Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015 môn sinh học trường THPT khánh hưng, cà mau

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.85 KB, 5 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CÀ MAU
TRƯỜNG THPT KHANH HUNG

ĐỀ THI TRẮC NGHIỆM MÔN SINH HOC Thời gian làm bài: 90 phút; (50 câu trắc nghiệm)

Câu 1: Cơ sở vật chất di truyền ở cấp độ phân tử là
A. prôtêin. B. ARN C. Axit nuclêic D. AND.
Câu 2: Quá trình phiên mã ở đâu trong tế bào?
A. ribôxôm. B. tế bào chất. C. nhân tế bào. D. ti thể.
Câu 3: Operon Lac của vi khuẩn E.coli gồm có các thành phần theo trật tự:
A. vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z,Y,A)
B. gen điều hòa – vùng vận hành – vùng khởi động – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
C. gen điều hòa – vùng khởi động – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
D. vùng khởi động – gen điều hòa – vùng vận hành – nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A)
Câu 4: Thể đột biến là ?
A. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
B. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trội.
C. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình lặn
D. những cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình trung gian.
Câu 5: Trong bộ mã di truyền số bộ ba mã hóa cho axit amin là
A. 61 B. 42 C. 64 D. 65
Câu 6: Nguyên tắc bán bảo tồn trong cơ chế nhân đôi của ADN là
A. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi, có một ADN giống với ADN mẹ còn ADN kia đã có
cấu trúc thay đổi
B. hai ADN mới được hình thành sau khi nhân đôi hoàn toàn giống nhau và giống với ADN mẹ ban đầu
C. sự nhân đôi xảy ra trên hai mạch của ADN theo hai chiều ngược nhau
D. trong hai ADN mới hình thành mỗi ADN gồm có một mạch cũ và một mạch mới tổng hợp
Câu 7: Trong quá trình phiên mã, chuỗi poliribônuclêôtit(mARN)được tổng hợp theo chiều nào?
A. 3’ → 3’. B. 3’ → 5’. C. 5’ → 3’. D. 5’ → 5’.
Câu 8: Giả sử một gen ở vi khuẩn có 3000 nuclêôtit. Hỏi số axit amin trong phân tử prôtêin có cấu trúc bậc 1
được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu?


A. 495 B. 498 C. 500 D. 502
Câu 9: Một gen có 120 vòng xoắn có chiều dài là
A. 5100A
0
B. 3600A
0
C. 4080A
0
D. 2400A
0

Câu 10: Lúa tẻ có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 24. Số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của
cây lúa tẻ lệch bội thể một kép là:
A. 22 B. 23 C. 26 D. 21
Câu 11: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Cho cây cà chua tứ
bội có kiểu gen AAaa lai với cây cà chua tứ bội có kiểu gen aaaa. Cho biết các cây tứ bội giảm phân đều tạo
giao tử 2n có khả năng thụ tinh, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu hình ở đời con là
A. 11 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. B. 35 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
C. 3 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng. D. 5 cây quả đỏ : 1 cây quả vàng.
Câu 12 : Một gen ở sinh vật nhân sơ có 3000 nuclêôtit và có tỷ lệ A/G = 2/3 gen này bị đột biến mất 1 cặp nuclêôtit do
đó giảm đi 3 liên kết hidrô so với gen bình thường. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen mới được hình thành sau đột
biến là :
A. A = T = 599; G = X = 900 B. A = T = 600 ; G = X = 900
C. A = T = 600; G = X = 899 D. A = T = 900; G = X = 599
Câu 13: Giả sử một nhiễm sắc thể ở một loài thực vật có trình tự các gen là ABCDEFGH bị đột biến thành
NST có trình tự các đoạn như sau: HGABCDEF. Dạng đột biến đó là
A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn tương hỗ. D. chuyển đoạn không hỗ.
Câu 14: Tính trạng lặn là những tính trạng biểu hiện ở cơ thể mang kiểu gen
A. đồng hợp. B. dị hợp. C. đồng hợp và dị hợp. D. cả A, B, C.
Câu 15: Điều kiện cơ bản đảm bảo cho sự di truyền độc lập các cặp tính trạng là

A. số lượng và sức sống của đời lai phải lớn.
B. mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng phải tồn tại trên một cặp nhiễm sắc thể.
C. các gen tác động riêng rẽ lên sự hình thành tính trạng.
D. các gen trội phải lấn át hoàn toàn gen lặn.
Câu 16: Gen chi phối đến sự hình thành nhiều tính trạng được gọi là
A. gen trội. B. gen điều hòa. C. gen đa hiệu. D. gen tăng cường.
Câu 17: Trường hợp nào sẽ dẫn tới sự di truyền liên kết?
A. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau.
B. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng xét tới cùng nằm trên 1 cặp nhiễm sắc thể.
C. Các tính trạng khi phân ly làm thành một nhóm tính trạng liên kết.
D. Tất cả các gen nằm trên cùng một nhiễm sắc thể phải luôn di truyền cùng nhau.
Câu 18 : Khi cho lai 2 cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản, F
1
đồng tính biểu
hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ, tiếp tục cho F
1
lai phân tích, nếu đời lai thu được tỉ lệ 1: 1 thì hai tính
trạng đó đã di truyền
A. tương tác gen. B. phân li độc lập. C. liên kết hoàn toàn. D. hoán vị gen.
Câu 19: Muốn năng suất của giống vật nuôi, cây trồng đạt cực đại ta cần chú ý đến việc
A. cải tiến giống hiện có. B. chọn, tạo ra giống mới.
C. cải tiến kĩ thuật sản xuất. D. nhập nội các giống mới.
Câu 20: Một đột biến điểm ở một gen nằm trong ti thể gây nên chứng động kinh ở người. Phát biểu nào sau
đây là đúng khi nói về đặc điểm di truyền của bệnh trên?
A. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thí tất cả con gái của họ đều bị bệnh.
B. Nếu mẹ bình thường, bố bị bệnh thí tất cả con trai của họ đều bị bệnh.
C. Bệnh này chỉ gặp ở nữ giới mà không gặp ở nam giới.
D. Nếu mẹ bị bệnh, bố bình thường thì các con gái của họ đều bị bệnh.
Câu 21: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá
trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây

hoa trắng là
A. AA x Aa. B. Aa x aa. C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 22: Cho đậu Hà lan hạt vàng-trơn lai với đậu hạt vàng- trơn đời lai thu được 100% hạt vàng – trơn. Thế
hệ P có kiểu gen
A. AaBb x Aabb. B. AaBB x aaBb. C. AaBb x AABb. D. AaBb x AABB.
Câu 23: Cho lai hai cây bí quả tròn với nhau, đời con thu được 272 cây bí quả tròn, 183 cây bí quả bầu dục và
31 cây bí quả dài. Sự di truyền tính trạng hình dạng quả bí tuân theo quy luật
A. phân li độc lập. B. liên kết gen hoàn toàn. C. tương tác cộng gộp. D. tương tác bổ sung.
Câu 24: Ở người, gen quy định nhóm máu A, B, O và AB có 3 alen: I
A
, I
B
, I
O
trên NST thường. Một cặp vợ
chồng có nhóm máu A và B sinh được 1 trai đầu lòng có nhóm máu O. Kiểu gen về nhóm máu của cặp vợ
chồng này là:
A. chồng I
A
I
O
vợ I
B
I
O
. B. chồng I
B
I
O
vợ I

A
I
O
.
C. chồng I
A
I
O
vợ I
A
I
O
. D. một người I
A
I
O
người còn lại I
B
I
O
.
Câu 25: Ở người, kiểu tóc do 1 gen gồm 2 alen (A, a) nằm trên NST thường. Một người đàn ông tóc xoăn lấy
vợ cũng tóc xoăn, họ sinh lần thứ nhất được 1 trai tóc xoăn và lần thứ hai được 1 gái tóc thẳng. Cặp vợ chồng
này có kiểu gen là:
A. AA x Aa. B. AA x AA. C. Aa x Aa. D. AA x aa.
Câu 26: Cho phép lai P: AaBbDd x AabbDD. Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd được hình thành ở F
1

A. 3/16. B. 1/8. C. 1/16. D. 1/4.
Câu 27: Ở tằm dâu, gen quy định màu sắc vỏ trứng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen trên Y.

Gen A quy định trứng có màu sẫm, a quy định trứng có màu sáng. Cặp lai nào dưới đây đẻ trứng màu sẫm
luôn nở tằm cái, còn trứng màu sáng luôn nở tằm đực?
A. X
A
X
a
x X
a
Y B. X
A
X
a
x X
A
Y C. X
A
X
A
x X
a
Y D. X
a
X
a
x X
A
Y
Câu 28 : Trong quá trình giảm phân của ruồi giấm cái có kiểu gen AB/ab đã xảy ra hoán vị gen với tần số
17%. Tỷ lệ các loại giao tử được tạo ra từ ruồi giấm này
A.

AB ab 8,5%
;
Ab aB 41,5%
B.
AB ab 41,5%
;
Ab aB 8,5%

C.
AB ab 33%
;
Ab aB 17%
D.
AB ab 17%
;
Ab aB 33%

Câu 29: Với 2 alen A và a, bắt đầu bằng một cá thể có kiểu gen Aa, ở thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
A. AA = aa =
1
1
2
2
n




; Aa =
1

2
n



. B. AA = aa =
2
1
1
2




; Aa =
2
1
2



.
C. AA = Aa =
1
2
n



; aa =

2
1
1
2




. D. AA = Aa =
1
1
2
n




; aa =
1
2
n



.
Câu 30: Một quần thể có tỉ lệ của 3 loại kiểu gen tương ứng là AA: Aa: aa = 1: 6: 9. Tần số tương đối của
mỗi alen trong quần thể là bao nhiêu?
A. A = 0,25; a = 0,75 B. A = 0,75; a = 0,25 C. A = 0,4375; a = 0,5625 D.A=0,5625;a=0,4375
Câu 31: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch tạng
trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói trên sẽ là:

A. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd =1 B. 0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd =1
C. 0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd =1 D. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd =1
Câu 32: Một quần thể cân bằng Hacđi-Vanbec có 300 cá thể, biết tần số tương đối của alen A = 0,3; a = 0,7.
Số lượng cá thể có kiểu gen Aa là:
A. 63 cá thể. B. 126 cá thể. C. 147 cá thể. D. 90 cá thể.
Câu 33: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Hồng cầu lưỡi liềm.
Câu 34: Ở người, gen A quy định da bình thường, alen đột biến a quy định da bạch tạng, các gen nằm trên
nhiễm sắc thể thường. Trong 1 gia đình thấy có bố mẹ đều bình thường nhưng con trai họ bị bạch tạng. Bố mẹ
có kiểu gen như thế nào về tính trạng này?
A. P: Aa x Aa B. P: Aa x AA C. P: AA x AA D. P: X
A
X
a
x X
A
Y
Câu 35: Bệnh mù màu do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. Bố bị bệnh, mẹ mang gen tiềm ẩn, nếu
sinh con trai, khả năng mắc bệnh này bao nhiêu so với tổng số con?
A. 12,5%. B. 25%. C. 50%. D. 75%.
Câu 36: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt
trội bố mẹ gọi là
A. thoái hóa giống. B. ưu thế lai. C. bất thụ. D. siêu trội.
Câu 37: Để nhân các giống lan quý, các nhà nghiên cứu cây cảnh đã áp dụng phương pháp
A. nhân bản vô tính. B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy tế bào, mô thực vật. D. nuôi cấy hạt phấn và noãn chưa thụ tinh.
Câu 38 : Khi nói về vai trò của thể truyền plasmic trong kỹ thuật chuyển gen vào tế bào vi khuẩn, phát biểu
nào sau đây là đúng?
A. Nếu không có thể truyền plasmit thì gen cần chuyển sẽ tạo ra quá nhiều sản phẩm trong tế bào nhận.
B. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển được nhân lên trong tế bào nhận.

C. Nếu không có thể truyền plasmit thì tế bào nhận không phân chia được.
D. Nhờ có thể truyền plasmit mà gen cần chuyển gắn được vào ADN vùng nhân của tế bào nhận.
Câu 39: Cơ quan tương đồng là những cơ quan
A.có nguồn gốc khác nhau nhưng đảm nhiệm những chức phận giống nhau, có hình thái tương tự.
B.cùng nguồn gốc, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có thể thực hiện các chức năng khác nhau.
C.cùng nguồn gốc, đảm nhiệm những chức phận giống nhau.
D.có nguồn gốc khác nhau, nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có kiểu cấu tạo giống nhau.
Câu 40: Theo Đacuyn, nhân tố chính quy định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nuôi, cây
trồng là:
A. chọn lọc nhân tạo. B. chọn lọc tự nhiên. C. biến dị cá thể. D. biến dị xác định.
Câu 41: Trong một hồ ở Châu Phi, có hai loài cá giống nhau về một số đặc điểm hình thái và chỉ khác nhau
về màu sắc, một loài màu đỏ, 1 loài màu xám, chúng không giao phối với nhau. Khi nuôi chúng trong bể cá có
chiếu ánh sáng đơn sắc làm chúng cùng màu thì các cá thể của 2 loài lại giao phối với nhau và sinh con. Ví dụ
trên thể hiện con đường hình thành loài bằng
A. cách li tập tính B. cách li sinh thái C. cách li sinh sản
D. cách li địa lí.
Câu 42: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen giữa các
quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên. C. Cách li địa lí. D. Đột biến.
Câu 43: Kết quả của tiến hoá tiền sinh học là
A. hình thành các tế bào sơ khai. B. hình thành chất hữu cơ phức tạp.
C. hình thành sinh vật đa bào. D. hình thành hệ sinh vật đa dạng phong phú như ngày nay.
Câu 44: Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của 4 loài A; B; C; D lần lượt là: 10 - 38,5
0
C ; 10,6 - 32
0
C ; 5 - 44
0
C;
8 - 32

0
C. Loài có khả năng phân bố rộng nhất và hẹp nhất là:
A. C và B B. C và A C. B và A D. C và D
Câu 45: Kiểu phân bố ngẫu nhiên của các cá thể trong quần thể thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều trong môi trường, khô có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong
quần thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
D. điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
Câu 46: Quá trình hình thành một ao cá tự nhiên từ một hố bom là diễn thế
A.nguyên sinh. B.thứ sinh C.liên tục D.phân huỷ.
Câu 47: Trong cấu trúc hệ sinh thái, thực vật thuộc nhóm:
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ. C. sinh vật phân giải. D. sinh vật bậc cao.
Câu 48: Trong chu trình sinh địa hóa, cacbon đi từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật thông qua hoạt
động của nhóm
A. sinh vật sản xuất. B. sinh vật tiêu thụ bậc 1.
C. sinh vật phân giải. D. sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 49: Cho các hoạt động của con người sau đây:
(1) Khai thác và sử dụng hợp lí các dạng tài nguyên có khả năng tái sinh.
(2) Bảo tồn đa dạng sinh học.
(3) Tăng cường sử dụng chất hóa học để diệt trừ sâu hại trong nông nghiệp.
(4) Khai thác và sử dụng triệt để nguồn tài nguyên khoáng sản.
Giải pháp của phát triển bền vững là các hoạt động
A. (2) và (3). B. (1) và (2). C. (1) và (3). D. (3) và (4).
Câu 50: Cho một lưới thức ăn có sâu ăn hạt ngô, châu chấu ăn lá ngô, chim chích và ếch xanh đều ăn châu
chấu và sâu, rắn hổ mang ăn ếch xanh. Trong lưới thức ăn trên, sinh vật tiêu thụ bậc 2 lá
A. châu chấu và sâu B. rắn hổ mang và chim chích
C. rắn hổ mang D. chim chích và ếch xanh




ĐÁP ÁN
1 C 11 D 21 B 31 A 41 A
2 C 12 C 22 D 32 B 42 C
3 A 13 A 23 D 33 D 43 A
4 A 14 A 24 D 34 A 44 A
5 A 15 B 25 C 35 B 45 A
6 D 16 C 26 B 36 B 46 A
7 C 17 B 27 D 37 C 47 A
8 B 18 C 28 B 38 B 48 A
9 C 19 C 29 A 39 B 49 B
10 A 20 D 30 A 40 A 50 D

×