009. Luật
ngày gồm 9 chương và 91 điều. Đây là đạo luật đầu tiên về khám bệnh, chữa
bệnh bảo đảm, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người bệnh, nâng cao
chất lượng khám bệnh, chữa bệnh, giảm phiền hà cho người bệnh, xác định
nền tảng cho sự phát triển y học thực chứng vì quyền lợi của người bệnh, và
là cơ sở pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa người bệnh với người hành nghề
và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Luật thể chế hoá quan điểm của Đảng và Nhà
nước về Khám bệnh, chữa bệnh, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho hoạt
động khám bệnh, chữa bệnh trong giai đoạn đổi mới hệ thống y tế hiện nay,
5

góp phần tích cực vào việc thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Theo điều 67 của Luật Khám bệnh, khuyến
khích các cơ sở khám chữa bệnh tổ chức khám chữa bệnh 24/ngày. Ngoài ra
tại chương II qui định rõ về: “Quyền và nghĩa vụ của người bệnh”. Gồm 10
điều ( từ điều 7 đến điều 16) chia làm 2 mục:
- Mục 1: Quyền của người bệnh được qui định từ điều 7 đến điều 13 về
quyền được khám bệnh chữa bệnh có chất lượng phù hợp vói điều kiện
thực tế, quyền được lựa chọn trong KCB…
- Mục 2: Nghĩa vụ của người bệnh từ điều 14 đến điều 16 trong đó có các
qui định về nghĩa vụ chi trả chi phí KCB .
Nghị định 10/2002/NĐ-CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP: Tự chủ trong
hoạt động và tài chính của các cơ sở y tế công được quy định trước tiên trong
Nghị định 10. Với việc áp dụng Nghị định 10, quá trình phân quyền đã được
thúc đẩy và bệnh viện được giao trách nhiệm lớn hơn trong việc đưa ra quyết
định của mình. Trong khi đó, Chính phủ vẫn mở rộng phạm vi các hoạt động
tự chủ với việc điều chỉnh lại Nghị định 10 bằng Nghị định 43. Đây là những
văn bản pháp luật cho phép tạo cơ chế mới cho phép khai thác nguồn lực của
xã hội cho công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế công lập. Cùng với việc
sửa đổi này, các bệnh viện có quyền tự chủ nhiều hơn trong vấn đề nhân sự
(cán bộ hợp đồng, đào tạo cán bộ, thành lập hay chấm dứt cơ sở cung cấp dịch
vụ), lập ngân sách (do đó ngân sách cố định được cấp bởi chính phủ và ngân
sách còn lại được đảm bảo bởi bệnh viện), quyết định cung cấp loại hình dịch
vụ gì và quản lý dịch vụ như thế nào (tăng lương và thưởng, quy chế thu và
chi) Nghị định 10/43 chủ yếu áp dụng cho các cơ sở y tế công giúp tạo ra
nguồn thu ổn định từ việc thu viện phí (bệnh nhân trả tiền trực tiếp). BV sử
dụng nguồn thu này để mua sắm trang thiết bị, nâng cấp cơ sở KCB chất
lượng hơn nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu KCB của gia đình bệnh nhân.
6
1.3. Một số mô hình và hoạt động khám chữa bệnh tự nguyện nhằm đáp
ứng nhu cầu KCB của nhân đân.

1.3.1. Một số mô hình KCB theo yêu cầu
Khoa khám bệnh theo yêu cầu BV Bạch Mai, bệnh nhân đăng ký KCB
bằng thẻ BN với giá một thẻ là 30.000 đồng, hẹn giờ khám, BN và GĐBN có
quyền lựa chọn BS hay Giáo sư khám cho mình mà không cần phải xếp hàng
chờ đợi lâu.Quản lý bệnh án điện tử minh bạch, mọi thắc mắc đều được đáp
ứng và giải thích nhanh chính xác. Giá mỗi lần khám bác sỹ BN phải chi trả
50.000 đồng và GS khám là 100.000 đồng. Khoa khám chữa bệnh theo yêu
cầu có đủ khả năng cung cấp các dịch vụ khám chữa bệnh với chất lượng cao,
chăm sóc toàn diện .
Trong kỳ họp thứ IV đại hội XIV của Ủy ban nhân dân - Hội đồng nhân
dân thành phố Hà Nội ra nghị quyết 06/2012/NQ-HĐND về việc thông qua
Quy hoạch phát triển hệ thống y tế thành phố Hà Nội đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030. Mục tiêu chung phát triển đồng bộ hệ thống y tế vừa
phổ cập, vừa chuyên sâu nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc và bảo vệ sức khỏe
của nhân dân. Củng cố, nâng cấp mạng lưới y tế cơ sở đảm bảo phục vụ mọi
nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân thuận tiện, nhanh chóng với chất
lượng dịch vụ tốt. Phát triển các trung tâm y tế chuyên sâu, xây dựng các tổ
hợp công trình y tế chất lượng tầm cỡ quốc tế, xây dựng đội ngũ nhân lực y tế
Thủ đô Hà Nội đủ về số lượng, có phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn,
phấn đấu để mọi người dân được hưởng các dịch vụ y tế có chất lượng cao,
giảm tỷ lệ mắc bệnh tật và tử vong, nâng cao sức khoẻ, tăng tuổi thọ cải thiện
chất lượng giống nòi, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, chất lượng
nguồn nhân lực .
Khoa KCB theo hẹn BV Nhi đồng 1 Thành phố Hồ Chí Minh: “Hình
thức KCB theo hẹn qua điện thoại nhằm đáp ứng nhu cầu của những phụ
7
huynh không có thời gian, nhà ở xa muốn có cuộc hẹn ngày giờ khám cụ thể
trước khi đưa trẻ đến BV tránh phải chờ đợi lâu, đỡ tốn thời gian gây mệt mỏi
cho trẻ và gia đình người bệnh” trung bình một ngày có hơn 400 lượt gia đình
bệnh nhi yêu cầu.

Phòng khám chất lượng cao nội ngoại Nhi BV Nhi đồng 2 Thành phố Hồ
Chí Minh với mục đích nâng cao chất lượng KCB. Giảm tải thời gian chờ đợi,
nhằm đáp ứng nhu cầu KCBTN của gia đình bệnh nhi. Một số bệnh ngoại Nhi
được mổ và ra viện trong ngày.
Phòng khám dịch vụ chất lượng cao hoạt động theo phương thức dịch
vụ “ một điểm dừng”. Với mô hình này bệnh nhi sẽ được khám theo yêu cầu,
theo lịch hẹn, được tiếp đón, khám chữa bệnh, điều trị, phát thuốc và thông
báo kết quả xét nghiệm nhanh nhất. Ngoài ra bệnh nhi còn được Dược sĩ tư
vấn về nguyên tắc sử dụng thuốc, tác dụng lợi hay hại của thuốc.
Khoa trẻ em lành mạnh BV Nhi đồng 2 là khoa dịch vụ khám đặc biệt
cho trẻ từ 1 đến 24 tháng tuổi theo nhu cầu của gia đình bệnh nhi cần theo dõi
sức khỏe định kỳ. Ngoài việc khám định kỳ thể chất các bé còn được tầm
soát các bệnh về mắt, tâm thần vận động, khoa còn phối hợp với các khoa tâm
lý, vật lý trị liệu để khám cho trẻ khi gặp các vấn đề liên quan. Chi phí một
lần khám là 150.000 đồng.
1.3.2. Vận hành của hoạt động KCB ngoài giờ và theo yêu cầu
* Cơ sở vật chất được đầu tư và nguồn vốn đầu tư: Tất cả các cơ sở KCB
ngoài giờ đều được tổ chức trên nền tảng cơ sở vật chất ban đầu của các bệnh
viện công. Khoảng 56% các cơ sở đã cải tạo và nâng cấp các công trình cũ,
số còn lại hoàn toàn sử dụng cơ sở vật chất hiện có mà không đầu tư gì thêm.
Nguồn vốn cho việc nâng cấp được lấy chủ yếu (khoảng 78%) từ quỹ phúc lợi
và khen thưởng của bệnh viện. Một nguồn vốn khác là từ đóng góp của cán
8
bộ công nhân viên và từ sự đóng góp, tài trợ của các tổ chức bên ngoài. Phần
vốn đóng góp của nhân viên được chia lời theo dạng cổ đông. Tất cả các đơn
vị đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đều có trang bị thêm máy móc thiết bị. Các
máy móc được mua chủ yếu là máy siêu âm, máy chụp X-quang, máy ECG
và các thiết bị máy móc khác theo yêu cầu chuyên môn của từng bệnh viện.
Phần lớn các bệnh viện (khoảng 89%) sử dụng quỹ phúc lợi của bệnh viện để
mua sắm trang bị máy móc, khoảng 44% bệnh viện có sử dụng thêm nguồn

vốn từ cán bộ bệnh viện .
* Nhân lực: Phần lớn nhân viên tham gia vào hoạt động KCB ngoài giờ
chính là các bác sỹ, điều dưỡng và y công trong biên chế hay hợp đồng dài
hạn của bệnh viện. Rất ít bệnh viện sử dụng cán bộ của mình đã về hưu hoặc
ký hợp đồng ngắn hạn với các nhân viên để chỉ hoạt động cho khu vực “dịch
vụ” .
* Thu và chi của KCB “dịch vụ”: Có ba cách để tính toán mức thu phí
dịch vụ: (+) hoàn toàn theo quy định của Sở, (+) bệnh viện tự tính toán nhưng
vẫn theo khung quy định của Sở, (+) bệnh viện tự tính dựa trên các khoản chi
thực tế. Qua khảo sát thấy rằng phần lớn các bệnh viện sử dụng cách thứ hai.
Về cơ cấu chi phí, các loại chi phí được xem xét đến khi tính toán mức thu là:
vật tư tiêu hao, lao động, điện nước, quản lý, khấu hao máy móc và khấu hao
cơ sở vật chất. Tỷ lệ chi phí trung bình (%) của từng loại chi phí như sau: chi
phí cho nhân công lao động chiếm đáng kể, khoảng 48%, tiếp đến là vật tư
tiêu hao và khấu hao trang thiết bị (khoảng 9%), quản lý (khoảng 7%), khấu
hao cơ sở vật chất và điện nước (4,6% và 3,9%). Về phân bổ khoản thu, lao
động trực tiếp chiếm tỷ lệ trung bình lớn nhất (khoảng 52,7%), lao động gián
tiếp là 7,6%, còn lại là nộp ngân sách và quỹ phúc lợi (chiếm lần lượt là
17,3% và 25,7%) . Nguồn thu từ khám và điều trị dịch vụ tại bệnh viện được
thực hiện theo đúng các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định 43/2006/NĐ-
9
CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ như nộp thuế theo quy định tại các Thông
tư số 129/2008/TT-BTC, Thông tư số 130/2008/TT-BTC và Thông tư
18/2011/TT-BTC. Chênh lệch thu chi từ nguồn thu dịch vụ được hạch toán theo
đúng quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ và
Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09/08/2006 của Bộ Tài chính.
* Kiểm soát chất lượng chuyên môn: Phần lớn các cơ sở y tế áp dụng các
biện pháp quản lý chuyên môn của công tác KCB trong giờ (theo quy định
của Bộ Y tế) cho công tác KCB ngoài giờ .
1.4. Tình hình một số nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.

1.4.1. Trên thế giới.
Năm 1996, một nghiên cứu của Van der Stuyft, P, SC. Sorensen & E
Delgado về nhu cầu tìm kiếm dịch vụ khám chữa bệnh (DVKCB) bị ốm tại
vùng nông thôn Guatemala cho thấy: Qua phỏng vấn 324 bà mẹ có con dưới 5
tuổi bị mắc bệnh như sốt, tiêu chảy, ho, thiếu máu…có 63% - 83% bà mẹ tin
tưởng vào chăm sóc tại nhà, tỷ lệ sử dụng dịch vụ Y tế (DVYT) là rất thấp
khoảng 15%, mặc dù các DVYT ở đây dễ tiếp cận. Nghiên cứu này cho thấy các
yếu tố liên quan đến sự lựa chọn DVKCB phụ thuộc vào trình độ học vấn của
mẹ, nghề nghiệp, sự công bằng xã hội cũng như mức độ bệnh tật của trẻ .
Shipman C. & Dale J. (1996) nghiên cứu về sự đánh giá của bác sỹ đối
với nhu cầu khám chữa bệnh ngoài giờ theo các nhu cầu về thể chất, tâm sinh
lý và xã hội ở một vùng của Vương quốc Anh cho thấy 66% các yêu cầu
khám bệnh ngoài giờ có liên quan đến các yêu cầu về thể chất, tâm sinh lý và
xã hội và 10.7% các trường hợp là không xác định được mối liên quan. Thêm
vào đó, có 36.9% nhu cầu là mong muốn tư vấn trực tuyến điện thoại. Kết quả
của khám ngoài giờ gồm 27.9% được kê đơn về nhà điều trị, gửi khám
chuyên khoa 16.8%, chuyển viện khác khám và điều trị 3.3% .
10
Salisbury (2002) xem xét các nghiên cứu nhu cầu về dịch vụ khám bệnh
ngoài giờ của bác sỹ ở nước Anh cho biết, tất cả các dịch vụ khám bệnh ngoài
giờ đều tính chi phí gia tăng (night visit fee). Chi phí này khác nhau giữa các
vùng miền, trình độ và các bác sỹ khác nhau .
Kajal & Guibo (2003) tiến hành nghiên cứu phân tích nhu cầu dịch vụ
chăm sóc sức khỏe ngoại viện của các cựu chiến binh được hỗ trợ bởi
Medicare phát hiện rằng số tiền chênh sau khi được Medicare hỗ trợ và
khoảng cách từ nhà đến bệnh viện làm giảm khả năng lựa chọn dịch vụ chăm
sóc ngoại viện. Một số yếu tố khác như thu nhập, tình trạng bảo hiểm, phương
tiện đi lại, công việc, sức khỏe và tình trạng các chẩn đoán cũng ảnh hưởng
đến quyết định lựa chọn dịch vụ chăm sóc sức khỏe ngoại viện .
LG Glynna, M Byrnea, J Newellb and AW Murphya (2004) nghiên cứu

về sự ảnh hưởng của tình trạng sức khỏe đối với sự hài lòng của người bệnh
khi sử dụng dịch vụ ngoài giờ được bác sỹ gia đình cung cấp ở Cộng hòa
Ireland cho thấy người bệnh có tình trạng sức khỏe yếu hơn có mức độ hài
lòng cao hơn với dịch vụ này. Đồng thời họ cũng khuyến nghị đây là một
trong các chỉ số để triển khai dịch vụ ngoài giờ .
Eric và cộng sự (2007) tiến hành nghiên cứu về nhu cầu khám, chăm sóc
và điều trị ngoài giờ trong dịch vụ khám bệnh và cấp cứu ở Hà Lan thấy rằng
bác sỹ tiếp nhận 88% thăm khám ngoài giờ, trong khi đó bộ phận cấp cứu chỉ
phải tiếp nhận 12% các dịch vụ này. Phần lớn các nhu cầu khám ngoài giờ
của các đối tượng nam giới trưởng thành là các chấn thương, trong đó có 19%
là các chấn thương gẫy xương .
Nghiên cứu về nhu cầu sử dụng DVKCB liên quan tới tình trạng kinh tế
cũng được nhiều tác giả đề cập đến. Năm 2009, Kristianson và cộng sự đã
tiến hành nghiên cứu tại khu vực Amazon của Peru với mục đích điều tra nhu
11
cầu sử dụng DVCSSK và sử dụng thuốc có liên quan đến tình trạng kinh tế
hộ gia đình tại 2 cộng đồng vùng Amazon của Peru. Thiết kế nghiên cứu cắt
ngang, phỏng vấn 780 người trực tiếp nuôi trẻ trong độ tuổi từ 06 đến 72
tháng tại Yurimaguas và 793 người nuôi dưỡng trẻ có cùng độ tuổi tại
Moyobam. Đối tượng nghiên cứu được phỏng vấn về hành vi tìm kiếm các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe (DVCSSK), DVKCB (kể cả các cơ sở y tế công
lập và tư nhân) và hành vi sử dụng thuốc cho con họ liên quan đến tình trạng
bệnh tật, tình trạng kinh tế gia đình và xã hội. Kết quả là: tầng lớp nghèo nhất
(16%) ít sử dụng thuốc kháng sinh cho con khi con họ cảm lạnh so với người
nghèo (31%). Đối với viêm phổi và lỵ, ỉa chảy tỷ lệ này là (16%) so với
(80%). Qua đó nghiên cứu đã đưa ra kết luận: những gia đình nghèo nhất ít
tìm đến các DVKCB cũng như sử dụng thuốc cho trẻ cả bệnh nhẹ cũng như
bệnh nặng chứng tỏ rằng điều kiện về kinh tế đóng vai trò quan trọng trong
việc lựa chọn và ảnh hưởng đến nhu cầu KCB cho trẻ .
1.4.2. Ở Việt Nam.

1.4.2.1.Thực trạng cung cấp dịch vụ KCB ở Việt Nam
Năm 2001, Sở Khoa học công nghệ & Môi trường và Sở Y tế Thành phố
Hồ Chí Minh đã triển khai một điều tra khảo sát nhằm xác định các loại hình
“dịch vụ” đang tồn tại trong các bệnh viện thành phố. Hầu hết các loại hình
khám chữa bệnh “dịch vụ” đầu tiên ra đời đều bắt nguồn từ nhu cầu của người
bệnh, sự quá tải trong việc khám chữa bệnh ngoài giờ và tăng nguồn thu nhập
cho nhân viên y tế. Loại hình “dịch vụ” đầu tiên ra đời tại các các cơ sở y tế
nhà nước là khám chữa bệnh ngoài giờ. Thời điểm ra đời của các loại hình
khám chữa bệnh “dịch vụ” đầu tiên rất khác nhau, rải rác từ năm 1980 đến
năm 1995. Vào thời kỳ 90-95, hàng loạt các cơ sở y tế thành lập mới hoặc mở
rộng các loại hoạt động dịch vụ ngoài giờ. Có khoảng 65,3% các cơ sở y tế
12
được khảo sát đã thành lập các loại hình khám chữa bệnh “dịch vụ”. Tại thời
điểm đó, hầu hết việc thành lập các hình thức khám chữa bệnh trên chưa có
một quy chế chính thức nào từ các cơ quan lãnh đạo .
Đây là quá trình đổi mới của đất nước từ sau Nghị quyết 10 của Bộ
chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ VI. Việc ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-
CP và Nghị định 43/2006/NĐ-CP: Tự chủ trong hoạt động và tài chính của
các cơ sở y tế công là kết quả của quan điểm xã hội hóa đối với ngành y tế
trong việc phát triển nền kinh tế thị trường theo hướng xã hội chủ nghĩa ở
Việt Nam.
Loại hình khám chữa bệnh “dịch vụ” tại các cơ sở y tế, các bệnh viện
khá đa dạng, bao gồm: Khám chữa bệnh ngoài giờ, phòng dịch vụ, khoa điều
trị tự nguyện, can thiệp ngoại khoa theo yêu cầu, khám bệnh theo yêu cầu và
chuyên môn khác (siêu âm, xét nghiệm, nội soi, x-quang…). Hầu hết các cơ
sở y tế (khoảng 87,5%) triển khai dịch vụ khám chữa bệnh ngoài giờ và
phòng khám dịch vụ. Rất nhiều các bệnh viện thực hiện nhiều loại hình “dịch
vụ” cùng một lúc .
1.4.2.2. Tình trạng quá tải các bệnh viện.
Quá tải bệnh viện là vấn đề lớn xảy ra nhiều năm nay không chỉ ở những

nước đang phát triển mà ở cả các nước phát triển. Ở Việt Nam, tình trạng quá
tải bệnh viện bắt đầu xuất hiện trong vài năm trở lại đây và chủ yếu quá tải ở
các bệnh viện đầu ngành, tuyến Trung ương. Đã có rất nhiều nghiên cứu về
vấn đề này để tìm các giải pháp giảm tải bệnh viện.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, trên toàn hệ thống KCB, mặc dù có xu hướng
công suất sử dụng giường bệnh giảm nhẹ từ 118% năm 2008 xuống 111%
năm 2010 nhưng tình trạng quá tải lại xuất hiện trầm trọng hơn ở tuyến Trung
13
ương với công suất sử dụng giường bệnh chung ở tuyến Trung ương là 116%
năm 2009, 120% năm 2010 và 118% năm 2011. Đặc biệt là tình trạng quá tải
ở các bệnh viện: Bệnh viện K: 172%; Bệnh viện Bạch Mai: 168%; Bệnh viện
Chợ Rẫy 139%; Bệnh viện đa khoa Trung ương Quảng Nam 114%; Bệnh
viện Nhi Trung ương: 119%; Bệnh viện Bệnh nhiệt đới 124% .
Nghiên cứu mới đây của Lê Quang Cường và cộng sự cho thấy một số
nguyên nhân gây quá tải bệnh viện làm tăng nhu cầu KCB của người dân:
- Nhu cầu KCB của người dân ngày càng tăng trong khi chỉ tiêu giường
bệnh thấp và tăng không tương xứng với nhu cầu KCB.
- Chất lượng KCB tại tuyến dưới không đảm bảo dẫn tới mất lòng tin của
bệnh nhi và sự thiếu tuân thủ quy định chuyển tuyến, chuyển tuyến ngược:
80% bệnh nhân đến KCB tại tuyến trung ương là do họ tin tưởng vào dịch
vụ ở tuyến trung ương, tỉ lệ bệnh nhi vượt tuyến ở BV tuyến trung ương là
75%; 90% bệnh nhi KCB ở khoa khám bệnh BV Nhi trung ương có thể KCB
tại tuyến dưới; 56% bệnh nhi nội trú ở BV phụ sản là đẻ thường hoặc viêm
nhiễm nội khoa có thể chữa tại tuyến dưới, thậm chí tại trạm y tế xã, 58%
bệnh nhi ở BV tuyến tỉnh và 20,7% bệnh nhi ở BV huyện có thể xử lý tại cơ
sở y tế tuyến dưới .
- Tự chủ tài chính và xã hội hóa dẫn tới các BV tăng cường các hoạt
động liên doanh liên kết trong đầu tư cung ứng dịch vụ (chủ yếu là trang thiết
bị y tế kỹ thuật cao) làm tăng tính đa dạng trong cung ứng dịch vụ để hấp dẫn
bệnh nhân.

- Chính sách giá viện phí và BHYT trong đó giá và cơ chế chi trả không
phù hợp, không khuyến khích người bệnh có BHYT sử dụng dịch vụ ở các cơ sở
y tế tuyến dưới cũng như không đảm bảo được hoặc không khuyến khích các cơ
14
sở y tế tuyến dưới cung cấp dịch vụ chất lượng tốt (VD: giá thu không bù chi,
cùng một dịch vụ nhưng ở tuyến trên được thanh toán cao hơn trong khi quy định
chuyển tuyến lại lỏng lẻo) dẫn tới bệnh nhi có xu hướng bỏ tuyến.
- Nguồn lực đầu tư cho y tế chưa đáp ứng được đòi hỏi của nhu cầu
khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe của nhân dân trong giai đoạn hiện
nay.Trong khi cơ sở vật chất, nguồn lực phát triển một số bệnh viện còn nhiều
khó khăn thì nhu cầu KCB và ý thức của người dân với sức khỏe tăng
cao, người dân thường lựa chọn những bệnh viện tuyến Trung ương. Điều đó
làm cho sự quá tải càng lớn hơn.
- Do diễn biến phức tạp của bệnh dịch, đặc biệt là các bệnh nhiễm trùng
và sự gia tăng của các bệnh không lây nhiễm. Bên cạnh đó, với chính sách ưu
việt về chăm sóc sức khỏe nhân dân như thẻ BHYT cho người nghèo, trẻ em
dưới 6 tuổi, đối tượng ưu tiên chính sách, tỷ lệ tham gia BHYT tăng, từ mức
49% năm 2007 nay đạt mức 62% dân số (năm 2011), đã khuyến khích người
dân đi KCB nhiều hơn, làm gia tăng nhu cầu KCB của nhân dân.
- Một trong những nguyên nhân gây ra quá tải bệnh viện phải kể đến
là năng lực chuyên môn của y tế cơ sở vẫn còn hạn chế, trang thiết bị một số
bệnh viện chưa đầy đủ, chưa đáp ứng yêu cầu của tuyến điều trị.
- Mặt khác, cơ chế tài chính đối với các bệnh viện công còn nhiều bất
cập, cơ chế hoạt động của hệ thống y tế còn chậm đổi mới, chưa phù hợp với
quy luật cung cầu, quy luật giá trị của nền kinh tế thị trường; chất lượng dịch
vụ y tế đã được cải thiện nhưng chưa tương xứng với yêu cầu của xã hội. Giá
viện phí thấp, chậm thay đổi để phù hợp với giá thị trường Tất cả đã làm
phá vỡ tuyến điều trị, dồn ép bệnh nhi về tuyến trên .
15
1.4.2.3.Tính công bằng, minh bạch trong KCBTN

Nguồn sức khỏe đời sống viết: không có sự phân công riêng biệt cho
các Giáo sư, bác sỹ giỏi ở khoa KCBTN, việc KCBTN đều được thực hiện
theo đúng qui trình chuyên môn của BYT. Những ca bệnh khó đều phải hội
chẩn với sự tham gia của các Giáo sư, Bác sỹ giỏi, không có phân biệt giàu
nghèo, có BHYT hay không. Bằng chứng là tại các BV thì BN nghèo, có
BHYT vẫn được hưởng y tế kỹ thuật cao với mức giá viện phí bằng với mức
giá qui định tại thông tư 14 và thông tư 03. Không có sự khác nhau về chất
lượng chuyên môn KCB giữa các đối tượng khám thông thường và KCBTN.
Giữ được sự công bằng, minh bạch trong công tác KCB, việc lựa chọn các
Giáo sư, Bác sỹ giỏi khám có mức phí cao hơn do chất lượng khám tốt hơn là
yêu cầu tự nguyện của BN và GĐBN .
Nghiên cứu của Nguyễn Minh Tuấn, Hoàng Khải Lập (2002) tại một số
bệnh viện thuộc tỉnh Lào Cai cho thấy không có sự khác nhau về thái độ phục
vụ và chăm sóc sức khỏe giữa người có thẻ BHYT và người phải trả viện phí.
BN có BHYT vẫn mua thuốc bên ngoài (47%) và 50,8% số BN không từng
dùng thẻ BHYT để KCB .
1.4.2.4.Những nghiên cứu về các yếu tố liên quan đến nhu cầu
khám chữa bệnh tự nguyện.
Trong điều tra Y tế Quốc gia năm 2001-2002 cho thấy trẻ em dưới 5
tuổi là nhóm có tỷ lệ ốm cao, đây cũng là đối tượng được quan tâm nhất trong
sử dụng các dịch vụ CSSK, 59% là trẻ có độ tuổi từ 0 đến 5 tuổi. Nhà nước
mặc dù có chính sách cấp thẻ BHYT miễn phí dưới 6 tuổi tuy nhiên việc lựa
chọn và nhu cầu KCB lại phụ thuộc chủ yếu vào chất lượng dịch vụ Y tế, tình
trạng bệnh của trẻ, điều kiện kinh tế gia đình, trình độ chuyên môn của cán bộ
Y tế và nhu cầu cần thiết của gia đình bệnh nhi .
16
Nguyễn Thị Kim Dung (2012) nghiên cứu về thực trạng và một số yếu
tố liên quan đến sử dụng DVKCB dưới 5 tuổi của người dân xã Sơn Đồng
huyện Hoài Đức-Hà Nội cho thấy kinh tế gia đình và khả năng sẵn sàng chi trả
cho DVKCB khi con ốm là rất cao: trong số 385 người có con ốm được phỏng

vấn thì 96,4 % người sẵn sàng chi trả phí dịch vụ KCB miễn là chất lượng cao,
thuận tiện và hài lòng. Ngoài ra nghiên cứu cũng cho thấy nhóm tuổi của các bà
mẹ từ 25 đến 35 có nhu cầu sử dụng DVKCB cho con là cao nhất .
Nghiên cứu của Trần Mạnh Tùng (2008) về thực trạng sử dụng DVKCB
cho trẻ dưới 6 tuổi tại trạm Y tế phường Dịch Vọng, Cầu Giấy, Hà Nội cho
kết quả trong số trẻ bị ốm thì nhóm trẻ dưới 5 tuổi chiếm tỷ lệ 90,9%, các bệnh
về tiêu chảy và hô hấp chiếm đa số 53%. Sự lựa chọn dịch vụ Y tế tại trạm Y tế
phường 24,2%, tuyến trên 39,1%, đến các cơ sở Y tế tư nhân 23,7%. Lý do các
bậc cha mẹ không cho con KCB tại trạm là vì không tin tưởng vào trình độ
chuyên môn của cán bộ Y tế, trạm không đủ thuốc, mức độ bệnh của trẻ nặng, tự
đưa trẻ đi KCB theo ý muốn và nhu cầu của gia đình .
Bùi Thùy Dương nghiên cứu nhu cầu sử dụng DVCSSK ngoài giờ và tại
nhà của bệnh nhân và gia đình bệnh nhân năm 2010 tại Bệnh viện Đại học Y
Hà Nội đã có kết luận trình độ học vấn của gia đình bệnh nhân chủ yếu là đại
học và sau đại học (54,8%-63,4%), công nhân viên chức (50,8-51,6%). Yếu tố
làm việc theo giờ hành chính là (58%-59%), với mức thu nhập bình quân 4,4
triệu đồng/tháng. Cả BN và gia đình BN đều có nhu cầu cao sử dụng
DVCSSK tại nhà và ngoài giờ (53,3%-90,3%) nhất là khám dịch vụ vào ngày
thứ 7, chủ nhật. Các yếu tố về trình độ học vấn, thời gian làm việc hành chính
theo ca hay tự do. BN có BHYT hay khả năng chi trả của BN ảnh hưởng đến
nhu cầu của họ. Còn đối với đối tượng ở nông thôn hay thành thị, bệnh nhẹ
hay nặng thì nhu cầu KCB là như nhau .
17
1.5. Thông tin về Bệnh viện Nhi Trung ương
1.5.1. Thông tin chung về bệnh viện
Bệnh viện Nhi Trung ương (BV Nhi TW) tiền thân là khoa Nhi của
bệnh viện Bạch Mai. Ngày 14 tháng 7 năm 1969, Thủ tướng Chính phủ đã ký
quyết định thành lập Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em. Ngày 16 tháng 3 năm 1981
là ngày khánh thành bệnh viện tại cơ sở mới với sự hợp tác và giúp đỡ của
Vương quốc Thụy Điển. Từ đó đến nay viện có các tên gọi khác như:

- Viện bảo vệ sức khỏe trẻ em.
- BV Nhi Việt Nam - Thụy Điển.
- Viện Nhi Olof Panmer.
Tháng 6 năm 2003 đến nay viện chính thức có tên gọi là:
- Bệnh viện Nhi Trung ương (National hospital of pediatric).
- Địa chỉ: 18/879 La Thành - Đống Đa - thành phố Hà Nội.
Loại hình: Bệnh viện công.
Phân hạng: Bệnh viện lọai I.
Tổng số cán bộ công chức: 1800
Bệnh viện có 38 khoa trong đó 10 khoa cận lâm sàng, 28 khoa lâm sàng
gồm nhiều chuyên khoa sâu. Ngoài ra có các phòng ban tham mưu.
Hơn 40 năm hoạt động với tư cách là BV đầu ngành Nhi khoa của cả
nước. Với đội ngũ các giáo sư, bác sỹ Nhi khoa giỏi, chuyên sâu, các điều
dưỡng viên và nhân viên y tế được đào tạo chính qui, tận tâm với bệnh Nhi,
biết thông cảm với gia đình BN.
• Bệnh viện đã mổ thành công 5 cặp song sinh dính nhau.
• Là Bệnh viện Nhi đầu tiên ở Việt Nam tiến hành ghép thận (năm 2004) và
đến nay đã ghép thành công cho 11 cháu.
18
• Đã tiến hành ghép tủy xương đầu tiên năm 2007, đến nay đã ghép thành
công 4 trường hợp.
• Là bệnh viện Nhi đầu tiên phẫu thuật tim hở (2003) và can thiệp tim mạch
(2004). Đến nay, có hàng trăm cháu đã được mổ tim hở thành công; hơn 1000 cháu
được tiến hành can thiệp tim mạch có kết quả tốt.
• Là bệnh viện Nhi đầu tiên ở Việt Nam thực hiện thành công phẫu thuật cong
vẹo cột sống bẩm sinh .
• Là đơn vị đầu tiên thực hiện phẫu thuật nội soi trẻ em và hiện nay là trung
tâm phẫu thuật nội soi Nhi khoa, có trình độ tương đương với nhiều trung tâm trên
thế giới.
• Là cơ sở đào tạo phẫu thuật nội soi cho các bác sĩ phẫu thuật Nhi khoa trong

cả nước.
• Áp dụng nội soi tiêu hóa và nội soi hô hấp để chẩn đoán và điều trị bệnh nhi
đồng thời mở ra trung tâm chạy thận nhân tạo và thẩm phân phúc mạc, cứu sống
được nhiều cháu.
Năm 2004, bệnh viện Nhi đã cùng chuyên gia chế tạo thành công hệ thống
máy trợ thở CPAP áp dụng điều trị cho trẻ suy thở và giá thành chỉ bằng 1/6 máy
nhập ngoại.
• Nghiên cứu cải tiến nhiều kỹ thuật mổ, đặc biệt là mổ chữa lỗ tiểu thấp từ
nhiều lần xuống 1 lần, mổ chữa bệnh phình đại tràng bẩm sinh từ 3 lần xuống 1 lần,
mổ chữa dị tật hậu môn từ 3 lần xuống 1 lần.

19
Bệnh viện chủ động hợp tác quốc tế để đào tạo cán bộ và nâng cấp trang thiết bị:
• Bệnh viện đã hợp tác với nhiều nước có nền y học tiên tiến trong chuyển
giao kỹ thuật cao: Hợp tác với Thụy Điển, Hàn Quốc, Nhật Bản, Cộng hòa Pháp,
Nhật, Italia, Hoa Kỳ, Singapore, Úc về đào tạo hàng trăm cán bộ chuyên môn sâu
như mổ tim hở, ghép thận, cấp cứu và hồi sức nhi khoa
• Một số trang thiết bị hiện đại và quan trọng của bệnh viện đã được nâng cấp
bằng nguồn tài trợ từ Tổ chức JICA Nhật Bản; Tổ chức Y tế thế giới và cộng đồng
chung Châu Âu; Cộng hòa Pháp đã giúp cho bệnh viện nâng cao chất lượng khám,
điều trị và phát triển chuyên môn.
Hoạt động đào tạo nâng cao nguồn nhân lực.
• Đào tạo cán bộ quản lý.
• Đào tạo ngoại ngữ.
• Đào tạo chuyên môn.
• Đào tạo kỹ năng giao tiếp.
Những thành tích mà Bệnh viện Nhi Trung ương đạt được trong quá trình 40 năm
hoạt động.
• Huân chương Lao động hạng Ba (1988).
• Huân chương Lao động hạng Nhất (1997).

• Giải nhất giải thưởng Vifotec ( 1999).
• Cờ thi đua của Chính phủ, đơn vị đầu ngành Y tế (2002, 2003).
• Huân chương Độc lập hạng III (2009).
20
• Nhiều khoa, phòng được tặng thưởng huân chương, bằng khen của Chính
Phủ và Bộ Y tế.
• Nhiều cá nhân được Nhà nước tặng huân chương, chiến sĩ thi đua toàn quốc,
giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước, danh hiệu thầy thuốc nhân dân,
thầy thuốc ưu tú.
Năm 2005 Bệnh viện Nhi Trung ương được Nhà nước phong tặng danh hiệu
Anh hùng thời kỳ đổi mới (2005) .
1.5.2. Nhiệm vụ cụ thể và tầm nhìn 2020 của Bệnh viện Nhi Trung ương
1.5.2.1. Nhiệm vụ cụ thể:
+ Duy trì và phát triển các kỹ thuật mũi nhọn của bệnh viện, mở rộng qui
mô, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh. Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ
trong bệnh viện, chú trọng công tác phòng bệnh, giải quyết các vấn đề bệnh lý
sớm tại cộng đồng.
+ Thúc đẩy nghiên cứu khoa học, tập trung giải quyết các vấn đề cấp
bách trong công tác chăm sóc sức khỏe, đồng thời hướng tới hội nhập quốc tế
và phát triển.
+ Chủ động và phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài nước, để
từng bước giải quyết tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành Nhi, tiến
tới ngày một nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho bệnh viện và toàn hệ
thống y tế.
+ Tăng cường nâng cao công tác chỉ đạo tuyến, hỗ trợ chuyên môn kỹ
thuật có trọng tâm, trọng điểm theo đúng nhu cầu cấp thiết của địa phương
(tuyến dưới).
+ Tranh thủ và mở rộng các nguồn lực hợp tác quốc tế.

×